Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

.Pháp luật chào bán chứng khoán ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.56 KB, 13 trang )

Bài tập học kỳ môn Luật chứng khoán
A. MỞ ĐẦU
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu
hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán., đây là
hoạt động đem lại những hiệu quả tích cực không những cho chủ thể
chào bán mà còn cho cả nền kinh tế. Có hai phương thức chào bán chứng
khoán là: chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán
riêng lẻ, trong đó chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ cho phép
doanh nghiệp huy động vốn một cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu đa
dạng về vốn trong quá trình hoạt động. Chào bán chứng khoán là cách
thức huy động vốn linh hoạt và mang lại hiệu quả cao. Do đó, việc tìm
hiểu hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này ở nước ta có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
B. NỘI DUNG
I.Pháp luật chào bán chứng khoán ở Việt Nam
1.Chào bán chứng khoán và vai trò của chào bán chứng khoán.
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu
hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể
chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là chính phủ, chính quyền địa
phương và các doanh nghiệp. Chính phủ thường chào bán chứng khoán
dưới dạng trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc để huy động vốn,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ khi nguồn thu của ngân sách nhà
nước hoặc ngân sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Các doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ
phiếu hoặc trái phiếu tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, để gọi vốn,
thỏa mãn nhu cầu vốn trong kinh doanh. Không phải tất cả các doanh
nghiệp đều được chào bán chứng khoán mà quyền chào bán chứng
khoán thường chỉ dành riêng cho công ty cổ phần và công ty trách nhiệm
hữu hạn. Công ty cổ phần có quyền chào bán cả cổ phiếu và trái phiếu
còn công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có quyền chào bán trái phiếu.
Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với


chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.
Đối với chủ thể phát hành là chính phủ thì việc chào bán chứng
khoán có khả năng giúp chính phủ thu hút được nguồn vốn lớn từ khắp
1
Bài tập học kỳ môn Luật chứng khoán
nơi trên toàn quốc. Như vậy, ngay cả khi ngân sách Nhà nước thâm hụt,
chính phủ vẫn có thể huy động vốn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của
mình, đặc biệt là để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở mà
không phải dùng đến những biện pháp tạo tiền có nguy cơ dẫn đến lạm
phát. Ngày nay, chính phủ của hầu hết các nước phát triển và đang phát
triển đều chào bán chứng khoán để bù đắp thâm hụt ngân sách. Thực tiễn
cho thấy, không chỉ nước nghèo mà cả nước giàu đều bải đương đầu với
nạn bội chi ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách bằng con đường vay
dân, qua phát hành công trái hay trái phiếu chính phủ, các biện pháp này
xem ra được các quốc gia ưa chuộng hơn con đường in thêm tiền để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.
2. Các hình thức chào bán chứng khoán
Phương thức chào bán chứng khoán là phương pháp và hình thức
thực hiện việc chào bán chứng khoán.
Việc đưa chứng khoán từ nơi phát hành đến với người có nhu cầu
mua chứng khoán có nhiều cách thức khác nhau. Chào bán chứng khoán
ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ hiện nay đang là hai
phương thức được sử dụng rộng rãi:
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006
thì: “chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán
theo một trong các phương thức sau đây:
a.Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b. Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên,
không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c.Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định”.

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là hoạt động chào bán của chủ thể
phát hành cho các khách hàng đặc biệt, thường là các nhà đầu tư có tổ
chức. Riêng chào bán cổ phần riêng lẻ được định nghĩa tại Khoản 1 Điều
4 Nghị định 01/2010/NĐ-CP đó là việc chào bán cổ phần hoặc quyền
mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng cho một trong các đối tượng sau:
a.Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
2
Bài tập học kỳ môn Luật chứng khoán
b.Dưới 100 nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.
II.Pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam.
1.Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng.
a.Chủ thể cháo bán chứng khoán ra công chúng
Chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng là những tổ chức
tiến hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách chào bán
ra công chúng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đối với phần vốn góp
của các tổ chức phát hành (cổ phiếu), hoặc xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát
hành (trái phiếu) hoặc xác nhận các quyền lợi hợp pháp khác của người
sỏ hữu chứng khoán (quyền ưu tiên mua trước, trái phiếu chuyển đổi…)
Chủ thể phát hành chứng khoán gồm:
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, trường hợp này tùy theo yêu
cầu nắm giữ vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, phần vốn còn lại sẽ
được doanh nghiệp chào bán rộng rãi ra công chúng thông qua phát hành
cổ phiếu. Hoạt động chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa
nói trên phải chịu sự điều chỉnh của những quy định về chào bán chứng
khoán ra công chúng.
Chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng còn là công ty trách
nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cố phần thông qua việc chào

