Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

kỹ thuật nuôi cá lóc hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.09 KB, 29 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
CÁ LÓC
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
31 32
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CÁ LÓC
Cá lóc là đối tượng thủy sản được bà con nông
dân nuôi nhiều, thị trường tiêu thụ loại cá này rất lớn.
Cá lóc tương đối dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao,
nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ mô hình nuôi này.
Để việc nuôi cá lóc đạt hiệu quả và cho năng suất
cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi,
chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình
bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên
cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc
những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách
với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm
trong việc nuôi cá lóc để làm giàu cho gia đình.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
31 32
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ LÓC
I. PHẦN BỐ
Cá lóc (hay cá quả) thường gặp và phân bố rộng
có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và
Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan
trọng nhất là loài O.maculatus thuộc bộ cá lóc, họ
cá lóc, giống cá lóc.
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch,


ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi
trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được
ở nhiệt độ trên 30
0
C. Cá thích ở nơi có rong đuôi
chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dễ ẩn mình rình
mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở
tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước
sâu hơn.
II. ÐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cá lóc, vây lưng có 40 - 46 vây; vây hậu môn có
28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Ðầu cá
lóc O.maculatus có đường vân giống như chữ
"nhất" và 2 chữ bát, còn đầu cá O.arbus tương đối
nhọn và dài giống như đầu rắn.
III. TẬP TÍNH SỐNG
Cá lóc thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong
cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có
nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh
rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít
thở được O
2
trong không khí. Cá ở vùng nước hàm
lượng O
2
thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần
31 32
nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn
có thể sống được trong thời gian khá lâu.
IV. TẬP TÍNH ĂN

Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và
râu ngành; Khi cá đạt chiều dài 3 - 8cm thì ăn côn
trùng, cá con và tôm con; Khi đạt chiều dài 8cm thì
ăn cá con. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn
chế biến. Vào mùa đông cá thường không bắt mồi.
V. SINH TRƯỞNG
Cá lóc sinh trưởng tương đối nhanh. Con lớn
nhất có thể đạt 5kg. Trung bình cá 1 tuổi, thân dài
19 - 39cm, nặng 95 - 760g; Cá 2 tuổi, thân dài 38,5-
40cm, nặng 625 - 1.395g; Cá 3 tuổi, thân dài 45-
59cm, nặng 1.467 - 2.031g. Cá đực và cá cái chênh
lệch lớn về trọng lượng.
Khi nhiệt độ trên 20
o
C, cá sinh trưởng nhanh,
dưới 15
o
C thì cá sinh trưởng chậm.
VI. TẬP TÍNH SINH SẢN
- Cá lóc từ 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ
sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, đẻ tập trung vào
tháng 4 đến tháng 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm
sau những trận mưa rào một hai ngày, cá đẻ ở nơi
yên tỉnh có nhiều thực vật thủy sinh.
- Ở nhiệt độ 20 – 35
0
C, sau 3 ngày trứng nở thành
cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và
bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
- Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis

được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột.
Ngoài ra có thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay
thức ăn tổng hợp dạng bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn
trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu
trùng muỗi đỏ.
- Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là thức ăn
ưa thích của cá. Một số thí nghiệm trên cá bột cho
thấy cá có khả năng sử dụng thức ăn trứng nước kết
hợp với đạm đơn bào.
- Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá bột
trong 3 tuần lễ đầu. Rhizopus arrhizus hay đạm đơn
bào (125µm) được sản xuất từ kỹ thuật lên men sử
dụng dầu cọ làm nguồn carbon chính.
- Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế
phẩm từ các nhà máy chế biến đầu tép, tôm, ếch, cá
hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Cá lớn nhanh
vào mùa xuân, hè.
31 32
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC ĐỒNG
Hiện nay cá lóc được nuôi phổ biến trong các ao
và bè gồm các loài sau: cá lóc bông Channa
micropletes, cá lóc đen C. striata và cá lóc môi trề
Channa sp. Cá lóc là đối tượng thủy sản cho hiệu quả
kinh tế cao và được bà con nông dân nuôi nhiều.
Cá lóc đen
I. NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ LÓC
1. Ương cá giống
- Ương trong giai:
+ Cá lóc đẻ tự nhiên trong ao hồ, đầm lầy. Mùa

vớt cá giống từ tháng 5 đến tháng 7. Dùng vợt, te
xúc trong thời gian cá con tập trung thành đàn.
+ Cá con bắt đem về ương trong giai có chiều
rộng khoảng 4 x 2 x 2m, mật độ thả 70 con/m
2
. Cho
ăn bằng cách nấu cháo thật nhừ trộn một ít cá tươi
xay nhuyễn và lòng đỏ trứng vịt luộc chín, cho cá
ăn ngày 3 - 4 lần. Trước khi cho ăn phải kiểm tra
thức ăn còn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù
hợp, cứ hai tuần trộn thêm Vitamin C và kháng sinh
vào thức ăn để phòng bệnh cho cá, 1 - 2 tuần phải
vệ sinh giai ương 1 lần. Sau hai tháng cá đạt trọng
lượng khoảng 20g/con.
Giai ương cá lóc đen
31 32
- Ương cá lóc trong ao đất:
+ Diện tích ao ương từ 100 - 300m
2
, ao sâu 0,8 -
1m. Ao cần tẩy dọn sạch, bón lót phân gây màu
nước trước khi ương để gây động vật phù du làm
thức ăn ban đầu. Mỗi tuần cần bón thúc 1 lần phân
ủ mục.
+ Mật độ ương từ 30 - 40 con/m
2
. Từ ngày thứ
20 trở đi, cho cá ăn bằng cá tạp, tép băm nhỏ là
chính. Cần cho cá ăn đều, no, đủ, cứ 10 - 15 ngày
san thưa và lọc cá một lần.

