Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.51 KB, 17 trang )

QUY HOẠCH TỔNG THỂ & PHÁT TRIỂN KTXH
Câu 1. Nhiệm vụ và vai trò của QHTTPT KT-XH
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là chuyển tư duy chiến lược kinh
tế - xã hội của quốc gia thành những phương hướng hành động thực hiện những mục
tiêu phát triển cụ thể lãnh thổ các cấp
-

-

Nhiệm vụ:
+ Xác lập các luận chứng khoa học về phương hướng, mục tiêu phát triển
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý
+ Bố trí chiến lược trên địa bàn lãnh thổ
+ Xác định chương trình hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện
Vai trò:
+ QHTTPT KT- XH là sự cụ thể hóa chiến lược kinh tế - xã hội thành các
chương trình phát triển và sự bố trí chiến lược làm căn cứ cho việc hoạc
định các chính sách, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, thiết lập các quy
hoạch cơ sở và các dự án cụ thể
+ QHTT đóng vai trò hướng dẫn và điều phối loại hình quy hoạch lãnh thổ
và quy hoạch ngành theo mục đích thống nhất của sự phát triển bền vững.

Câu 2: Mục tiêu của QHTT PTKT – XH
a.

Xây dựng cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý

Phát triển bền vững đất nước, đáp ứng nhu cầu đời sống kte – văn hóa, xã hội của
nhân dân trên cơ sở sử dụng tối ưu, tiết kiệm hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên
và nguồn lực kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ vững và thiết lập cân bằng
sinh thái, bảo vệ môi trường thực hiện ở các mặt sau:


Nâng cao thu nhập của người dân
Nâng cao trình độ học vấn của người dân
Nâng cao tuổi thọ của người dân
Giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo của các tầng lớp nhân dân và các
vùng lãnh thổ
- Bảo vệ môi trường
Tăng trưởng kinh tế
-

b.

Nâng cao đời sống nhân daanm từng bước phát triển nền kinh tế hội nhập với xu
thế khu vực hóa và toàn cầu hóa.
c.
1

Hợp tác quốc tế
1


Tạo ra những điều kiện hoqpj tác có hiệu quả vứi các nước trong khu vực và trên
thế giới, thể hiện ở các mặt:
Hướng về xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại một cách thích hợp.
Xây dựng địa bàn trọng điểm làm cơ sở cho việc xây dựng kinh tế mở và hợp
tác quốc tế, đồng thời ạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và quốc
gia.
Thiết lập một cấu trúc quốc gia lãnh thổ
-

d.


Từ toàn quốc đến cơ sở đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa các vùng, thể hiện
ở mọi mặt:
-

Cấu trúc cơ sở phải hội nhập và thích ứng với cấu trúc quốc tế
Cấu trúc toàn quốc phải quan tâm và tôn trọng những đặc thù của cơ sở,
mang lại lợi ích cho cả cơ sở và quốc gia.

Câu 3: Yêu cầu của QHTTPT KT – XH
1.

2.
3.
4.

5.
6.

7.

8.
9.

2

Xây dựng và phát triển không ngừng cấu trúc lãnh thổ theo hệ thống toàn quốc
– vùng- tỉnh- huyện – xã đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững
Xây dựng các khu dân cư đảm bảo các điều kiện sinh sống, ăn ở, làm việc, học

tập, y tế, văn hóa đáp ứng nhu cầu của mục tiêu phát triển con người
Phát triển hệ thống giao thông đảm bảo cho sự cung cấp, lưi thông hàng hóa
và sự đi lại, giao lưi của người dân trên toàn vùng lãnh thổ.
Hỗ trợ các vùng kém phát triển, đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã
hội, trước hết là điều kiện giao thông và cung cấp năng lượng, ánh sang, nước
sạch, chợ, trường học, trạm y tế…
Đảm bảo mối quan hệ phát triển hài hòa với các vùng lãnh thổ xung quanh,
với cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới
Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng
đất theo quan điểm sinh thái phát triển bền vững, đảm bảo cho sự tăng trưởng
ỏn định của nền kinh tế
Đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
theo hướng xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống
Đảm bảo sự phát triển hài hòa hệ thống đo thị và mạng lưới dân cư nông thôn,
nâng cao chất lượng các đô thị
Bảo vệ, chăm sóc cảnh quan thiên nhiên và vùng rừng bảo tồn quốc gia, tôn
tạo phát triển các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, an dưỡng, nghỉ
ngơi, giải trí.
2


10.

