Mục lục
Danh mục các hình vẽ 3
Phần mở đầu 4
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về lạm phát 7
1.1.1. Quan điểm về lạm phát 7
1.1.2. Khái niệm lạm phát 8
1.1.3. Phân loại lạm phát 8
1.1.4. Biểu hiện của lạm phát 9
1.1.5. Nguyên nhân của lạm phát 9
1.1.6. Tác động của lạm phát 12
1.2. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp 13
1.2.1. Khái niệm thất nghiệp 13
1.2.2. Phân loại thất nghiệp 13
1.2.3. Tác động của thất nghiệp 16
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 17
1.3.1. Đường Phillips ban đầu 17
1.3.2. Đường Phillips mở rộng 18
1.3.3. Đường Phillips dài hạn 18
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam 20
giai đoạn 2010-2013
2.1. Tình hình lạm phát trong giai đoạn 2010-2013 20
2.1.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 20
2.1.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 23
2.1.3. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 27
2.1.4. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2013 28
2.2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013 30
2.2.1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010 30
2.2.2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2011 31
2.2.3. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012 31
2.2.4. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2013 33
2.3. Tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam 34
giai đoạn 2010-2013
2.3.1. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 34
2010-2013
2.3.2. Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 35
2010-2013
Chương 3: Một số biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và 36
kiểm soát thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới
3.1. Những biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát 36
3.2. Những biện pháp nhằm kiểm soát tình hình thất nghiệp 38
Kết luận 40
Danh mục tài liệu tham khảo 41
Trang
Danh mục các hình vẽ
Hình Nội dung Trang
1.1 Lạm phát do cầu kéo 10
1.2 Lạm phát do chi phí đẩy 11
1.3 Phân tích về thất nghiệp 15
1.4 Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 19
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2010 20
2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 so với năm 2009 21
2.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 so với năm 2010 24
2.4 Diễn biến CPI trong 10 tháng năm 2013 so với tháng 12/2012 29
2.5 Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2012 32
2.6 Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so với năm 2012 33
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết
Những nhân tố để đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của
nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát, thất nghiệp và giá cả đồng tiền của
quốc gia đó. Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất không chỉ của các nhà
hoạch định chính sách mà còn của toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm
phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới
năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn,
có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài song cũng có những năm lạm
phát và thất nghiệp chỉ tỉ lệ cao gây tác động đến nền kinh tế - xã hội khiến đất nước
rơi vào vòng xoáy lạm phát và thất nghiệp mà hậu quả của nó là kéo theo các cuộc
khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng. Do đó, đây là chủ đề được mọi tầng lớp xã
hội quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình
lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013”.
2. Mục tiêu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.
- Đánh giá tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
- Kết hợp một số vấn đề lý luận, qua đánh giá tình hình, đề ra một số giải pháp
nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình lạm phát và thất nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn 2010-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quát là phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trên những lí luận
cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.
- Phương pháp thống kê so sánh và khái quát hóa vấn đề cần nghiên cứu phân tích.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề án gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và kiểm soát thất
nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.
1.1. Những vấn đề cơ bản về lạm phát
1.1.1. Quan điểm về lạm phát
1.1.2. Khái niệm lạm phát
1.1.3. Phân loại lạm phát
- Căn cứ vào tốc độ của lạm phát
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát
- Căn cứ vào tác động của lạm phát.
1.1.4. Biểu hiện của lạm phát
1.1.5. Nguyên nhân của lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
- Lạm phát do chi phí
- Lạm phát ỳ.
1.1.6. Tác động của lạm phát
- Tác động tích cực
- Tác động tiêu cực.
1.2. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm thất nghiệp
1.2.2. Phân loại thất nghiệp
- Theo hình thức thất nghiệp
- Theo lí do thất nghiệp
- Theo tính chất thất nghiệp
- Theo nguồn gốc thất nghiệp
1.2.3. Tác động của thất nghiệp
- Tác động tích cực
- Tác động tiêu cực
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
1.3.1. Đường Phillips ban đầu
1.3.2. Đường Phillips mở rộng
1.3.3. Đường Phillips dài hạn.
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.3. Tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
2010-2013.
Chương 3: Một số biện pháp kiềm chế tình hình lạm phát và kiểm soát thất
nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới.
3.1. Những biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát.
3.2. Những biện pháp nhằm kiểm soát tình hình thất nghiệp.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và
thất nghiệp
1.1. Những vấn đề cơ bản về lạm phát.
1.1.1. Quan điểm về lạm phát.
Có nhiều nhà kinh tế đã nêu lên những quan điểm xung quanh lạm phát, nhưng
hầu hết chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Để có một quan điểm thống nhất về lạm
phát, chúng ta cần nghiên cứu một số ý kiến về nó.
- Theo Milton Friedman: “ Lạm phát là việc đưa quá nhiều tiền vào lưu thông
làm cho giá cả tăng lên”.
- Theo Jean Bodin: “Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu
thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ trong
lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.
- Trong khi đó, theo John Maynard Keynes, ông đưa ra hai quan điểm về lạm
phát như sau:
+ Luận thuyết “lạm phát chi phí”: Lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí
sản xuất kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng chi phí này
chủ yếu là do tăng tiền lương, giá các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… đặc biệt từ
sau năm 1970 do giá dầu mỏ tăng ca, đã làm cho lạm phát tăng ở nhiều nước.
