Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

BÁO cáo đề tài THỰC tập CNTT nghiên cứu các trojan, malware cho phép đánh cắp dữ liệu như danh sách contact, tin nhắn trên điên thoại sử dụng android và gửi ra ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
QUẢN TRỊ MẠNG &
AN NINH MẠNG QUỐC TẾ
ATHENA





BÁO CÁO ĐỀ TÀI THỰC TẬP CNTT

Nghiên cứu các Trojan, Malware cho phép đánh
cắp dữ liệu như danh sách contact, tin nhắn trên
điên thoại sử dụng Android và gửi ra ngoài





CBHD: Thầy VÕ ĐỖ THẮNG

SVTH: Nguyễn Đức Thái
MSSV: 51002962






TPHCM, ngày 18 tháng 08 năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
QUẢN TRỊ MẠNG &
AN NINH MẠNG QUỐC TẾ
ATHENA





BÁO CÁO ĐỀ TÀI THỰC TẬP CNTT

Nghiên cứu các Trojan, Malware cho phép đánh
cắp dữ liệu như danh sách contact, tin nhắn trên
điên thoại sử dụng Android và gửi ra ngoài





CBHD: Thầy VÕ ĐỖ THẮNG


SVTH: Nguyễn Đức Thái
MSSV: 51002962





TPHCM, ngày 18 tháng 08 năm 2014


Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang i

LỜI CẢM ƠN
KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí
Minh khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính đã tạo điều kiện cho tôi tham gia và
hoàn thành tốt đợt thực tập này. Để cho tôi được làm việc và học hỏi và làm việc
trong môi trường chuyên nghiệp với những kinh nghiệm hữu ích. Những kinh
nghiệm này sẽ giúp tôi hoàn thiện hơn trong công việc sau này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy trong khoa đã tận tình giảng dạy và trang bị
cho tôi những kiến thức thiết yếu để hoàn thành đợt thực tập này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 8 Năm 2014
Sinh viên thực tập
Nguyễn Đức Thái

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.


SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang ii

LỜI CẢM ƠN
TRUNG TÂM ATHENA

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị
Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế Athena, toàn thể các anh chị trong công ty đã tận
tình giúp đỡ tôi trong đợt thực tập vừa qua, tạo điều kiện để tôi có cơ hội tham gia
và hoàn thành thực tập tại trung tâm.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Võ Đỗ Thắng đã tận tình giúp đỡ,
cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn tôi để có thể hoàn thành đề tài tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập tốt nhất với tất cả nỗ lực của
bản thân nhưng do năng lực hiểu biết và kinh nghiệm bản thân chắc chắn không
tránh khỏi thiếu sót nhất định, rất mong được sự thông cảm, chia sẻ tận tình để tôi
hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 8 Năm 2014
Sinh viên thực tập
Nguyễn Đức Thái

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang iii

TRÍCH YẾU

Trong số những thành tựu quan trọng nhất mà nhận loại đạt được trong thời
gian gần đây đó là những phát triển nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông. Đặc biệt

đó là điện thoại di động, khi mà con người có thể giao tiếp với nhau bất chấp
khoảng cách. Chúng ta đã quá quen với những chiếc điện thoại di động luôn ở bên
mình mọi lúc mọi nơi, đơn giản vì tính tiện lợi và hữu ích của nó. Chúng ta có thể
nghe, gọi, nhắn tin, lướt web, xem video, … thậm chí còn thực hiện các giao dịch
ngân hàng.
Điện thoại di động có chứa hầu hết thông tin cá nhân của người sử dụng như
địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng, những hồ sơ quan trọng, Câu hỏi đặt ra, liệu
rằng những thông tin đó có thể nào bị đánh cắp không? Đề tài này sẽ cho chúng ta
một cái nhìn khái quát về việc đánh cắp, hack các thông tin, nghe lén,… trên điện
thoại di động, đặc biệt là điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.
Tôi cam kết, kết quả đạt được do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy Võ Đỗ Thắng (Trung tâm Athena), không sao chép từ người khác. Các bước
của quá trình thực hiện được tôi ghi lại bằng video và có thuyết minh từng bước.
Chi tiết của các clip ghi lại quá trình thực hiện được liệt kê bên dưới.
Danh sách các Clip:
 1. Giới thiệu đề tài.

