Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lã Văn Đoàn
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải (Litchi chinensis Sonn), thuộc họ Sapindacea có nguồn gốc ở
Trung Quốc và là cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Cây vải có khả
năng thích nghi trên nhiều loại đất. Quả vải có giá trị kinh tế cao, trong cùi vải
có hàm lượng đường tổng số chiếm 11-14%, axít từ 0,4 – 0,8%, vitamin C 36
mg/100g, ngoài ra còn chứa các vitamin B
1
, B
2
, PP , đều là những chất bổ
cho sức khoẻ con người. Quả vải có thể ăn tươi, làm đồ hộp hoặc sấy khô,
làm rượu để cất giữ lâu dài. Chính vì vậy, mà những năm qua vải đã được chú
ý phát triển mạnh tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đặc biệt là tại
tỉnh Bắc Giang cây vải đã trở thành cây hàng hoá chủ lực trong cơ cấu cây
trồng của tỉnh.
Tuy nhiên, trong sản xuất vải thâm canh hiện nay đang có những mặt
trái của nó, do nhận thức không đầy đủ của người dân nên họ đang lạm dụng
phân vô cơ và thuốc trừ sâu; dành ưu tiên cho việc thu lợi nhuận lên trên cả
vấn đề sức khoẻ và môi trường. Đất trồng trở lên cằn cỗi, mỗi năm lại cần
nhiều phân bón hoá học hơn, sâu và bệnh ngày càng trở lên khó kiểm soát.
Việc gia tăng hàm lượng phân bón hóa học không những không làm tăng hiệu
quả sản xuất mà còn để lại một khối lượng lớn tồn dư trong đất, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hiện tại, nhiều nông dân đã nhận thấy
sự nguy hại của hoá chất trong sản xuất, đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến an
toàn thực phẩm và sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập
hiện nay, thị trường rau quả ở trong và ngoài nước ngày càng yêu cầu khắt
khe với sản phẩm quả nói chung và quả vải nói riêng.
Trước tình hình đó, sản xuất vải thiều áp dụng kỹ thuật canh tác hữu
cơ, (Đạt tiêu chuẩn Viet GAP). Đang là mục tiêu cần phải đạt được trong giai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đoạn hiện nay. Để đáp ứng được những yêu cầu đó các nhà khoa học nông
nghiệp đã nghiên cứu sản xuất các loại phân bón hữu cơ (phân ủ) đảm bảo
dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bảo vệ đất trồng cho
tương lai, làm cho đất màu mỡ hơn, kiểm soát được sâu bệnh mà không ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người. Những phương pháp đề cập ở trên chỉ sử
dụng các nguồn lực mà người nông dân sẵn có, vì vậy người nông dân cần ít
tiền hơn để mua vật tư đầu vào cho sản xuất canh tác. Theo đó biện pháp sản
xuất vải theo hướng canh tác hữu cơ có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng
suất ổn định, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người, đang trở thành hướng đi phù hợp hiện nay và trong tương lai. Tuy
nhiên, phương pháp canh tác vải hữu cơ hiện nay chưa được nhiều hộ dân tin
tưởng áp dụng, do lo ngại năng suất giảm. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của biện pháp canh tác hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng vải thiều Thanh Hà, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”
là việc
làm thiết thực tạo cơ sở cho việc thực hiện xây dựng vùng sản xuất vải hữu cơ
hàng hoá có thương hiệu trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của các biện pháp canh tác hữu cơ đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng vải.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất vải của
huyện trong thời gian tới từ đó góp phần nâng cao thu nhập từ sản xuất vải
của người dân.
Đề tài sẽ giúp cho Huyện uỷ, UBND huyện Lục Ngạn có chiến lược
đầu tư phát triển sản xuất vải hữu cơ hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị
trường trong và ngoài nước giai đoạn 2010 - 2015.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định điều kiện tự nhiên của Bắc Giang tác động đến sản xuất vải
- Tình hình sản xuất vải và sản xuất vải hữu cơ tại Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Ảnh hưởng của biện pháp canh tác hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng vải.
- Đề xuất những định hướng về mặt kỹ thuật trong phát triển vải theo
phương thức sản xuất hữu cơ tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra các yếu tố hạn chế, những
tiềm năng thế mạnh phát triển vải.
- Bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả các biện pháp canh tác hữu
cơ trồng xen, cắt tỉa, bón phân đến năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế
của cây vải.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác hữu cơ nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu
về biện pháp kỹ thuật canh tác hữu cơ trên cây vải thiều Thanh Hà tại huyện
Lục Ngạn và các vùng trồng vải tại tỉnh Bắc Giang nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn đề khó
khăn trong sản xuất vải hiện nay như: năng suất chưa cao, vấn đề sâu bệnh,
vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, mẫu mã, chất lượng vải thiều
Thanh Hà chưa đạt yêu cầu của thị trường dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp
- Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật
đưa ra các biện pháp canh tác mới phù hợp cho vùng vải thiều của huyện,
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị
trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị sản xuất
vải thiều Thanh Hà tại Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu đề tài, là cơ sở giúp Huyện uỷ, UBND huyện quy
hoạch và có chính sách phát triển vùng trồng vải hữu cơ hàng hoá, tập trung,
an toàn, chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây vải
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây vải
Cây vải (Nephelium litchi, Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi: Vải
Litchi; Họ: Bồ hòn Sapindaceae; Bộ: Bồ hòn Sapindales; Phân lớp: Hoa hồng
Rosidae; Lớp: Ngọc lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành: Ngọc lan
Magnoliophyta (Angiospermae).
Theo Menzel (2002) [69] và Hoàng Thị Sản (2003) [31] thì họ Bồ hòn
có 150 chi với trên 2000 loài. Ở Việt Nam họ Bồ hòn được biết đến với 25 chi
và trên 70 loài phân bố trên khắp đất nước, nhiều loài điển hình cho rừng thứ
sinh ẩm nhiệt đới trong đó có một số cây cho quả ăn ngon như vải, nhãn,
chôm chôm [40]. Về đặc điểm phân loại cây vải là cây gỗ nhỡ, thường xanh,
lá kép lông chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn, vỏ quả mỏng
màu đỏ hồng hay đỏ nâu mặt ngoài sần sùi có hạt, ăn hơi chua hay ngọt.
Theo FAO (1989) [65] theo tài liệu này viết về cây vải đã ghi lại thời
gian vào năm 100 trước công nguyên Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền
Nam Trung Quốc và miền Bắc Inđônêxia.
Theo Trần Thế Tục (2004) [46] nguồn gốc cây vải có ở giữa miền Nam
Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và bán đảo Malaisia. Người ta thấy vải
dại mọc trong rừng 4 tỉnh phía nam Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo
Hải Nam và có nơi vải dại mọc thành rừng trên diện rộng và theo điều tra của
các nhà khoa học Trung Quốc thì trên sáu vạn núi lớn ở huyện giáp ranh
huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có cây vải dại
chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [30].
Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân
bố từ 18-19
0
vĩ Bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ [46]. Theo các tài liệu lịch
sử thì cách đây 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuộc vải là một trong những cống vật
hằng năm mà Đại Việt phải mang cống nộp cho Trung Hoa [22], [47]. Cây
vải dại cũng đã được tìm thấy ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và nhiều nơi
khác. Từ đó, miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nguồn gốc của cây vải [22]
Ngày nay, trên thế giới khoảng trên 20 nước trồng vải [30], [47]. Châu
Á có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia,
Malaisia, Philippin, Inđônêxia, Srilanka, Nhật Bản, Ixrael.
Châu Mỹ: Hundurat, Panama, Cuba, Tsinidat, Brazil, Jamaca….
Châu Phi: Nam Phi, Madagatca, Rêunyniong, Gabông, Cônggô…
Châu Đại Dương: Austraylia, Newzilan…
Việt Nam, cây vải được Nhà nước cũng như người sản xuất rất quan
tâm, cây vải đã và đang được phát triển mạnh và đã hình thành một số vùng
trồng tập trung như Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang (Bắc Giang), Thanh Hà -
Chí Linh (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Đồng Hỷ - Phú Lương (Thái
Nguyên) Đình Lập - Hữu Lũng (Lạng Sơn), Chương Mỹ (Hà Tây), Phù Yên-
Bắc Yên (Sơn La), Phú Thọ. Ngoài ra còn một số địa phương ở Tây nguyên
như Đăk Nông, Đăk Lăk, Kontum…[48].
2.1.2. Các giống vải chủ yếu trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2.1. Trên thế giới
Các giống vải trên thế giới thì hiện tại Trung Quốc là nước có số lượng
giống vải nhiều nhất. Tuy vậy trong số hơn 100 giống vải được trồng ở Trung
Quốc chỉ có khoảng 15 giống là có khả năng sản xuất theo hướng hàng hóa, ở
mỗi vùng sinh thái có một số giống chủ lực.
Ở Ấn Độ có khoảng 50 giống vải được trồng ở các bang khác nhau. Ở
Bang Bihat nơi có diện tích vải lớn nhất của Ấn Độ. Những giống cho năng
suất và phẩm chất tốt ở Ấn Độ là West Bengal, Bombai, Elaichi, China,
Bedana.
Ở Australia, những vùng trồng vải tập trung nằm theo dải bờ biển từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cairrus, Atherton Tablelands Ingham, Mackay, Bundaberg đến Coffs Harbour
với các giống chính là Fay Zee Siu, Tai So, Bengal,…S .K. Mitra [63]. Ở
bảng 2.1 là các giống vải chính được trồng ở một số nước trên thế giới.
Bảng 2.1. Giống vải chính của một số nƣớc trên thế giới
TT
Tên nƣớc
Các giống vải chính
1
Ấn Độ
Shahi, Rose Seented, Calcuttia, Bedana, Longia, China
2
Úc
Fay Zee Siu, Taiso, Bengal, Waichee, Kwaimay pink
3
Đài Loan
Haakyip, Shakeng
4
Nam Phi
Taiso, Bengal
5
Mỹ
Taiso, Kaimana
6
Thái Lan
Taiso, Waichee, Baidum, Chacapat, Kom
7
Trung Quốc
Fay Zee Siu, Bahlwp, No mai chee, Souey Tung, Taiso
Nguồn: Menzel ( 2002) [69]
2.1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam sự phân chia các giống còn mang tính chất tương đối, xét
theo phẩm chất quả, có các nhóm: vải chua, vải nhỡ, vải thiều; xét theo thời
gian thu hoạch, có các nhóm vải: vải chín sớm, chính vụ, chín muộn.
- Nhóm vải chua (hay còn gọi là tu hú): cây cao lớn (khoảng 20m) lá to,
phiến lá mỏng. Khi ra hoa, chùm hoa vải từ cuống đến nụ hoa đều phủ một
lớp lông đen. Quả thường chín vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Khi chín vỏ
quả mầu đỏ tươi, trọng lượng quả 30 - 50g, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất
chua, tỷ lệ cùi chiếm 60 - 65% trọng lượng quả. Ở nước ta hiện còn ở các tỉnh
trung du và miền núi như : Phú Thọ, Hà Tây, Tuyên Quang,…
- Nhóm vải nhỡ: cây to trung bình, tán cây thường rộng 5 - 10m, dạng
trứng, cây sinh trưởng khoẻ, chùm hoa không có lông đen, nhưng hoa mọc
thưa hơn vải chua, quả chín muộn hơn nhóm vải chua, nhưng sớm hơn nhóm
vải thiều. Cây cao từ 10 - 15m, lá nhỏ, phiến lá dày bóng, khả năng chịu hạn
tốt, phù hợp với đất có độ pH 5 - 6, khi ra hoa chùm hoa không phủ lớp lông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đen mà có màu trắng vàng, chín chính vụ (tháng 6). Trọng lượng trung bình
của quả. Quả có trọng lượng trung bình từ 28 - 34g [46], [2].
- Nhóm vải thiều: cây có tán hình mâm, trọng lượng quả từ 18 - 25g, vỏ
quả mỏng, hạt nhỏ, dày cùi, tỷ lệ ăn được 70 - 80% cùi thơm và ngọt hơn 2
nhóm vải trên [46], [2].
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và ở trong nước
2.1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Trên thế giới, diện tích trồng vải năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng
251.000 tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng đạt tới 1.95 triệu
tấn. Trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng
1,75 triệu tấn, (chiếm 78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới).
Trung Quốc được coi là quê hương của vải và cũng là nước đứng đầu về diện
tích và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng vải ở Trung Quốc là 584.000 ha
và sản lượng là 958.700 tấn [68].
Sau Trung Quốc thì Ấn Độ là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích
và sản lượng vải. Theo Ghosh (2000) [66], đến năm 2000, diện tích là 56.200
ha và sản lượng đạt 428.900 tấn các vùng trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là
West Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn), Bihar (310.000 tấn) Uttar
Pradesh (14.000 tấn).
Châu Phi có một số nước trồng vải theo hướng sản xuất hàng hóa là
Nam Phi, Madagatca, Moritiuyt, Renyniong trong đó Madagatca có sản lượng
lớn nhất khoảng 35.000 tấn [48]. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực thế
giới- FAO (2002) [71] [72] và báo cáo của X. Huang, L. Zeng H.B. Huang
[67], R. J. Knigh (2000) [68].
Diện tích và sản lượng của một số nước trên thế giới được thể hiện
trong bảng 2.2.
Qua bảng 2.2. cho thấy, các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ
yếu vẫn là Trung Quốc. Hiện nay vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tích và sản lượng, đặc biệt là các giống vải tốt đều tập trung ở nơi đây. Thị
trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới phải kể đến đó là Hồng Kông, Singapore,
hai thị trường này nhập vải chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Bảng 2.2. Diện tích và sản lƣợng vải của một số nƣớc trên thế giới
TT
Tên nƣớc
Năm
Diện tích (ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1
Trung Quốc
2001
584.000
958.000
2
Ấn Độ
2000
56.200
429.000
3
Thái Lan
1999
22.200
85.083
4
Đài Loan
1999
11.961
108.668
5
Úc
1999
1.500
3.500
Nguồn: Huang Y. L., H. B. Huang Lychee and Longan production in China. [67]
2.1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước
Ở Việt Nam cây vải được trồng cách đây khoảng 2000 năm. Vùng phân
bố tự nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 - 19
0
vĩ Bắc trở ra. Vải được trồng
chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm đã hình thành các vùng trồng vải
có diện tích tương đối lớn. Năm 2000, diện tích vải của Việt Nam đạt trên
20.000 ha, trong đó có 13.5000 ha đang cho thu hoạch với năng suất 2 tấn/ha.