+ Luận thuyết “lạm phát cơ cấu”: Lạm phát nảy sinh do sự mất cân đối sâu sắc
trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa công
nghiệp và nông nghiệp,…), chính vì sự mất cân đối này là một nhân tố cơ bản dẫn đến
sự phát triển không có hiệu quả của nền kinh tế.
- Và theo Karl Marx: “Lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông một khối lượng
tiền giấy quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền giấy, dẫn đến sự phân phối và phân phối
lại thu nhập quốc dân có lợi cho giai cấp thống trị, làm thiệt hại đến quyền lợi của
nhân dân lao động”.
1.1.2. Khái niệm lạm phát
Với nhiều quan điểm lạm phát như vậy, các nhà kinh tế cũng đưa ra những khái
niệm khác nhau về lạm phát. Tuy nhiên, khái niệm về lạm phát được phổ biến nhất đó
là: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Với khái niệm trên thì, mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả
các hàng hóa và dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá.
- Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc.
- Có 3 chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá là:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Cosumer Price Index): Là chỉ tiêu phản ánh chi
phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ.
+ Chỉ tiêu giá sản xuất (PPI - Producer Price Index): Là chỉ tiêu số giá bán
buôn, tức chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Chỉ số giảm phát (D): Là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các
loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Trong ba loại chỉ số giá nêu trên thì chỉ số giá CPI được sử dụng rộng rãi nhất, và là
chỉ số được quan tâm nhiều nhất, vì nó gắn liền nhất với cuộc sống của người tiêu dùng.
1.1.3. Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào tốc độ của lạm phát, thì lạm phát được chia làm 3 loại, cụ thể như sau:
- Lạm phát thấp hay còn gọi là lạm phát vừa phải: Đây là loại lạm phát xảy ra
với mức tăng trưởng chậm của giá cả, được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm,
có nghĩa là chỉ số giá cả tăng dưới 10%/năm.
- Lạm phát phi mã: Đây là loại lạm phát xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biến
động mạnh,tăng từ hai con số trở lên hàng năm, có nghĩa là chỉ số giá cả tăng từ
10%/năm đến 99%/năm.
- Lạm phát siêu tốc hay còn gọi là siêu lạm phát: Đây là loại lạm phát xảy ra khi
chỉ số giá cả hàng hóa biến động rất mạnh, tăng từ ba con số trở lên hàng năm, có
nghĩa là chỉ số giá cả tăng từ 100%/năm trở lên.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát, thì lạm phát được chia làm 2 loại, cụ
thể như sau:
- Lạm phát do cầu kéo: Đây là loại lạm phát xảy ra khi nhu cầu hàng hóa tăng
quá cao vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của nền kinh tế.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Đây là loại lạm phát xảy ra khi chi phí đầu vào cho
một đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên nên
đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
- Lạm phát ỳ: Đây là loại lạm phát chỉ tăng lên với một tỷ lệ không đổi hàng năm
trong một thời gian dài.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác.
Căn cứ vào tác động của lạm phát, thì lạm phát được chia làm 4 loại, cụ thể như sau:
- Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán được: Đây là loại lạm phát xảy ra khi giá cả tất
cả các loại hàng hóa đều tăng cùng một tốc độ và có thể dự đoán trước được.
- Lạm phát không cân bằng và có thể dự đoán: Đây là loại lạm phát xảy ra khi tất cả
các loại hàng hóa tăng không đều, nhưng có thể dự đoán trước được.
- Lạm phát cân bằng và không thể dự đoán: Đây là loại lạm phát xảy ra khi giá cả các
loại hàn hóa tăng đều nhau nhưng bất ngờ và không thể dự đoán trước được.
- Lạm phát không cân bằng và không thể dự đoán trược: Đây là loại lạm phát xảy ra khi
giá cả các loại hàng hóa tăng không đều nhau và bất ngờ, không dự đoán trước được.
Và ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác.
1.1.4. Biều hiện của lạm phát.
Biểu hiện của lạm phát là:
- Tiền giấy bị mất giá.
- Giá ngoại tệ tăng liên tục.
- Giá cả của tất cả các loại hàng hóa kể cả hàng hóa tư liệu tiêu dùng, lẫn hàng
hóa tư liệu sản xuất và giá cả hàng hóa sức lao động đều tăng.
- Giá cả của chứng khoán biến động mạnh.
1.1.5. Nguyên nhân của lạm phát.
Để tìm hiểu cụ thể về lạm phát, các nhà kinh tế đưa ra các nguyên nhân về lạm
phát. Có thể nói lạm phát xuất phát từ nguyên nhân sau:
Lạm phát do cầu kéo:
- Sự tăng lên của tổng cầu có thể do nhiều nhân tố tác động như: cung tiền tệ
tăng, thuế giảm, xuất khẩu ròng tăng,…, và một số nguyên nhân được xem xét cụ thể
như sau:
+ Do bội chi ngân sách Nhà nước thường xuyên và kéo dài.
+ Do việc kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của ngân hàng trung ương
không chặt chẽ làm cho khối lượng tiền trong lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông trong một thời gian.
+ Do chất lượng tín dụng kém, không thu hồi được vốn, làm mất cân đối quan
hệ tiền hàng.
