Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.26 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là "Đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước
ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng
thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa..."
(trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và
trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đòi hỏi phải có nguồn
lực lớn mà cụ thể là huy động được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế
đất nước. Phát triển thị trường chứng khoán, tìm ra các giải pháp phát triển thị
trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn vốn hiện
nay.
Đề tài: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt
Nam
1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
I. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế
giới.
Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại.
Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường
chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính
không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị
trường.
Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của
phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng
việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ
và giá khoán động sản … Điểm đặc biệt là trotng những cuộc thương lượng
này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá,
ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc
thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao


đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc
một năm sau mới thực hiện.
Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người
tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường"
và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các
phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương
lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy
tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị trường chứng
khoán bắt đầu hình thành.
2
Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại đai Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện ở
Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở
Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái
Lan 1962, ở Malaysia và Philipin 1963.
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới
đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 -
1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có lúc thị
trường chứng khoán rơi vào đêm đen như ngày thứ năm đen tối tức ngày
29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987, vừa qua tháng 7/97 thị trường
chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ Thái Lan.
Đến nay thị trường chứng khoán các nước đang phát triển mạnh mẽ về số
lượng thị trường chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động
thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài
nước, tiến tới một thị trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.
Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước
công nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp… Bên cạnh đó hơn 40 nước
phát triển đã thiết lập thị trường chứng khoán cũng đã hình thành ở các nước
láng giềng Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin và
Inđônêxia và Việt Nam cũng đã có trung tâm giao dịch thị trường chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh. (7/2000).

2. Các khái niệm
a. Chứng khoán:
Chứng khoán là các loại công cụ tài chính dài hạn, bao gồm các loại cổ
phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng chỉ xác nhận việc góp vốn của một người vào công ty
cổ phần. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của người này đối với công ty cổ
phần, người sở hữu được gọi là cổ đông, cổ đông có các quyền hạn và trách
3
nhiệm đối với công ty cổ phần, được chia lời (cổ tức) theo kết quả kinh doanh
của công ty cổ phần: được quyền bầu cử, ứng cử vào ban quản lý, ban kiểm
soát. Cổ phiếu có thể được phát hành vào lúc thành lập công ty, hoặc lúc công
ty cần thêm vốn để mở rộng, hiện đại hoá sản xuất kinh doanh.
Một đặc điểm của cổ phiếu là cổ đông được chia cổ tức theo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Cổ đông có thể được hưởng lợi nhuận
nhiều hơn giá trị của cổ phiếu và cũng có thể bị mất trắng khi công ty làm ăn
thua lỗ. Cổ đông không được quyền đòi lại số vốn mà người đó đã góp vào
công ty cổ phần, họ chỉ có thể thu lại tiền bằng cách bán cổ phiếu đó ra trên
thị trường chứng khoán.
Trái phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền làm chủ một món nợ của chủ sở hữu
trái phiếu đối với đơn vị phát hành. Trái phiếu là loại chứng khoán mà lãi suất
vay nợ đã được xác định rõ ngay khi phát hành do đó nó có lợi tức cố định và
chỉ được hoàn trả khi đến hạn thanh toán ghi trên trái phiếu mà người phát
hành phải thực hiện. Trái phiếu do các doanh nghiệp có thể là quốc doanh, tư
doanh hay cổ phần phát hành. ở Việt Nam hình thức vay vốn bằng cách phát
hành trái phiếu đã xuất hiện ở một vài nơi. Ví dụ như việc phát hành trái
phiếu huy động vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng
Hoàng Thạch vào cuối năm 994, một số doanh nghiệp khác cũng có hình thức
huy động vốn này để vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Kỳ phiếu là chứng chỉ của nhà nước phát hành với mục đích vay vốn của
các tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư để bù đắp vào thâm hụt của

