Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (tóm tắt + toàn văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.08 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
******





NGUYỄN THỊ THANH HIỀN




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
CHỦ YẾU CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG
Bactrocera dorsalis Hendel HẠI CÂY ĂN QUẢ VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG TỔNG HỢP
Ở MỘC CHÂU, SƠN LA



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 62.62.01.12





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP












HÀ NỘI, NĂM 2014


Công trình được hoàn thành tại:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam




Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Lê Đức Khánh
2. GS. TS. Phạm Văn Lầm



Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:







Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp
tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư Viện:
1. Thư Viện Quốc gia
2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư Viện Bảo vệ thực vật

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel là một dịch hại nguy
hiểm đối với cây ăn quả vì sâu non sinh sống và gây hại trong quả. Ngoài tác hại trực
tiếp, ruồi đục quả Phương Đông còn là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước
nhập khẩu sản phẩm quả tươi từ Việt Nam. Để phòng trừ ruồi đục quả nói chung và
ruồi đục quả Phương Đông nói riêng hiện nay chủ yếu dựa vào bẫy diệt trưởng thành
đực và thuốc hoá học, nhưng hiệu quả phòng trừ không cao. Các kết quả nghiên cứu
về ruồi đục quả Phương Đông đã có chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cây ăn
quả. Việc quản lý ruồi đục quả Phương Đông đang là cấp bách cho sản xuất nông
nghiệp và là thách thức cho hoạt động xuất khẩu quả tươi của Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình trên, luận án đã được thực hiện với tên đề tài là “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học, sinh thái chủ yếu của loài ruồi đục quả Phương Đông
Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng
tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La”
2. Mục đích nghiên cứu

Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và các yếu tố ảnh
hưởng đến số lượng ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis nhằm đề xuất và áp dụng
các biện pháp phòng chống loài côn trùng hại này theo hướng quản lý tổng hợp đạt
hiệu quả bền vững cho đào mèo ở Mộc Châu (Sơn La) nói riêng và các cây ăn quả
khác ở nước ta nói chung.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp một cách hệ thống các đặc điểm sinh học,
sinh thái học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi B.
dorsalis tại huyện Mộc Châu (Sơn La) giai đoạn trước thu hoạch.
- Đề xuất được các biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp loài ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về sinh học,
sinh thái học. Kết quả của đề tài góp phần quản lý ruồi đục quả B. dorsalis gây hại trên
cây ăn quả ở nước ta nói chung, ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis Hendel
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài
ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng biện pháp
phòng chống loài ruồi đục quả Phương Đông theo hướng tổng hợp ở điều kiện Mộc
Châu (Sơn La).
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được 21 loài ruồi đục quả và 31 loại quả thực vật là thức ăn của
chúng ở các tỉnh/thành Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai. Đối với vùng Mộc Châu,
lần đầu cung cấp danh sách 21 loài ruồi đục quả với 20 loại quả thực vật là ký chủ
của chúng.
- Bổ sung và cung cấp một cách hệ thống các dẫn liệu khoa học về đặc điểm
sinh vật học, sinh thái họ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis.

2


- Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu đề xuất giải pháp phòng
chống ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis theo hướng tổng hợp trên diện rộng ở
vùng Mộc Châu (Sơn La).
6. Cấu trúc luận án
Luận án có 120 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung (3 chương), kết luận và
đề nghị với 20 bảng số liệu, 30 hình. Đã tham khảo 93 tài liệu, trong đó có 34 tài liệu
tiếng Việt, 59 tài liệu tiếng Anh .
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ruồi đục quả họ Tephritidae có thành phần loài khá phong phú và có phổ ký chủ rất đa
dạng thuộc các họ thực vật khác nhau (Ian và Marlene, 1992). Tuy nhiên, thành phần loài ruồi
đục quả thuộc họ Tephritidae ở các vùng sinh thái khác nhau rất không giống nhau, thay đổi
chủ yếu phụ thuộc vào thành phần loài thực vật là cây ký chủ của chúng.
Sâu non (giòi) của các loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae đều sinh sống và
gây hại ở bên trong quả của các loại thực vật. Do đó, việc nghiên cứu diễn biến số
lượng của quần thể ruồi đục quả chỉ có thể thông qua theo dõi diến biến số lượng của
pha trưởng thành vào các loại bẫy khác nhau.
Với tập tính sống ở bên trong các loại quả nên các biện pháp (kể cả biện pháp hóa
học) phòng trừ sâu non của ruồi đục quả thường không cho hiệu quả cao. Các dẫn liệu
khoa học về diễn biến số lượng trưởng thành của ruồi đục quả là căn cứ quan trọng để đề
xuất thời điểm áp dụng các biện pháp tiêu diệt pha trưởng thành của ruồi đục quả.
Sự phát sinh của ruồi đục quả trong các điều kiện sinh thái cụ thể sẽ là cơ sở
khoa học để xây dựng biện pháp phòng chống loài côn trùng hại này một cách hiệu
quả và bền vững.
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước về ruồi đục quả
1.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả
Ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis được ghi nhận có mặt ở Đài Loan từ
năm 1912. Từ đó đến nay loài này đã mở rộng phân bố tới nhiều vùng khác nhau
thuộc khu vực châu Á và Thái Bình Dương như Ấn Độ, Paskistan, Nepan, Việt Nam,

Lào, Thái Lan,…(dẫn theo Wan et.al., 2011). Ruồi đục quả Phương Đông là một
trong năm loài ruồi đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông
Ruồi đục quả Phương Đông và các loài ruồi đục quả nói chung khi trưởng thành bước vào
giai đoạn thành thục, trứng phát triển trong cơ thể con cái và chúng sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây
ký chủ nơi có nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là protein. Ruồi đục quả Phương Đông có xu
tính ưa màu vàng, (Drew và Romig, 1999). Các loài ruồi đục quả ở nhiệt đới thường chọn những
quả chín thành thục và vỏ mềm để đẻ trứng ( Allwood và Ema, 2003).
Ruồi đục quả Phương Đông có thời gian phát triển của các pha trứng, sâu non
và nhộng tương ứng là 1- 20 ngày, 9- 35 ngày và 10- 30 ngày. Trưởng thành sống
được 1 - 3 tháng (Ian và Marlene, 1992).
Ở trong phòng thí nghiệm, một trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông có
thể đẻ được 1.236,2 trứng với trung bình 10,2 trứng/ngày. Loài ruồi đục quả này có tỷ lệ
tăng tự nhiên là 0,14; hệ số nhân của một thế hệ là 712; thời gian một thế hệ là 50 ngày,
thời gian tăng đôi quần thể khoảng 4,3 ngày (Pablo Liedo và James Carey, 1996). Theo
Roger Vargas et.al.(1997), Ruồi đục quả Phương Đông có hệ số nhân là 560,2; tỷ lệ tăng

3

tự nhiên là 0,140; thời gian một thế hệ là 77,4 ngày; thời gian tăng đôi số lượng cá thể
trong quần thể là 4,9 ngày.
Phổ loại quả thực vật là thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông ở
Pakistan đã ghi nhận được gồm vài loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài
thuộc họ Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae (Ian và Marlene, 1992). Thống kê
các nghiên cứu đến năm 2004, Hui và Jian (2005) chỉ ra trên 100 loại quả thực vật là
thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông.
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học
Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng của loài ruồi đục quả Phương
Đông nuôi ở nhiệt độ 30
°

C chỉ bằng một nửa so với nuôi ở nhiệt độ 20
°
C (Liu et al.,
1985). Thời gian trước đẻ trứng của loài B. dorsalis là 30,4 ngày khi nuôi ở nhiệt độ
19°C, nhưng lại ngắn hơn gần một nửa (17,4 ngày) khi nuôi ở 36°C (Yang et al., 1994).
Ruồi đục quả Phương Đông có thời gian vòng đời là 102 ngày ở nhiệt độ 20
°
C, là 38
ngày ở 30
°
C và là 77 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 25
°
C (Liu et al., 1985). Ở các mức nhiệt
độ 16
°
C, 18
°
C, 24
°
C, 29
°
C và 32
°
C thời gian vòng đời của loài B. dorsalis tương ứng là
133,2; 77,4; 45,1; 33,4 và 28,1 ngày. Sức đẻ trứng rất khác nhau khi nuôi ở các nhiệt độ
khác nhau. Một trưởng thành cái đẻ 40,8 trứng khi nuôi ở nhiệt độ 16
o
C, đẻ 690,6 trứng
ở nhiệt độ 18
°

C; đẻ 1.512 trứng ở nhiệt độ 24
°
C; đẻ 602,8 trứng ở nhiệt độ 29
°
C và chỉ
đẻ 77,9 trứng ở nhiệt độ 32
°
C. Tỷ lệ sống sót ở các giai đoạn phát triển của loài B.
dorsalis rất khác nhau khi nuôi ở các nhiệt độ khác nhau (Roger Vargas et al., 1997).
Ẩm độ có ảnh hưởng tới thời gian sống của trưởng thành, số lượng trứng/con cái và tỷ lệ
trứng nở của loài ruồi B. olive Rossi (Broufas et al., 2009). Thí dụ, thời gian sống là 18,9
ngày; 33,5 ngày; 47,6 ngày, 49,8 ngày và 30,5 ngày khi nuôi ở mức ẩm độ tương ứng
12%; 33%; 55%; 75% và 94%.
Sâu non ruồi đục quả Phương Đông nuôi bằng quả chuối giống Robuta và Elakki có
thời gian vòng đời là 19 ngày; nuôi bằng các quả ổi, đu đủ và xoài có thời gian vòng đời tương
ứng là 23, 18,5 và 26 ngày (Liu et al., 1985). Thức ăn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính. Thức
ăn là quả xoài cho tỷ lệ đực: cái đạt cao nhất là 1:1,7. Khi thức ăn là quả ổi, quả đu đủ, quả
chuối giống Robuta và chuối giống Elakki chỉ tiêu này tương ứng là 1,09: 1; 1,0:1,0; 1:0,92 và
1:1,09. Khi thức ăn dạng dung dịch có thành phần gồm protein, bột đậu tương, đạm đậu tương
đã cho tỷ lệ đực cái tương đương nhau (Khan et al., 2011).
Sự phát sinh, biến động số lượng của ruồi đục quả Phương Đông được nghiên
cứu tại Thái Lan, Trung Quốc và Hawaii (Frank và Henrry, 1970; Keawchoung et
al., 2000; Yuan Meng et al., 2008, Zhou et al., 2008). Ẩm độ có ảnh hưởng đến mật
độ quần thể ruồi đục quả Phương Đông trong tự nhiên được ghi nhận trong các
nghiên cứu của Allwood và Ema (2003), Amice và Sales (1995), Nripendra và Hirak
(2010). Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự xuất hiện ngoài tự nhiên của loài ruồi đục quả
Phương Đông có thể thấy trong các nghiên cứu của Wu et al. (2000), Frank et al.
(1970), He et al. (2002). Ảnh hưởng của thức ăn đến quần thể ruồi đục quả Phương
Đông được ghi nhận trong các nghiên cứu của Amice và Sales (1996), Leweniqila et
al. (1996), Hui Ye và Jian (2005), Roger Vargas et al.(1990).