+ Do tiền lương tăng quá cao, tạo sức cầu hàng hóa lớn, vượt quá khả năng
cung ứng hàng hóa của nền kinh tế.
+ Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân về tâm lý, như ảnh hưởng của các cuộc
khủng hoảng về chính trị, quân sự, kinh tế hoặc do thiên tai như: động đất, bão, núi
lửa, sụt bùn, lở núi,…làm cho dân chúng hoang mang đổ xô đi mua vét hàng hóa, làm
sức cầu hàng hóa gia tăng nhanh chóng, kéo giá cả hàng hóa tăng lên.
- Bản chất của lạm phát cầu kéo là do nhu cầu hàng hóa tăng nhanh vượt quá
khả năng cung ứng hàng hóa nên kéo giá cả hàng hóa tăng lên.
P
P” AS
LR
AS’
(2) AS
P’ E’
(3) F
P E (1)
AD AD’
Y* Y Y
Hình 1.1. Lạm phát do cầu kéo
Giả định nền kinh tế ban đầu tại điểm cân bằng E, mức giá P và sản lượng Y*.
Chính phủ có ý muốn giảm thất nghiệp bằng cách tác động vào làm tăng tổng cầu
(đường AD dịch chuyển sang phải). Tại điểm cân bằng ngắn hạn mới F, việc làm
nhiều, để giữ chân người lao động các hãng tăng tiền lương, làm chi phí sản xuất tăng
nên đẩy đường AS dịch chuyển sang trái. Quá trình trên tiếp tục và kết quả dẫn đến
Ghi chú:
AS: Đường tổng cung
AD: Đường tổng cầu
AS
LR
: Đường tổng cung dài hạn
P: Mức giá
Y: Sản lượng
Y*: Sản lượng tiềm năng
mức giá tăng lên liên tục theo thời gian từ P đến P’ và đến P”. Chính phủ làm tăng tổng
cầu, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi đó các đường AS lại dịch chuyển
sang trái và hậu quả là làm tăng liên tục mức giá. Mức giá leo thang nhanh hay chậm còn
tùy thuộc vào độ dịch chuyển của đường AD và độ dốc của đường tổng cung AS.
Lạm phát do chi phí đẩy:
- Trong điều kiện hiện nay, xu hướng tăng giá cả các loại hàng hóa và tiền lương
công nhân luôn luôn diễn ra trước khi nền kinh tế đạt được khối lượng công ăn việc
làm nhất định. Điều đó có nghĩa là chi phí sản xuất đã đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi
các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ. Lạm phát xảy ra như vậy nguyên nhân
là do sức đẩy của chi phí sản xuất.
- Khi tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ của năng suất lao động sẽ đẩy chi
phí sản xuất tăng lên. Có nghĩa là chi phí tiền công trong một đơn vị sản phẩm tăng lên
đã đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
- Các cuộc khủng hoảng về các loại nguyên liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép,…, sẽ
làm cho giá cả của các loại hàng hóa này tăng lên và làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
- Cũng có thể do sản xuất không có hiệu quả, vốn bỏ ra nhiều nhưng sản phẩm
thu lại không tăng lên hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất.
P
AS
LR
AS'
P”
P’ E’ (1) AS
(3) F
P E (2) AD’
AD
Y Y* Y
Hình 1.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Hình trên cho thấy một cú sốc về phía cung dịch chuyển đường tổng cung sang
trái (AS sang AS’), điểm cân bằng ngắn hạn E dịch chuyển về F, tại đây Y < Y*. Tỷ lệ
thất nghiệp cao, chính phủ tác động vào làm tăng tổng cầu (AD sang AD’) tại E’để giữ
cho tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng ở mức tự nhiên. Quá trình trên tiếp tục và kết quả
dẫn đến mức giá cả tăng lên liên tục theo thời gian từ P lên P’ và P”.
Lạm phát ỳ:
- Là loại lạm phát chỉ tăng lên với một tỷ lệ không đổi hàng năm trong một thời
gian dài.
- Một sự lạm phát hoàn toàn nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung
hòa và chỉ biến đổi khi có sự chấn động kinh tế xảy ra.
Và ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác.
1.1.6. Tác động của lạm phát.
Lạm phát thường có tác động ở cả hai mặt:
- Lạm phát gây ra tác động tích cực:
+ Khi lạm phát xảy ra, cơ bản là làm tăng trưởng nền kinh tế và tạo ra nhiều
công ăn việc làm.
+ Khi lạm phát tăng lên, có xu hướng gia tăng tiền lương và chi phí sản xuất.
+ Tạo nên sự chênh lệch giá, hàng hóa và dịch vụ giữa các vùng, làm cho
thương mại năng động hơn.
+ Làm nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ, tạo lợi thế cho doanh nghiệp, đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, khuyến khích sản xuất trong nước
phát triển.
+ Doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh đưa ra thị trường với
nhiều sản phẩm chất lượng cao.
+ Lạm phát tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp, lao động sẽ nâng cao trình
độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc.
- Lạm phát gây ra tác động tiêu cực:
+ Khi có lạm phát những người làm thuê và những người gửi tiền là bị thiệt hại.
