Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận môn thương mại điện tử TÌM HIỂU VỀ TÀI SẢN ẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.51 KB, 23 trang )

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ TÀI SẢN ẢO
Giáo viên: Đặng Vân Anh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ly Ly
Hoàng Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tập lớn “ Tìm hiểu về tài sản ảo” của môn
Thương mại điện tử, lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô Đặng Vân Anh, người đã dành thời gian quý báu hướng
dẫn và chỉ bảo chúng em tận tình trong suốt thời gian làm bài tập.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô của khoa
Công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt
thời gian qua.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã động
viên và giúp đỡ chúng em trong thời gian làm bài tập lớn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Ly Ly
Hoàng Thị Hương
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng của CNTT nói chung và TMĐT nói riêng là nhân tố
chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho game online phát triển
Vấn đề tài sản ảo trở nên “nóng” ở Việt Nam khoảng hơn một năm qua
cùng với trào lưu chơi trò trực tuyến (game online). Đặc biệt, trong thời gian
qua, với quá trình soạn thảo, lấy ý kiến của các ban, ngành, cơ quan chức năng
về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự, vấn đề “tài
sản ảo” càng trở nên thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Các hội thảo, hội
nghị, lấy ý kiến về việc có nên công nhận “tài sản ảo” là một loại tài sản được
luật dân sự bảo hộ hay không diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp trái


chiều.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN
1. Giới thiệu
1.1. Khái niệm tài sản
Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật
dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ
những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình
thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản.
Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự
năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “Tài
sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền
tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành)
quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản” . Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật
dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không
chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được
hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Tuy nhiên, cũng giống
như Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 cũng đưa ra khái niệm tài
sản theo hình thức liệt kê, điều này đã không đáp ứng sự phát triển của
thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi về một số đối tượng như: tài sản
ảo trong game online, khoảng không, hệ thống khách hàng … có được coi
là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Chính điều này đòi hỏi cơ
quan lập pháp phải tiến hành sửa đổi quy định về khái niệm tài sản trong
Bộ luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra những tiêu chí để phân
biệt đâu là tài sản, đâu không phải là tài sản.
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây là một số
quan điểm chủ yếu:
1. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu.
Như vậy, theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước tiên chúng

ta phải hiểu Quyền sở hữu là gì. Tuy nhiên, tại Điều 164 Bộ luật dân sự
2005 khái niệm quyền sở hữu cũng chỉ được dưa ra theo hướng liệt kê,
theo đó, ″Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật″. Do
đó, nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn
định nghĩa tài sản thông qua một khái niệm quyền sở hữu trong khi đó bản
thân khái niệm quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được một cách triệt để,
thậm chí còn là phái sinh từ khái niệm tài sản.
2. Quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản là của cải vật chất tồn tại dướidạng
cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc
như giường, tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…. Như vậy, theo quan điểm này
thì chỉ những gì thuộc về thế giới vật chất, hiện đang tồn tại và chúng ta có
thể cầm, lắm … được thì mới được coi là tài sản. Do đó, quyền tài sản
không được coi là tài sản.
3. Quan điểm thứ ba cho rằng,tài sản bao gồm động sản và bất động sản.
Đây thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không
di dời được về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn như quan
điểm thứ nhất khi định nghĩa tài sản thông qua khái niệm bất động sản và
động sản trong khi đó khái niệm bất động sản và động sản cũng chưa được
làm sang tỏ và thậm chí muốn hiểu thế nào là bất động sản và động sản thì
phải hiểu thế nào là động sản trước. Hơn nữa, nếu theo quan điểm này thì
quyền tài sản không biết được xếp vào bất động sản hay động sản?
4. Quan điểm thứ tư cho rằng, tài sản là những gì định giá được. Theo
chúng tôi, quan điểm trên vẫn còn những chưa hợp lý vì:
Thứ nhất, tài sản là những gì định giá được có thể hiểu là tài sản là những
gì trị giá được bằng tiền và tiền ở đây chỉ được hiểu là nội tệ vì ″ngoại tệ
không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ
thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền″ [1]. Như vậy,
tiền sẽ được định giá bằng gì? Và nó có được coi là tài sản không?
Thứ hai, nếu cứ những gì định giá được thì được gọi là tài sản, vậy tài sản

nợ - nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ được xem là tài sản vì nó cũng có thể định giá
được (cứ xem giá của nó là 0 đồng thì giá 0 đồng hoàn toàn khác với
không định giá được), trong khi đó, tài sản thì có thể để lại thừa kế được
còn nghĩa vụ trả nợ thì không để lại thừa kế được, trừ nghĩa vụ trả nợ trong
phạm vi di sản do người chết để lại.
Trên đây là bốn trong số rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tài
sản dưới góc độ pháp lý. Tuy nhiên, theo chúng tôi các quan điểm trên như
đã phân tích đều bộc lộ những bất cập và chưa đưa ra được tiêu chí để xác
định những gì được gọi là tài sản. Theo quan điểm của mình, chúng tôi cho
rằng: Tài sản bao gồm tiền và những gì mang lại lợi ích cho con người
đồng thời trị giá được bằng tiền. Theo đó tài sản gồm: tiền – nội tệ và
những đối tượng khác, tuy nhiên những đối tượng đó chỉ được gọi là tài
sản nếu đáp ứng được các tiêu chí sau:
Phải mang lại lợi ích nào đó cho con người;
Phải trị giá được được bằng tiền.
Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi về khái niệm tài sản trong pháp
luật dân sự Việt Nam. Các phân tích trên sẽ đòi hỏi nhiều sự tranh luận,
góp ý tiếp theo của các thầy cô và các bạn đồng môn để chúng ta sẽ dần đi
tới quan niệm chung thống nhất về tài sản. Kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
CHƯƠNG II: TÀI SẢN ẢO
2.1. Khái niệm tài sản ảo
Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản cần phải xem xét trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
Về tính pháp lý: Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền
internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản Game Online,… phổ biến
nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, tên miền. Tiếp cận theo nghĩa hẹp,
tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa rộng thì tài sản
ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị
bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này