2. Nuôi cá lóc thương phẩm
a) Nuôi cá lóc trong giai đặt trong ao đất
- Mùa vụ nuôi: Do nguồn cá giống còn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, nên mùa vụ thả nuôi phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết hàng năm.
Thông thường mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 5 đến
tháng 9, trong đó tập trung nhiều nhất vào tháng 7
và tháng 8.
- Giống nuôi: Giống cá lóc chọn thả nuôi phải có
kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị
thương tích hay bệnh tật. Cỡ cá giống phải đạt từ 20
- 30g/con, trong giai đặt ở ao đất với mật độ thả từ
60 - 90 con/m
3
là tốt nhất.
- Thức ăn: Cá lóc là loài cá ăn động vật, thành
phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống
như: cá, tép, ếch nhái Trong quá trình nuôi, có thể
tập luyện cá giống quen dần với loại thức ăn chế
biến từ các nguồn nguyên liệu ở địa phương như cá
tạp, tấm cám, bắp, và Vitamin C có hàm lượng
protein cao hơn 20% hoặc sử dụng thức ăn công
nghiệp hay thức ăn tự chế biến để nuôi cá.
- Khẩu phần ăn: Khẩu phần thức ăn cho cá hàng
ngày sẽ được định lượng cho phù hợp với các nhu
cầu dinh dưỡng và tình hình sức khỏe ở các giai
đoạn phát triển của cá. Xem bảng sau.
Khẩu phần thức ăn cho cá lóc (% so với trọng
lượng cá thả nuôi)
Kích cỡ cá giống (g/con)

Khẩu phần thức ăn
(%)
< 10 10 - 12
10 – 20 8 -10
20 – 30 5 - 8
30 – 50 5 -8
50 – 100 5 -8
> 100 5
31 32
- Cách cho cá lóc ăn: ở thời điểm mới thả
giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được
xay nhuyễn; đến khi cá lớn, thức ăn có thể cung
cấp trực tiếp vào bè nuôi. Việc dùng sàn cho cá ăn
được khẳng định mang lại hiệu quả cao trong quá
trình nuôi.
- Chăm sóc và quản lý: Hoạt động chăm sóc và
quản lý cá lóc cần phải được thực hiện thường
xuyên. Các hoạt động này bao gồm: kiểm tra giai
(hệ thống dây, lưới ) và tình hình sức khỏe của cá
nuôi, vệ sinh giai nhằm tránh rong bám nhiều gây
mùi hôi thối.
- Thu hoạch:
+ Để đạt kích thước thương phẩm, thời gian nuôi
cá lóc thường ít nhất là 6 tháng, thông thường là 7 -
8 tháng. Trọng lượng cá khi thu hoạch có thể đạt
kích cỡ trung bình 1,2 - 1,5 kg/con.
+ Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, không nên cho
cá ăn nhằm hạn chế cá bị chết trong quá trình vận
chuyển. Khi thu hoạch có thể dùng vợt nhằm hạn chế
cá bị sây sát. Vợt thu hoạch cá phải không có gút,

các phương tiện khác phải nhẵn. Sau khi thu hoạch
có thể dùng ghe đục hoặc thùng chứa để vận chuyển.
b) Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất
Mật độ nuôi cá lóc trong ao đất:
Kích cỡ cá giống (cm)
Mật độ thả nuôi
(con/m
2
)
3 100
5 50
7 20
10 10
15 5
25 3
> 25 2
- Cho ăn và quản lý chăm sóc:
+ Thức ăn giống như ở nuôi cá bè, khẩu phần ăn
từ 5 - 7 % trọng lượng cá.
+ Dùng sàng để cho cá ăn và dễ theo dõi cá.
Ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình
nuôi và hoạt động của cá. Theo dõi sự biến động
chất lượng nước trong ao nuôi, cần giữ nước sạch,
định kỳ 2-3 tuần thay nước một lần. Nếu có điều
kiện thì cho nước lưu thông nhẹ thường xuyên.
31 32
c) Phòng và trị bệnh cho cá nuôi
- Cần định kỳ 15 ngày/lần sát trùng ao nuôi
bằng vôi bột với liều lượng 2 - 4 kg/100m

2
, vôi
được hòa tan và lấy nước tạt đều khắp ao để phòng
bệnh cho cá.
- Một số bệnh thường gặp:
+ Bệnh gió: Triệu chứng cá lồi mắt, bơi lờ đờ ở
ven bờ. Dùng khoảng 200g lá trầu ăn, 200g cỏ mần
trầu giã lấy nước trộn với 150 ml dầu lửa và trộn đều
vào thức ăn để cho cá ăn, xác bã rãi đều xuống ao.
+ Bệnh đỏ xoang miệng: Dùng cỏ mực giã nát
vắt lấy nước trộn thức ăn cho cá ăn, xác bã rãi
xuống ao.
+ Bệnh ghẻ lở: Dùng Tetracyline trộn vào thức
ăn cho cá ăn.
d) Thu hoạch
Hạ mực nước ao còn khoảng 40 – 50 cm, lấy
lưới kéo đánh bắt dần. Khi thu hoạch toàn bộ thì
phải tát cạn. Chu kỳ nuôi kéo dài, ít nhất là 5 - 6
tháng, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con.
PHẦN 3
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC BÔNG
TRONG AO
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI
Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500m
2
trở lên,
độ sâu từ 1,5 - 2m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống
thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng.
Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu
31 32

sửa chỗ sạt lở, lấp hết lỗ mội quanh ao. Rải vôi đáy ao
từ 10 – 15kg/100m
2
ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp
nước vào ao. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động,
cấp thoát dễ dàng, nước không bị nhiễm phèn và mặn
(pH phải từ 6,5 – 8,5; độ mặn dưới 5‰).
II. MÙA VỤ NUÔI, CÁ GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ
CÁ THẢ NUÔI
- Cá lóc có thể nuôi quanh năm.
- Cá giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, trọng
lượng từ 15 – 20g/con. Cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn,
màu sắc sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt.
- Trước khi thả xuống ao nuôi, cá giống được
tắm nước muối, nồng độ 3%. Nên thả cá vào lúc
trời mát.
- Mật độ thả giống từ 25 – 30 con/m
2
.
III. CHẾ ĐỘ CHO ĂN, QUẢN LÝ
- Thức ăn: Thức ăn chủ yếu là cá tạp biển, cá
vụn. Giai đoạn cá còn nhỏ trong 2 tháng đầu, thức
ăn cần được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn,
thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những loại thức
ăn có kích cỡ lớn hoặc quá dài. Khẩu phần ăn từ 3 –
5% trọng lượng cá trong ao. Cá càng lớn thì khẩu
phần ăn cũng giảm dần.
+ Thức ăn của cá được rải trên sàng ăn. Sàng ăn
được làm bằng tre hoặc gỗ và được đặt ngập trong
nước khoảng 10cm.

