BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LÕ THỊ HOÀNG
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC
DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ
MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LÕ THỊ HOÀNG
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC
DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ
MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI)
Nhóm ngành: Khoa học giáo dục
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Tú Uyên
SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Điêu Thị Tú Uyên, người đã
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo khoa Tiểu
học - Mầm non, Phòng QLKH và QHQT, Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Tây Bắc, Ban Giám hiệu cùng các cô giáo và các cháu mẫu giáo
(5- 6 tuổi) Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Lò Thị Hoàng
DANH MỤC VIẾT TẮT
GD : Giáo Dục
ĐT : Đào tạo
GDMN : Giáo dục mầm non
TPVH : Tác phẩm văn học
NXB : Nhà xuất bản
ĐC : Đối chứng
TN : Thực nghiệm
SL : Số lượng
TP : Tác phẩm
TB : Trung bình
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHQG : Đại học Quốc gia
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
6. Phạm vi nghiên cứu 7
7. Giả thuyết khoa học 7
8. Phương pháp nghiên cứu 7
9. Đóng góp của khóa luận 8
10. Cấu trúc của khóa luận 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Cơ sở lý luận 9
1.1.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ
mẫu giáo (5 - 6 tuổi) 9
1.1.2. Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 11
1.1.3. Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 13
1.1.4. Vai trò của thơ, vai trò của đọc diễn ca
̉
m đối vơ
́
i gia
́
o du
̣
c tre
̉
mâ
̃
u gia
́
o (5
– 6 tuô
̉
i) 17
1.1.5. Chương trình thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 21
1.2. Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1. Khảo sát điều tra 23
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra 24
1.2.3. Một số vần đề rút ra từ thực trạng khảo sát 27
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC DIỄN CẢM
TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI) 29
2.1. Sưu tầm thơ theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 29
2.2. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ và hướng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, hình
thức nghệ thuật của tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 33
2.2.1. Các thủ thuật đọc diễn cảm thơ 33
2.2.2. Hướng dẫn trẻ tìm hiểu tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 41
2.3. Hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm thơ trong các hoạt động học tập khác 45
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 50
3.1. Mục đích thực nghiệm 50
3.2. Thời gian, khách thể và địa bàn thực nghiệm 50
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm 50
3.4. Nội dung thực nghiệm 51
3.5. Kết quả thực nghiệm 51
3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm 51
3.5.2. Kết quả sau thể nghiệm 52
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Vì thế, chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ mầm
non là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát huy nhân tố con
người của Đảng và Nhà nước. Chiến lược này được cụ thể hóa trong xây dựng
chương trình giáo dục mầm non.
Điều 24 trong Chương “Giáo dục mầm non” của Luật Giáo Dục (Sửa
đổi, bổ sung 2009) có nêu: “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu
giáo dục mầm non; cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện
để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.” [6. 35]. Bước vào thế
kỷ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của Giáo dục – Đào tạo nói
chung, Giáo dục mầm non nói riêng, chương trình giáo dục mẫu giáo cũ đã bộc
lộ những hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo
dục trẻ. Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới mang tính
đột phá nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong thời đại mới.
Từ năm 1963, ngành giáo dục mầm non đã xây dựng những chương trình
giáo dục thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo
dục mầm non. Năm 1966, Bộ GD và ĐT đã ban hành chương trình giáo dục
mầm non chính thức tăng cường số lượng các môn học nhằm giúp trẻ phát triển
trên các lĩnh vực như: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình
cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ… Để đáp ứng những yêu
cầu bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính
thức ban hành “Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cải
tiến” áp dụng trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định của luật Giáo dục
(1998) đề ra: Giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
2
dục trẻ từ 3 tháng đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1.
Trong đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm chỉ đạo
trọng tâm là: “…đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính
sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm
non…”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới
hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những
nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ
đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa
giáo dục mầm non.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Giáo dục mầm non chủ trương
cải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên,
xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong đó, cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Việc đổi
mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy thơ cho trẻ mầm non, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm văn học giáo
dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết, đòi hỏi nhiều tâm huyết của
các nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
mầm non.
1.2. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm.