được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về quyền tài sản.
Quyền tài sản được định nghĩa cụ thể tại Điều 181 Bộ luật dân sự
2005:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Con người không thể
thông qua các giác quan của mình để tiếp cận được với quyền tài sản nên quyền
tài sản không tạo cho mọi người khả năng tiếp cận mang tính vật thể mà cần
phải xác định loại tài sản này thông qua giá trị thể hiện bằng tiền. Nhờ thông
qua giá trị bằng tiền của quyền tài sản mà chúng ta có thể tiếp cận và tạo nên
khả năng cảm nhận đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản ảo,
đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Điều đó cho thấy, tài sản ảo có
bản chất “rất gần” với quyền tài sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại
tài sản cũng là hợp lý.
Về bản chất: Tài sản ảo (cung, kiếm, áo giáp ảo, tiền ảo …) chỉ là hình
ảnh thể hiện ra bên ngoài, mà bên trong chính là thông tin tồn tại dưới dạng các
đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác
nhau. Chính vì vậy, tài sản ảo cũng có sự thống nhất của tính chất nội tại và
hình ảnh bên ngoài như bất kỳ tài sản thông thường nào khác. Tuy nhiên, do
các đoạn mã máy tính không tồn tại độc lập hoàn toàn nên không thể thực hiện
quyền chiếm hữu như tài sản thông thường mà chỉ có thể thực hiện được quyền
này thông qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó. Điều này về bản chất không
khác với quyền sở hữu trí tuệ (có tính vô hình) đã được thừa nhận là một loại
quyền tài sản. Tương tự như vậy, việc thừa nhận tài sản ảo là các đoạn mã ghi
nhận quyền của người chơi sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ và khai
thác các lợi ích của tài sản ảo, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề về tài
nguyên mạng đã gây tranh chấp hiện nay.
Về giá trị: Tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng
những nhu cầu của con người. Game online đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên
miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu,

Trong thực tế, các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ

biến, mặc dù pháp luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là
đối tượng của giao dịch dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này là rất
lớn có thể trị giá hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Ví dụ như
trò chơi Game online với tên gọi “Dự án Entropia” được tạo ra ở Thụy Điển
với nội dung xây dựng thế giới mới tại hành tinh Calipso và những người chơi
đóng vai trò là những cư dân. Cuộc sống mới trên hành tinh này mô phỏng
cuộc sống thật trên trái đất và mọi giao dịch thực hiện bằng đô la ảo với giá trị
10 đô la ảo = 1 đô la thật. Mối liên hệ giữa cuộc sống ảo và thực thông qua mối
quan hệ tiền tệ dần xóa bỏ tính “ảo” của tài sản trong trò chơi khiến nó thực
như bất cứ tài sản nào khác trên trái đất. Điển hình như trường hợp người chơi
là David Storey (người Úc) mua một hòn đảo trên Calipso với giá 265.000 đô
la ảo = 26.500 đô la thật[1], Jon “Neverdie” Jacobs mua tại phiên đấu giá một
khu nghỉ vũ trụ trên quỹ đạo của Calipso với giá 1.000.000 đô la ảo = 100.000
đô la thật[2], hay tên miền vodka.com đã được công ty Russian Standard (Nga)
mua với giá 3 triệu đô la[3], tên miền diamond.com với giá 7,5 triệu đô la, tên
miền sex.com với giá 12 triệu đô la,… Tại Việt Nam, Công ty an ninh mạng
Bkav đã bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com, doanh nhân Phạm
Trường Sơn, Giám đốc công ty kinh doanh đồ ảo Market4gamer mạnh tay chi
1,8 tỷ đồng mua lại 02 tài khoản game của game thủ Hắc Điểu; anh Nguyễn
Thanh Hùng đã đầu tư vào nhân vật Đường Môn của mình trong game Võ lâm
truyền kỳ 1 ở sever Lương Sơn số tiền 700 triệu đồng cho việc sắm đồ hoàng
kim, ăn event, nạp thẻ,… Chính từ thực tế đó, ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ
trưởng Thương mại điện tử Việt Nam 2005 cho rằng "Dù thế nào thì trên thực
tế, việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn diễn ra. Thậm
chí, ở ngoài đời thực, thị trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa
ốc ảo vẫn rất sôi động. Bộ Thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo
không phải vì đã có vài doanh nghiệp cung cấp game làm thế mà bởi vì thực tế
cần như vậy. Quan trọng là Bộ Thương mại cần phải đưa ra quy định phù hợp
nhất cho việc mua bán tài sản ảo".
Việc thừa nhận tài sản ảo là tài sản trong Bộ luật dân sự sẽ giải quyết được các

vấn đề còn vướng mắc trên thực tế như sau:
+ Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xác định các giao dịch liên quan đến tài sản
ảo với tư cách là tài sản trong giao dịch dân sự để có thể xác lập quyền sở hữu.
+ Tạo cơ sở để giải quyết các hành vi phạm tội đối với tài sản ảo khi các vụ án
hình sự đối với hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản ảo ngày càng gia tăng.
Công nhận tài sản ảo là một xu hướng mới, do đó, vấn đề này cũng còn gặp
phải rất nhiều tranh cãi trên thực tế. Tuy nhiên, đây là một đòi hỏi của thực tế
cuộc sống, dù muốn hay không thì các giao dịch về tài sản ảo vẫn diễn ra. Trên
thế giới, các nước cũng chưa chính thức thừa nhận tài sản ảo trên các văn bản
pháp luật, nhưng đã có những hành vi thực tế để dần “luật hóa” tài sản ảo, đó
là: Thụy Điển chính thức tuyên bố khẳng định sự hiện diện ngoại giao của
mình trong thế giới ảo (trò chơi Second Life), Công ty truyền thông
Linchtenstein Creative Media ở Cambridge (Mỹ) thực hiện chương trình truyền
thông định kỳ phát sóng trực tuyến cho cộng đồng ảo mỗi tuần 1 giờ từ tháng
8/2006 với trên 250 lần phát sóng,…
Với những lý do đã phân tích ở trên, cùng tốc độ phát triển như vũ bão của
công nghệ thông tin hiện nay, việc thừa nhận tài sản ảo là cần thiết và phù hợp
với xu hướng phát triển của thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi mong rằng, vấn đề
công nhận tài sản ảo sẽ được nghiên cứu, xem xét và bổ sung vào dự thảo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật dân sự 2005 sắp tới./.
2.2. Những hạn chế của tài sản ảo
Tại Thông tư liên tịch được ban hành vào tháng 6/2006, giữa Bộ Văn hóa -
Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an về quản lý game online
nêu rất rõ không cho phép kinh doanh tài sản có giá trị và quy định doanh
nghiệp chỉ được kinh doanh trò chơi theo giờ, không được kinh doanh vật
phẩm do máy tính tạo ra. Do vậy, vật phẩm ảo, tài sản ảo… từ dịch vụ cung cấp
game online tạo ra thì không được phép kinh doanh.
2.2.1. Hệ lụy từ vật phẩm và tài sản ảo
Trong công văn do Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Nguyễn
Thành Tài ký gửi Thủ tướng Chính phủ, chủ yếu xoay quanh các kiến nghị về