+ Hệ số tiêu tốn thức ăn tùy thuộc vào chủng
loại và chất lượng thức ăn. Với thức ăn cá biển (cá
tạp), hệ số thức ăn trung bình từ 3,5 – 4 kg thức
ăn/kg cá nuôi.
- Quản lý môi trường ao nuôi: Hằng ngày theo
dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp
thời và hợp lý lượng thức ăn.
+ Nước trong ao cần được thay đổi thường xuyên
(1 – 2 lần/tuần), mỗi lần thay 30 – 40% lượng nước
trong ao.
+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong
ao để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ như cá
bỏ ăn, bơi không bình thường, nhiễm bệnh… để có
biện pháp chữa trị kịp thời.
- Thu hoạch: + Thờ gian nuôi cá lóc bông trong
bè từ 8 – 10 tháng, cá đạt cỡ 0,8 – 1,5kg/con. Tùy
theo tăng trọng của cá và giá cả thị trường mà người
nuôi có thể chủ động thu hoạch.
+ Trước khi thu hoạch 1- 2 ngày, giảm thức ăn
và không nên cho cá ăn vào ngày thu hoạch.
31 32
PHẦN 4
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC
TRONG BỂ
Cá lóc là loại cá nước ngọt, thịt ngon, dễ nuôi.
Trong điều kiện nông hộ có diện tích đất hạn hẹp
hoặc không có đất, có thể nuôi cá lóc với nhiều loại
hình khác nhau. Có thể nuôi ao, vèo hay nuôi trong
bể lót bạt, bể xi măng. Với các mô hình nuôi này,
các hộ nghèo, cận nghèo có thể tham gia để phát

triển kinh tế hộ. Dù dưới hình thức nuôi nào, điều
đầu tiên là phải am hiểu kỹ thuật của từng loại hình
nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế.
I. CHUẨN BỊ
- Mũ 2 da dùng lót bể.
- Trụ đứng (là bằng đá hoặc tre, tràm ).
- Cây đóng vách ngang bằng nẹp tre, ván 3 -
5cm hoặc lót mê bồ.
- Ống cấp có đường kính khoảng 45cm, ống
thoát có đường kính khoảng 60cm - 90cm, dài 2 - 3
tấc; val khoá, mở.
- Dây kẽm chằng bể.
II. THIẾT KẾ BỂ NUÔI
- Làm khung hình chữ nhật, khoảng cách trụ
đứng từ 0,6m - 0,8m một cây, đảm bảo cho chắc
chắn để khi bơm nước vào không bị sạt, vách đóng
nẹp ván, tre, khoảng cách 1 - 2 phân hoặc đóng sườn
xong, lót mê bồ xung quanh. Sau đó lót bạt 2 da.
- Khi lót bạt, xếp góc cho sát mí, những li nhỏ
cho ở bên trong, bên ngoài chỉ chừa một li lớn ốp
sát vào đóng nẹp cho phẳng bạt, để sau này dễ vệ
sinh bể. Khung phải chằng dây kẽm cho chắc chắn
và có lưới bảo vệ phía trên, tránh cá phóng nhảy.
Ống cấp nước vào đặt phía trên bể, ống tràn (khi
trời mưa sẽ duy trì mực nước theo yêu cầu không
tràn nước bể nuôi), ống xả nước ở tầng đáy bể. Đáy
bể có độ dốc thấp dần về phía thoát nước để chất
cặn bả trôi ra ngoài khi thay nước.
- Quy cách bồn: Có thể tính theo bề khổ của mũ
để ít tốn chi phí (khổ 4m x 6m x 8m). Cách tính:

+ Chiều ngang = ngang đáy + 2 chiều cao (2
vách đứng). Chiều dài = Dài đáy + 2 chiều cao.
31 32
+ Nếu bể ngang 3m, dài 5m, cao 1,5 m ta mua
8m mũ và chọn khổ mũ 6m, hoặc mua 6m khổ mũ
8m. (Ngang 3m + 3m = 6m; dài 5m + 3m = 8m)
Nếu bể: Ngang 2m, dài 3m, cao1,5 m (ngang 2m +
3m = 5m, dài 3m + 3m = 6m) Lấy khổ mũ 6m làm
chiều dài, ta chỉ mua 5m là đủ.
- Chiều sâu mực nước nuôi cá đảm bảo: 1,2m.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt do tận dụng diện tích
nhỏ, nuôi với mật độ cao nên cần phải trao đổi nước
thường xuyên để cung cấp oxy đầy đủ thì cá mới
phát triển tốt. Do đó mô hình nuôi này đòi hỏi phải
có moteur bơm nước, thông thường công suất từ
0,5CV - 2 CV, tùy bể nuôi lớn nhỏ.
IV. MẬT ĐỘ NUÔI
Có thể nuôi từ 60 - 100 con/m
3
bể. Nếu khu vực
nào cúp điện thường xuyên, có thể nuôi với mật độ
thấp (60 - 80con/m
2
). Cỡ cá thả: có thể thả cá từ
lồng 6 - lồng 10.
V. KỸ THUẬT THẢ CÁ
1. Chuẩn bị nguồn nước
- Trước khi thả cá 3 - 4 ngày, cho nước vào bể
nuôi, độ sâu 8 tấc. Sau đó, khi cá lớn nâng dần mực

nước cho đạt yêu cầu 1,2m.
- Xử lý sát trùng nguồn nước: Avaxide 1cc/m
3
, 2
ngày sau xử lý Yuca-zeo bio+ muối hột (bể 3m x 5m
x 0,8m): Xử lý 25g vôi + 1/2 lon sữa bò muối hột).
2. Nhập giống
- Cá đem về phải xử lý: Tắm cá, ngừa ngoại ký
sinh hoặc nấm trước khi thả vào bể nuôi bằng một
trong các loại sau: Muối hột 2 - 3% (tương đương
200 - 300g trong 10 lít nước), thời gian tắm 10 - 15
phút. Hoặc dùng thuốc có gốc Iode. Thí dụ: Iodine –
complex (Công ty Bio): Nồng độ ngâm là 1cc/m
3
(1
khối = 1.000 lít); tắm 10cc/m
3
thời gian 5 - 10 phút.
- Cách pha: Nếu chứa cá trong thau khoảng 10
lít nước, ta pha như sau: Rút 1cc thuốc pha trong
1lít nước sạch, sau đó rút 100cc thuốc đã pha cho
vào thau 10 lít nước, thời gian 10 phút. Nếu số
lượng nước trong thau là 5 lít, ta lấy 50cc, thời gian
10 phút.
* Chú ý tắm cá: Có thời gian nhất định; tính
nồng độ thuốc cần dùng pha sẵn thuốc, cho thuốc từ
từ vào cá, theo dõi phản ứng của cá để xử lý kịp
thời, vì đôi khi nhắm chừng không đúng, hoặc cá bị
31 32
mệt do vận chuyển xa. Sau khi tắm cá 10 - 15 phút,