 2. Tìm hiểu mã độc trên Android và cài đặt iCalendar.

 3. Cài đặt iMatch.

 4. Tìm hiểu và cài đặt Kali Linux.

 5. Sử dụng Kali Linux tấn công Android trong mạng LAN.

 6. Cài đặt Metasploit trên máy chủ ảo VPS

 7. Sử dụng Merasploit trên VPS tấn công Android trên mạng internet.

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.


SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang iv

NHẬN XÉT CỦA KHOA























TPHCM, ngày tháng năm 2014
Trưởng Khoa


Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang v

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP























TPHCM, ngày tháng năm 2014
Giám đốc


Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang vi

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























TPHCM, ngày tháng năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH i
LỜI CẢM ƠN TRUNG TÂM ATHENA ii
TRÍCH YẾU iii
NHẬN XÉT CỦA KHOA iv
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC BẢNG xiii
CHƯƠNG 0: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ANDROID. 3
1.1. Khái niệm. 3
1.2. Đặc điểm. 3
1.3. Lịch sử phát triển 4
1.4. Sự ra mắt các phiên bản Android 5
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT VÀ NGHIÊN CỨU HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
TRÊN MÔI TRƯỜNG GIẢ LẬP. 7
2.1. Cài đặt hệ điều hành Android 2.3 và 4.x trên môi trường giả lâp. 7
2.1.1. Cài đặt Java SE trên máy tính. 7
2.1.2. Cài đặt Eclipse và Android SDK 9
2.1.3. Tạo máy AVD (Android Virtual Device). 11
2.2. So sánh sự khác nhau giữa hai phiên bản Android 2.3 và 4.x. 15

2.2.1. Sự khác nhau về yêu cầu phần cứng cần thiết để cài đặt. 15
2.2.2. Sự khác nhau về giao diện. 15
2.2.3. Sự khác nhau về tính năng. 17
2.2.4. Sự khác nhau về giao thức mạng. 17
CHƯƠNG 3: MÃ ĐỘC TRÊN ANDROID. 18
3.1. Định nghĩa. 18
3.2. Mã độc trong môi trường Android. 18
3.2.1. Android là một môi trường lý tưởng cho mã độc phát triển. 18
3.2.2. Phân loại mã độc Android. 18
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang viii

3.3. Thực trạng 19
3.4. Malware – tiêu biểu của mã độc trên Android. 20
3.5. Cơ chế hoạt động của Malware. 20
3.6. Mục đích của Malware DroidDream 21
3.7. Cơ chế bảo mật trong Android. 21
3.7.1. Tính bảo mật trong Android 21
3.7.2. Cơ chế Permission: 22
3.7.3 Google Play: 22
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CÓ MÃ ĐỘC TRÊN
ANDROID. 23
4.1. iCalendar 23
4.1.1. Các công cụ cần thiết: 23
4.1.2. Các bước thực hiện: 23
4.2. iMatch 28
4.2.1. Các công cụ cần thiết: 28
4.2.2. Các bước thực hiện: 28
CHƯƠNG 5: NGHIÊM CỨU KALI LINUX, CƠ CHẾ TẠO MÃ ĐỘC TRÊN

KALINIX ĐỂ XÂM NHẬP VÀO ANDROID. 31
5.1. Tổng quan. 31
5.2. Cải tiến của Kali Linux so với Backtrack. 31
5.2.1. Kali phát triển trên nền tảng hệ điều hành Debian. 31
5.2.2. Tính tương thích kiến trúc 31
5.2.3. Hỗ trợ mạng không dây tốt hơn. 31
5.2.4. Khả năng tùy biến cao. 32
5.2.5. Dễ dàng nâng cấp giữa các phiên bản Kali trong tương lai. 32
5.3. Cài đặt Kali Linux. 32
5.3.1. Chuẩn bị. 32
5.3.2. Cài đặt. 32
5.4. Tạo mã độc trên Kali Linux để xâm nhập Android 45
5.5. Kết luận. 54
CHƯƠNG 6: XÂM NHẬP VÀO ANDROID THÔNG QUA INTERNET TỪ
VPS. 55
6.1. Cài đặt Metasploit trên VPS. 55
6.2. Tấn công Android từ VPS. 60
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang ix

CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 64
CHƯƠNG 8: TÀI LIỆU THAM KHẢO 65


Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang x

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1: cơ cấu tổ chức Athena. 2
Hình 2.1: Download Java SE. 7
Hình 2.2: Chọn phiên bản Java. 7
Hình 2.3: Cài đặt Java. 8
Hình 2.4: Cài đặt Java tiếp. 8
Hình 2.5: Kiểm tra Java đã được cài đặt. 9
Hình 2.6: Download Android SDK. 10
Hình 2.7: Chọn phiên bản Android SDK. 10
Hình 2.8: Giải nén file Android SDK tải về. 10
Hình 2.9: Khởi động Android SDK Manager 11
Hình 2.10: Chọn và cài đặt các gói API cần thiết. 11
Hình 2.11: Khởi động Android Virtual Device Manager. 12
Hình 2.12: Tạo mới máy ảo Android. 12
Hình 2.13: Thông số cho máy ao Android. 13
Hình 2.14: Khởi động máy ảo Android. 14
Hình 2.15: Máy ảo Android khởi động hoàn tất. 14
Hình 4.1: Folder Super Apk Tool. 23
Hình 4.2: Super Apk Tool. 24
Hình 4.3: Mở file iCalendar.apk 24
Hình 4.4: View Smali Code. 25
Hình 4.5: Thư mục iCalendar. 25
Hình 4.6: File iCalendar.smali. 26
Hình 4.7: File SmsReceiver.smali. 26
Hình 4.8: Build Projects 27
Hình 4.9: Cài đặt thành công iCalendar. 27
Hình 4.10: Android02 nhận được tin nhắn từ iCalendar. 28
Hình 4.11: Thư mục untils. 29
Hình 4.13: Nội dung tin nhắn 2. 29
Hình 4.14: Nội dung tin nhắn 3. 29
Hình 4.15: Nội dung tin nhắn 4. 29

Hình 4.16: Kết quả chạy chương trình iMatch. 30
Hình 5.1: Chon phương thức cái đặt. 33
Hình 5.2: Tìm đường dẫn đến file iso Kali Linux. 33
Hình 5.3: Chọn dung lượng đĩa. 34
Hình 5.4: Xác nhận cài Đặt. 34
Hình 5.5: Cài đặt Kali Linux. 35
Hình 5.6: Chọn Ngôn Ngữ. 35
Hình 5.7: Chọn khu vực. 36
Hình 5.8: Khu vực Asia. 36
Hình 5.9: Chọn quốc gia Viet Nam. 37
Hình 5.10: Chọn bảng mã. 37
Hình 5.11: Chọn kiểu bàn phím. 38
Hình 5.12: Đặt Hostname. 38
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang xi

Hình 5.13: Đặt Domain name. 39
Hình 5.14: Đặt root password. 39
Hình 5.15: Tùy chọn ổ đĩa. 40
Hình 5.16: Chọn ổ đĩa cài đặt. 40
Hình 5.17: Phương thức cài đặt ổ đĩa. 41
Hình 5.18: Xác nhận thông số cài đặt. 41
Hình 5.19: Xác nhận định dạng ổ đĩa. 42
Hình 5.20: Cài đặt bắt đầu. 42
Hình 5.21: Tìm kiếm cập nhật qua internet. 43
Hình 5.22: Xác nhận cài đặt GRUD. 43
Hình 5.23: Xác nhận cài đặt thành công. 44
Hình 5.24: Đăng nhập Kali Linux. 44
Hình 5.25: Tùy chọn Kali Linux. 45

