Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.86 KB, 35 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang phát
triển mạnh ở các địa phương trong cả nước. Đây là
đối tượng thủy sản nếu nuôi và chăm sóc đúng kỹ
thuật thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao. Tôm thẻ
chân trắng không chỉ được ưa chuộng ở thị trường
nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu. Nhiều hộ gia
đình đã làm giàu tư đối tượng nuôi này.
Để việc nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả
cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật
nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức
trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó
chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn
thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm
kinh nghiệm trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng để
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
1 2
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
I. PHÂN LOẠI


Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg
shrimp) được định loại là:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Bộ: Decapoda
- Họ chung: Penaeidea
- Họ: Penaeus Fabricius
- Giống: Penaeus
- Loài: Penaeus vannamei
- Tên tiếng việt: Tôm thẻ chân trắng
- Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
II. PHÂN BỐ
Tôm thẻ chân trắng phân bố ở vùng ven bờ phía
đông Thái Bình Dương, từ biển Bắc Peru đến nam
Mexico và Equador. Hiện tôm thẻ chân trắng đã
được di giống nuôi ở nhiều nước Đông Á và Đông
Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,
Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI
- Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm
thẻ chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì
mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2
răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ
lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm
đã lớn thì cần khoảng 1 - 2 ngày.
1 2
- Tôm thẻ chân trắng không cần thức ăn có
lượng protein cao như tôm sú, 35% protein được coi
như là thích hợp hơn cả, trong đó thức ăn có thêm

mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Trong thiên
nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong
những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 -
28
0
C, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấu trùng
và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn
Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy
những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi
trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn
thấp hơn, nhiệt độ cao hơn Sau 1 vài tháng, tôm
con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp
diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản.
- Tôm thẻ chân trắng lớn rất nhanh trong giai
đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật
độ 100con/m
2
, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu
lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn
nhanh hơn tôm đực.
- Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít
thay đổi (duy trì ở 27
0
C), nước cần phải lọc bằng
than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu
cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những
con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ
phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.
IV. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng nhanh, đạt 15g

trong 90 - 120 ngày nuôi.
- Sức sinh sản tuyệt đối của tôm thẻ chân trắng
khoảng 100 - 250 ngàn trứng/con cái (cỡ 30 - 45 g).
- Môi trường sống: Tôm thẻ chân trắng thích
nghi với các thủy vực có nền đáy bùn.
1 2
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG
I. HÌNH THỨC NUÔI
Tôm thẻ chân trắng hay tôm P.vannamei là loại
tôm có cường độ bắt mồi khỏe, lớn nhanh thích hợp
với các hình thức nuôi thâm canh như mô hình ít
thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín. Diện tích
ao nuôi từ 0,5 - 1ha, độ sâu của nước 1,5 - 2m, mật
độ từ 25 - 60 con/m
2
như tôm sú nhưng thời gian
nuôi chỉ cần 80 ngày tôm đạt cỡ 50 con/kg, trong
khi đó tôm sú phải cần 110 - 120 ngày.
II. CHỌN VÙNG NUÔI
- Ðịa hình phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi
công nghiệp là vùng cao triều mới thuận lợi cho
việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi
cải tạo. Tôm P.vannamei không thích sống ở ao đáy
cát hoặc đáy bùn nên đất xây dựng ao phải là đất
thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt,
giữ được nước, pH của đất phải từ 5 trở lên.
- Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô
nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt, pH

của nước từ 8,0 đến 8,3. Ðộ mặn từ 10 - 25‰.
- Về kinh tế xã hội: Nên chọn địa điểm vùng
nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần
nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an
ninh trật tự tốt.
III. THỜI VỤ NUÔI
Tôm P.vannamei là loại tôm rộng độ mặn, rộng
nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng
nhanh có giới hạn. Ở các tỉnh miền Bắc và Bắc
Trung Bộ, thời gian tháng 2 hằng năm nhiệt độ
1 2
nước còn dưới 18
0
C. Mùa mưa bão thường xảy ra
trong tháng 8 và tháng 9. Do vậy, vụ nuôi tôm chỉ
bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết
tháng 7 và vụ II từ tháng 10 đến tháng 12. Ở các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vụ nuôi
từ tháng 1 tháng 2 đến hết tháng 8, mỗi vụ từ 3 đến
4 tháng, mùa mưa từ tháng 9 - 11 hằng năm.
IV. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NUÔI
1. Ao nuôi
Công trình nuôi tôm thẻ chân trắng có kết cấu
tương tự như công trình nuôi tôm sú. Mô hình nuôi
phổ biến có năng suất cao là mô hình ít thay nước.
Diện tích từ 0,5 đến 1 ha. Hình dạng của ao là hình
vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, thuận tiện cho
việc tạo dòng chảy trong ao khi đặt máy quạt nước
dồn chất thải vào giữa ao để thu gom và tẩy dọn ao.
Ðáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15

0
C
nghiêng về phía cống thoát.
2. Ao chứa - lắng
Khu vực nuôi phải có ao chứa - lắng để trữ nước
và xử lý nước trước khi cấp cho các ao nuôi. Diện
tích ao chứa - lắng thường bằng 25 - 30% diện tích
khu nuôi, đáy ao chứa - lắng nên cao bằng mặt nước
cao nhất của ao nuôi để có thể tự cấp nước cho ao
nuôi bằng hình thức tháo cống mà không cần phải
bơm. Nước lấy vào ao chứa - lắng là nước biển qua
cống hoặc bơm, tùy theo mức thủy triều của vùng
nuôi. Nếu độ mặn quá cao nước biển phải pha đấu
với nước ngọt để hạ độ mặn theo yêu cầu của kỹ
thuật nuôi.
3. Ao xử lý thải
Khu vực nuôi còn cần phải có ao xử lý nước
thải, diện tích bằng 5 - 10% diện tích khu vực nuôi
để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước
sạch không còn mầm bệnh mới được thải ra biển.
4. Mương cấp, mương tiêu
1 2
Mương cấp và mương tiêu để cấp cho các ao
nuôi và dẫn nước của ao nuôi ra ao xử lý thải.
Mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi và
mương tiêu thấp hơn đáy ao 20 - 30 cm để thoát hết
được nước trong ao khi cần tháo cạn. Hệ thống
mương cấp mương tiêu chiếm khoảng 10% diện
tích khu vực nuôi.
5. Hệ thống bờ ao, đê bao

