NGHIÊN CỨU RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG KINH
DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Chương 1 : Phần mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế có chiều hướng
suy giảm xuống mức thấp hơn so với năm 2010 và 2011. Năm
2012, nhìn chung chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô; NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính
sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khóa theo hướng
tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách.
Như vậy, thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát đồng
nghĩa với việc hạn chế nguồn vốn dành cho nền kinh tế. Và
không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng được yêu
cầu để được cấp tín dụng của ngân hàng, từ đó làm phát sinh
nhiều sai phạm để có thể tiếp cận được nguồn vốn này. Theo
NHNN, năm 2011 cơ quan quản lý đã phát hiện nhiều vi phạm
lên tới hàng ngàn tỉ đồng do sai phạm của cán bộ ngân hàng
như: cho vay khi tài sản thế chấp chưa đăng ký giao dịch đảm
bảo, không đủ điều kiện vay vốn, thẩm định giám sát điều kiện
vốn vay chưa chặt chẽ… Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi nền
kinh tế có những biến động khôn lường thì quản lý rủi ro càng
phải được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là rủi ro hoạt động.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Đề tài: "NGHIÊN CỨU RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
được đưa ra nhằm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro hoạt
động của các NHTM VN hiện nay: phân loại nguyên nhân của rủi
ro, thực trạng một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro hoạt động cho các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lý thuyết cơ bản của khái niệm rủi ro hoạt
động, phân loại rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các
NHTM VN.
Nghiên cứu thực trạng rủi ro hoạt động của các NHTM VN
& đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro hoạt động có hiệu quả,
hạn chế mức thấp nhất những tác hại xấu do
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, phân tích, tổng
hợp thông tin liên quan đến rủi ro hoạt động trong kinh doanh
của các NHTM VN từ đó nêu bật lên thực trạng chung & đề ra
giải pháp quản trị.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các thông tin về hoạt động của các
NHTM VN trong giai đoạn hậu WTO đến nay để đi sát với tình hình
thực tế nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu của đề tài.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
1.5. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào 2 phần chủ yếu:
Phần 1: Rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngân hàng
Phần 2: Thực trạng rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngân
hàng - Kinh nghiệm quản trị rủi ro. Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt
động trong kinh doanh ngân hàng.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
CHƯƠNG 2: RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG KINH
DOANH NGÂN HÀNG
2.1 Khái niệm rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động, còn được gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi
ro vận hành phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do
sai sót kỹ thuật,những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những
biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có
thể dẫn đến mất mát không định trước hay những vấn đề về
danh tiếng. Phạm vi và thời gian xảy ra những rủi ro tác nghiệp
rất rộng lớn, nó có thể xảy ra bất ḱỳ lúc nào trong thời gian
hoạt động của ngân hàng
Rủi ro hoạt động trước đây được hiểu bao gồm tất cả các loại rủi
ro khác không phải rủi ro thị trường, tín dụng, hay thanh khoản. Tuy
nhiên, ủy ban Basel đã thu hẹp phạm vi khái niệm này trong Hiệp ước
Basel II : Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp
hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ
không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài
Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về
rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Các ví dụ về rủi ro hoạt động thường gặp như: việc cấu
trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn
vốn, quản trị tồi các quy tŕnh quản lý tín dụng, nhân viên yêu
cầu bồi thường về tai nạn lao động hoặc bị đối xử phân biệt,
khách hàng yêu cầu bồi thường do không đáp ứng đúng theo
yêu cầu hợp đồng( thanh toán L/C chậm hoặc sai quy
trình…) do những hành vi lừa đảo bên trong một tổ chức( cán
bộ tham ô, trôm cắp, giao dịch nội gián,…), do những hành vi
phạm tội bên ngoài một tổ chức (tội phạm máy tính) thiếu các
kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm
họa
2.2. Phân loại rủi ro hoạt động
2.2.1 Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng
Rủi ro do cán bộ ngân hàng
Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức khỏe doanh
nghiệp giảm sút, trong khi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
càng gay gắt… nên không thận trọng sẽ dẫn đến rủi ro. Ngay như nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, đóng góp rất nhiều vào “cục
máu đông” này là do các sai phạm trong tác nghiệp của cán bộ ngân
hàng. Các sai phạm thường gặp như
Thực hiện các nghiệp vụ không tuân thủ theo quy định, quy
trình nghiệp vụ của NHTM, NHNN và các văn bản pháp luật
hiện hành.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Không tuân thủ các quy định /quy trình của hệ thống hỗ trợ,
hệ thống không hỗ trợ kịp thời hoặc hỗ trợ không hiệu quả,
có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ.
Không chấp hành nội quy cơ quan, hợp đồng lao động và
các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở
như: an toàn lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng chống tham nhũng
Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, câu kết với
đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng.
