Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phong trào cần vương chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.35 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
GVHD: Ths. Ngô Sỹ Tráng
Nhóm: 5
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2014
1
Mục lục
Giới thiệu đôi nét về phong trào Cần Vương chống Pháp ………………… 03
Nội dung
I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương
1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào
Cần Vương…………………………………………………………………………………….04
2.Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương……………………………………… 06
II,Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương……………………….08
1.Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
2.Khởi nghĩa Ba Đình ((1886 – 1887)
3.Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 -1892)
4. Khởi Nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
III, Nguyên Nhân Thất Bại Ý Nghĩa Lịch Sử và Bài Học Kinh Nghiệm Của Phong Trào
CầnVương 20


2
Danh sách thành viên nhóm 5
1. Lê Thị Nguyệt
2. Nguyễn Thị Kiều Oanh (Nhóm Trưởng)
3. Nguyễn Phạm Ngọc Trâm
4. Đỗ Thị Ánh Hồng
5. Đạt Nữ Diễm Sương


6 .Nguyễn Hoắc Tuyết Lợi
7. Nguyễn Hồng Phúc lợi
8. Kany Trang
9. Nguyễn Thị Linh
10. Lê Thị Thúy Ngân

3
Giới thiệu đôi nét về phong trào Cần Vương chống Pháp
Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7-1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần,
quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt phe chủ chiến và phe chủ
hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất
nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi
giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh nắm
giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất
Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết
tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống
sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu chính, mộ thêm
nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo
quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân.
Tôn Thất Thuyết còn cương quyết phế truất và trừ khử các ông vua triều Nguyễn mới được đặt lên
ngôi đã bọc lộ tư tưởng thân Pháp, như Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, để cuối cùng đưa vua Hàm
Nghi lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi. Thẳng tay trừng trị bọn quan lại cao cấp hay hoàng thân quốc thích
có biểu hiện đầu hàng Pháp như Trần Tiễn Thành; Gia Hưng quận vương…
Sở dĩ Tôn Thất Thuyết và các đồng chí của ông có những hoặt động tích cực như vậy tại Huế, vì
họ tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân các địa phương trong nước. Ngay ở Nam kì đã bị thực dân
Pháp chiếm đóng từ 1867 để biến một xứ thuộc địa với một bộ máy đàn áp kìm kẹp quân sự khốc
liệt, cho tới những năm đầu thập niên 80 vẫn còn có những lực lượng chống Pháp, bất chấp muôn
vàn khó khăn gian khổ. Từ năm 1882 thì đã bùng nổ lên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như:
Nguyễn văn Quá, Nguyễn Văn Xe, Huỳnh Văn Trinh nổ ra trên địa bàn Long An. Đặc biệt ngoài
Bắc phong trào chống lại hiệp ước 1883 và 1884 rất sôi nổi với hai trung tâm là Sơn Tây và Bắc

Ninh….chính phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương ngay sau khi nhà Nguyễn
đầu hàng là cơ sở và nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động.
Một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến
công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm
Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng
phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi
nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật
(1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 – 1995), Hùng Lĩnh (1887 – 1892) của
Tống Duy Tân và Cao Điển.
4
Nội dung
I,Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

1.Cuộc phản công Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của
phong trào Cần Vương
Nguyên nhân:
- Sau khi hiệp ước Hacmang (1883) và Patonot (1884) được kí kết đã làm cho Làn
sóng đấu tranh của nhân dân bùng nổ mãnh liệt và lan rộng nhiều nơi.
- Sau 1884 Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cỏi Việt Nam
Được nhân dân ủng hộ phái chủ chiến mạnh tay hành động.
- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phái chủ chiến

Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
Diễn biến:
Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là
Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn
cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng
ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ
chức một cuộc phản công.
Do biết tình hình, ngày 27.6.1885 De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2

tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất
Thuyết.
Đêm 4.7.1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột
nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai đạo: Đạo thứ nhất do Tôn Thất Lệ chỉ
huy, đạo này nữa đêm sang sông Hương, hợp cùng một số đề đốc và hiệp lý thủy quân, để đánh vào
tòa khâm sứ Pháp.
Đạo thứ hai do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy cùng với chưởng vệ đạo quân phấn nghĩa là
Trần Xuân Soạn sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá.
Đúng 1 giờ sáng ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh nổ súng bắn vào đài Trấn Bình(Mang
Cá), đồn Mang Cá bốc cháy. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại
lính địch bốc cháy dữ dội, làm cho lính Pháp rối loạn sau đó kiên thủ ẩn nấp và cố thủ chờ sáng.
Trước tình hình đó tướng Đờ cuốc- xy điện xin Hải Phòng cấp tốc gửi quân cứu viện. Đến sáng, địch
chỉnh đốn hàng ngủ, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội
tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Kết thúc trận đánh ngày
5/7/1885, thất bại hoàn toàn thuộc về triều đình Huế.
5