Đáp ứng nhu cầu về an ninh, quốc phòng

Câu 4: Nguyên tắc cơ bản của QHTT PTKT- XH
-

-


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải thỏa mãn yêu cầu về khả
năng tài nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội cao
Hài hòa, tương tác hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
cho tổng thể
Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ
Đảm bảo yêu cầu hiện đại và hội nhập khu vực, quốc tế

Câu 5: Nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành, lĩnh vực
Quy hoạch ngành, lĩnh vực là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển
và phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ với sự tham
gia của các thành phần kinh tế
Nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành sản xuất kinh doanh
-

-

3

Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo
đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và
dịch vụ
Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố các ngành trên các vùng
lãnh thổ
Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các
mục tiêu phát triển ngành
Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu nganhgf, sản phẩm chủ lực và
các điều kiện tự nhiên đảm bảo mục tiêu quy hoạch thực hiện
Luận chững phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với

các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường
Xác định giải pháp về cơ chế, chính sách và đầu tư trọng điểm, trong đó chia
bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực hiện
Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên bản đồ quy
hoạch
Nội dung chủ yếu quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
Xác định nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về cơ sở hạ tầng trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể
Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển cơ cấu hạ tầng
Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và
toàn lãnh thổ
Luận chứng các giải pháp, các công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện
3


Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ lực
Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước
ngoài của các sản phâm
Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm
Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm
Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản
xuất trên các vùng và các tỉnh
Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách, phương hướng hợp tác quốc tế
Thể hiện các phương án phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch

-

Câu 6: Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hôi
Xác định các nội dung nghiên cưu, phân tích , đánh giá, dự báo về các yếu tố,
điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế

so sánh và các tỉnh lân cận
2. Luận chứng, quan điểm mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
phù hợp với quy hoach phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của cả nước, của
vùng.
3. Xác địh nhiệm vụ cụ thể để đật được mục tiêu đề ra trong quy hoạch
TTKTPTK – XH của vùng
4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn vùng
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài
dảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của cacs hoạt động kinh tế, xã hội của
tỉnh và gắn với các tỉnh khác trong vùng
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất
7. Luận chứng danh mục các dự án đầu tư
8. Luận chứng bảo vệ môi trường
9. Xác định giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu về quy
hoạch; đề xuất các dự án đầu tư, công trình trọng điểm có tính toán cân đối
nguồn vố để đảm bảo việc thực hiện và luận chứng các bước quy hoạch
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển – kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh lên tỉ lệ bản đồ 1/250.000 và 1/100.000 đối với các khu vực trọng
điểm
1.

Câu 7: Phân tích các nội dung chủ yếu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên trong quy hoach tổng thể phát triển kinh tế
a.
4

Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý: tọa độ, giáp ranh, khoảng cách tới khu trung tâm gần nhất
Địa hình
4



+ độ dốc: chia thành 6 cấp
+ thuận lợi, khó khăn
- Khí hậu:
+ lượng mưa theo tháng, theo năm
+ nhiệt độ (đất, không khí..)
+ tổng tích ôn cả năm
+ độ ẩm (%)
+ gió bão
b. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: đánh giá hiện trạng sử dụng đất (liên quan đến sự phát triển
của các ngành); các nhóm đất phân bố trên đàn; tính thổ nhưỡng, tính chất
vật lý, hóa học…
- Tài nguyên nước:
+ nước mặt: trữ lượng, hệ thống sông suối, kênh rạch
+ nước ngầm: ảnh hưởng như thế nào, phân bố như thế nào
- Tài nguyên rừng
+ diện tích, vị trí, trữ lượng phân bố của các loại rừng
+ tài nguyên rừng ngoài việc cung cấp cho con người gỗ và các loại lâm sản
thì nó còn là lá phổi của trái đất, điều tiết khí hậu, ngăn chặn sự ô nhiễm
thoái hóa và còn có tác dụng phục hồi các nguồn tài nguyên bị phá hủy
- Thảm thực vật và quần thể vật nuôi
+ động vật
+ thực vật
+ sinh học
- Tài nguyên biển và thủy sản:
+ chiều dài đường biển hơm 3200km chạy dọc chiều dài đất nước tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển
+ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản có ý nghĩa vô cùng quan