Sản lượng khoảng 25.000 - 27.000 tấn quả tươi [4].
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2004 diện tích trồng
vải của cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn (chiếm 13.69% diện
tích và 16.62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống trồng phổ
biến là giống vải thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích). Tập trung nhiều ở
các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà
Tây,… Diện tích và sản lượng vải ở một số tỉnh nước ta được thể hiện
trong bảng 2.3.
Số liệu bảng 2.3. cho thấy, Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn
nhất cả nước với diện tích 39.985 ha chiếm 34,14% diện tích, sản lượng
218.758 chiếm 52,06% sản lượng vải của cả nước. Đến năm 2009 diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trồng vải ở Bắc Giang vẫn giữ ổn định.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lƣợng vải ở một số tỉnh của Việt Nam
S
TT
Địa phƣơng
Tổng diện
tích (ha)
Diện tích cho
sản phẩm
Năng suất
(tạ/ha)
Sản
lƣợng
1
Bắc Giang
39.985
39.387
55,5
218.758
2
Hải Dương
14.219
12.634
37,7
47.632
3
Lạng Sơn
7.473
5.501
23,1
12.684
4
Quảng Ninh
5.174
3.847
45,1
17.349
5
Phú Thọ
1.705
1.306
72
9.400
6
Thái Nguyên
6.861
4.692
18,7
8.787
7
Vĩnh Phúc
2.923
1.325
83,7
11.087
8
Hà Tây
1.573
1.125
56,6
6.370
9
Hòa Bình
1.332
525
73,3
3.850
10
Thanh Hóa
1.709
950
40
13.800
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2007) Số liệu thống kê về cây ăn quả tài liệu tổng
hợp và lưu hành nội bộ)
Khoảng 70% sản lượng vải của nước ta hiện nay được tiêu thụ ngay
trong thị trường nội địa. Phần còn lại được xuất khẩu chủ yếu là sang Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, ngoài ra một lượng vải nhỏ còn xuất khẩu
sang một số nước trong khu vực và thị trường Châu Âu . Đại đa số vải được
tiêu thụ dưới dạng quả tươi, một số ít được sấy khô hay đóng hộp, chế biến
nước giải khát [63].
2.1.3.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến vải
Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và
một số sản phẩm chế biến chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong
những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu;
những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường
chiếm trên 50% tổng sản lượng vải của tỉnh. Một số sản phẩm chế biến khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải lạnh đông, rượu vang vải…nhưng với sản
lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 3 đến 5% tổng sản lượng vải của tỉnh.
Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước còn lại chủ yếu
là xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc
chiếm tới trên 80% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ tươi của
tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều của
tỉnh. Tuy nhiên, quan hệ xuất khẩu vải sang Trung Quốc hiện nay vẫn chủ yếu là
quan hệ biên mậu và xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch nên giá cả không ổn
định, tác động lớn đến sản xuất của nông dân và các nhà thu mua chế biến.
2.2. Các nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây vải
Sự ra hoa đậu quả của vải được quyết định bởi đặc tính của giống, song
chúng cũng chịu sự chi phối nhiều của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng, đất đai
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sinh
trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Nhiệt độ bình quân
năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải từ 21 - 26
0
C thì có
phản ứng tốt. Giống chín sớm là ở 4
0
C, giống chín muộn là ở 0
0
C thì ngừng
sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 10
0
C thì khôi phục sinh trưởng,
nhiệt độ từ 10 - 12
0
C cây sinh trưởng chậm, nhiệt độ trên 21
0
C cây sinh
trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 - 26
0
C là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất.
Vì thể nguyên thủy của hoa vải là mầm hỗn hợp có hoa có lá, do vậy
nhiệt độ cao ức chế sự hình thành các cơ quan hoa mà thiên về sinh trưởng
sinh dưỡng, thúc đẩy sự sinh trưởng của lá. Trái lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự
phân hóa cành hoa nhỏ và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục của nguyên thủy
của lá, thiên hướng về sinh thực.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ đực cái của hoa vải, ở Trung Quốc
qua phân tích liên tục từ 1978 - 1985 về quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày
của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm đã phát hiện giữa chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
có mối tương quan nghịch R= - 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ
hoa cái càng cao [30].
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ và cành lá vải. Khi
nhiệt độ đất từ 10 - 20
0
C, rễ hoạt động mạnh, từ 23 - 26
0
C, rễ hoạt động thích
hợp nhất. Cành lá vải họat động mạnh từ 24 - 32
0
C. Nhiệt độ quá cáo hoặc
quá thấp đều không có lợi cho mầm cành [48].
2.2.2. Yêu cầu về lượng mưa và độ ẩm
Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 -1700
mm, lượng mưa thích hợp nhất là 1.500 mm mỗi năm. Độ ẩm không khí là 75-
85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Cây
vải yêu cầu lượng mưa khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng, trong những
tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt. Vải kém chịu úng hơn các cây ăn quả
khác như nhãn, xoài… nhưng có khă năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11-12 cây vải
cần có thời tiết khô và rét để phân hóa mầm hoa [12].
Theo tác giả Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần [29], nhân tố mưa
ảnh hưởng đến hoa vải chủ yếu trong giai đoạn phân hóa trục chùm hoa, thời
kỳ phân hóa hoa, đủ nước thì tổng số hoa/ chùm và số hoa đực/chùm giảm
nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều
trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể
dẫn đến mất mùa.
Theo Trần Thế Tục cây vải yêu cầu nước qua các thời kỳ như sau:
Thời kỳ phân hoa mầm hoa: yêu cầu đất khô, không mưa để ức chế
sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng sinh thực.
Thời kỳ ra hoa: đất đủ ẩm, gặp hạn thời gian ra hoa chậm, nếu gặp hạn
thì phải tưới.
Thời kỳ tăng trưởng quả: cung cấp đủ nước, nếu gặp hạn phải tưới.
2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
Cây vải là cây ưa sáng, cần có ánh sáng quanh năm. Tổng số giờ chiếu
sáng thích hợp cho vải cả năm là 1800 - 2100 giờ. Theo Trần Thế Tục(1997),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cây vải phải được trồng ở nơi có ánh sáng trực xạ. Ánh sáng đầy đủ làm tăng
khả năng đồng hóa của cây, xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa làm tăng màu
sắc của vỏ quả và làm tăng phẩm chất của quả. Không đủ ánh sáng hoặc trồng
quá dày sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, ra hoa, đậu quả của cây [47].