Lược đồ kinh thành Huế 1885.
Theo dự kiến mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô thất thủ (phương án 2),
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lúc ấy liền quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi sẽ
đưa lên Tân Sở (tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ) để tránh đạn quân xâm lược Pháp, đồng thời
phát Dụ Cần vương.
Sau khi rời khỏi kinh thành Huế chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày
13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất.
Tôn Thất Thuyết(1835-1913) vua hàm nghi
Ngày 19/9/1885 khi quân Pháp đưa vua Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn ở Huế. Ở Quảng Trị một
thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa vua Hàm Nghi vượt qua
đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê - Hà Tĩnh). Tại đây, ngày 20.9.1885 vua Hàm Nghi lại
xuống chiếu Cần Vương lần thứ hai.
Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7 – 1885, Nghệ An 8 – 1885, Quảng Nam 12 – 1885 để

bao vây chặt lực lượng chủ chiến. Mặt khác , chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những người có
lien quan đến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lưỡng ngụy binh, tô vẽ cho triều đình Đồng
Khánh vừa dựng lên một cách vội vã => không ngăn được một phong trào dân tộc võ trang đã âm ỉ
sục sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng.
2.Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
6
Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888)

Lúc đầu, "Triều đình Hàm Nghi" với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất
Đàm và Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở
vùng rừng núi Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn
(Hà Tĩnh). Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung
đã hàng giặc. Để chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây
đi xây dựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.
Tháng 12 – 1886, theo lệnh toàn quyền Pôn Be (P.Bert), Đồng Khánh xuống dụ kêu hàng, nhưng
không một ai trong “Triều đình Hàm Nghi” chịu buông súng.
Ngược lại có nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới ngọn cờ phong trào Cần Vương. Phong trào
trải rộng ở Bắc Kỳ và Nan Kỳ.
Có một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Mai Xuân Thưởng(Bình Định); Trần Văn Dự,
Nguyễn Huy Hiệu, Phan Thanh Phiến(Quảng Nam); Lê Trung Đình(Quãng Ngãi), nguyễn tự tân. Ở
Quảng Trị có Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như; ở Quảng Bình điển hình là phong trào của Lê
Trực và Nguyễn Phạm Tuân.
Bắc kỳ có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít (Đông Triều); Cai Kinh (Bắc Giang),
Nguyễn Quang Bích (Tây Bắc); Tạ Hiện ở Thái Bình,Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng
Yên,Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Ohan Đình Phùng ở Đức
Thọ,Hương Khê (Hà Tĩnh)…
Phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đến một trình độ nhất định của vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết.
Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896)
Đêm 1-11-1888 vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc , ông bị đày

đi Angiêri.
Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt,
nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng
1-1887 của 3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã
Cao (Yên Định) theo kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời,
thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.(5)
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ
lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại
được thổi lên, gọi là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.

7
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du
kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những
trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.

Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế
thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình
Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh,
Nguyễn Trạch đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần
Vương.

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ,
xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng
Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định,
cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng,
hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân
Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn
Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng
của Phan Đình Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho

Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và
trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt
Nam lúc đó.

Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh
vào loại xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử
tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm
dứt.

Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước
chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã
diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống
anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
II,Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
8
1.Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
.
Trong từ thời kì đầu(1883 – 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo hoặt động ở vùng Bãi
Sậy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên Tháng
3.1885, Đinh Gia Quế mất. Từ 1885 trở đi, vai trò thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Trong hàng ngũ
chỉ huy còn có một số tướng tài như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (2 em trai của Nguyễn
Thiện Thuật), Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít). Trong đó Nguyễn Thiện Thuật là thủ lĩnh cao nhất trong
khỡi nghĩa Bãi Sậy.
Nguyễn Thiện Thật sinh năm 1844, quê ở làng
Xuân Dục, Mĩ Hào, Hưng Yên. Ông đổ cử nhân
năm 1876 sau đó dược phong chức Tán tướng quân
vụ tỉnh Hải Dương. Tháng 8/1883 Pháp chiến hải
Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân mưu
chiếm lại tỉnh lị.Tháng 7/1885 được tin vua Hàm
Nghi xuống Dụ cần Vương, ông trở về tổ chức

phong trào kháng chiến ở Hưng Yên
Nguyễn Thiện Thuật (1884 –1926)
Bãi Sậy là nơi có địa bàn hoang vu, lầy lội, thuận tiện cho phát triển cuộc khởi
nghĩa, là một trong những trung tâm kháng Pháp lớn ở Bắc Kì cuối thế kỉ XIX.
Hoạt động rộng khắp hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và một phần tỉnh Bắc Ninh,
Hải Phòng, Quảng Yên. Từ căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân hoạt động mở rộng ra
vùng đồng bằng và khống chê luôn cả những tuyến giao thông quan trọng bằng
đường bộ và đường thủy.
Ngoài Bãi Sậy thì hai Sông (thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) là căn cứ thứ hai
của nghĩa quân, do Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít) xây dựng. Từ căn cứ này, nghĩa
quân hoạt động lan ra khắp các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên.
9

Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn, mà phân tán thành
các đội quy mô nhỏ hoạt động rải rác khắp nơi. Mỗi đội quân lại chia thành từng
toán gồm khoảng 20-25 người, phân tán vào các làng ở lẫn với dân để hoạt động
và tiến hành đánh du kích.
Để trang bị vũ khí, nghĩa quân đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như tự sản
xuất lấy, cướp súng đạn của địch, hoặc mua lại của bọn ngụy binh; ngoài ra nghĩa
quân còn sản xuất được loại súng theo mẫu súng của quân Pháp.
Phương thức tác chiến cơ bản là đánh du kích, lấy ít địch nhiều, lấy vũ khí thô sơ
chống lại vũ khí hiện đại của địch.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa qua ba giai đoạn
- Giai đoạn 1 (1883-1885) do Đinh Gia Quế (Đổng Quế) lãnh đạo.
+ Ngày 6 tháng 3 năm Quý Mùi (8/4/1883), Đổng Quế tế cờ khởi nghĩa ở văn chỉ Bình Dân. Ngay
sau lễ tế cờ, nghĩa quân Bãi Sậy do Đổng Quế chỉ huy đã tiến đánh quân Pháp ở nhiều nơi.
10
+Trong một trận đánh lớn ở làng Đức Nhuận, quân Pháp do Đại tá Donnier chỉ huy thành lập một
binh đoàn hùng hậu, trang bị mạnh tiến từ Hải Phòng lên đánh bật quân của Đổng Quế ra sông Hồng

để tiêu diệt. Nhưng vừa tấn công vào Bãi Sậy đã bị thiệt hại nặng nề, phải rút quân.
+ Trước thất bại đó, bộ tư lệnh quân đội Pháp ở Trung Kì và Bắc Kì liền giao cho Hoàng Cao Khải
phối hợp với quân Pháp đánh Đổng Quế. Nhưng khi tiến vào trận địa đã được nghĩa quân mai phục
sẵn, bọn giặc trở nên hoảng loạn, bảy tám phần mười quân số, súng hầu như mất gần hết. Quân Pháp
phải rút về đóng ở phủ lỵ Khoái Châu. Cuối năm 1883 đầu năm 1884, trên toàn mặt trận, thế lực của
Đổng Quế ngày càng lớn mạnh.
+ Ngày 6/6/1884, Hiệp Hòa kí hòa ước với Pháp, đặt Bắc Kì và Trung Kì dưới sự bảo hộ của Pháp.
Quân Pháp tăng cường đàn áp cuộc khởi nghĩa.
+ Khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1885, sau khi đánh thắng cuộc càn quét lớn của quân Pháp-
Nam do Hoàng Cao Khải chỉ huy vào căn cứ Bãi Sậy, Đổng Quế cùng một cánh quân đuổi theo
quân của Hoàng Cao Khải, vì không phòng bị nên đến bến đò Vạn Phúc thì bị quân Pháp phục kích.
Nghĩa quân thua to, tan rã. Đổng Quế thoát được nhưng sau đó bị ốm, các tướng lĩnh của ông cố
gắng duy trì được phong trào, nhưng chỉ giữ được căn cứ chính.
- Giai đoạn 2 (1885-1889) do Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) lãnh đạo.
+ Tháng 7/1885, được tin Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật tập hợp đông
đảo lực lượng, hình thành một phong trào có quy mô lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Sau lễ tế cờ, tuyên đọc chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật giao nhiệm vụ
cho các tướng lĩnh rồi cho quân vượt sông Hồng đánh sang các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú
Xuyên, Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông.
+ Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11/1885, nghĩa quân đã chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn
do Fancol và Faure chỉ huy.
+ Bên cạnh hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kích: tháng 9/1885, tấn
công thành Hải Dương; ngày 26/6/1886, tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống; tháng 9/1886, nghĩa
quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và đồn Bần Yên Phú… giành nhiều thắng lợi.
+ Cuối năm 1886 đầu năm 1889, thực dân Pháp tập trung lực lượng bao vây tiêu diệt nghĩa quân.
Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây
cô lập.
11
+ Trước tình thế khó khăn, giữa năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật giao lại binh quyền cho em là
Nguyễn Thiện Kế (Hai Kế), rồi vượt vòng vây đến căn cứ Hai Sông. Tại đây, Đốc Tít đã giúp ông