Từ thuở trong nôi, các em đã được nghe lời hát ru của bà, của mẹ. Đến trường mầm
non, các em được nghe các cô đọc thơ, kể chuyện… Thực tế đã chứng minh, văn
học (văn học thiếu nhi) là một phương tiện giáo dục quan trọng không gì thay thế
được và là một loại hình nghệ thuật có sức lôi cuốn rất lớn đối với trẻ thơ.
“Văn học là nhân học” (M. Gorki) học văn là học làm người. Mỗi một tác
phẩm văn học là những bài học về nhận thức, về tình cảm xã hội, về nhân cách
đối với con người nói chung, trẻ em nói riêng. Văn học mang đến cho trẻ những
bài học giáo dục vô cùng phong phú, sinh động, hết sức tự nhiên, không gò bó,
3
không mang tính giáo huấn khuôn mẫu, nặng nề. Một bài thơ nhẹ nhàng, tha
thiết về cô giáo giúp các em cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc ân cần, dịu
dàng của cô, từ đó biết yêu kính người mẹ hiền thứ hai của mình. Một câu
chuyện cổ tích buồn có thể đánh thức ở các em ý thức về trách nhiệm với những
người thân trong gia đình, không còn sống ích kỷ nữa… Văn học cũng giúp các
em cảm nhận được những vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh, từ môi
trường tự nhiên đến môi trường xã hội, để các em biết thích thú, biết yêu mến,
nâng niu, giữ gìn cái đẹp của cuộc sống. Nhà sư phạm Xukhômlinski khẳng
định: “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện
cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo” [10.7]. Với
tác dụng to lớn mà văn học đem đến cho trẻ thơ, việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc
với tác phẩm văn học là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong
chương trình giáo dục mầm non.
1.3. Có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu
giáo đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Giáo dục mầm
non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua hơn 60 năm hoạt
động, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới về nội dung, phương
pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục giúp trẻ nhận thức phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trường
mầm non là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi còn chú
trọng thêm nhiệm vụ phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ đọc
diễn cảm tác phẩm thơ. Dạy trẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm là một nhiệm vụ quan
trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Do trẻ chưa tự tiếp nhận, cảm thụ được tác phẩm thơ nên cô giáo giữ vai
trò trọng yếu trong việc giúp trẻ làm quen, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thế
giới nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động đọc diễn cảm thơ ngày càng được quan
tâm đổi mới để đạt chất lượng tốt nhất. Tuy vậy, trên thực tế, tại nhiều trường
mầm non, đặc biệt các trường mầm non ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,
trong những điều kiện dạy học còn tồn tại quá nhiều khó khăn thì việc cho trẻ
tiếp xúc với tác phẩm thơ thông qua hoạt động đọc diễn cảm lại bị đặt xuống
4
hàng thứ yếu. Qua việc khảo sát kế hoạch cũng như thực tiễn giảng dạy tại hai
trường mầm non …. chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp chung
và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả cho trẻ mầm non nói chung,
trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nói riêng qua đọc diễn cảm tác phẩm thơ
trẻ còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là
do khi cho trẻ tiếp xúc với thơ một số giáo viên chưa hiểu rõ về vai trò, mục
đích việc sử dụng tác phẩm thơ để giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Điều đó
dẫn đến tình trạng thiếu chú trọng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng
các biện pháp giúp trẻ tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất về thơ. Thơ là cái nôi
nuôi dưỡng nhận thức, tâm hồn trẻ thơ. Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ em,
đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua các tác phẩm thơ nhà trường
và giáo viên cần có những định hướng rõ ràng, những biện pháp cụ thể, sáng tạo
trong việc cho trẻ đọc diễn cảm các tác phẩm thơ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5
– 6 tuổi)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi) nhằm xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng đọc
diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, chúng tôi đã được
nghiên cứu một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có đề cập
những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình.
Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của tác
giả Lã Thị Bắc Lý, NXB ĐHSP (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm
tiếp nhận văn học của trẻ mầm non để khẳng định vai trò quan trọng của văn
học đối với việc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo đó, các tác phẩm thơ
tham gia tích cực vào phát triển các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất
5
cho trẻ. Như vậy, việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ là cần thiết
và có ý nghĩa.