Người Trung Quốc nói “Đương nhật Lệ chi, bối nhật long nhã” tức là
nhãn quay lưng lại với mặt trời (ở chỗ râm mát một chút), còn vải thì phải ở
chỗ đối diện với mặt trời (ở nơi có ánh sáng toàn phần). Cây vải cần ánh sáng
chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành phân hóa mầm hoa, hoa nở và
quả phát triển [41].
2.2.4. Yêu cầu về đất đai
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cây vải có thể trồng trên nhiều loại
đất, kể cả đất chua, độ phì nhiêu kén vải vẫn sinh trưởng và phát triển tốt vì vải
có thể cộng sinh với một loại vi khuẩn rễ (Mycorthize) sống ở đất chua gọi là
“khuẩn căn” có thể phân giải dinh dưỡng khoáng trong đất để rễ hút nuôi cây.
Đánh giá về mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với các loại đất
được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Mức độ thích nghi của vải thiều đối với đất đai
Chỉ tiêu
Mức độ thích nghi
Rất thích
hợp
Thích hợp
Ít thích
hợp
Không thích
hợp
Loại đất
P, F
P
,
F
s
F
K,
F
V
F
a,
F
q
Không có
Độ dốc
0-8
8-15
15-25
>25
Độ dày tầng đất
>100
70-100
50-70
<50
Độ phì đất
N1
N2
N3
Không có
Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau Quả - Báo cáo tuyển chọn vải
Ghi chú: N
1
: Rất thích hợp; N
2:
Thích hợp; N
3
: ít thích hợp; P: Đất phù
sa; P
a
: Đất đỏ vàng trên đá mac ma axít; F
s
: Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và
biến chất; F
p
: Đất nâu vàng trên phù sa cổ; F
q
: Đất vàng trên đá cát; F
k
: Đất nâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đỏ trên mac ma bazơ và trung tính; F
v
: Đất nâu đỏ trên đá vôi.
Theo Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính (1997) [48] . Cây vải có tính
thích nghi cao với điều kiện đất đai có thể trồng vải trên nhiều loại đất. Đất
bãi ven sông là loại đất phù sa có lý hóa tính thích hợp với vải, độ ẩm tốt, nên
ở đây cây vải sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng cao, chất lượng tốt. Độ pH
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải là 5,5 - 6,5.
2.2.5. Gió
Gió có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí, nâng cao hiệu suất quang
hợp, giảm bớt sâu bệnh. Mùa hoa ngày nắng, ẩm độ thấp, gió có tác dụng hỗ
trợ cho truyền phấn thụ tinh, mùa hoa kị gió tây bắc và gió nam qua đêm, gió
tây sẽ làm cho đầu nhị khô ảnh hưởng đến thụ phấn, gió nam qua đêm oi nóng,
ẩm ướt dễ làm cho hoa héo dẫn đến rụng hoa.
2.3. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và
chất lƣợng vải
2.3.1. Những nghiên cứu về các chất điều hòa sinh trưởng trên cây vải
2.3.1.1. Các chất kích thích sinh trưởng
Các chất sinh trưởng bao gồm các nhóm chất Auxin, Gibberellin và
Xytokinin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả
non… Chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây ở nồng độ thấp và chi
phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan sinh dưỡng [13].
Auxin tổng hợp đã được sử dụng để điều khiển sinh trưởng và ra hoa
vải ở Florida và Hawai (Mỹ) vào những năm 1950 - 1960. Khan và cộng sự
(1976) đã dùng GA
3
100 ppm, NAA 20ppm, 2,4,5 TP 10 ppm phun lên giống
vải Rose Scente vào giai đoạn quả bằng hạt đậu làm giảm rụng quả [64]. Trên
giống Early, GA
3
50 ppm có tác động giữ quả tốt và GA
3
100 ppm làm tăng
kích thước của quả [75].
Để làm giảm kích thước hạt Kadman và Gzit (1970) sử dụng 2, 4, 5 -
Trichlorophenoxy propionic acid (2,4,5 - TP) làm cho hơn 75% quả vải có hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhỏ. Tuy nhiên, khi hoa nở, xử lý 2, 4, 5- TP lần thứ nhất sau đó phun phối
hợp 2, 4, 5 - TP và GA
3
thì 50 - 100% quả lớn hơn khi chỉ xử lý 1 lần trước
đó, và 90-100% quả không có hạt.
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004) [33] trong việc nghiên cứu làm tăng
tỷ lệ đậu quả và rải vụ thu hoạch đã phun 4 lần GA
3
cho vải thiều Thanh Hà 8
năm tuổi với nồng độ 15, 30, 75 ppm hoặc 20, 40, 100 ppm (vào các thời điểm
hoa nở rộ, hình thành quả, hình thành cùi, quả chắc xanh) đã làm tỷ lệ đậu quả
tăng từ 2,78% lên 4,92 - 5,05% quả to hơn mã đẹp hơn, tỷ lệ nứt vỏ giảm tỷ lệ
phần ăn được tăng từ 70,5% lên 75 - 75,85% năng suất tăng từ 51% - 59%.
Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999) [24] về việc
sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong công tác bảo quản quả tươi bước
đầu cho thấy hỗn hợp chất kích thích sinh trưởng và vi lượng là Kiviva làm
tăng tỷ lệ đậu quả (tăng 10% so với đối chứng). Thấy rụng quả (nếu phun 2
lần lúc hoa nở rộ và sau đó 10 ngày). Làm tăng kích thước quả vải và cải
thiện tình trạng vỏ quả (Phun sau khi hoa nở rộ 45 ngày). Làm chậm chín 10
ngày so với đối chứng và tăng khả năng bảo quản (phun vào lúc kích thước
quả đạt tối đa và đang bước vào giai đoạn chín).
Theo Đỗ Phương Chi (2005) [8] khi xử lý GA
3
khi xử lý GA
3
4 lần
trong quá trình phát triển của quả cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ đậu quả tăng
20,28%, khối lượng trung bình quả tăng 12,18%, tỷ lệ ăn được tăng 19,19%
và năng suất tăng 21,76% so với đối chứng.
2.3.1.2. Những nghiên cứu về các chất ức chế sinh trưởng
Sự sinh trưởng phát triển của cây được bảo đảm bởi hai tác nhân có tác
dụng sinh lý đối lập nhau: tác nhân kích thích và tác nhân ức chế. Sự cân bằng
giữa các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng có một ý
nghĩa rất quyết định trong việc điều hòa sinh trưởng gồm axít abxixic (ABA),
Ethylen, các phenol…
Phun Ethrel cho vải có tác dụng làm giảm lượng hoa tổng số, tăng tỷ lệ
hoa cái và tỷ lệ đậu quả, do vậy làm tăng năng suất rõ rệt. Nồng độ Ethrel thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hợp là 1000 ppm. Phun kết hợp Ethrel với GA
3
và Oxyclorua đồng ở diện rộng
tăng năng suất 12%. Phun chất điều hòa sinh trưởng đơn lẻ hay phối hợp đều
làm tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả dẫn đến nâng cao năng suất cây vải [13].
