Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Biểu đồ Pareto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.73 KB, 16 trang )

- 1 -


CHƯƠNG 9
Biểu đồ Pareto


Nội dung




9. Biểu đồ Pareto

9.1 Biểu đồ Pareto là gì

9.1.1 Thế nào là biểu đồ Pareto?
9.1.2 Vai trò và mục đích sử dụng của biểu đổ

9.2 Cách thiết lập biểu đồ Pareto

9.2.1 Qui trình thiết lập biểu đồ Pareto
9.2.2 Nội dung cách thiết lập
9.2.3 Chuẩn bị trước khi thiết lập

9.3.Cách đọc và sử dụng biểu đồ Pareto

9.3.1 Cách đọc biểu đồ Pareto
9.3.2 Cách sử dụng biểu đồ Pareto



















- 2 -

9. Biểu đồ Pareto
9.1 Biểu đồ Pareto là gì?
9.1.1 Thế nào là biểu đồ Pareto ?
Biểu đồ Pareto bao gồm các cột và đường cong đan xen lẫn nhau được lập như
sau :

• Khi có nhiều vấn đề xảy ra trên dây chuyền sản xuất như là : khuyết tật (lỗi
hỏng), khiếu lại, tai nạn, sai hỏng, …Người ta thống kê lại số lượng thiệt hại,
số trường hợp lỗi hỏng, …

• Người ta phân loại theo các dạng như nguyên nhân, hiện tượng, …tùy theo
mục đích của việc phân tích


• Sau đó thiết lập biểu đồ cột thay thế cho các dữ liệu theo các tầm quan
trọng để tìm ra đâu là giá trị quan trọng nhất.Và đâu là giá trị quan trọng
thứ 2, và tiếp theo…

Các biểu đồ như vậy được gọi là biểu đồ Pareto.

Hình 9.1 ví dụ của một dạng của biểu đồ Pareto .

















Biểu đồ thể hiện chi phí cho một gia đình trong một tháng. Các chi phí được
phân ra thành các loại.Từ biểu đồ này có thể dễ dàng nhận thấy là 59% chi phí phải
chi trả là chi phí về nhà ở và thực phẩm. Biểu đồ Pareto có nguồn gốc từ Pareto,
một quĩ học bổng về kinh tế của Italia.
Biểu đồ biểu thị các phân bổ theo thu nhập ở từng Quốc gia. Sau đó tiến sĩ JM Juran

đánh giá dạng biểu đồ này sử dụng hữu ích cho lĩnh vực kiểm soát chất lượng. Sau
đó biểu đồ Pareto được sử dụng rộng rãi.
Các vấn đề chính dưới đây thường được sử dụng trong biểu đồ Pareto:
- 3 -
9.1.1.1 Các hạng mục dùng cho trục hoành (X) của biểu đồ

a. Vấn đề liên quan đến tiền tệ.

Chi phí nhân công, chi phí tổng hợp, số lượng bán, giá vật tư hoặc
nguyên vật liệu, hao hụt tính cho nguyên vật liệu phụ, …

b. Vấn đề liên quan đến chất lượng
Số khuyết tật, tỷ lệ loại bỏ, tỷ lệ khuyết tật, số lô được chấp nhận đặc
biệt, số lần khiếu nại, số sản phẩm bị trả về, số sản phẩm phải làm lại

c. Vấn đề liên quan đến thời gian

Thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho, thời gian kiểm tra
thời gian do hàng hỏng…

d. Vấn đề liên quan đến an toàn

Số tai nạn, số thiệt hại, …

e. Vấn đề liên quan đến văn hóa

Tỷ lệ tham gia, tỉ lệ có mặt, tỉ lệ tham dự họp, số sáng kiến đề xuất, …

9.1.1.2 Các hạng mục dung cho trục tung (Y) của biểu đồ
a. Hiện tượng

Loại lỗi, chi tiết từng loại lỗi, ...