trốn sang Trung Quốc (7/1889) và ông chết ở đó.
+ Ở căn cứ Hai Sông, vào cuối tháng 7/1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công Trại Sơn
là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Thế cùng lực kiệt (lương thực, đạn dược hết), Đốc Tít phải
ra hàng ngày 12/8/1889, rồi bị đày sang Angieri.
- Giai đoạn 3 ( 1890-1892) do Nguyễn Thiện Kế (Hai Kế) lãnh đạo.
+ Từ tháng 10/1889, Nguyễn Thiện Kế và các tướng vẫn lấy Bãi Sậy làm căn cứ chính.
+ Để dễ vận động, Nguyễn Thiện Kế chia quân thành các toán nhỏ hoạt động lưu động từ làng này
qua làng khác, liên tục tập kích vào các đồn địch ở Khoái Châu, Hà Tiên, Phúc Trạch, gây cho quân
Pháp nhiều thiệt hại.
+ Để đối phó với nghĩa quân, tòa sứ Hải Dương thành lập một đạo quân gọi là “lính cơ”, được trang
bị vũ khí, sẵn sàng đánh phá nghĩa quân và đàn áp các làng ủng hộ nghĩa quân.
+ Ngày 10/4/1892, Nguyễn Thiện Kế và nghĩa quân bị quân Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Kế gặp
nhiều khó khăn, buộc lòng phải giải tán nghĩa quân và ông phải cải trang trốn tránh khắp nơi. Năm
1914, nhà cầm quyền Pháp bắt được ông đày đi Côn Đảo và sau ông được đưa về quản thúc ở quê
nhà.
Kết Quả : Khởi nghĩa thất bại
Ý nghĩa :
Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX. Tuy thất
bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là kinh nghiệm về
phương thức tổ chức hoạt động và hình thức tác chiến (du kích) trên địa hình đất hẹp người đông. .
Cho thấy tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân ta quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Phong
trào đã thức tỉnh, cổ vũ và kích thích tinh thần dân tộc đấu tranh chống giặc.
12
2.Khởi Nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
Thành phần lãnh đạo gồm: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
Đinh Công Tráng và Phạm Bành cùng nghĩa
quân tại căn cứ Ba Đình được bao bọc bởi lũy tre dày.
Phạm Bành (1827 – 1887) người ở làng Tương Xá, huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa, đổ cử nhân
năm 1864 và làm án Sát Nghệ An, có tiến là giỏi về chính sự, khi thực dân Pháp chiếm nước ta, ông
bỏ quan về , chiêu tập nghĩa dũng chống giặc.

Đinh Công Tráng (1842 – 1887), người làng Tràng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, là
một cựu chánh tổng, ông từng tham gia chống Pháp với Hoàng Tá Viêm và phối hợp với đội quân
Lưu Vĩnh Phúc khi đánh Pháp ra Bắc Kì Lần hai (1882).
Căn cứ chính thức là ở Ba Đình(Thanh Hóa), Ba Đình được xây dựng lên bằng những sọt tre
đựng bùn nhồi rơm rạ, dày từ 8 - 10 mét. lớp thành đất cao 3m,trên thành có các lỗ châu mai, phía
trong có hệ thống hào để tiếp tế, chiến đấu. Toàn khu căn cứ được rào kín bằng những lũy tre xanh,
bên trong là hào sâu có cắm chông… Nhìn từ xa đến, cứ điểm Ba Đình trông giống như một con
nhím khổng lồ lồi nổi lên mặt nước. Căn cứ Ba Đình là một căn cứ kháng chiến lớn nhất ở Bắc kỳ
lúc bấy giờ. Xây dựng trên vùng đất thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê ( Nga Sơn –
Thanh Hóa).
Ngoài ba đình, còn có một sốn căn cứ khác xung quanh, đóng vai trò hỗ trợ như căn cứ Phi Lai của
Cao Điển… nhưng đáng chú ý nhất là căn cứ Mã Cao do Hà Văn Mao đứng đầu. Mã Cao ở phía tây
bắc căn cứ Ba Đình, nằm ở giáp với hai huyện Yên Định và Ngọc Lạc, có địa thế rúi rừng hiểm trở.
Hệ thống công sự ở đây rất kiên cố. đây là căn cứ lớn thứ hai sau Ba Đình, là nơi rút quân khi căn cứ
Ba Đình bị phá vỡ.
Tổ chức phục kích, phòng thủ, tiêu diệt các đoàn xe, toán lính của địch đồng thời tiếp tế lương
thực vũ khí từ biển vào và có sự hỗ trợ của các căn cứ xung quanh.
13
Diễn biến
Cuối năm 1886, địch tập trung lực lượng( với 500 quân, có đại bác yểm trợ), do 2 viên trung tá
chỉ huy tấn công đầu tiên vào căn cứ Ba Đình, Nhưng kết quả là địch đã bị đánh bật ra khỏi căn cứ,
bỏ lại nhiều xác lính và vũ khí.
Ngày 6-1-1887, thực dân Pháp mở đợt tấn công lần thứ hai: dưới sự chỉ huy của Đại tá Brít-xô,
khoảng 2.500 quân chia làm ba mũi tấn công vào Ba Đình, hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt, những
tên còn sống sót hoang mang lo sợ. Địch bị tổn thất nặng nề và phải lui quân.
Lược đồ khởi nghĩa Ba Đình.
Ngày 15-1-1887, Britxô hạ lệnh tấn công căn cứ. Brít-xô chuyển sang chiến thuật vây hãm, cắt
đường tiếp tế của nghĩa quân, Quân địch lấy dầu phun lửa đốt cháy luỹ tre, cùng lúc tập trung đại
bác bắn dồn dập vào căn cứ. Cả căn cứ Ba Đình ở vào tình thế nguy khốn. Đinh Công Tráng phối
hợp với lực lượng của Trần Xuân Soạn ở ngoài mở đường máu cho nghĩa quân rút khỏi Ba Đình đi