trọng và to lớn, vừa tạo ra thu nhập, vừa tạo ra chất dinh dưỡng
- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trong tự nhiên có nguồn gốc
từ vô cơ hay hữu cơ và đại đa số nằm trong lòng đất, sự hình thành có liên
quan đến các quá trình địa chất trong suốt hàng triệu năm.
- Tài nguyên du lịch: cảnh quan, các di tích lịch sử, văn hóa và tài nguyên
nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch
- Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời điểm quy hoạch

Câu 8: Phân tích đặc điểm dân số, dân cư tự nhiên, nguồn nhân lực
Nội dung phân tích:
5

5


Phân tích, đánh giá và dự báo quy mô, chất lượng dân số và nguồn nhân lực;
những vấn đề xã hội. Tập trung vào 4 lĩnh vực sau:
-

-

-

-

Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng dân số trong
10 năm qua và những yếu tố tác động đến biến đổi số lượng và chất lượng
dân số trong thời gian tới. Dự báo quy mô và chất lượng dân số đến năm
2015, 2020, 2030
Phân tích,đánh giá đặc điểm dân cư và tình hình phân bố dân cư, ảnh hưởng

của đặc điểm dân cư và phân bố dân cư, các yếu tố văn hóa, nhân văn,… đến
phát triển kinh tế của vùng quy hoạch thời gian vừa qua và dự báo tác động
của nó đến phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Phân tích, đánh giá về quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn
lực; tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực, tác động của nó đến quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Dự báo quy mô và chất lượng
nguồn nhân lực cho thời kỳ quy hoạch.
Phân tích, dự báo vấn đề xã hội có liên quan chặt chẽ tới dân số như vấn đề
văn hóa, lối sống, thẩm mỹ, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc…
Để làm rõ những nội dung trên, có thể sử dụng những chỉ tiêu để đánh giá:

-

-

6

Qui mô, cơ cấu dân số: xác định dân số qua các thời kỳ 5 năm, 10 năm, 20
năm, cơ cấu theo độ tuổi, theo giới tính. Như vậy đánh giá được số lượng, sự
diễn biến về tính chất dân số. Đối với các nước đang phát triển chủ yếu là cơ
cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào và ngược lại các nước phát triển
thì cơ cấu dân số già ảnh hưởng tới lực lượng lao động trong các ngành. Cơ
cấu giới tính phản ánh chất lượng nguồn lao động và nó còn ảnh hưởng tới sự
phát triển xã hội trong tương lai.
Dân số thành thị, dân số nông thôn: phản ánh cơ cấu thành thị nông thôn,
đối với các nước, các vùng phát triển thì tỷ lệ dân số đô thị cao. Như vậy, chỉ
tiêu này cũng phản ánh sự phát triển của vùng thể hiện sự tiếp cận với điều
kiện sống ở đô thị với người dân. Hiện nay hiện tượng di dân từ nông thôn ra
thành thị diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Nguyên nhân của sự di
dân về lý thuyết dựa vào mô hình Todaro có hai giả thuyết sau:

+ Thứ nhất, giả thuyết rằng di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà
đối với cá nhân người di dân có thể là một quyết định hoàn toàn hợp lý cho
dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị.
+ Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào sự chênh lệch thu nhập “dự
kiến” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thực tế giữa nông thôn và
thành thị. Chênh lệch thu nhập “dự kiến” được xác định bởi sự tác động qua
lại của 2 yếu tố: đó là chênh lệch về đồng lương thực tế giữa nông thôn –
6