ngân sách Nhà nước. Trong vài năm trở lại đây, kho bạc nhà nước đã phát
hành kỳ phiếu kho bạc rộng rãi trong cả nước.
b. Thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán (tiếng latinh là Bursa - nghĩa là cái ví tiền) là nơi
mà cung và cầu của các loại chứng khoán gặp nhau để xác định giá cả. Số
lượng của từng loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
4
Cụ thể hơn thị trường chứng khoán có thể được định nghĩa như là nơi tập
trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho người muốn sử dụng những
nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả. Nói cách khác thị
trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn đầu tư này, có
thêm nhiều vốn hơn để đưa vào sản xuất trong nền kinh tế vì vậy có thể làm
cho nền kinh tế tăng trưởng và tạo nên sự thịnh vượng.
Theo định nghĩa nêu trên, thị trường chứng khoán không phải là cơ quan
mua vào hoặc bán ra các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ là nơi
giao dịch, ở đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện bởi những người
môi giới chứng khoán. Như vậy thị trường chứng khoán không phải là nơi
giao dịch (mua - bán) chứng khoán của những người muốn mua hay bán
chứng khoán mà là của những nhà môi giới. Nếu một người muốn mua hay
bán chứng khoán, người này sẽ thông qua người môi giới chứng khoán của
anh ta trên thị trường chứng khoán để tiến hành việc mua bán chứ không trực
tiếp tham gia mua bán. Giá cả chứng khoán được hình thành một cách khách
quan theo hệ thống bán đấu giá hai chiều. Người môi giới mua khác được với
giá thấp nhất, người môi giới bán cạnh tranh với những người môi giới bán
khác để bán được giá cao nhất. Vì thế mà thị trường chứng khoán là thị
trường có tính tự do cao nhất trong các loại thị trường.
c. Phân loại thị trường chứng khoán.
Về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán gồm có:
Thị trường chứng khoán (TTCK tập trung) là thị trường hoạt động theo đúng
các qui luật pháp định, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng

biểu hay được biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền
cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công
ty kinh kỷ, tức là đã hội đủ các tiêu chuẩn đã định.
5
Chứng khoán biệt lệ là loại chứng khoán được miễn giấy phép của cơ quan
có thẩm quyền, do chính phủ trong các cơ quan công quyền, thành phố, tỉnh
quận, huyện, thị phát hành và bảo đảm.
Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt
và giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của hội
động chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức chủ yếu được thể hiện
bằng các sở giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán phi chính thức: (TTCK phi tập trung) là thị trường
mua bán chứng khoán bên ngoài sở giao dịch chứng khoán, không có địa
điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán
như ở sở giao dịch chứng khoán. ở đây không có sự kiểm soát từ bên ngoài,
không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thoả thuận của người mua
và người bán.
d. Chỉ số chứng khoán:
Khi nói đến thị trường chứng khoán không thể không nói đến chỉ số chứng
khoán. Người ta thường coi chỉ số chứng khoán là chiếc "phong vũ biểu" của
thị trường chứng khoán mà ở dạng này hay dạng khác người ta dùng chỉ số
chứng khoán để thể hiện sự phát triển của thị trường và các thành phần của
nó. Các chỉ số này thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng và các tờ nhật báo lớn ở các nước chỉ số chứng khoán phản ánh tình
hình hoạt động của các công ty trên thị trường. Nếu các công ty làm ăn có lãi,
giá chứng khoán của các công ty đó sẽ tăng và làm tăng theo chỉ số chứng
khoán. Ngược lại, chỉ số chứng khoán sẽ giảm. Dựa vào chỉ số chứng khoán,
các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả của một cổ phiếu hoặc một
danh mục các chứng khoán để đầu tư vào.