về căn cứ phụ Mã Cao vào đêm 20-1-1887. Khi quân Pháp tràn được vào thì toàn căn cứ trống
không, chúng cho san phẳng và xóa tên cả 3 làng.
Sáng 21/1/1887 Pháp chiếm được cứ điểm Ba Đình. Chúng diên cuồn đốt phá rồi bắt triều đình
Nguyễn xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.
Nghĩa quân vừa rút lên Mã Cao chưa kịp cũng cố lực lượng thì nghĩa quân bị Pháp truy kích(2-
2-1887), lúc này các thủ lĩnh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt đã hi sinh; Phạm Bành, Hà văn Mao
tự sát; Trần Văn Soạn tìm đường sang Trung Quốc, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc, đến mùa
hè năm 1887 ông bị quân Pháp bắt rồi giết hại.
Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thât bại.
- Ý nghĩa:
14
+ Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886-1887 là đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống thực dân
Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa.
+ Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa cũng đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Thể hiện truyền thống
chiến đấu bất khuất, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Nghĩa quân Ba Đình bị bắt.
Sau khi căn cứ Ba Đình thất thủ, ở Thanh Hóa lại hình thành một trung tâm kháng chiến thứ hai
tại Hùng Lĩnh nằm ở thượng nguồn sông Mã, thuộc huyện Vĩnh Lộc.
3.Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 -1892)
Sau khi căn cứ Ba Đình thất thủ, ở Thanh Hóa lại hình thành một trung tâm kháng chiến thứ hai
tại Hùng Lĩnh nằm ở thượng nguồn sông Mã, thuộc huyện Vĩnh Lộc.
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tống Duy Tân và Cao Điển.
Tống Duy Tân là người làng Bồng Chung huyện Vĩnh Lộc,đổ tiến sĩ năm 39 tuổi, từng làm
tri huyện, rồi Đốc học Thanh Hóa, sau được Hàm Nghi phong chức chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa.
Trong những năm1886-1887, Tống Duy Tân đã đóng góp và giữ vai trò nhất định trong cuộc
khởi nghĩ Ba Đình. ông cùng các sĩ phu yêu nước tham gia chọn Ba Đình làm nơi xây dựng căn cứ,
đồng thời được phân công cùng với Cao Điển lập căn cứ phụ Phi Lai(Hà Trung) ở phía ngoài,nhằm
hổ trợ cho Ba Đình.
Khi căn cứ Ba Đình bị phá vở, Tống Duy Tân ra Bắc liên lạc với một số sĩ phu. Năm 1889