1.2.4. Biện pháp phòng chống ruồi đục quả
Biện pháp kiểm dịch thực vật: dùng hoá chất fenthion và dimethoate, xông hơi
bằng thuốc Methyl bromide, Ethylen dibromide, chiếu xạ quả, xử lý nhiệt lạnh, xử lý
nhiệt nóng, biện pháp nước nóng, biện pháp hơi nước nóng, biện pháp khí nóng .

4

Biện pháp canh tác được áp dụng như thời vụ, vệ sinh đồng ruộng và thu hoạch
quả sớm (Allwood, 1996; Khandelwal và Nath, 1978; Susanto và Tati, 1971;
Vijayseganran,1996).
Biện pháp thủ công vật lý như bao gói quả, bẫy dẫn dụ, bẫy thức ăn (Drew và
Romig, 2010; Pinero et al., 2010; Vickers,1996).
Biện pháp triệt sản xử lý nhộng ruồi đục quả Phương Đông bằng Côban 60,
Ce-si-um 137 (Obra và Resilva, 2011; Orankanok et al., 2011).
Biện pháp sinh học như sử dụng ong ký sinh và được thực hiện thành công ở
Hawaii và Fiji (Perter, 1996; Waterhouse, 1993; Clause et al., 1965).
Biện pháp hóa học: phun thuốc hoá học phủ toàn bộ tán cây, ruồi đục quả bị
trúng thuốc sẽ chết (Drew, 2010).
Phòng chống tổng hợp trên diện rộng: Biện pháp này hạn chế được quần thể
ruồi đục quả Phương Đông xâm nhập gây hại các vùng sản xuất thương mại từ các
cây ký chủ trồng xen, các vườn bỏ hoang không được phòng trừ hoặc các vườn gia
đình. Hiệu quả của biện pháp khá ổn định.
1.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả
Loài B. dorsalis xuất hiện ở tất cả các vùng điều tra. Nghiên cứu về vấn đề này có
Viện Bảo vệ thực vật (1967-1968, 1997-1998), Drew và nnk. (2001), Lê Đức Khánh và
nnk. (2008), Lê Đức Khánh và nnk. (2010), Đặng Xuân Kỳ và nnk. (2008), Lê Thị Điểu
và Nguyễn Văn Huỳnh (2009), Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk. (2011, 2012).
Nghiên cứu thành phần loài ruồi chi tiết được thực hiện tại tỉnh Long An (Lê
Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh, 2009), tỉnh Tiền Giang (Viện Nghiên cứu cây ăn

quả miền Nam, 2011), tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk., 2011).
1.2.2. Nghiên cứu sinh học
Các dẫn liệu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông có thể tìm
thấy trong công trình của các tác giả Huỳnh Trí Đức và nnk. (2001), Dương Minh Tú và
nnk (2001), Nguyễn Hữu Đạt (2003), Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004),
Nguyễn Hữu Đạt (2007), Võ Thị Bảo Trang và nnk. (2012). Bảng sống của ruồi đục
quả Phương Đông chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2.3. Đặc điểm sinh thái học
Biến động số lượng ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis được nghiên cứu từ năm
2009 đến năm 2011 tại khu vực trồng thanh long tỉnh Long An (Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn
Huỳnh, 2009), Bình Thuận (Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk., 2012) và Tiền Giang (Viện
Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2011). Yếu tố thức ăn, ẩm độ và nhiệt độ có ảnh hưởng
đến số lượng ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy dẫn dụ tại Tiền Giang, Bình Thuận. Tại
miền Bắc, trong đó có Mộc Châu (Sơn La) chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
1.2.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả
Biện pháp canh tác (vệ sinh đồng ruộng) và biện pháp thủ công vật lý (bao gói quả,
bẫy dẫn dụ) đã được nghiên cứu áp dụng ở một số nơi để trừ ruồi đục quả Phương Đông
(Lê Đức Khánh và nnk., 2008; Nguyễn Văn Chí và nnk., 2010; Nguyễn Thị Thanh Hiền
và nnk., 2012; Nguyễn Minh Châu và nnk., 2010).
Phòng chống tổng hợp trên diện rộng đối với ruồi đục quả Phương Đông hại
thanh long được áp hiện tại Bình Thuận, Tiền Giang (Nguyễn Thị Thanh Hiền và
nnk., 2012; Nguyễn Minh Châu và nnk., 2010).

5

1.3. Nhận xét chung và các vấn đề cần quan tâm
Trên thế giới, nghiên cứu về ruồi đục quả Phương Đông được thực hiện một cách
có hệ thống và toàn diện. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về sinh học và sinh thái học
của loài B. dorsalis còn hạn chế, nhất là dưới góc độ một loài côn trùng hại ở
vườn/đồng ruộng. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, cần nghiên cứu bổ sung về đặc điểm

sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
2.2. Thời gian nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu được thực hiện từ 2009-2013
2.2.Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm
Ruồi đục quả Phương Đông, các cây ăn quả phổ biến và các dụng cụ thu bắt và
nuôi côn trùng,
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài và tác hại của ruồi đục quả ở một số tỉnh miền Bắc.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông.
- Nghiên cứu biện pháp quản lý ruồi đục quả Phương Đông theo hướng tổng hợp
trên diện rộng tại Mộc Châu (Sơn La).
2. 4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và tác hại của ruồi đục quả ở một số tỉnh
miền Bắc, Việt Nam theo Drew và nnk. (2001). Phân loại mẫu ruồi đục quả theo các
tài liệu White và Harris (1992); Lawson et al.(2003).
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông theo phương pháp
của Walker et al.(1996), Vargas et al., (1997) và Nguyễn Văn Đĩnh 1994).
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học diễn biến số lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng
ruồi đục quả Phương Đông theo phương pháp của Drew và nnk. (2001), Walker et al. (1996),
Vargas et al., (1997) và Nguyễn Văn Đĩnh (1994).
Các thí nghiệm đồng ruộng về biện pháp phòng chống ruồi đục quả Phương Đông
được bố trí theo ô lớn không nhắc lại. Các thí nghiệm trong phòng nghiên cứu được
bố trí hoàn toàn ngẫn nhiên, nhắc lại 3-4 lần.
Thí nghiệm phòng chống ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis hại quả đảo mèo
theo hướng tổng hợp trên diện rộng có đối chứng là vườn của nông dân.
2.5. Phương pháp tính toán số liệu

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Võ Văn Huy
và nnk. (1997) và IRRISTAT 5.0. Các số liệu có giá trị phần trăm được chuyển đổi
theo hàm asin trước khi xử lý thống kê.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài và tác hại của ruồi đục quả ở một số tỉnh miền Bắc
3.1.1. Thành phần loài ruồi theo địa điểm nghiên cứu
Sử dụng bẫy dẫn dụ và thu thập quả bị hại tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
đã ghi nhận được 21 loài ruồi đục quả thuộc 2 giống Bactrocera (19 loài) và Dacus (2
loài) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trong số 21 loài thì có 11 loài thuộc giống
Bactrocera cùng xuất hiện tại các tỉnh/thành Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình và Lào Cai;

6

10 loài ruồi còn lại xuất hiện riêng lẻ tại mỗi tỉnh. Trong mỗi bẫy dẫn dụ ở các điểm
điều tra số lượng cá thể ruồi thuộc giống Bactrocera luôn thu được nhiều hơn giống
Dacus
3.1.2. Thành phần loài ruồi đục quả theo cây trồng
Tại các tỉnh/thành phố được nghiên cứu (Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Lào
Cai) đã ghi nhận được 31 loại quả là ký chủ của ruồi đục quả. Trong đó có 22 loại
quả của cây ăn quả (17 loại quả của cây ăn quả á á nhiệt đới và 5 quả của cây ăn quả
ôn đới). Các loài ruồi đục quả B. correcta, B. carambolae, B. dorsalis, B. pyrifoliae
và B. verbacifoliae gây hại cho các cây ăn quả. Các loài ruồi đục quả B. cucurbitae;
B. tau, B. latifrons gây hại cho cây rau ăn quả và quả cây dại. Loài ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis gây hại cho cả cây ăn quả (quả của cây ăn quả á nhiệt đới
và cây ăn quả ôn đới) và quả cây dại.
3.1.3 . Nghiên cứu về tình hình ruồi và cây ký chủ ở Mộc Châu (Sơn La)
Tại Mộc Châu đã xác định có 21 loài ruồi đục quả thuộc hai giống Bactrocera
(19 loài) và giống Dacus (2 loài) của họ Tephritidae. Bổ sung sự có mặt của loài B.
carambolae tại Mộc Châu (Sơn La).
Đã xác định có 31 loại quả là thức ăn của các loài quả ruồi đục quả. Loài

ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis có số lượng loại quả (với 20 loại) là thức ăn
nhiều nhất.
3.1.4. Tác hại của ruồi đục quả
Thời gian ruồi đục quả gây hại cho các loại quả kéo dài từ tháng 3 đến tận tháng
11. Giai đoạn quả bị các loài ruồi đục quả tấn công có khác nhau giữa các loại quả. Quả
của các cây ăn quả thường bị ruồi đục quả tấn công vào giai đoạn chín sinh lý. Quả của
các loại rau ăn quả bị hại sớm hơn, từ khi quả mới đậu và kéo dài trong suốt quá trình
quả phát triển. Nhìn chung, các loài ruồi đục quả gây hại cho quả của các cây ăn quả
nặng hơn. Thí dụ, quả đào Mèo bị hại tới 63,2%, quả gioi bị hại 44,1%, quả hồng bị hại
36,8%,… Trong khi đó, quả của các cây rau ăn quả bị hại nhẹ hơn: quả mướp đắng bị
hại nặng nhất cũng chỉ tới 42%. Loài ruồi đục quả Phương Đông gây hại quả của các cây
ăn quả họ hoa hồng (Rosasae), họ sim (Myrtaceae), họ thị (Ebenaceae), họ bầu Bí
(Cucurbitaceae) và họ đào lộn hột (Anacardiaceae). Trong những quả của cây họ hoa
hồng thì quả đào Mèo bị hại nặng nhất
3.2. Đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
3.2.1. Tập tính sinh sống của loài B. dorsalis
Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào sâu trong phần thịt dưới vỏ quả. Trứng nở thành
sâu non và sâu non sống trong quả, ăn và phá hoại phần thịt quả, làm quả bị thối, ủng và
rụng. Khi sâu non đẫy sức di chuyển khỏi quả và rơi xuống đất để chuyển sang giai đoạn
nhộng. Nhộng ở trong lớp đất mặt với độ sâu 2-3 cm.
3.2.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời
Trong điều kiện nhiệt độ 28
°
C và ẩm độ 75%, thức ăn là quả đào Mèo ruồi đục
quả Phương Đông có thời gian phát dục pha trứng kéo dài 1,98 ± 0,04 ngày, sâu non là
6,48 ± 0,04 ngày, nhộng 9,28 ± 0,09 ngày, thời gian trước đẻ trứng là 14,79 ± 0,04 ngày.
Vòng đời kéo dài 32,53 ± 0,06 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành đực là 120 ± 3,8 ngày,
của trưởng thành cái là 140 ± 10,6 ngày (bảng 3.4).