Cuốn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của Hà Nguyễn Kim Giang, NXB ĐHQG Hà Nội (2006) cũng đã nêu ra
những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới
như: P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze… về khả năng, năng lực tiếp
nhận văn học của trẻ mầm non: Trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc (ở mức
độ của trẻ) nội dung và tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được hình
ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt
hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt được cơ bản
cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật…
Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm của Hà Nguyễn Kim Giang, NXB
ĐHSP (2007) cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử dụng
rộng rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học. Trong các
hoạt động này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng một cách kỳ
diệu về nhiều mặt. M.A.Rưbnhikôva khẳng định rằng: “Đọc diễn cảm là hình
thức đầu tiên và cơ bản của việc dạy học văn học một cách trực quan và cụ thể,
đối với chúng tôi nó là một hình thức trưc quan quan trọng hơn bất kỳ một hình
thức trực quan thị giác nào. Chúng tôi không phủ nhận hình thức trực quan thi
giác, nhưng phương pháp làm cho từ khắc sâu vào nhận thức chính là lời nói, là
phương pháp đọc diễn cảm bằng lời nói.”…
Gần đây vấn đề giúp trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học cũng được
nhiều sinh viên quan tâm: Nguyễn Thị Kim Anh – K45 Đại học giáo dục Mầm
non, Đại học Tây Bắc (2008) với khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5 – 6 tuổi; Nguyễn Thị Phúc - K46
Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2009) với khóa luận Tìm hiểu
khả năng hiểu, nhớ truyện của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi); Mông Thị Nhị - K47
Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2010) với khóa luận Phương
pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm thơ; Quàng Thị Tiên
– K47 Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2010) với khóa luận Một
6
số biện pháp rèn luyện kỹ năng kể truyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)…
Các khóa luận này, trên nhiều góc độ khác nhau đã nêu ảnh hưởng to lớn của
văn học đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ mầm non cũng như tầm
quan trọng của việc giúp trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học.
Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến khóa luận
chúng tôi nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác
phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ mầm non
trong việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học; khẳng định sự cần thiết của việc
nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo. Có tài liệu đã
đề cập đến nghệ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng
đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ. Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở tài liệu này chưa
hướng vào từng độ tuổi cụ thể trong suốt giai đoạn trẻ ở bậc học mầm non, từng
đối tượng trẻ với trình độ khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, cũng chưa
nêu các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ phù
hợp với từng đối tượng như đã nói trên. Nhận thấy đây là một khoảng trống có
thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp mang tính ứng dụng,
chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm
tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của các môn khoa học liên
quan đến khóa luận: Tâm lý học, Giáo dục học, Văn học… và xuất phát từ
tình hình thực tế về chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm tài liệu và tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan đến khóa
luận: về đặc điểm tâm lý, đặc điểm tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ mầm non, vai
trò của thơ đối với giáo dục trẻ mầm non, vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tác
phẩm thơ trong việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu
giáo lớn (5 – 6 tuổi).
7
- Điều tra khảo sát thực trạng giáo viên hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6
tuổi) đọc diễn cảm tác phẩm thơ tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
- Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm
thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của khóa luận.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu
giáo lớn (5 – 6 tuổi).
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi).
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và vấn đề có liên quan đến khóa luận.
- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho
trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
- Thực nghiệm tại Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông trường Mộc
Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La.
7. Giả thuyết khoa học
Trên thực tế, tại các trường mầm non, việc cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)
tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ chưa được quan tâm
đúng mức và thiếu tính linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) dẫn
đến tình trạng chất lượng của việc tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ mẫu giáo ở độ
tuổi này chưa cao. Nếu biện pháp chúng tôi đề xuất trong đề tài nghiên cứu này
được ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác
phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến khóa luận, hệ thống hoá tài liệu để xây
dựng cơ sở lý luận cho khóa luận.
8
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thể nghiệm sư phạm.
9. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận được nghiệm thu sẽ bổ sung một số biện pháp nâng cao chất
lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi); là tài liệu tham
khảo cho sinh viên chuyên ngành mầm non, khoa Tiểu học – Mầm non, Trường
Đại học Tây Bắc và những người quan tâm đến vấn đề này.
10. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Biện nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ
mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc cảm thụ tác phẩm văn học của
trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)
1.1.1.1. Tƣ duy
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng, có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tiếp nhận văn học của trẻ 5 – 6 tuổi.
