Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NC BÀI 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.22 KB, 8 trang )

Trường: THPT Đào Duy Từ GVHDGD: Cô Hoàng Thị Mỹ Lý
Lớp: 11A3 SV thực tập GD: Lê Thị Thùy Vân
Tiết PPCT: 42 Ngày soạn: 09/03/2013
Tiết giảng dạy: 2 (chiều) Ngày dạy: Thứ 4, ngày 13/03/2013
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT (11 NC)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm sinh sản và khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và
sinh sản sinh dưỡng.
- Giải thích cơ sơ khoa học và trình bày được cách tiến hành các phương pháp
nhân giống vô tính.
- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh
sản vô tính trong đời sống con người.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, khái quát, so sán
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ, vận dụng hiểu biết thực tế vào bài học.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức về phương pháp nhân giống vô tính trong thực
tiễn trồng trọt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản trong việc bảo quản
thực phẩm tránh để nơi ẩm ướt tạo điều kiện ra rễ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh về chu trình sống của dương xỉ.
- Tranh về các hình thức sinh sản sinh dưỡng.
- Tranh về các bước tiến hành nhân giống vô tính ở thực vật.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Biểu diễn tranh tìm tòi bộ phận


- Hỏi đáp – tìm tòi
- Hỏi đáp – tái hiện
IV. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Khái niệm sinh sản.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học (1 phút)
2. Tiến trình dạy học
a. Đặt vấn đề (1 phút)
GV: Hãy nêu những đặc tính cơ bản của một cơ thể sống?
HS: Cơ thể sống bao gồm 4 đặc tính cơ bản: trao đổi chất và năng lượng, sinh
trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản.
GV: Vậy chúng ta đã được nghiên cứu những đặc tính nào rồi?
HS: Ở những chương trước, chúng ta đã được nghiên cứu 3 đặc tính: trao đổi
chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng.
GV: Như vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc tính cuối cùng của
cơ thể sống ở chương tiếp theo là Chương IV. SINH SẢN.
GV giới thiệu: Sinh sản bao gồm sinh sản ở thực vật và sinh sản ở động vật.
Vậy sinh sản ở thực vật bao gồm các hình thức nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu
trong Phần A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT. Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC
VẬT.
b. Tiến trình dạy bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN VÀ SINH SẢN
VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT. (7 phút)
Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Nội dung bài học
- GV chiếu các hình ảnh về sinh sản
ở thực vật:
+ Tre mọc thành măng.

+ Củ khoai tây vùi trong đất ẩm
mọc mầm cho ra cây mới.
+ Cây thuốc bỏng con hình thành từ
lá cây thuốc bỏng mẹ.
+ Cây đậu hình thành từ hạt nảy
mầm.
+ Từ thân hành mọc thành cây con.
+ Cây cà chua con mọc từ hạt của
cây trưởng thành.
Các quá trình trên được gọi là sinh
sản, vậy sinh sản là gì?
- HS trả lời:
Là tạo ra cá thể mới.
- GV chính xác hóa lại khái niệm
sinh sản.
- GV thông báo: Sinh sản ở thực vật
gồm 2 hình thức sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính.
+ Hình 1, 2, 3 và 5 là hình thức sinh
sản vô tính ở thực vật.
+ Hình 4, 6 là hình thức sinh sản
hữu tính ở thực vật.
Sau đó, yêu cầu HS rút ra bản chất
I. Khái niệm
1. Khái niệm chung về sinh sản
Là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm
bảo quá trình phát triển liên tục của loài.
2. Các hình thức sinh sản ở thực vật
- Sinh sản vô tính
VD: Khoai tây vùi trong đất ẩm mọc

mầm tạo cây mới
- Sinh sản hữu tính
VD: Hạt đậu được tạo ra từ cây trưởng
thành nảy mầm thành cây con
3. Sinh sản vô tính ở thực vật

3. Củng cố (3 phút)
Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản?
A. Bằng giao tử đực
B. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
C. Bằng giao tử cái.
D. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 2: Phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?
A. Ghép cành
B. Chiết cành
C. Giâm cành
D. Nuôi cấy mô
Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là:
A. Tạo ra cây mới từ rễ của cây mẹ
B. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây mẹ
C. Tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ
D. Tạo ra cây mới từ phần thân của cây mẹ
Đáp án: 1B, 2D, 3C
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài mới
Trường:
Lớp:
Họ và tên HS:
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình và kết hợp nghiên cứu mục II SGK: Các hình thức sinh sản
vô tính để hoàn thành Bảng. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC
VẬT.
Thời gian: 6 phút
Các hình thức
SSVT ở TV
Đặc điểm Ví dụ
Sinh sản bằng
bào tử
Sinh
sản sinh
dưỡng
Rễ
Thân

Ưu điểm
Nhược điểm
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Các hình thức
SSVT ở TV
Đặc điểm Ví dụ
Sinh sản bằng
bào tử
- Là hình thức sinh sản vô tính, cây con
được hình thành từ tế bào đặc biệt của
cơ thể mẹ gọi là bào tử.
- Rêu, dương xỉ
Sinh
sản sinh

dưỡng
Rễ
- Là hình thức sinh sản vô tính, cây con
được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng
của cây mẹ (rễ, thân, lá ).
- Khoai lang
Thân - Khoai tây

- Cây thuốc
bỏng
Ưu điểm
- Cây con sinh ra đồng nhất về mặt di truyền và hoàn toàn
giống cây mẹ, do đó, đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền
của loài.
- Rút ngắn thời gian hình thành cây con.
Nhược điểm
- Không có sự tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ, nên
cây con sinh ra đồng nhất về mặt di truyền, do đó khó thích
nghi khi điều kiện sống thay đổi.
Đồng Hới, ngày 10 tháng 03 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Cô Hoàng Thị Mỹ Lý Lê Thị Thùy Vân

×