7


Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
Giai đoạn phát dục Đơn vị Thời gian phát dục n
Trứng (*) ngày 1,98 ± 0,04 30
Sâu non (*) ngày 6,48 ± 0,04 30
Nhộng (*) ngày 9,28 ± 0,09 30
Trưởng thành trước đẻ trứng (*) ngày 14,79 ± 0,04 30
Vòng đời ngày 32,53 ± 0,06 30
Tuổi thọ trưởng thành đực (**) ngày 120 ± 3,8 19
Tuổi thọ trưởng thành cái (**) ngày 140 ± 10,6 19
Ghi chú; (*) Nhiệt độ 28
°
C; ẩm độ 75%; (**) Nhiệt độ 26 -28
°
C; ẩm độ 60-75%; Thức ăn là
quả đào Mèo; n: số lượng cá thể theo dõi
3.2.3. Sinh học sinh sản
3.2.3.1. Đặc điểm cơ quan sinh sản của ruồi trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis : Ống đẻ trứng của trưởng thành cái loài ruồi đục quả Phương Đông
có ba đốt và có thể co rút cơ động. Tinh hoàn của trưởng thành đực ruồi đục quả
Phương Đông chưa thành thục nằm ở các thuỳ tinh trùng và có màu vàng nhạt. Theo
thời gian,ngày tuổi tăng lên thì màu vàng của tinh hoàn càng đậm hơn.
3.2.3.2. Tỷ lệ giới tính: Có 4 đợt trong tổng số 6 đợt đánh giá có tỷ lệ trưởng thành cái
luôn cao hơn trưởng thành đực.
3.2.3.3. Tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng: Kết quả theo dõi 3 đợt thí nghiệm đều cho
thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, tỷ lệ trưởng thành cái loài ruồi đục quả
Phương Đông tham gia đẻ trứng với tỷ lệ rất cao, dao động 91,7% - 94,4%
3.2.3.4. Thời gian đẻ trứng trong ngày: Trưởng thành cái đẻ trứng tập trung nhất vào
khoảng từ 13 đến 16 giờ chiều hàng ngày (hình 3.6)
0

20
40
60
80
100
120
Số trứng (quả)
9-12 giờ 13-16 giờ 16-19 giờ
Thời gian thu trứng trong ngày

Hình 3.6. Số lượng trứng thu được tại các thời điểm thu trong ngày (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
Ghi chú: Nhiệt độ = 26-28
°
C; ẩm độ = 60-80%; n = 50
3.2.3.5. Sức đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng
Thí nghiệm thực hiện từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013. Các trưởng
thành được tách ra và ghép cặp ngay sau khi vừa vũ hoá. Kết quả cho thấy một
trưởng thành cái có thể đẻ trung bình 6,68 trứng mỗi ngày. Số lượng trứng do một
trưởng thành cái đẻ được biến động rất lớn, nhiều nhất được tới 1.298 trứng, đẻ ít
nhất là 574 trứng. Trung bình mỗi trưởng thành cái đẻ được 949,73 trứng. (bảng 3.7)
Bảng 3.7. Thời gian đẻ trứng và sức đẻ trứng của trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013)
Chỉ tiêu theo dõi Phạm vi biến động Trung bình
Thời gian đẻ trứng của con cái (ngày) 57 - 96 81,32 ± 2,8
Số trứng đẻ/con cái/ngày 1- 46 6,68 ± 0,14
Tổng số trứng/cái 574-1298 949,7 ± 38,84
Ghi chú : Nhiệt độ 26± 28
°
C ; Ẩm độ 60-80% ; Thức ăn nuôi sâu non là đào mèo


8

Số trứng trung bình do một trưởng thành cái đẻ trong thí nghiệm này nhiều hơn
so với số lượng trứng ghi nhận được trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đạt và Bùi
Công Hiển (2004). Theo các tác giả này, một trưởng thành cái chỉ đẻ được 601 - 721
trứng. Ngược lại, một trưởng thành loài côn trùng này có thể đẻ được 1.200 - 1.551
trứng trong thí nghiệm của Ian và Marlene (1992), Pablo và James (1996). Sự sai khác
này là đương nhiên. Vì các tác giả sử dụng thức ăn nuôi sâu non và nguồi ruồi đục quả
không giống nhau. Trong nghiên cứu này đã sử dụng nguồn ruồi đục quả Phương Đông
ở thế hệ thứ 8 nuôi trong phòng và thức ăn nuôi sâu non là quả đào mèo. Các tác giả
Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004) sử dụng củ cà rốt tươi làm thức ăn nuôi sâu
non và nguồn ruồi đục quả Phương Đông là thế hệ 3 - 4. Còn Ian và Marlene (1992)
cũng sử dụng củ cà rốt tươi làm thức ăn nuôi sâu non, nhưng nguồn ruồi đục quả
Phương Đông là thế hệ 65 nuôi trong phòng.
Trong thí nghiệm này, trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis không
đẻ trứng liên tục, mà có xen những ngày không đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ trung bình trong
suốt đời con cái này là 7 trứng, cao nhất là 31 trứng (ngày tuổi thứ 110 ) (hình 3.7).
0
5
10
15
20
25
30
35
1 7 13 19 25 31 37 43 49 55 61 67 73 79 85 91 97 103 109 115 121 127 133 139 145 151 157
Tuổi ruồi mẹ

Hình 3.7. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013)

Ghi chú : Nhiệt độ 26± 28
°
C ; Ẩm độ 60-80% ; Thức ăn nuôi sâu non là quả đào Mèo
3.2.4. Nhiệt độ khởi điểm phát dục, số lứa trong năm
Đã nuôi ruồi đục quả Phương Đông ở hai mức nhiệt độ 23
°
C và 28
°
C, ẩm độ
75% với thức ăn cho sâu non có thành phần quả đào Mèo. Dựa trên kết quả thời gian
vòng đời ở hai điều kiện thí nghiệm này đã tính được ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát
dục của ruồi đục quả Phương Đông là 10,2
°
C. Tổng tích ôn hữu hiệu để loài ruồi đục quả
Phương Đông hoàn thành một thế hệ là 589,67 độ/ngày. Số lứa lý thuyết của ruồi đục
quả Phương Đông B. dorsalis ở điều kiện tự nhiên tại Mộc Châu các năm 2010, 2011 và
2012 tương ứng là 6,0; 4,7 và 4,6 lứa.
Nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 26 ± 2
°
C, ẩm độ 60 - 80% với
thức ăn cho sâu non là quả đào Mèo. Kết quả cho thấy ruồi đục quả Phương Đông có
tỷ lệ sống cao, thời gian sống dài và sức sinh sản khá cao (hình 3.8).
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1 11 21 31 41 51 61 71 81 91 101 111 121 131 141

Ngày đẻ
0
2
4
6
8
Sức sinh sản (mx)
(con cái/ngày)
Tỷ lệ sống Sức sinh sản

Hình 3.8. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của ruồi đục quả B. dorsalis (Viện Bảo
vệ thực vật, 2012-2013)

9

Sau 162 ngày tuổi toàn bộ trưởng thành chết. Trưởng thành cái được 21 -22
ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng và kết thúc sinh sản dài nhất tới 160 ngày tuổi. Như vậy,
nếu tính từ ngày trưởng thành đẻ trứng đầu tiên đến ngày đẻ trứng cuối cùng thì
khoảng thời sinh sản khá dài, trung bình 141 ngày. Trong thời gian đẻ trứng, trưởng
thành cái có ngày không đẻ trứng, nên thời gian thực sự đẻ trứng chỉ khoảng 81,32 ±
2,8 ngày. Sức đẻ trứng cao và ổn định, nhất là khi trưởng thành cái ở giai đoạn 26 - 85
ngày tuổi. Từ 90 ngày tuổi trở đi, sức sinh sản giảm dần. Đa số các trưởng thành cái
ngừng đẻ trứng 1-3 ngày trước khi chết.
3.2.5. Bảng sống: Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của ruồi đục quả Phương Đông r = 0,126.
Như vậy, cứ sau 1 ngày đêm, số lượng cá thể trong quần thể ruồi đục quả Phương
Đông tăng lên được 12,6%. Thời gian một thế hệ ruồi đục quả tính theo cơ sở mẹ là
45,67 ngày. Thời gian tăng đôi số lượng cá thể trong quần thể rất ngắn, chỉ có 5,63
ngày. Hệ số nhân của một thế hệ cao với R
o
= 325,65. Giới hạn tăng tự nhiên λ =

1,135, nghĩa là cứ sau 1 ngày đêm trôi qua số lượng cá thể trong quần thể tăng lên
1,135 lần (bảng 3.10).
Bảng 3 10. Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của ruồi đục quả Phương Đông
(Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013)
Chỉ tiêu theo dõi
Gía trị
Hệ số nhân của một thế hệ R
o
(♀/thế hệ) 325,65
Thời gian một thế hệ tính theo đời con T(ngày) 45,65
Thời gian một thế hệ tính theo đời mẹ T
c
(ngày) 73,59
Thời gian tăng đôi số lượng cá thể trong quần thể DT (ngày) 5,63
Tỷ lệ tăng tự nhiên r (/ngày) 0,123
Giới hạn tăng tự nhiên λ (/ngày)
1,131
Ghi chú: Nhiệt độ 26 ± 2
°
C; ẩm độ 60 - 80%, chiếu sáng 10 giờ/ngày; thức ăn sâu non là
quả đào Mèo
3.2.6. Ký chủ của loài ruồi đục quả B. dorsalis
Trong ba năm nghiên cứu (2010-2012) đã thu được 1.682 mẫu quả có triệu chứng
hại do ruồi đục quả gây ra. Các quả này của các loại cây ăn quả, cây rau ăn quả, cây dại. Kết
quả đã ghi nhận được 20 loại quả là thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông. Đó là
các quả vải, nhãn, bưởi, khế, sung, xoài, đu đủ, đào mèo, đào nhập nội, mơ, mận, hồng
xiêm, na, ổi, gioi, hồng, táo,… Đây là những ghi nhận đầu tiên về thành phần cây ký chủ
của loài B. dorsalis tại Mộc Châu.
3.3. Đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các pha phát triển trong phòng thí nghiệm

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tất cả các pha phát triển của ruồi đục quả Phương Đông.
Ở mức nhiệt độ nuôi 23°C thời gian phát triển của các pha trứng, sâu non, nhộng và vòng
đời của ruồi loài ruồi này tương ứng là 3,76 ngày; 11,3 ngày; 13,7 ngày và 63,65 ngày.
Thời gian trước đẻ trứng là 17,46 ngày. Các chỉ tiêu này ở nhiệt độ 28°C đều rút ngắn hơn
và tương ứng là 1,98 ngày; 6,48 ngày; 9,82 ngày; 14,79 ngày và 32,53 ngày.