b. Công nhân vận hành
Nhóm công nhân và công nhân trợ giúp, độ tuổi của công
nhân, nhân viên kiểm tra/ kiểm nghiệm riêng biệt, …

c. Thiết bị
Thiết bị kiểm tra, cấu trúc, Khuôn mẫu, máy móc, độ chính
xác, …

d. Phương pháp thao tác
Kích thước, các điều kiện như là: áp suất, tốc độ và điện áp,
phương pháp thao tác, …

e. Nguyên vật liệu
Nhà thầu phụ, lô nguyên liệu, nhà sản xuất, nguyên vật liệu

f. Thời gian
Giờ làm việc, ngày, tuần, tháng, thời hạn, năm, mùa, …

- 4 -



Hình 9.2 biểu thị mối quan hệ giữa trục X và trục Y

9.1.2 Vai trò của việc sử dụng biểu đồ Pareto
9.1.2.1 Vai trò của biểu đồ
a. Vai trò của việc sử dụng biểu đồ Pareto tìm ra được nguyên nhân chính
trong mọi vấn đề.

b. Sử dụng biểu đồ Pareto để biết được có bao nhiêu nguyên nhân ảnh
hưởng tới các vấn đề.
c. Xác định ra vấn đề chính giúp mọi người cùng kết hợp lại để giải quyết và
cải tiến

9.1.2.2 Sử dụng biểu đồ Pareto
a. Để xác định mục tiêu kiểm soát và cải tiến:
Biểu đồ Pareto rất hữu ích cho việc chọn mục tiêu để kiểm soát và cải tiến
trong số nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất.

b. Nhằm xác định tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát và cải tiến:
Chúng được sử dụng nhằm để so sánh tình trạng trước và sau khi tiến
hành các hoạt động; và để cho tiến đến những cơ hội cải tiến trong tháng
hiện tại và những tháng trước, ...Và nhằm thực hiện một cách hiệu quả
trong tương lai.

c. Dùng cho việc làm báo cáo và lưu hồ sơ:
Chính vì biểu đồ Pareto thuận tiện cho việc thiết lập mục tiêu, biểu đồ
Pareto được nhằm tạo niềm tin và để cho việc nhận thức dễ dàng hơn.








(Trục tung)
(Trục hoành)
- 5 -

9.2 Cách thiết lập biểu đồ Pareto

1. Qui trình lập biểu đồ Pareto

Bước 1 Thu thập dữ liệu
Bước 2 Phân loại dữ liệu thành từng nhóm
Bước 3 Sắp xếp dữ liệu và tính toán sau đó tổng hợp lại
Bước 4 Tính toán phần trăm cho từng nhóm
Bước 5 Tính toán phần trăm cộng dồn
Bước 6 Vẽ trục tung và trục hoành
Bước 7 Vẽ biểu đồ
Bước 8 Vẽ đường cong Pareto
Bước 9 Lưu lại các hạng mục cần thiết

Ví dụ về biểu đồ Pareto được chỉ ra trong biểu đồ hình 9.3




















2.Chi tiết của qui trình thiết lập

2.1 Bước 1 Thu thập dữ liệu

2. Các bước thiết lập biểu đồ :
2.1 Bước 1 : Thu thập dữ liệu :
2.1.1 Xác định phương pháp và thời hạn của thời gian thu thập dữ
liệu. Để thuận tiện xác định thời gian theo một tuần, một
tháng,...
2.1.2 Kiểm tra không chỉ số liệu thu được mà còn là chi tiết của dữ
liệu bằng cách sử dụng phiếu kiểm soát (Check sheet) và các
biện pháp khác

- 6 -
Ví dụ :biểu đồ sử dụng trong nhà máy lắp ráp thiết bị điện
Check sheet được sử dụng để kiểm tra các điểm khuyết tật.
Để check sheet được sử dụng một cách thuận tiện bản vẽ lắp
ráp được khuyếch đại lên và các điểm kiểm tra sử dụng các
mầu sắc khác nhau.
Phải xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra.













2.2 Bước 2 : Phân loại dữ liệu thành từng nhóm

Các dữ liệu được phân loại theo khuyết tật, nơi sản xuất, công
đoạn, thời gian, nguyên vật liệu, máy móc, công nhân vận hành,
phương pháp thao tác, ... các hành động đó được thực hiện
một cách dễ dàng.

Ví dụ :
Bảng tổng hợp lỗi được chỉ ra ở bên dưới. Bằng cách tổng hợp
các loại lỗi và thời gian xảy ra lỗi. Bằng cách nhóm và xếp thành
nhóm điều này thuận tiện cho việc tạo biểu đồ Pareto.
Tuy vậy, phương pháp tổng hợp được dùng hiệu quả hơn khi áp
dụng biểu đồ kiểm soát.

Bảng 9.1 Tổng hợp tình trạng lỗi.














Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×