Hình 5.26: Kiểu kết nối mạng. 45
Hình 5.27: Tùy chọn mạng. 46
Hình 5.28: chọn mạng vật lý để sử dụng. 47
Hình 5.29: lệnh ifconfig. 47
Hình 5.30: Tạo backdoor. 47
Hình 5.31: file chứa backdoor. 48
Hình 5.32: lệnh msfconsole. 48
Hình 5.33: Mở cổng lắng nghe. 49
Hình 5.34: Cài đặt backdoor trên Android. 49
Hình 5.35: Kết nối thành công đến máy Android. 50
Hình 5.36: Lệnh help. 50
Hình 5.37: Lệnh sysinfo 50
Hình 5.38: Lệnh ipconfig. 51
Hình 5.39: nhóm lệnh về camara. 51
Hình 5.40: File ảnh chụp bảng lệnh webcam_snap. 51
Hình 5.41: lệnh record_mic. 52
Hình 5.42: File ghi âm bằng lệnh record_mic. 52
Hình 5.43: Lệnh ls tại thư mục sdcard. 52
Hình 5.44: Lệnh download. 53
Hình 5.45: File được download. 53
Hình 5.4: Lệnh ls –l. 54
Hình 6.1: Kết nối VPS. 55
Hình 6.2: Đăng nhập VPS. 56
Hình 6.3: Download metasploit. 56
Hình 6.4: Chọn phiên bản metasploit. 56
Hình 6.5: điền thông tin. 57
Hình 6.6: Cài đặt metasploit. 57
Hình 6.7: Xác nhận điều khoản. 58
Hình 6.8: Địa chỉ cài đặt. 58
Hình 6.9: Tắt Anti-Virus và Firewall. 59

Hình 6.10: SSL Port. 59
Hình 6.11: Server name. 60
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang xii

Hình 6.12: Cài đặt thành công. 60
Hình 6.13: Tao backdoor. 61
Hình 6.14: Metasploit console. 61
Hình 6.15: thiết lập thông tin cho cổng lắng nghe. 62
Hình 6.16: mở cổng lắng nghe. 62
Hình 6.17: Kết nối thành công. 62


Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khác nhau về yêu cầu phần cứng. 15
Bảng 2.2: Khác nhau về giao diện. 16
Bảng 2.3: Khác nhau về tính năng. 17
Bảng 2.4: Khác nhau về giao thức mạng. 17
Bảng 3.1: Phân loại mã độc Android. 19

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 1

CHƯƠNG 0: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC

TẬP
Cơ sở 1_Tại TP Hồ Chí Minh:

Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng và An Ninh Mạng Quốc Tế
ATHENA. Số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Tp Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
Điện thoại: ( 84-8 ) 3824 4041, Hotline: 0943 23 00 99

Cơ sở 2_Tại TP Hồ Chí Minh:

Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng và An Ninh Mạng Quốc Tế
ATHENA 92 Nguyễn Đình Chiểu ,Phường Đa Kao,Quận 1, Tp Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 2210 3801, Hotline: 0943 20 00 88
Website: www.athena.edu.vn or www.athena.com.vn
 Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế ATHENA
được thành lập từ năm 2004, là một tổ chức quy tụ nhiều trí thức trẻ Việt Nam
đầy năng động, nhiệt huyết và kinh nghiệm trong lãnh vực CNTT, với tâm
huyết góp phần vào công cuộc thúc đẩy tiến trình đưa công nghệ thông tin là
ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển nước nhà.
 Lĩnh vực hoạt động:

Trung tâm ATHENA đã và đang tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên sâu
quản trị mạng, an ninh mạng, thương mại điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế
của các hãng nổi tiếng như Microsoft, Cisco, Oracle, Linux LPI, CEH Song
song đó, trung tâm ATHENA còn có những chương trình đào tạo cao cấp dành
riêng theo đơn đặt hàng của các đơn vị như Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, ngân
hàng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính…
Sau gần 10 năm hoạt động,nhiều học viên tốt nghiệp trung tâm ATHENA
đã là chuyên gia đảm nhận công tác quản lý hệ thống mạng, an ninh mạng

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 2

cho nhiều bộ ngành như Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Quốc Phòng , Bộ Công
An, Sở Thông Tin Truyền Thông các tỉnh, bưu điện các tỉnh,…
Ngoài chương trình đào tạo, Trung tâm ATHENA còn có nhiều chương trình
hợp tác và trao đổi công nghệ với nhiều đại học lớn như đại học Bách Khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh, Học Viện An Ninh Nhân Dân( Thủ Đức), Học Viện
Bưu Chính Viễn Thông, Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), Viện Kỹ Thuật
Quân Sự…

 Đội ngũ giảng viên:

Tất cả các giảng viên trung tâm ATHENA có đều tốt nghiệp từ các trường
đại học hàng đầu trong nước Tất cả giảng viên ATHENA đều phải có các
chứng chỉ quốc tế như MCSA, MCSE, CCNA, CCNP, Security+, CEH,có bằng
sư phạm Quốc tế (Microsoft Certified Trainer). Đây là các chứng chỉ chuyên môn
bắt buộc để đủ điều kiện tham gia giảng dạy tại trung tâm ATHENA.
Bên cạnh đó, các giảng viên ATHENA thường đi tu nghiệp và cập nhật kiến
thức công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Mỹ , Pháp, Hà Lan, Singapore,
và truyền đạt các công nghệ mới này trong các chương trình đào tạo tại trung tâm
ATHENA.
 Cơ cấu tổ chức Trung tâm Athena.

