Tải bản đầy đủ (.) (18 trang)

Lịch sử - Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.68 KB, 18 trang )

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
VÀO
VÀO
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(PHẦN ĐỊA LÍ)
(PHẦN ĐỊA LÍ)
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP
Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình
phần Địa lí cấp Tiểu học, anh/chị hãy trao
đổi về hai vấn đề sau :
1.Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ qua phần Địa lí
2. Phần Địa lí có thể tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
theo các phương thức nào ?
1. Mục tiêu:
Giáo dục SDNLTK&HQ qua phần Địa lí ở cấp Tiểu
học nhằm giúp học sinh :
- Hiểu biết ban đầu về các nguồn tài nguyên năng
lượng như : than, dầu, sức nước, và vai trò của
chúng đối với đời sống và sản xuất.
- Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam và các
châu lục.
- Biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng


năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống
hàng ngày
2. Phương thức tích hợp giáo dục
2. Phương thức tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ qua phần Địa lí
SDNLTK&HQ qua phần Địa lí



2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành
một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ
với nhau.
2.2. Các nguyên tắc tích hợp
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay
đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học
bộ môn thành bài học giáo dục SDNLTK&HQ
- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào
chương, mục nhất định không tràn lan tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động
tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm
thực tế của các em .
2.3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo
dục SDNLTK&HQ
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung
của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn
với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học

có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được
thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay
một vài câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục
SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong
sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức
bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ
các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và
qua phân tích nội dung chương trình, SGK
cho thấy mức độ tích hợp phần Địa lí chỉ
ở mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ
TÍCH HỢP
TÍCH HỢP
Hoạt động 2
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK
phần Địa lí lớp 4, anh/chị hãy thực hiện các
nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo
dục SDNLTK&HQ
2. 2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và
mức độ tích hợp các bài đóTrình bày kết quả
theo bảng dưới đây:

Hoạt động 3

Căn cứ vào nội dung chương trình,
SGK phần Địa lí lớp 5, anh/chị hãy thực

hiện các nhiệm vụ sau:

1. Xác định các bài có khả năng tích
hợp giáo dục SDNLTK&HQ

2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
và mức độ tích hợp các bài đó

Trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
Bài Nội dung tích hợp Mức độ
tích hợp
III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY
III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY
BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ


1- Hình thức tổ chức
Giáo dục SDNLTK&HQ thường được tổ chức theo hai
hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp tại một số
cơ sở sử dụng năng lượng. Tuy nhiên do học sinh tiểu học
còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội
dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình
thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học
vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học
mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có
thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra
khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại
nơi các em sinh sống.

2. Phương pháp
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được
tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các
phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng
chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương
pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu
quả
2 1. Phương pháp tham quan, khảo sát thực tế
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học
trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế
và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện
hành vi. Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh
tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát
thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em
có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2.2. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để
tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau
đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.3. Phương pháp đóng vai
Giúp học sinh thể hiện hành động phản
ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn
các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri
thức về giáo dục SDNLTK&HQ. Do đó cần
thiết kế những“ kịch bản “ về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở
gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu

chuyện trong sách báo.
2.4. Phương pháp trực quan
Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử
dụng trong dạy học Địa lí là bản đồ, tranh ảnh,
băng hình,
Trong giáo dục SDNLTK&HQ, bản đồ - giúp học
sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên
năng lượng ở Việt Nam và các châu lục; tranh
ảnh, băng hình giúp học sinh thấy được tình hình
khai thác và sử dụng năng lượng hiện nay cũng
như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng
không hợp lí đối với môi trường
3. Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
3.1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở
mức độ bộ phận
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung
SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê
mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu
của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục
SDNLTK&HQ. Vì vậy :
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần : nghiên cứu kĩ nội dung
bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội
dung bài học là gì ; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn
bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt
hiệu quả
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy
học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học
sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có
liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và
đạt mục tiêu của bài học

3.2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục
SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa
vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến
thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp,
đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu
biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát
triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học
đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung
kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình
độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh
lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của
bài học

Hoạt động 4
Anh/chị hãy đọc thông tin cơ bản ở trên rồi
thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chọn 2 bài trong SGK phần Địa lí có mức
độ tích hợp nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ ( bộ phận và liên hệ )
2. Thiết kế kế hoạch bài học ( giáo án ) của
2 bài đã chọn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×