10


Hình 3.9. Thời gian phát dục pha trứng
của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ thực
vật, 2013)

0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
Thời gian phát
triển (ngày)
23°C 28°C
Điều kiện nhiệt độ
Pha sâu non
Pha nhộng

0.00

10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
Thời gian phát
triển (ngày)
23°C 28°C
Điều kiện nhiệt độ
Trước đẻ trứng
Vòng đời

Hình 3.10. Thời gian phát dục pha sâu non và
nhộng của ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ
thực vật, 2013)

Hình 3.11. Thời gian trước đẻ trứng và
vòng đời của ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis ở nhiệt độ nuôi khác nhau (Viện
Bảo vệ thực vật, 2013)


3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non
3.3.2.1. Thức ăn của pha sâu non và thời gian phát dục các pha, vòng đời
Tiến hành thí nghiệm nuôi sâu non bằng các thức ăn khác nhau: quả đào Mèo
(Prunus persica L.), quả xoài (Mangifera indica L.), quả ổi (Psidium guajava L.), quả
đu đủ (Carica papaya L.) và củ cà rốt (Daucus carota subsp. sativus). Công thức nuôi

sâu non bằng củ cà rốt có thời gian phát dục pha trứng ngắn nhất, chỉ với 1,8 ngày. Khi
nuôi sâu non bằng các quả đào mèo, đu đủ, xoài và ổi, thời gian phát dục pha trứng kéo
dài hơn và tương ứng là 3,76 ngày; 2,38 ngày; 2,49 ngày và 2,59 ngày (P< 0,05 ).
Nguyên nhân có sự sai khác trên có thể là do ẩm độ của các loại thức ăn để đặt trứng vào
là rất khác nhau, trong đó thức ăn là cà rốt xay nhỏ luôn giữ được ẩm độ tốt nhất. Trong
nghiên cứu này, công thức dùng củ cà rốt nuôi sâu non có thời gian phát dục pha trứng
vẫn dài hơn so với kết quả của Nguyễn Hữu Đạt (2003), Manoto và Tuazon (1992-
1993), Võ Thị Bảo Trang và nnk. (2012).
Khi nuôi sâu non bằng quả đu đủ, quả xoài và củ cà rốt có thời gian phát dục
của pha sâu non đạt ngắn hơn cả, trung bình là 9,04 - 9,83 ngày. Chỉ tiêu này khi nuôi
bằng quả ổi là 10,66 ngày và đạt dài nhất là 11,26 ngày ở công thức nuôi bằng quả
đào mèo (bảng 3.12). Thời gian phát dục pha sâu non ở các công thức nuôi bằng quả
đu đủ, quả xoài sai khác nhau ở mức không có ý nghĩa thống kê; sự sai khác này có ý
nghĩa chỉ ở công thức nuôi bằng quả đào, cà rốt và quả ổi (P< 0,05). Thời gian phát
dục pha sâu non của nghiên cứu này cũng kéo dài hơn so với kết quả của Nguyễn
Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004), Dương Minh Tú và nnk. (2001), Võ Thị Bảo
Trang và nnk. (2012), Manoto và Tuazon (1992-1993).
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
Thời gian phát
triển (giờ)
23°C 28°C
Điều kiện nhiệt độ

11
Thời gian hoàn thành phát dục pha nhộng ở công thức nuôi bằng củ cà rốt là ngắn

nhất chỉ với 11,84 ngày. Chỉ tiêu này khi nuôi bằng quả đu đủ, quả xoài, quả đào, quả ổi
tương ứng kéo dài 12,23 ngày; 12,33 ngày; 13,67 ngày và 15,30 ngày (bảng 3.12). Kết
quả nuôi bằng củ cà rốt ở đây tương tự với 11,5 ngày trong kết quả của Dương Minh Tú
và nnk. (2001), nhưng lại kéo dài ngày hơn so với 7 - 8 ngày trong kết quả của Nguyễn
Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004), Manoto và Tuazon (1992).
Bảng 3.12. Thời gian phát triển các pha phát dục của ruồi đục quả Phương Đông nuôi
bằng thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013 )
Loại
thức ăn
Thời gian phát dục các pha (ngày)
Vòng đời
(ngày)
Trứng Sâu non Nhộng
Trước đẻ
trứng
Quả đào 3,76 c 11,26 d 13,67 b 17,46 d

46,15 d
Quả đu đủ 2,38 a 9,62 b 12,23 a 15,19 b 39,43 b
Củ cà rốt 1,84 a 9,04 a 11,84 a 14,00 a 36,73 a
Quả xoài 2,49 a 9,83 b

12,33 a 13,85 a 38,51 b
Quả ổi 2,59 b 10,66 c 15,30 c 16,2 c 44,75 c
LSD
0,05
0,71 0,37 0,68 0,47 1,24
CV (%) 1,5 2 2,9 1,7 1,7
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có cùng chữ cái không khác nhau với mức ý nghĩa 5%;
Nhiệt độ =23

°
C; Ẩm độ =75%; n = 30
Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông ở các công
thức thí nghiệm có sự sai khác nhau đáng kể. Chỉ tiêu này biến động từ 13,85 ngày khi
nuôi sâu non bằng quả xoài đến 17,46 ngày khi nuôi sâu non bằng quả đào mèo. Như
vậy, khi nuôi sâu non bằng các loại quả khác nhau, ruồi đục quả Phương Đông có vòng
đời rất khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Khi nuôi sâu non bằng quả đào
mèo, ruồi đục quả Phương Đông có vòng đời dài nhất (tới 46,15 ngày). Chỉ tiêu này đạt
ngắn nhất (36,73 ngày) khi nuôi sâu non bằng củ cà rốt. Vòng đời của ruồi đục quả
Phương Đông trong thí nghiệm này dài gấp hơn 1,5 lần so với chỉ tiêu này (là 18,5 –
26,5 ngày) trong các kết quả nghiên cứu của Kamala Jayanthi (2002), Nguyễn Hữu Đạt
và Bùi Công Hiển (2004).
3.3.2.2. Thức ăn nuôi sâu non và khả năng sinh sản
Khi nuôi sâu non bằng quả đu đủ và củ cà rốt đến pha trưởng thành thì có số
trưởng thành cái nhiều hơn trưởng thành đực và tỷ lệ giới tính (đực:cái) tương ứng là
1: 0,9 và 1: 0,77. Khi thức ăn nuôi sâu non là quả đào, quả xoài, quả ổi thì ở pha
trưởng thành có số cá thể đực nhiều hơn cá thể cái và tỷ lệ giới tính (đực:cái) tương
ứng là 1,3:1; 1,05:1 và 1,3:1. Kết quả này tương tự như một số kết quả nghiên cứu ở
nước ngoài, tức là tỷ lệ giới tính rất biến động phụ thuộc vào thức ăn của sâu non
(Jayanthi, 2002; Khan và nnk., 2011).
Trưởng thành cái đẻ trứng với tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ này khi nuôi sâu non bằng quả
xoài là 78,33%, cùng đạt 83,33% khi nuôi sâu non bằng đu đủ và ổi, 83,89% khi nuôi sâu
non bằng đào mèo và 84,44% khi nuôi sâu non bằng quả ổi. Sự sai khác giữa các công thức
thí nghiệm ở mức không có ý nghĩa thống kê (P <0,05) (bảng 3.13)

12
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng ở
ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013)
Loại thức ăn nuôi
sâu non

Tỷ lệ (%) trưởng thành đẻ trứng
Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Đào 88,33 80,00 83,89 ± 2.42 a
Đu đủ 90,00 76,67 83,33 ± 3.85 a
Cà rốt 88,33 80,00 84,44 ± 2.42 a
Xoài 86,67 75,00 78,33± 4.19 a
Ổi 85,00 80,00 83,33± 1.67 a
LSD
0,05
= 0,13 CV (%) = 6,1
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có cùng chữ cái không khác nhau có ý nghĩa ở mức α
= 0,05; Các giá trị phần trăm được chuyển đổi bằng hàm arsin để xử lý thống kê; Điều kiện thí
nghiệm: Nhiệt độ = 23
°
C; Ẩm độ = 75%; n = 60
Trưởng thành cái từ sâu non được nuôi bằng củ cà rốt và quả ổi có sức đẻ trứng cao
hơn hẳn (tương ứng là 67,2 và 64,38 trứng/cái). Sức đẻ trứng của trưởng thành cái từ sâu
non nuôi bằng quả xoài và quả đu đủ đạt thấp hơn (tương ứng 52,3 và 52,04 trứng/cái).
Trưởng thành cái từ sâu non nuôi bằng quả đào mèo có sức đẻ trứng thấp nhất, trung bình
chỉ là 48,08 trứng/cái (bảng 3.14)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi
đục quả Phương Đông(Viện Bảo vệ thực vật, 2012- 2013)
Loại thức ăn
nuôi sâu non
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái (trứng/ ♀) (*)
Phạm vi biến động Trung bình
Đào 46,2 - 50,4 48,08 ± 1,25 a
Đu đủ 49,6 - 55,3 52,04 ± 1,68 a
Cà rốt 63,1 - 70,1 67,20 ± 2,19 b
Xoài 49,6 - 56,0 52,30 ± 1,92 a

Ổi 60,6 - 68,7 64,38± 2,34 b
LSD
0,05
= 5,9 CV (%) = 5,8
Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị có cùng chữ cái không khác nhau có ý nghĩa với
mức α = 0,05; Điều kiện thí nghiệm: 23
°
C và 75% ẩm độ; (*) theo dõi liên tục trong 30 ngày
đầu kể từ ngày đẻ trứng đầu tiên
Đã theo dõi ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến tuổi thọ của trưởng thành.
Kết quả cho thấy tuổi thọ của trưởng thành biến động từ 126 ngày khi nuôi sâu non
bằng quả đu đủ đến 130,2 ngày khi nuôi sâu non bằng quả đào mèo. Tuổi thọ của
trưởng thành ở các công thức thức ăn là xoài, cà rốt và ổi kéo dài tương ứng là 127,8;
128,7 và 126,3 ngày.
123
124
125
126
127
128
129
130
131
Đào đu đủ Cà rốt Xoài Ổi
Thức ăn sâu non
Ngày