tình trạng kinh doanh vật phẩm ảo trong game online.
Dư luận biết đến những vật phẩm ảo trong game online bắt đầu từ trò chơi
trực tuyến mang tên “Võ Lâm Truyền Kỳ” của Công ty Vinagame. Đó là những
vật phẩm từ đao, thương, kiếm, ngọc, áo giáp… có giá trị tiền mặt từ vài trăm
lên đến hàng tỉ đồng. Đặc biệt, sự cạnh tranh chức vụ thống soái bang hội trong
trò chơi ảo này còn khiến nhiều đại gia cho đến ca sĩ nổi tiếng, sẵn sàng bỏ ra
nhiều tỉ đồng để mua một nhân vật có đẳng cấp vượt trội trong trò chơi.
Không dừng lại ở tiền bạc, nhiều game thủ còn tung tin đồn trong cái thế
giới ảo ấy, có những game thủ nữ sẵn sàng đổi tình lấy vật phẩm. Mà những vật
phẩm này, có tin đồn chủ yếu do các admin, tức người quản lý trò chơi tạo ra để
biến thành món hàng đổi chác.
Rồi những phi vụ ăn cắp mật khẩu, dùng vũ lực để cướp đoạt vật phẩm.
Thậm chí, mâu thuẫn trong game online, hẹn nhau ra ngoài đường rồi dùng hung
khí băm bổ đối thủ cũng là chuyện rất thường xảy ra. Rồi cả những vụ giết người
để cướp tài sản nhằm phục vụ nhân vật trong game đang cần thời gian để lên
cấp. Cả những vụ cướp xảy ra trong thế giới ảo.
Game thủ tên Tuấn Long nhà ở quận 6, TP HCM. Long là chủ nhân của
một nhân vật có "số má" trong “Võ Lâm Truyền Kỳ”. Thông qua các cuộc trò
chuyện trực tuyến, Long đồng ý nhượng lại cho một game thủ khác vật phẩm
ngọc bội với giá 30 triệu đồng.
Sau khi thỏa thuận bằng miệng xong với nhau, Long trao vật phẩm cho người
mua ngay tại một đại lý Internet. Vừa cất vật phẩm vào hộp đồ dùng ảo của
mình, game thủ kia… ngay lập tức bỏ chạy thục mạng. Long vừa nhao người
định đuổi theo thì bỗng đâu lù lù xuất hiện nhóm đông khoảng 10 thanh niên
nhào ra chặn đường, tỏ ý hăm dọa Long. Cùng đường, Long hậm hực cho qua.
Theo kiến nghị của UBNd TP HCM cần phải cấm triệt để các giao dịch mua bán
vật phẩm và tài sản ảo trong game online.
Vài ngày sau, Long phát hiện vật phẩm của mình đã được một trang web mua
bán trực tuyến mua lại với giá 18 triệu đồng, và đang rao bán với giá 27 triệu
đồng. Long đã nhờ nhà cung cấp dịch vụ là Vinagame có biện pháp giúp mình

thu hồi lại vật phẩm ảo kia, nhưng bị đại diện nhà cung cấp từ chối.
Đau lòng hơn, vì cần tiền để nâng cấp cho nhân vật trong game online bằng vật
phẩm. Tháng 4/2010, Phan Quốc Thái, 16 tuổi ngụ xã Vĩnh Hựu, Gò Công
Đông, Tiền Giang đã ra tay sát hại ông ngoại của mình để có tiền cày game nâng
thứ hạng cho nhân vật. Sau khi xuống tay hạ sát ông mình, Thái còn nhẫn tâm
đến mức cắt đầu nạn nhân để phi tang, còn thi thể thì quẳng xuống con kênh gần
nhà.
Tại Cơ quan điều tra, Thái khai rằng mình nghiện game online nặng, đã nhiều
lần trộm cắp tiền của gia đình để quẳng vào nhân vật ảo. Một sáng cuối tháng 4,
Thái xin tiền ông ngoại đi chơi game nhưng bị khước từ. Ông ngoại còn la mắng
Thái vì chuyện suốt ngày chỉ cắm mặt vào máy vi tính. Cáu giận, Thái đã dùng
dao chém chết ông mình.
Vài tháng sau vụ Phan Quốc Thái giết ông, tháng 10/2010 Hồ Vũ Nhân, ngụ tại
Giồng Trôm, Bến Tre đã ra tay hạ sát một học sinh lớp 5 để cướp đôi bông tai
vàng, mỏng tanh. Sau khi thực hiện hành vi tội ác, Nhân vùi xác nạn nhân xuống
đám ruộng bên đường. Chưa kịp tiêu xài số tài sản ít ỏi cướp được của nạn nhân,
Nhân đã bị Cơ quan Công an bắt giữ. Nhân là con nghiện game online, lâm vào
trạng thái "khát nước" mà nhân vật ảo cứ liên tục "đòi" nâng cấp, Nhân đã ra tay
giết người để chiếm đoạt tài sản.
Vậy mà, không hiểu sao một vị trí thức cũng có tên tuổi lại bỏ thời gian và công
sức ra để làm một cuộc khảo sát một nhóm người nào đấy nhằm minh chứng cho
việc, game online đem lại những tác động tích cực đối với nhiều người trong
cuộc sống. Khi giới truyền thông đang ủng hộ hết mình với những kiến nghị
quản lý game online, thì một vài công ty đang sinh lợi từ trò chơi trực tuyến lại
vin vào cái khảo sát ấy để gây sức ép với những văn bản đưa game online vào
khuôn khổ.
2.2.2. Sàn giao dịch vật phẩm game online.
Công bằng mà nhận định, không thể triệt tiêu sự hưởng thụ của một bộ phận
người thích giao lưu trong thế giới ảo hơn là những giao tiếp ngoài đời thực. Bởi
cá nhân luôn có quyền tự định đoạt phương thức thụ hưởng cuộc sống theo cách