-

-

-

-

-

-

thành thị và xác suất thành công trong tìm việc làm ở thành thị. Người lao
động trong hiện tại và tương lai sẽ di cư nếu thu nhập “dự kiến” có được
trong 1 khoảng thời gian nhất định ở thành thị cao hơn thu nhập hiện có ở
nông thôn.
Mật độ dân số: các vùng đồng bằng thường có mật độ cao hơn miền núi
phản ánh được mức độ khai thác sử dụng tài nguyên, chủ yếu là đất đai của
vùng. Ngoài ra mật độ dân số còn phản ánh những vấn đề xã hội có liên
quan. Những vùng đất chật người đông thì những vấn đề xã hội môi trường

như an ninh trật tự, văn hóa, xử lý rác thải…phức tạp hơn ở vùng có mật độ
dân cư thấp
Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân: sự chuyển dịch cơ cấu lao
động phản ánh chuyển dịch cơ cấu của vùng.
Năng suất lao động: xác định được thu nhập và mức sống trên đầu người
thông qua phương thức sản xuất và trình độ, tay nghề của người lao động.
như vậy năng suất lao động phản ánh hai vấn đề đó là bản thân người lao
động như trình độ, tay nghề, phân công…và vấn đề áp dụng khoa học trong
sản xuất
Tuổi thọ bình quân: phản ánh đời sống vật chất tinh thần của người dân,
ngoài ra môi trường sống càng trở nên quan trọng khi các yếu tố vật chất
ngày càng được đáp ứng cao hơn.
Tỷ lệ lao động có trình độ: đánh giá sự biến đổi về chất của lực lượng lao
động thông qua nhiều chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ mù chữ, phổ
cập giáo dục, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ người được đào
tạo nghề, tỷ lệ đại học, trung học…
Tỷ lệ suy dinh dưỡng: phản ánh đời sống vật chất và sự phát triển của mạng
lưới dịch vụ y tế. Đối với các vùng nông thôn giải quyết vấn đề suy dinh
dưỡng rất khó khăn vì vấn đề làm tang thu nhập, nâng cao trình độ của người
dân nông thôn gặp rất nhiều khó khăn.
Các chi tiêu khác: như bảo hiểm con người, vấn đề văn hóa, lối sống dân cư,
tác phong làm việc của người lao động…

Câu 9: Trình bày luận chứng các mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn
quy hoạch
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng các phương án phát triển, đối với tình hình
hiện nay của các địa phương thì hai cách tiếp cận sau đây tương đối hợp lý:
-

Cách tiếp cận theo mục tiêu:


B1: Xác định mục tiêu PT KT
7

7


-

Thu hẹp khoảng cách
Đạt tới 1 cơ cấu KT hợp lý
Đạt tới 1 mục tiêu nhất định

B2 : Xác định nhịp độ tăng trưởng KT của địa phương bình quân cho từng giai
đoạn trong thời kì quy hoạch
B3 : Luận chứng nhịp độ tăng trưởng tương ứng của các ngành KT chủ yếu đảm
bảo nhịp độ tăng trưởng của toàn bộ nền KT theo mục tiêu nêu trên
B4 : Phân tích tính hiện thực của các mục tiêu , lựa chọn mục tiêu thích hợp
-

Cách tiếp cận từ tiềm năng phát triển

B1 : Ước tính tăng trưởng của các ngành sản xuất vật chất
-

Xuất phát từ tiến bộ KHCN và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
Căn cứ trên sự thay đổi của năng lực sản xuất và nhu cầu thi trường
Dựa trên lao động và năng suất lao động

B2 : Ước tính tăng trưởng của khối ngành dịch vụ

B3 : Ước tính tăng trưởng của toàn bộ nền KT

Câu 10: Trình bày phương án phát triển đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp
trong QHTTPTKT-XH
-

-

8

Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển nông, lâm, ngư nghiệp (tài
nguyên đất, tập đoàn giống, trình độ canh tác của người lao động, hệ thống
hạ tầng phục vụ nông nghiệp…); xuất phát điểm của ngành; dự báo nhu cầu
thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu; ý đồ chiến lược của
ngành trung ương, của vùng và cả nước bề phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu tang trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.
Phương hướng phát triển ngành; sản phẩm chủ lực và ứng dụng tiến bộ khoa
học – công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Phương hướng bố trí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo lãnh thổ.
+ Nông nghiệp (cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng tập trung, giống kỹ
thuật bảo quản, công nghệ chế biến).
+ Lâm nghiệp (cơ cấu sản xuất, vùng nguyên liệu, cây đặc sản, phủ xanh
đất trồng đồi núi trọc).
8


-

+ Ngư nghiệp (cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng nuôi tập trung, giống,

kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến, năng lực đánh bắt…)
Phát triển kinh tế nông thôn.
Các chương trình và dự án có đầu tư (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm).
Các giải pháp và chính sách.