Trong các chất ức chế sinh trưởng, Ethrel có tác dụng diệt lộc đông,
khống chế việc ra lộc đông của cây vải, kìm hãm sinh trưởng, xúc tiến phân hóa
mầm hoa giúp cây vải ra hoa đậu quả tốt hơn. Theo Phạm Minh Cương, 2005
[14]. Phun Ethrel ngoài tác dụng ức chế sinh trưởng, kích thích phân hóa mầm
hoa vải nó còn làm tăng tỷ lệ hoa cái chống nứt quả làm cho quả chín sớm [28].
Ở Trung Quốc một trong các biện pháp để khắc phục những nhân tố
hạn chế trong việc sản xuất là sử dụng Ethrel, Paclobutrazol và B
9
để ức chế
sinh trưởng và thúc đẩy phân hóa mầm hoa (Zhuiyuab Huang, Yungu Zhang,
Longhua Li, Aimin Guo, Zhiyong Cai và YunLi) (2000) [77] Theo Nivimala
Ramburn khi phun Paclobutazol 5000 ppm+ Ethrel 1000 ppm có thể làm tăng
khả năng ra hoa của giống Taiso trồng ở Mauritius [75]
Năm 1984 Khâu Tự Đức (Trung Quốc) dùng Malein hydrazit (MH)
1000-1500 ppm phun lên quả sau khi hoa nở 7 - 13 ngày đã làm cho quả vải
Hoài Chi bé lại hiệu quả đạt 73 - 100% và nâng cao phẩm chất quả [30].
Điều này giống như kết luận của Đào Quang Nghị (2005) [28] Xử lý Malein
hydrazit bằng cách phun lên tán cây ở thời điểm sau khi tắt hoa 10 ngày có xu
hướng làm giảm khối lượng quả, nhưng khối lượng hạt nhỏ đi nhiều và tỷ lệ
ăn được cũng tăng lên so với đối chứng.
Các chất điều hòa sinh trưởng hiện nay có rất nhiều loại cùng một tác
dụng kích thích hoặc ức chế nhưng đối với từng loại cây trồng, từng giai đoạn
sinh trưởng phát triển khác nhau không phải lúc nào cũng cho tác dụng như
nhau [28]. Ta có thể sử dụng đơn lẻ hay phối hợp để kích thích hay ức chế
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhằm mục đích đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho con người.
2.3.2. Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa và tác động cơ giới
Theo kết quả nghiên cứu của C.M.Menzel (1998) [70] ở Austraylia cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
biết cắt khoanh vỏ một đường rộng 0,3 cm trên cây vải 3 - 10 tuổi làm tăng
năng suất 15 - 40kg/cây. Ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1994 người
ta tiến hành cắt khoanh vỏ theo hình xoắn ốc trên gốc cây của 2 giống vải có
tính ra hoa rất chậm (cây dưới 10 năm chưa bói quả) đã làm cho chúng ra
hoa sớm.
Theo Đỗ Xuân Bình (2003) [6] khoanh thân kết hợp với phun Ronstar
va Ethrel có hiệu quả cao trong việc xử lý những cây vải không ra hoa vào vụ
xuân, làm cho 100% số cây ra lộc đụng đều ra hoa và đậu quả, có số quả đậu
tăng 2,6 quả/chùm và năng suất tăng từ 15,8 - 20,5 kg/cây.
Cắt tỉa cành ngoài việc tạo cho tán cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh
hại, thuận lợi chăm sóc còn nhằm mục đích điều hoà sự sinh trưởng ra hoa và
kết quả của cây. Theo Phạm Văn Côn (2005) [12] ở cây vải thì có 3 lần cắt tỉa
tạo cành đó là tạo cành cấp 1, tạo cành cấp 2 và tạo cành cấp 3, cành cấp 3 là
những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau, các cành này không
được giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được
tốt. Ngoài cắt tỉa cành cắt tỉa hoa có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất chất
lượng quả. Theo Phùng Quốc Hưng (2006) [23] cắt tỉa để lại 15 nhánh
hoa/chùm đã làm tăng năng suất của giống vải thiều 4,83%.
Theo Phạm Minh Cương và cộng sự (2005) [14] thì tỷ lệ ra hoa cao ở
phương pháp khoanh xoắn ốc với tỷ lệ 92%, đồng thời với số quả đậu cao
nhất đạt tỷ lệ 86% trong khi đó khoanh vòng tròn chỉ đạt 42% và so với đối
chứng là 26%. Do vậy, khoanh vỏ có tác dụng làm tăng số cây ra hoa đồng
thời tăng số cây có quả đậu.
2.3.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng
2.3.3.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây vải
Những nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng của cây vải cho đến nay có
thể nói là còn ít, nhiều vấn đề chưa được làm rõ ví dụ muốn có 100 kg quả thì
cần bón bao nhiêu đạm, lân, kali,… tỷ lệ ra sao, bón vào thời kỳ nào,… chưa
có công trình khoa học nào công bố đầy đủ. Chỉ thông qua việc phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thành phần dinh dưỡng trong quả trong lá rồi từ đó suy luận ra. Qua phân tích
quả và lá cho thấy cây vải cần nhiều K, sau đó đến đạm và lân. Ở lá cây cần
nhiều N sau đó đến Mg và K. Tỷ lệ N: P2O5: K2O: CaO: MgO ở trong lá là
7,8: 1: 4,6: 2,3: 2,5 còn ở trong quả là 1,6: 1,9: 5,3: 1,3: 1 nhìn chung cây vải
cần nhiều N và K [47].
Đạm là yếu tố cơ bản của qúa trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát
triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao năng suất,
phẩm chất quả. Bón đủ đạm cành quả phát triển nhiều, là cơ sở để đạt năng
suất cao. Nhưng nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cành lá phát triển quả mạnh,
ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa, gây nên rụng hoa, rụng quả, sản lượng
thấp và phẩm chất kém, sức chống chịu sâu bệnh giảm. Nếu thiếu đạm các đợt
lộc phát sinh không đúng lúc mọc yếu, lá cành bé, có màu vàng, rụng hoa và
rụng quả nhiều.
Lân thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sự phát dục của quả, sự thành
thục của hạt, thúc đẩy ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút tăng cường khả năng
chống hạn, chống rét cho cây, nâng cao phẩm chất quả, hạn chế tác hại của
bón thừa đạm.
Kali trong các mô thực vật tồn tại dưới dạng ion ngậm nước giúp cho cấu
tạo các mô thêm cứng cáp. Việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các
tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng tính đề kháng của cây như chịu
hạn, chịu nóng, chịu lạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp quả lớn
nhanh và thành thục, tăng phẩm chất, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả.
Theo nguyễn Văn Dũng, phun B 0,1% + urê (46%) 0,50% tăng cường
được khả năng giữ quả, tăng hàm lượng đường tổng số, giảm tỷ lệ axít do đó nâng
cao phẩm chất quả vải. Để tránh hiện tượng quả vải ra cách năm thì cung cấp đủ
dinh dưỡng cho cây qua 2 con đường (qua đất và qua lá) là hết sức quan trọng.