của riêng mình. Nhưng, khi người ta không đủ tỉnh táo để tự mình thoát khỏi sự
ma mị ngoài đời sống thực, nhất thiết phải có sự cảnh báo và tiếp sức từ các cơ
quan chức năng.
Một kiến nghị thiết thực
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, người đại diện của UBND TP HCM
nhận định rất xác đáng về vật phẩm trong game online.
Theo đó, UBND TP HCM xác định việc kinh doanh vật phẩm trong game online
là vi phạm các quy định của pháp luật, bởi vật phẩm trong game online chính là
những giá trị ảo do phần mềm máy tính tạo ra.
Trong game online, vật phẩm có giá trị quyết định trong việc nâng cấp cho nhân
vật trong game. Đây chính là những điều kiện tiên quyết để nhân vật tạo được
một "thân võ công" hoặc chiếm được lợi thế tuyệt đối so với các nhân vật khác.
Game thủ thèm khát vật phẩm “hàng hiệu” trong game online không thua gì con
nghiện thèm thuốc… Chính từ đây, họ sẵn sàng làm mọi cách để có thể sở hữu
được những vật phẩm nhằm nâng cấp cho nhân vật của mình.
- Trò chơi Đặc nhiệm anh hùng.
Cũng theo kiến nghị này, thì qua kiểm tra, đối chiếu các kịch bản của các đơn vị
cung cấp game online, cơ quan chức năng của thành phố xác định trong kịch bản
hoàn toàn không có nội dung mua bán vật phẩm ảo. Đồng thời, cũng không có
những danh sách vật phẩm đăng ký mua bán có kèm theo giá tiền trong game
online. Như vậy, có thể thấy rất rõ ràng là việc thực hiện các giao dịch mua bán
vật phẩm ảo của những đơn vị cung cấp game online là hoàn toàn sai lệch so với
quy định của Bộ Thông tin - Truyền thông.
Bên cạnh các vi phạm có tính chất cố tình này của những đơn vị cung cấp game
online, các cơ quan chức năng của UBND TP HCM còn xác định những tác
động tiêu cực liên quan đến việc kinh doanh vật phẩm ảo.
Đầu tiên, việc kinh doanh vật phẩm trong game online chưa được pháp luật của
Nhà nước công nhận, điều này sẽ dẫn đến quyền lợi của người mua vật phẩm ảo
bị xâm phạm. Bởi khi có những trục trặc trong các giao dịch xảy ra, họ sẽ không
được bảo vệ.

Trên thực tế, có những giao dịch mua bán vật phẩm ảo có giá trị thấp nhất là vài
triệu cho đến hàng tỉ đồng đã được thực hiện giữa người chơi với người chơi.
Nhưng, sau khi bỏ ra hàng đống tiền để mua vật phẩm, người chơi bị đơn vị
cung cấp dịch vụ game online khóa tài khoản hoặc bị mất cắp tài khoản khiến
không thể tiếp tục "tham chiến" trong thế giới ảo là điều quá đỗi bình thường.
Trong trường hợp này, không có ai có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Bởi
họ đã chủ động tham gia một giao dịch không đúng quy định, không được bảo
hộ.
Lãng phí cuộc sống thực tế trong mê trận của thế giới ảo.
Còn nhớ, vào cuối năm 2008, một quản lý của trò chơi trực tuyến từng dính phải
chuyện kiện tụng vì tự tạo ra vật phẩm để bán cho các game thủ nhằm kiếm lợi
cả trăm triệu đồng. Thời điểm ấy, dư luận cũng bàn tán xôn xao. Nhưng rốt cuộc,
đâu lại vào đấy vì luật còn thiếu những khoản quy định về tài sản ảo. Hệ lụy của
việc này là chuyện ai sai cứ sai, ai làm cứ làm, còn ai xử… thì phải chờ.
Tiếp đến, kiến nghị xác định việc mua bán vật phẩm trong game online Nhà
nước sẽ không kiểm soát được giá cả vì không có cơ sở pháp lý để kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về giá. Bởi
giá trị của các vật phẩm là do phía đơn vị cung cấp game online quy định. Theo
Pháp lệnh về giá, thì đây chính là hình thức độc quyền về giá và vô hình trung,
họ đã vi phạm các quy định về chống độc quyền theo Luật Thương mại.
Chính từ sự rối rắm này, Nhà nước có thể mất một khoản thuế đáng kể trong việc
đánh thuế vào các giao dịch có giá trị lớn. Đó là khoản thuế giá trị gia tăng khi
các game thủ thực hiện những giao dịch mua bán vật phẩm. Ngoài ra, khoản thu
lợi từ các đơn vị cung cấp game online cho việc mua bán vật phẩm cũng không
bị đánh thuế.
Chính vì vậy UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ủng hộ và
hỗ trợ UBND TP HCM trong việc kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm
không cho phép kinh doanh các vật phẩm ảo trong game online, trong khi đang
chờ các cơ quan chức năng khác ban hành những quy định nghiêm ngặt về hình
thức kinh doanh này.

Theo quan điểm của chúng tôi, đây là kiến nghị thể hiện sự quyết tâm của
UBND TP HCM trong việc ngăn chặn cơn bão game đang có dấu hiệu hoành
hành trở lại một cách kín đáo hơn
2.2.3. Hình thức mua bán vật phẩm ảo.
- Doanh nghiệp được phép kinh doanh vật phẩm ảo trong game online, người
chơi chỉ được chơi game không quá 3 giờ là hai vấn đề mới về quản lí game
online trong dự thảo Nghị định mới về Internet đang được Bộ TT&TT lấy ý
kiến và sẽ ban hành trong thời gian tới.
- Quy định mới về giờ chơi game online trong dự thảo Nghị định mới về Internet
sẽ khó có hiệu quả.
- Vật phẩm ảo trong game online được kinh doanh
Việc khởi tạo và kinh doanh vật phẩm ảo trong game online từ trước đến nay
đã được các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng trong các game do mình phát
hành. Có thể nói, cách làm này hoàn toàn trái pháp luật bởi thông tư liên tịch số
60 về quản lí trò chơi trực tuyến quy định rõ, doanh nghiệp không được phép
khởi tạo và kinh doanh các vật phẩm ảo trong game online. Chính vì thế, doanh
nghiệp khi kinh doanh game gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi điều này cần
phải được điều chỉnh. Trên thực tế, các game đang phát hành trên thị trường tại
Việt Nam đa số đều miễn phí giờ chơi. Nhà phát hành bỏ tiền ra mua bản quyền
game và bỏ chi phí để mua cơ sở vật chất kĩ thuật, thuê nhân viên vận hành
nên việc bán vật phẩm ảo trong game để thu lại chi phí là điều bắt buộc.
- Để tháo gỡ vướng mắc đó từ các doanh nghiệp, trong dự thảo 2 Nghị định quản
lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên Internet mà Bộ TT&TT
đang lấy ý kiến, đã có sự điều chỉnh về việc kinh doanh vật phẩm ảo trong
game online. Theo đó, trong dự thảo quy định rõ, doanh nghiệp được phép khởi
tạo vật phẩm ảo theo đúng nội dung trong trò chơi do mình phát hành và người
chơi được dùng điểm thưởng hoặc giá trị trong tài khoản trò chơi của mình để
đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp phát hành trò chơi khởi tạo. Tuy nhiên,
việc kinh doanh vật phẩm ảo này chỉ được diễn ra trong game và nó vẫn không
được công nhận là tài sản và không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền hoặc