+ Do tỷ lệ tăng giá hàng hóa trong khi lạm phát không giống nhau cho nên
những doanh nghiệp sản xuất và tồn kho những hang hóa có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bị
thiệt thòi.
+ Lạm phát với mức độ phi mã hoặc siêu tốc thì nợ nần của Chính phủ được
giảm bớt, song Chính phủ sẽ bị áp lực chính trị của đông đảo quần chúng, nhân dân
lao động bị thiệt hại do lạm phát xảy ra.
+ Khi có lạm phát,vốn của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu là ngân
hàng của Nhà nước sẽ bị giảm dần cùng chiều với tốc độ của lạm phát, nên càng bổ
sung thêm vốn thì tốc độ lạm phát sẽ tăng lên nhanh chóng.
+ Ngoài ra, lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụng
nguồn lực như: Làm biến dạng cơ cấu đầu tư, làm suy yếu thị trường vốn, làm sai lệch
tín hiệu của giá, làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá, làm lãng phí thời gian cho việc
đối phó với tình trạng mất giá của tiền tệ, làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài,
kích thích người nước ngoài rút vốn về nước.
1.2. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp.
1.2.1 Khái niệm thất nghiệp.
Để đi đến khái niệm thất nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu một số quan điểm liên
quan đến thất nghiệp, cụ thể như sau:
- Người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy
định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
- Lực lượng lao động: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có
tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
- Người có việc làm: Là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công,
lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc là những người tham gia vào các
hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không
được nhận tiền công hoặc hiện vật.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trong tổng số
lực lượng lao động của nền kinh tế.
Vậy thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe,
hiện đang chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đang
chờ đợi trở lại làm việc.
1.2.2. Phân loại thất nghiệp.
Theo loại hình thất nghiệp, bao gồm:
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ).
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ.
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi.
Theo lí do thất nghiệp, bao gồm:
- Mất việc dẫn đến thất nghiệp: Đó là người lao động không có việc làm do các
đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lí do nào đó.
- Bỏ việc: Đó là người lao động tự ý xin thôi việc vì những lí do chủ quan của
bản thân.
- Nhập mới : Đó là những người đến độ tuổi lao động, những người đầu tiên bổ
sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm và đang tích cực tìm kiếm
việc làm.
- Tái nhập: Đó là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay
lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Theo nguồn gốc thất nghiệp, bao gồm:
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một người lao động đang trong thời gian tìm
kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối
cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động (ngành nghề, khu vực,…,). Đây là loại thất
nghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh của cung trên thị
trường lao động.
- Thất nghiệp thiếu cầu (thất nghiệp kiểu Keynes): Xảy ra khi cầu chung về lao
động giảm xuống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là có sự sụt giảm của tổng
cầu. Trong nền kinh tế hiện đại, loại thất nghiệp này gắn liền với suy thoái của chu kì
kinh doanh, vì vậy nhiều khi còn gọi là thất nghiệp chu kì. Dấu hiệu của loại thất
nghiệp này là thất nghiệp xảy ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực.
- Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển: Đây là loại thất nghiệp do có các yếu tố
ngoài thị trường gây ra. Khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng do
các lực ngoài thị trường.
W SL
LF
W
1
C D E F
W
0
A B
DL
1
DL
2
L
2
L
1
L
0
L
Hình 1.3. Phân tích về thất nghiệp
Giả sử SL là đường cung về lao động, DL
1
là đường cầu lao động ban đầu, DL
2
là
đường cầu lao động suy giảm khi tổng cầu nền kinh tế giảm, LF là đường biểu diễn lực
lượng lao động, w = (W/P) là tiền lương thực tế. Thị trường lao động ban đầu cân bằng
tại A, mức lao động được sử dụng là L
0
và tiền lương cân bằng tại w
0
. Toàn bộ thất
nghiệp biểu diễn trong mô hình là AB. Do mức lương cân nhắc (w
1
), cùng với sự suy
giảm của cầu lao động, toàn bộ thất nghiệp là đoạn CF. Trong đó EF là thất nghiệp
tạm thời và thất nghiệp cơ cấu; DE là thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển; CD là thất
nghiệp thiếu cầu.
Theo tính chất thất nghiệp, bao gồm:
Thất nghiệp tự nguyện: Là những người tự nguyện không muốn làm việc do công
việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Đây chính
là khoảng cách giữa đường cung của thị trường lao động và đường quy mô của lực
lượng lao động. trên hình 1.3 với mức tiền công w
0
, đoạn thẳng AB là số lượng thất
nghiệp tự nhiên.
Thất nghiệp không tự nguyện: Là những người muốn làm việc ở mức tiền công
hiện hành nhưng vẫn không có việc làm. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu
giảm, sản xuất bị đình trệ, lao động không có công ăn việc làm… Vì vậy, loại thất
nghiệp này là thất nghiệp không tự nguyện.
Vậy:
Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp do cơ cấu là thất nghiệp tự nguyện.
Thất nghiệp thiếu cầu là thất nghiệp không tự nguyện.
Ghi chú:
SL: Đường cung về lao động
LF: Lượng lượng lao động
W: Mức tiền lương
L: Mức lao động
DL: Đường cầu lao động
Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển được xét dưới hai góc độ:
- Đứng ở góc độ cá nhân người lao động thì đây là thất nghiệp không tự
nguyện.