Hình 3.14. Thức ăn nuôi sâu non và tuổi thọ của trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013)


13
3.3.2.3. Thức ăn nuôi sâu non và khối lượng nhộng
Nhộng ruồi đục quả Phương Đông thu từ công thức nuôi sâu non bằng củ cà rốt,
quả ổi, quả đu đủ, quả xoài tương ứng đạt 18,3; 16,1; 14,8 và 15,9 mg. Chỉ tiêu này đạt
thấp nhất ở công thức nuôi bằng quả đào mèo, chỉ nặng 13,4 mg. Sự sai khác giữa các
công thức thí nghiệm ở mức có ý nghĩa thống kê (P <0,05) (bảng 3.15)
Bảng 3.15. Khối lượng nhộng ruồi đục quả Phương Đông khi nuôi sâu non bằng các
loại thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012- 2013)
Loại thức ăn
nuôi sâu non
Khối lượng nhộng
Khối lượng 100 nhộng (gram) Khối lượng 1 nhộng (mg)
Đào 1,34 ± 0,0007 d 13,4
Đu đủ 1,48 ± 0,0004 c 14,8
Cà rốt 1,83 ± 0,0123 a 18,3
Xoài 1,59 ± 0,0002 bc 15,9
Ổi 1,61 ± 1,11 b 16,1
LSD
0,05
= 0,11; CV (%) = 4,0
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị với cùng chữ cái không khác nhau có ý
nghĩa ở mức α= 0,05; Điều kiện thí nghiệm: nhiệt độ 23
°
C và 75% ẩm độ;
3.3.2.4. Thức ăn nuôi sâu non và khả năng hoàn thành phát triển các pha
Tỷ lệ nở trứng nở cao nhất khi nuôi sâu non bằng củ cà rốt (88,9%), tiếp đến là
nuôi bằng quả đào mèo (81,11% ), quả đu đủ và quả ổi (72,22%) và thấp nhất là nuôi
bằng quả xoài (68,89%). Tỷ lệ sâu non vào nhộng cao nhất khi nuôi bằng củ cà rốt
(87,78%). Chỉ tiêu này là 82,22% khi nuôi sâu non bằng quả đu đủ, là 80% khi nuôi
sâu non bằng quả đào Mèo, chỉ đạt 66- 70% khi nuôi bằng quả xoài và quả ổi. Tỷ lệ

nhộng vũ hoá trưởng thành đạt cao nhất (93,33%) khi nuôi sâu non bằng củ cà rốt và
thấp nhất (90%) khi nuôi sâu non bằng quả xoài, đu đủ và đào mèo. Sự sai khác giữa
các công thức thí nghiệm ở mức không có ý nghĩa thống kê (P <0,05) (bảng 3.16)
Bảng 3.16. Tỷ lệ hoàn thành phát triển các pha của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
khi nuôi sâu non bằng các thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012- 2013)
Loại thức ăn
nuôi sâu non
Tỷ lệ hoàn thành phát triển của các pha (%)
Trứng Sâu non Nhộng
Đào 81,11 ab 80,00 bc

90,00 a
Đu đủ 72,22 bc 82,22 ab


90,00 a


Cà rốt 88,89 a 87,78 a 93,33 a
Xoài 68,89 c 69,78 bc

90,00 a
Ổi 72,22 bc 65,55 cd

92,22 a
LSD
0,05
0,58 0,16 0,1
CV (%) 2,9 7,8 4,5
Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị với cùng chữ cái không khác nhau có ý nghĩa ở mức

5%; Các giá trị phần trăm được chuyển đổi bằng hàm arsin để xử lý thống kê; Điều kiện thí
nghiệm: 23
°
C và 75% ẩm độ; n = 30
3.3.2. Sự phát sinh và những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của
ruồi đục quả Phương Đông ở vùng Mộc Châu (Sơn La)

14
3.3.2.1. Thời gian phát sinh và diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông vào bẫy dẫn dụ
Ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis ở Mộc Châu (Sơn La) không bắt gặp
vào bẫy dẫn dụ từ tháng 1 đến hết tháng 3 hàng năm. Trưởng thành loài này thường
bắt đầu xuất hiện rải rác từ hạ tuần tháng 4 đến đầu tháng 5. Từ giữa tháng 5 số lượng
trưởng thành ruồi vào bẫy dẫn dụ gia tăng nhanh và đạt đỉnh cao số lượng vào cuối
tháng 6 đến tuần đầu tháng 7. Từ tuần thứ hai tháng 7 đến tháng 8 trở đi, số lượng
trưởng thành ruồi vào bẫy dẫn dụ giảm, đến tháng 11-12 hầu như không thấy trưởng
thành ruồi vào bẫy.
0
10
20
30
40
50
60
T
1
T

3
T


5
T

7
T

9
T

1
1
T

1
T

3
T

5
T

7
T

9
T

1

1
T

1
T

3
T

5
T

7
T

9
T

1
1
Tháng
Số ruồi
(con/bẫy)

Hình 3.15. Biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu, (Sơn La)năm 2010, 2011, 2012)
Quy luật phát sinh phát triển này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên
cứu sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông. Như vậy, tại Mộc Châu (Sơn La),
lứa đầu tiên trong năm của ruồi đục quả Phương Đông xuất hiện vào hạ tuần tháng 4.
Do trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông có tuổi thọ và thời gian đẻ trứng kéo dài

nên không hình thành lứa rõ ràng, có hiện tượng gối lứa.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của quần
thể loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại Mộc Châu (Sơn La)
* Yếu tố thời tiết
Đã xem xét ẩm độ không khí của 3 khoảng thời trong năm được cho là có thể
liên quan đến sự xuất hiện lần đầu tiên vào bẫy dẫn dụ của trưởng thành ruồi đục quả
Phương Đông. Đó là các thời gian: ba tháng không có ruồi trưởng thành vào bẫy, thời
gian trước khi ruồi trưởng thành vào bẫy lần đầu tiên và thời gian khi ruồi trưởng
thành vào bẫy lần đầu tiên. Năm 2010 và 2011, vào thời gian ruồi trưởng thành bắt
đầu vào bẫy dẫn dụ đều có cùng ẩm độ là 94%. Thời gian trước khi ruồi trưởng thành
xuất hiện và những tháng không có ruồi trưởng thành vào bẫy trong năm 2011 có ẩm
độ trung bình tương ứng cùng thời điểm cao hơn so với năm 2010. Trong điều kiện
như vậy, thời điểm ruồi trưởng thành vào bẫy lần đầu tiên trong năm 2010 đến sớm
hơn so với năm 2011. Năm 2011 và 2012, thời gian trước khi ruồi trưởng thành xuất
hiện và những tháng không có ruồi trưởng thành vào bẫy có ẩm độ không khí tương
tự nhau; ẩm độ không khí vào thời gian ruồi trưởng thành bắt đầu vào bẫy của năm
2011 đạt 94%, cao hơn so với 52% ẩm độ ở cùng thời điểm của năm 2012. Ruồi
trưởng thành bắt đầu vào bẫy của năm 2012 sớm hơn so với năm 2011 (bảng 3.17).
Như vậy, những năm mà vào các khoảng thời gian đã xét có ẩm độ không khí thấp
hơn (năm khô hơn) thì trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông sẽ bắt đầu vào bẫy
dẫn dụ sớm hơn so với năm ẩm hơn.

15
Bảng 3.17. Ẩm độ và nhiệt độ không khí ở một số thời gian trong năm và
thời điểm trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy(Mộc Châu, Sơn La)
Năm
nghiên
cứu
Điều kiện thời tiết ở một số thời gian trong năm Thời điểm ruồi
trưởng thành

vào bẫy lần
đầu tiên
I II III
Nhiệt
độ (°C)
Ẩm độ
(%)
Nhiệt độ
(°C)
Ẩm độ
(%)
Nhiệt độ
(°C)
Ẩm độ
(%)
2010 16,7 81,6
19,2
83,3 20,1 94,0 26-4-2010
2011 11,4 89,0
16,2
86,0 20,5 94,0 29-4-2011
2012 11,4 89,8
19,1
86,0 26,9 52,0 25-4-2012
Ghi chú: I = Ba tháng không có ruồi trưởng thành vào bẫy (tháng 12, 1 và 2) ; II = Thời gian
46 ngày trước khi ruồi trưởng thành vào bẫy lần đầu tiên (dựa theo kết quả của bảng 3.11); III
= Thời gian khi trưởng thành vào bẫy lần đầu tiên.

Năm 2010 và năm 2012, nhiệt độ trung bình ở thời gian khi ruồi trưởng thành vào
bẫy lần đầu tiên chênh lệch khá lớn (6,8°C). Nhưng thời điểm trưởng thành ruồi đục quả

Phương Đông xuất hiện gần như tương đương nhau (ngày 25-4 và ngày 26-4). Như vậy,
nhiệt độ ở thời gian trưởng thành ruồi đục quả bắt đầu phát sinh trong năm không ảnh
hưởng tới chính thời điểm phát sinh của ruồi trưởng thành. Nhiệt độ trung bình của
khoảng thời gian 46 ngày trước khi ruồi trưởng thành xuất hiện của năm 2010 và năm
2012 gần xấp xỉ nhau, nhưng đều cao hơn so với 16,2°C ở cùng thời gian của năm 2011
(bảng 3. 15). Như vậy, nhiệt độ của khoảng thời gian 46 ngày (thời gian một thế hệ tính
theo mẹ) trước khi ruồi trưởng thành xuất hiện có ảnh hưởng khá rõ đến thời điểm xuất
hiện lần đầu ở bẫy dẫn dụ của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông: năm nào vào thời
gian đã nêu có nhiệt độ thấp hơn sẽ xuất hiện muộn hơn.
Số lứa phát sinh trong năm của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại Mộc Châu
(Sơn La) không giống nhau: năm 2010 có số lứa nhiều nhất với 6,01 lứa. Chỉ tiêu này của
năm 2011 là 4,71 lứa và năm 2012 là 4,56 lứa. Sự khác nhau về số lứa trong một năm của
ruồi đục quả Phương Đông là do yếu tố nhiệt độ (xem thêm mục 3.2.4.).
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (2013), nhiệt độ không có tương
quan đến sự phát triển quần thể loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trên vườn
xoài cát Hoà Lộc ở Tiền Giang. Tại Mộc Châu (Sơn La), khi phân tích mối tương quan
giữa số lượng ruồi trưởng thành thu được vào bẫy dẫn dụ với yếu tố nhiệt độ lại cho
thấy chúng có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau (R= 0,83; R
²
= 0,697; t= 4,2; P< 0,05).
Mối tương quan này chỉ ở mức trên trung bình. Nhiệt độ tối thích để trưởng thành ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis sinh trưởng phát triển là từ 20
°
C đến 28
°
C. Ở nhiệt
độ 22°C, trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông có thể đẻ được tới 1.581 trứng
(Wu et al., 2000; Yang et al., 1994). Trong khi đó, vào thời gian từ tháng 4 đến tháng
9 của các năm 2010 - 2012 ở Mộc Châu có nhiệt độ nằm trong khoảng 19 - 25
°