Hình 0.1: cơ cấu tổ chức Athena.

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ANDROID.
1.1. Khái niệm.
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng trên nền tảng Linux,
chủ yếu sử dụng trên các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng
(và hiện nay là cả các đầu phát HD, smart TV …). Trước đây, Android được phát
triển bởi công ty liên hợp Android sau đó được Google mua lại vào năm 2005.
Theo ComScore, đến đầu tháng 3 năm 2014, Android chiếm 51.7% thị phần hệ
điều hành trên smartphone tại Mỹ (iOS chiếm 41.6%), là hệ điều hành số một trên
điện thoại thông minh.
Android ra mắt vào năm 2007 cùng với sự tuyên bố thành lập Liên minh thiết
bị cầm tay mở gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông với mục tiêu
đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Hệ điều hành Android bao
gồm 12 triệu dòng mã: 3 triệu dòng XML, 2.8 triều dòng mã C, 1.75 triệu dòng mã
C++ và 2.1 triệu dòng mã Java. Thể hiện tính mở của Android, Google công bố
hầu hết các mã nguôn của Android theo bản cấp phép Apache.
1.2. Đặc điểm.
- Tính mở: Ngay từ ban đầu, Android ra mắt là một hệ điều hành mã nguôn
mở, được xây dựng trên nhân Linux mở sử dụng một máy ảo mà đã được tối ưu
hóa bộ nhớ và phần cứng với môi trường di động; nó có thể được mở rộng để kết
hợp tự do giữa các công nghệ nổi trội. Tính mở hoàn toàn của Android cho phép
người phát triển tạo các ứng dụng hấp dẫn với đầy đủ các điểm mạnh của các thiết
bị cầm tay hiện có. Hơn nữa, một ứng dụng trong Android có thể gọi tới bất kỳ
một chức năng lõi nào như tạo cuộc gọi, gửi tinh nhắn hay sử dụng máy ảnh… cho
phép người phát triển tạo phần mềm phong phú hơn, dễ dàng liên kết các tính năng
cho người dùng. Những nền tảng ưu điểm này sẽ tiếp tục phát triển bởi cộng đồng
phát triển để tạo ra các ứng di động hoàn hảo.
- Tính ngang bằng của ứng dụng: Với Android, không có sự khác nhau
giữa các ứng dụng điện thoại cơ bản với ứng dụng của bên thứ ba. Chúng được
xây dựng để truy cập như nhau tới một loạt các ứng dụng và dịch vụ của điện thoại.

Với các thiết bị được xây dựng trên nền tảng Android, người dùng có thể đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu mà họ thích. Chúng ta có thể đổi màn hình nền, kiểu gọi điện
thoại, hay bất kể ứng dụng nào. Chúng ta thậm chí có thể hướng dẫn điện thoại chỉ
xem những ảnh mình thích.
- Phá vỡ rào cản phát triển ứng dụng: Android phá vỡ rào cản để tạo ứng
dụng mới và cải tiến. Một người phát triển có thể kết hợp thông tin từ trang web
với dữ liệu trên điện thoại cá nhân – chẳng hạn như danh bạ, lịch hay vị trí trên
bản đồ – để cung cấp chính xác hơn cho người khác. Với Android, người phát triển
có thể xây dựng một ứng dụng mà cho phép người dùng xem vị trí của những
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 4