tài sản dưới bất kì hình thức nào.
- Giới hạn 3 giờ chơi khó có hiệu quả
Một vấn đề tuy mới nhưng “cũ” về game online, cũng được quy định tại
dự thảo đó chính là người chơi chỉ được phép chơi game của một doanh nghiệp
3 giờ trong một ngày. Thật ra, quy định về giới hạn giờ chơi trước đây cũng đã
được áp dụng trong game online, thay vì 3 giờ như quy định mới này, trước đây
người chơi được chơi tới 5 giờ trong một ngày, có điều nó không hiệu quả.
Mục đích của giới hạn này để game thủ không sa đà vào game đang chơi
dẫn đến nghiện game, nhưng thực tế nó chỉ có tác dụng cho game của một nhà
phát hành. Game thủ vẫn có thể chơi game cả ngày bằng cách chơi nhiều game
của các nhà phát hành khác nhau và như thế - việc giới hạn xem như vô nghĩa.
Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng sẽ có cách “lách luật”. Rất nhiều nhà phát
hành trước đây đã sử dụng cách thức, khi game thủ chơi gần hết thời gian giới
hạn họ thoát ra ngoài và vào game trở lại, vì vậy thời gian lại được tính từ đầu.
Việc áp dụng biện pháp này muốn hiệu quả cần phải áp dụng hình thức
quản lí người chơi bằng chứng minh thư điện tử. Bởi, khi sử dụng chứng minh
thư điện tử, hệ thống đăng nhập vào game của các nhà phát hành sẽ có sự ghi
nhận thông số người chơi, theo đó quản lí được người chơi đã chơi game bao
nhiêu thời gian và sẽ tiến hành khoá tài khoản khi người chơi đã chơi đủ thời
gian theo quy định.
Nhìn chung, hai vấn đề mới về game online được đưa ra, việc quy định
về vật phẩm ảo trong game được xem là một bước tiến mới và phù hợp trong
việc phát triển ngành game hiện nay. Khi đó, nhà phát hành game cũng sẽ “dễ
thở” hơn khi không còn bị cho là phạm luật. Tuy nhiên, việc giới hạn giờ chơi
muốn hiệu quả cần phải có một cách làm mới phù hợp hơn, trong đó cần phải
có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan và giữa cơ quan chức
năng với nhà phát hành game, khi đó việc quản lí người chơi game mới có thể
đi vào khuôn khổ.
Việc quy định về vật phẩm ảo trong game, được xem là một bước tiến mới và
phù hợp trong việc phát triển ngành game hiện nay. Khi đó, nhà phát hành

game cũng sẽ “dễ thở” hơn khi không còn bị cho là phạm luật.
Định giá về tài sản ảo
2.2.4. Việc định giá tài sản trong nhiều vụ án hình sự hiện nay đang bị vướng
do tài sản định giá là tài sản ảo
Việc định giá tài sản bị xâm hại trong một số vụ án hình sự có vai trò rất quan
trọng, không chỉ liên quan trực tiếp đến việc xác định mức bồi thường dân sự
mà còn là yếu tố định lượng để xác định bị cáo có tội hay không, bị truy tố ở
khoản nào?
Thế nhưng, việc định giá tài sản trong các vụ án hình sự hiện nay đang gặp
vướng do đối tượng định giá là tài sản ảo, tài sản không có giá trị thực tế!
2.2.5. Tài sản ảo giá bao nhiêu
Lợi dụng là nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng và game Master tại Công
ty Quang Minh DC (Công ty này được độc quyền phát hành trò chơi trực tuyến
Thế giới hoàn mỹ tại Việt Nam), bị cáo Lê Quý Hải (SN 1983, trú tại Ngọc Hà,
Ba Đình, Hà Nội) đã truy cập vào máy chủ và “hack” đồ (vật phẩm có giá trị
trong game online) “rinh” 1.000 viên long châu trong game trực tuyến Thế giới
hoàn mỹ và rao bán với giá 151.000 đồng/viên.
Hải đã bán được 600 viên, thu về 91 triệu đồng. Tuy nhiên, theo đơn trình báo
của đại diện phía bị hại thì chỉ tính 878 viên “long châu cấp 12” bị trộm có giá
hơn 4 tỷ đồng.
Vào thời điểm Hải thực hiện hành vi phạm tội, một viên “long châu cấp 12”
được bán tại thị trường chợ đen với giá khoảng 4 đến 5 triệu đồng.
Nếu tính bằng mức giá đó, 600 viên Long Châu đã có giá trị trên 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo cách tính của nhà phát hành, để ép thành công viên long châu
cấp 12 này, game thủ phải tiêu tốn khoảng 4.645 viên long châu cấp 1, mà mỗi
viên long châu cấp 1 được bán chính thức với giá 1000đồng/viên.
Cũng chính vì thế mà nhà phát hành Quang Minh DEC đã đòi bị cáo phải bồi
thường một số tiền lên đến 2,7 tỷ đồng.
Để xác định giá trị tài sản bị trộm cắp trong vụ án, quá trình điều tra Công an
TP Hà Nội đã có công văn đề nghị Hội đồng định giá tài sản (HĐĐGTS) trong

tố tụng hình sự TP Hà Nội định giá số “long châu cấp 12” trong trò chơi Thế
giới hoàn mỹ.
Tại Văn bản số 4805 ngày 16/10/2009 của HĐĐGTS TP Hà Nội kết luận: Đây
là loại hình tài sản mới (tài sản ảo) không có giá trị thực tế nên không xác định
được giá trị thiệt hại; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đề cập đến vấn đề
quản lý giá của loại tài sản này.
Lời khai của bị can và phía bị hại cũng không đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ
để định giá tài sản.
Mặc dù vậy, Lê Quý Hải vẫn bị kết án hơn 9 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”
theo khoản 1 điều 138 BLHS cộng mức bồi thường 91 triệu đồng- bằng số tiền
bị cáo thu được do bán 600 viên long châu cấp 12 đã được gia đình bị cáo tự
nguyện nộp khắc phục hậu quả trong quá trình điều tra vụ án.
2.2.6. Không phải hàng hoá- định giá thế nào?
Tại vụ án 35 “sưa tặc” xảy ra tại địa bàn Hà Nội, ngoài hình phạt chính, các bị
cáo này còn phải liên đới bồi thường dân sự cho chủ sở hữu những cây sưa bị
chặt trộm.
Và việc xác định mức bồi thường dân sự cũng làm “đau đầu” HĐXX và các
bên liên quan. Đơn cử việc bồi thường một cây sưa bị chặt, Ban quản lý di tích
đền Hai Bà Trưng (quận Hà Đông) đòi bồi thường 150 triệu đồng.
Trong khi đó, theo HĐĐGTS quận Hà Đông thì cây sưa này chỉ có giá 39 triệu
đồng.
Tương tự, cây sưa bị chặt trộm tại sân nhà K16-17 khu tập thể Bách Khoa được
HĐĐGTS TP Hà Nội xác định giá 93,3 triệu đồng nhưng đại diện Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội lại chỉ đòi bồi
thường có 2,7 triệu đồng.
Được biết, việc định giá phải có một HĐĐGTS với thành phần từ 3-5 người
trong đó có một tư vấn viên chuyên mua bán, quản lý loại tài sản cần định giá.
Khi định giá tài sản phải dựa trên các tiêu chí chung đối với từng tài sản khác
nhau; chẳng hạn tài sản là ôtô, xe máy phải dựa trên việc đăng ký xe, thuế
trước bạ, giá thị trường… để có một mức giá tương đối sát hợp.