C.
Khoảng nhiệt độ này rất phù hợp cho hoạt động sống của ruồi đục quả Phương Đông.
Tuy vậy, số lượng cá thể trưởng thành của loài ruồi này vào bẫy dẫn dụ vẫn biến động
thất thường. Điều này khẳng định rằng nhiệt độ có tác động rõ ràng đến thời điểm xuất
hiện trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông, nhưng không phải là yếu tố quyết định
số lượng của quần thể loài ruồi đục quả này ở các vườn quả tại Mộc Châu (Sơn La).
* Yếu tố cây thức ăn của pha sâu non
Tại Mộc Châu (Sơn La), quả các loài thực vật là thức ăn của pha sâu non ruồi đục
quả Phương Đông chín tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Trưởng thành ruồi đục

16
quả Phương Đông B. dorsalis cũng thường xuất hiện và tăng nhanh số lượng cá thể trong
cùng thời gian này. Trong một năm, trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy dẫn
dụ thành hai đợt có số lượng cao. Đợt một có số lượng trưởng thành ruồi vào bẫy cao nhất
trong năm, thường quan sát được vào hạ tuần tháng 6, trùng với thời gian chín của quả
mận Tam Hoa, đào Mèo, vải và xoài. Đỉnh cao thứ hai trong năm về số lượng trưởng
thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy là trung tuần tháng 9. Thời gian này tại vùng
Mộc Châu (Sơn La) là mùa chín của quả hồng (hình 3.16).

Đào
Mèo


ĐCS




Mận Xoài Vải


Na

Hồng

1 2

3

4

5

6 7 8

9

10

11

12


Thời gian trong năm
Hình 3.16. Mùa chín của các loại quả là thức ăn của pha sâu non và diễn biến số lượng
trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu (Sơn La)
Ghi chú: ĐCS: đào chín sớm (đào nhập nội)

Kiểm tra ngẫu nhiên ở thời điểm giữa mùa thu hoạch của một số loại quả cho
thấy quả đào có tỷ lệ quả bị hại đạt cao nhất (với 42%), quả hồng Nhân hậu có tỷ lệ

quả bị hại đứng thứ hai (với 36,8%), tiếp đến là quả hồng không hạt có tỷ lệ quả bị
hại là 35,5%, quả xoài là 25% và quả mận Hậu là 17,6%. Diện tích trồng cây xoài và
cây mận lại nhiều hơn so với cây hồng và cây đào. Số lượng trưởng thành ruồi vũ hoá
từ quả đào Mèo bị hại trung bình 6,6 ruồi/quả. Số lượng này nhiều gấp 2,6 lần so với
số lượng trưởng thành ruồi vũ hoá từ quả xoài (với 2,47 ruồi/quả), gấp 3,1 lần so với
từ quả hồng Nhân Hậu (với 2,09 ruồi/quả) và gấp 3 - 6 lần so với từ quả hồng không
hạt, hay quả mận (chỉ với 1- 2 ruồi/quả).
6.58
2.09
1.91
2.47
1.76
42%
36.8%
35.5%
25%
17.6%
Đào Mèo
Hồng nhân hậu
Hồng không hạt
Xoài
Mận
TT/quả TLH%

Hình 3.17. Số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis vũ hoá từ
một quả của các loại quả khác nhau (Mộc Châu, Sơn La, 2012)
Như vậy, tỷ lệ quả bị hại và số lượng trưởng thành ruồi hoàn thành phát triển từ
một quả bị hại của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis liên quan đến sự lựa chọn
loại thức ăn ưa thích. Clarke et al., (2005) cũng có nhận định tương tự khi nghiên cứu
ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis hại quả đu đủ và chôm chôm tại Hawaii. Theo

các tác giả này, trong cùng một địa điểm nghiên cứu, do tập tính lựa chọn thức ăn của
loài ruồi này mà có tới 55% quả đu đủ bị ruồi đục quả Phương Đông gây hại, trong khi
chỉ có 0,026% quả chôm chôm bị ruồi này tấn công.
Với tập tính gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis như vậy và hiện
trạng sản xuất cây ăn quả tại Mộc Châu (Sơn La) cho thấy khả năng gia tăng kích thước
quần thể của loài ruồi này tại đây chủ yếu do sự cộng hưởng giữa tỷ lệ quả bị ruồi hại
với số lượng ruồi vũ hoá từ mỗi quả bị hại trong mùa chín của quả đào Mèo và quả mận

17
Tam hoa. Trong đó, mùa chín của quả đào Mèo là nguyên nhân chính tạo nên đỉnh cao
số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trong năm tại các vườn
cây ăn quả. Sự ảnh hưởng tương tự của mùa quả chín của cây ký chủ đối với loài ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của của Lê Thị
Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh (2009) tại Long An, của Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk.
(2012) tại tỉnh Bình Thuận, của Frank và nnk. (1970) tại Hawaii, của Keawchoung et
al.(2000) tại Thái Lan, của Muhammad (2002) tại Pakistan,.
Đã nghiên cứu diễn biến số lượng ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại khu
vực trồng thuần cây đào và khu vực trồng tạp các loại cây ăn quả. Hai địa điểm được lựa
chọn là tiểu khu Cờ Đỏ và xã Lóng Luông. Tại xã Lóng Luông có tới 70 - 80% diện tích
đất trồng đào. Ở tiểu khu Cờ Đỏ, ngoài cây mận và đào, còn trồng xen một số cây ăn quả
khác như các cây na, hồng, xoài, táo, Kết quả nghiên cứu cho thấy hai địa điểm nêu
trên có sự khác nhau về biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông
vào bẫy dẫn dụ (hình 3. 18).
Trong ba năm nghiên cứu (2011-2013) tại xã Lóng Luông thường bắt đầu thu được
ruồi trưởng thành từ hạ tuần tháng 4, nhưng số lượng rất ít, trung bình chỉ 0,2 ruồi/bẫy. Sự
gia tăng số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ chậm. Số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn dụ bắt đầu tăng từ trung tuần tháng 5 trở đi, với 1- 3 ruồi/bẫy (ngày 5-10/5) sau đó
tăng lên 4-7 ruồi/bẫy ở ngày 28/5. Trong năm, đỉnh cao số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn dụ rơi vào tháng 7 (với 49,4 ruồi/bẫy). Sau tháng 7, số lượng trưởng thành ruồi
đục quả vào bẫy dẫn dụ giảm rất nhanh và đến tháng 10 đã không thu được trưởng thành

ruồi vào bẫy. Số lượng trưởng thành ruồi vào bẫy dẫn dụ trong các tháng 6 và tháng 7 ở xã
Lóng Luông nhiều hơn so với ở tiểu khu Cờ Đỏ (hình 3.18).
0
10
20
30
40
50
60
70
T
1
T

3
T

5
T

7
T

9
T

1
1
T


1
T

3
T

5
T

7
T

9
T

1
1
T

1
T

3
T

5
T

7
T


9
T

1
1
Tháng
Số ruồi (con/bẫy)
Luóng luông Cờ đỏ

Hình 3.18. Diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả thu được trong bẫy dẫn dụ
tại xã Lóng Luông và tiểu khu Cờ Đỏ (Mộc Châu, 2010 - 2012)
Tại tiểu khu Cờ Đỏ, hàng năm số lượng trưởng thành ruồi vào bẫy cũng thường bắt
đầu từ hạ tuần tháng 4, song số lượng trưởng thành ruồi thu được trong bẫy ở tháng 4
trung bình là 4,7 con/bẫy luôn cao hơn 1,8 con/bẫy ở Lóng Luông. Trong cả ba năm
nghiên cứu, thời gian tháng 4 - tháng 5, tháng 8 - tháng 10 ở tiểu khu Cờ Đỏ luôn có nhiều
trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy dẫn dụ. Trong các tháng 6, tháng 7, số
lượng trưởng thành ruồi vào bẫy ở tiểu khu Cờ Đỏ lại thấp hơn so với số lượng trưởng
thành ruồi vào bẫy dẫn dụ ở xã Lóng Luông (hình 3.18).
Sự khác nhau về biến động số lượng trưởng thành ruồi vào bẫy hàng tháng
trong các năm nghiên cứu có thể do khác nhau về thành phần loại quả thực vật làm
thức ăn cho sâu non và sự hiện diện của loại quả ưa thích. Tại xã Lóng Luông, diện
tích trồng cây đào nhiều nhất toàn huyện. Khi quả đào chưa chín, quả của các cây
thực vật khác làm thức ăn cũng không phong phú. Vì vậy, số lượng trưởng thành ruồi
vào bẫy ít hơn so với ở tiểu khu Cờ Đỏ. Khi quả đào chín sinh lý (thường vào tháng
5) là lúc số lượng trưởng thành ruồi ở trong vườn ít do đó mật độ ruồi đục quả trong

18
quần thể chưa cao. Ruồi đục quả Phương Đông cần 32,53 ngày để hoàn thành vòng
đời. Do đó, sang tháng 6, ruồi đục quả Phương Đông mới tích luỹ được quần thể và

thời gian này trùng với chính vụ quả đào chín nên đã hình thành đỉnh cao số lượng
trưởng thành ruồi vào bẫy trong năm. Vào thời điểm này, số lượng trưởng thành ruồi
vũ hoá từ mỗi quả đào bị hại có thể đạt rất cao, tới 6,6 ruồi/quả. Hết mùa chín của quả
đào Mèo, ở khu vực xã Lóng Luông có rất ít loại quả thực vật khác làm thức ăn cho
sâu non, tức là thức ăn cho sâu non trở nên khan hiếm, kích thước quần thể trưởng
thành ruồi giảm (hình 3.19). Điều này hoàn toàn phù hợp cơ chế điều chỉnh trong loài
(Phạm Bình Quyền, 2006), tức là trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông di chuyển
tìm kiếm thức ăn ở nơi khác nên mật độ quần thể của nó giảm.