đưa cá vào bể nuôi, ngày sau mới cho cá ăn. Nếu
khi thả cá vào bể, có một vài con tách đàn hoặc nổi
trên mặt nước, tạt tiếp tục 2 - 3 đợt thuốc trị ngoại
ký sinh (cách một ngày xử lý một lần).
VI. CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC
- Thức ăn là cá tạp, xay, bằm, cắt khúc tùy theo
kích cỡ cá. Khi cho cá ăn phải quan sát hoạt động
của cá và quan sát nguồn nước để xử lý kịp thời.
Nếu thấy cá nhát, biểu hiện là đốp mồi rồi chạy ra
ngoài thì phải xử lý nguồn nước hoặc tạt thuốc trị
ký sinh trùng. Nếu thấy cá nổi trên mặt nước nhiều
là nguồn nước dơ. Nếu cá nổi trên mặt nước, da sẫm
màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh
trùng. Sức ăn của cá phụ thuộc vào thời tiết, chế độ
trao đổi nước, chất lượng mồi.
- Khi thời tiết xấu, trộn Vitamine C, men tiêu
hoá, betaglucan, cho cá ăn 3 - 5 ngày.
- Cá lồng 10 - 2 nên tẩy giun hoặc trộn thuốc trị
nội ngoại ký sinh (có bán ở hiệu thuốc thú ý).
Trong chu kỳ nuôi có thể tẩy giun 3 đợt, tẩy giun
lúc cá khoẻ.
- Nên cho ăn đủ số lượng để cá phát triển (nếu
thiếu mồi, cá ăn lẫn nhau rất dữ làm hao hụt đàn
cá); đủ chất lượng để cá khoẻ; đúng vị trí và thời
gian để tạo phản xạ có điều kiện giúp cá hấp thu
thức ăn tốt, hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ thấp.
- Chế độ thay nước: Do diện tích nhỏ, khi cá ăn
mồi, lượng mồi rã ra, phân cá thải ra, nên nước rất
mau dơ, nhất là cá biển, nên việc trao đổi nước tốt
giúp cá phát triển nhanh và bắt mồi mạnh. Khi thay

nước mở val xả nước tầng đáy. Nếu chất cặn bả
không thoát tốt do kỹ thuật làm bể thì khi thay nước
nên có ống mũ để rút bã dưới đáy bể. Thay nước
như thế mới hiệu quả.
* Lưu ý: Thường đa số hộ nuôi không có ao
lắng xử lý nước, nên khi cấp nước vào bể nuôi, phải
xử lý vôi hoặc sát trùng nguồn nước vào những thời
điểm chất lượng nước ở sông, kênh rạch không tốt
như nước quay, nước rút, mưa, bão, áp thấp.
- Hoá chất trị ký sinh trùng có hiệu quả trong
nuôi cá lóc: Avaxide (trị sán lá, trùng bánh xe );
thuốc gốc Iiode (trị nấm ký sinh). Khi thấy vòm
họng cá bị đỏ, trên thân có những vết đỏ là cá bị vi
khuẩn, phải dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho
cá ăn 5 - 7 ngày, đồng thời phải xử lý nguồn nước,
tạt thuốc trị ký sinh.
31 32
PHẦN 5
MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC BẰNG
THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp có thuận
lợi hơn so với thức ăn tự chế, cá tạp là ít ô nhiễm
nguồn nước, hạn chế được bệnh ở cá, giúp cá phát
triển tốt và thu lại lợi nhuận cao.
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI
- Diện tích ao nuôi: 2.000 - 5.000m
2
. Diện tích
lớn sẽ khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc cá.
- Đối với ao mới phải súc rửa ao bằng cách cho

nước vào ao ngâm khoản 2 - 3 ngày, sau đó xả bỏ rồi
tiếp tục cấp nước vào ngâm rồi xả bỏ. Tiến hành quá
trình súc rửa trên ít nhất 2 - 3 lần trước khi thả giống
để có môi trường ao nuôi ổn định cho cá phát triển.
- Đối với ao đã qua sử dụng: Xả cạn nước ao, súc
rửa hoặc sên vét bùn cho sạch. Gia cố bờ, cống, lưới
rào ao đề phòng địch hại như ếch, rắn, chim cò ăn cá.
Chích điện hoặc dùng Saponin (10kg/1.000m
2
) để
diệt cá tạp còn sót trong ao. Bón vôi với lượng tùy
thuộc vào độ phèn của đất. Sau đó phơi ao 5 - 7 ngày
thì cấp nước vào.
- Đối với những ao phèn thì không tháo sạch
nước để tránh xì phèn.
Nhu cầu bón vôi phù hợp với loại đất và pH đất
pH đất
Nhu cầu bón vôi (kg/ha)
Đáy ao
nhiều mùn
hay sét
Đáy ao cát
pha mùn
Đáy cát
> 6,5 Không bón Không bón Không bón
31 32
6,1-6,5 1.700 1.500 Không bón
5,6-6,0 3.500 1.700 500
5,1-5,5 5.000 3.000 1.500
4,6-5,0 8.000 4.000 3.500