2.3.3.2. Những nghiên cứu về phân bón qua đất
Cây vải cũng như cây trồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng để tạo
nên sản phẩm qua quá trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm sút năng
suất và phẩm chất sản phẩm. Nhưng nếu thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh
trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm và đồng
thời còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí [13].
Theo Trần Thế Tục (2004) [46] bón phân cho vải những năm trước lúc
ra hoa rất quan trọng và sau khi trồng 1 tháng lúc cây đã bén rễ hồi xanh là đã
có thể bón cho cây. Lúc này cây còn nhỏ, nên bộ rễ chưa phát triển khả năng
hấp thụ của cây còn yếu có nhiều đợt lộc trong năm nên cần bón ít, nồng độ
loãng và cần chia làm nhiều lần.
Ở thời kỳ cây cho quả lượng phân bón và thời kỳ bón cho vải là hết sức
quan trọng vì đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao
năng suất của vải.
Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần chính trong năm.
Lần 1: Bón thúc hoa và nuôi lộc xuân (6/1-20/1) bón 25% đạm urê,
25% kaliclorua và 30% lân supe.
Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả khi quả
có đường kính bằng viên bi (đường kính khoảng 0,4 cm) bón 25% đạm urê,
50% kaliclorua và 30% lân supe.
Lần 3: Bón sau thu hoạch 15 ngày nhằm thúc cành thu lúc này kết hợp
với tỉa cành giúp cây phục hồi sinh trưởng bón 50% đạm urê, 25% kaliclorua
40% lân Supe và toàn bộ phân chuồng.
2.3.3.3. Những nghiên cứu về phân bón qua lá
Ngoài khả năng hút dinh dưỡng từ đất qua rễ cây trồng còn có khả năng
hút dinh dưỡng qua lá. Cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích
bằng 15- 20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ. Chất dinh dưỡng được bón
qua lá chỉ có thể vào mô lá qua các lỗ khí khổng. Như vậy bón phân qua lá
vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn thì hiệu quả đạt cao nhất [11].
Ngoài ra, phân bón lá dưới hình thức hỗn hợp chất lân còn giúp cho cây
chịu đựng được một số vấn đề như hạn hán, bệnh tật và mật độ cây cao. Phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bón lá có thể gồm các chất dinh dưỡng chính như đạm, lân, và các chất vi
lượng như Fe, Zn, Cu, Bo, Mn, Mg và cả các chất kích thích tố. Sử dụng phân
bón lá, nếu áp dụng đúng phương pháp, có thể thu được lợi nhuận kinh tế cao
vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón lá cao đến 80% so với 20 -50% phân bón
được hấp thụ ở rễ.
Mặt khác, bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những điều kiện
hạn hán hoặc ngập lụt, thời kỳ khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt là con
đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng hồi phục. Phun phân bón lá
không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà nó còn có tác dụng
làm tăng phẩm chất nông sản.
Đối với cây vải khi hoa tàn là lúc cây huy động rất nhiều chất dinh
dưỡng, sau khi hoa tàn lúc này cây đang khủng hoảng về dinh dưỡng vì vậy
việc bổ sung kịp thời dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Vào thời điểm này bộ
rễ hoạt động kém vì bị ức chế do hoa nở rộ đất thiếu nước vì thế khi bón phân
rễ chưa có điều kiện hấp thu ngay được việc phun dinh dưỡng lên lá lúc này là
nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây để giảm bớt rụng quả sinh lý.
Theo kết luận của Đỗ Văn Ái (2004) [1] khi sử dụng chế phẩm phân
bún lỏ VACVINA-KB1 cho cây vải đó làm tăng khả năng tích lũy các nguyên
tố dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh, nhưng không gây độc hai cho cây.
hệ số hấp phụ sinh học cao hơn và làm tăng năng suất tới 13%. Quả tròn, màu
đỏ, vị thơm ngon và đặc biệt là cùi vải dày hơn, trong hơn.
Theo Phạm Văn Côn (2005) [12] đã tiến hành trên vải Phú Hộ thì phun
Bo và phun phối hợp Bo + Zn đều làm tăng số quả cao nhất so với đối chứng
(tăng 50,4-92,8%). Ở giống Phú Hộ phân vi lượng làm tăng hàm lượng đường
(2,0-17,0% so với đối chứng), tăng hàm lượng vitamin (từ 17,0-22,7% so với
đối chứng), giảm lượng axít (25% so với đối chứng), còn đối với vải Thanh
Hà các chỉ tiêu thay đổi rất ít. Cũng với giống vải thiều Thanh Hà ở Lục
Ngạn (Bắc Giang) Bo + Cu và Bo + Zn làm tăng số quả thu hoạch tới 90,3 -
109,5%. Khối lượng quả tăng 5,9 - 8,5% tăng năng suất 101,3-127,3%. Chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lượng quả cũng tăng: độ Brix tăng 4,5-7,3% đường tổng số tăng 4,5-12,1%
axít giảm 33,4% vitamin C giảm 3,7-3,1%.
Đỗ Phương Chi (2005) [8] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm
đậu quả và chế phẩm KIVIVA trên vải có kết luận:
Đối với chế phẩm đậu quả có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khối
lượng trung bình quả, bệnh nứt vỏ quả và sâu đục quả không xuất hiện, tăng
tỷ lệ phần ăn được và tăng năng suất 26,42%.
Đối với chế phẩm KIVIVA phun cả 4 giai đoạn phát triển của quả tăng tỷ
lệ đậu quả, tăng tỷ lệ phần ăn được và năng suất tăng 28,5%. Ngoài ra làm cho
thời gian chín của quả chậm hơn 7 ngày, vườn mã quả đẹp, quả không bị nứt.
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2005) [34] Khi phun vân đài tố cho vải
làm tăng tỷ lệ đậu quả và khối lượng quả dẫn đến năng suất vải tăng từ 19 -
34%. Phun hai lần Vân đài tố 0,01% vào lúc tàn hoa và trước lúc thu hoạch 01
tháng cho hiệu quả cao nhất, và phun Vân đài tố đại trà 2 lần cho vải ở nồng
độ 0,03% cho vải đã làm tăng năng suất lên 28%.
Như vậy, khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua
lá ngoài tác dụng làm tăng khả năng đậu quả, tăng khối lượng và năng suất
quả, còn có tác dụng làm tăng đường tổng số, vitamin C, chất khô, bộ Brix,
giảm tỷ lệ axít do đó nâng cao được phẩm chất của quả vải.
2.3.4. Quản lý dinh dưỡng
Một trong những yếu tố chính gây nên sự hạn chế đến sản xuất vải
thiều là thiếu một chương trình dinh dưỡng phù hợp. Năng suất có thể thấp vì
sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây phát triển quá mức vào cuối mùa Đông
hoặc lượng đạm quá nhiều làm cho cây sinh trưởng quá mạnh. Thiếu đạm,
kaly và một số nguyên tố vi lượng như: Bo, Zn và Cu có thể làm hạn chế đến
năng suất của cây, bởi vì sự hình thành và phát triển của quả bị hạn chế. Đối
với Trung Quốc, Australia, Thái Lan và Ấn Độ người trồng vải thường cung
cấp dinh dưỡng dựa trên cơ sở kích thước tán cây, số lượng quả/ cây và tuổi
cây, mặc dù tiêu chuẩn dinh dưỡng của lá đầy đủ [15], [16], [55], [56], [57],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[60], [61].