Ở tuổi mẫu giáo lớn tư duy trực quan – hình tượng phát triển mạnh đã
giúp trẻ giải quyết một số bài toán thực tiễn. Nhưng trong thực tế những thuộc
tính bản chất của sự vật và hiện tượng mà trẻ cần tìm hiểu lại bị che dấu không
thể hình dung được bằng hình ảnh. Kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu
cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo lớn, cho nên bên cạnh phát
triển tư duy trực quan – hình tượng vẫn mạnh mẽ như trước đây, còn cần phát
triển thêm một kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới để đáp ứng với khẳ năng
và nhu cầu của trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo. Đó là kiểu tư duy trực quan – sơ đồ. Vì
vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ văn học khi tái hiện lại toàn bộ thế giới hình ảnh,
màu sắc, âm thanh có liên quan mật thiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ. Nói
cách khác, tư duy trực quan – sơ đồ cụ thể giúp trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng,
có hiệu quả các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi.
Với sự phong phú của trí tưởng tượng với tính “duy kỷ” hay “ý thức bản
ngã” rất cao, trẻ mầm non, đặc biệt trẻ từ 5 – 6 tuổi luôn lấy mình làm trung tâm
để nhìn nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất” và trí
tưởng tượng phong phú, vạn vật qua con mắt trẻ thơ đều sinh động và có hồn.
Các em tìm thấy trong tự nhiên đời sống của chính mình, và hòa chúng vào thiên
nhiên, đồng nhất với thế giới xung quanh với chính bản thân. Cho nên, trẻ mầm
non thường rất thích nghe kể đọc thơ, kể truyện cổ tích, truyện đồng thoại.
1.1.1.2. Ngôn ngữ
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm
non” tức là tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, trẻ đã biết sử
10
dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày.
Không chỉ thế, trẻ 5 – 6 tuổi còn xuất hiện nhu cầu dùng ngôn ngữ để biểu
đạt thái độ, tình cảm một cách sinh động và truyền cảm. Trẻ đã biết sử dụng ngữ
âm và ngữ điệu khi biểu đạt cảm xúc hay khi đọc một bài thơ. Vốn từ của trẻ
mẫu giáo lớn tích lũy được khá phong phú không chỉ về danh từ mà còn về tính
từ, động từ, liên từ… Trẻ nắm được vốn từ trong tiến mẹ đẻ đủ để diễn đạt các
mặt trong đời sống hàng ngày. Nhu cầu đó vừa phản ánh sự phát triển về ngôn
ngữ của trẻ vừa cho thấy khả năng có thể tác động, rèn luyện cho trẻ cách nói
tiếng Việt sao cho hay; rèn luyện cho trẻ năng lực cảm thụ tính nghệ thuật của
tiếng Việt thông qua các tác phẩm thơ. Phát triển tính linh hoạt, tính nghệ thuật
trong ngôn ngữ nói của trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 là một nhiệm vụ cực kì quan trọng
của người giáo viên mầm non. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua nhiều
hình thức dạy học, nhưng chủ yếu nhất, và cũng đạt hiệu quả cao nhất là hình
thức cho trẻ tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm.
1.1.1.3. Tình cảm, xúc cảm
Giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ thơ, nhất là trẻ lứa
tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi). Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả
các mặt trong hoạt đông tâm lí của trẻ. Chính vì vậy, nhận thức của trẻ cũng
mang đậm màu sắc cảm xúc (nhận thức cảm tính). Trẻ luôn có nhu cầu được
người khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người
xung quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự đổi thay của thế giới
xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất
đơn giản. Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe đọc thơ, kể
chuyện có thể dễ dàng hoá thân vào thế giới nhân vật trong tác phẩm và biểu hiện
những cảm xúc, tình cảm của mình một cách hồn nhiên khi tiếp xúc với tác phẩm.
Cho nên, ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ của người đọc,
người kể tác phẩm cho trẻ nghe là vấn đề rất quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với
tác phẩm văn học, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái
đẹp, một thái độ để cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống.