ông trở lại Thanh Hóa, nhóm lại phong trào chống Pháp.ông liên hệ với những thủ lĩnh yêu nước còn
15
sót lại như Cao Điển , Tôn Thất Hàm, Cầm Bá Tước và trở lại chỉ huy chính của phong trào kháng
Pháp ở Thanh Hóa. Ngoài căn cứ Hùng Lĩnh nghĩa quân còn mở rộng địa bàn hoạt động lên tận
vùng hữu ngạn sông Mã phối hợp với Đốc Ngữ, Đề Kiều ở Hạ lưu sông Đà và Phan Đình Phùng ở
Hương Khê(Hà Tĩnh).
Về tổ chức, nghĩa quân dựng ở mổi huyện một cơ lính khoảng 200 người lấy tên huyện để đặt
cho đơn vị, như Tống Thanh Cơ (Nga Sơn- Thanh Hóa), Nông Thanh Cơ (Nông Cống- Thanh Hóa).
Trong hai năm 1889-1890, nghĩa quân hoạt động có hiệu quả đã tổ chức tấn công quân Pháp
nhiều trận, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Đầu năm1889, nghĩa quân giành thắng lợi lớn ở Vân Đồn
(Nông Cống). Vào tháng 10 cùng năm nghĩa quân lại tổ chức đánh lui hai trận càng quét của địch
vào căn cứ Vân Đồn.
Tống Duy Tân
Trước những ãnh hưỡng to lớn của nghĩa quân, thực dân Pháp tăng cường lực lượng truy quét
nhằm dập tắt phong trào. Nghĩa quân phải lên hoạt động ở miền tây bắc Thanh Hóa.
Tại đây, nghĩa quân được bổ sung thêm lực lượng từ những toán quân của Trần Xuân Soạn,
rồi đẩy mạnh hoạt động trong các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Nông Cống.
Trong năm 1890, nghĩa quân đã tổ chức tập kích nhiều trận, như trận Vạn Lại( Xuân Thiên -
Thọ Xuân. Tháng 3 năm 1890 lại thắng lợi lớn ở Nông Cống và Yên Lãng(Xuân Yên – Thọ Xuân)
bên tả ngạn sông Chu.
Từ tháng 3 năm 1890, địch tiếp tục truy quét nhằm tiêu diệt nghĩa quân, địa bàn hoạt động
của nghĩa quân bị thu hẹp dần, chỉ còn một vùng núi phía tây Thanh Hóa. Phối hợp cánh quân cũa
Đốc Ngữ ở vùng sông Đà cũng không thu được kết quả. Lực lượng nghĩa quân ngày càng sa sút.
Do tên việt gian Cao Ngọc Lễ chỉ điểm, tháng 10 năm 1892, Tống Duy Tân bị Pháp bắt, và
sau đó bị xử tử. Còn Cao Điển phải trốn ra Bắc, định tiếp tục tham gia với nghĩa quân Yên Thế.
Nhưng vừa ra tới Bắc Giang, chưa được liên lạc với Hoàng Hoa Thám thì đã bị Pháp bắt (1-1896).
Với sự kiện này,khởi nghĩa Hùng Lĩnh coi như thất bại.Thanh Hóa 1 cánh quân của Cầm Bá
Thước đang hoạt động ở miền Tây. Nhưng mấy năm sau, đến năm 1895, Cầm Bá Thước cũng bị bắt.
Đến đây phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa mới hoàn toàn tan.
16

4. Khởi Nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Vài nét về cuộc khởi nghĩa:
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
Phan Đình Phùng (1847 – 1895), quê ở Đông Thái, Đức Thịnh, Hà Tĩnh. Khoa Đinh Sửu (1877) ông
đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, làm tri huyện Yên Khánh. Năm 1883 ông phản đối việc lập vua Hiệp Hòa,
phế Dục Đức nên bị cắt chức về quê. Tháng 10/1885
ông đến yết kiến vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ông được giao trọng trách tổ chức kháng chiến
ở Hà Tĩnh.
Phan Đình Phùng (1847 – 1895)
Cao Thắng (1864 – 1893) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Sơn Lê – Hương Sơn –
Hà Tĩnh. Năm 20 tuổi ông từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Đội Lựu (Trần Quang Cán), từng bị
giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Sau khi thoát tù ông đã tình nguyện đứng dưới cờ Phan Đình Phùng khởi
nghĩa.
Nghĩa quân hoạt động ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình. Căn cứ chính là Hương Khê
(Hà Tĩnh) là nơi có địa thế rất thuận lợi cho nghĩa quân đóng cơ quan đầu não. Có núi rừng rậm,
sông ngòi, khe suối che chở,tạo thành một vùng có địa thế hiểm trở lung dựa vào dãy trường Sơn có
lối thoát qua Lào và Xiêm, có thể theo đường núi qua các tĩnh Nghệ An,Thanh Hóa và Quãng
Bình.Đặc biệt cứ qua mỗi quả núi lại có khe nước chảy nếu không quen rất dể bị mất phương hướng.
Muốn lên căn cứ phải qua con sông lớn Ngàn Trươi vì vậy thuận lợi cho nghĩa quân tập kịch.

17
Địa bàn hoạt động của của nghĩa quân


Xây dựng 4 căn cứ lớn:
Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm.
Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ.
Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê.
Căn cứ Vụ Quang.
Pham Đình Phùng chia nghĩa quân thành 15 quân thứ. Hà Tĩnh có 10, Nghệ An có 2, Quảng Bình