Ở Trung Quốc, đã giới thiệu liều lượng bón hàng năm: 0,6 kg urê, 1,2
kg supe lân và 0,6 kg kalyclorua, đối với 1 cây 5 năm tuổi, với tỷ lệ N:P:K là
1: 0,96: 1,3. Phân bón hoá học được sử dụng riêng cho 3 thời kỳ: Thời kỳ nở
hoa (từ đầu đến giữa tháng giêng); thời kỳ quả phát triển nhanh (từ đầu đến
giữa tháng năm) và thời kỳ chuẩn bị quả chín (cuối tháng sáu đến tháng bảy).
Mặc dù, việc bón phân cho các vườn cây ăn quả đã được áp dụng thường
xuyên, với một liều lượng nhỏ trong mỗi lần bón (trong nhiều trường hợp có
thể bón đến hơn 10 lần, kể cả việc bón dưới đất và phun lên lá). Đối với
Australia, khi lập một kế hoạch bón phân cho cây được dựa trên cơ sở tuổi
cây và kích thước tán cây (Menzel và Simpson, 1989). Tuy nhiên, những tỷ
lệ bón phân này được xem như là một sự hướng dẫn và lời khuyên, cần phải
phân tích đất và lá. Tỷ lệ đưa ra đối với một cây có 10 – 11 năm tuổi, với tán
cây có đường kính 4,0 – 4,5 m và mức độ che phủ 12 – 16 m cần bón: 0,5 kg
N; 0,7 kg P
2
O
5
và 0,7 kg K
2
O. Khuyến cáo bón một nửa số lượng đạm bón
sau khi hình thành nhuỵ hoa, nửa còn lại bón sau khi thành quả. Các loại dinh
dưỡng khác (P và K) đựơc bón làm hai lần: Số lượng một nửa bón sau khi
hình thành nhuỵ hoa, số còn lại bón sau khi đã thu hoạch quả. Ở Ấn Độ, kế
hoạch bón phân chủ yếu dựa vào tuổi cây, tuy nhiên các giống khác nhau thì
sinh trưởng phát triển ở các vùng cũng khác nhau. Những cây cho quả ở tuổi
7 – 10 năm thường nhận được 0,4 – 0,6 kg N; 0,2 – 0,3 kg P
2
O
5
; 0,4 – 0,6 kg
K
2
O và 40 – 50 kg phân chuồng hàng năm. Liều lượng đủ đối với phân
chuồng là toàn bộ lượng phân được bón ngay sau lúc thu hoạch vào tháng sáu
và tháng bẩy [12], [42], [43], [44], [45].
Tiêu chuẩn về dinh dưỡng của lá chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu đánh
giá về năng suất cao của cây trồng. Thăm dò mức độ dinh dưỡng lá phù hợp ở
các vườn vải ở Quảng Đông – Trung Quốc đưa ra là: 0,93 – 2,10 % N; 0,08 –
0,21 % P; 0,12 – 0,33 % K. Ở tỉnh Quảng Tây đưa ra mức: 1,766 – 1,78 % N;
0,25 – 0,28 % P; 0,75 – 0,92 % K. Mức độ phù hợp với các nguyên tố vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lượng là: 1,5 – 5,0 mg/ kg đối với Zn; 1,5 – 5,0 mg/ kg đối với khả năng thay
đổi của Mn; 1,0 – 5,0 mg/ kg đối với Cu; 0,4 – 1,00 mg/ kg đối với Bo hoà
tan và 0,15 – 0,32 mg/ kg đối với Mo [49], [50], [51], [52], [53].
2.3.5. Quản lý việc tưới nước
Các nghiên cứu ở Australia, Ấn Độ và miền Bắc của Thái Lan, cây vải
được tưới trực tiếp từ thời kỳ nở hoa cho đến sau thu hoạch hoàn toàn. Nhiều
vườn quả ở Australia được tưới nước từ 2 – 3 lần trong một tuần, nhưng điều
này cũng có thể là thừa nếu thực hiện ở những khu vực trồng cây trên đất ướt.
Tuy nhiên, nếu thực hiện tưới được ở những khu vực bị khô hạn thì việc tưới
nước lại là rất quan trọng, đặc biệt có hiệu quả đối với phát triển chồi hoa,
thời kỳ nở hoa và phát triển quả. Ở Ấn Độ, việc tưới nước cho cây được đưa
ra để tưới khi độ ẩm của đất bị mất nước từ 30 – 45 %. Tuy nhiên, thực tế
người trồng cây sẽ tưới thường xuyên từ 7 – 10 ngày một lần vào thời kỳ nẩy
chồi hoa cho đến lúc thu hoạch hoặc cho đến sau thu hoạch, khi thấy mầm
non xuất hiện. Trong khi tưới phun là một thực tế được áp dụng hầu hết ở các
vườn quả của Australia, miền Bắc Thái Lan và một số khu vực của Trung
Quốc, thì việc tưới mặt (tưới tràn) lại chủ yếu được áp dụng ở Ấn Độ, Việt
Nam, Bangladesh và Đài Loan.
2.3.6. Điều khiển chu kỳ nẩy mầm và sự nở hoa
Sự nở hoa của cây vải được bắt đầu khi mới nứt mầm, cùng với điều
kiện nhiệt độ thấp. Vì vậy, sự nở hoa chỉ xẩy ra khi đồng thời có thời tiết mát
mẻ và phát triển sự nứt mầm. Theo Olesen và các đồng nghiệp (2000), ở
Australia đưa ra bốn cách có thể thay đổi hoàn toàn sự nảy mầm và sự nở hoa
của cây vải. Cây có thể bị ức chế để gây ra một hoặc hai đợt sinh trưởng sinh
dưỡng qua mùa Hè và mùa Thu. Lần thứ hai hoặc thứ ba vào mùa Đông hoặc
làm khô hạn trong mùa Thu để kìm hãm tốt hơn một hoặc hai lần nẩy lộc
trước lúc thu hoạch. Người ta cũng có thể tỉa ngay trong mùa Đông đối với
những cành đã cắt tỉa. Công việc này cũng có thể dùng chất Ethephon (từ 1 –
3 lít Ethrel và 5 kg urê pha trong 1000 lít nước) để loại bỏ những mầm non
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong mùa Đông.