Câu 11: Trình bày phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong
QHTTPTKT-XH
Nghiên cứu đề xuất các định hướng giải pháp về đảm bảo chất lượng nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phương hướng thực hiện vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, dự kiến phát triển nguồn nhân
lực, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế của từng địa
phương…
- Lao động và việc làm (có chia ra khu vực thành thị và khu vực nông thôn),
nhu cầu việc làm cần bố trí để thu hút lao động qua từng thời kỳ.
- Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động.
a. Dân số
- Phải dự báo được sự gia tăng dân số trong tương lai
-

Nt = N0 [ 1+ (p +- v)/100]t
Nt : Dân số tương lai
N0 : Dân số hiện tại
p : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên TB (%)
v : Tỷ lệ tăng , giảm cơ học (%)
t : Số năm giai đoạn dự báo


Phân bổ mạng lưới dân cư thích hợp
- Xác định khả năng PT dân số theo nhu cầu lao động

Nk = A x 100 /[100-(B+C)]
Nk : Dân số theo nhu cầu LĐ
A : Tổng số LĐ trực tiếp trong các ngành sx
B (%) : Tỷ lệ dân số LĐ gián tiếp , phục vụ
C (%) : Tỷ lệ dân số không tham gia LĐ

9

9


Lao động

b.

Xác định lực lượng lao động trong phạm vi lãnh thổ , phân bố trong các ngành,
dự báo lao động trong tương lai

Câu 12: Trình bày luận chứng phát triển hạ tầng cơ sở trong phát triển KT-XH
Cơ cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái
sản xuất của xã hội, được tổ chức cân đối với nhau trong không gian. Chúng phục vụ
cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các
cơ sở sản xuất. Tính ổn định tương đối cao, sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động
kinh tế trong vùng và tuổi thọ tương đối dài của các công trình và mạng lưới của cơ
sở hạ tầng đã đưa chúng trở thành một yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình phân bổ địa
điểm của các ngành, lĩnh vực kinh tế và là một cơ cấu thành phần của lãnh thổ và
vùng.
Cơ cấu hạ tầng cơ sở có vai trò:
-


-

Là điều kiện sản xuất và tiêu dung cho cả xã hội (xí nghiệp, cơ sở, làm
việc…) trong các vùng. Một số ngành phục vụ cho khai thác và tái sản xuất
tài nguyên (nước, năng lượng). Các công trình thiết bị hạ tầng cơ sở cũng có
ảnh hưởng lớn đến tái sản xuất sức lao động.
Công suất của hạ tầng cơ sở cần phục vụ mọi thời điểm. Quy mô của chúng
cần đáp ứng các thời gian cao điểm trong ngày, trong năm.
Ảnh hưởng tác động hạ tầng cơ sở đến quá trình sản xuất xã hội là: tổng hợp,
đồng bộ và thống nhất.
Các công trình và thiết bị của hạ tầng cơ sở, so với các công trình trong công
nghiệp có thời gian sử dụng lâu dài, nên cần khai thác sử dụng có hiệu quả,
trong cải tạo cũng như xây dựng mới.

Chức năng của hạ tầng cơ sở được phân thành:
-

-

10

Chức năng vùng: các công trình và trang thiết bị của hạ tầng cơ sở gắn chặt
chẽ với lãnh thổ vùng và có tính toàn diện, đồng bộ, chủ yếu phục vụ cho
vùng.
Chức năng quốc gia, quốc tế: các công trình và trang thiết bị của chúng phục
vụ cho một phần, cho toàn lãnh thổ quốc gia, quan hệ hợp tác quốc tế (đường
xuyên quốc gia, đường dẫn điện, dầu, khí đốt…).