Rủi ro từ hệ thống
Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin
+ Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin
không an toàn.
+ Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ
thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần
mềm /các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời,
hỏng hóc hoặc không hoạt động dẫn tới sự cố về kỹ thuật
làm cho các giao dịch kế toán bị ngưng trệ, thời gian xử lý
một giao dịch kế toán mất nhiều hơn.
Rủi ro từ các hệ thống hỗ trợ khác:
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
+ Do việc chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ chưa kịp thời, chưa
hiệu quả hoặc chồng chéo gây khó khăn, ách tắc cho bộ phận
nghiệp vụ.
+ Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa
đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ.
Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ
Có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ
xấu lợi dụng gây thiệt hại cho NHCT.
Chưa phù hợp, gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong
NHCT.
2.2.2 Rủi ro do các tác động bên ngoài
Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các
đối tượng bên ngoài NH (như hành động phá hoại, đánh
bom ).
Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên (động đất,
bão ) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của
NH.
Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành
liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm
ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
2.3 Ảnh hưởng của rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngân
hàng
2.3.1 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng được ví như mạch máu của nền kinh
tế, với vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất, là nơi dẫn vốn từ nơi
thửa vốn đến nơi thiếu vốn đảm bảo quá trình luân chuyển tiền
tệ một cách hiệu quả nhất. Với đặc điểm là một tổ chức kinh
doanh đặc thù, hệ thống ngân hàng chịu tác động của rủi ro hệ
thống. Rủi ro hoạt động xảy ra ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến
ngân hàng bị rủi ro, còn tác động dây chuyền trong hệ thống
các ngân hàng thương mại nếu không có biện pháp khắc phục
kịp thời
Nếu rủi ro hoạt động không được quản lý một cách hiệu
quả và sự cố thường xuyên xảy ra thì uy tín của ngân hàng hay
giá trị niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng sẽ dần mất
đi, khách hàng e ngại trong việc gửi tiền vào ngân hàng. Như
vậy đồng vốn nhàn rỗi sẽ không được tận dụng tối đa và sử
dụng đầu tư, tái đầu tư một cách hiệu quả cho nền kinh tế.
Đồng thời, nhà nước sẽ khó khăn khi thực hiện các chính sách
điều hành vĩ mô khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn
2.3.2 Ảnh hưởng đối với ngân hàng thương mại
Rủi ro tác nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng
về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín,
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
thương hiệu của ngân hàng. Một số hậu quả mà ngân hàng gặp
phải do rủi ro tác nghiệp gây ra:
- Đối với hoạt động Marketing và bán hàng: Rủi ro tác nghiệp
có thể đưa ngân hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm
mới mà không đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp do không áp
dụng đúng các thủ tục phê duyệt sản phẩm mới.
- Đối với hoạt động thanh toán: Hậu quả mà ngân hàng phải
gánh chịu có thể là không thanh toán được theo yêu cầu của
khách hàng hoặc thanh toán nhầm đối tượng thụ hưởng.
- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Hậu quả mà ngân hàng
phải gánh chịu có thể là tình trạng mất kiểm soát hệ thống hoặc
hệ thống cơ sở dữ liệu ngừng hoạt động.
- Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có
thể là việc định giá tài sản sai, các báo cáo lăi lỗ không hoàn
chỉnh, các khoản mục kế toán không được đối chiếu.
- Đối với hoạt động quản lý nhân sự: Hậu quả của rủi ro tác
nghiệp có thể là hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề kết
thúc hợp đồng lao động….
