Tải bản đầy đủ (.) (36 trang)

KÝ NĂNG SỐNG VĂN - GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.05 KB, 36 trang )


PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LA
PHẦN II:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN, GDCD
Ở TRƯỜNG THCS

Sau khi tập huấn, giáo viên có khả năng:
- Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn
Ngữ văn, GDCD ở trường THCS.
- Nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn Ngữ
văn, GDCD trường THCS.
- Phân tích được chương trình tích hợp giáo dục
KNS để nắm được những nội dung giáo dục KNS và
các PP/KTDH tích cực được sử dụng để giáo dục KNS
qua môn Ngữ văn và GDCD trường THCS.
MỤC TIÊU


I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KNS QUA
MÔN NGỮ VĂN VÀ GDCD Ở TRƯỜNG THCS

1. Môn Ngữ văn và GDCD là môn học có
nhiều khả năng giáo dục KNS, thể hiện:
1.1. Nhiệm vụ và nội dung môn Ngữ văn
và GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo
dục KNS, phù hợp với trọng tâm của giáo
dục KNS là quá trình đối thoại, tương tác
lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của
người học để thực hành kĩ năng; phù hợp
với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của


người học trên cơ sở nhận thức về các vấn
đề của cuộc sống.

1.2. Một trong những đặc điểm của môn Ngữ
văn và GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo
dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn
đề xã hội. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục
KNS vào môn Ngữ văn và GDCD là điều có thể
thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
1.3. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không
thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của nhà giáo dục mà
phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển
của HS. Giáo dục KNS giúp HS có những kĩ năng
thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả,
do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn
mực một cách chủ động, tự giác.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS QUA
MÔN NGỮ VĂN VÀ GDCD TRƯỜNG THCS.

MÔN NGỮ VĂN
1. Về kiến thức:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân
tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại: góp phần
củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu những kiến thức đã
học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội, về nghề nghiệp.
- Nhận thức được sự cần thiết của các KNS giúp cho bản
thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ
gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần

của bản thân và người khác.
- Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho
các KNS.

2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng
xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao
tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin có những
quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Có kĩ năng quan hệ tích cực, hợp tác, biết bảo vệ mình
và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an
toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS,
bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác…)
- Giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có
hại cho sự phát triển của cá nhân.

3.Về thái độ:
- Hứng thú và có nhu cầu được thể
hiện các KNS mà bản thân đã rèn luyện
được đồng thời biết động viên người
khác cùng thực hiện các KNS đó.
- Hình thành và thay đổi hành vi, nhất
là những hành vi liên quan đến lối sống
lành mạnh có trách nhiệm vói bản thân,
bè bạn, gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, nhà trường và
xã hội; có ý thức nghề nghiệp.


MÔN GDCD
1. Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng
sống giúp cho bản thân các em có thể sống tự tin, lành
mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh
hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối
sống có đạo đức, có văn hóa; có kĩ năng tự bảo vệ mình
trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc
sống an toàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống
có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
3. Thái độ: HS có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong
cuộc sống hằng ngày; yêu thích lối sống lành mạnh, có thái
độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích
cực, tự tin tham gia các hoạt động để có được các kĩ năng
và quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN VÀ
GDCD Ở TRƯỜNG THCS.
- Hầu hết các bài trong chương trình GDCD
THCS đều có khả năng giáo dục KNS mà không
cần đưa thêm các thông tin, kiến thức.
- Giáo dục KNS phải thông qua việc áp dụng
các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tổ
chức các hoạt động dạy học, qua hoạt động học
sinh mới có cơ hội để rèn luyện, hình thành
KNS.

Tên

bài dạy
Các KNS cơ bản
được giáo dục
Các PP/KTDH tích cực có thể
sử dụng
Nói
quá,
nói
giảm,
nói
tránh
- Ra quyết định: sử
dụng các phép tu từ
nói quá, nói giảm,
nói tránh và cách sử
dụng.
- Giao tiếp, trình
bày suy nghĩ, ý
tưởng, thảo luận và
chia sẻ kinh nghiệm
cá nhân về cách sử
dụng các phép tu từ:
Nói quá, nói giảm,
nói tránh
-
Phân tích các tình huống mẫu để
nhận ra các phép tu từ nói quá, nói
giảm, nói tránh và giá trị, tác dụng
của việc sử dụng chúng
- Động não: suy nghĩ, phân tích

các ví dụ để rút ra những bài học
thiết thực về cách sử dụng các
phép tu từ nói quá, nói giảm, nói
tránh.
Thực hành có hướng dẫn: viết câu/
đoạn văn có sử dụng các phép tu từ
nói qá, ói giảm, nói tránh.

NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Hiểu được thế nào là nói giảm,
nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong
ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học
2. Về kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp nói giảm,
nói tránh trong các tình huống giao tiếp cần thiết
3. Về thái độ: Có ý thức sử dụng cách nói tế nhị,
tránh cách nói thô tục, thiếu lịch sự.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp: thể hiện thái độ, sự cảm thông trong hoạt động
giao tiếp. Do đó hiệu qủa giao tiếp được nâng cao.
- Suy nghĩ sáng tạo: Sử dụng nhiều cách thể hiện về cùng
một nội dung qua các ngôn từ được lựa chọn.
- Tự nhận thức: tự tin và tạo thói quen sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp nhạy cảm.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử
dụng
- Trải nghiệm: vận dụng nói giảm, nói tránh trong các hoạt
động giao tiếp và các bối cảnh giao tiếp khác nhau.
- Thảo luận nhóm: trao đổi để lựa chọn phương án sử dụng

ngôn ngữ tối ưu trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
IV. Phương tiện dạy học:
Phiếu học tập, bảng biểu.

V. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá: GV dùng kĩ thuật động não, hỏi - đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng
cách trả lời một số câu hỏi sau:
Chọn cách nói khác cho những phát ngôn sau. Thay đổi cách nói như vậy có tác dụng gì?
+ Bài văn của bạn dở lắm!
+ Bạn rời khỏi đây ngay!
+ Cấm hái hoa, bẻ cành.
2. Kết nối:
Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
GV sử dụng kĩ thuật thảo luận chung cả lớp yêu cầu HS phân tích ngữ liệu trong SGK
và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ in đậm có nghĩa là gì ? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?
a, Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp các cụ Các- mác, cụ Lê-nin
và các vị đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi
đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh-Di chúc)
b, Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
(Tố Hữu - Bác ơi)
c, Lượng con ông Độ đây mà … Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
(Hồ Phương - Thư nhà)

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình trước lớp: Các từ in đậm “đi gặp
cụ Các-mác, cụ Lê-nin và các vị đàn anh khác”; “đi”; “chẳng còn” trong ba câu
trích đều dùng để chỉ cái chết. Cách nói như thế là để giảm nhẹ, tránh phần nào sự

đau buồn.
VD: Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của
người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng
cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
T: Vì sao trong câu văn này tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” mà không dùng các
từ ngữ khác cùng nghĩa? (Kh)
HS: Cách diễn đạt tế nhị, tránh thô tục: tình cảm của bé Hồng đối với người
mẹ thân yêu và sự nhớ mong xa cách, mong được sống trong tình thương yêu, nuôi
nấng của mẹ.
T: So sánh 2 cách nói theo em cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn đối với
người nghe:
+ Con dạo này lười lắm.
+ Con dạo này không được chăm lắm.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình trước lớp: Cách nói thứ hai nhẹ
nhàng tế nhị hơn đối với người tiếp nhận.
GV nhận xét và chốt lại nội dung: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ
dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê
sợ; tránh thô tục thiếu lịch sự.

3. Luyện tập:
a. Bài tập 1 (Tr. 108)
GV sử dụng kĩ thuật thảo luận chung cả lớp yêu cầu HS điền từ
GV gọi một số HS điền lần lượt các từ sau:
a, đi nghỉ d, chia tay nhau
b. khiếm thị đ. có tuổi
c. đi bước nữa
b. Bài tập 2: (T. 109)
- GV sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm để HS thực hiện các yêu
cầu bài tập

- Gọi HS các nhóm lên trình bày kết quả.
4. Vận dụng:
GV dùng kĩ thuật trắc nghiệm yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
trong Phiếu học tập.