có 2, và Thanh Hóa có 1. Các quân thứ được xây dựng trên các cơ sở đơn vị hành chính, thường là
huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi.
18
Nghĩa quân tự trang bị vũ khí là chính như: giáo mác, đại đao, cướp vũ khí giặc, rồi nghiên cứu chế
tạo súng trường theo kiểu súng trường của Pháp để trang bị cho nghĩa quân.
Tác chiến dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến
tranh du kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động đánh địch với nhiều hình thức( công đồn, chặn
đường tiếp tế, dùng cạm bãy, hầm chông, dụ địch ra ngoài đồn diệt chúng).
Diễn biến:
Chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu, mang dấu ấn đậm nét của Cao
Thắng (1885 – 1888)
Sau một vài trận tập kích của địch không có hệu quả, lực lượng còn non yếu. Nhận thấy nếu chỉ
chiến đấu đơn độc thi phong trào rất dể bị tan rã, năm 1887 Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy
cho Cao Thắng để ra Bắc liên kết lực lượng.
Trong giai đoạn này Cao Thắng ra sức cũng cố lực lượng, huấn luyện nghĩa quân, sắm sửa khí
giới, xây công sự, phối hợp với các toán nghĩa quân vận động nhân dân tham gia kháng chiến chế
tạo thành công súng trường theo kiểu của Pháp 1874…Nghĩa quân đã chế tạo thành công loại sung
này bằng cách cướp sung của địch để tìm ra cách chế tạo. Cao Thắng đã tập trung nhiều thợ rèn lên
núi bắt dầu công cuộc chế tạo. Ông đã cho đúc được 350 khẩu sung theo kiểu Tây.
Tiền bạc súng đạn tăng lên và số lượng người tham gia nhiều hơn trước. Cao Thắng đã hoàn
thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo cơ sở thuận lợi để tổ chức khởi nghĩa. Năm 1888 Phan Đình
Phùng trở về lãnh đạo phong trào.
Giai đoạn 2: Cuộc chiến đấu quyết liệt (1889 – 1896)
Tháng 10/1893, Cao Thắng đưa 1000 quân từ Ngàn Trươi đánh Nghệ An, trên đường đi nghĩa
quân gập đánh thắng hai, ba đồn địch uy danh của Cao Thắng làm cho địch khiếp sợ.Khi đánh đến
đồn Nu nghĩa quân bị địch truy kích (nghĩa quân nghĩ thnah2 không có mai phục nhưng địch trốn
vào bên trong thành và một nữa đóng ngoài thành khi nghĩa quân của Cao Thắng tấn công vào tì
địch ở ngoài đánh vào, trong đánh ra làm cho quân Cao Thắng phải rút lui),Cao Thắng bị thương và
hi sinh.

Tháng 3/1894 nghĩa quân tiến đánh thị xã Hà Tĩnh nhưng thất bại, nghĩa quân rút về núi Quạt và
Vụ Quang
Ngày 17/10/1894 với chiến thuật “Sa nang úng thủy” nghĩa quân đã giành được thắng lợi ở Vụ
Quang. Chiến thuật này áp dụng theo kế Hàn Tín đánh Sở chỉ khác ở chỗ Hàn Tín dung bao cát
chặn nước còn Phan đình Phùng dùng cây để chặn nước. Phan Đình Phùng cho quân đi mượn những
khúc gỗ lim của lái buôn, chặt thêm cây mới cho ghép lại với nhau chặn nước dung dây mây cố định
làm cho nước đầu nguồn dâng lên. Lúc quân Pháp qua sông quân ta ở bên bờ tập kích cho quân địch
tựu đông ở giữa dòng sông lúc đó hạ lệnh cho quân ở đầu nguồn chặt dây mây làm nước ầm ầm kéo
xuống, đưa theo gỗ cuốn giặc đi, ai sống sót thì cũng bị nghĩa quân hai bên bờ tiêu diệt.
Trước tình thế đó Nguyễn Thân được lệnh triều đình Huế đưa 3000 quân vây căn cứ Vụ Quang,
trong một trận giao chiến quyết liệt Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh (28/12/1895). Phan
Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt ( Hà Tĩnh) ông đã để lại bài thơ “Tuyệt mệnh” vào loại xuất sắc trong
văn học hiện đại.
“Nhung trường vân mệnh đã mười đông
Vũ lược còn chưa lập được công.
Dân đói kêu trời, xao xác nhạn,
19
Quân gian chậ tđất, rộn rang ong
Chín lần xa giả non sông cách
Bốn bể nhân dân nước lửa hồng
Trách nhiệm càng cao, càng nặng gánh
Tướng môn riêng thẹn mặt anh hùng.”
(BảndịchcủaTrầnHuyDiệu).
Mười ngày sau Nguyễn Thân mới ra tới căn cứ nghiã quân, sai lính đào mộ Phan Đình Phùng lên đốt
thành tro trộn với thuốc sung bắn xuống sông La. Chúng muốn thi hài người anh hung cách mạng
không còn tồn tại nữa để làm tinh thần kháng Pháp của nhân dân giảm sút, đặc biệt là nghĩa quân.