- Đối với uy tín của ngân hàng: Thái độ với khách hàng không
tốt, các sai phạm trong tác nghiệp dẫn tới mất khách hàng hoặc
ṭaọ uy tín không tốt về ngân hàng , tạo tâm lý hoang mang, mất
lòng tin ở một bộ phận lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng
cá nhân , có thể gây nên làn sóng rút tiền ồ ạt tạo rủi ro thanh
khoản làm giảm vốn kinh doanh hay mất vốn do những đối tác
của ngân hàng thay đổi chính sách hợp tác, cũng như rút vốn
đầu tư . Từ đó dẫn đến hậu quả làm mất vốn hoặc làm giảm lợi
nhuận của ngân hàng. Nếu nghiêm trọng, ngân hàng có thể
phải tuyên bố phá sản
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
2.3.3 Ảnh hưởng đối với khách hàng
Rủi ro hoạt động xảy ra trong lĩnh vực thanh toán sẽ làm
chậm tiến độ kinh doanh hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cùa
khách hàng. Quy trình thủ tục rườm ra hay sai sót trong việc tư
vấn của ngân hàng gây ra nhiều phiền hà trong việc sử dụng
các dịch vụ. Quyền lợi của khách hàng không được đảm bảo
khi nhân viên ngân hàng tính toán sai ( hoặc cố tình gian lận)
trong việc hạch toán lãi, chuyển nhầm tiền trong tài khoản
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG
KINH DOANH NGÂN HÀNG. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ
RỦI RO & GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
4.1 Thực trạng rủi ro hoạt động trong kinh doanh ngân
hàng
4.1.1 Thực trạng rủi ro hoạt động của các ngân hàng trên
thế giới
Cách đây 4 năm, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn
ra, sự đổ vỡ của những ngân hàng lớn nhất thế giới, cộng thêm
“quả bom” lừa đảo tài chính Madoff đã rung chuyển cả thế
giới. Thời điểm đó, bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp về
kinh doanh và quản trị thì hầu hết các chuyên gia trên thế giới
đều nhấn mạnh đến yếu tố sâu xa nhất là lòng tham, rủi ro đạo
đức… đã gây nên hậu quả mà cả thế giới đến hôm nay vẫn
chưa thể khắc phục hết. Một chuyên gia từ Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia đã nhấn mạnh, giữa thị trường và mong muốn
chủ quan của con người luôn là cuộc rượt đuổi không có điểm
dừng. Trong đó, nếu lòng tham của con người không được
kiểm soát thì đó chính là tiền đề xuất hiện rủi ro đạo đức, làm
tha hóa phẩm chất của một số cán bộ ngân hàng. Từ đó, gây
nên hậu quả rất khó lường. Chính điều này lý giải vì sao ở Mỹ,
với hệ thống giám sát rủi ro rất hiện đại, nghiêm minh và hệ
thống thông tin công khai, minh bạch, nhưng tất cả đều bất lực
trước rủi ro đạo đức.Toàn bộ hệ thống giám sát từ giám sát nội
bộ của ngân hàng thương mại đến hệ thống giám sát của chính
quyền đều bất lực trước rủi ro đạo đức. Bởi chẳng có hệ thống
giám sát nào “quản” thứ rủi ro này nếu không quản tốt con
người
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Và hiện nay, sau một loạt vụ scandal liên quan đến các
ngân hàng gần đây, có 1 điều mà công chúng nhận thấy rõ
ràng: đạo đức của ngành ngân hàng đang bị đổ vỡ. khi chứng
kiến các ngân hàng nổi tiếng như Barclays, một trong những
ngân hàng lớn nhất thế giới, đang dính vào vụ scandal thâu tóm
lãi suất Libor. Trong khi đó, HSBC, ngân hàng lớn nhất châu
Âu, cũng vừa bị buộc tội có dính líu đến hoạt động rửa tiền ở
Mexico. và cách đây không lâu, JP Morgan đã khiến giới tài
chính sửng sốt khi công bố lỗ hơn 5 tỷ USD do chiến lược giao
dịch sai lầm.
Ngoài những thiệt hại liên quan đến danh tiếng của ngân
hàng cũng như những thiệt hại tài chính mà các cổ đông phải
gánh chịu, có 1 điều mà công chúng nhận thấy rõ ràng: đạo đức
của ngành ngân hàng đang bị đổ vỡ.
Bên cạnh rủi ro đạo đức ở trên hệ thống ngân hàng trên
thế giới cũng đang phải đối mặt với các rủi ro liên quan tới hệ
thống công nghệ thông tin trong ngân hàng như các vụ làm giả
thẻ tín dụng, làm giả thẻ ATM hay hàng loạt thông tin cá nhân
của khách hàng bị đánh cắp và làm giả gây nên thiệt hại vô
cùng to lớn cho các ngân hàng cũng như khách hàng của họ. Ta
có thể dẫn chứng điều này qua một số phi vụ nổi tiếng gần đây:
Đó là vụ là trộm cắp và lừa đảo bằng thẻ tín dụng giả quy
mô lớn nhất lịch sử Mỹ. Đã được Cảnh sát quận Queens và
thành phố New York đã triệt phá vào đầu tháng 10-2011,
Trong vòng 16 tháng, tổ chức gồm 5 đường dây tội phạm có
mắt xích khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông này
đã lừa đảo khoảng 13 triệu USD theo phương thức lấy cắp
thông tin cá nhân để dùng thẻ tín dụng giả mua hàng hóa.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Trong chiến dịch mang tên “Kẻ cắp” suốt 2 năm, cảnh sát đã
bắt giữ 86 nghi can và truy nã 25 nghi can. Chân rết của đường
dây này chính là các nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên
ngân hàng, khách sạn, nhân viên thu ngân ở các điểm bán lẻ.
