Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.78 KB, 18 trang )

Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
1. Vốn đầu tư mạo hiểm
1.1 Khái niệm
Vốn đầu tư mạo hiểm là những khoản đầu tư cổ phần vào giai đoạn
đầu của những doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp này đang
cần vốn để tài trợ cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về
khoa học công nghệ, do vậy đây là những khoản đầu tư hứa hẹn một
tiềm năng tăng trưởng rất lớn để bù đắp cho mức độ rủi ro cao hơn. Các
chuyên gia quản lý vốn ĐTMH sẽ tìm kiếm các khoản thu nhập vốn tiềm
năng cao hơn.
Sở dĩ gọi là "nguồn vốn mạo hiểm" bởi vì:
Các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay kí quỹ
nào. Việc rót vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa vào sự tin tưởng vào
việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ
giám đốc công ty.
Các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công
ty. Họ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản
lý, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường...Vì vậy họ có thể gặp rủi
ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Tuy nhiên, điều này ít
xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận từ 35- 50%.
Vốn ĐTMH được huy động thông qua các quỹ ĐTMH và trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các công ty quản lý quỹ để đầu tư vào các
doanh nghiệp, dự án khả thi.
1.2 Vai trò
 Khuyến khích sự phát triển của khoa học công nghệ
 Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế:
Việc ra đời của vốn ĐTMH đã mở ra một cơ hội mới cho những
người muốn “làm giàu” từ ý tưởng sáng tạo, người ta có động lực để
kinh doanh nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn và giá trị mang đến cho xã hội
cũng được tăng lên


 Ổn định và phát triển thị trường tài chính:
- Bổ sung thêm một kênh tài trợ vốn mới
- Tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán
Trang 1
Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
- Tác dụng ổn định thị trường tài chính của quỹ còn thể hiện ở
vai trò chia sẻ áp lực vay vốn đối với hệ thống ngân hàng
 Hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp
Các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoài việc cung cấp vốn còn là sự hỗ
trợ phi tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp như là chiến lược kinh
doanh, marketing, khách hàng, đối tác tiềm năng,….
2. Quỹ đầu tư mạo hiểm
2.1 Khái niệm
Quỹ đầu tư mạo hiểm là một định chế trung gian chuyên đầu tư
vào các doanh nghiệp mới khởi sự nhằm mong đợi một sự gia tăng thu
nhập cao hơn mức bình quân để bù đắp cho rủi ro của khoản đầu tư có
mức độ rủi ro cao hơn mức bình quân.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường nhắm vào giai đoạn đầu của
doanh nghiệp mới khởi sự. Doanh nghiệp ở giai đoạn này có mức độ rủi
ro cao nhưng đồng thời cũng hứa hẹn một sự gia tăng giá trị khoản đầu
tư trong tương lai ( nếu doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển tốt ). Và
khi đó các quỹ đầu tư có thể thực hiện một cuộc thoát vốn bằng cách bán
cổ phần trên thị trường chứng khoán hoặc bán toàn bộ cổ phần của mình
cho đối tác khác.
Do vậy, các quỹ ĐTMH không chỉ đầu tư vốn mà còn hỗ trợ cho
doanh nghiệp về nhiều mặt: tư vấn tài chính, marketing, hoạch định kế
hoạch kinh doanh,…nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng
cao giá trị doanh nghiệp.
2.2 Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm
Các nhà đầu tư mạo hiểm: là các cá nhân, tổ chức có lượng tiền

nhàn rỗi lớn, sẵn sàng đầu tư và chấp nhận rủi ro để hi vọng đạt được
khoản lợi nhuận cao như mong muốn trong tương lai.
Các nhà quản lý quỹ: họ chính là những người quản lý quỹ
ĐTMH, tiến hành đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, vừa có kiến thức về
công nghệ vừa có tài năng quản trị, họ hoạt động vốn từ các nhà ĐTMH,
họ tìm kiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư, thực hiện công cuộc thoát
vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận cho quỹ.
Trang 2
Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
Các doanh nghiệp: chủ yếu là các doanh nghiệp mới khởi sự, họ
là những tổ chức, những cá nhân đang mong muốn biến một phát hiện
công nghệ, một ý tưởng đọc đáo, mới mẻ thành một sản phẩm thành
công trên thị trường nhưng do tiềm lực tài chính có hạn, họ cần có sự
góp vốn của các quỹ ĐTMH.
2.3 Đặc điểm
Các khoản đầu tư có tiềm năng rất tăng trưởng cao nhưng rủi ro
cũng rất lớn.
Đây là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt với các nguồn tài
trợ vốn khác vì thành công chủ yếu của các Quỹ ĐTMH dựa chủ yếu vào
kỹ năng tìm kiếm những dự án đầu tư ban đầu tương đối nhỏ nhưng lại
hàm chứa một tiềm năng tăng trưởng cao.
Hỗ trợ phi tài chính cho các doanh nghiệp.
Ngoài sự hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp các chuyên gia
quản lý quỹ còn hỗ trợ cho doanh nghiệp những vấn đề khác như: quản
lý, chính sách nhân sự, marketing, phát triển sản phẩm,..Với vị trí cũng
như những kinh nghiệm thu được từ các doanh nghiệp khác, quỹ ĐTMH
có thể tác động sâu sắc đến sự phát triển của doanh nghiệp mà họ đầu tư.
Quỹ đầu tư mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân.
Vì đầu tư mạo hiểm có mức độ rủi ro rất cao nên các quỹ thành
viên không phù hợp với việc huy động vốn từ công chúng. Quy mô và

phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số ít các nhà đầu tư
lớn, có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao
trong đầu tư.
Cấu trúc hoạt động hai lớp.
Nhà đầu tư cung cấp tài chính, còn các công ty quản lý quỹ (được
thuê) sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư và rút vốn.
Lợi tức dành cho các nhà quản lý quỹ.
Số lượng dự án nhiều.
Phần lớn là đầu tư gián tiếp.
Có sẵn lối thoát vốn: Thị trường chứng khoán cung cấp một lối
thoát “tự nhiên” cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, việc tạo ra
nhiều kênh thoát vốn khác nhau như hợp nhất, bán lại công ty đang quản
lý hoặc chuyển quyền sở hữu công ty cũng là vấn đề quan trọng.
Trang 3
Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
2.4 Phân loại
2.4.1 Nếu xét về cơ cấu tổ chức thì có các hình thức tổ chức của một
quỹ đầu tư mạo hiểm:
 Mô hình hợp danh hữu hạn
Tổ chức theo mô hình hợp danh hữu hạn (limited partnership) cho
đến nay được xem là ưu việt hơn trong việc tạo ra một cơ chế phân chia
trách nhiệm và quyền lợi hợp lý, hiệu quả. Trong hình thức tổ chức này
có hai loại thành viên: thành viên tổng quát (general partners) và thành
viên hợp danh hữu hạn (limited partners).
- Các thành viên tổng quát :
Họ là những người lập ra và quản lý vốn đầu tư mạo hiểm chuyên
nghiệp, họ có chức năng tổ chức, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo
hiểm, tìm kiếm và lựa chọn các cơ hội đầu tư tốt nhất, sau đó tiến hành
đầu tư, quản trị dự án. Việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp đòi hỏi các
thành viên tổng quát phải tốn nhiều thời gian, công sức để theo dõi, giám

sát, tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhận đầu tư. Trong quá trình
quản lý quỹ, các thành viên tổng quát sẽ nhận một khoản phí quản lý
(lương) và một tỉ lệ nhất định từ tổng số lợi nhuận thu được sau khi thực
hiện công cuộc thoát vốn để đổi lại những đóng góp của họ cho quỹ.
Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên tổng quát không
ngừng nổ lực để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho quỹ.
- Những thành viên hợp danh hữu hạn :
Họ là những nhà đầu tư mạo hiểm, họ góp vốn vào quỹ và được
chia lợi nhuận (hoặc chịu rủi ro), họ không có bất cứ vai trò gì trong các
quyết định đầu tư của quỹ. Các thành viên hợp danh hữu hạn thường là
các tập đoàn công nghiệp hoặc là các tổ chức tài chính như ngân hàng,
công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,…
Với hình thức này, các doanh nghiệp được đầu tư không những
nhận được sự hỗ trợ về vốn mà còn nhận được sự hỗ trợ về các mặt quản
lý, hoạt động điều hành,…
 Mô hình công ty con:
Ngoài hình thức hợp danh hữu hạn, còn có một hình thức tổ chức
khác của quỹ đầu tư mạo hiểm, đó là hình thức quỹ là công ty con của
các tập đoàn công nghiệp hay các tổ chức tài chính lớn (mô hình này là
nét đặc trưng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nhật). Trong hình thức
Trang 4
Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
này, công ty mẹ thực hiện tài trợ vốn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp
là nhằm tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp mới để cung cấp
những dịch vụ khác hoặc hi vọng vào những khoản lợi nhuận trong
tương lai.
 Mô hình tín thác (dạng hợp đồng):
Trong mô hình này quỹ đầu tư mạo hiểm không có tư cách pháp
nhân nhân mà chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng
góp. Mô hình này thể hiện rõ ở vai trò của ba bên tham gia vào hoạt