ĐM
, M







ĐCS









0
10
20
30
40
50
60
70
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Thời gian
trong năm
Số lượng ruồi
(con/bẫy)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hình 3.19. Diễn biến số lượng trung bình trong ba năm của trưởng thành ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại xã Lóng Luông (Mộc Châu, 2010 - 2012)
Ghi chú: ĐM: đào mèo; M: mận; ĐCS: đào chín sớm
Tại tiểu khu Cờ Đỏ, diện tích trồng cây đào Mèo ít hơn và trồng rải rác không
thành khu vực lớn như tại xã Lóng Luông. Khối lượng thức ăn là quả đào Mèo không
nhiều, nên dù ở chính vụ chín của quả đào Mèo nhưng đỉnh cao số lượng trung bình
trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trong các năm nghiên cứu tại đây
đều thấp hơn so với ở xã Lóng Luông (hình 3.20)

Hồng





Na


Vải


Xoài


Đào mèo


ĐCS Mận





0
10
20
30
40
50
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Thời gian
trong năm

Số lượng ruồi
(con/bẫy)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hình 3.20. Diễn biến số lượng trung bình của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis vào bẫy tại tiểu khu Cờ Đỏ (Mộc Châu, 2010 - 2012)
Ghi chú: ĐCS: Đào chín sớm



19
Theo dẫn liệu trong ba năm nghiên cứu (2010-2012), các tháng 4, tháng 5,
tháng 8, tháng 9 và tháng 10 có số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông
vào bẫy dẫn dụ ở trong vườn tại tiểu khu Cờ Đỏ luôn cao hơn so với ở xã Lóng
Luông (hình 3.21). Nguyên nhân do những tháng này là mùa chín của các loại quả
khác (như đào chín sớm, mận, vải, hồng ) mà sâu non ruồi đục quả Phương Đông
sử dụng làm thức ăn. Điều này càng minh chứng thêm tác động đến diễn biến số
lượng ruồi đục quả Phương Đông của sự đa dạng thành phần loại quả thực vật làm
thức ăn cho sâu non. Như vậy, cơ cấu cây ăn quả ở vùng Mộc Châu (Sơn La) đã có
ảnh hưởng đến biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis vào bẫy dẫn dụ. Sự phát sinh ruồi đục quả Phương Đông ở khu vực trồng
thuần cây đào Mèo đơn giản hơn so với khu vực trồng tạp cây ăn quả. Tuy nhiên, ở
cả hai khu vực nghiên cứu đều thể hiện rõ vai trò của mùa chín quả đào Mèo đến
biến động số lượng ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trong năm tại Mộc Châu
(Sơn La). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên các cây ăn quả khác của Lê
Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh (2009) và Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk. (2012),
Roger Vargas et al.(1990), Amice và Sales (1996), Hui Ye và Jian (2005).
0
10
20

30
40
50
60
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Thời gian trong năm
Số lượng
(con/bẫy)
Xã Lóng Luông Tiểu khu Cờ Đỏ

Hình 3.21. Số lượng trung bình trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông
B. dorsalis vào dẫn dụ tại các địa điểm nghiên cứu (Mộc Châu, 2010 - 2012)
* Yếu tố thiên địch: Đã thực hiện 24 đợt thu thập quả đào và theo dõi tình trạng ký
sinh của ruồi đục quả Phương Đông. Kết quả chỉ có 4 lần thu được ong ký sinh của
loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis và không thu được các loài bắt mồi. Tần
suất bắt gặp ong ký sinh chỉ là 16,7% và đa số chỉ thu được ở cuối vụ quả. Do vậy,
thiên địch hầu như không đóng vai trò gì trong hạn chế số lượng sâu non ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis tại Mộc Châu (Sơn La).
3.4. Biện pháp quản lý ruồi đục quả B. dorsalis theo hướng tổng hợp tại Mộc
Châu, Sơn La
Kết quả nghiên cứu sinh học và sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông
đã xác định loài ruồi này có sức sinh sản lớn, thời gian để gia tăng quần thể ngắn
ngày, số lượng cây ký chủ phong phú. Tại vùng trồng cây đào Mộc Châu (Sơn La),
hàng năm trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông thường xuất hiện từ hạ tuần tháng
4. Sau đó khoảng 45-50 ngày thì xuất hiện đỉnh cao số lượng trưởng thành ruồi đục
quả Phương Đông B. dorsalis. Đỉnh cao số lượng này thường trùng với mùa chín của
quả đào Mèo. Kích thước quần thể ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trong năm
tại Mộc Châu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của quần thể trong tháng 5. Do vậy,

20

quản lý ruồi đục quả Phương Đông ở khu vực này cần thiết ngăn chặn ngay từ khi nó
mới phát sinh và cần thực hiện trên diện tích cả vùng sản xuất. Có như vậy mới hạn
chế được sự di cư cũng như khả năng tích luỹ quần thể ruồi đục quả Phương Đông
trong những tháng tiếp theo của năm. Nghiên cứu biện pháp phòng chống ruồi đục
quả Phương Đông hại quả đào Mèo được thực hiện tại xã Lóng Luông huyện Mộc
Châu (Sơn La) vì đây là địa điểm có diện tích trồng cây đào tập trung và bằng một
nửa diện tích trồng cây của toàn huyện Mộc Châu.
3.4.1. Xác định thời điểm phòng trừ
Khảo sát các vườn đào Mèo qua nhiều năm cho thấy quả đào xanh có tỷ lệ quả
bị ruồi gây hại là 0%. Tỷ lệ quả bị ruồi gây hại sẽ tăng theo giai đoạn phát triển của
quả. Thời điểm quả đào mèo bị hại đợt đầu là giai đoạn vỏ quả bắt đầu chuyển màu từ
xanh sang vàng, khi vỏ quả có màu hồng hoặc đỏ thì tỷ lệ quả đào mèo bị nhiễm ruồi
đục quả Phương Đông cao hơn và xu hướng tăng dần theo mức độ chín của quả. Tỷ
lệ quả đào mèo bị ruồi đục quả Phương Đông gây hại ở các công thức thu mẫu theo
mức độ chín của quả đào các năm 2007, 2008, 2009 và 2011 khác nhau rất rõ ở mức
có ý nghĩa (P<0,05%). Tỷ lệ quả bị ruồi gây hại ở giai đoạn vỏ vàng xanh chỉ là 1,7 -
5,3% đã tăng lên 22,7 - 48,3% khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, tăng lên 34,0 -
72,7% khi vỏ quả có màu vỏ phớt hồng, đạt từ 57,3 đến 79% ở khi quả có vỏ màu
hồng và tỷ lệ quả bị hại cao nhất là khi vỏ quả có màu đỏ hồng (từ 69 đến 86,7%)
(bảng 3.19)
Bảng 3.19. Tỷ lệ quả đào mèo bị ruồi đục quả gây hại theo cấp độ chín với màu vỏ
khác nhau (Mộc Châu, Sơn La, 2007- 2011)
Năm
Công thức thí nghiệm

Ghi chú
1
2
3
4

5
6
2007 0 f

4,0 e

46 d 71 bc 79 bc 86,7 a

LSD
0,05
= 12,35;
CV% = 14,5
2008 0 d

5,3 c

35,3 b


68,0 ab 77,0 a

82,3 a


LSD
0,05
= 13,7;
CV% = 17,3
2009 0 e


2,7 d

48,3 c


72,7 ab

73,3 ab

84,7 a

LSD
0,05
= 16,1;
CV% = 19,3
2011 0 e

1,7 d

22,7 c 34,0 c 57,3 a 69,0 a

LSD
0,05
= 11,5;
CV% = 20,9
Ghi chú: CT: công thức; số mẫu quả thu = 100 quả
Công thức 1: Quả vỏ màu xanh Công thức 4: Quả vỏ màu vàng phớt hồng
Công thức 2: Qủa có vỏ màu xanh vàng Công thức 5: Quả vỏ màu hồng
Công thức 3: Quả vỏ màu vàng


Công thức 6: Quả vỏ màu đỏ hồng
Trong cùng một hàng, các giá trị có cùng chữ cái thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức α= 0,05.
Ở giai đoạn quả xanh, số ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ lệ quả bị hại
không có mối liên quan với nhau: ruồi trưởng thành bắt đầu vào bẫy nhưng tỷ lệ quả
bị hại vẫn 0%. Từ khi vỏ quả bắt đầu chuyển màu, số ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn
dụ đã tăng với tốc độ khá nhanh theo cấp độ chuyển màu của vỏ quả và kéo theo sự
gia tăng của tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây hại. Thí dụ năm 2011, dù các kỳ điều tra chỉ
cách nhau 7 ngày, nhưng số lượng ruồi trưởng thành đã từ 4 con/bẫy khi vỏ quả có
màu xanh tăng lên 9 con/bẫy khi vỏ quả màu xanh vàng, v.v cho tới cuối vụ đạt 74

21
con/bẫy khi vỏ quả có màu đỏ hồng. Sự gia tăng số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy
dẫn dụ đã kéo theo tỷ lệ quả đào Mèo bị hại cũng tăng nhanh chóng: từ 9 % khi vỏ
quả ở giai đoạn cuối có màu xanh vàng tăng lên 11%, 15%,vv và 62% tương ứng
khi vỏ quả có màu đỏ hồng, v.v…. Số liệu năm 2012 cũng cho kết quả tương tự (hình
3.22). Như vậy, rõ ràng giai đoạn vỏ quả bắt đầu chuyển màu từ xanh sang chớm
xanh vàng cũng là giai đoạn ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis bắt đầu gây hại
quả đào mèo. Sau đó tỷ lệ quả bị hại tiếp tục tăng nhanh cùng với sự chuyển màu của
vỏ quả, tức là cùn với sự chín của quả.
Thời điểm quả đào Mèo có vỏ chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng là bắt
đầu giai đoạn chín sinh lý. Đây là thời kỳ quả mẫn cảm của quả đào mèo với ruồi đục
quả phương Đông và là thời điểm cần áp dụng các biện pháp phòng chống ruồi đục
quả cho cây đào mèo
0
20
40
60
80
100
120

vỏ xanh vỏ xanh vỏ xanh vỏ xanh vỏ xanh vỏ xanh
vàng
vỏ xanh
vàng
vỏ hồng vỏ hồng vỏ đỏ
hồng
vỏ đỏ
hồng
Màu vỏ quả
Con/bẫy
0
10
20
30
40
50
60
70
80
TLH (%)
Ruồi/bẫy năm 2010 Ruồi/bẫy năm 2011
Ruồi/ bẫy năm 2012
TLH % 2010 TLH % 2011 TLH % 2012

Hình 3.22. Diễn biến số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ lệ quả đào mèo
bị hại (Mộc Châu, 2010 - 2012)