Khi khách hàng đến giao dịch, mua hàng bằng thẻ tín dụng,
những kẻ phạm tội trong lốt nhân viên đã dùng thiết bị điện tử
lấy cắp thông tin cá nhân từ thẻ tín dụng của khách. Thông tin
này sau đó lại được chuyển cho “một nhà sản xuất” để nhập dữ
liệu vào những chiếc thẻ tín dụng rỗng mang thương hiệu nổi
tiếng như Visa, MasterCards, Discover và American
Express.Sau đó, những tên trộm trà trộn vào khách mua hàng,
dùng thẻ tín dụng và giấy tờ giả tới các trung tâm mua sắm như
Nordstrom’s, Macy’s, Gucci và Best Buy để mua hàng rồi bán
lại những mặt hàng này, phần lớn là cho người nước ngoài.
Trong khoảng thời gian từ tháng 5-2010 đến 9-2011, bọn sử
dụng thẻ giả còn dùng thẻ để đi nghỉ mát, thuê ô tô, mua vé
máy bay.Vụ phá mạng lưới tội phạm công nghệ cao thuộc dạng
lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này là cảnh báo cho khách hàng
khi thanh toán thẻ tín dụng cũng như việc quản lý nhân viên
trước “cám dỗ” mà các tổ chức tội phạm giăng ra. Sự việc cho
thấy tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân ngày càng tinh vi và
không thể không cảnh giác.
Gần đây nhất vào tháng 11/2012, Cảnh sát chống tội phạm
kinh tế-tài chính của Romania và Australia vừa phanh phui một
vụ làm thẻ tín dụng giả quy mô lớn. Trong chiến dịch phối hợp
điều tra tốn khá nhiều công sức và thời gian này, cảnh sát hai
nước đã phát hiện và bắt giữ 23 đối tượng mà phần lớn là công
dân Romania.Nhóm tội phạm này đã đột nhập vào các máy tính
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
của hơn 100 xí nghiệp nhỏ tại Australia và thu thập các dữ liệu
cá nhân liên quan của 30.000 người nước này để làm các thẻ
tín dụng giả.Bằng cách này, chúng đã rút được hơn 30 triệu
USD tại Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).
Từ các ví dụ điển hình ở trên chúng ta có thể nhận thấy hệ
thống ngân hàng trên thế giới đang gặp phải rất nhiều vấn đề
rủi ro trong hoạt động. Và câu hỏi là làm thế nào để khắc phục
các rủi ro trên thì vẫn còn chưa có được đáp án cụ thể.
4.1.2 Thực trạng rủi ro hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam
Rủi ro do tác động bên trong nội bộ NH
Cách đây không lâu câu chuyện rủi ro đạo đức trong hệ
thống NH Việt Nam dường như còn khá xa xôi vì mới chỉ dừng
lại của những sự vụ nhỏ lẻ lộ ra. Nhưng rồi, với sự biến động
nhanh chóng trong những năm vừa qua, nhất là sau những biến
cố gần đây đã cho thấy rủi ro đạo đức là một căn bệnh tiềm
tàng, một tảng băng chìm đang đe dọa sự ổn định và kỷ cương
của hệ thống NH Việt Nam. Những rủi ro dạng này trong hệ
thống NH Việt Nam có nhiều cấp độ. Trước hết, đơn giản nhất
có thể chỉ là những vụ gian lận trong vay vốn, thụt két tiền tỷ
nhà băng của những cán bộ biến chất hay nhân viên ngân hàng
bắt tay với các đối tượng xấu để chiếm dụng tiền vốn từ những
hợp đồng tín dụng sai phạm… cao hơn là những vụ làm giả
giấy tờ, cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền.Tuy nhiên, xét cho
cùng đó cũng chỉ là những hành vi mang tính cá nhân và nhỏ
lẻ. Cho nên việc xử lý cũng không khó và hậu quả dễ khắc
phục.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Ở một mức độ cao hơn, gần đây chúng ta đã chứng kiến
những sự vụ quy mô lớn, được thực hiện một cách cố tình
trong cả một tổ chức và gây thiệt hại rất lớn. Trong số đó phải
kể đến những sai phạm ở Công ty ALC II thuộc (Agribank) gây
thiệt hại lên đến hơn 500 tỷ đồng và điều làm mọi người bất
ngờ nhất là các quan chức ở DN này đã thể hiện “tài năng đặc
biệt” trong nâng khống giá tài sản lên đến cả ngàn lần khi định
giá và cho vay .Tiếp theo đó, các vụ lừa đảo rất nghiêm trọng
như Huỳnh Thị Huyền Như và 17 bị can khác công tác tại một
ngân hàng TMCP đã bị khởi tố theo 2 nhóm tội danh là "vi
phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” lừa
đảo trên thị trường chứng khoán và ngân hàng hơn 4000 tỷ
đồng. Hay mới đây nhất, là vụ ngân hàng SeABank vừa từ
chối việc thanh toán bảo lãnh phát hành trái phiếu cho một DN.