bán cổ phiếu ra công chúng để gọi vốn rộng rãi từ công chúng đầu tư.
Đây cũng là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được
thừa nhận theo Luật doanh nghiệp 2005. Vì vậy khi chào bán cổ phiếu
ra công chúng để huy động vốn các công ty này cũng phải chịu sự điều
chỉnh của pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng là những công ty
cổ phần phi đại chúng, nay có nhu cầu tăng vốn điều lệ bằng chào bán cổ
phiếu rộng rãi ra công chúng; cũng có thể là các công ty cổ phần đại
chúng gọi thêm vốn bằng cách chào bán cổ phiếu bổ sung hoặc chào bán
các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật cũng có thể là
công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được phép chào bán
3
Bài tập học kỳ môn Luật chứng khoán
chứng khoán ra công chúng để huy động nguồn vốn dài hạn, tạm thời
nhàn rỗi trong công chúng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của mình.
Ngoài ra, chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng còn các
quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng và các công ty đầu tư chứng khoán.
Đây là nhóm chủ thể đặc thù chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng
(do quỹ công chúng thực hiện) hoặc cổ phiếu (do công ty quản lý quỹ
thực hiện) được chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, đem lại lợi nhuận đầu
tư cho các quỹ đầu tư chứng chỉ của quỹ hoặc các cổ đông của công ty
đầu tư chứng khoán.
Phân loại chủ thể phát hành chứng khoán còn có thể chia làm hai
loại là chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài nhưng bài viết này chỉ
đi sâu vào chủ thể chính là chủ thể phát hành chứng khoán trong nước.
b.Phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng
Phương thức chào bán chứng khoán là phương pháp và hình thức
thực hiện việc chào bán chứng khoán.
* Phương thức chào bán thông qua đại lý
Theo phương thức này tính chất trung gian bên nhận đại lý sẽ ký

kết hợp đồng để bán chứng khoán của họ trên thị trường sơ cấp. Bên đại
lý có thể là ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty bảo
hiểm… Các đơn vị này sẽ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ trực tiếp trên
tổng lượng chứng khoán được bán ra.
* Phương thức bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát
hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán như
định giá chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán,
tổ chức vệc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán
trong giai đoạn đầu ngay sau khi phát hành thông qua hợp đồng bảo lãnh
giữa tổ chức bảo lãnh và doanh nghiệp phát hành
c. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Sau khi thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng,
chứng khoán của chủ thể phát hành sẽ được sở hữu rộng rãi bởi các nhà
đầu tư. Sự thành, bại của chủ thể phát hành trong quá trình kinh doanh sẽ
4
Bài tập học kỳ môn Luật chứng khoán
ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi của các nhà đầu tư (gồm các cổ đông,
các chủ sở hữu trái phiếu, chủ sở hữu chứng chỉ quỹ) có được từ cổ tức
hoặc từ lãi trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ. Để bảo vệ lợi ích thỏa đáng
của các nhà đầu tư và cũng là để củng cố lòng tin của họ vào thị trường
chứng khoán, pháp luật mà cụ thể là LCK đã đề ra những điều kiện mà
các tổ chức phát hành phải thỏa mãn để được chào bán chứng khoán ra
công chúng.
Hiện nay theo LCK năm 2006 các điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng cũng được các nhà làm luật thiết kế có phân biệt
giữa chào bán cổ phiếu, chào bán trái phiếu và chào bán chứng chỉ quỹ
đầu tư ra công chúng; tuy nhiên không còn có sự phân biệt giữa điều
kiện chào bán cổ phiếu lần đầu và điều kiện chào bán thêm cổ phiếu mà
tổ chức phát hành phải thỏa mãn như trước đây. Những quy định của

LCK về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng còn lưu ý tới địa
vị pháp lý của chủ thể phát hành cũng như địa vị pháp lý nơi diễn ra việc
chào bán chứng khoán vì vậy điều kiện chào bán chứng khoán ra công
chúng được xây dựng có phân biệt giữa công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng với các doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi
thành công ti cổ phần và doanh nghiệp thành lập mới, thuộc lĩnh vực cơ
sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; giữa chào bán chứng khoán trong nước
và chào bán chứng khoán ra nước ngoài.
Ngoài ra theo Nghị định 84/2010/NĐ-CP mới ban hành thì tổ chức
phát hành phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng thương
mại để phong toả số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức
phát hành là ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng
thương mại khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành
phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chào bán kèm
theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong toả về
số tiền thu được từ đợt chào bán. Sau khi gửi báo cáo Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải toả số tiền thu được từ đợt
chào bán.
5

×