4,0-4,5 10.000 5.000 4.000
- Cấp nước vào ao qua lưới lọc để tránh cá tạp
và địch hại vào ao ăn cá. Mực nước cấp vào từ 0,6 -
0,8m. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1kg) +
Bột đậu nành (1kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt
đều cho 1.000m
2
. Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng
tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 giờ) tạt.
- Bổ sung thêm mỗi ngày 2kg cá tạp nấu chín
xay nhuyễn tạt đều ao để màu nước lên tốt hơn. Sau
2 - 3 ngày màu nước lên tốt thì tiến hành thả cá
giống. Cũng có thể gây màu nước bằng nhiều cách
khác như sử dụng phân hóa học, phân chuồng hoặc
chế phẩm sinh học gây màu nước.
II. THẢ GIỐNG
- Mật độ nuôi: Cá lóc là đối tượng nuôi có giá trị
kinh tế cao, tuy nhiên chi phí cho vụ nuôi tương đối
lớn, do đó tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, ao
hồ và kinh tế gia đình mà người dân quyết định mật
độ nuôi thưa hay dày. Thường cá lóc được nuôi ở
mật độ 20 - 30con/m
2
. Ao có nguồn nước không
thật thuận lợi thì chỉ nên nuôi mật độ thưa không
quá 10con/m
2
.
Cá giống
- Mùa vụ thả giống: Do chủ động về nguồn thức

ăn nên người nuôi có thể thả giống quanh năm, tùy
điều kiện nguồn nước, nguồn giống và tính toán giá
thành sau thu hoạch. Mùa vụ chính thả giống là từ
tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, lúc này nguồn cá
giống và nguồn nước cũng dồi dào, tuy nhiên giá
thương phẩm sau thu hoạch thường thấp hơn so với
vụ nghịch do sản lượng thu hoạch dồi dào từ nhiều
địa phương.
31 32
- Chọn giống: Con giống đồng đều về kích cỡ,
khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối,
không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết
người dân nên chọn mua con giống tại các cơ sở sản
xuất uy tín.
III. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN
1. Trường hợp cho cá ăn bằng cám công nghiệp
ngay từ nhỏ
Do cá giống mới thả còn nhỏ, chưa quen với
việc ăn bằng cám viên công nghiệp nên việc tập cho
cá chuyển đổi loại thức ăn cần tiến hành theo các
bước sau:
- Giai đoạn tập ăn 1: Tập cho cá quen với mùi vị
thức ăn công nghiệp:
+ Cá giống mới thả: Khẩu phần thức ăn hàng
ngày bằng 10% trọng lượng đàn cá. Phối trộn theo
tỷ lệ: 70% cá tạp tươi + 30% cám công nghiệp. Nếu
là dạng cám bột thì trộn vào chung với cá tạp theo
tỷ lệ trên rồi xay nhuyễn, trường hợp cám viên thì
ngâm qua nước cho mềm sau đó trộn chung với cá
tạp tươi rồi xay nhuyễn.

+ Hỗn hợp thức ăn sau khi xay nhuyễn được cho
vào sàng để cá vào ăn.
+ Mỗi ngày tăng 10% lượng cám công nghiệp
trong tỷ lệ phối trộn cho đến khi đạt tỷ lệ 50% cá
tạp + 50% cám công nghiệp thì chuyển sang giai
đoạn tập ăn cám viên.
- Giai đoạn tập ăn 2: Tập cho cá quen ăn thức ăn
dạng viên:
+ Sau khoản 5 ngày tập, cá ăn quen với mùi vị
cám công nghiệp thì tiếp tục tập cho cá ăn dạng
thức ăn viên.
+ Cách thực hiện: Trộn thêm 5% cám công
nghiệp dạng viên (trong tổng lượng thức ăn cho cá
ăn hàng ngày). Ban đầu cám nên được ngâm nước
trước cho mềm rồi trộn chung với hỗn hợp thức ăn
đã xay nhuyễn của giai đoạn tập ăn 1. Hỗn hợp thức
ăn trên được rải xuống sàng để cho cá ăn. Ban đầu
có thể cá chưa quen sẽ nhả các hạt thức ăn viên ra,
trường hợp như vậy cần tập tiếp với tỷ lệ phối trộn
như trên thêm 2 – 3 ngày nữa cho đến khi cá không
còn nhả các viên thức ăn ra nữa thì thôi.
+ Những ngày sau đó thì lượng cám viên tiếp tục
tăng lên 10%/ngày, đồng thời thời gian ngâm nước
cũng ngắn dần cho đến khi không ngâm nữa (cho cá
ăn quen với thức ăn viên cứng). Khi thấy cá đã hoàn
toàn quen với việc ăn thức ăn viên thì chuyển hoàn
toàn sang cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
31 32
- Giai đoạn cho ăn hoàn toàn bằng cám viên:
+ Từ tháng thứ hai đến khi thu hoạch: Cá đã ăn

quen cám viên thì cho ăn hoàn toàn bằng cám viên.
Khẩu phần thức ăn dao động từ 3 - 7% trọng lượng
thân, tùy giai đoạn phát triển của cá. Do chất lượng
của từng loại cám viên khác nhau, vì vậy người dân
nên cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt
hiệu quả tốt nhất.
+ Ở giai đoạn này thức ăn được rải trực tiếp xuống
ao cho cá ăn, không còn cho ăn trong sàng nữa.
2. Trường hợp tập cho cá ăn bằng cám công
nghiệp khi cần thiết
Do tập tính tạp ăn của cá, người nuôi hoàn toàn
có thể chuyển đổi linh hoạt trong việc sử dụng thức
ăn công nghiệp và cá tạp vào bất cứ lúc nào trong
suốt vụ nuôi nhằm chủ động về nguồn thức ăn đồng
thời giảm chi phí về thức ăn.
Đối với cá đã nuôi thương phẩm trên 1 tháng,
việc tập cho cá chuyển sang ăn cám viên công
nghiệp là tương đối dễ dàng, giúp người dân hoàn
toàn chủ động về thức ăn cho cá. Bỏ cá nhịn đói 1
ngày, sau đó trộn cám viên đã ngâm nước với cá tạp
đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 70% cá tạp + 30% cám
viên. Các bước thực hiện được tiến hành như giai
đoạn tập ăn 2. Sẽ chỉ mất từ 3 – 5 ngày để cá quen
với việc ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
IV. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ
- Theo dõi tình trạng ăn mồi, thời tiết và sức
khỏe của cá hàng ngày để tăng hoặc giảm lượng
thức ăn cho phù hợp. Cho ăn theo hướng dẫn của
nhà sản xuất, không cho ăn quá nhiều tránh tình
trạng cá bị chướng bụng chết.