Nguyên nhân do một sếp phó tổng của ngân hàng này đã làm
sai nguyên tắc. Trị giá của vụ bảo lãnh này lên đến 150 tỷ đồng
và vụ việc hiện vẫn đang được tiến hành điều tra
Hay trước đó là vụ việc ở ACB khi có hành vi cố ý làm trái của
một số cá nhân nguyên là lãnh đạo NH này ra chủ trương để
ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào 29 ngân
hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà
nước quy định gây thiệt hại hơn 700 tỷ đồng.Và không dừng lại
đó, những rủi ro dạng này tiếp tục được nhắc đến trong báo cáo
mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội đó chính là những nguy
cơ từ sở hữu chéo và việc cho vay lòng vòng đối với các DN
“sân sau” của các ông chủ NH. Đã có những ví dụ được dẫn ra
để cảnh báo về việc các ông chủ NH, những người liên quan sử
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
dụng các “chiêu trò tài chính” để huy động vốn, chuyển tiền
qua lại nhằm tạo lợi nhuận một cách bất hợp pháp. Có vẻ như
trong tất cả mọi sự kiện đáng tiếc đã diễn ra thì vụ án ông
Nguyễn Đức Kiên đang được điều tra là một ví dụ cho thấy
tính chất phức tạp, mức độ và quy mô của những rủi ro này
trên thị trường tài chính Việt Nam đang tăng lên và trở thành
một vấn đề báo động.
Đây là những ví dụ về rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng.
Mà bất cứ ngân hàng lớn nhỏ nào cũng đều có thể vấp phải và
sẽ gánh chịu những tổn thất lớn nếu chủ quan “căn bệnh ung
thư” này. Trước đây, khi nhắc tới tiêu cực, bộ phận hay bị để ý
nhất là tín dụng. Đây là những cán bộ trực tiếp làm việc với
khách hàng, thẩm định hồ sơ, ra phán quyết tín dụng… Điều
này có thể chứng minh khi những thông tin khởi tố các cán bộ
quản lý, cán bộ tín dụng các ngân hàng liên tục trên các mặt
báo vì những hành vi sai phạm của mình. Các hành vi phổ biến
như thiếu trách nhiệm trong thẩm định, cấu kết với khách hàng,
ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được, liên kết với nhau để
vay mượn lòng vòng, thậm chí là vay ké của khách hàng…
Tuy nhiên, các rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra với cán bộ
tín dụng mà có thể ở các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân
hàng, thậm chí là giao dịch viên, thủ quỹ. Các hình thức quen
thuộc vẫn là lập khống, tất toán khống sổ tích kiệm của khách,
cạo sửa sổ tiết kiệm, cầm cố khống các giấy tờ giả. Vì vậy cần
phải có biện pháp kiểm soát, kiềm chế các vấn đề này một cách
chặt chẽ. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ nhất là khi các
ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về kiểm soát, chủ quan và dễ
dãi trong quản lý”. Hiện nay ở Việt Nam rất nhiều ngân hàng
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
đã bắt đầu công cuộc tái cơ cấu, nhưng vấn đề các ngân hàng
quan tâm là đi tìm mô hình tổ chức hợp lý cho mình, tổ chức,
sắp xếp lại… Nhưng khi xét đi xét lại, nhiều ngân hàng thành
lập gần 20 năm mà quy định nội bộ gần như không có gì, hoặc
có thì rất chung chung. Thực tế này cộng với các quy định nội
bộ lờ mờ thì rất dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật để
trục lợi. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát tín dụng của nhiều
ngân hàng đang bộc lộ nhiều nhược điểm. Trong những năm
qua, các ngân hàng đều phát triển nóng với các đơn vị kinh
doanh (chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) trải dài trên
cả nước dẫn đến sự phân tán nhất định của các nguồn lực. Đặc
biệt là sự phân tán thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó,
việc giao quyền cho các giám đốc chi nhánh quá lớn còn hội sở
ở xa, quy định nội bộ lờ mờ, công tác quản lý giấy tờ, con dấu
thiếu chuẩn chỉnh, chặt chẽ thống nhất… rất dễ dẫn đến các
vấn đề rủi ro đạo đức.
Rủi ro hoạt động còn xảy ra do lỗi hệ thống thông tin
Ngân hàng, hệ thống máy ATM, đặc biệt những lỗi tại máy
ATM của các NH xảy ra rất thường xuyên và rơi vào đa số
những trường hợp sau: Trường hợp KH khi đã bấm mật khẩu
đăng nhập rút tiền, màn hình ko tín hiệu, lặp đi lặp lại nhiều
lần, KH hoang mang việc bị nuốt thẻ; hoặc trường hợp KH
bấm lệnh rút tiền tại máy ATM NH có liên kết, máy ATM báo
KH đã rút 1 số tiền lớn nhưng thực tế KH không nhận được,
tuy sau đó KH đã được nhân viên NH thông báo thực tế không
bị mất tiền nhưng lỗi hệ thống như vậy tạo cho KH cảm giác
không an toàn, lo lắng , mất thời gian đến NH giải quyết sự cố.