động của quỹ: công ty quản lý quỹ ngân hàng giám sát và các nhà đầu
tư.
2.4.2 Nếu dựa vào nguồn huy động vốn:
 Quỹ hải ngoại:
Nguồn vốn huy động vào quỹ 100% là nguồn vốn nước ngoài,
công ty quản lý quỹ được đăng ký thành lập ở nước ngoài và quỹ được
quản lý bởi các chuyên gia quản lý vốn quốc tế. Các quỹ sẽ tìm kiếm cơ
hội và đầu tư vào các dự án trong nước để thu lợi nhuận. Cổ phiếu của
quỹ được niêm yết ở thị trường nước ngoài.
 Quỹ nội địa:
Yếu tố then chốt của quỹ nội địa là sẽ huy động vốn trong nước để
đầu tư vào các công ty trong nước, công ty quản lý quỹ đăng ký thành
lập trong nước và những quỹ này sẽ do các chuyên gia trong nước quản
lý là chính. Cổ phiếu của quỹ được niêm yết ở thị trường trong nước.
2.4.3 Nếu dựa vào cách thức huy động:
Chúng ta có thể chia thành 2 loại là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ
đầu tư dạng mở.
 Quỹ đầu tư dạng đóng:
Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng tại
những thời điểm định sẵn với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện
việc mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán
lại.
 Quỹ đầu tư dạng mở
Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng và thực
hiện mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn
Trang 5
Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
2.5 Qui trình hoạt động
Một dự án đầu tư mạo hiểm thông thường kéo dài từ 7 đến 10
năm, được thực hiện qua ba bước: bắt đầu từ việc xem xét, thẩm định dự

án, tới thực hiên việc đầu tư, rót vốn và kết thúc là việc thu hồi vốn.
Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các quỹ đầu tư
sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu tư rất kỹ trước
khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là thẩm định tỉ lệ rủi ro, vốn
rút để tái đầu tư, mức độ lợi nhuận… Trên thực tế ở Việt Nam, các quỹ
đầu tư mạo hiểm chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp nên thường tìm đến với các
doanh nghiệp đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường.
Bước 2: Thực hiện đầu tư, rót vốn. Sau khi ký hợp đồng hợp tác,
các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành đầu tư, rót vốn vào doanh nghiệp.
Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro
cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ trợ, tư vấn cho
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng lực, mở thị
trường, tạo thương hiệu…
5 giai đoạn rót vốn:
- Tài trợ vốn mồi/ươm tạo (seed financing): Giúp doanh nghiệp để
phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tài trợ khởi động (start-up financing): Giúp phát triển sản phẩm
và hoạt động tiếp thị khởi đầu.
- Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Giúp doanh nghiệp
sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường.
- Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Giúp doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cấp sản phẩm, xây dựng cơ
cấu sở hữu hợp lý…
- Tài trợ tăng tốc: Giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị
trường, tăng tốc hoạt động kinh doanh, tạo sản phẩm mới…
Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn ( giai đoạn thoát vốn)
Các khoản đầu tư được thu hồi qua 4 kênh chính:
- Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng – IPO (Initial Public
Offerings).
Trang 6

Vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
- Bán toàn bộ doanh nghiệp: là việc bán hoặc sáp nhập 1 công ty
cho một công ty khác lớn hơn hoặc bán công ty cho một cá nhân, tổ chức
nào đó.
- Nhượng lại cổ phiếu cho doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Bán số cổ phiếu đã đầu tư cho 1 cá nhân, hoặc tổ chức nào đó.
Kết quả thu được qua việc thoát vốn của nhà đầu tư có thể được thể
hiện bằng tiền mặt hoặc các cổ phiếu có khả năng thanh khoản cao trên
thị trường vốn.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN
ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM
1. Điều kiện thuận lợi để vốn đầu tư mạo hiểm phát triển ở VN
 Việt Nam có ưu thế về môi trường đầu tư, được đánh giá là
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
 Việt Nam là một thị trường mới, rất có nhiều tiềm năng để khai
thác một tỉ suất sinh lợi cao, đặc biệt là cho các nhà đầu tư mạo hiểm.
 Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành điểm đến của
rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bởi những chính sách mở của thông
thoáng hơn, từng bước cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư
và các doanh nghiệp trong nước ngày càng năng động hơn.
 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,
số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các quỹ đầu tư
lựa chọn
Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam từ 2000 đến 2007.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số
lượng
DN
42.288 51.680 62.908 72.012 91.755 113.352 180.000 245.000

Nguồn:www.pso.hochiminhcity.gov.
vn
 Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định, có chủ
trương chính sách đầu tư và phát triển kinh tế nhất quán theo quan điểm
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang 7

×