11
1.1.1.4. Trí tƣởng tƣợng
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6) là sự phong phú
về trí tưởng tượng. Khác với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ
trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đã biết dùng sự tưởng tượng của mình để khám phá
thế giới và tự thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, để tiếp thu sáng tạo
nghệ thuật và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong các tác
phẩm thơ sẽ chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão sáng tạo của trẻ. Như vậy,
trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí góp phần tích
cực vào hoạt động tư duy, nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí, tưởng tượng của trẻ em lứa tuổi này đã
bắt đầu mang tính chất sáng tạo. Đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của tưởng tượng, đó
là tưởng tượng hoang đường. Đặc điểm của giai đoạn này là thiên về những điều kỳ
diệu khác thường. Đây chính là cơ hội để chúng ta sử dụng các tác phẩm văn học,
nhất là truyện cổ tích cho trẻ làm quen. Thế giới nghệ thuật tươi đẹp và chứa đầy
những điều bí ẩn, thần kỳ của các câu chuyện cổ tích sẽ khơi dậy những tiềm năng
sáng tạo kỳ diệu ở trẻ. Các cô giáo mầm non cần có sự hiểu biết và những kĩ năng
cảm thụ tác phẩm để tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm thơ,
truyện một cách có hiệu quả.
1.1.1.5. Khả năng chú ý
Đặc điểm chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là không chủ định. Trẻ mẫu
giáo chỉ chú ý, ghi nhớ những gì mình thích và có thể liên quan đến nhu cầu
chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ, cúng dễ bị
phân tán sự chú ý. Vì vậy để tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ phải
căn cứ vào đặc điểm này. Trước hết cô phải có biện pháp, thủ thuật thế nào để
lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được bài thơ thì trẻ mới có thể
đọc diễn cảm lại bài thơ đó.
1.1.2. Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)
Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu
được các tác phẩm văn học ngắn gọn, có nội dung đơn giản, kết cấu, ngôn
ngữ dễ hiểu. Tuy vậy, do hạn chế của độ tuổi này (trẻ chưa biết chữ) nên trẻ
12
chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, chưa tự mình hiểu đầy đủ về
giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm văn học ở
trẻ mầm non phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên. Chính vì thế, ở lứa
tuổi này người ta chưa thể gọi là dạy văn cho trẻ mà là cho trẻ làm quen với
văn học. Như vậy, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chỉ mức độ tiếp
xúc ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên
sử dụng nghệ thuật đọc diễn cảm để đọc thơ cho trẻ nghe, giảng giải bằng
mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ
sở đó, giáo viên dạy trẻ đọc diễn cảm tác phẩm văn học đó. Đây là một hoạt
động dạy học có ý nghĩa đặc biệt, nói như Anhxtanh “Đó là việc cao cả nhất
mà con người có thể làm được, là khai hoang một khu đất mới trong cái thế giới
bí mật của cái đẹp”.
Khi cho trẻ làm quen với văn học, người giáo viên mầm non có nhiệm vụ:
- Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu
tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, đọc thuộc
thơ, đọc lại thơ một cách diễn cảm).
- Mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những
tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp
trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác tiếng
mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ
giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức
khác nhau.
Trẻ mầm non có những đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học khác biệt so
với học sinh ở các bậc học khác cao hơn.
Thứ nhất, các cháu tiếp nhận văn học gián tiếp, thông qua hoạt động đọc
diễn cảm và giảng giải nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật tác phẩm của cô
giáo. Hoạt động này được thực hiện tốt sẽ đem đến cho trẻ một khả năng nhận
thức và hứng thú đối với tác phẩm.
13
Thứ hai, sự tiếp nhận văn học của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm. Trẻ
phản ứng trực tiếp ngay với tác phẩm văn học thông qua nghe cô giáo đọc lại.
Trẻ có thể tỏ thái độ vui, buồn, yêu, ghét một cách rõ ràng đối với thế giới
nhân vật trong tác phẩm. Những tác phẩm tốt sẽ gây ấn tượng sâu sắc và lâu
dài trong lòng các cháu.
Thứ ba, trong cảm thụ tác phẩm, trẻ không chỉ cảm thụ nội dung mà còn
cảm thụ cả nghệ thuật của nó (đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ: vần, nhịp điệu,
giọng điệu, ngữ điệu). Phần truyền đạt (đọc diễn cảm) của giáo viên nếu hài
hoà cả nội dung và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật sẽ có tác dụng tốt đối với
quá trình cảm thụ của trẻ.