10



Giữa các chức năng này có sự đan xen hỗ trợ nhau . Do đó, trong quy hoạch và
xây dựng các công trình trang thiết bị lớn phải tính đến chức năng phục vụ của riêng
từng vùng và của chung nhiều vùng hay toàn quốc gia, quốc tế tổng hợp lại.
Câu 13: Trình bày nội dung phân cấp trung tâm dịch vụ công cộng trong vùng
Trên cơ sở ý nghĩa khác nhau các công trình phục vụ và dịch vụ công cộng đối
với nhu cầu sử dụng của dân cư trong vùng, sự phân bố khác nhau các công trình này
trong các tiểu khu dân cư (chủ yếu là trong các đô thị), và trên cơ sở ý nghĩa đối
ngoại khác nhau của các trung tâm dịch vụ công cộng trong vùng, các trung tâm dịch
vụ được phân loại như sau:
-

Trung tâm liên xã (tiểu vùng) có ý nghĩa và phục vụ cho nhiều xã hay phần
lãnh thổ của huyện.
Trung tâm huyện có ý nghĩa phục vụ cho nhiều huyện (hay một phần lãnh thổ
của tỉnh).
Trung tâm tỉnh có ý nghĩa và phục vụ cho lãnh thổ của một tỉnh.
Trung tâm liên tỉnh (trung tâm miền) có ý nghĩa và phục vụ cho địa bàn của
nhiều tỉnh.
Trung tâm nước (thủ đô) có ý nghĩa và phục vụ cho lãnh thổ cả quốc gia
Giữa các cấp trung tâm cơ bản trên, có các trung tâm quá độ hay chuyển tiếp
như sau:

-

Trung tâm xã:
Có ý nghĩa và phục vụ cho 1 xã, thỏa mãn và đáp ứng không đồng bộ nhu cầu
cấp 1. Trung tâm này có thể là một làng lớn hay một thị tứ.

-


Trung tâm huyện từng phần:
Chỉ có ý nghĩa và phục vụ một số lĩnh vực cho toàn huyện, là trung tâm chuyển
tiếp giữa trung tâm liên xã và trung tâm huyện.

-

Trung tâm liên huyện từng phần

Chủ yếu là có ý nghĩa và phục vụ cho một huyện, nhưng có một hai thể loại
công trình có phạm vi vượt ra ngoài huyện. Đây là trung tâm chuyển tiếp giữa
trung tâm huyện và trung tâm liên huyện.
-

Trung tâm tỉnh tửng phần:
Chỉ có ý nghĩa phục vụ cho một số mặt hay lĩnh vực cho toàn tỉnh, là trung tâm
chuyển tiếp giữa trung tâm liên huyện và trung tâm tỉnh.

11

11


Câu 14: Trình bày cơ cấu và các mối quan hệ của hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong
vùng.


Giao thông và thông tin liên lạc
Cần phải có một mạng lưới giao thông đồng bộ và thuận tiện để liên kết các
hoạt động kinh tế - xã hội của các điểm dân cư, các ngành sản xuất trong vùng,

mạng lưới ấy bao gồm:
- Giao thông đường bộ;
- Giao thông đường sắt;
- Giao thông hàng không;
- Giao thông đường thủy.
Mạng lưới thông tin liên lạc:
Có nhiệm vụ đảm bảo sự liên lạc thông tin nhanh nhất cho toàn vùng. Mạng
lưới thông tin liên lạc thường chạy theo các tuyến đường bộ của vùng, tuy
nhiên 1 số trường hợp để tiết kieejmcos thể bố trí đường dây thông tin liên lạc
theo đường ngắn nhất. Hệ thống thông tin liên lạc còn có các trung tâm liên lạc
viễn thông, trạm vi ba do chuyên ngành thiết kế.



Năng lượng

Tổ chức quy hoạch các mạng lưới và các công trình cung cấp năng lượng khi
phân bố địa điểm và tính toán khối lượng phải xét trên lãnh thổ toàn vùng và sự liên
kết giữa các đô thị và ngoại thị trong vùng


Cấp thoát nước

Những mối quan hệ liên kết về cấp thoát nước trong vùng, giữa đô thị và ngoại
thị phụ thuộc vào các điều kiện thiên nhiên, tự nhiên và thủy học, phần lớn và chủ
yếu được hình thành và phát triển trong địa bản của vùng.
Nói chung các điểm dân cư, đặc biệt là đô thị, những vấn đề nói trên, phụ
thuộc vào vùng ngoại thị và gây ảnh hưởng tác động đến ngoại thị.