Trên cơ sở đó, HĐĐGTS tính khấu hao giá trị tài sản và giá trị sử dụng để đưa
ra một mức giá hợp lý cho tài sản định giá.
Nguyên tắc là vậy, nhưng đối với loại tài sản như gỗ sưa- một loại gỗ quý thuộc
danh mục cấm không được mua bán tự do trên thị trường, cấm xuất nhập khẩu
thì… HĐĐGTS cũng đành “bó tay”!
2.3 Tình hình về tài sản ảo.
Thừa nhận quyền sở hữu tài sản ảo.
Ngày 27.2, Bộ Thương mại đã họp báo công bố báo cáo thương mại
điện tử Việt Nam 2005. Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hưng - Vụ
trưởng Thương mại điện tử cho biết: "Bộ Thương mại đã họp và cho ý kiến về
tài sản ảo trong game online - một ví dụ điển hình về sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại điện tử năm 2005. Bộ Thương mại đi tới kết luận ủng hộ việc
bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ảo trong game online".
Ông Hải nói: "Chúng tôi cho rằng, sự phát triển của công nghệ đã làm khái
niệm về tài sản thay đổi. Mỹ là nước có rất nhiều nghiên cứu về tài sản ảo nói
chung (không chỉ trong game online) và họ đã đi đến kết luận: tài sản ảo có giá
trị thật sự và cần được pháp luật bảo vệ về quyền sở hữu. Tôi cho rằng tại Việt
Nam, chúng ta cũng cần nhìn nhận đúng thực tế này".
2.4 Bộ thương mại thừa nhận tài sản ảo
Tại buổi họp báo công bố báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2005
vào ngày27/7, ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Thương mại điện tử cho
biết: "Bộ Thương mại đã họp và cho ý kiến về tài sản ảo trong game online -
một ví dụ điển hình về sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử năm
2005. Bộ Thương mại đi tới kết luận ủng hộ việc bảo vệ quyền sở hữu hợp
pháp đối với tài sản ảo trong game online".
Theo đó, tài sản ảo được đề cập ở đây không chỉ là những đồ vật, tiền
bạc trong game online mà còn là tên miền, địa chỉ email Điều đó có nghĩa là
nó có thể được mua bán, trao đổi hay chuyển nhượng.
Ông Hưng phân tích, "Dù thế nào thì trên thực tế, việc mua bán, trao đổi
tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn diễn ra. Thậm chí, ở ngoài đời thực, thị

trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa ốc ảo vẫn rất sôi động. Bộ
Thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo không phải vì đã có vài doanh
nghiệp cung cấp game làm thế mà bởi vì thực tế cần như vậy. Quan trọng là Bộ
Thương mại cần phải đưa ra quy định phù hợp nhất cho việc mua bán tài sản
ảo".
Ông Nguyễn Thanh Hưng cho biết thêm, lý do để Bộ Thương mại bước đầu
công nhận tài sản ảo là "thế giới ảo cũng như thế giới thực, tài sản đóng vai trò
quan trọng. Nhiều giao dịch trên mạng, đặc biệt là trong các trò chơi trực
tuyến, không thể thực hiện được nếu không có tài sản. Ở nhiều nước trên thế
giới, nhiều loại tài sản ảo đã được bán ra với giá trị rất lớn trên thị trường.
Chẳng hạn như ở Mỹ, việc mua bán tài sản ảo diễn ra công khai nhưng chính
phủ nước này cũng chưa ban hành một luật nào về vấn đề này. "Điều đó cho
thấy thực tiễn đi trước cuộc sống nên cần nghiên cứu để đưa ra luật phù hợp
nhất. Chúng ta không nên quá tả hoặc quá hữu, cứ để cuộc sống phát triển rồi
nghiên cứu thấu đáo và ban hành kịp thời”.
Mặc dù phía Bộ Văn hóa Thông tin vẫn cho rằng không thể coi những đồ vật,
tiền bạc trong thế giới ảo là thật, tuy nhiên, theo ông Hưng, "việc các Bộ có
những tranh luận là điều bình thường. Tôi được biết, Bộ Văn hóa - Thông tin
đang soạn thông tư về quản lý game online một cách rất thận trọng, và Bộ
Thương mại cũng đã tham gia góp ý. Để đi đến những quyết định cuối cùng
mang tính pháp lý tất nhiên sẽ cần tiếp tục có sự nghiên cứu kỹ càng, sao cho
phù hợp với những bên liên quan hoặc cần được trình Chính phủ".
3. Đề xuất biện pháp
3.1. Chiến lược quản lý thuế đối với TMĐT

Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, trước tiên nội dung quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT cần tập trung giải quyết các vấn đề về thi hành quyền
đánh thuế theo quốc gia. Bởi vì, mỗi quốc gia đều bị giới hạn bởi biên giới và
có một hệ thống pháp luật về thuế riêng, trong khi đó, TMĐT là giao dịch trong
không gian ảo, biến cả thế giới trở thành một thị trường lớn. Chính vì vậy, việc

phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia là rất cấp bách. Tuy nhiên, để
thực hiện được mục tiêu, cần có tiêu chí để xác định cơ sở thường trú trong
giao dịch TMĐT và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các quốc
gia để tránh những xung đột với các nước khác trên thế giới cũng như tránh
đánh thuế trùng đối với các giao dịch qua internet.


Do giao dịch bằng hình thức TMĐT là loại hình dịch vụ mới với nhiều loại
hình kinh doanh được hình thành như các nhà trung gian ảo; các siêu thị ảo
cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính; các trang web trở
thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Theo đó, với mỗi lần nhấn chuột,
khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau. Vì
vậy, nếu coi đó là thu nhập từ kinh doanh để đánh thuế thì cần quy định rõ về
các loại thu nhập trong các giao dịch liên quan đến các sản phẩm số (phần
mềm, file nhạc, phim, hình ảnh, ), giao dịch mua bán tài sản ảo, tiền ảo trong
trò chơi trực tuyến. Đối với việc nhập khẩu dịch vụ thông qua việc tải dữ liệu
từ internet, cơ quan thuế có thể đánh thuế thông qua việc nộp thay (đơn vị tiêu
dùng nộp thuế thay cho các tổ chức cung cấp dịch vụ ở nước ngoài).