Thứ tư, quá trình tiếp nhận văn học của trẻ ít bị ràng buộc bởi lý trí và
kinh nghiệm mà chứa đựng khả năng tưởng tượng mạnh mẽ.
Cuối cùng, trẻ tiếp nhận văn học ngây thơ và triệt để, vận dụng kinh
nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Nên
đối với các cháu, hình tượng trong tác phẩm và hiện thực được nhà văn phản
ánh chưa tách bạch mà hoà làm một (trẻ hiểu đơn giản một bài thơ, nhân vật
được nghe ấy chính là bài thơ, là con người có thật đang diễn ra trước mắt). Chỉ
sau này, khi lớn dần lên, tư duy, nhận thức phát triển, trẻ đã đứng ra ngoài tác
phẩm để nhận xét, đánh giá thì trẻ mới có thể phân biệt được hình tượng nghệ
thuật và hiện thực được tác giả thể hiện trong tác phẩm.
1.1.3. Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi)
Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung, vì
thế, nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó
thực hiện các chức năng chung của văn học như: chức năng nhận thức, chức
năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giải
trí. Các chức năng này không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau trong
mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng do đối tượng chủ yếu là trẻ em nên nó
có nhưng đặc điểm nhấn mạnh.
Trước hết, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trung cơ bản
nhất của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong
14
việc toàn diện nhân cách cho trẻ, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ
Nếu tính giáo dục là một đặc trưng có tính chất sống còn văn học thiếu
nhi thì khẳ năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo cuả trẻ cũng là
một đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các em. Hơn bất cứ loại hình
nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm tới đặc điểm tâm lý của lứa
tuổi thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và
văn học người lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí
tưởng tượng thì tuyệt vời phong phú, bay bổng. Chính vì vậy mà trí tưởng tượng là
một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho các em.
Văn học viết cho trẻ lứa tuổi mầm non , do đối tượng phục vụ chủ yếu là
những bạn đọc còn chưa biết đọc , biết viết, nên ngoài những tiêu chí chung của
văn ho
̣
c thiếu nhi, nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm,
sinh lí đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau đây:
* Sự hồn nhiên, ngây thơ
Hồn nhiên và ngây thơ là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của
văn học viết cho trẻ em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Ví dụ: về chuyện
đến lớp của bé.
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang mẩu bánh mì con con
(Phan Thị Vàng Anh - Mèo con đi học)
Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ
ấy thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên, không phải là sự
hồn nhiên theo kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phải
thực sự hiểu để có thể hóa thân sống cùng con trẻ.
* Sự ngắn go
̣
n, rõ ràng
Dạng phổ biến của bài thơ viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ,
rất gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơ
ngắn vui nhộn, các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ. Ví dụ:
15
Cây dây leo
Bé tẻo teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi: “Vì sao?”
Cây trả lời:
- Ra ngoài trời,
Cho dễ thở…
(Xuân Tửu – Cây dây leo)
Sự rõ ràng của thơ viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể hiện ở
ý nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ
hiểu. Ví dụ:
Vàng tươi hoa cúc áo
Đỏ rực nụ rong riềng
Tim tím hoa bìm bịp
Dây tơ hồng em quấn
Thành một bó vừa xinh.
(Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô)
* Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm
cho tác phẩm thêm sinh dộng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em.
Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em (điều
này rất khác với thơ cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quan
trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự
tiếp nhận của các em. Ví dụ:
16
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa.
(Phạm Hổ - Bắp cải xanh)
Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ
hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) được lặp lại ở chữ đầu câu thứ tư gợi lên hình
dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn…
Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự
xuất hiện ngộ nghĩnh của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn bởi sự kết
hợp của các thanh trắc, thanh bằng tạo nên nhạc tính của bài:
- Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ
- Nếu là thỏ
Cho xem tai.
- Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó
- Tôi là nai
- Thật là nai
Cho xem gạc
* Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ
miêu tả, tính từ chỉ màu sắc tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, khích thích
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tưởng tượng,
tình cảm của trẻ. Ví dụ:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
17
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió
(Thu Hà – Hoa kết trái)
Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả chói chang, nho nhỏ, xinh xinh, các từ
tượng hình đốm lửa, rung rinh và các tính từ chỉ màu sắc tim tím, vàng vàng,
đỏ, trắng tinh, bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn giúp
trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng rất cụ thể.
* Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi
mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là tâm trạng, bao gồm hệ
thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng , thơ cho các em có thể kể lại được.
Ngoài những truyện thơ như Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan,
những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng, ví dụ : Dán
hoa tặng mẹ, Mời vào, Gạch đỏ, Chiếc cầu mới, Chú bò tìm bạn
* Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là
loại hình ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và nhận
thức con người. Nhất là lứa tuổi mầm non, văn học, đặc biệt là thơ, càng có sự
tác động nhanh nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này có thể „„đọc‟‟ tác phẩm văn học
một cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hầu như chưa có khả
năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi một tác phẩm văn học phải đem
đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
1.1.4. Vai trò của thơ, vai trò của đọc diễn cảm đối với giáo dụ c tre
̉
mâ
̃
u
giáo (5 – 6 tuô
̉
i)
1.1.4.1. Vai trò thơ đối với giáo dục trẻ mẫu giáo ( 5 - 6 tuổi)
a. Về mặt mĩ học
Theo quan điểm của mĩ học Mác – Lênin, cái đẹp trong tác phẩm nghệ
18
thuật là cái đẹp đỉnh cao của mọi cái đẹp. Nó là sản phẩm do người nghệ sĩ chọn
lọc, gọt giũa và kết tinh lại trong thế giới hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, có thể
xem tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn học nói riêng là sự thể hiện
hài hòa, hoàn thiện nhất của cái đẹp trong thực tế khách quan. Tác phẩm văn học
thực sự là một “trường học thẩm mĩ” cho con người.
Cũng như văn học nói chung, những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnh
hưởng lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho các em. Nhận thức của trẻ em về cái
đẹp, cái thiện, cái chân thật của cuộc sống vô cùng trong sáng, hồn nhiên, thông
qua con đường cụ thể, trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm yêu, ghét,
thích thú rất rõ ràng. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, độ tuổi bước vào thời kỳ phát triển
mạnh mẽ xúc cảm thẩm mĩ, nhận thức và năng lực thẩm mỹ được hình thành
thông qua tiếp xúc với tác phẩm văn học càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Văn học luôn đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở
trong các em những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ
đúng đắn. Tiếp xúc với tác phẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế
giới bao la đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động,
muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non, với
tâm hồn gây thơ, chưa có chải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung
quanh mới chỉ ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước mắt. Vẻ đẹp lấp
lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn
học gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận
được vẻ đẹp trong tác phẩm này. Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường
rất sinh động, trong trẻo, khiến các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của
thiên nhiên, mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống như bài thơ:
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
19
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
(Hồng Thu – Cây đào)
Văn học chính là nơi khơi dậy va
̀
tiếp thêm cho tre
̉
thơ như
̃
ng rung động
về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn đi mà luôn mới mẻ,
nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia nắng,
và do đó cũng không nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, đau đớn, xót xa vì
cái xấu, cái ác và thiết tha yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp…
b. Về mặt đạo đức
Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mầm non là điều hết sức quan trọng. Giáo dục lòng nhân ái, giáo dục
đức tính thật thà, dũng cảm, vâng lời cha mẹ, cô giáo cho trẻ mầm non sẽ giúp
chúng dễ hòa nhập vào cuộc sống và dễ tiếp thu sự giáo dục của người lớn, đón
nhận những hình ảnh tốt đẹp của môi trường để phát triển nhân cách một cách
tích cực. Và thể hiện tốt nhiệm vụ này, văn học được coi là phương tiện hưu
hiệu nhất. Trẻ thơ rất nha
̣
y cảm và sống bằn tình cảm, dễ dung động bộc lộ thái
độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt xấu – tốt, yêu – ghét, vui – buồn,
chán – thích…Như bài thơ:
Chiều nay đi học
Trên vỉa hè em thấy
Một bà già chống gậy
muốn tránh xe qua đường
Em vội dừng bước chân
Đến bên bà nói nhỏ:
Đường nhiều xe lắm đó,
Để cháu dắt bà qua!
Tay em nắm tay bà
Cùng bước qua đường rộng
Chia tay bà cảm động
Khen mãi em bé ngoan
(Hoàng Thị Phảng – Giúp bà)