Vẫn còn quá nhiều trường hợp lỗi do hệ thống liên thông thẻ
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
lẫn phần mềm máy ATM Những lỗi rút tiền từ máy ATM đã
xảy ra rất nhiều và đã khá lâu. Tuy nhiên, những bất cập như
lỗi hệ thống, đường truyền và ngay cả phần mềm rất không tiện
lợi của máy ATM không hiểu sao vẫn còn lặp lại.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng sử dụng thẻ ATM,
một số máy rút tiền có hệ thống phần mềm máy rất bất tiện,
như, khi khách hàng dùng thẻ ATM khác hệ thống, máy yêu
cầu nhập mật khẩu, sau đó được phép bấm số tiền muốn rút.
Tuy vậy, khi đã bấm lệnh rút tiền, nhiều máy mới báo lỗi (tất
nhiên đi kèm với lỗi là không nhả tiền). Nếu phầm mềm trong
máy ATM cho phép nhập mật khẩu,nếu có lỗi, ngay lập tức
máy sẽ báo. Như vậy, sẽ tránh được một số trường hợp lỗi khi
đã bấm lệnh rút tiền như trên và nhiều trường hợp khác.
Một dẫn chứng từ rủi ro hoạt động ngận hàng bắt nguồn
từ những bất cập về quy trình nghiệp vụ. Hiện tại, một số ngân
hàng vẫn sử dụng nhân viên tín dụng cho cả nghiệp vụ thẩm
định phương án cho vay và thẩm định khả năng trả nợ. Như
vậy là thiếu khách quan và tính trung thực trong việc ra quyết
định cho vay tại NH, kết quả sau đó là những khoản nợ xấu
không xử lý được gây thiệt hại không nhỏ cho NH.
Ngoài ra, việc quản lý theo hạn mức phân cấp, phân quyền còn
thiếu chặt chẽ hơn. Có trường hợp ngân hàng quản lý chặt chẽ
và chỉ cho phép giám đốc chi nhánh quyết định khoản vay từ
500 triệu đồng trở xuống, những khoản vay lớn hơn phải trình
hội sở chính. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng cho phép giám đốc
chi nhánh quyết khoản vay lên tới vài chục tỷ đồng và khi có
rủi ro xảy ra thì thiệt hại rất lớn. Điều này đã từng xảy ra tại
một ngân hàng thương mại quốc doanh khi giám đốc một chi
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
nhánh, với hạn mức bảo lãnh được phép 70 tỷ đồng, đã cố tình
vi phạm, làm thất thoát tới vài trăm tỷ đồng.
Trong thời kỳ ngân hàng tăng trưởng nóng, phát triển mạng
lưới nhanh chóng, việc tuyển nhân viên ồ ạt song lại không chú
trọng đúng mức đến công tác đào tạo nhân viên, khiến cho
nhân viên không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cũng như
đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, điều cốt yếu vẫn phải là tăng
cường công tác quản trị để bịt lỗ hổng dẫn tới sự sai phạm cả từ
trong và ngoài ngân hàng.
Rủi ro do tác động bên ngoài
Rủi ro hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài cũng
ngày càng gia tăng. Năm 2012, lực lượng cảnh sát điều tra về
Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã phá nhiều vụ án rất
nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động phạm tội
chủ yếu là sử dụng công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền,
sử dụng công nghệ đột nhập các hệ thống thanh toán, tạo ra các
lệnh chuyển tiền vãng lai để chiếm đoạt tiền ngân hàng có xu
hướng gia tăng. Những vụ dùng thẻ tín dụng giả gần đây cũng
là dẫn chứng về những thiệt hại của NH do yếu tố bên ngoài
tác động đó là hành vi lừa đảo, trộm cướp…
Trường hợp cụ thể lấy ví dụ tại VietinBank, NH này bắt
được Shang Yuan Sheng (công dân một nước châu Á) đang gắn
các thiết bị lạ vào trụ máy ATM. Qua kiểm tra, công an thu giữ
nhiều thiết bị như camera, vi mạch điện tử dùng để ăn cắp
thông tin của chủ thẻ khi sử dụng tại các trụ máy này; Lim
Soon Ling (53 tuổi, công dân một nước châu Á khác) đi cùng
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
một phụ nữ Việt Nam bị bắt giữ khi dùng hộ chiếu và thẻ tín
dụng giả để rút 10.000 USD (Trước đó, Lim Soon Ling đã rút
thành công hơn 40 triệu đồng và 3.000 USD tại chính ngân
hàng này). Theo lời khai, Lim Soon Ling làm giả hộ chiếu
cùng 16 thẻ tín dụng để mang vào Việt Nam sử dụng.