Ngoài ra, đối với TMĐT cần quản lý nguồn thu theo từng lĩnh vực, trong đó
cần tăng cường quản lý thu đối với các lĩnh vực phức tạp, các loại hình mới
như thị trường mở, thương mại qua mạng xã hội (social commerce), quán cà
phê internet (internet cafe), trang thông tin mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng
dụng (app store), các trang cá nhân có tầm ảnh hưởng rộng…

Hiện nay, với ưu tiên kiểm soát những giao dịch B2C bao gồm giao dịch qua
thị trường mở, giao dịch qua mạng xã hội, trang mua sắm cá nhân, cửa hàng
ứng dụng (app store), power blog…, Phòng quản lý các nguồn thu từ TMĐT
tập trung phân tích các đặc điểm của các loại hình giao dịch này để phát hiện
các phương thức trốn thuế, sau đó, cơ quan thuế sẽ phối hợp với trung tâm

chống trốn thuế công nghệ cao để thực hiện điều tra thuế.

Đối với giao dịch C2C hiện nay cũng đang là vấn đề khó đối với cơ quan thuế
Hàn Quốc, bởi giá trị và số lượng giao dịch loại hình này càng ngày tăng mạnh,
nhất là những giao dịch liên quan đến trò chơi điện tử, bán hàng trên mạng,
trong khi nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ có hệ thống máy chủ nằm ở ngoài lãnh
thổ Hàn Quốc. Đối với các máy chủ ở trong nước thì bên cạnh hệ thống tin học
tiên tiến, Hàn Quốc có thuận lợi là cơ quan thuế có chức năng điều tra, được cơ
quan lập pháp luôn ủng hộ khi cần, do đó việc kiểm tra, giám sát tương đối chặt
chẽ. Tuy nhiên, theo cơ quan thuế Hàn Quốc, nếu tập trung quản lý thuế đối với
lĩnh vực C2C thì cần đặc biệt quan tâm, tính toán đến hiệu quả công tác quản
lý, bởi chi phí bỏ ra trên mỗi đồng thuế thu được là rất cao.

3.2. Thanh tra thuế đối với TMĐT

Để nâng cao khả năng thanh tra, kiểm tra và đấu tranh với các DN
TMĐT vi phạm pháp luật, Hàn Quốc có Trung tâm chống trốn thuế công nghệ
cao thuộc Cục Thuế vùng Seoul, để điều tra các trường hợp trốn thuế đối với
hoạt động TMĐT. Trung tâm này gồm có 30 cán bộ, trong đó 15 cán bộ công
nghệ thông tin trình độ cao. Các Cục Thuế vùng còn lại có 8 cán bộ công nghệ
thông tin chuyên trách, hỗ trợ. Trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao có
nhiệm vụ phát hiện các trường hợp trốn thuế, thu thập chứng cứ để đấu tranh
thông qua việc tìm kiếm, phát hiện các power blog thực hiện mua bán đối với
đa số các cư dân mạng trên các trang điện tử hay phát hiện các đơn vị bán các
món đồ sử dụng trong trò chơi điện tử, với giá trị từ 10 nghìn đến 10 triệu Won
(đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc) tùy theo mức độ và tính hiếm của món đồ.

Về phương pháp điều tra, cơ quan thuế sẽ nắm bắt và thu thập từ máy chủ cơ
sở dữ liệu các giao dịch TMĐT bao gồm tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt
động kinh doanh như thông tin người sử dụng, thực tế mua bán sản phẩm,

thông tin liên quan đến thanh toán thẻ tín dụng, hàng tồn, nội dung chuyển
hàng Quy trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT được áp dụng đồng
nhất như với các DN kinh doanh các loại hình thương mại khác. Trong quá
trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT, Tổng cục Thuế Hàn Quốc được hỗ
trợ đắc lực bởi những cán bộ công nghệ thông tin trong việc nắm bắt, thu thập
dữ liệu điện toán, sử dụng phương pháp điều tra tội phạm kỹ thuật số; phục hồi
các tệp tin bị xóa trong máy tính công, đọc các file đặt mã, thu thập email; thu
thập cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý kế toán, cơ sở dữ liệu kinh doanh và
phân tích sự thay đổi của dữ liệu (dữ liệu đăng nhập theo từng hội viên, dữ liệu
mua bán trực tuyến; những thông tin về cơ sở dữ liệu liên quan đến máy chủ,
trang chủ như đặt trước, bán và thanh toán điện tử). Chính việc thiết lập hạ tầng
công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế TMĐT đã góp phần xây
dựng nền tảng để thực thi chính sách thuế chặt chẽ, công bằng và minh bạch,
qua đó phòng ngừa trốn thuế hiệu quả, đồng thời tạo thuận tiện cho người nộp
thuế nhờ các dịch vụ đa dạng.

Những kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT sẽ
là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể đưa ra những lộ trình cần thiết, liên
quan đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và triển khai các giải pháp
quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT.
3.3. Tài sản ảo và phương án “không hành động”
Trong số tháng 5/2006, TGVT-PCW VN đăng ý kiến trao đổi của tác giả Phạm
Ngọc Thúy với quan điểm "Tài sản ảo là một loại hình dịch vụ". Vấn đề này
một lần nữa
được tranh luận khá gay gắt trong “Hội nghị bàn tròn về tài sản ảo” do Bộ Tư
Pháp và Dự Án về Chính Sách Internet Toàn Cầu tại VN (GiPi Việt Nam) tổ
chức sang 25/4/2006, tại Hà Nội.
Khái niệm: càng luận càng rối. Theo ông Trần Thanh Hải, vụ phó Vụ Thương
Mại Điện Tử - Bộ Thương Mại, tài sản ảo (TSA) là dữ liệu do các chương
trình, PM tạo ra. Ông Hải đặc biệt chú ý tới những sản phẩm ảo trong các trò