PHIẾU HỌC TẬP
(Hoạt động nối tiếp)
- Hình thức: Bài tập trắc nghiệm.
- Thời gian: 3 phút.
Nội dung yêu cầu: Đánh dấu X vào trước ý cho là đúng:
1. Nói giảm nói tránh được thực hiện theo những cách nào sau đây?
a. Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
c. Nói vòng.
d. Tất cả các cách trên.
2. Sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh phải dựa vào yêu tố nào?
a. Hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (quan hệ thứ bậc, tuổi tác, tâm trạng của người
nói, người nghe … )
b. Mối quan hệ đối chiếu với những cách nói khác có thể dùng trong trường
hựp giao tiếp đó.
c. Tất cả các yếu tố trên.
Học sinh suy nghĩ và làm các bài tập ở nhà.
GV kiểm tra kết quả bài làm của học sinh.

Tên
bài dạy
Các KNS cơ bản được
giáo dục
Các PP/KTDH tích

cực có thể sử dụng
Bài 8:
Tôn
trọng
và học
hỏi
các
dân
tộc
khác.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông
tin về thành tựu kinh tế, văn hoá,
xã hội của các dân tộc khác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng
hợp tác trong việc tìm những biểu
hiện của sự tôn trọng, học hỏi dân
tộc khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với
các biểu hiện đúng và không đúng
trong việc học hỏi các dân tộc
khác.
- Thảo luận nhóm
(lớp).
- Chúng em biết
3 (Học sinh làm
gì để xây dựng
nếp sống văn
hoá)



Tiết 8. Bài 8
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Nêu được biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân
tộc khác.
- Ý nghĩa việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, nắm
được những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc
khác.
2. Về kĩ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tình hoa, kinh
nghiệm của các dân tộc khác.
3. Về thái độ: Tôn trọng khiêm tốn học hỏi các dân tộc
khác.


II. Các kĩ năng sống cơ bản giáo dục qua bài:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, suy tưởng.
- Kĩ năng tư duy, sáng tạo.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm/lớp.
- Kĩ thuật bản đồ tư duy.
- Trò chơi phóng viên nhỏ (kĩ thuật hỏi và trả lời)
IV. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV Giáo dục công dân 8.
- Giấy khổ lớn, băng dính, kéo.
- Máy chiếu (nếu có).


V. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá:
GV dùng kĩ thuật động não, hỏi - đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách trả lời
một số câu hỏi sau:
Em hãy nêu tên một dân tộc/quốc gia trên thế giới.
Em hãy nêu một điều thú vị/ đặc biệt về dân tộc/quốc gia đó (văn hóc, KHKT, tính cách)
2. Kết nối:
Hoạt động 1. Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi dân tộc khác.
*Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.
- Rèn luyện KNS: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác.
*Cách tiến hành:
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin mục Đặt vấn đề.
Từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Qua các thông tin trên em có suy nghĩ gì về những đóng góp của Việt Nam vào nền văn
hoá thế giới và tầm quan trọng của mỗi quan hệ giưũa các nước?
Theo em, thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? Nêu ví dụ?
GV: Cho đại diện một số cặp phát biểu trước lớp, trả lời các câu hỏi trên.
HS: Nhận xét bổ sung ý kiến.
GV: Rút ra kết luận:
- Giữa các dân tộc/ quóc gia có sự học tập kinh nghiệm lấn nhau, Việt Nam đã có những
đóng góp đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới.
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là

3. Thực hành - Luyện tập:
- Trò chơi “Phóng viên nhỏ” áp dụng kĩ thuật
hỏi và trả lời.
- Làm bài tập SGK.
4. Vận dụng:

- Yêu cầu HS tìm hiểu những biểu hiện của Việt
Nam về tôn trọng học hỏi các dânt ộc khác trong
giai đoạn hiện nay và đánh giá những biểu hiện đó.

Cấu trúc một bài GD KNS
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức.
2. Về kĩ năng.
3. Về thái độ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử
dụng.
IV. Phương tiện dạy học.
V. Tiến trình dạy học.
1. Khám phá:
2. Kết nối:
3. Thực hành - Luyện tập
4. Vận dụng:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×