người bạn và thông báo khi họ đang ở vị trí lân cận. Tất cả được lập trình dễ dàng
thông qua sự hỗ trợ của MapView và dịch vụ định vị toàn cầu GPS.
- Xây dựng ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng: Android cung cấp bộ thư
viện giao diện lập trình ứng dụng đồ sộ và các công cụ để viết các ứng dụng phức
tạp. Ví dụ, Android có thể cho phép người phát triển biết được vị trí của thiết bị và
cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau để có thể tạo nên mạng xã hội chia sẻ
ngang hàng rộng khắp. Thêm nữa, Android còn bao gồm một bộ công cụ đầy đủ
giúp cho việc phát triển trở nên dễ dàng.
1.3. Lịch sử phát triển
Tháng 10 năm 2003, Tổng công ty Android (Android, Inc.) được thành lập
tại Palo Alto, California bởi Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich
Miner (đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire), Nick Sears (từng là Phó
giám đốc T-Mobile) và Chris White (trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV) để
phát triển, theo lời của Rubin, "các thiết bị di động thông minh hơn có thể biết
được vị trí và sở thích của người dùng". Mặc dù các nhân viên đều là những người
có tiếng tăm nhưng công ty sau khi thành lập lại hoạt động một cách âm thầm mà
chỉ tiết lộ rằng họ đang làm phần mềm cho điện thoại di động. Không lâu sau đó

(cùng trong năm 2003) công ty lâm vào tình trạng cạn kiệt tài chính.
Ngày 17 tháng 8 năm 2005, Google mua lại Tổng công ty Android biến nó
thành một bộ phận trực thuộc của mình đồng thời giữ cũng giữ lại các nhân viên
chủ chốt gồm Rubin, Miner và While. Hành động này dẫn đến nhiều tin đồn cho
rằng Google dự tính tham gia vào thị trường điện thoại di động. Tại Google, nhóm
do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động phát triển trên nền
nhân Linux được Google quảng bá đến các nhà sản xuất điện thoại di động như là
một hệ thống uyển chuyển và có khả năng nâng cấp. Google đã liên hệ với hàng
loạt hãng phần cứng cũng như đối tác phần mềm, bắn tin cho các nhà mạng rằng
họ sẵn sàng hợp tác với các cấp độ khác nhau.
Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset
Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty với cả những gã khổng lồ như Texas
Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell
Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và
T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di
động. Cùng ngày, Android cũng được ra mắt với vai trò là sản phẩm đầu tiên của
Liên minh, một nền tảng thiết bị di động được xây dựng trên nhân Linux phiên bản
2.6. Chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên được bán ra là HTC G1, phát hành
ngày 22 tháng 10 năm 2008. Biểu trưng của hệ điều hành Android mới là một con
rôbốt màu xanh lá cây do hãng thiết kế Irina Blok tại California vẽ.
Từ năm 2008, Android đã trải qua nhiều lần cập nhật để dần dần cải tiến hệ
điều hành, bổ sung các tính năng mới và sửa các lỗi trong những lần phát hành
trước. Mỗi bản nâng cấp được đặt tên lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái, theo tên
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 5

của một món ăn tráng miệng; ví dụ như phiên bản 1.5 Cupcake (bánh bông lan nhỏ
có kem) tiếp nối bằng phiên bản 1.6 Donut (bánh vòng). Phiên bản mới nhất hiện
nay là Android 4.4 và Android L (dành cho nhà phát triển) được phát hành vào

năm 2014.
1.4. Sự ra mắt các phiên bản Android
- Android alpha: là phiên bản nội bộ trong Google và OHA được nghiên cứu
và phát triển trước khi Android beta ra mắt, với các phiên bản khác nhau là "Astro
Boy", "Bender" và "R2-D2".
- Android beta: được phát hành vào ngày 5 tháng 7 năm 2007. Tiếp theo đó
bộ phát triển phần mềm (SDK) ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 2007.
- Android 1.0 (API mức độ 1): Kỉ nguyên Android chính thức khởi động vào
ngày 22 tháng 10 năm 2008, khi mà chiếc điện thoại T-Mobile G1 chính thức được
bán ra ở Mỹ. Đến ngày 23 tháng 9 năm 2008, Google chính thức bán ra phiên bản
thương mại của phần mềm.
- Android 1.1 (API mức độ 2): phát hành ngày 9 tháng 2 năm 2009. Đây là
bản cập nhật đầu tiên giúp giải quyết lỗi, thay đổi Android API và thêm vào một
số tính năng.
- Android 1.5 (API mức độ 3, phát hành ngày 27 tháng 4 năm 2009) và
Android 1.6 (API mức độ 4, phát hành ngày 15 tháng 9 năm 2009): Bản cập nhật
bao gồm một số tính năng mới và sử đổi giao diện người dùng UI.
- Android 2.x (2.0-2.1 API mức độ 7, 2.2 API mức độ 8, 2.3-2.3.2 API mức
độ 9, 2.3.3-2.3.7 API mức độ 10): phát hành từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 2
năm 2011 với nhiều tính năng mới được thêm vào, thay đổi giao diện người dùng
cũng như nâng cao khả năng bảo mật.
- Android 3.x (3.1 API mức độ 12, 3.2 API mức độ 13) phát hành từ tháng 5
đến tháng 7 năm 2011 với tên gọi Honeycomb là phiên bản dành riêng cho máy
tính bảng. Mặc dù không để lại nhiều dấu ấn đắc biệt trên thị trường nhưng phiên
bản này là nền tảng cho Android 4.0.
- Android 4.x (từ API mức độ 15 đến API mức độ 19) phát hành từ tháng 12
năm 2011 và tiếp tục đến nay. Được xem là sự thay đổi lớn trong lịch sử phát triển
của Android với nhiều cải tiến về mặt công nghệ cung như tính năng. Đặc biệt
phiên bản này là sự hợp nhất cho hệ điều hành smartphone và máy tính bảng.
- Android 5 (API mức độ 20): phát hành tháng 7 năm 2014 là phiên bản cho