chơi trực tuyến (game online) và cho rằng chúng có những đặc tính của tài sản
như: có thể chiếm hữu; là kết quả của sự đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc;
có thể định giá bằng tiền; có thể chuyển giao. Vì vậy, cần xem TSA là một dạng
tài sản và pháp luật cần công nhận, bảo hộ quyền sở hữu TSA.
Ngược lại, bà Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên viên Vụ Pháp Luật Dân Sự - Kinh
Tế (PLDSKT) - Bộ Tư Pháp cho rằng TSA không phải là tài sản bởi theo Điều
163 của Bộ Luật Dân Sự (BLDS) 2005, tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá,
quyền tài sản. Trong khi đó, TSA không phải là vật có thực, tiền hay tài sản có
giá, cũng không phải tài sản vô hình. Bà Vân nhấn mạnh, tài sản vô hình như
sáng chế, tên thương mại, biển hiệu, tên miền, địa chỉ email, khả năng thu hút
khách hàng v.v tồn tại trong thế giới thực, thuộc sở hữu người bán, người đưa
tài sản vào giao dịch. Còn TSA có hình ảnh nhưng không tồn tại trong thế giới
thực, và không thuộc sở hữu của người bán (game thủ). TSA cũng không phải
là quyền tài sản vì người chơi không có quyền chiếm hữu (TSA nằm ở máy chủ
của nhà cung cấp, máy chủ có thể bị hack, bị hỏng, người chơi có thể bị khóa
nick nếu vi phạm), không có quyền định đoạt (có thể bị khoá nick, tuổi thọ trò
chơi không phụ thuộc người chơi). Vậy TSA là gì? Bà Vân cho rằng, trong
quan hệ giữa nhà cung cấp với game thủ, thì đó là một loại dịch vụ. Còn khi
game thủ bán TSA là họ bán quyền sử dụng phần tính năng của trò chơi, và đố
tượng của hợp đồng mua bán tài sản ảo giữa 2 người chơi là việc chuyển giao
quyền sử dụng dịch vụ trò chơi. Tóm lại, bà Vân nhận xét khái niệm “tài sản
ảo” không cùng nội hàm với khái niệm “tài sản” trong BLDS hiện hành. Tuy
nhiên, trên thực tế đã hình thành thị trường mua bán TSA, và có ý kiến cho
rằng chúng ta cần thừa nhận điều đó. Đồng thời, cho rằng bà Vân có vẻ phụ
thuộc vào BLDS, trong khi luật thì luôn đi sau thực tế. Khái niệm TSA được
nhiều người hiểu thiên về TSA trong game, trong khi TSA còn bao gồm tên
miền, tài khoản, địa chỉ e-mail, các trang web/công cụ học tập từ xa, cơ sở dữ
liệu 11/11/2013 Tài sảnảovàphương án“không hànhđộng”
www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5d5e5b5d58 2/3
Ông Phạm Thành Long,

giám đốc công ty Luật Gia Phạm Không nên bảo hộ TSA trong game bằng
pháp luật, vì 3 lẽ:
 Các công ty game chỉ chiếm một phần nhỏtrong tổng số các doanh
nghiệp, cuộc sống củagame tồn tại ngắn nên không quan trọng với xã
hội.
 2Nhà Nước không cần thiết điều chỉnh mọi quan hệ xã hội bằng pháp
luật mà chỉ cần đưa ra nguyên tắc tối thiểu cho các nhà cung cấp dịch
vụ.
 Pháp luật mang tính quốc gia, nhưng người chơi game lại không biên
giới.

Riêng TSA trong game không chỉ là các đồ vật (game item), mà còn là tài
khoản game (game account), nhân vật game (game characteristic). Ngay các
khái niệm "tài sản vô hình", "tài sản hữu hình" hiện nay cũng chưa có định
nghĩa mang tính pháp lý Trước các ý kiến trái chiều nêu trên, ông Nguyễn
Am Hiểu, phó vụ trưởng Vụ PLDSKT nhắc lại định nghĩa về tài sản trong
BLDS 2005 và nhấn mạnh rằng khi sửa đổi BLDS năm 1995, các nhà làm luật
đã tiến bộ vượt bậc khi bỏ chữ “có thật” trong cụm từ “vật có thật”.
Bảo hộ : chưa cần đến luật
Mặc dù quan niệm TSA không phải là tài sản, bà Nguyễn Thị Thu Vân (Bộ Tư
Pháp) vẫn cho rằng cần ghi nhận công sức người chơi và bảo hộ TSA để
quyền lợi người chơi không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu bảo hộ theo hướng
tài sản (quyền đối vật) thì sẽ khó thực hiện vì phụ thuộc vào công ty phát triển
trò chơi nước ngoài, bế tắc trong thi hành án. Bà đề xuất bảo hộ theo hướng
quyền đối nhân (quyền được thực hiện thông qua người khác, như quyền đối
với một khoản nợ cho ai đó vay). Theo hướng này, việc bảo hộ sẽ không phải
bảo hộ quyền sở hữu, không phụ thuộc đối tác nước ngoài, có thể đặt điều kiện
bảo hộ như không kích thích bạo lực, không vi phạm thuần phong mỹ tục
Cùng ở Vụ PLDSKT, Bộ Tư Pháp, nhưng bà Trần Thị Thơ lại cho rằng việc
nắm giữ tài sản không quan trọng bằng quyền quản lý và hưởng lợi từ tài

sản đó. Nếu có sự bảo hộ của Nhà Nước thì một thông tư liên tịch (mà Bộ
VHTT, Bộ Công An, Bộ BCVT đang soạn) là không đủ tầm pháp lý, cũng
không đúng với Điều 56 Luật Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật.
Muốn điều chỉnh quan hệ xã hội mới này cần phải có một nghị định.
Tuy nhiên, nếu công nhận và bảo hộ bằng luật thì sẽ mắc ở chỗ, người giao
dịch tài sản phải đủ 18 tuổi trở lên (theo BLDS), trong khi rất nhiều giao dịch
thực tế do các game thủ nhỏ tuổi thực hiện.
Bà Thơ đưa ra phương án “không hành động”. Điểm mấu chốt của phương án
là phát huy vai trò của các hiệp hội, các nhà cung cấp dịch vụ game online,
yêu cầu họ đặt ra bộ quy tắc xử sự trong game và trong việc chơi game. Nếu
không tuân thủ những quy phạm đó, người chơi sẽ bị nhà cung
cấp và người chơi khác tẩy chay. Phương án này phù hợp với quan điểm của
ông Danilo A. Leonardi (ĐH Oxford, Anh). Ông cho biết, việc giải quyết các
mối quan hệ liên quan đến TSA ở Anh thường dựa trên hợp đồng được ký kết
giữa người sử dụng và bên cung cấp dịch vụ chứ không quan tâm đến các khái
niệm và lĩnh vực mới hay cũ.
Theo bà Đỗ Thị Hương Nhu, giảng viên Học Viện Tư Pháp, đây là hướng khả
thi và việc cần làm là xây dựng các quy định pháp luật về hợp đồng thật hoàn
thiện. Ông Nguyễn Am Hiểu, đại diện Bộ Tư Pháp cũng ngả theo hướng này
và cho rằng những người sở hữu TSA nên tự bảo hộ lấy. Luật bao giờ cũng là
giải pháp cuối cùng và chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải là giải pháp tuyệt
đối
PHẦN III: KẾT LUẬN
Có thể thấy vấn đề tài sản ảo không chỉ là nỗi băn khoăn của game thủ
và các nhà làm game mà còn là sự trăn trở của những nhà làm luật. Đâu là
hướng ra cho vấn đề này khi các nước châu Á láng giềng như Hàn Quốc và
Trung Quốc đã và đang triển khai khá tốt chính sách quản lý về tài sản ảo.

×