- Đứng ở góc độ tập thể, góc độ toàn xã hội thì đây là thất nghiệp tự nguyện.
Thất nghiệp tự nhiên là thất nghiệp khi thị trường đạt cân bằng. Thất nghiệp tự
nhiên bao gồm: thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
Trong hình 1.3, tại mức công w
0
số việc làm đạt cao nhất có thể được mà không
phá vỡ thế cân bằng. Khi số lượng lao động đạt tại L
0
, tiền công được ổn định bởi cân
bằng của thị trường lao động. Khi không có những cú sốc đối với tổng cung và tổng
cầu ngắn hạn thì thị trường hàng hóa đạt cân bằng, giá cả ổn định, nền kinh tế không
xảy ra lạm phát. Cho nên, ở mức thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là trạng thái toàn
dụng lao động (mức việc làm đầy đủ). Toàn bộ thất nghiệp tự nguyện ở đây được tính
vào thất nghiệp tự nhiên.
1.2.3. Tác động của thất nghiệp.
Tương tự như lạm phát, thất nghiệp cũng có những tác động tích cực và tiêu cực:
- Tác động tiêu cực:
+ Đối với hiệu quả kinh tế: Thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động
kém hiệu quả, các nguồn lực sử dụng bị lãng phí.
+ Đối với xã hội: Các nước mà có tỷ lệ thất nghiệp cao thì phải đương đầu
với các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, rượu che, cờ bạc, nghiện hút,… Thậm chí còn
phải chi phí rất nhiều tiền cho việc chống tội phạm làm xói mòn nếp sống lành mạnh,
có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống,…
+ Đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: Thu nhập bình quân
đầu người thấp, đời sống tồi tệ hơn, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn bị quên dần,
gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật gia tăng,
hạnh phúc gia đình bị đe dọa, con cái chịu nhiều thiệt thòi.
- Tác động tích cực:
Ngoài cái giá phải trả của thất nghiệp, với một tỷ lệ thất nghiệp hợp lí sẽ có tác
động tích cực đối với nền kinh tế vì:
- Thất nghiệp với quy mô hợp lí sẽ tạo nên một đội quân dự trữ cung cấp lao
động cho tổ hợp vốn và lao động mới để điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh tình trạng cuộc sống của người lao động đã
thay đổi, bởi vì một khi cuộc sống khấm khá lên người lao động thường hay thay đổi
công việc, số người này tạo cho thị trường lao động luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên.
- Tổng số thất nghiệp thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định thay đổi theo chu kỳ.
Vì vậy, tồn tại một số lượng thất nghiệp sẽ làm cho việc sử dụng tiền vốn và nguồn
nhân lực có hiệu quả hơn.
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Để xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường sử
dụng đường Phillips ban đầu, đường Phillips mở rộng và đường Phillips dài hạn.
1.3.1. Đường Phillips ban đầu:
Giáo sư A.W. Phillips người Anh đã chỉ ra mối quan hệ có tính ổn định giữa mức
thất nghiệp và nhịp độ tăng tiền lương trung bình. Thất nghiệp cao khi tiền lương tăng
chậm và thất nghiệp giảm khi mức tiền lương tăng lên nhanh.
Theo số liệu thống kê của Phillips , thì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,5% nền kinh tế
có tỷ lệ lạm phát bằng 0. Khi tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn 2,5% thì lạm phát nhỏ hơn 0 và
khi tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn 2,5% thì lạm phát lớn hơn 0.
Đường Phillips ban đầu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất
nghiệp. Tức là giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi.
Mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi tiền lương và thất nghiệp chu kì được biểu diễn
qua công thức:
∆W/W = -β(u - u*)
Trong đó:
W: Tiền lương danh nghĩa
∆W: Gia tăng tiền lương danh nghĩa
∆W/W: Tốc độ thay đổi tiền lương danh nghĩa
β: Tham số phản ánh nhạy cảm giữa thất nghiệp và lạm phát
(u - u*): Thất nghiệp chu kì
Nếu giả định ∆W/W là ổn định thì mức phần trăm thay đổi của tiền lương danh
nghĩa sẽ bằng mức lạm phát:
gp = -β(u - u*)
Phương trình hàm ý rằng, có thể đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có một tỷ lệ
thất nghiệp thấp hơn và ngược lại.
Chính phủ cần phải quyết định xem họ có thể chịu đựng lạm phát ở mức nào để
giải quyết công ăn việc làm. Đường Phillips ban đầu thường được xem xét trong các
chính sách kinh tế ngắn hạn.
1.3.2. Đường Phillips mở rộng:
Tình hình kinh tế đã thay đổi, các nền kinh tế không còn giống đường Phillips
ban đầu, nó có thể cùng một lúc vừa có thất nghiệp cao vừa có lạm phát cao.
Đời sống của người lao động biểu hiện thực sự thong qua tiền lương thực tế chứ
không phải là tiền lương danh nghĩa. Khi lạm phát thường xuyên xảy ra và thay đổi thì
dự tính về lạm phát được các nhà kinh tế quan tâm nhiều hơn. Nếu tỷ lệ biến động về
tiền lương danh nghĩa bằng tỷ lệ biến động bằng tiền lương thực tế, đồng thời vẫn giả
định tốc độ thay đổi của tiền lương danh nghĩa là ổn định thì phương trình Phillips
được viết lại như sau:
gp – gp
e
= -β(u - u*)
gp = gp
e
– β(u – u*)
Trong đó: gp
e
là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Phương trình này hàm ý rằng, khi có dự kiến về lạm phát thì đường Phillips mở
rộng so với đường Phillips ban đầu dịch chuyển song song lên phía trên và cách
đường Phillips ban đầu một khoảng cách đúng bằng lạm phát dự kiến (hình 1.4).