nhà phát triển.
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 6

Theo sự kiên GOOGLE I/O năm 2013 đã thống kê rằng thị phần của hai nền
tảng Android 2.3 va Android 4.x vẫn được ưa chuộng nhất (38.5% và 33.0%) vì
thế tiếp theo chúng ta chủ yếu tìm hiểu 2 phiên bản này.

Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 7

CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT VÀ NGHIÊN CỨU HỆ ĐIỀU HÀNH
ANDROID TRÊN MÔI TRƯỜNG GIẢ LẬP.
2.1. Cài đặt hệ điều hành Android 2.3 và 4.x trên môi trường giả lâp.
2.1.1. Cài đặt Java SE trên máy tính.
Để cài đặt Android trên môi trường giả lập trước tiên cần cài đặt môi trường
Java For Developers để chạy được Eclipse và Android SDK. Ở đây mình sử dụng hệ
điều hành Windows 8 64-bit (các phiên bản Windows khác đều tương tự). Đầu tiên
bạn cần dowload bộ cài đặt Java SE tại link sau


Hình 2.1: Download Java SE.
Chọn Jaca Platform (JDK) 8u5 để chuyển sang trang tiếp theo.

Hình 2.2: Chọn phiên bản Java.
Chọn phiên bản thích hợp với hệ điều hành để tải về. Ở đây mình chọn bản
cho Windows 64-bit.
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.


SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 8

Chạy bộ cài đặt vừa được tải về ta được như hình sau

Hình 2.3: Cài đặt Java.
Chọn Next để tiếp tục

Hình 2.4: Cài đặt Java tiếp.
Tiếp tục chọn Next để cài đặt và đợi tiến trình hoàn tất.
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 9

Sau khi cài xong, các bạn kiểm tra lại bộ JDK đã được cài đặt thành công
bằng cách vào cmd gõ lệnh “java”. Nếu màn hình hiện ra như sau thì bạn đã cài
đặt thành công:

Hình 2.5: Kiểm tra Java đã được cài đặt.
2.1.2. Cài đặt Eclipse và Android SDK
Trước tiên download bộ ADT Bundle for Windows gồm Eclipse và Android
SDK được tích hợp sẵn tại địa chỉ:
Báo cáo thực tập CBHD: Võ Đỗ Thắng.

SVTH: Nguyễn Đức Thái Trang 10


Hình 2.6: Download Android SDK.
Chọn dowload để sang trang tiếp theo


Hình 2.7: Chọn phiên bản Android SDK.
Chọn phiên bản thích hợp va tiến hành dowload (như hình). Sau khi tải xong
tiến hành giải nén ta được các file như hình:

Hình 2.8: Giải nén file Android SDK tải về.
Để cài đặt Android SDK các bạn có 2 cách:
- Cách 1: Các bạn click chuột vào biểu tượng SDK Manager ở ngoài và
tiến hành cài đặt.
- Cách 2: Các bạn khởi chạy Eclipse lên. Rồi vào mục Android SDK
Manager

×