Ngoài ra các rủi ro do các thông tin nhạy cảm bị đưa ra
khi chưa được kiểm duyệt cũng gây không ít rủi ro cho các
ngân hàng, như vụ xếp hạng các ngân hàng Ngày 8/9/2012 vừa
qua, 32 ngân hàng Việt Nam, trong đó có các ngân hàng lớn đã
được Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
(CRV) xếp hạng tín nhiệm. điều này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến tâm lý của khách hàng và làm ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động của các ngân hàng bị xếp hạng thấp. điều này đã làm
cho các ngân hàng này vô cũng bức xúc và gửi công văn tới
NHNH yêu cầu hủy kết quả xếp hạng vì thông tin đưa ra xếp
hạng không chính xác. Điều đó cho thấy hiện nay Việt Nam
vẫn chưa có được các quy định nghiêm ngặt về công bố thông
tin dẫn đến rủi ro hoạt động cho các ngân hàng gia tăng.
Bên cạnh đó các tin đồn nhạy cảm như Việc ông Nguyễn Đức
Kiên bị bắt vào tối 20/8/2012 đã làm dậy lên làn sóng đồn đoán
xung quanh mối liên hệ giữa ông này với một số ngân hàng,
gây hoang mang tới một bộ phận người gửi tiền. Mặc dù Thống
đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, theo thông tin mà NHNN
nhận được thì việc ông Kiên bị bắt là xuất phát từ hoạt động
kinh tế của ông ở ba công ty mà ông này nắm cổ phần, chứ
không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác trong hệ thống
tài chính Việt Nam. Nhưng khách hàng vẫn ồ ạt kéo tới ACB
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
để rút tiền dẫn đến ngân hàng này thiếu thanh khoản trầm trọng
và phải cầu cứu tới sự giúp đỡ từ phía NHNN. Mặc dù hiện nay
giai đoạn khó khăn nhất đã qua nhưng tổn thất mà ACB phải
gánh chịu là vô cùng lớn.
Ngoài các rủi ro do các tin đồn bên ngoài như trên thì ở
Việt Nam hiện nay các ngân hàng còn phải chịu rủi ro rất lớn
do các quy định về trần lãi suất trong thời gian qua. Khi quy
định cuả NHNH là lãi suất huy động dưới 12 tháng tối đa la
9%/năm. Còn mức lãi suất trên một năm do các ngân hàng tự
quyết định nên các ngân hàng đã lách luật bằng cách tư vấn
cho khách hàng gửi kỳ hạn trên 1 năm với lãi suất từ 13-14%
khi cần có thể rút ra dưới dạng vay lại với lãi suất thấp và vẫn
đảm bảo mức lãi suất thực nhận của KH là từ 12-13%. Và sau
đó khi NHNN lại ấn định mức lãi suất cho vay tối đa là
15%/năm và hiện nay NHNN tiếp tục xem xét giải pháp đưa
mức lãi suất cho vay về mức 12-13%/năm điều này làm cho
các ngân hàng vô cùng rủi ro khi mà mức lãi suất đã huy động
gần như bằng lãi suất cho vay theo quy định của NHNN. Ngoài
ra còn rất nhiều quy định ban hành bởi chính phủ và NHNN
khác gây khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng.
4.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro hoạt động
Qua các phân tích ở trên ta nhận thấy rủi ro hoạt động có
nhiều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Bên
cạnh việc tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, rủi ro hoạt
động còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như nhiều
yếu tố khác. Trong xu thế phát triển hiện nay, điều kiện môi
trường kinh doanh phức tạp, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
triển công nghệ … đã góp phần làm cho rủi ro hoạt động ngày
càng gia tăng. Chính vì thế, để thực hiện tốt quản trị rủi ro hoạt
động nhằm hạn chế những tác động của rủi ro hoạt động đến
tình hình hoạt động chung của ngân hàng chúng ta cần có
những biện pháp thiết thực gắn liền với tình hình hoạt động cụ
thể của từng ngân hàng.
Để kiến nghị các ngân hàng trong việc thực hiện giám sát
và quản trị rủi ro hoạt động, ủy ban Basel đã đưa ra bốn vấn đề
chính cần được quan tâm là:
Thứ nhất, cần tạo một môi trường quản trị phù hợp trong
hệ thống ngân hàng. Để thực hiện được điều này, Hội đồng
quản trị của ngân hàng cần nắm rõ các khía cạnh của ngân
hàng để xây dựng một khung quản lý rủi ro hoạt động cho ngân
hàng. Khung quản lý rủi ro này cần phải cung cấp một định
nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về rủi ro hoạt động, cũng
như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm
soát và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị cần
đảm bảo rằng khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng
được thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và
các nhân viên hiểu rõ trách nhiệm về việc phát triển chính sách,
quy trình và thủ tục quản lý rủi ro hoạt động trong tất cả sản
phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng. Ngoài
ra, việc thực hiện các nguyên tắc, xác định, đánh giá, giám sát
và kiểm soát hoạt động của ngân hàng theo khung quản lý rủi
ro hoạt động đã xây dựng nên được thực hiện bởi các nhân viên
thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro nội
bộ.