- Ao nuôi tôm thông thường phải có độ sâu mực
nước khoảng 1,5m và bờ ao tối thiểu cao hơn mặt
nước 0,5m. Ðộ dốc của bờ phụ thuộc vào chất đất
khu vực xây dựng ao nuôi. Ðất cát dễ xói lở bờ ao
nên có độ dốc là 1/1,5, đất sét ít xói lở hơn, độ dốc
của bờ ao có thể là 1/1.
- Cần lưu ý là bờ ao không cao, nước nông, sẽ
tạo điều kiện cho rong, tảo dưới đáy ao phát triển
làm suy giảm chất lượng nước ao nuôi.
- Một số bờ ao trong khu vực nuôi nên đắp rộng
hơn các bờ khác để làm đường vận chuyển nguyên
vật liệu cho khu vực nuôi.
- Ðê bao quanh khu vực nuôi thường là bờ của
kênh mương cấp hoặc tiêu nước. Hệ số mái tương
tự ao nuôi nhưng bề mặt lớn hơn và độ cao của đê
phải cao hơn lúc thủy triều cao nhất hoặc nước lũ
trong mùa mưa lớn nhất từ 0,5 - 1m.
6. Cống cấp và cống tháo nước
- Mỗi ao phải có một cống cấp và một cống tháo
nước riêng biệt. Vật liệu xây dựng cống là xi măng,
khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuôi,
thông thường ao rộng 0,5 - 1 ha, cống có khẩu độ
0,5 - 1m bảo đảm trong vòng 4 - 6 tiếng có thể cấp
đủ hoặc khi tháo có thể tháo hết nước trong ao.
- Cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy
ao chừng 0,2 - 0,3 m để tháo toàn bộ nước trong ao
khi bắt tôm.
7. Bãi thải
Tùy quy mô khu vực nuôi và hình thức nuôi
tôm, thiết kế bãi thải nhằm thu gom rác thải và mùn

bã hữu cơ ở đáy ao xử lý thành phân bón hoặc rác
thải di chuyển đi nơi khác để chống ô nhiễm cho
khu vực.
V. CẢI TẠO AO NUÔI
1. Cải tạo đáy ao
- Ðối với ao mới xây dựng xong, cho nước vào
ngâm 2 - 3 ngày rồi lại xả hết nước để tháo rửa.
1 2
Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột
để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tùy theo
pH của đất đáy ao:
+ pH 6 – 7, dùng 300 - 400 kg/ha;
+ pH 4,5 – 6, dùng 500 - 1.000 kg/ha.
- Rắc vôi xong, phơi ao 7 - 10 ngày, lấy nước
qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới cỡ 9 - 10 lỗ/cm
2
.
Gây màu nước để chuẩn bị thả giống.
- Ðối với ao cũ, sau khi thu hoạch xả hết nước
ao cũ. Nếu tháo cạn được thì nạo vét hết lớp bùn
nhão rồi cày xới đáy ao lên, trộn với vôi bột, mỗi ha
500 - 1.000 kg, phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nước vào
qua lưới lọc để gây màu nước. Nếu ao không tháo
cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa
chất thải, sau đó bón vôi diệt tạp.
- Vôi thường dùng là vôi nung CaO, liều lượng
từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm,
với ao có mực nước sâu 0,5 - 1m thì lượng vôi
nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ
thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong, yêu

cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 - 8,3 mới được
thả tôm giống để nuôi. Hoặc dùng phương pháp cho
vôi vào lồng tre buộc sau thuyền gỗ, di chuyển
trong ao.
- Ao có mức nước sâu 0,5 - 1m, mỗi ha dùng
1.500 - 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng,
địch hại cho tôm trong ao. Thời gian còn tác dụng là
7 - 8 ngày sau khi diệt tạp.
- Những ao đầm sau đây không được dùng vôi
để sát trùng:
+ Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá
cao; bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PO=
4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao;
thực vật phù du và rong tảo không phát triển được,
không gây được màu nước cho ao;
+ Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi
làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên làm cho
nước quá gầy không có lợi cho sinh vật sống trong
ao; nếu dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu
cơ hoặc phân lân cho ao mới dùng lại được;
+ Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước
lên cao, pH cao, NH
3
cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh
tôm phát triển;
+ Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân
urê; phân urê làm tăng NH
4
-N trong nước, phá hoại
tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu

làm tôm bị chết.
* Một số lưu ý:
1 2
- Quá trình tháo nước ao cũ phải kết hợp sục bùn
làm sạch ao; vét bớt bùn ô nhiễm ở đáy ao;
- Quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn,
các loại động vật làm hang sống ở bờ ao, lấp các
hang hố quanh bờ ao;
- Sau khi rắc vôi xong, dùng cào trộn đều khắp
đáy ao để diệt hết cá tạp và sinh vật có hại; cày đảo
đáy ao cho ôxy hoá lớp bùn đáy; phơi khô 10 - 15
ngày mới cho nước vào ao; khi cho nước cần trộn
thêm một ít chế phẩm sinh học và chế phẩm ôxy
hoá để khử chất độc và phân giải các hợp chất hữu
cơ trong ao;
- Nếu đáy ao quá chua, hàm lượng sắt quá cao
hoặc khả năng thẩm lậu quá lớn không giữ được
nước nên dùng lớp vải nilông nhân tạo lót đáy ao;
tùy theo đối tượng nuôi có thể cho thêm một lớp cát
dày 2 - 3 cm trên lớp vải lót để tôm vùi mình theo
tập tính sống của tôm.
2. Diệt tạp
- Nước lấy vào ao qua lưới lọc, để 2 - 3 ngày cho
các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành
diệt bằng saponine,với nồng độ 15 - 20 ppm (15-20
g/m
3
nước ao).
- Saponine là bột hạt chè ta uống hàng ngày. Nơi
có điều kiện dùng hạt chè nghiền thành bột, ngâm

vào nước ngọt 26 giờ, nếu cần gấp thì ngâm vào
nước nóng cũng được. Ngâm xong đem lọc lấy
dung dịch phun xuống ao. Ao có mức nước sâu 1m,
mỗi ha dùng 150 - 180 kg hạt chè xử lý như trên,
sau 40 phút có thể diệt được hầu hết cá dữ. Nhưng
dùng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng của tôm, thậm chí làm tôm sinh bệnh.
- Dùng saponine diệt tạp xong phải thay nước rồi
mới được thả tôm giống.
- Hạt chè được chế biến thành thương phẩm có
tên là sapotech để cung cấp cho các nơi không tự
túc được hạt chè, sapotech được đóng trong bao
nilong bọc giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt
xuống ao, lượng dùng là 4,5 – 5 g/m
2
, cho ao có
mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15 – 20 giờ, thay
nước hoặc cho thêm nước vào ao rồi mới được thả
tôm giống.
3. Khử trùng nguồn nước
- Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi
khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động vật sinh ra
các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh
đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng
1 2
rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ, v.v Vì
vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng
nguồn nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn
nước phổ biến là chlorine. Chlorine có hàm lượng
Cl 30 - 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất tác dụng nên

thường phải xác định lại nồng độ cho chính xác
trước khi dùng.
- Chlorine với nồng độ 2 ppm có tác dụng diệt
khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng
195 kg hòa loãng với nước ao, phun đều khắp ao.
Nếu phun vào những ngày trời râm mát, tác dụng
diệt khuẩn có thể kéo dài 4 đến 5 ngày. Trước khi
thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết
khí chlorine còn lại trong nước. Chú ý, không dùng
chlorine ngay sau khi sử dụng vôi sống vì gặp nước
chlorine sản sinh ra HCl, vôi sống sinh ra OH, hai
thứ trung hoà lẫn nhau làm mất tác dụng diệt khuẩn
của từng loại.
VI. BÓN PHÂN GÂY MÀU NƯỚC
1. Màu nước
- Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới
ánh sáng mặt trời. Các yếu tố hợp thành màu của
nước là các ion kim loại, mùn bã hữu cơ tan trong
nước, bùn đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là
các loại sinh vật sống trong nước, nhất là các tảo
đơn bào.
- Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất
hữu cơ nói trên và mật độ các loại tảo có trong nước
nhiều hay ít.
- Lượng tảo đơn bào có trong nước nhiều hay ít,
thành phần giống loài gì phụ thuộc vào nồng độ và
tỉ lệ các loại phân bón. Ví dụ tỉ lệ N/P = 3/1 - 7/1 thì
đa số các loài tảo có trong ao là tảo lục, làm cho
nước có màu xanh lục.
- Tỷ lệ N/P = 10/1 thì đa số các loại tảo trong

nước là tảo khuê, làm cho nước có màu vàng lá
chuối non.
- Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi
tôm để:
+ Làm tăng lượng ôxy hòa tan trong nước;
+ Ổn định chất nước và làm giảm các chất độc
trong nước;
+ Làm thức ăn bổ sung cho tôm;
+ Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ,
tránh địch hại;
+ Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao;
+ Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển;
1 2
+ Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển;
đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.
2. Ðặc trưng của các loại màu nước
a) Màu mận chín
- Chủ yếu là tảo khuê, rất có lợi đối với tôm.
Thành phần chủ yếu của các loại tảo là closteriopsis
longissima (L); schroederia, spirotaenia, surrirella
biseriata (B), tiểu cầu tảo
- Các loài tảo này là thức ăn của ấu trùng tôm ở
giai đoạn hậu ấu trùng.
b) Màu xanh nhạt hoặc xanh đậm
Thường được gọi là xanh vỏ đậu. Thành phần
chủ yếu là tảo lục. Tảo lục hấp thụ rất nhiều đạm
hữu cơ nên dễ làm sạch nước có lợi cho tôm.
c) Màu xanh đậm
Chủ yếu là tảo lam, tảo lục, thường thấy ở ao cũ.
Tỷ lệ sống của tôm ở ao này không cao lắm.

d) Màu xám hoặc màu nước tương
Chủ yếu là tảo chromulina, englenaacus. Đây là
những ao do quản lý không tốt để dư thừa thức ăn
quá nhiều, làm nước bị ô nhiễm nên tôm dễ chết.
e) Màu vàng
Là những ao có vật hữu cơ tích luỹ quá nhiều, qua
quá trình phân giải của vi sinh, làm cho pH giảm thấp,
không thích hợp cho việc nuôi tôm. Các loại tảo chủ
yếu ở đây là tảo chromulina hoặc schroederia.
f) Màu trắng đục hoặc hơi đục
Chủ yếu là các loại động vật như copepoda và
các hạt hữu cơ nhỏ li ti. Tôm nuôi ở đây rất dễ bị
bệnh và tỷ lệ sống rất thấp.
g) Màu trong vắt
Trong nước có nhiều kim loại nặng và vật gây
bệnh cho tôm, pH thấp, ít sinh vật phù du, không
nuôi được tôm. Việc cải tạo ao nuôi cũng như bón
phân gây màu nước là tạo điều kiện sinh thái thích
hợp với đời sống của tôm để tôm lớn nhanh theo kế
hoạch sản xuất của người nuôi. Những chỉ tiêu đó
được thể hiện qua màu sắc của nước như đã nói trên
và các chỉ tiêu lý hoá của nước.
3. Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi tôm
1 2
Một số chỉ tiêu lý hoá được coi là tốt như sau:
- Ôxy hòs tan trên 4 mg/l;
- pH 8,0 - 8,5; trong ngày không được thay đổi
quá 0,4 - 0,5 độ;
- Nhiệt độ không được quá cao hay quá thấp lâu
ngày; thích hợp nhất là 20 – 30

0
C, quá cao không
quá 33,5
0
C, quá thấp không thấp quá 18
0
C;
- Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l;
- NH
4
, NO
3
không được tăng quá đột ngột để
sinh bệnh cho tôm;
- Màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín;
- Ðộ mặn 5 - 32‰ thích hợp nhất là 10 - 25‰;
- Nếu pha với nước ngọt, độ mặn có thể giảm
đến 1 - 2 (gần như nước ngọt) tôm vẫn có thể sống
được nhưng phải giảm từ từ.
VII. THẢ GIỐNG
1. Chọn tôm giống
- Sau khi ao xây dựng xong hoặc cải tạo đạt tiêu
chuẩn; lấy nước, bón phân gây màu xong phải thả
tôm giống kịp thời. Nếu để lâu sinh vật trong nước
lại phát triển ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lý - hoá -
sinh của môi trường, muốn thả giống phải cải tạo,
xử lý lại môi trường gây tốn kém và ảnh hưởng tới
tiến độ nuôi.
- Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng
tôm giống. Tôm giống đạt tiêu chuẩn là: Tôm

không mang các mầm bệnh mà hiện nay khoa học
đã phát hiện thấy, có phổ biến ở các loại tôm như
bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đỏ đuôi (TSV)
bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh
hoại tử phụ bộ, Loại tôm này được mệnh danh là
tôm sạch bệnh. Hiện nay chỉ có loài P.vannamei do
Viện OI của Hoa Kỳ chọn giống tạo ra mới là tôm
sạch bệnh. Các loài tôm khác kể cả loài vannamei,
nhưng sản xuất giống ở nơi khác không bảo đảm
công nghệ của OI không thể gọi định là tôm sạch
bệnh SPF.
- Tôm phải khỏe. Dùng 50 - 100 tôm giống có
chiều dài 1 - 1,2 cm để kiểm tra hình dạng. Tôm
khỏe là tôm không dị hình, không có thương tích,
các phụ bộ đầy đủ, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột,
dạ dày no, thích bơi ngược dòng, khi bơi hoạt bát,
cơ thể ngay thẳng. Bên ngoài không có ký sinh
trùng và vật khác. Ðàn tôm bố mẹ phải là tôm SPF
nhập từ OI Hoa Kỳ. Công nghệ sản xuất giống phải
áp dụng công nghệ OI.
2. Ương tôm giống
1 2
- Ấu trùng tôm P.vannamei rất bé, để đảm bảo tỷ
lệ sống cao và giảm bớt việc chiếm dụng diện tích
ao nuôi thì thường người ta tiến hành giai đoạn
ương tôm giống từ cỡ P15 đến khi có chiều dài từ 1
cm lên 3cm mới đưa vào ao nuôi.
- Mật độ ương là 100 - 200 ấu trùng/m
2
hoặc cao

hơn, tùy theo ao có hay không có điều kiện sục khí.
- Ao ương thường là 100 - 200 ấu trùng/m
2
hoặc cao hơn, tùy theo ao có hay không có điều
kiện sục khí.
- Ao ương thường có diện tích 1000 - 5000 m
2
.
Trước khi ương, ao phải dọn đáy thật kỹ, sát trùng
đáy và nước ao. Bón phân gây màu. Nước ao sâu
khoảng 0,8 - 1,0m. Khi độ trong trên dưới 30 cm
thì thả tôm vào ương. Ðộ mặn, nhiệt độ của ao
ương phải giống như độ mặn, nhiệt độ ao ương
tôm bột P15.
- Ao nương luôn có hàm lượng ôxy hòa tan
không dưới 5 mg/l. Màu nước là màu xanh hoặc
xanh lá chuối non (xanh vàng).
- Thức ăn cho tôm giai đoạn này là thịt nhuyễn
thể hoặc thịt cá tươi nghiền nhỏ trộn với thức ăn
nhân tạo. Tôm đạt cỡ 3 cm thì thu hoạch chuyển
sang ao nuôi tôm thịt.
3. Thả giống
- Ao nuôi tôm thịt phải tẩy dọn sạch sẽ, sát trùng
kỹ; bón phân gây màu nước. Khi độ pH từ 7- 8 mới
được thả tôm giống. Chọn ngày có nhiệt độ nước
trên 22
o
C; độ mặn giống như độ mặn ao ương trung
gian; nước sâu trên 80 cm mới thả tôm giống.
- Trước hết thả một số tôm giống vào giai đặt

trong ao nuôi một ngày để thử nước trước.
- Mật độ thả: Tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ sống
cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao
và thiết bị nuôi.
- Ao sâu trên dưới 1m, mật độ thường là 12 con/m
2
;
ao sâu trên 1,2m, mật độ từ 12 con - 18 con/m
2
; ao cao
sản khép kín, mật độ là 50 - 65 con/m
2
.
- Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt
và thả một lần đủ số lượng nuôi.
- Nơi thả giống thường là nơi sâu nhất của ao và
đầu ngọn gió.
- Cách thả: Khi tôm giống được vận chuyển đến
ao nuôi, để nguyên cả túi nilông đựng tôm thả
xuống ao một thời gian để cho nhiệt độ trong túi và
nhiệt độ nước ao cân bằng, sau đó mới nhẹ nhàng
mở túi để tôm tự bơi lội ra ao.
VIII. CHẾ ĐỘ CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC
1 2
1. Ba nguyên tắc thể hiện trong quá trình nuôi
1. Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy
đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm
tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có
giống khỏe, giống chóng lớn.
2. Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn

nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khỏe nên
phải bảo đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng
ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70%, ban
ngày chiếm 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốc
kháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả
năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.
3. Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ
các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại
chế phẩm sinh học nhằm kích thích tôm lột xác và
chóng lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
Với các biện pháp trên, thời gian nuôi ở các ao
thông thường là 60 ngày, ở ao nuôi công nghiệp mật
độ cao khoảng 80 ngày có thể thu hoạch, cỡ tôm 50
con/kg.
2. Thay nước, bổ sung nước
Nói chung các ao nuôi năng suất cao phần lớn
thực hiện mô hình ít thay nước. Nhưng trường
hợp sau đây phải chú ý cần thay nước (tốt nhất là
nước ngọt):
- Màu nước đột nhiên biến thành trong, hoặc
đen, trắng hay các màu khác;
- pH dưới 7,5 hoặc trên 9; biến động ngày đêm
trên 0,5;
- Sau khi chạy máy quạt nước, mặt nước xuất
hiện nhiều bọt không tan; vật lơ lửng ở trong
nước nhiều lên; H
2
S, NH
3
, COD vượt quá chỉ tiêu

cho phép.
- Ðộ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.
Lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%.
Trong một giờ không quá 10% lượng nước cần thay
(nếu muốn tăng lượng nước trong một giờ lên thì
trước đó phải tháo một lượng nước trong ao, sau đó
vừa thêm nước vừa tháo nước đến lúc đạt độ cao
cần thiết thì thôi). Khi tôm lớn đạt cỡ 8 cm thì thêm
nước ngọt để hạ độ mặn xuống 10‰.
Việc thêm nước ngọt có ý nghĩa rất lớn cho việc
phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh, ký
sinh và một số virus gây bệnh cho tôm sống ở nước
mặn đều bị chết khi gặp nước ngọt.
3. Biện pháp xử lý H
2
S và NH
4

1 2
Ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH
3
không được quá
0,5 mg/l; H
2
S không được quá 0,1 mg/l; nếu quá
lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.
Biện pháp khống chế H
2
S và NH
3

như sau:
+ Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm
ăn hằng ngày phải hợp lý; sử dụng vi khuẩn quang
hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao;
+ Chú ý cải tạo đáy ao bằng cách giữa vụ nuôi
bón thêm vôi CaCo
3
hoặc bột đá để ôxy hoá các
chất lắng đọng ở đáy ao; lượng vôi dùng cho mỗi
m
3
là 30 - 40g;
+ Dùng thức ăn nuôi tôm chất lượng cao, giảm
thiểu ô nhiễm chất nước, ô nhiễm đáy ao.
4. Quản lý thức ăn
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định
sự thành bại của việc nuôi tôm là thức ăn. Thức ăn
tốt, chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành
phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa
học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.
Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho
ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển
của tôm, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm,
không thiếu, không thừa nhằm vừa thúc đẩy tôm lớn
nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không
gây ô nhiễm, không gây lãng phí. Tính toán thức ăn
cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau:
- Số lượng tôm có trong ao;
- Kích cỡ của tôm lớn/bé;
- Tình trạng sức khỏe của tôm và tình hình lột

xác của tôm;
- Chất lượng nước ao nuôi;
- Tình hình dùng thuốc cho tôm.
Số lượng thức ăn có quan hệ đến chiều dài tôm
như sau:
+ Tôm có chiều dài 1 - 2cm, lượng thức ăn cho
ăn hằng ngày bằng 150 - 200% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 3cm, lượng thức ăn cho ăn
hằng ngày bằng 100% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 4cm, lượng thức ăn cho ăn
hằng ngày bằng 50% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 5cm, lượng thức ăn cho ăn
hằng ngày bằng 32% trọng lượng tôm.
5. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn
Từ nguyên tắc lượng ít, lần nhiều, cần phải chú ý
không cho tôm ăn khi:
1 2
- Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc hoặc bị thối;
- Nước ao bị ô nhiễm nặng;
- Trời đang mưa to, gió lớn;
- Tôm đang nổi đầu;
- Tôm đang lột xác.
- Cho tôm ăn ít khi ở giai đoạn tôm còn nhỏ.
- Cho tôm ăn nhiều ở giai đoạn tôm bắt đầu
trưởng thành đến cuối kỳ nuôi.
Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ
thức ăn trong ngày phân bổ như sau:
+ Từ 18h00 đến 19h00, cho ăn 35%;
+ Từ 23h00 đến 00h00, cho ăn 15%;
+ Từ 4h00 đến 5h00, cho ăn 25%;

+ Từ 10h00 đến 11h00, cho ăn 15%;
+ Từ 14h00 đến 15h00, cho ăn 10%.
Nhìn chung, số lượng thức ăn chủ yếu bón về ban
đêm chiếm 70 - 80%, ban ngày chỉ chiếm 20 - 30%.
6. Cách xác định thức ăn thừa thiếu
Mỗi ao có diện tích 1.500m
2
, dùng một vó kiểm
tra thức ăn để kiểm tra. Vó đặt cách bờ ao 3 - 4m,
nơi gần máy quạt nước là nơi có nhiều tôm đến ăn.
Thức ăn cho vào vó khoảng 1- 2% mỗi lần cho ăn.
Thời gian kiểm tra thức ăn trong vó phụ thuộc vào
cỡ tôm.
Tôm nuôi trong tháng đầu, có chiều dài khoảng
5cm, thời gian kiểm tra 3 giờ một lần. Tôm nuôi
trong khoảng 40- 50 ngày, có chiều dài trên 8cm,
thời gian kiểm tra 2- 2,5 giờ một lần. Tôm nuôi
trong khoảng 60 ngày, có chiều dài trên 9cm, thời
gian kiểm tra 1,5 giờ một lần, đến hết thời gian
kiểm tra nói trên, thức ăn trong vó vừa hết là đủ.
1 2
PHẦN 3
KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG TRÊN VÙNG CÁT
I. ĐIỀU KIỆN AO NUÔI
- Nguồn nước cung cấp từ nguồn nước biển,
không bị ô nhiễm.
- Đáy ao được trải tấm nhựa HDPE. Bờ ao được
phủ tấm nhựa HDPE hoặc bằng những tấm ximăng.
- Ao nên xây dựng cống xả ở phía cuối gió và

hệ thống thoát nước phải được xây dựng bằng
cống ngầm.
- Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung
gian gây bệnh bên ngoài như: cua, còng, rắn….
- Diện tích ao nuôi từ 0,3 – 0,5ha, mức nước đạt
1,4 – 1,6m.
- Phải có ao chứa lắng, diện tích chiếm 15 -20 %
tổng diện tích ao.
- Ao phải gần đường giao thông, có hệ thống
điện để thuận lợi trong quá trình sản xuất.
II. CHUẨN BỊ AO NUÔI
1. Cải tạo ao theo phương pháp cải tạo khô
- Phơi khô đáy ao 3-4 ngày. Thu gom bùn đến
nơi qui định, tránh xa vùng nuôi.
- Xịt rửa đáy sạch ao sẽ, tiến hành phơi đáy để
diệt trùng đáy ao.
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,4 -
1,6m.
2. Xử lý nước
- Khử trùng nước: có thể sử dụng một trong các
loại sau: BKC, hợp chất của Iod, thuốc tím với liều
lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước,
nên khử trùng nước bằng Chlorine với nồng độ 20 -
30 ppm.
1 2
3. Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước
- Sau 2-3 ngày, phải cấy vi sinh và gây màu với
liều lượng cao hơn thông thường để tạo thức ăn tự
nhiên cho tôm giống.

- Gây màu nước nên được thực hiện trong thời
tiết nắng ấm. Thường sử dụng phân NPK (loại 20 –
20 - 0) với Urê theo tỷ lệ 1:1, liều lượng 1 - 2
kg/1000m
3
trong 2 - 3 ngày. Đối với ao gây màu
khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ
bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1, với lượng 1 - 2
kg/1000m
3
.
- Thời gian gây màu khoảng 4 - 5 ngày, khi màu
nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống.
Màu nước tốt là màu nâu hoặc màu xanh lá chuối
non, độ trong từ 30 - 40 cm.
- Cần kiểm tra pH, độ kiềm để điều khiển
các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho
tôm nuôi.
4. Các chỉ tiêu lý hóa nước ao nuôi cần đạt
trước khi thả giống
Ôxy hòa tan trên 4 mg/l; pH 7,5 - 8,5; Nhiệt độ
nước 28 – 30
0
C; Ðộ kiềm: 80-120 mg/l; NH
3
: dưới
0,1mg/l; H
2
S: dưới 0,03mg/l; Ðộ trong 30 – 40 cm;
Ðộ mặn 5 – 35‰, thích hợp nhất 10 - 25‰.

III. THẢ GIỐNG
1. Chọn tôm giống
a. Nguồn gốc
- Tôm giống chân trắng PL12 phải được sản xuất
từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Nếu tôm chân trắng giống được nhập khẩu thì
cỡ phải từ PL12 trở lên, có xuất xứ rõ ràng và có
chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
b. Chỉ tiêu cảm quan
- Trạng thái hoạt động: tôm bơi thành đàn ngược
dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có
phản xạ tốt khi có tác động đột ngột của tiếng động
mạnh hoặc ánh sáng.
- Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt
bụng hình chữ nhật; đầu và thân cân đối, không có
dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi.
- Màu sắc: màu tự nhiên của loài.
- Chiều dài thân: chiều dài thân lớn hơn 9 mm,
tôm đồng đều về kích cỡ, tỉ lệ chênh lệch đàn không
lớn hơn 10%.
c. Mức độ nhiễm bệnh
- Bệnh do vi khuẩn: không có mầm bệnh.
1 2
- Bệnh do nấm: không có mầm bệnh.
- Bệnh nguyên sinh động vật: dưới 10% số cá
thể trong mẫu nhiễm.
- Bệnh virus: không có mầm bệnh virus (TSV,
WSSV, YHV, IHHNV, BP,…).
2. Thả giống
- Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước

tốt, đủ thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước khi thả tôm
cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ
kiềm, độ mặn giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có
sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh
sốc cho đàn giống.
- Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp
trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt
độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi
giống trong ao nuôi khoảng 10 -15 phút sau đó thả
tôm vào ao nuôi.
- Mật độ thả từ 80 - 100 con/m
2
.
IV. CHĂM SÓC QUẢN LÝ
1. Quản lý thức ăn
- Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước,
nguồn thức ăn tự nhiên rất ít. Nên sau khi thả giống
phải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp,
chia làm 4 - 5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men,
vitamin C, E, dầu mực là cần thiết.
- Cho ăn 0,6 - 0,8 kg thức ăn/10 vạn post/ ngày,
sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2 -
0,3kg/10 vạn. Nếu thức ăn tự nhiên ít (độ trong của
nước cao), có thể tăng lên 10 - 20%.
- Đến ngày thứ 30 nên có sàn thức ăn (nhá), định
kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, trọng
lượng trung bình, lượng thức ăn trong ruột; quan sát
diễn biến màu nước, diễn biến thời tiết… Ví dụ: vỏ
tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi
mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào

ban đêm,… là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của
tôm nuôi tốt.
2. Quản lý môi trường ao nuôi
- Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu
nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức
khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.
- Một số điểm cần lưu ý:
+ Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô
nhiễm môi trường.
+ Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định
nhiệt độ.
1 2
+ Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định
trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời.
+ Hạn chế lấy nước từ giếng đóng (nước ngầm),
nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn,
Fe, và các loại khí độc H
2
S, NH
3
, SO
2
.
+ Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng
đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng
loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động, cần thường
xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm.
V. THU HOẠCH
Khi tôm đạt ích cỡ 70 - 100 con/kg, nên tiến
hành thu hoạch. Trước khi tiến hành thu hoạch cần

theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm
vỏ vào thời điểm trên.
PHẦN 4
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
I. MÔ TẢ TÓM TẮT CÔNG NGHỆ
1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ
Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một
trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui
trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ
cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Tôm bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thành thục thường có
trọng lượng từ 20-25g, tuổi tôm từ 6-8 tháng tuổi và
có nguồn gốc từ Hawai. Sau khi tuyển chọn, tôm bố
mẹ được chuyển sang bể nuôi vỗ.
a) Thuần dưỡng tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ cần có
thời gian thuần dưỡng để tôm dần dần thích nghi
với điều kiện sống nhân tạo tại Việt Nam, đặc biệt
đối với tôm có nguồn gốc di nhập từ Hawai.
1 2
Tôm được thuần dưỡng trong bể ximăng có dung
tích từ 8–15m
3
, nước biển trong bể nuôi thuần dưỡng
cần được điều chỉnh độ mặn tương đồng với môi
trường sống của tôm khi nhập nội, trong quá trình
thuần dưỡng, khí được cung cấp đầy đủ, hàng ngày
nước được thay 100% bằng phương pháp cho nước
chảy vào ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe của

tôm. Mật độ nuôi thuần dưỡng là 30 con/m
3
.
Hàng ngày cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có
bổ sung vitamin và khoáng chất. Khi tôm hồi phục
sức khỏe và thích nghi với điều kiện nuôi mới thì
chuyển sang bể nuôi vỗ tôm bố mẹ. Thông thường
thời gian thuần dưỡng cá bố mẹ khoảng 5-10 ngày,
tùy theo tình trạng sức khỏe đàn tôm nhập về.
b) Nuôi vỗ tôm bố mẹ
Nuôi vỗ tôm bố mẹ là một trong những khâu
quan trọng trong quyết định sự thành công trong sản
xuất giống nhân tạo.
c) Nguồn nước
Nguồn nước cung cấp vào bể tôm bố mẹ được
lọc qua hệ thống lọc cơ học, sinh học để loại bỏ các
chất vẩn và mầm bệnh. Nước được cung cấp vào bể
phải đảm bảo các thông số môi trường như: Nhiệt
độ 27 – 28
0
C, độ mặn 30 - 32‰, NH
3
< 0,1mg/l,
NO
2
< 0,05mg/l , pH 7,5 - 8,2.
d) Chuẩn bị bể nuôi vỗ
Bể nuôi vỗ thường có kích thước lớn, hình tròn
hoặc hình vuông tùy theo thiết kế. Dung tích bể
thường từ 10–20m

3
. Bể được vệ sinh sạch, khử
trùng bằng chlorine nồng độ 40ppm, sau đó rửa
sạch lại bằng nước ngọt trước khi cấp nước biển
sạch vào. Mật độ nuôi vỗ thông thường 20 con/m
3
.
e) Quản lý và chăm sóc
Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại thức ăn như
cá mực, giun, sò huyết và hầu có bổ sung vitamin
và các chất khoáng. Khẩu phần cho ăn hàng ngày
khoảng 20% trọng lượng thân. Cho ăn khoảng cách
3-4giờ/lần và điều chỉnh lượng thức ăn giữa các lần
cho ăn, tùy theo hoạt động bắt mồi của tôm. Sau khi
cho ăn 2 giờ, tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn
thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho môi
trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch
bệnh cho cả đàn tôm trong bể. Hàng ngày thay từ
100-200% nước trong bể bằng phương pháp cho
nước chảy vào ra.
Phòng bệnh và trị bệnh: Thường xuyên theo dõi
tình trạng sức khoẻ của tôm, khi phát hiện tôm có
dấu hiệu bị bệnh, thì phải cách ly để xử lý kịp thời,
sau khi tôm khỏe mạnh chuyển lại bể nuôi vỗ.
1 2
2. Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ cho đẻ
Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ và cho đẻ là một
trong những khâu quan trọng trong sản xuất giống
nhân tạo, việc tuyển chọn và cho đẻ cần phải tuân
thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật để tạo ra

những con giống có chất lượng tốt.
Khi chọn tôm cho đẻ dựa trên các tiêu chí sau:
tôm khỏe mạnh, linh hoạt, thân hình cân đối, không
bị dị tật và không bị bệnh. Khi tôm thành thục tốt,
tôm cái nhìn bên ngoài thấy đường trứng rõ nét, đều
và không bị đứt quãng. Đối với con đực, kiểm tra
túi tinh nếu không có màu đen hay vàng đậm, tốt
nhất chọn những con có túi tinh màu trắng đục.
Chuyển tôm cái và tôm đực vào bể cho giao vĩ,
sau khi tôm kết thúc giai đoạn giao vĩ, tiến hành
chuyển những con cái đã được thụ tinh sang bể đẻ.
3. Phương pháp ương nuôi ấu trùng
a) Chuẩn bị bể ương nuôi
Bể nuôi ấu trùng cần phải được chuẩn bị và làm
sạch tối thiểu 24 giờ trước khi thả Nauplii. Cấp
nguồn nước sạch và lắp đặt hệ thống sục khí.
Nếu trại sản xuất hoạt động liên tục và kéo dài
trên 3 tháng, cần thiết phải khử phun chlorine trên
sàn, đường ống dẫn nước, dây sục khí và các dụng
cụ sử dụng…ở nồng độ chlorine 20 - 30 ppm. Sau
khi xử lý, khử trùng bằng chlorine cần phải để bể và
dụng cụ đã xử lý nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Kích
thước bể nuôi ấu trùng dao động tốt từ 4 - 5 m
3
nước.
b) Chuẩn bị thức ăn
Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp
với từng giai đoạn ấu trùng khác nhau như tảo tươi,
tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến, artemia.
Hiện nay trên thị có nhiều loại thức ăn tổng hợp

dạng vi nang, được dùng bổ sung thay thế một phần
hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên như AP0
Frippak, No, Lansy và tảo khô. Tuy nhiên nên kết
hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn tổng hợp khô để
nuôi ấu trùng thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chất
lượng con giống tốt hơn. Tảo tươi là thành phần
thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae 1 - Zoae 3 và
được duy trì cho đến cuối giai đoạn Mysis.
c) Chuẩn bị Nauplii
Sau khi tôm đẻ 36 – 40 giờ, thu gom Nauplii
trong bể đẻ vào chậu/xô có thể tích nhỏ hơn, từ 30
-50 lít nước. Siphon chất vẩn cặn ra khỏi chậu/xô đã
thu gom Nauplii.
1 2
Định lượng số lượng Nauplii có trong chậu/xô
thu gom để phân bố đến các bể nuôi ấu trùng theo
đúng mật độ nuôi thích hợp.
Sự chuyển Nauplii từ bể cho đẻ sang bể nuôi ấu
trùng cần kiểm tra sự chênh lệch về nhiệt độ và độ
mặn nước ương nuôi. Nếu có sự chênh lệch lớn hơn
1
0
C về nhiệt độ và 2‰ về độ mặn cần phải thuần hoá
cho Naupli. Thời gian thuần dưỡng không nên vượt
quá sự cân bằng ở 1
0
C/30 phút hoặc 1-2‰/30 phút.
Mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp: 100 - 150
Nauplii/lít. Điều kiện môi trường nuôi: độ sâu nước
0.8 – 1.0m, độ mặn 28 - 32‰, nhiệt độ 26 – 30

0
C,
pH từ 8.2 – 8.6, duy trì sục khí liên tục.
d) Cho ấu trùng ăn và chăm sóc
Sau 36 – 38 giờ, Naupli chuyển sang giai đoạn
Zoae. Có 3 giai đoạn phụ của Zoae: Zoae 1, Zoae 2
và Zoae 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ
thường là 24 – 28 giờ, tùy nhiệt độ nước nuôi, số
lượng và chất lượng thức ăn và sức khỏe ấu trùng.
Kết thúc Zoae 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn
Mysis. Có 3 giai đoạn phụ của Mysis: Mysis 1,
Mysis 2 và Mysis 3. Thời gian chuyển giữa các giai
đoạn phụ thường là 24-28 giờ, tùy nhiệt độ nước
nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khỏe ấu
trùng. Mỗi giai đoạn phụ, nhu cầu sử dụng mật độ
tảo cấp ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
Tỷ lệ thức ăn cung cấp cho mỗi giai đoạn phụ
Zoae, Mysis như sau:
Giai đoạn Zoae: Thức ăn sử dụng là tảo sạch
Chaetoceros/Skeletonema với mật độ tảo từ 4 – 20
vạn tb/ml, kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy,
Frippak…) ở lượng 0.4 – 0.6 g/m
3
. Cho ăn 8
lần/ngày. Giai đoạn này không cần thay nước.
Giai đoạn Mysis: Thức ăn sử dụng là tảo sạch
Chaetoceros hoặc Skeletonema với mật độ tảo từ 1 -
5 vạn tb/ml, kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy,
Frippak…) ở lượng 0.6 – 0.8 g/m
3

và Naupli của
Artemia. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone
thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 20 –
30%/lần.
Sau giai đoạn Mysis 3, ấu trùng chuyển sang giai
đoạn Postlarvae. Mỗi ngày nuôi Postlarvae được
tính là 1 tuổi Post. Thức ăn giai đoạn Postlarvae sử
dụng là Naupli của Artemia kết hợp với thức ăn
tổng hợp (Lansy, Frippak…) ở lượng 0.6 – 1.2
g/m
3
. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone
thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 30 -
50%/lần.
1 2
e) Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae
* Thu hoạch
Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt
Postlarvae ra thùng, chậu. Tiến hành định lượng
Postlarvae, bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu
mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người
nuôi, đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ
sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi.
* Vận chuyển Postlaevae
Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Mật độ
tôm trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời
gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường
từ 1.000-2.000PL/ lít (thời gian vận chuyển trên 10
giờ) và 2.000-3.000PL/lít (thời gian vận chuyển
dưới 10 giờ), giữ nhiệt độ trong bao khoảng 25

0
C có
tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao
oxy, không ăn thịt lẫn nhau, giảm được sự hao hụt
trong quá trình vận chuyển.
1 2
PHẦN 5
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1. Bệnh đen mang
- Biểu hiện: Mang tôm có những điểm đen, các
tơ mang chuyển màu đen, mang thối rữa toàn bộ.
Quan sát bằng mắt thường thấy những búi sán lá
đơn chủ trắng nhỏ như sợi tóc. Sán lá sẽ đục thủng
mang gây hoại tử tế bào. Thân tôm cũng xuất hiện
những đốm đen, mắt tôm cũng có thể chuyển sang
màu đen. Bệnh xuất hiện ở cả tôm con và tôm
trưởng thành.
- Nguyên nhân: Mang tôm bị đen là do sắc tố
Melanin phát triển tại các mô của mang bị phá hủy
do các tác nhân: Ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất
hiện nhiều sau các cơn mưa), nấm Fusarium, vi
khuẩn dạng sợi Vibrio, nồng độ khí độc Amoniac
và Sulfur hydro trong môi trường cao.
- Hậu quả: Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới
đáy lồng và chết hàng loạt.
- Cách phòng trị:
+ Tắm cho tôm bằng Formol với nồng độ từ 15 -
25ml/m
3

nước trong 10 - 15 phút, có sục khí. Thời
gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng, nồng độ
0,5gr/m
3
nước trong 5 - 7 phút, có sục khí. Thời
gian chữa trị từ 5 - 7 ngày. Lưu ý tôm bệnh sau khi
xử lý thuốc cần được thả nuôi ở một lồng khác.
+ Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng
tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng nuôi bị ô
nhiễm. Vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng, nấm, vi
khuẩn tốt.
+ Có thể sử dụng một số kháng sinh như
Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin để phòng
trị bệnh, bằng cách trộn vào thức ăn với lượng từ 30
- 50mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày.
2. Bệnh đốm trắng trên vỏ
- Hiện tượng: Trên vỏ tôm và dưới giáp đầu
ngực xuất hiện những đốm trắng.
- Nguyên nhân: Cần phân biệt rõ nguyên nhân:
1 2

×