Bất kỳ một thị trường chứng khoán nào cũng có một chỉ số chứng khoán của
riêng nó. Ví dụ thị trường chứng khoán New york có chỉ số Dow Jones, thị
6
trường chứng khoán Tokyo áp dụng chỉ số Nikkei, Hong Kong áp dụng chỉ số
Hang - xieng, Singapore áp dụng chỉ số "Strai taime"…
Một loại chỉ số chứng khoán được nhiều người biết đến nhất là chỉ số Dow
Jones ra đời cách đây vừa tròn 100 năm (896). Chỉ số này được coi như một
cột mốc của thị trường chứng khoán thế giới. Chỉ số này do hai nhà kinh tế
Mỹ Edward David Jones và Charles Hery Dow đề xuất đo lường mức độ biến
động của thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Chỉ số Dow
Jones bao gồm 65 loại cổ phiếu được chia thành 3 nhóm chỉ số bình quân nhỏ
như sau:
+ Chỉ số Dow Jones công nghiệp bao gồm giá cổ phiếu của 30 công ty hàng
đầu ngành công nghiệp công lại rồi chia cho 1504 (con số này có khi có
giảm).
+ Chỉ số Dow Jones vận tải bao gồm giá cổ phiếu của 20 công ty hàng đầu
ngành giao thông vận tải cộng lại chia cho 2785 (con số này có khi tăng).
+ Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng bao gồm giá cổ phiếu của 15 công ty
hàng đầu ngành dịch vụ công cộng.
Để biết được tình hình phát triển kinh tế gần đây người ta xác định thêm một
số tiêu chuẩn khác. Đó là các điểm giới hạn và điểm liệt. Chẳng hạn điểm giới
hạn của chỉ số Dow Jones là 800, điểm liệt là 700. Nếu chỉ số Dow Jones
hàng ngày vượt quá 800 điểm chung trong nền kinh tế đang đi lên, nếu dưới
800 điểm cho biết có nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế.
II. CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng
khoán. Thông thường một thị trường chứng khoán bao gồm hai thị trường
cùng tham gia (cấu trúc thị trường chứng khoán) là thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp.
1. Thị trường sơ cấp:

7
Là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt
động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo
sự tăng thêm qui mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường
này là nguồn tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính.
Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
2. Thị trường thứ cấp.
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra
hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua
bán tiếp thu sau lần bán đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị
trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường
sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không
phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục
đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở
thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công
cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn
nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán được
mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm qui mô đầu tư vốn, không thu hút
thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền
sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh
khoản của chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng
khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như
hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề,
thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có
chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có
thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó
8
khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động

vốn trong nền kinh tế.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt
lý thuyết. Trong thực tế tổ chức thị trường chứng khoán không có sự phân
biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp. Nghĩa là, trong một
thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao
dịch của thị trường thứ cấp. Vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất
mua đi bán lại.
Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị
trường phát hành là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải
giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị
trường để đảm bảo thị trường chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của
nền kinh tế.
3. Sở giao dịch chứng khoán:
Thị trường chứng khoán chính thức được tổ chức theo hình thức Sở giao
dịch chứng khoán.
a. Các hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán.
Hiện nay trên thế giới có 3 hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán.
Thứ nhất: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo hình thức "Câu lạc
bộ" tự nguyện của các thành viên. Trong hình thức này, các thành viên của sở
giao dịch (hội viên) tự tổ chức và tự quản lý sở giao dịch chứng khoán theo
pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các hội viên của Sở giao dịch
bầu ra Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành.
Thứ hai: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một công
ty cổ phần có các cổ đông là các công ty thành viên. Đây là hình thức phổ
biến nhất hiện nay. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức dưới hình thức này
được hoạt động theo luật công ty cổ phần, phải nộp thuế cho nhà nước và chịu
9
sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do chính phủ lập ra. Cơ quan
chuyên môn này là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán. Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán là Hội đồng

quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra và ban điều hành sở
giao dịch chứng khoán do Hội đồng quản trị đề cử.
Thứ ba: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới dạng một công ty cổ
phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của nhà nước. Đây là hình
thức phổ biến ở hầu hết các nước Châu á. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều
hành cũng tương tự như hình thức trên nhưng trong thành phần Hội đồng
quản trị có một số thành viên do uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám
sát điều hành. Sở giao dịch chứng khoán quốc gia bổ nhiệm.
b. Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về thị trường
chứng khoán do chính phủ thành lập. Uỷ ban chứng khoán quốc gia có nhiệm
vụ xác định loại doanh nghiệp nào được phép phát hành chứng khoán và loại
chứng khoán nào được mua bán. Uỷ ban này cấp giấy phép và kiểm tra hoạt
động của các công ty môi giới và thực hiện các công việc quản lý nhà nước
khác.
Hội đồng quản trị và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán quản lý và
điều hành sở giao dịch chứng khoán. Tất cả các quyết định đều được Hội
đồng quản trị đưa ra. Hội đồng này bao gồm các công ty chứng khoán thành
viên của sở giao dịch chứng khoán, các thành viên liên doanh thậm chí có một
số không phải là thành viên của sở giao dịch chứng khoán do Uỷ ban chứng
khoán quốc gia đưa vào. Hội đồng quản trị có quyền quyết định nhưng thành
viên nào được phép buôn bán tại sở giao dịch, những loại chứng khoán nào đủ
tiêu chuẩn được phép niêm yết tại phòng giao dịch. Hội đồng này có quyền
đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc niêm yết một chứng khoán nào đó. Hội đồng quản
trị có quyền kiểm tra quá trình kinh doanh của các thành viên sở giao dịch.
10
Nếu phát hiện vi phạm, Hội đồng quản trị có quyền phạt hoặc đình chỉ việc
kinh doanh của thành viên trong một thời gian nhất định hoặc trục xuất không
cho phép mua bán trên sở giao dịch. Nếu phát hiện vi phạm, Hội đồng quản
trị có quyền phạt hoặc đình chỉ việc kinh doanh của thành viên trong một thời

gian nhất định hoặc trục xuất không cho phép mua bán trên sở giao dịch
chứng khoán nữa.
c. Thành viên sở giao dịch chứng khoán.
Thành viên sở giao dịch chứng khoán có thể là các cá nhân hoặc các công ty
chứng khoán. Để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán trước hết
công ty phải được công ty có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt
động. Phải có số vốn tối thiểu theo quy định, có chuyên gia kinh tế, pháp lý
đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra công ty
còn phải thoả mãn các yêu cầu của từng sở giao dịch chứng khoán cụ thể. Một
công ty chứng khoán có thể là thành viên của nhiều sở giao dịch chứng khoán
khác nhau nhưng không được là thành viên của thị trường chứng khoán phi
tập trung và ngược lại công ty chứng khoán có thể thực hiện một hay nhiều
nghiệp vụ khác nhau trên thị trường chứng khoán.
d. Giám sát thị trường chứng khoán.
Để đảm bảo cho các giao dịch được công bằng đảm bảo lợi ích của các nhà
đầu tư, sở giao dịch chứng khoán có một bộ phận chuyên theo dõi giám sát
các giao dịch chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch
chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận giám sát là kiểm tra theo dõi
và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực như gây nhiễu giá, giao dịch tay
trong, giao dịch lòng vòng, giao dịch có dàn xếp trước.
4. Những nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán.
11
a. Nguyên tắc trung gian mua bán chứng khoán.
Hoạt động mua bán chứng khoán không phải trực tiếp diễn ra giữa những
người muốn mua và bán, chứng khoán thực hiện mà do các nhà trung gian
môi giới thực hiện. Đây là nguyên tắc trung gian căn bản cho tổ chức và hoạt
động của thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo cho các loại chứng khoán là chứng
khoán thực và thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn hợp pháp và phát
triển, bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Vì những nhà đầu tư không thể xét

đoán một cách nhanh chóng và chính xác giá trị thực sự của từng loại chứng
khoán và cũng không dự đoán được chính xác xu hướng biến động của nó. Vì
vậy nếu người môi giới có thái độ không khách quan trong hoạt động trung
gian sẽ gây thiệt haị cho các nhà đầu tư.
Xét về tính chất kinh doanh, môi giới chứng khoán có 2 loại: Môi giới
chứng khoán và thương gia chứng khoán.
Môi giới chứng khoán chỉ thương lượng mua bán chứng khoán theo lệnh
của khách hàng và ăn hoa hồng.
Thương gia chứng khoán còn gọi là người kinh doanh chứng khoán.
Nói chung các công ty môi giới chứng khoán tại các thị trường chứng
khoán đều đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ là người môi giới vừa là người
kinh doanh nhưng tại thị trường chứng khoán New York, London từ lâu người
ta đã phân biệt 2 loại môi giới này và có luật lệ không chỉ hoạt động của
thương gia chứng khoán.
b. Nguyên tắc định giá của mua bán chứng khoán.
Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán do các nhà môi giới đưa ra.
Mỗi nhà môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại từng thời điểm tuỳ theo
sự xét đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật dựa trên lượng cung cầu loại chứng
khoán đó trên thị trường.
12

×