Kết quả: 1886 cuộc khởi nghĩa thất bại.
Ý nghĩa:
Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương,tuy thất bại nhưng làm cho

Pháp hoang mang lo sợ, chứng tỏ một điều dù cho triều đình Huế đã công nhận miền Nam là thuộc
địa của Pháp, Miền Trung là được Pháp bảo hộ và miền Bắc là nửa bảo hộ nhưng nhân dân thì
không chấp nhận điều đó mà nổi dậy đấu tranh. Đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc và để
lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào giải phóng dân tộc sau này
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các cuộc khởỉ nghĩa
Giống nhau
Lãnh đạo: Các sĩ phu văn thân yêu Nước.
Lực lượng: Chủ yếu là nông dân.
Phương pháp: Khởi nghĩa vũ trang.
Kết quả: Thất bại.
Ý nghĩa: Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta
Khác nhau
Khởi nghĩa Bãi Sậy: xây dựng căn cứ và tác chiến linh hoạt…
Khởi nghĩa Ba Đình: chủ yếu là xây dựng căn cứ thủ hiểm ở 1 nơi
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh: biết liên kết các nghĩa quân lại với nhau, xây dựng, mở rộng căn
cứ….
Khởi nghĩa Hương Khê: Phương pháp tổ chức chặt chẽ, tự chế tạo súng trường…
20
III, Nguyên Nhân Thất Bại Ý Nghĩa Lịch Sử và Bài Học Kinh Nghiệm Của Phong Trào
CầnVương
1. Nguyên Nhân Thất Bại
- Còn mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết.
- Không thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời.
- Hậu cần thiếu thốn vũ khí thô sơ
- Sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu.
- Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất.
- Chưa thúc đẩy động viên và khai thác triệt để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và
sắc tộc.
- Do thực dân Pháp còn mạnh.
2.Ý nghĩa lịch sử:

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào dân tộc ,phong trào yêu nước chống chủ nghĩa
thực dân xâm lược,chống triều đình phong kiến đầu hàng ,diễn ra sôi nổi tuy phong trào thất bại
nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Tạo nên những nghệ thuật
quân sự của ta bấy giờ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau ,khích lệ tinh thần chiến đấu
của nhân dân ta.Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã nói lên sự cần thiết của việc thành lập
một tổ chức thống nhất để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh.
3.Bài học kinh nghiệm của phong trào
• Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào dân tộc, phong trào
yêu nước chống Chủ Nghĩa Thực Dân xâm lược đồng thời chống triều đình
phong kiếnđã đầu hàng diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp. tuy thất bại nhưng
cũng đã tô thắm truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân
xâm lược.
• Làm bài học kinh nghiệm cho các phong trào dân tộc về sau.
• Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ phong trào yêu nước của
Việt nam lúc này đang rơi vào khủng hoảng,chứng tỏ sự phá sản hoàn toàn
của đương lối cứu nước theo con đường Phong Kiến ( đánh Pháp để khôi
phục trều đại Phong Kiến). hệ tư tưởng Phong Kiến trở nên lạc hậu lỗi
thời, không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử nên phong trào thất bại là tất
yếu.
• Đây là sự tiếp nối phong trào yêu nước của nhân dân trong lịch sử dân tộc
nhưng không thích ứng được nên tính giai cấp mờ đi,tính dân tộc tăng lên,
các lọi ích của giai cấp đối lập nhau ( nông dân và địa chủ phong kiến cũng
21
mờ đi) được điều hòa và gắn bó lại trong một lợi ích chung của Chủ Nghĩa
yêu nước.
• Từ nay cùng với yêu cầu cứu nước giành độc lập dân tộc đã đặt ra một yêu
cầu cho xã hội- phải từ bỏ chế độ quân chủ. Phong trào Cần Vương thất
bại đã dọn đường cho những cuộc vận đọng cách mạng đầu thế kỉ XX.
• Với những thất bại thì ít nhiều những người lãnh đạo nhận ra chúng ta thua
Pháp về mặt quân sự, khoa học kỹ thuật, khi thực Dân Pháp khai thác

thuộc địa về kinh tế, khoa học kỹ thuật.
• Kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này đặc biệt là phong trào
giải phóng dân tộc khi có Đảng lãnh đạo chọn cân cứ kháng chiến
• xây dựng khối đoàn kết dân tộc không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu
hướng chính trị.
• Tư tưởng Đàm- Đánh, đánh để đàm, đàm để đánh kết hợp chặt chẽ giữa hai
biên pháp này để dành được những điều kiện thuận lợi nhất để giải phóng
dân tộc.
• Phải biết cô lập kẻ thù, làm cho chúng thất bại chiến lược lấy chiến tranh
nuôi chiến tranh.
• Phải đề ra được những chiến lược, sách lược phù hợp với điều kiện lịch sử
Xây dựng lực lượng chính trị góp phần tuyên truyền cho nhân dân đường lối cứu nước đúng đắn.

22
23

×