Đường Phillips mở rộng thường được xem xét ở giác độ trung hạn.
1.3.3. Đường Phillips dài hạn:
Trong dài hạn, lạm phát được dự tính một cách đầy đủ và hầu hết các biến số
danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát. Điều này có nghĩa là (gp – gp
e
) sẽ tiến dần
tới 0. Phương trình đường Phillips mở rộng được viết lại:
u = u*
Phương trình này hàm ý rằng, trong dài hạn, đối với mọi mức lạm phát thì tỷ lệ
thất nghiệp thực tế luôn ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nó. Đường Phillips dài
hạn là đường thẳng đứng song song với trục tung và cắt trục hoành tại mức tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (hình 1.4).
gp Đường Phillips dài hạn
gp
e
Đường Phillips mở rộng
u* u
Đường Phillips ban đầu
Hình 1.4. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2013
2.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.1.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010.
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75% dù được dự báo dưới hai con số.
Con số này đã vượt qua mục tiêu 8% mà Quốc hội đã đề ra. Dự báo trước đó của các
tổ chức cũng bị chệch hướng. Vào đầu quý 2/2010, Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) đã dự báo, lạm phát trong năm này ở khoảng 10%. Trong khi đó, Ngân hàng
Thế giới (WB) đã dự báo lạm phát cả năm 2010 của Việt Nam cũng chỉ ở mức 10,5%.
Thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm này biến động rõ rệt.
Hình 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2010
Vào tháng 2, CPI tăng lên mức 1,96%. Nhưng sau đó giảm mạnh ở tháng 3 và
tháng 4 xuống lần lượt là 0,75% và sau đó chỉ còn 0,14%. Từ tháng 5 đến tháng 8, CPI
tăng giảm không nhiều, CPI thấp nhất trong năm là 0,05% vào tháng 7. Nhưng kể từ
tháng 8 đến cuối năm, CPI tăng mạnh, đạt đỉnh điểm 1,98% vào tháng 12 , tăng cao
nhất trong vòng 17 tháng trước đó. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá
ở dịch vụ ăn uống 3,31%, riêng lương thực tăng tới 4,67%. Cũng trong tháng này, giá
nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2,53.
Dưới đây là diễn biến CPI năm 2010 so với năm 2009. Mức CPI tăng tương đối
cao so với năm 2009.
Hình 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 so với năm 2009
Diễn biến CPI năm 2010 tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng (đỉnh) và tháng
giảm (đáy) lên đến hơn 1,5%. Hai điểm cao nhất ở mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và
tháng 12, từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ ở xung quanh mức 0%.
Trong quý đầu năm, CPI tăng rất ít giữa các tháng, để rồi lại tăng ngược lên trong
tháng 9, kéo dài mức tăng trên 1% liên tiếp ba tháng sau đó. Diễn biến CPI năm 2010
tạo nên sự thay đổi cảm nhận về lạm phát sau các cú sốc “lao dốc” và “bốc đầu”.
Năm 2010, lạm phát diễn biến qua 3 đột biến như sau:
Đột biến thứ nhất: Xuống chậm sau Tết.
Sau năm 2009, lạm phát tương đối ổn định, các mức tăng CPI hai tháng đầu năm
đều trên 1% và tiến gần 2%. Nhưng khác biệt trong năm này lại rơi vào tháng 3, khi
CPI không xuống mạnh như các năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán ở Việt
Nam – VnIndex, từ điểm đáy đầu tiên vào ngày 22/1 là khoảng 477 điểm, VnIndex có
một chu kỳ vận động đi lên, đến ngày 15/3 , đạt khoảng 532 điểm (tăng xấp xỉ 10%).
Tuy nhiên, tháng 3 bắt đầu hứng trọn các đột biến, khởi động cho hàng loạt nguyên
nhân tác động này là việc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/2 điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng giữa USD và VND tăng lên hơn 3% so với trước đó, đưa mức giá trần
theo quy định lên 19.100 VND/USD.
Trong khi đó, nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lí cũng chính thức được
cho phép điều chỉnh lên mức giá mới. Đồng loạt áp dụng từ ngày 1/3, giá than tăng
đến 47%, giá điện tăng 6,8%, gia nước sạch tăng khoảng 50%, một tác động khác gây
ảnh hưởng lớn đến giá cả và tâm lý người dân, trưa ngày 21/2, giá xăng đột ngột được
điều chỉnh tăng khoảng 3,6%, sau đó gas, xi măng, sắt, thép,…, cũng kéo nhau tăng giá.
Trước tình hình đó, Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ tài chính Nguyễn Tiến
Thỏa tỏ ra lo ngại, ông phát biểu với báo giới: “Có thể đợi khi có chỉ số tăng giá của
tháng 3 thì chúng ta sẽ có những điều chỉnh về chính sách tiền tệ, đầu tư, chi tiêu của
Chính phủ cho phù hợp”.