- Do cho ăn bằng cám công nghiệp nên môi
trường nước cũng ít ô nhiễm hơn nhiều so với nuôi
bằng cá tạp. Tuy nhiên, đối với vùng nuôi có nguồn
nước ngọt ra vào chủ động thì cho nước ra vào ao
thường xuyên hàng ngày để kích thích cá ăn mồi và
phát triển. Đối với những vùng không có điều kiện
nguồn nước dồi dào nên tiến hành thay nước 2 - 3
tuần 1 lần, tùy tình trạng môi trường và sức khỏe cá
trong ao, đồng thời định kỳ 7 - 15 ngày bổ sung chế
phẩm sinh học giúp phân hủy chất thải, khí độc và
ổn định môi trường ao nuôi.
- Đảm bảo từng khâu trong quy trình khuyến
cáo, mô hình có thể áp dụng được rộng rãi tại tất cả
các vùng nuôi thủy sản nước ngọt, góp phần giải
quyết khó khăn trong việc quản lý nguồn nước và
đảm bảo nguồn thức ăn cá tạp tươi trong quy trình
nuôi truyền thống.
- Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho
thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương
phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền
thống sử dụng thức ăn cá tạp:
31 32
+ Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế
trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê nhân công.
+ Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn
chủ động và ổn định.
+ Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại
thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và tiêu hoá
tốt, do trong thức ăn công nghiệp các thành phần
trên đã được tính toán phối trộn cẩn thận theo nhu

cầu của cá.
- Ít gây ô nhiễm nguồn nước, do đó giảm nhu
cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng cá
nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm mà không có
nước thay.
- Giảm hẳn việc sử dụng kháng sinh và hoá chất
trong quá trình nuôi.
- Mô hình nuôi thích hợp với những vùng nuôi
xa nguồn cung cấp cá tạp và có nguồn nước không
thật thuận lợi.
PHẦN 6
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC
I. KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ LÓC
1. Sinh sản bằng phương pháp bán nhân tạo
a) Chọn cá bố mẹ
Vào đầu mùa mưa, khi cá đã thành thục sinh
dục, sẵn sàng đẻ trứng thì bắt cá cho đẻ. Quá trình
chọn cá bố mẹ cho sinh sản như sau:
- Chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, không xay
sát.
- Chọn cá đực, cá cái:
+ Cá cái: bụng to mềm, lỗ sinh dục lõm và có
màu hồng.
31 32
+ Cá đực: mình thon dài, màu sắc sáng, lỗ sinh
dục hơi lồi, có màu hồng.
b) Kích thích sinh sản
- Cá bố mẹ đã chọn lựa kỹ, đem thả vào ao sinh
sản đã được cải tạo sẵn. Kích cỡ ao sinh sản thường

vài chục đến vài trăm m
2
. Mật độ thả trung bình
khoảng 10m
2
/1 cặp cá bố mẹ.
- Kích thích sinh sản bằng cách thay nước
(100%/ngày) liên tục trong vài ngày. Thông thường
nếu chọn cá bố mẹ thành thục tốt thì sau khoảng từ
2-5 ngày cá sẽ sinh sản. Sau khi cá đẻ xong, có thể
vớt trứng đem lên ấp nhân tạo hoặc có thể chờ sau
khi cá nở khoảng 3-10 ngày thì vớt cá con đem
ương. Đây là cách sinh sản cá lóc tương đối đơn
giản và được nhiều nông dân ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long áp dụng.
2. Sinh sản nhân tạo
a) Chọn cá bố mẹ
Giống như cách chọn cá bố mẹ ở trên. Tuy nhiên
đối với cá cái có thể sử dụng que thăm trứng để kiểm
tra trứng cá. Chỉ chọn những cá cái có trứng tròn
đều, kích thước đường kính trứng từ 1,1-1,2mm.
b) Chuẩn bị dụng cụ sinh sản
Có thể sử dụng bể xi măng, bể composite để
cho cá lóc sinh sản. Bể cho sinh sản được rửa sạch,
lấy nước sạch với chiều sâu 50 - 60cm. Cho vào bể
đẻ một ít rễ lục bình hoặc dây nylon để làm giá thể.
c) Kích thích sinh sản
- Dùng HCG với liều lượng là 3.000 - 3.500UI
HCG/1kg cá cái hoặc não thùy cá với liều lượng
khoảng 2-3mg/kg cá cái để tiêm cá. Cá cái được

tiêm 2 liều, liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều và cách
liều quyết định khoảng 5-6 giờ. Cá đực tiêm bằng
1/3 liều cá cái và cùng thời điểm với tiêm liều quyết
định của cá cái. Vị trí tiêm cá là ở gốc vi ngực. Sau
khi tiêm thuốc xong, cho cá vào bể đẻ, mỗi bể 1 cặp
cá. Cần đậy bể thật kỹ, tránh cá nhảy ra ngoài.
- Sau khi tiêm thuốc khoảng 17-21 giờ, cá sẽ đẻ
trứng. Chờ cá đẻ xong, vớt trứng sang bể ấp ở nơi khác.
d) Ấp trứng cá
- Có thể dùng bể composite, bể kính hoặc bể xi
măng để ấp trứng cá lóc. Bể sau khi rửa sạch, lấy
nước vào với chiều sâu khoảng 40-60cm. Trong
thời gian ấp trứng, phải luôn sục khí và trao đổi
nước. Ấp trứng khoảng 20-24 giờ thì trứng nở thành
cá bột.
31 32
- Sau khi nở 2-3 ngày, cá bắt đầu ăn thức ăn
ngoài và có thể chuyển nơi khác để ương.
II. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ LÓC
- Ương trong giai:
+ Cá con sau khi nở khoảng 3 ngày, bắt đầu đem
ương trong giai (4 x 2 x 2 m), mật độ thả 70 con/m
2
.
+ Thời gian đầu có thể cho cá ăn trứng nước
hoặc nấu cháo thật nhừ, trộn với cá tươi xay nhuyễn
và lòng đỏ trứng luộc chín, cho cá ăn 3-4 lần/ngày.
Sau đó có thể cho cá ăn cá tạp xay nhuyễn nấu với
tấm cám, cho cá ăn 2-3 lần/ngày. Trước khi cho ăn
phải kiểm tra thức ăn còn thừa hay thiếu để điều