Ghi chú: TLH= Tỷ lệ hại

3.4.2. Biện pháp quản lý ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis theo hướng tổng

hợp trên diện rộng tại Mộc Châu (Sơn La)
Trong các năm 2010, 2011 và 2012 đã thực hiện thí nghiệm phòng chống ruồi
đục quả Phương Đông hại cây đào mèo tại Mộc Châu. Tại các công thức thí nghiệm
đã áp dụng biện pháp vệ sinh đồng ruộng (thu dọn và chôn lấp quả rụng); treo bẫy
thức ăn có thành phần protein tiêu diệt trưởng thành cái và trưởng thành đực chưa
thành thục; treo bẫy dẫn dụ giới tính để tiêu diệt ruồi trưởng thành đực đã thành thục
và phun điểm bả protein khi quả đào Mèo có vỏ chuyển sang màu xanh vàng.
Kết quả thí nghiệm năm 2010 cho thấy số lượng ruồi trưởng thành hàng ngày
vào bẫy có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Tại công thức đối chứng, số
lượng ruồi trưởng thành vào bẫy đạt dưới 4 con ruồi/bẫy/ngày ở đầu vụ quả đào, sau
đó tăng dần đạt đỉnh cao với 5,7 con/bẫy/ngày (ngày16/6). Đến cuối vụ quả chỉ tiêu
này giảm rất nhanh xuống còn dưới 2,1 con/bẫy/ngày (ngày 9/7). Công thức 1 và
công thức 2 có số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ ít hơn nhiều so với công
thức đối chứng. Nhiều kỳ theo dõi ở công thức 2 có số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn nhiều hơn ở công thức 1. Số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn ở công
thức 1 biến động trong phạm vi 0,57 - 2 con/bẫy/ngày. Chỉ tiêu này ở công thức 2 là
0,3 -2,2 con/bẫy/ngày (hình 3.23).


22
0
1
2
3
4
5
6
12/4 19/4 26/4 3/5 10/5 17/5 24/5 2/6 9/6 16/6 24/6 2/7 9/7
Ngày điều tra (năm 2010)
Công thức 1

Công thức 2
Công thức 3

0
2
4
6
8
10
12
1
6
/
4
2
3
/
4
3
0
/
4
7
/
5
1
4
/
5
2

1
/
5
2
8
/
5
5
/
6
1
2
/
6
2
0
/
6
2
8
/
6
5
/
7
1
4
/
7
Ngày điều tra (năm 2011)

Số ruồi/bẫy/ngày
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
0
2
4
6
8
10
12
1
2
/
4
2
8
/
4
1
5
/
5
2
8
/
5
1
4
/

6
2
8
/
6
1
2
/
7
Ngày điều tra (năm 2012)
Số ruồi
/bẫy/ngày
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
Hình 3.23. Trưởng thành
ruồi đục quả vào bẫy dẫn
dụ (Mộc Châu, Sơn La)
Hình 3.24. Trưởng thành
ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ
(Mộc Châu, Sơn La)
Hình 3.25. Trưởng thành
ruồi đục quả vào bẫy dẫn
dụ (Mộc Châu, Sơn La)
Thí nghiệm năm 2011 cũng cho kết quả tương tự. Số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn dụ ở công thức đối chứng luôn đạt cao nhất, biến động từ 0,4 đến 10,6
con/bẫy/ngày. Đỉnh cao số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ ở công thức đối
chứng đạt tới 10,6 ruồi/bẫy/ngày (ngày 5/7/2011). Công thức 1 và công thức 2 có số
lượng trưởng thành vào bẫy dẫn dụ gần như tương đương nhau. Chỉ tiêu này ở công thức
1 biến động trong phạm vi 0,1- 1,3 con/bẫy/ngày với đỉnh cao là 1,3 ruồi/bẫy/ngày vào

ngày 14/7/2011. Tại công thức 2, số lượng trưởng thành vào bẫy dẫn dụ đạt 0,3- 2
con/bẫy/ngày và cao nhất chỉ là 2 ruồi/bẫy/ngày vào ngày 14/7/2011 (hình 3.24).
Trong thí nghiệm năm 2012, công thức đối chứng ở đầu vụ quả đào có số
lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ đạt dưới 4 ruồi/bẫy/ngày. Chỉ tiêu này tăng
dần và đạt đỉnh cao với 11,3 con/bẫy/ngày vào ngày 12/7. Khi hết vụ quả đào, số
lượng ruồi trưởng thành vào bẫy nhanh chóng giảm xuống còn 2,2 con/bẫy/ngày.
Công thức 1 và công thức 2 có số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ đạt ít hơn
nhiều so với công thức đối chứng và gần như nhau. Số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn dụ đạt cao nhất ở công thức 1 là 3,4 con/bẫy/ngày (ngày 12/7) và công thức 2
là 3,6 con/bẫy/ngày (ngày 5/7). Chỉ tiêu này ở công thức 1 và công thức 2 tương ứng
biến động trong phạm vi 0,1- 3,4 con/bẫy/ngày và 01- 3,6 con/bẫy/ngày (hình 3.25).
Tỷ lệ quả đào Mèo bị ruồi đục quả gây hại tăng dần từ đầu vụ tới cuối vụ và
đạt cao nhất là 11% ở công thức đối chứng. Công thức 1 và công thức 2 có quả bị hại
với tỷ lệ thấp hơn so với công thức đối chứng. Tỷ lệ quả bị hại cao nhất ở công thức 1
và công thức 2 tương ứng là 4 và 5 % (hình 3.26).
0
2
4
6
8
10
12
26/4 3/5 10/5 17/5
Ngày điều tra
Tỷ lệ hại (%)
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3




Hình 3.26. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại trong các công thức thí nghiệm năm 2010 (Mộc
Châu, Sơn La, 2010)
Ghi chú:
Công thức 1: treo bẫy thức ăn, treo bẫy dẫn dụ ME, phun bả protein và vệ sinh đồng ruộng
Công thức 2: treo bẫy dẫn dụ ME, phun bả protein và vệ sinh đồng ruộng
Công thức 3 : đối chứng (không phun)


23
Trong thí nghiệm năm 2011, công thức đối chứng có tỷ lệ quả đào bị hại liên
tục tăng cao về cuối vụ: từ 1% (ở đầu vụ) tăng lên đạt cao nhất là 62% (ở cuối vụ).
Trong khi đó, công thức 1 và 2 công thức có tỷ lệ quả đào bị hại thấp hơn rất nhiều so
với đối chứng. Tỷ lệ quả đào bị hại cao nhất ở hai công thức này tương ứng chỉ đạt
5% và 7% (hình 3.27).
Thí nghiệm năm 2012 cũng cho bức tranh tương tự về tỷ lệ quả đào bị hại.
Công thức đối chứng có tỷ lệ quả đào Mèo bị ruồi gây hại tăng dần từ 1% ở đầu vụ
tới cuối vụ và cao nhất đạt tới 77%. Công thức 1 và công thức 2 có tỷ lệ quả đào bị
hại thấp hơn nhiều so với đối chứng. Tỷ lệ đào bị hại cao nhất ở hai công thức này
tương ứng chỉ là 2% và 15% (hình 3.28).
Tính chung trong cả 3 năm thí nghiệm cho thấy số lượng ruồi trưởng thành vào
bẫy dẫn dụ ở công thức đối chứng chiếm 60,88%. Chỉ tiêu này ở công thức 1 chỉ là
17,07% và công thức 2 đạt 22,05 %. Sự chênh lệch về số lượng ruồi vào bẫy ở các công
thức chứng tỏ các biện pháp áp dụng trong mô hình đã phát huy hiệu quả kiểm soát tốt
mật độ quần thể ruồi đục quả. Trong đó, việc treo bẫy thức ăn ở đầu vụ đã tiêu diệt đáng
kể lượng ruồi hiện diện trên vườn quả, dẫn đến số ruồi ở công thức 1 thấp hơn công thức
2 và thấp hơn hẳn so với công thức đối chứng. Tuy nhiên đến thời kỳ thu hoạch rộ,
chênh lệch về số lượng ruồi bắt hàng ngày trong bẫy không khác nhau nhiều giữa công
thức 1 và 2. Điều này cho thấy, khi có áp lực cao về mật độ ruồi đục quả trên vườn, các
biện pháp treo bẫy chỉ có tác dụng hỗ trợ cho biện pháp phun điểm bả protein.

0
10
20
30
40
50
60
70
7/5 14/5 21/5 28/5 5/6 12/6 20/6 28/6 5/7
Ngày điều tra
Tỷ lệ hại (%)
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3

0
20
40
60
80
100
15/5 23/5 28/5 6/6 14/6 21/6 28/6 5/7 12/7
Ngày điều tra
Tỷ lệ hại (%)
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3

Hình 3.27. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các
công thức thí nghiệm năm 2011

(Mộc Châu, Sơn La, 2011)
Hình 3.28. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại
các công thức thí nghiệm năm 2012
(Mộc Châu, Sơn La, 2012)
Ghi chú:
Công thức 1( treo bẫy thức ăn, treo bẫy dẫn dụ, phun bả protein và vệ sinh đồng ruộng
Công thức 2( treo bẫy dẫn dụ, phun bả protein và vệ sinh đồng ruộng
Công thức 3 đối chứng (không phun)
Tóm lại, áp dụng đồng thời các biện pháp treo bẫy dẫn dụ, bẫy thức ăn, phun bả
protein và vệ sinh đồng ruộng (biện pháp quản lý ruồi đục quả theo hướng tổng hợp trên
diện rộng) sẽ kiểm soát được quần thể ruồi đục quả Phương Đông. Công thức áp dụng
biện pháp quản lý ruồi đục quả theo hướng tổng hợp trên diện rộng đã giúp hạn chế tác hại
của ruồi đục quả Phương Đông ở mức thiệt hại không đáng kể. Các biện pháp áp dụng sẽ
hỗ trợ nhau để hạn chế sự phát triển của ruồi đục quả Phương Đông: biện pháp thu gom
tiêu hủy quả rụng làm giảm nguồn ruồi trưởng thành phát sinh tại chỗ, biện pháp treo bẫy
giới tính giúp dự báo được thời điểm phun bả protein và tiêu diệt trưởng thành đực đã
thành thục, biện pháp treo bẫy thức ăn giúp tiêu diệt trưởng thành cái và trưởng thành đực
chưa thanh thục. Thời điểm bắt đầu tiến hành phun bả protein hợp lý là khi quả đào mèo
bắt đầu vào giai đoạn chín sinh lý với biểu hiện vỏ quả mau xanh vàng và khi trưởng
thành vào bẫy dẫn dụ với lượng 5 - 10 con ruồi/bẫy/ngày.

×