Ngay sau đó, từ ngày 15/3, những thông tin về khả năng CPI tháng sau Tết tăng
cao đã được một số nguồn tin dự báo sớm. Con số chính thức sau đó chốt lại mức tăng
0,75%. Ở những năm trước, CPI quý 1 thường chiếm khoảng một nửa mức tăng cả
năm. So với cuối năm 2009, CPI cuối quý 1 năm 2010 đã tăng 4,12%. Do vậy, lo ngại
đột ngột bị đẩy lên, vào nửa cuối tháng 3, thị trường chứng khoán chứng khiến giai
đoạn sụt giảm mạnh, vào ngày 31/3, VnIndex ở mức dưới 500 điểm, mất khoảng 6%
so với ngày 15/3.
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, thông điệp về hướng chính sách
trong năm được phát đi, theo đó sẽ tập trung mạnh vào ổn định nền kinh tế, đặc biệt là
kiềm chế lạm phát. Một mục tiêu quan trọng đặt ra là tăng trưởng cung tiền cả năm
giới hạn ở 20%, tăng trưởng tín dụng 25% so với cuối năm 2009.
Đột biến thứ hai: Lạm phát kéo dài.
Sau khi CPI tháng 3 được công bố, nhiều phân tích cho rằng đỉnh điểm lạm phát
năm nay có thể rơi vào tháng 4, tháng 5 với lập luận rằng mức cung tiền M
2
và tín
dụng cuối năm 2009 tăng khoảng 29% và cả năm là 38%). Tuy nhiên, điều đó đã
không đúng như nhiều suy luận và cảnh báo, trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, CPI
liên tục tăng rất thấp, về gần sát mức 0%. Cũng giai đoạn này xuất hiện sự điều chỉnh
đáng kể ở các yếu tố ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, sức mua tăng đột ngột thể hiện ở
tổng mức bán lẻ trong tháng 4 và tháng 5 tăng gần 27% so với cùng kỳ, đi kèm với nó
là chỉ số tồn kho giảm tốc. Nhưng không dừng lại ở đó, xu thế này thay đổi nhanh
chóng, tổng mức bán lẻ so với cùng kỳ liên tục trượt xuống mức tăng thấp hơn qua
từng tháng, nguyên nhân là do cung tiền M
2
và tín dụng không hỗ trợ chi tiêu trong
thời gian này.
Đột biến thứ ba: “Bốc đầu” tăng mạnh.
Bốn tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục duy trì ở mức cao, cho thấy sức
nóng của lạm phát đã ở gần. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân:
- Vào tháng 8, sự đổi hướng chính sách lại được ghi nhận, những động thái thay
đổi trên thực tế đều cho thấy việc kiểm soát lạm phát dường như đã lơ là hơn, trong
khi quan điểm ưu tiên cho tăng trưởng lại trỗi dậy.
- Ngày 9/8, giá xăng dầu sau một thời gian dài giữ cố định đã điều chỉnh tăng lên
khoảng 2,5%, đẩy CPI tháng 9 vào vòng thử thách mới. Không lâu sau đó, ngày 18/8,
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND
với USD lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%).
- Gạo xuất khẩu liên tục lên giá đẩy mặt bằng giá trong nước lên theo. Cả năm
2010, giá sàn xuất khẩu sạo đã được điều chỉnh tăng đến 6 lần.
- Khoảng giữa tháng 10, thị trường lại ghi nhận các đợt leo thang của giá vàng và
USD trong bối cảnh xu hướng CPI đã bắt đầu tăng cao. Yếu tố tâm lý thể hiện trong
diễn biến giá cả giai đoạn này, ở một số thời điểm, sức áp đặt lên chỉ số giá là đáng kể.
- Điểm đáng lưu ý là chính sách tiền tệ nới lỏng. Từ mức tăng chỉ chưa đầy 13%
vào cuối tháng 7, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được bồi đắp nhanh chóng.
2.1.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011.
Năm 2011, lạm phát có những diễn biến phức tạp. Lạm phát cả năm chốt ở mức
18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền khi không tạo được đột phá về tăng
trưởng nhưng lại thú ép lạm phát đạt các kỷ lục mới.
Từ đầu năm đến tháng 5, CPI có sự gia tăng ở mức cao. Tuy nhiên, lạm phát đã
có xu hướng giảm từ tháng 6 và đến hết tháng 11/2011, CPI đã tăng lên tới 17,5% so
với cuối năm 2010 và cả năm có thể thấp hơn so với mức Chính phủ đã điều chỉnh
(18%) nhưng cao hơn nhiều so với mức kế hoạch được Quốc hội thông qua vào cuối
năm 2010 (dưới 8%).
Mức tăng CPI từ tháng 1 đến tháng 12/2011 ở Việt Nam được thể hiện trong
bảng sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mức tăng
CPI (%)
1,74 2.09 2,17 3,32 2,21 1,09 1,17 0,93 0,82 0,36 0,39 0.53
Chỉ số CPI năm 2011, tăng liên tục ở 4 tháng đầu năm với mức tăng là 3,32%.