Thứ hai, thực hiện quản trị rủi ro thông qua xác định, đánh
giá, giám sát và kiểm soát. Các ngân hàng cần xác định và
đánh giá rủi ro hoạt động trong tất cả các rủi ro hiện có trong
sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Cần
phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi thực hiện
các yếu tố nêu trên. Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình
để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổng thất do
rủi ro hoạt động gây ra nhằm tạo điều kiện cho ban lãnh đạo sự
chủ động trong quản lý rủi ro hoạt động. Việc thiết lập các
chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương
trình giảm thiểu rủi ro cũng là một việc làm thiết thực đối với
ngân hàng. Ngân hàng cần định kỳ theo dõi các ngưỡng rủi ro
và chiến lược kiểm soát để điều chỉnh hồ sơ rủi ro hoạt động
thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng. Và cuối cùng
ngân hàng phải có kế hoạch duy trì kinh doanh nhằm đảm bảo
khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp
rủi ro xảy ra bất ngờ.
Thứ ba, các cơ quan giám sát ngân hàng cần yêu cầu các
ngân hàng có một khung quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả.
Các cơ quan này cần chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường
xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên
quan đến rủi ro hoạt động của ngân hàng. Cần đảm bảo có cơ
chế thích hợp cho phép họ biết được sự phát triển của ngân
hàng.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Thứ tư, một nguyên tắc đặt ra cho hoạt động quản trị rủi
ro hoạt động là vai trò của việc công bố thông tin. Các ngân
hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin
để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách
tiếp cận của họ để quản lý rủi ro hoạt động. Nếu thực hiện
đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế
của ngân hàng, công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngân
hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện được mục tiêu mà
ngân hàng dự kiến.
Áp dụng các nguyên tắc về rủi ro hoạt động động do ủy ban
Basel đề ra, đồng thời kết hợp các nhận thức về thực trạng rủi
ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để hoạt
động kinh doanh của ngân hàng được an toàn và ngày càng
phát triển bền vững chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
• Đối với các ngân hàng thương mại:
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cần hoàn tiện bộ máy
giám sát rủi ro hoạt động trên cơ sở xác định khung quản lý rủi
ro hoạt động ngân hàng dựa trên những khía cạnh đặc trưng
của ngân hàng. Đồng thời xây dựng tổ chức một bộ phận độc
lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng
quản lý giám sát rủi ro, nhận diện, phân tích, đánh giá các rủi
ro trên cơ sở khung quản trị rủi ro hoạt động đã đề ra.
Thứ hai, các ngân hàng cần phải xây dựng và không
ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy định về các quy
trình nghiệp vụ trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước
và ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn các văn
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trên toàn hệ
thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn và quán
triệt cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm tạo điều kiện
cho cán bộ nhân viên nắm vững và thực thi các quy trình một
cách đầy đủ và chính xác.
Thứ ba, để hạn chế tối đa các rủi ro hoạt động do các yếu
tố bên ngoài như sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thay đổi
về cơ chế, hay sức ép từ việc thực hiện các cam kết và các diễn
biến phức tạp của thị trường mang lại, ngân hàng cần tuân thủ
nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của
Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong quá trình
xây dựng quy chế,quy trình hoạt động, hướng dẫn, nghiệp vụ
cũng như trong quá trình triển khai thực hiện. Thường xuyên
theo dõi những thay đổi về các quy định cũng như chính sách
để có sự điều chỉnh kịp thời trong các quy định, quy chế, quy
trình nghiệp vụ của ngân hàng. Nhằm hạn chế các rủi ro hoạt
động do tác động của nền kinh tế, ngân hàng cần thành lập một
bộ phận chuyên phân tích, đánh giá tổng quan nền kinh tế trong
và ngoài nước theo định kỳ để xác định kịp thời xu hướng phát
triển cũng như những tác động của các yếu tố thị trường. Từ đó
có những tham mưu kịp thời trong việc điều hành chính sách
và định hướng phát triển chiến lược của ngân hàng phù hợp với
từng thời kỳ.
Thứ tư, cần xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin
tiên tiến, hiện đại. Thường xuyên kiểm tra bảo trì và nâng cấp
hệ thống thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn
định.
Nghiên cứu rủi ro hoạt động trong kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam