Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.1 KB, 48 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền cùng người dân huyện Tân Uyên đã tích cực vận
động, khai thác lợi thế vị trí, đất đai, huy động nội lực và tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trong
nước và ngoài nước, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo
những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực để trở thành vùng huyện công nghiệp quan trọng
của tỉnh Bình dương.
Trước đây huyện đã xây dựng Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2010; và đã đưa
vào thực hiện một số các dự án quan trọng về giao thông, về xây dựng các khu cụm công nghiệp,
chuyển đổi các vùng sản xuất, tạo tiền đề cho việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn
huyện một cách tích cực, theo định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước.
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Từ năm 2004, diễn biến thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện có nhiều những bước phát
triển nhảy vọt trong thu hút đầu tư các khu cụm công nghiệp, đô thị và dịch vụ, vượt quá kế
hoạch đã lập tới năm 2010. Mặt khác cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới như cơ sở hạ tầng xã hội,
kết cấu hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng kịp tình hình phát triển của công nghiệp, đô thị.
Để nền kinh tế huyện tăng trưởng cao và bền vững, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của toàn
tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cần phải xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội huyện đến năm 2020 gắn với quy hoạch phát triển toàn tỉnh, với quy hoạch của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng thành phố Hồ Chí Minh và của vận hội mới của cả nước.
Quy hoạch là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội; ngành công nghiệp, dịch vu; hệ thống đô thị và dân cư
nông thôn; Tổ chức hành chánh toàn tỉnh Bình Dương mới phê duyệt có nhiều cái mới liên quan
tới định hướng phát triển huyện Tân Uyên.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của Viện chiến
lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quy hoạch xây dựng Vùng thành phố Hồ Chí Minh của Phân
viện QHĐTNTMN Bộ Xây Dựng đều đặc biệt chú trọng phát triển khu vực Bắc của thành phố
Hồ Chí Minh, trong đó có Tân Uyên; Có nhiều đề án quan trọng của quốc gia, của Vùng thành
phố Hồ Chí Minh liên quan tới địa bàn huyện như giao thông liên vùng, đường vành đai của
vùng thành phố lớn Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện.
Cần kịp thời lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên đáp ứng yêu cầu mới và
thời cơ mới của tỉnh Bình Dương, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Thành phố Hồ


Chí Minh.
2. Mục tiêu, quan điểm Quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương tới năm 2020 nhằm xây
dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, cân đối bền vững,
đảm bảo mối quan hệ giữa 3 mặt: kinh tế tăng trưởng - đời sống dân cư nâng cao - môi trường
sinh thái cảnh quan bền vững.
Quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 phải xác định được cơ hội lợi thế của huyện trong bối cảnh phát
triển của tỉnh, của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, định hướng phát triển của huyện mạnh,
chắc và phù hợp với: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các ngành tỉnh Bình Dương tới
2020; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tới 2020; định
hướng Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh tới 2020 và tầm nhìn 2050 và định
hướng phát triển chung của cả nước.
3. Những căn cứ lập quy hoạch
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính Phủ.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Căn cứ Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Căn cứ Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn”.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên thời kỳ 2011-2010.
- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn huyện Tân Uyên thời kỳ 2011-201
- Quy hoạch phát triển các ngành tỉnh Bình Dương tới 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh Tế trọng điểm phía Nam - báo cáo của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Số liệu phòng TN&MT huyện Tân Uyên.
1) Bàn đồ hiện trạng 1/25.000.
2) Bàn đồ địa chính 1/25.000.
3) Bàn đồ quy hoạch 1/25.000.
4) Bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000
5) Bản đồ tài nguyên đất đai 1/25.000
6) Bản đồ đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng đất 1/25.000
7) Bản đồ phân vùng sử dụng đất 1/25.000
PHẦN THỨ NHẤT
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương;
- Hướng Bắc giáp huyện Phú Giáo;
- Hướng Tây và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một; huyện Bến Cát,
- Hướng Nam giáp huyện Dĩ An, Thuận An;
- Hướng Đông - Đông Nam giáp huyện Vĩnh Cửu thuộc Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai;
có khoảng cách gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km – 40km, ga Sóng Thân
15km, gần Tân Cảng, cảng Cát Lái v.v…
Tân Uyên nằm ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi để phát triển
công nghiệp – nằm trong khu vực phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ của Vùng; Huyện Tân
Uyên có 2 phần, phần Nam Huyện Tân Uyên thuộc khu vực Nam Bình Dương phát triển đô thị -
công nghiệp tập trung; phần phía Bắc Huyện là khu vực phát triển công nghiệp và cây công
nghiệp gắn với đường vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông của vùng Hồ Chí Minh, có nhiều tuyến giao
thông quan trọng của vùng đi qua địa bàn huyện. Quan trọng nhất là: trục giao thông Bắc Nam từ
thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước theo đường ĐT 743 - 741 đi qua huyện Tân
Uyên. Đường vành đai tạo lực phát triển công nghiệp đông bắc của Vùng thành phố Hồ Chí
Minh đi qua huyện, qua cầu Thủ Biên kéo dài ra tới cảng biển Vũng Tàu (Thị Vải và Sao Mai).

2. Địa hình
Địa hình trung du cao dần về hướng Bắc, có các dải đồi cao và điểm cao độc lập. Phía Bắc có
cao trình 40 - 50 m, thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm như cao su. Về
phía Nam cao trình thấp trung bình 20 - 30 m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành
vùng rộng lớn, thuận lợi cho cây trồng và xây dựng.
3. Khí hậu
Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít gió bão và
không có mùa đông nhưng phân thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
4. Tài nguyên nước
Nước mặt: Huyện Tân Uyên có hai con sông lớn là sông Đông Nai và sông Bé chảy qua. Ngoài
ra, còn có nhiều sông, suối nhỏ như sông Vũng Gấm, suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh Lai
Nước ngầm: Huyện Tân Uyên thuộc khu vực có lượng nước ngầm không nhiều. tốc độ cung cấp
nước của giếng đào trung bình là 0,3l/s.
5. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Tân Uyên được chia làm 4 nhóm chính: đất xám
(SFxV), đất phù sa không bồi (P), đất phù sa đỏ vàng (Pb), đất xám gley (SFhg).
Tổng diện tích tự nhiên có 61344,36ha, chiếm khoảng 22,8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh
Bình Dương. Trong đó, đất nông nghiệp có 49289,02 ha, chiếm 80,35%; đất phi nông nghiệp có
12028,76ha, chiếm 19,61%; và còn lại khoảng 26,61ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 0,04%.
Đất đai của huyện trong thời gian qua được sử dụng theo hướng giảm diện tích đất trồng cây
hàng năm, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng; đồng thời, tăng diện tích đất trồng cây lâu năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng.
6. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Tân Uyên không lớn; có 3353,74 ha rừng và là rừng trồng sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những nông trường trồng cao su, điều rộng nên khả năng phủ xanh đất
trống, đồi trọc và mang lại lợi nhuận khá lớn.
7. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản phi kim đang khai thác của tỉnh Bình
Dương. tập trung vào các loại chính:
- Cao lanh: có 2 mỏ với trữ lượng khoảng 34 triệu tấn; gồm mỏ: Tân Mỹ (lộ thiên) trữ lượng 18

triệu tấn, đang khai thác và mỏ Vĩnh Tân có trữ lượng 16 triệu tấn (chưa khai thác).
- Sét vật liệu xây dựng: mỏ sét Khánh Bình, có trữ lượng 15 triệu m
3
, có chất lượng rất tốt. Hiện
khai thác hàng năm 12-15 m
3
.
- Sét chịu lửa làm gốm: tập trung tại xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp là loại nguyên liệu
có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim. Hàng năm sản xuất 17-18 triệu
sản phẩm.
- Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh: tập trung ở ven sông Đồng Nai.
Ngoài ra, còn có đá xây dựng ở Thường Tân, mỏ than bùn ở Tân Ba (diện tích 85ha, trữ lượng
0,7-1 triệu tấn).
II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số
Năm 2010, dân số trung bình toàn huyện có 169,3 ngàn người, chiếm khoảng 15,3% dân số trung
bình của tỉnh Bình Dương. Ước đến năm 2020 dân số của Huyện đạt 200,7 ngàn người, tăng
khoảng 47,2 ngàn người so với năm 2011.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trong thời gian qua có xu hướng giảm; đến năm 2011, tỷ lệ tăng tự
nhiên chỉ còn 1,02%, bình quân mỗi năm giảm trên 0,07%/năm. Ước đến đến năm 2010 tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên chỉ còn khoảng 1,00%.
Dân số thành thị của Huyện tương đối cao và tăng qua các năm. Đến năm 2011, dân số thành thị
chiếm khoảng 21,0% dân số của toàn Huyện. Đến năm 2020, dân số thành thị của Huyện sẽ tăng
hơn, ước khoảng 47.160 người, chiếm khoảng 23,5% dân số, tăng 18.860 người so với năm
2011.
2. Lao động
Cùng với tăng trưởng dân số, lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng nhanh qua các
năm. Đến năm 2011, có khoảng 101,6 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 9,1%/năm thời kỳ 2006-2010. Đến năm 2011 ước
khoảng 120 ngàn lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lao động bình

quân thời kỳ 2011-2020 ước đạt khoảng 5,6%/năm.
Lao động làm việc làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng
tăng; đồng thời lao động trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần.
Như vậy, quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện
Tân Uyên diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di chuyển từ khu vực nông
nghiệp, có năng suất thấp sang làm viêc khu vực công nghiệp và dịch vụ, có năng suất cao hơn.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
A. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ
1. Tăng trưởng kinh tế và phân tích tăng trưởng
Kinh tế huyện Tân Uyên trong thời gian qua đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn.
Tổng giá trị gia tăng (VA) của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đạt hai con số và thời kỳ
sau cao hơn thời kỳ trước. Đến năm 2011, quy mô tổng giá trị tăng thêm của huyện (theo giá so
sánh 2004) đạt 2109,7 tỷ đồng và Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,3%/năm giai
đoạn 2011-2020 và ước đạt 17,5%/năm.
Động thái tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện có xu hướng năm sau đạt nhịp độ tăng trưởng
cao hơn năm trước. Khu vực sản xuất vật chất tăng trưởng cao hơn khu vực dịch vụ; còn nếu
chia theo ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp thì khu vực phi nông nghiệp tăng trưởng cao
hơn khu vực nông nghiệp.
Trong thời gian qua, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế
của Huyện, kế đến là khu vực dịch vụ và sau đó là khu vực sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn
2011-2015, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng 8,9 điểm % tăng trưởng kinh tế, khu
vực dịch vụ khoảng 3,2 điểm % và khu vực sản xuất nông nghiệp 2,2 điểm %. Ước tính giai
đoạn 2015-2020, đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng vẫn chiếm chủ
yếu, khoảng 13,1 điểm %; đóng góp của khu vực dịch vụ là 3,3 điểm %; và của khu vực sản xuất
nông nghiệp giảm đi, chỉ còn 1,2 điểm %.
2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện từng bước được chuyển dịch đúng hướng, theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đến năm 2008, các ngành phi
nông nghiệp chiếm 81,8% trong kinh tế của huyện và các ngành nông nghiệp chiếm 18,2%. Ước
tính đến năm 2010, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tiếp tục tăng, chiếm 83,0% và các ngành

nông nghiệp giảm còn 17,0%.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện diễn ra tương đối nhanh. Trong giai
đoạn 2011-2055, trung bình mỗi năm các ngành nông nghiệp giảm 3,3% điểm cơ cấu, đồng thời,
ngành công nghiệp-xây dựng tăng 2,5% điểm cơ cấu và khu vực dịch vụ tăng 0,7% điểm cơ cấu.
Ước tính giai đoạn 2011-2020, các ngành nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh, trung bình mỗi năm
giảm 2,6% điểm cơ cấu, ngành công nghiệp-xây dựng tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng 3,6%
điểm cơ cấu và khu vực dịch vụ giảm 1,0% điểm cơ cấu.
3. Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2010, thu nhập
bình quân trên đầu người (giá hiện hành) đạt 20,7 triệu đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2000.
Ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng vào năm 2015 gấp 2,0 lần.Tuy nhiên,
so với thu nhập bình quân chung của cả tỉnh Bình Dương thì thu nhập bình quân đầu người của
huyện Tân Uyên vẫn còn thấp hơn (thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương năm
2011 là 24,3 triệu đồng/người, ước năm 2020 là 30 triệu đồng/người).
4. Năng suất lao động
Phân tích năng suất lao động của huyện trong thời gian qua cho thấy: Năng suất lao động không
ngừng tăng lên. Năng suất lao động cả nền kinh tế tăng từ 15,7 triệu năm 2000 lên 34,5 triệu
đồng năm 2008 (tăng 2,2 lần so với năm 2000) và ước đạt 45,7 triệu đồng năm 2010 (tăng 2,0
lần so với năm 2005). Khu vực phi nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn khu vực nông
nghiệp. Vì vậy, cần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng các
ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành năng suất cao hơn.
B. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Ngành công nghiệp - xây dựng
Ngành công nghiệp - xây dựng có vị trí ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Uyên.
Nếu như ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 32,5% trong cơ cấu kinh tế của Huyện vào
năm 2000 thì đến năm 2005 đã tăng nhanh đạt 45,2%, khoảng 56,3% vào năm 2008 và ước đạt khoảng
63,0% vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành giai đoạn 2001-2005 khoảng
22,8%/năm và giai đoạn 2006-2010 ước đạt khoảng 24,3%/năm.
1.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp huyện Tân Uyên trong thời gian qua có bước tăng trưởng khá nhanh. Công nghiệp

tập trung phát triển mạnh và ổn định ở các xã phía Nam huyện như: Thái Hòa, Tân Phước
Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp, Khánh Bình, Uyên Hưng và đang dần dần phát triển lên các
xã phía Bắc huyện như: Tân Mỹ, Đất Cuốc, Tân Thành, Tân Lập, Hội Nghĩa. Về ngành nghề đầu
tư cũng đa dạng, phong phú và không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Trong công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được thu hút, đang dần khẳng
định được lợi thế của mình và có đóng góp tích cực vào kinh tế - xã hội của Huyện. Số cơ sở sản
xuất, lao động trung bình trên một cơ sở, giá trị sản xuất liên tục gia tăng. Giá trị sản xuất của
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 44,8% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện
tăng lên 74,5% vào năm 2005 và giảm còn khoảng 65,2% vào năm 2008.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện liên tục tăng qua các năm. Từ
578,1 tỷ đồng vào năm 2000 tăng lên 6050,9 tỷ đồng vào năm 2005 và khoảng 13551,7 tỷ đồng
vào năm 2008. Tỷ trọng so với công nghiệp của Tỉnh tăng từ tương ứng từ 4,0% lên 6,8% và
khoảng 7,4%. Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện khá nhanh
nhưng so với tỉnh Bình Dương thì tỷ trọng của ngành công nghiệp Huyện vẫn còn thấp và chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của Huyện.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Các cơ sở sản xuất trong nước chủ yếu tập trung sản xuất gạch ngói, chế biến gỗ, sản xuất gốm
sứ, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, khai thác khoáng sản….
Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tập trung vào sản xuất chế biến đồ gỗ gia dụng,
giày dép… sử dụng nhiều nhân công lao động giá rẻ.
Khu, cụm công nghiệp
Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn Huyện có 13 khu, cụm công nghiệp (08 khu, 05 cụm) với
tổng diện tích 3.870,1ha, trong đó đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 2.989,9 ha; thu hút 319 dự
án (có 118 dự án đã hoạt động).
Công nghiệp tập trung phát triển mạnh ở các xã, thị trấn phía Nam của huyện như: Thái Hòa,
Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp, Khánh Bình, Uyên Hưng và đang dần dần phát
triển lên các xã phía Bắc của huyện như: Tân Mỹ, Đất Cuốc, Tân Thành, Tân Lập, Hội Nghĩa.
Ngoài 04 cụm công nghiệp Tân Hiệp, Tân Mỹ, Phú Chánh, cụm công nghiệp - dịch vụ Uyên
Hưng đã có chủ đầu tư, thì cụm công nghiệp Tân Lập chưa có chủ đầu tư mới. Hình thành và
hoạt động 04 khu công nghiệp thuộc Khu Liên hợp công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương

gồm Đại Đăng (122ha), Kim Huy (213ha), Sóng Thần III (532ha), Việt - Sing II (154ha).
Chuyển 02 cụm công nghiệp thành khu công nghiệp: Nam Tân Uyên (331ha), Đất Cuốc (213
ha). Quy hoạch thêm khu công nghiệp Xanh Bình Dương (200ha), phát triển khu công nghiệp -
đô thị Tân Uyên (1607 ha).
Tuy nhiên việc phát triển công nghiệp trong thời gian qua cũng đã phát sinh một số tồn tại, hạn
chế sau:
- Ngành công nghiệp tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng chưa cao. Phần lớn các dự án
đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, việc sử dụng nhiều lao
động, chủ yếu lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề nên năng suất lao động thấp. Sự
tăng trưởng đạt được chủ yếu là do tăng về số lượng doanh nghiệp, tăng vốn đầu tư đồng bộ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường, điện, điện thoại, cấp thoát nước, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển các Khu, Cụm công nghiệp của Huyện.
- Việc đầu tư các dự án công nghiệp còn dàn trải, nhỏ lẻ, chưa tập trung vào Khu, Cụm; chưa có
đối tác mạnh đầu tư vào Huyện; tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng trong từng Khu, Cụm công nghiệp
còn chậm nên ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường do chậm xử lý chất thải công nghiệp đối với các dự án đầu tư
riêng lẻ như: nước thải, khí thải, chất thải rắn đang ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các
hộ dân tại các khu vực sản xuất công nghiệp, mà phần lớn là do các doanh nghiệp không thực
hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Hệ thống tổ chức, năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Huyện đến xã, thị trấn chưa đáp ứng được
yêu cầu công tác quản lý kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp gây ra.
- Công nghiệp phát triển nhanh đã thu hút nhiều lao động nhập cư dẫn đến phát sinh nhu cầu bức xúc về nhà ở, về
điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần; các vấn đề về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong khi các
điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa được đầu tư.
1.2. Xây dựng
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của trung ương và tỉnh Bình Dương, nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện tăng lên đáng kể, nhất là lĩnh vực
phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Công tác xây dựng đô thị đã được định hướng đúng đắn, tập trung xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật. Kết hợp với đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật các công trình phục vụ xã hội tương

đối đồng bộ, vừa cải tạo chỉnh trang công trình cũ, vừa đầu tư xây dựng các công trình mới.
Huyện Tân Uyên đang trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa, biến chuyển từ một huyện
thuần nông lên trung tâm công nghiệp mới của tỉnh, nhu cầu xây dựng còn rất lớn và sẽ tăng
nhanh trong thời gian tiếp theo.
2. Khu vực dịch vụ
Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm qua các năm trong cơ cấu kinh tế huyện. Giá trị tăng thêm
của ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 197,1 tỷ đồng, chiếm 21,1% năm 2000 thì đến năm 2008
đạt 893,3 tỷ đồng, chiếm 25,5% trong cơ cấu nền kinh tế. Khu vực này đang thu hút ngày càng
nhiều lao động, từ gần 7,8 ngàn lao động, chiếm 13,1% năm 2000 tăng lên khoảng 15,8 ngàn lao
động, chiếm 15,6% năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc của cả nền kinh tế.
Thương mại
Hoạt động thương mại được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Đến năm 2005, toàn huyện
Tân Uyên có 4611 cơ sở kinh doanh và năm 2008 tăng lên 6338 cơ sở. Trung bình có 2,2 lao
động/cơ sở (thấp hơn mức chung của tỉnh 2,4 lao động/cơ sở), giảm xuống còn 1,9 lao động/cơ
sở. Các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển mạnh như: nhà trọ, ăn uống giải khát
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm; đến năm 2005 đạt
khoảng 912,0 tỷ đồng và năm 2008 đạt khoảng 2144,8 tỷ đồng (gấp hơn 10 lần năm 2000 và gấp
2,4 lần năm 2005). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ huyện Tân Uyên chiếm
khoảng 8,8% của toàn tỉnh Bình Dương.
Hiện trạng chợ trên địa bàn
STT Tên chợ Địa bàn Năm XD Nguồn vốn
01 Tân Phước Khánh TT Tân P. Khánh 2005 Doanh nghiệp
02 Tân Uyên TT Uyên Hưng 2004 Doanh nghiệp
03 Phước An Xã Thái Hòa 2003 Doanh nghiệp
04 Tân Thành Xã Tân Thành 2004 Chi cục ĐCĐC
05 Thái Hòa Xã Thái Hòa
06 Bình Mỹ Xã Bình Mỹ
07 Lạc An Xã Lạc An
08 Tân Định Xã Tân Định
09 Tân Bình Xã Tân Bình

10 Quang Vinh Xã Khánh Bình 2006 Doanh nghiệp
11 Minh Đạo Xã Khánh Bình Đang XD Doanh nghiệp
12 Hội Nghĩa Xã Hội Nghĩa Đang XD Doanh nghiệp
13 Phước Thành TT Uyên Hưng 2006 Hợp tác xã
Xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi nổi, kim ngạnh xuất nhập khẩu không ngừng
tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 mới chỉ đạt 44 triệu USD thì đến năm 2008 đã tăng lên
319 triệu USD, trung bình mỗi năm tăng thêm 39 triệu USD. Trong đó, gia tăng chủ yếu ở khu vực
đầu tư nước ngoài, và hiện nay chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của huyện. Giá trị
kim ngạch xuất khẩu của huyện chiếm khoảng 5-7% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng sơn mài điêu khắc, giày dép, hàng may mặc, hạt điều
nhân, mủ cao su…. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp, chiếm trên 90%
kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Những năm gần đây đã có thêm một số mặt hàng xuất khẩu chế
biến từ sản phẩm nông nghiệp chất lượng khá, thị trường tiêu thụ đang dần được mở rộng.
Kim ngạch nhập khẩu cũng không ngừng gia tăng, song thấp hơn xuất khẩu. Kim ngạch nhập
khẩu đạt 32,5 triệu USD vào năm 2001 tăng lên 179 triệu USD vào năm 2008; chiếm 3-5% kim
ngạch nhập khẩu của toàn tỉnh. Cơ cấu nhập khẩu: trong nước chiếm 15%, đầu tư nước ngoài
chiếm 85% kim ngạch nhập khẩu của toàn huyện. Theo nhóm hàng, toàn bộ nguyên nhiên liệu
và dụng cụ phụ tùng phục vụ sản xuất. Qua đó cho thấy, trong hoạt động xuất nhập khẩu của
huyện ưu tiên cho phát triển sản xuất và mang tính chất gia công của ngành công nghiệp.
4. Hệ thống kết cấu hạ tầng
4.1. Giao thông
Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông toàn huyện gồm 992 tuyến đường, tổng chiều dài
1199,2km. Trong đó, đường nhựa hoá 29,1%, đường sỏi đỏ chiếm 63,3% và đường đất chiếm
7,6%. Diện tích đường chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên của huyện, mật độ đường bộ/1000 dân
đạt 5,3km/1000 dân.
- Đường tỉnh: có 5 tuyến dài 137,5 km, gồm 22 cầu BTCT (trong đó 19 cầu chịu tải trọng lưu
thông 25 tấn, 2 cầu Rạch Rớ và cầu Chùa chịu tải trọng 13 tấn trên đường ĐT786 đi Lạc An).
Các đường tỉnh đi qua địa bàn huyện có ĐT741, ĐT742, ĐT746, ĐT747 (747a và 747b). Trong
đó đương ĐT747 là đường tạo lực quan trọng của tỉnh Bình Dương qua huyện Tân Uyên nối với

đường ĐT743 thành trục Bắc Nam .từ thành phố HCM qua Bình Dương lên Bình Phước đang
được đấu tư mở rộng, nâng cấp.
- Đường huyện: có 19 đường, gồm các đường từ ĐH401 đến ĐH419 với tổng chiều dài là
113,25 km. Các đường huyện có nền rộng phổ biến là 9m, mặt đường trung bình 5-7 m, riêng
đường ĐH412 nền rộng 13m, mặt 10m.
- Đường xã có 163 tuyến dài 332,15 km. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư rộng khắp
với trên 452 tuyến, dài 430 km, trong đó làm mới 264 km trị giá 37 tỷ đồng, nhân dân đóng góp
khoảng 60%. Tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã. Lưu thông từ huyện xuống trung
tâm các xã hiện nay là khá tốt.
Đường sông: Giao thông đường thủy chủ yếu thực hiện trên lưu vực sông Bé và sông Đồng Nai.
Sông Đồng Nai: sâu 5-7 m, rộng 500-700 m, khả năng lưu thông tàu 2000 tấn. Tuyến sông từ
Hiếu Liêm đến Thạnh Phước có thể khai thác vận tải.
4.2. Thủy lợi
Tổng chiều dài các tuyến kênh phục vụ nước sản xuất cho các hộ nông dân là 94.784 km. Trong
đó có 45.483 km (tuyến kênh cấp 1, kênh chính) đã được bê tông hóa. Còn 49.301 km là các
kênh mương nội đồng (kênh đất). Công suất các tuyến kênh phục vụ cho 900/1.575 ha so với
thiết kế đạt 57,14%, tập trung ở các xã, thị trấn Uyên Hưng, Bạch Đằng, Tân Mỹ, Thường Tân,
Lạc An.
4.3. Bưu chính - viễn thông
Số máy điện thoại trên địa bàn không ngừng tăng đạt 15,9 máy/100 dân; nhưng vẫn thấp hơn
bình quân chung của tỉnh Bình Dương 28,6 máy/100 dân.
Trên địa bàn huyện có 06 bưu cục ở các xã, thị trấn: Thường Tân, Thái Hòa, Tân Phước Khánh,
Tân Thành, Bình Mỹ, Đất Cuốc; 14 điểm bưu điện văn hóa xã đã đi vào hoạt động ổn định; 96
điểm đại lý bưu điện tư nhân đang hoạt động đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng điện thoại trong
nhân dân và 34 đại lý internet.
4.4. Điện
Số xã thị trấn có điện đạt 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2001 là 89,1% đến nay tăng lên
95,8% năm 2005 và khoảng 98,7% năm 2008.
4.5. Cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường
Cấp nước

Trên địa bàn Huyện đã đầu tư 08 nhà máy nước tập trung ở các xã, thị trấn: Tân Phước Khánh,
Uyên Hưng, Tân Thành, Tân Mỹ, Tân Định, Lạc An, Đất Cuốc, Hội Nghĩa để phục vụ nước sinh
hoạt cho nhân dân.
Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đã nâng từ 57,9% năm 2001 lên 71,3% năm 2005, và năm 2008 đạt
89,7% trên tổng số hộ.
Thoát nước
Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện hiện nay còn rất đơn sơ, chủ yếu là thoát tự nhiên ra
sông suối. Chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với nước mưa.
Vệ sinh môi trường
Hiện trạng vấn đề vệ sinh môi trường của huyện chưa đến mức báo động song nguy cơ xảy ra rất
lớn nếu công tác quản lý không được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
Diện tích và độ che phủ của rừng ngày càng thu hẹp ảnh hưởng xấu đến môi trường, không khí,
suy thoái đất và suy thoái nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, vấn đề khí thải, chất thải, nước thải từ
các khu, cụm công nghiệp cần phải được quan tâm và kiểm soát một cách chặt chẽ.
5. Văn hóa - xã hỘi
5.1. Giáo dục - đào tạo
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên -
kỹ thuật hướng nghiệp, 6 trường THPT, 9 trường THCS, 25 trường Tiểu học, 19 trường Mầm
non. Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trường Mầm non tư thục (ở thị trấn Tân Phước Khánh) và
một số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Tất cả xã, thị trấn trong Huyện đều có Hội đồng
Giáo dục, Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng. Năm 2008, có 17 trường được kiên
cố hóa và lầu hóa, trong đó có 10 trường tiểu học và 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
* Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, 100% xã thị trấn được công nhận đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành công tác phổ cập trung
học cơ sở, hiện nay đạt trên 80%. Chất lượng giáo dục các bậc học ổn định và từng bước nâng
lên.
* Trung tâm tổng hợp hướng nghiệp bước đầu đã mở được một số lớp dạy nghề ngắn hạn, số
lượng học viên chưa cao. Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp và dạy nghề cũng đạt được một số
kết quả nhất định. Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ,
trung tâm đã mở được nhiều lớp và thu hút nhiều học viên theo học ở các ngành nghề.

5.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Hệ thống cơ sở y tế được hình thành từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn. Hiện nay, trên địa bàn
huyện có 01 Bệnh viện đa khoa loại III quy mô 80 giường; 02 phòng khám khu vực với 24
giường và 22 trạm y tế xã với 110 giường, trung bình 5 giường/trạm. Như vậy, toàn huyện có 25
cơ sở khám chữa bệnh với tổng số giường bệnh là 214; bình quân đạt 12,6 giường bệnh/1 vạn
dân (thấp hơn mức chung của Tỉnh: 21,2 giường bệnh/1 vạn dân). Tổng số cán bộ y tế và ngành
dược có 230 người, trong đó ngành y có 202 người và ngành dược là 28 người. Trong số cán bộ
ngành y thì có 40 bác sỹ và trình độ cao hơn; 70 y sĩ, kỹ thuật viên; 47 y tá và 25 nữ hộ sinh. Cán
bộ ngành dược với 2 dược sĩ cao cấp, 24 dược sĩ trung cấp và 2 dược tá. Bình quân có 2,36 bác
sĩ/1 vạn dân. Đảm bảo 100% trạm y tế có bác sỹ; 100% xã thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản
nhi. Nhìn chung với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay, đã cơ
bản đáp ứng phần nào nhu cầu cho người dân.
Triển khai xây dựng đề án chuẩn quốc gia về y tế xã, đến năm 2008 có 17/22 xã, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; 15/22 xã thị trấn đạt chuẩn tiên tiến về y học cổ truyền. Huyện
cũng đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Tăng cường các biện pháp kiểm
tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.3. Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao
Văn hoá thông tin
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư phát triển rộng khắp các xã thị trấn, đạt 100%. Số xã
thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%. Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 97%.
Về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, năm 2008 có 26.309/29.822 hộ gia đình
đạt gia đình văn hoá, chiếm 88,2%; có 106/119 khu ấp đạt danh hiệu văn hoá, tiên tiến đạt
89,1%.
Thể dục thể thao
Phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được duy trì và phát
triển, toàn huyện có khoảng 20% dân số thường xuyên tập luyện TDTT; 16,8% gia đình được
công nhận là gia đình thể thao, có thêm 15 câu lạc bộ thể thao được thành lập.
5.4. Quốc phòng an ninh
Thực hiện tốt chỉ thị 62-CT/BCT tăng cường giáo dục quốc phòng mới; gắn với thế trận an ninh
nhân dân. Kết hợp quốc phòng với kinh tế. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: tổ chức xây

dựng ở mỗi xã thị đều có câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa: Xây dựng bộ máy tư pháp về tổ chức và năng lực cán bộ. Tuyên truyền phổ biến pháp
luật. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của dân không để tồn đọng.
IV. NHẬN XÉT CHUNG
1. Điểm mạnh
- Chính quyền huyện quan tâm vận dụng tốt các chính sách của nhà nước vào phát triển kinh tế -
xã hội huyện.
- Kinh tế tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa. Ngành công
nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời. Nhiều ngành và lĩnh vực phát
triển khá nhanh.
- Đầu tư gia tăng: là địa bàn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, do thủ tục
hành chính đơn giản, ít phiền hà, giá đất rẻ, gần các thành phố lớn có điều kiện sinh hoạt thuận
lợi cho các nhà đầu tư và thu hút nguồn lao động.
- Tăng trưởng kinh tê gắn với phát triển xã hội. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm
- Phát triển vùng và lãnh thổ chuyển đổi theo hướng công nghiệp đô thị hóa.
- Các hình thức tổ chức sản xuất rất đa dạng, phong phú thu hút được nhiều thành phần kinh tế
tham gia.
2. Điểm yếu
- Dịch vụ phát triển chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế của huyện.
- Tỷ lệ thu ngân sách so với tổng giá trị tăng thêm còn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn.
Vốn tự có của dân cư chưa nhiều. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng chưa đủ đáp ứng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và chưa tạo được
sự hấp dẫn mạnh đối với đầu tư nước ngoài. Việc giải quyết vấn đề thoát nước, xử lý chất thải ở
các khu cụm công nghiệp, các thị trấn, thị tứ chưa đáp ứng kịp thời.
- Lực lượng lao động tại chỗ của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu về chất dù lượng nhiều. Đội
ngũ cán bộ có trình độ hạn chế.
3. Cơ hội
- Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam - đặc biệt khi Việt Nam
chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO - ngày càng sâu rộng đã tạo cơ

hội lớn cho các địa phương phát triển. Đối với huyện Tân Uyên, đó là một thị trường tiêu thụ sản
phẩm rộng lớn và đa dạng, lượng khách du lịch dồi dào, cơ hội thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công
nghệ hiện đại và cách thức quản lý tiên tiến
- Có nhiều công trình của trung ương, của vùng kinh tế trọng điểm phiá Nam trên địa bàn huyện.
Như : các dự án giao thông Vùng thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển công nghiệp - đô
thị, các dự án phát triển du lịch liên vùng…
4. Thách thức
- Nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhỏ bé, mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội đặt ra to lớn.
- Sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường, giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội.
PHẦN THỨ HAI
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN TÂN UYÊN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ
NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
1. Tác động của bối cảnh quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế
- Trong những năm gần đây, sự xuất hiện kinh tế tri thức tạo bước phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản xuất. Đây là xu thế vận động và phát triển khách quan của lịch sử quá trình phát triển
lực lượng sản xuất ở các nước hiện nay.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trở thành xu thế và là đặc điểm mới nổi bật của nền
kinh tế thế giới, xu thế tất yếu khách quan trong thế kỷ 21. Quá trình nhất thể hóa kinh tế thế giới
và khu vực đang diễn ra sâu rộng.
Toàn cầu hóa mở ra một thị trường rộng lớn cho các nước. Các nước sử dụng những biện pháp
thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ hàng hóa của mình.
- Các tổ chức quốc tế có uy tín như WTO (GATT trước đây), IMF, WB ngày càng có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, thông qua việc giải quyết tranh chấp thương mại,
đầu tư, cho vay vốn để tăng cường tiềm lực cho mỗi quốc gia và khu vực.
2. Bối cảnh trong nước
2.1. Cả nước

(1) Nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh
từng bước được cải thiện.
(2) Các khu vực kinh tế đều có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch và chất
lượng sản phẩm có nhiều cải thiện.
2.2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020.
Để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng
nhằm xây dựng vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng
động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả
nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và 2020.
Quan điểm phát triển
(i) Huy động cao nhất khả năng các nguồn lực, trước hết là khả năng nội lực. Khai thác có hiệu
quả tiềm năng và lợi thế của vùng và tăng cường các phương thức phối hợp liên kết các địa
phương trong vùng và ngoài vùng, phát huy sức mạnh tổng hợp, nhằm mục tiêu tăng trưởng
nhanh, ổn định và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
(ii) Phát huy vai trò đầu tàu, hạt nhân tăng trưởng, hỗ trợ, lôi kéo, thúc đẩy phát triển các vùng
khác, nhất là các vùng còn khó khăn của khu vực phiá Nam và cả nước cùng phát triển. Đi đầu
trên các lĩnh vực phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế. Phát triển đồng bộ công nghiệp, dịch vụ,
đào tạo và phát triển nhân lực; ứng dụng, triển khai và chuyển giao công nghệ mới, chủ động hội
nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực và quốc tế.
(iii) Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; chuyển dịch cơ cấu chủ động theo hướng nâng cao khả
năng cạnh tranh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu phát triển chủ yếu

- Đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 của vùng KTTĐ phía Nam đạt gấp
khoảng 1,2 lần và thời kỳ 2011-2020 khảng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng
tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 36% hiện nay lên khoảng 40 - 41% năm 2010
và 43 - 44% năm 2020.
- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1.493 đô la Mỹ năm 2005 lên 3620 đô la
Mỹ năm 2010 và 22.310 đô la Mỹ năm 2020.
- Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7%
năm 2010 và 40,5% năm 2020.
- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm trong tiến trình hiện đại hóa,
nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%.
- Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và
trong khu vực Đông Nam Á đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả khu vực phía Nam và khách quốc tế.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% năm 2010 và dưới 1% năm 2020 và giữ tỷ lệ lao động
không có việc làm ở mức an toàn cho phép là khoảng 4% đến 2020.
- Ổn định dân số trong vùng đến năm 2020 khoảng 15-16 triệu người. Bảo đảm kỷ cương, trật tự
an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông
thôn trong vùng.
2.3. Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là một trong những trung
tâm phát triển mạnh và đóng góp to lớn vào gia tăng tổng sản phẩm của Vùng.
Phương hướng phát triển cơ bản của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ tới được xác định là:
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong suốt thời kỳ 2006-2020. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15,0% năm, 14,5% năm giai đoạn 2011-2015 và 13,0% giai
đoạn 2016-2020.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng ngành dịch vụ xấp xỉ với ngành công
nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa tăng lên mạnh mẽ các vùng lãnh thổ trên địa
bàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế của Bình Dương đến năm 2010 là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và
nông lâm ngư nghiệp (65,5% - 30,0% - 4,5%); đến năm 2020 đạt tương ứng là 55,5% - 42,2% -
2,3%.

- Nâng cao GDP/người đạt 30 triệu đồng vào năm 2010, 52 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng
89,6 triệu đồng vào năm 2020.
- Đón bắt xu thế lan tỏa của thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương tập trung thu hút đầu tư, hình
thành các trung tâm công nghiệp tập trung xung quanh Thành phố. Điều chỉnh các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao kỹ thuật tiên tiến.
- Phát triển các ngành dịch vụ gắn với sự phát triển các ngành kinh tế của Tỉnh; một số ngành
dịch vụ phải đi trước như thương mại, vận tải, ngân hàng; hình thành các ngành dịch vụ mũi
nhọn, như: dịch vụ nhà ở, nhà nghỉ sinh thái, đào tạo công nhân phục vụ phát triển công nghiệp,
đô thị và dịch vụ du lịch tiên tiến, đẩy mạnh du lịch MIC (mô hình du lịch kết hợp hội thảo, hội
nghị, triển lãm, bán hàng và nghỉ ngơi). Mở rộng dịch vụ du lịch quốc tế, đồng thời phát triển
kinh doanh du lịch nội địa.
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
1. Phát huy nguồn nội lực: phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Uyên cần thể hiện rõ quan
điểm là dựa vào các nguồn lực nội tại là chính; bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa các yếu tố bên
ngoài là quan trọng đặc biệt là vốn đầu tư.
Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý là nội dung có tính chiến lược, nhằm phát
huy thế mạnh nội lực để phát triển bền vững trong những thập kỷ tới, đây là thế mạnh của huyện
trước mắt cũng như lâu dài.
Yếu tố quyết định đến bước đi của huyện Tân Uyên là phải tạo ra những đột phá có tính chiến
lược về kinh tế, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển xã hội ngày càng văn minh trên cơ sở phát triển
nguồn nhân lực có trình độ khoa học, có phẩm chất để tiếp thu, áp dụng những tiến bộ của nhân
loại vào thực tế Huyện, nhằm từng bước thực hiện chiến lược của cả nước: phát triển con người
là vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. Để tạo ra
những bước đột phá về tăng trưởng kinh tế phải xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo
hướng tăng nhanh năng suất lao động trên cơ sở khai thác có hiệu quả cao tiềm năng, lợi thế của
Huyện. Cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông
nghiệp.
3. Phát triển cân đối lãnh thổ: phát triển kinh tế - xã hội cần đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng

lãnh thổ trên địa bàn.
4. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội: Phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo công
bằng và phát triển xã hội, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của cộng
đồng dân cư ngày càng văn minh. Chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo; đặc biệt quan tâm
đến đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng xa, vùng sâu có nhiều khó khăn.
5. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường: Các phương án phát triển kinh tế - xã hội cần
phải được cân nhắc xem xét đồng bộ với chiến lược bảo vệ và tiến tới phát triển môi trường bền
vững. Tất cả các dự án phát triển kinh tế cần phải nghiên cứu xem xét đánh giá tác động của môi
trường. Có như vậy mới có sự phát triển bền vững.
6. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải là quy hoạch mở: Phải được xây dựng và
thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với xây dựng, triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của các huyện trong tỉnh, tạo ra sự phân công, hợp tác kế hoạch thống nhất trên địa bàn tỉnh, khu
vực và hội nhập quốc tế.
Hợp tác với các huyện, địa phương khác nhằm tập trung sức mạnh tổng hợp để khai thác các
nguồn lực có hiệu quả hơn. Mặt khác cần tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có nhiều
lợi thế so sánh nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của huyện trên thị trường.
7. Phát triển kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng: Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với
an ninh quốc phòng là quan điểm đúng đắn có tầm chiến lược để phát triển ổn định và bền vững.
Vì vậy, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội để phát triển huyện, vững chắc về
an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài.
2. Mục tiêu
- Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 5,50%%; thời kỳ 2011-2015 đạt 4,91% và
thời kỳ 2016-2020 đạt 4,65%. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 200,7 ngàn người, đến năm
2015 khoảng 255 ngàn người và đến năm 2020 khoảng 320 ngàn người.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, thời kỳ 2006-2010 đạt 17,5%, thời kỳ 2011-2015
đạt 16,0% và thời kỳ 2016-2020 đạt 15,0%. Tương ứng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 24,3%,
15,1% và 13,0% và ngành dịch vụ đạt 16,1%, 26,3% và 21,4%; ngành nông lâm thủy sản đạt
4,7%, 3,0% và 2,6%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ; đó là, tăng nhanh tỷ trọng các ngành phi
nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là

công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông lâm thủy sản. Cụ thể, ngành công nghiệp - xây dựng
chiếm 63,0%, ngành dịch vụ chiếm 20,0% và ngành nông lâm thủy sản chiếm 17,0% vào năm
2010; tương ứng đạt 60,5%, 30,5%, 9,0% vào năm 2015 và 55,5%, 40,0%, 4,5% vào năm 2020.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,2 triệu đồng, năm 2015 đạt 23,5 triệu và năm
2020 đạt 37,6 triệu (giá so sánh 1994). Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành tương
ứng khoảng 27,3 triệu đồng vào năm 2010, khoảng 61,1 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng
101,6 triệu đồng vào năm 2020.
- Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực văn hóa
- xã hội. Duy trì 100% tỷ lệ hộ dùng điện; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100% vào trước năm
2020. Công tác chăm sóc sức khỏe được đặc biệt quan tâm. Giảm đến mức tối thiểu không còn
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; không còn những bệnh lây nhiễm phát triển thành dịch.
- Phấn đấu đến năm 2010 trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo, nâng cao tỷ lệ hộ khá giàu.
- Tăng mật độ sử dụng điện thoại (máy cố định và di động) lên khoảng 23-25 máy/100 dân vào
năm 2010, đạt 30-32 máy/100 dân năm 2015 và khoảng 42-45 máy/100 dân vào năm 2020.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo khu vực nội thị đạt tiêu chuẩn đô thị
loại III vào năm 2015 và đạt tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2020. Đồng thời, hệ thống kết cấu
hạ tầng ở khu vực nông thôn cũng không ngừng được cải thiện, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Như vậy, huyện Tân Uyên là một trong những địa phương
đi đầu trong nổ lực xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành Thành phố trực thuộc trung ương vào
năm 2020.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2010 và trên 70% vào năm 2020.
III. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
Để đảm bảo được các mục tiêu phát triển phải xây dựng các phương án phát triển trong thời kỳ
quy hoạch với những điều kiện khả thi cao.
1. Dự báo dân số và lao động
Để có tính khả thi cao trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề
nghị chọn phương án I để tính toán cho các phương án phát triển kinh tế-xã hội của huyện
qua các thời kỳ đến năm 2020.
Phương án I: Trong điều kiện kinh tế của huyện có sự tăng trưởng nhanh, tạo được nhiều việc
làm, thu hút được lao động từ các vùng khác chuyển đến; đồng thời, đời sống xã hội, văn hóa,

giáo dục… của người dân ngày được nâng cao. Dự báo tỷ lệ tăng cơ học đạt khoảng 4,60% vào
năm 2015 và khoảng 4,00% vào năm 2020. Quy mô dân số theo phương án I là 255 ngàn người
vào năm 2015 và 320 ngàn người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân cả 2011-
2020 khoảng 4,78%/năm.
Theo phương án chọn, tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện tăng nhanh. Tốc độ
tăng trưởng lao động bình quân cả thời kỳ 2011-2020 đạt 4,81%/năm.
Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Tốc độ tăng lao động ngành
công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 5,09%/năm thời kỳ 2011-2020. Tỷ trọng lao động công
nghiệp - xây dựng chiếm 56,0% vào năm 2015 và chiếm 56,5% tổng lao động đang làm việc
trong nền kinh tế vào năm 2020.
Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhanh; tốc độ tăng trưởng bình quân
cả thời kỳ 2011-2020 khoảng 12,85%/năm. Tỷ trọng lao động dịch vụ chiếm khoảng 23,0% vào
năm 2015 và chiếm 33,5% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế vào năm 2020.
Lao động làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp giảm nhanh cả về quy mô lẫn tỷ trọng;
tốc độ giảm bình quân thời kỳ 2011-2015 khoảng 1,58%/năm và thời kỳ 2016-2020 có xu hướng
giảm nhanh hơn, bình quân giảm 9,79%/năm. Tương ứng, tỷ trọng lao động làm việc trong khu
vực nông nghiệp giảm xuống còn 21,0% vào năm 2015 và khoảng 10,0% tổng lực lượng làm
việc trong nền kinh tế vào năm 2020.
2. Các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo phương án chọn
- Tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 2011-2020, khu vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và đạt
bình quân khoảng 2,8%/năm; khu vực phi nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao,
khoảng 17,1%/năm.
Giá trị tăng thêm trên địa bàn
ĐVT: tỷ đồng
2011 2015 2020
Nhịp độ tăng b/q (%)
2006-

2010
2011-
2015
2016-
2020
2011-
2020
Tổng cộng 2851,0 5988,0 12044,0 17,5 16,0 15,0 15,5
Chia theo ngành
- Nông lâm thủy sản 512,0 594,0 676,0 4,7 3,0 2,6 2,8
- Công nghiệp-xây dựng 1780,0 3594,0 6625,0 24,3 15,1 13,0 14,0
- Dịch vụ 559,0 1800,0 4743,0 16,1 26,3 21,4 23,8
Chia theo SXVC - dịch
vụ
- Sản xuất vật chất 2292,0 4188,0 7301,0 17,9 12,8 11,8 12,3
- Dịch vụ 559,0 1800,0 4743,0 16,1 26,3 21,4 23,8
Chia theo NN-phi NN
- Nông nghiệp 512,0 594,0 676,0 4,7 3,0 2,6 2,8
- Phi nông nghiệp 2339,0 5394,0 11368,0 22,0 18,2 16,1 17,1
- Đóng góp vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Khu vực phi nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế của huyện, bình quân
khoảng 15,2 điểm % vào nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020. Trong khi đó, đóng
góp của khu vực nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm, chỉ còn khoảng 0,3
điểm % trong tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2020.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
ĐVT: %
Thời kỳ
2011-2015 2016-2020 2011-2020
Tăng trưởng kinh tế 16,0 15,0 15,5
Chia theo ngành

- Nông lâm thủy sản 0,4 0,2 0,3
- Công nghiệp-xây dựng 9,3 7,5 8,1
- Dịch vụ 6,3 7,3 7,1
Chia theo SXVC - dịch vụ
- Sản xuất vật chất 9,7 7,7 8,4
- Dịch vụ 6,3 7,3 7,1
Chia theo NN-phi NN
- Nông nghiệp 0,4 0,2 0,3
- Phi nông nghiệp 15,6 14,8 15,2
- Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ
trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2020, khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 95,5% trong
kinh tế của Huyện.
Cơ cấu sản xuất vật chất và dịch vụ chuyển dịch theo hướng cân đối, hợp lý đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế của huyện.
Cơ cấu kinh tế
2011 2015 2020
1. Tổng VA (giá hiện hành) 5478,6 15568,8 32518,8
2. Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0
Chia theo ngành
- Nông lâm thủy sản 17,0 9,0 4,5
- Công nghiệp-xây dựng 63,0 60,5 55,5
- Dịch vụ 20,0 30,5 40,0
Chia theo SXVC - dịch vụ
- Sản xuất vật chất 80,0 69,5 60,0
- Dịch vụ 20,0 30,5 40,0
Chia theo NN-phi NN
- Nông nghiệp 17,0 9,0 4,5
- Phi nông nghiệp 83,0 91,0 95,5
- Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

2010 2015 2020
- Giá so sánh 1994 14,2 23,5 37,6
- Giá hiện hành 27,3 61,1 101,6
- Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng qua từng giai đoạn, giai đoạn sau vốn đầu tư cao hơn giai đoạn
trước. Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm; đồng thời, tỷ trọng
vốn đầu tư của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn
ĐVT 2011-2015 2016-2020
Tổng cộng tỷ đồng 38343 67800
Phân theo nguồn vốn
ĐVT 2011-2015 2016-2020
Tổng cộng tỷ đồng 38343 67800
- Ngân sách tỷ đồng 3834 6102
Tỷ lệ % 10,0 9,0
- Vốn tín dụng tỷ đồng 4218 8136
Tỷ lệ % 11,0 12,0
- Vốn doanh nghiệp, dân cư tỷ đồng 10353 17628
Tỷ lệ % 27,0 26,0
- Vốn đầu tư nước ngoài tỷ đồng 19938 35934
Tỷ lệ % 52,0 53,0
- Năng suất lao động
Năng suất lao động không ngừng tăng lên trong tất cả các ngành kinh tế. Năng suất lao động của
toàn bộ nền kinh tế đã tăng từ 22,7 triệu đồng năm 2005, lên 45,7 triệu đồng vào năm 2010;
khoảng 101,8 triệu đồng vào năm 2015 và 169,4 triệu đồng vào năm 2020. Trong đó, năng suất
lao động của khu vực dịch vụ cao nhất, kế đến là ngành công nghiệp - xây dựng và cuối cùng là
khu vực sản xuất nông nghiệp.
Năng suất lao động trên địa bàn
ĐVT: triệu đồng
2011 2015 2020

Toàn bộ nền kinh tế 45,7 101,8 169,4
- Nông-lâm-thủy sản 26,8 43,6 76,2
- Công nghiệp-xây dựng 52,3 109,9 166,4
- Dịch vụ 57,1 134,9 202,2
Đến năm 2020, năng suất lao động trong khu nông nghiệp chỉ bằng 45,0% năng suất trung bình
toàn bộ nền kinh tế; bằng 37,7% khu vực dịch vụ và bằng 45,8% khu vực công nghiệp - xây
dựng. Nhìn từ góc độ năng suất lao động cho thấy, cần chuyển dịch phát triển các ngành theo
hướng giảm tỷ trọng các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động
cao hơn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và công nghiệp hóa rút ngắn.
IV. QUY HOẠCH NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
1. Ngành công nghiệp - xây dựng
1.1. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Từ nay đến năm 2020, công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong kinh
tế huyện Tân Uyên. Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, năng động, hợp lý và hướng
mạnh về xuất khẩu; từng bước chuyển sang các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại,
tiên tiến. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng kỹ thuật cao và các
ngành công nghiệp phụ trợ. Giảm dần tỷ lệ gia công, tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 55,0% năm 2010,
lên 60,0% năm 2015 và 70,0% năm 2020.
Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện phải gắn liền với phát triển đô thị và các khu dân cư
phù hợp với Quy hoạch phát mạng lưới đô thị, dịch vụ của Tỉnh.
Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực của các thành phần kinh tế.
Thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân nhằm phát huy nguồn nội lực cho phát
triển công nghiệp. Đồng thời, lấy đầu tư nước ngoài làm động lực cho tiến trình chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ khí (cơ khí chuyên dụng phục vụ cho các ngành
công nghiệp khác, cơ khí gia công và sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết, cơ khí tiêu dung,
cơ khí chính xác, cơ khí lắp ráp, cơ khí sửa chữa), công nghiệp điện tử (sản xuất và lắp ráp chi
tiết, linh kiện điện tử chuyên dụng, sản xuất các phần cứng cho công nghệ thông tin, sản xuất
thiết bị văn phòng, thông tin - viễn thông, dây dẫn, linh kiện, phụ tùng điện, điện tử), công
nghiệp hoá chất, công nghiệp dệt may - da giày, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng - gốm sứ

và các công nghiệp chế biến khác.
Phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ hợp lý.
+ Khu vực các xã phía Nam: tập trung phát triển ổn định các cơ sở hiện hữu, khuyến khích các
cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Gắn
phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ.Định hướng thu hút các dự án sử dụng
công nghệ cao, quy mô lớn vào các khu công nghiệp.
+ Khu vực các xã phía Bắc: cơ bản vẫn là vùng nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp ở
vùng này gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hình thành các Khu
công nghiệp tập trung có qui mô lớn tại các khu vực: Tân Mỹ - Thường Tân - Lạc An; Tân Bình
- Vĩnh Tân; Hội Nghĩa; mở rộng qui mô diện tích Cụm công nghiệp Đất Cuốc chuyển thành Khu
công nghiệp.
Điều chỉnh mở rộng và bổ sung các KCN trên địa bàn đến năm 2020
Tên Địa điểm
Diện tích
(ha)
Thực hiện
I Các KCN được phê duyệt
1 KCN Tân Bình Xã Tân Bình 350 2011-2015
2 KCN Thường Tân Thường Tân 1300 2015-2020
3 KCN Đất Cuốc mở rộng Đất Cuốc 500 2015-2020
4 KCN Bình Lập Bình Mỹ 500 2015-2020
5 KCN Tân Lập Xã Tân Lập 800 2015-2020
II Các KCN dự kiến
6 KCN Thái Hòa - Tân Phước Khánh
Thái Hòa, Tân Phước
Khánh
135 2015-2020
7 KCN Khánh Bình - Thạnh Phước
Khánh Bình, Thạnh
Phước

120 2015-2020
8 KCN Thái Hòa Thái Hòa 185 2010-2015
1.2. Ngành xây dựng
Từ nay đến năm 2020, nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện Tân Uyên sẽ rất lớn do tác động của
quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa. Tập trung điều chỉnh quy hoạch và bố trí xây dựng mới,
cải tạo nâng cấp các khu hành chính, hoàn chỉnh mạng lưới trường học các cấp, hệ thống bệnh
viện, trạm y tế đạt chuẩn.
Ngành xây dựng cần được nâng cao theo hướng đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, đủ sức đáp
ứng nhu cầu xây dựng của địa phương (xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp).
Nâng cao chất lượng và hiệu lực trong quy hoạch, năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến
trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng.
2. Phát triển khu vực dịch vụ
2.1. Phát triển thương mại
Tập trung phát triển ngành thương mại theo hướng ngày càng hiện đại, đảm bảo cung ứng vật tư,
nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng cho đời sống, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của sản xuất nông
công nghiệp.
Tăng nhanh số lượng các cơ sở thương mại đồng thời với việc tăng quy mô, chất lượng và hiệu
quả hoạt động.
Tổ chức tốt mạng lưới kinh doanh thương mại với nhiều thành phần tham gia (trong đó chú ý
đến vai trò năng động của thương nghiệp tư nhân và hợp tác xã), đa dạng, phong phú, có cơ sở
vật chất tốt, đội ngũ kinh doanh giỏi, ngoài khả năng phục vụ tốt tại chỗ tiến tới đủ sức vươn ra
thị trường bên ngoài.
Trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước sẽ mở ra nhiều cơ hội giao thương nên ngành
thương mại cần chủ động cần đẩy mạnh nghiên cứu và xâm nhập thị trường, tăng cường công tác
thông tin, tiếp thị giữ vững thị trường hiện có, mở ra thị trường mới, tăng thị phần của thương
nghiệp huyện ra bên ngoài.
Đẩy mạnh xuất khẩu, dần dần hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô.
Phát triển mạng lưới chợ
Tên chợ Năm XD
DT đất

QH (m
2
)
DT XD
(m
2
)
Vốn đầu
tư (Tỷ
đ)
Nguồn đầu tư Ghi chú
1 Lạc An 2007-2008 10.000 1.000 1,5 NS+huy động Xây lại
2 Bình Mỹ 2007-2008 5.000 1.000 1,5 D. nghiệp Xây mới
3 Hội Nghĩa 2007-2008 5.000 1.000 1,5 D. nghiệp Xây mới
4 Khánh Bình 2007-2008 30.000 2.000 2 D. nghiệp Xây mới
5 Tân Thành 2007-2008 20.000 5.000 3 Huy động Xây lại
6 Tân Ba (X.Thái
Hòa
2008-2009 20.000 1.000 1 Hợp tác xã Xây lại
7 Tân Định 2008-2011 5.000 1.000 1,5 NS+huy động Xây lại
8 Tân Bình 2008-2011 20.000 2.000 3 Huy động Xây lại
9 Bạch Đằng 2008-2011 5.000 1.000 1,5 Ngân sách Xây mới
10 Vĩnh Tân 2008-2011 10.000 1.000 1,5 NS+huy động Xây mới
11 Phú Chánh 2008-2011 10.000 2.000 2 D. nghiệp Xây mới
Tổng cộng 140.000 18.000 20
* Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại
STT Tên siêu thị Địa điểm Năm XD
Nguồn vốn
đầu tư
1 Siêu thị Lầu chợ T/Uyên 2009-2011 D.nghiệp

2 Siêu thị Xã Thái Hòa 2009-2011 D.nghiệp
3 Trung tâm thương mại TT. Uyên Hưng 2010-2011 D.nghiệp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×