Nhóm hàng giao thông có mức tăng lớn nhất 6,04%. Nguyên nhân chính là giá xăng
dầu tăng mạnh gây áp lực tăng giá ở nhóm hàng này. Tháng 10/2011, chỉ số CPI thấp
nhất trong năm 2011, CPI cả nước tháng 10 tăng 0,36%, tăng 21,59% so với tháng
10/2010. Nhóm tăng mạnh nhất là giáo dục với mức tăng là 3,2%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới
18,58% với 4 nhóm mặt hàng có mức tăng mạnh nhất bao gồm: lương thực và thực
phẩm (24,8%), giáo dục (20,41%), phương tiện đi lại (19,04%) và nhà ở và vật liệu
xây dựng (17,29%). Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm lương thực và thực phẩm, nếu
loại trừ nhóm này thì CPI chỉ tăng khoảng 7,8% trong năm 2011.
Hình 2.3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 so với năm 2010.
Lạm phát ở mức cao trong năm 2011 là kết quả của nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan. Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng thêm 9,3%, việc điều
chỉnh một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu theo giá thị trường như xăng dầu, điện
vào tháng 2 và tháng 3 ó tác động trực tiếp đến tăng CPI các tháng năm 2011. Lạm
phát trong năm 2011 còn do tác động của thiên tai kéo dài mang lại những tổn thất lớn
về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến nguồn cung và tăng giá cả lương thực, thực
phẩm.
Khi vài ngày cuối cùng đang khép lại dần, những tàn dư từ lạm phát như lãi suất
còn cao, tỷ giá chưa ổn định hay chính sách vĩ mô sẽ siết thêm nữa,…, khiến lòng tin
chưa dễ tạo dựng. Tồn tại trong một năm tăng trưởng hạn chế là hai trạng thái cảm
nhận của người dân: Lo âu tăng dần đầu năm và bất an cuối năm gắn với lạm phát
đang “bốc đầu” dậy. Những điều nêu trên được biểu hiện qua hai đột biến sau:
Đột biến thứ nhất: Tăng sau Tết.
Liên tiếp tăng tố và đạt đỉnh vào cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng
1/2011 bất ngờ giảm nhẹ xuống mức tăng 1,74% so với tháng 12/2010. Nhiều nhận
định khi đó đã lạc quan cho rằng xu hướng này là tích cực, có thể mở đầu thuận lợi
cho một năm mà Chính phủ đặt quyết tâm kiềm chế lạm phát ngay từ đầu, với chỉ tiêu
khắc nghiệt chỉ có 8%.
Thị trường chứng khoán đón thông tin tích cực, VnIndex tăng điểm liên tục và
đạt đỉnh của năm vào ngày 9/2, ở mốc hơn 522 điểm vào lúc đóng cửa, cũng là mức
cao nhất kể từ tháng 5/2010. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra ở các năm 1997, 2000,
2008 và 2010 khi có điều chỉnh chính sách lớn hoặc tác động từ khủng hoảng kinh tế
từ bên ngoài. Còn việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 phá vỡ xu hướng tăng tốc chỉ là
điều chỉnh trong ngắn hạn.
Tăng lương tối thiểu từ ngày 1/1, tiền lương thưởng Tết về túi người tiêu dùng,
lượng kiều hối nhiều hơn hay tổng tiền gửi giảm trên dưới 3% trong hai tháng trước
Tết,… Bộ tài chính khi đó nhìn nhận, sức mua của các tầng lớp trong dịp Tết Tân Mão
tăng khoảng 20% - 25% so với cùng kỳ năm trước.
CPI tháng 2 ngay lập tức đảo chiều tăng 2,09% so với tháng trước đó khiến cho
tâm lý lo lắng về lạm phát của người dân tăng cao.
Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND tới
9,3%. Nỗ lực giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vào trước đó đã khiến dự trữ
ngoại hối tại thời điểm quý 1/2011 chỉ còn lại tương đương 3,5 tuần nhập khẩu. Tuy
nhiên, căng thẳng ngoại tệ không giảm, chênh lệch giá chính thức và chợ lên đến 10%
là nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh tỷ giá nói trên. Nhiều doanh nghiệp cho
rằng tỷ giá hối đoái không có lợi cho kinh doanh. Đồng thời, khi lạm phát tiếp tục tăng
cao trong nửa đầu năm 2011, lãi suất tăng cao trở thành mối lo ngại lớn cho các doanh
nghiệp. Thêm vào đó, ngày 24/2, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng gần 20%, điện
tăng 15,28%,…
Trước các tình hình khó khăn trên, nghị quyết 11 ra đời cùng với hàng loạt chỉ
tiêu được điều chỉnh. Với tiền tệ, tăng trưởng tín dụng rút xuống mức dưới 20% thay
vì 23%, tổng phương tiện thanh toán cũng áp dụng chỉ tiêu mới ở mức khoảng 15-
16%. Với chính sách tài khóa, bội chi so với GDP từ mức 5,3% giảm về mục tiêu mới
dưới 5%, chi tiêu thường xuyên giảm 10% trong 9 tháng cuối cuối năm. Chính phủ
cũng đặt ra mục tiêu kéo thấp tổng đầu tư xã hội xuống còn khoảng 38-39% GDP.
Quả thật lạm phát liên tục bị đẩy lên, CPI tăng 2,17% vào tháng 3 và lập tức đạt
đỉnh vào tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so