chỉnh cho phù hợp.
+ Từ 1-2 tuần phải vệ sinh giai ương và phân cỡ
cá 1 lần. Sau hai tháng cá sẽ đạt trọng lượng khoảng
20g/con.
- Ương trong ao đất:
+ Diện tích ao: 100-500m
2
, ao sâu 0,8-1m. Ao
cần tẩy dọn sạch, bón lót phân gây màu nước trước
khi ương để gây nuôi động vật phù du làm thức ăn
ban đầu cho cá.
+ Mật độ ương từ 30-40 con/m
2
. Từ ngày thứ 20
trở đi cho cá ăn bằng cá tạp, tép băm nhỏ là chính.
Cần cho cá ăn đều, no, đủ. Cứ 10-15 ngày san thưa
và lọc cá một lần.
PHẦN 7
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÁ LÓC
BÀI 1
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Bệnh lở loét
* Triệu chứng
Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước,
da sậm và xuất hiện những vết loét màu đỏ , khi
bị nặng các vết loét ăn sâu đến xương, thịt thối
và cá chết.
* Phương pháp phòng bệnh
- Định kỳ dùng vitamin C trộn vào thức ăn (5-
10g/kg thức ăn).

31 32
- Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao
(bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg/100m
2
).
* Trị bệnh
- Dùng vôi bột liều lượng 5-7 kg/100m
2
, hòa tan
vào nước và tạt đều xuống ao.
- Dùng 2 viên Oxytetraxyline + 01 viên
Cotrimfor /1kg TA.

2. Bệnh trắng da
* Triệu chứng
Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía đầu,
cá mất nhớt, bong da vây.
* Trị bệnh
- Hoà tan vôi bột: 5-10 kg/100m
2
, tạt đều khắp
ao, tạt 2-3 lần /tuần.
- Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1
lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút.

3. Bệnh nấm thuỷ mi
* Dấu hiệu bệnh lý
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên
đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn.
Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau

thành túi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng
mắt thường.
* Trị bệnh
- Dùng Xanh metylen 2-3g/m
3
, liên tục tạt xuống
ao 2-3 lần/tuần.
- Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong
khoảng 10 phút.

4. Bệnh do sán lá đơn chủ
* Triệu chứng
Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt
rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và
chết, cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng
nước chảy.
* Phòng bệnh
- Cá giống trước khi thả nuôi phải tắm bằng
nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
- Thường xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa
gây bẩn.
* Trị bệnh
31 32
- Dùng muối, liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước
(đối với cá nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn,
tắm trong 15-30 phút.
5. Bệnh trùng mỏ neo
* Dấu hiệu bệnh lý
Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt
của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung

quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị
bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn
đến bệnh nhiễm khuẩn.
* Phòng trị bệnh
- Dùng lá xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả
xuống ao với liều lượng 30 - 50 kg/1.000m
2
.
- Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong
vòng 1 giờ.

6. Bệnh mất nhớt
* Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do
đánh bắt vận chuyển hoặc do môi trường thay đổi
đột ngột.
Khi bị bệnh, khắp da cá có một lớp nhớt dày bao
phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt. Cá kém ăn hoặc bỏ
ăn. Trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất
hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và
ngoại ký sinh phát triển. Bệnh nặng cá chết chìm
xuống đáy ao.
* Phòng bệnh
Tránh các yếu tố gây sốc cho cá, định kỳ hoặc
trước những cơn mưa to tạt vôi bột CaCO
3
với liều
1-2kg/100m
3
vào ao nuôi.

* Trị bệnh
Dùng formol 25 ml/m
3
nước để diệt nấm và
ngoại ký sinh, sau 24 giờ thay khoảng 50% lượng
nước trong ao nuôi, sau đó dùng thuốc với liều như
cũ một lần nữa.
31 32
BÀI 2
BẢY BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
CHO CÁ
Việc kiểm tra tốc độ sinh trưởng cũng như sức
khoẻ của cá để phát hiện bệnh dịch là rất khó khăn.
Vậy để nuôi cá đạt hiệu quả tốt, ngoài việc thực
hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo
dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch, kịp
thời có biện pháp điều trị thích hợp.
Sau đây là bảy phương pháp phòng bệnh hiệu
quả cho cá:
1. Vệ sinh ao đìa sạch sẽ trước khi thả nuôi
nhằm mục đích ngăn chặn sự lây nhiễm từ đáy ao.
Vét bùn tích tụ đáy ao do thức ăn dư thừa phân huỷ.
Nên bón vôi với lượng 10-15 kg/100m
2
. Phơi đáy
ao 3-5 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh, nấm, rong,
rêu, các ký chủ trung gian Còn với ao bị nhiễm
phèn thì không nên phơi đáy ao. Chú ý lấy nước vào
ao phải qua lưới lọc, nguồn nước không bị ô nhiễm.
Gây tảo, màu nước làm thức ăn tự nhiên cho cá.

31 32
2. Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh.
Trước khi thả cá vào ao phải tắm cá qua nước muối
(200-300g/10 lít nước) trong khoảng 10-15 phút.
3. Mật độ nuôi thích hợp sẽ hạn chế sự ô nhiễm
trong quá trình nuôi và sự lây lan bệnh dịch nên cá
ít bị nhiễm bệnh. Mật độ thích hợp là 4-5 con/m
2
.
4. Chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật.
5. Quản lý chất lượng nước ao tốt.
6. Về mùa mưa nên đào rãnh và rải vôi quanh bờ
ao để ngăn ngừa phèn, với lượng 7-10kg/10m
2
.
7. Quản lý các yếu tố môi trường khác nhau (nhiệt
độ, độ sâu, nước ao, hàm lượng oxy hoà tan pH).
Ngoài ra trong quá trình nuôi còn sử dụng một
số cây thuốc nam như lá giác, lá xoan từ 3-5
kg/100m
2
để phòng bệnh cho cá.
BÀI 3
PHÒNG BỆNH CHO CÁ SAU MÙA LŨ
Sau mùa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của
ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng
bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy. Lũ lụt còn làm
cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các
chất thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn
các mầm bệnh đối với cá nuôi. Vì vậy, để khôi phục