Theo điều tra đánh giá của Yuan và Huang (1993) ở Trung Quốc, dựa
vào sự sinh trưởng phát triển ở đầu rễ cho thấy: Đặc điểm đầu rễ của giống
vải Nuomici càng non thì rụng quả càng nhiều. Theo Zhou el al (1996) không
thấy xuất hiện đỉnh sinh trưởng rễ ở các vườn vải non đối với giống Huaizu
cũng như vườn vải đã cho thu hoạch đối với giống Nuomici cho thấy rụng
quả rất ít. Câu trả lời chắc chắn, việc khoanh một vòng theo hình xoắn xung
quanh thân cây đã được phát hiện ở Trung Quốc để đẩy nhanh tốc độ phân
hoá mầm hoa trong mùa Thu và để hạn chế sự bắt đầu nở hoa trong mùa
Đông. Tỷ lệ nở hoa tăng, số quả được hình thành nhiều, tỷ lệ quả rụng cũng ít,
chất lượng và kích thước quả cũng được cải thiện đáng kể. Kết quả này được
khuyến cáo đối với sự ra hoa, việc khoanh một vòng vỏ xung quanh thân cây
nên thực hiện vào giữa giai đoạn rụng lá và thời kỳ bắt đầu phân hoá mầm
hoa (mùa Đông). Để thúc đẩy sự nở hoa của giống vải Feizixiao thường được
khoanh một vòng vỏ theo hình xoắn xung quanh thân hoặc cành có đường
kính 10 cm vào giữa tháng 10, nhưng đối với giống Nuomici và Guiwei việc
khoanh vỏ được thực hiện muộn hơn, vào tháng mười một và đầu tháng mười
hai.
2.4. Ảnh hƣởng của một số loài sâu bệnh hại chính đối với sản xuất vải
Có đến hơn 58 loài sâu hại đã gây thiệt hại cho cây vải. Các loài sâu hại
chính là: Bọ xít hại vải (Tessaratoma papillosa), sâu đục cuống quả
(Conopomorha sinensis), xén tóc hại vải (Aristobia testudo), ruồi (Dasineura
sp), nhện lông nhung Eriophyes lichi (Ren và Tian, 2000) là những loài nguy
hiểm nhất đối với cây vải ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Sâu đục quả
(Cryptophlebia ombrodelta) là sâu hại vải nguy hiểm nhất ở Australia. Những
quy trình đã thật sự được kiểm soát đối với hầu hết các loài sâu hại ở các
nước khác nhau. Có khoảng 25 loài thiên địch sống ký sinh trên trứng của các
loài sâu hại vải. Chẳng hạn như: Anastatus ssp quản lý đối với rệp, giun tròn
Steinemema calpocapsea đối với xén tóc và loài ăn thịt Agistemus exsetus đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
được sử dụng thành công.
Có những bệnh không gây hại nghiêm trọng cho cây vải. Tuy nhiên,
hiện tượng cây vải chết đột ngột được quan sát thấy ở Australia, Trung Quốc,
Việt Nam, đã đưa ra nhận xét bước đầu đối với hiện tượng tự nhiên cây bị héo
là do trong đất bị chua kết hợp với nấm Fusarium solani, Phytophrthora sp và
Phythium sp. Cây vải trồng sâu ở vị trí thoát nước kém và dinh dưỡng không
đầy đủ thì rất dễ bị bệnh (Hà Minh Trung, 2000). Một số loại bệnh có ảnh
hưởng đến cây vải ở giai đoạn sau thu hoạch. Chúng phát triển cùng với sự
phát triển của quả, ngay từ đầu cho đến sau thu hoạch. Một vài loài nấm đã
liên kết với triệu chứng bệnh để gây ảnh hưởng đến kích thước quả hoặc bám
xung quanh thân, cành, của cây cho đến lúc thu hoạch. Bệnh loét (Col
erolrichwnl oeosporioides) là nguyên nhân chính làm mất sản lượng vải ở
Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan
2.5. Lịch sử tóm tắt về canh tác hữu cơ
Khó có thể nói nông nghiệp hữu cơ xuất hiện vào lúc nào. Khái niệm
về “hữu cơ”, là lựa chọn cách thức canh tác khác đã được biểu lộ trước khi
phát minh ra các hoá chất nông nghiệp tổng hợp. Nó đã diễn ra trong những
năm 1920-1949, từ sáng kiến của một số người tiên phong cố gắng cải tiến hệ
canh tác truyền thống với những phương pháp đặc trưng của canh tác hữu cơ.
Vào thời điểm đó, việc cải tiến là các phương pháp mới tập trung vào dinh
dưỡng của đất trên cơ sở mùn đất và hướng vào cân bằng sinh thái trong
phạm vi trang trại.
Khi việc giới thiệu các giống có năng suất cao kết hợp với việc sử dụng
các hoá chất nông nghiệp và cơ giới hoá mạnh mẽ (Nông nghiệp "cách mạng
xanh") trở nên phổ biến, một số người đã phản đối luận điểm mới này và các
tập quán canh tác hữu cơ như làm phân ủ, cải tiến luân canh cây trồng, hoặc
trồng cây phân xanh đã được tô vẽ. Lỗ hổng giữa canh tác hữu cơ với nông
nghiệp thông thường ("hoá chất") vì thế càng lớn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tác động tiêu cực tới sức khoẻ và môi trường của cách mạng xanh
trong những năm 1970 và 1980 ngày càng trở nên rõ ràng, nhận thức của cả
nông dân và người tiêu dùng về vấn đề "hữu cơ" tăng lên một cách chậm
chạp. Hệ thống canh tác liên quan như "nông nghiệp vĩnh cửu" hoặc "nông
nghiệp có đầu vào từ bên ngoài thấp" (LEIA) đã được mở rộng.
Chỉ cho đến những năm 1990, trải nghiệm về canh tác hữu cơ tăng
nhanh. Số vụ bê bối về thực phẩm và thảm hoạ môi trường đã khuyến khích
và làm tăng nhận thức của người tiêu dùng và các chính sách hỗ trợ của một
số nước. Cùng thời gian đó, một loạt cải tiến mới các kỹ thuật hữu cơ (đặc
biệt là quản lý sâu hại theo phương pháp sinh học) và việc sắp xếp hệ thống
canh tác hiệu quả hơn đã được phát triển.
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ chỉ hình thành một phần nhỏ trong nền
nông nghiệp của thế giới, thậm chí hình thành với một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu
canh tác của nông thôn cũng rất ít. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho các hoạt
động nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật hoặc marketing trong canh tác hữu cơ
vẫn còn rất thấp ở hầu hết các nước. Mặc dù vậy, canh tác hữu cơ hiện nay
đang hứa hẹn tốc độ tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới.
2.6. Canh tác hữu cơ tại Việt Nam
Mặc dù có thể nói rằng nông dân ở tất cả các nước trên thế giới đã làm
nông nghiệp hữu cơ cách đây hàng trăm năm, nhưng theo cách hiểu biết của
quốc tế thì canh tác hữu cơ hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Cách đây
khoảng 10 năm, một số công ty nước ngoài đã bắt đầu làm việc với một vài
công ty nội địa và nông dân địa phương để canh tác hữu cơ cho mục đích xuất
khẩu. Sau nhiều năm với chỉ vài trăm hecta canh tác dưới phương pháp quản
lý hữu cơ, cho đến nay ước tính có khoảng 6.475 ha đất canh tác hữu cơ. Các
sản phẩm hữu cơ chủ yếu là thảo mộc như quế, hồi, gừng, chè, cá ba sa.
Những sản phẩm này đã được xác nhận theo tiêu chuẩn của các nước nhập
khẩu như Châu Âu, Mỹ, và xác nhận của các cơ quan mô giới nước ngoài làm
việc trong lĩnh vực thanh tra và chứng nhận sản phẩm.