sản xuất thủy sản ở vùng ngập lụt, cần cải tạo môi
trường ao đầm, kiểm tra chặt chẽ đàn cá nuôi và chủ
động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh
cho cá nuôi.
- Cải tạo môi trường: Để khôi phục sản xuất
thủy sản sau lũ, lụt, phải cải tạo lại ao đầm; làm cạn
nước, bốc vét bùn ra khỏi ao, dùng vôi (CaO) rải
đáy và bờ ao để diệt tạp và trung hoà độ pH. Rải vôi
vào ngày nắng, rải tập trung ở những nơi có đọng
bùn; tu bổ lại cống, đăng và làm vệ sinh mương cấp
và thoát nước; cọ rửa, phơi khô lồng, bè, sau đó
quét hoặc phun Clorua vôi (Ca (OCI)
2
với lượng
200 – 250 g/m
3
lồng).
31 32
- Kiểm tra và thả bổ sung cá nuôi:
+ Trong các ao đầm nuôi cá sau ngập lụt, thường
xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng
thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác.
+ Số cá còn lại sống trong môi trường nước bị ô
nhiễm, thiếu thức ăn. Do đó, cần kiểm tra, tuyển
chọn lại đàn cá nuôi và bổ sung cá giống. Đối với cá
được tuyển chọn để nuôi lại, nhất thiết phải tẩy
trùng trước khi thả sang ao khác.
+ Đối với cá giống thả bổ sung, phải chọn cá đủ
tiêu chuẩn, không bị nhiễm bệnh, khoẻ mạnh, bảo
đảm kích cỡ.

- Phòng, trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi:
+ Cá nuôi ở những vùng bị ngập lụt thường mắc
các bệnh như: xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ
do vi khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán là đơn chủ,
bệnh do giáp xác ký sinh. Do vậy, trong quá trình
nuôi, cần chủ động phòng ngừa bằng cách: bón vôi
định kỳ xuống ao 15 ngày một lần, mỗi lần 1,5 – 2
kg/100m
3
nước; sử dụng các chế phẩm sinh học như
chất phục hồi môi trường và ức chế vi sinh vật có
hại MAZO, chất lắng đọng xử lý môi trường CV-
01, chất xử lý ô nhiễm nền đáy ENVIRON-AC,
thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để phát
hiện bệnh kịp thời.
BÀI 4
CÁCH XỬ LÝ KHI CÁ TRÚNG ĐỘC
NỔI ĐẦU

Tình trạng cá trong các ao nuôi bị trúng độc
hoặc nổi đầu, dẫn tới cá chết hàng loạt diễn ra khá
thường xuyên ở nhiều địa phương, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi. Về mặt kỹ thuật,
khi phát hiện trường hợp trên, cần phân biệt chính
xác sự trúng độc và sự nổi đầu của cá nuôi để kịp
thời có biện pháp cứu chữa phù hợp.
Cá nuôi trong ao bị trúng độc thường không theo
mùa, thời tiết, ban ngày hay ban đêm mà luôn có thể
xảy ra, còn cá nổi đầu phần lớn xảy ra vào mùa hè,
thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo

dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông. Thời gian xảy ra
thường từ 12 giờ - 4 giờ sáng.
1. Triệu chứng phát sinh
Khi cá trong ao bị trúng độc, hiện tượng nổi đầu
thường không rõ, biểu hiện triệu chứng cũng khác
31 32
vì sự khác nhau của chất độc, có loại biểu hiện là
bơi trốn, nhảy giẫy giụa cho đến khi hôn mê, có loại
biểu hiện hành động lờ đờ, thân cá phát đen, tăng độ
nhớt, mất năng lực hoạt động mà chết.
Còn nổi đầu là hiện tượng thiếu oxy nghiêm
trọng, phân tán ở các nơi trong ao, mồm cá vừa há
vừa đớp, trực tiếp hớp lấy oxy trong không khí trên
mặt nước một cách bình tĩnh. Khi bị nặng cá dần
dần nổi lật ngửa bụng lên, giẫy giụa để giữ thăng
bằng, sau mấy lần như thế, bụng sẽ hướng lên phía
trên và cá chết.
Cá trong ao bị trúng độc chết thường không phụ
thuộc vào loài, kích cỡ, ngay cả cá tầng đáy như cá
chép, cá diếc, thậm chí cá chạch cũng có thể chết,
nghiêm trọng thì toàn bộ cá trong ao chết hết.
Cá chết do nổi đầu thường gặp là cá vền, cá mè, cá
mè hoa.
2. Nguyên nhân nào
Các loài cá nuôi trong ao bị trúng độc phần
nhiều liên quan đến khí thải các nhà máy, các
nguồn xả chất thải có lẫn độc tố như H
2
S, hợp chất
của Nitơ, kim loại nặng vào ao nuôi hoặc khi

phòng trị bệnh cá dùng thuốc quá liều lượng hoặc
không đúng cách gây trúng độc cho cá. Cũng có
thể do trong ao nuôi, sau khi tảo giáp chết sinh độc
tố hoặc sự bùng nổ số lượng lớn tảo vàng làm tê
liệt thần kinh của cá, hô hấp khó khăn dẫn đến cá
bị chết. Nguyên nhân phát sinh nổi đầu chủ yếu là
do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ
thả nuôi quá dày, làm cho nước thiếu oxy nghiêm
trọng, cộng với thể chất của cá kém nên sinh ra
hiện tượng nổi đầu.
3. Biện pháp phòng trị
Khi phát hiện cá bị trúng độc trong ao nuôi mà
nguồn nước không bị ô nhiễm, phải lập tức cấp bổ
sung một lượng lớn nước mới, tháo nước cũ trong
ao, vừa tháo, vừa cấp cho đến khi cá trong ao trở lại
bình thường. Đồng thời phân tích nguyên nhân trúng
độc để có biện pháp xử lý đúng, ví dụ đối với một số
loại tảo sinh độc tố có thể giết chết bằng việc phun
tưới sulfat đồng, mỗi mẫu (đơn vị đo tính bằng
666,6m
2
) nước sâu 1m dùng 0,2-0,6kg sulfat đồng.
Biện pháp cấp cứu hiện tượng nổi đầu là kịp thời
bơm một lượng lớn nước mới vào ao, mở guồng
quạt nước, khi cần thiết thì thả vào ao thuốc tăng
oxy. Trước khi trời mùa hè oi bức âm u, nhiệt độ
cao, kịp thời làm tốt việc phòng trị côn trùng có hại
gây bệnh cho cá trong ao để tăng cường thể chất
cho cá nhằm chống bệnh tật.
31 32

×