Câu 15: Trình bày nội dung bố trí hệ thống đường giao thông trong quy hoạch
cơ cấu hạ tầng cơ sở
Hệ thống đường giao thông bao gồm:
-

12

Đường trục chính: đường nối từ quốc lộ, tỉnh lộ tới các trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hóa, xã hội, các đầu mối giao thông (bến tàu xe), các tiểu vùng.

12


-

-

-

Đường liên xã: đường nối giữa các xã, các đơn vị sản xuất, các đơn vị sử
dụng và thường bố trí kết hợp với các loại đường khác như trục chính, đường
cơ giới.
Xây dựng hệ thống đường giao thông bao gồm các nội dung sau:
Xác định khối lượng vận chuyển hàng hóa (trong vùng và từ trong vùng ra
ngoài vùng), các điểm chu chuyển hàng hóa, xây dựng sơ đồ mối liên hệ giao
thông, xác định hướng tuyến đường trục.
Xác định cường độ vận tải (trọng lượng hàng hóa vận chuyển trong ngày) và
bậc (cấp) kỹ thuật đường.
Bố trí mạng lưới đường giao thông trên cơ sở: đảm bảo sự giao lưu giữa các

điểm dân cư, các trung tâm hành chính kinh tế, văn hóa, xã hội ; sử dụng ở
mức cao nhất hệ thống đường và công trình sẵn có ; đảm bảo sự lưu thông
giữa đường nội bộ các đơn vị sản xuất, các xí nghiệp với quốc lộ, tỉnh lộ và
đường liên xã; vốn đầu tư cơ bản xây dựng đường và công trình ít nhất; bảo
vệ đất nông nghiệp có giá trị, đồng thời đảm bảo quy định kỹ thuật đường;
bảo vệ đất nông nghiệp có giá trị, đồng thời đảm bảo quy định kỹ thuật
đường; bảo vệ đất chống xói mòn và ngập ngước, các hậu quả khác do việc
bố trí đường giao thông gây ra.

Trong tổ chức xây dựng đường giao thông phải xác định được:
-

Độ dài các tuyến đường cải tạo lại và các công trình trên đó phải sửa chữa.
Độ dài các tuyến đường và các công trình trên đó xây dựng mới.
Cấp kỹ thuật đường cải tạo và đường xây dựng mới, kế hoạch cải tạo và xây
dựng đường.
Diện tích đất xây dựng đường (kể cả xây dựng lại).

Câu 16: Trình bày nội dung bố trí hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước trong quy
hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở
Vấn đề nước trong quy hoạch tổng thể được giải quyết theo 2 nội dung:
Hệ thống thủy lợi: luận chứng phát triển hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống nước dùng trong sinh hoạt và dùng cho hoạt động của các ngành
khác.
Nội dung luận chứng quy hoạch thủy lợi – tưới, tiêu nước trong nông nghiệp
- Đánh giá nguồn nước: đánh giá về khả năng và chẩ lượng nguồn nước phục
vụ sản xuất, nhwunxg ảnh hưởng của chế độ nước;
- Xác định diện tích cần tưới, tiêu và sự phân bố diện tích cần tưới tiêu trong
vùng;

-



13

13


Xác định các phương pháp tưới tiêu thích hợp, hệ thống kênh mương, số
trạm bơm trên toàn vùng và phân bố trong tiểu vùng;
- Khối lượng kênh mương đào đắp, chi phí xây dựng và sử dụng hệ thống kênh
mương;
- Biện pháp bảo vệ nguồ n nước và chống xói mòn;
- Tiến độ thực hiện công tác thủy lợi.
Nội dung quy hoạch nguồn nước dùng trong sinh hoạt và phục vụ các hoạt động
sản xuất của ngành.
- Xác định nhu cầu sử dụng nước cho người, gia xúc, máy móc, các ngành phi
nông nghiệp;
- Xác định nguồn nước, tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng;
- Xác định các tháp nước, bể nước cần xây dựng, đường kính vad chiều dài
ống dẫn nước.
-



Câu 17: Trình bày nội dung bố trí cơ sở hạ tầng xã hội trong quy hoạch cơ cấu
hạ tầng cơ sở.
Các công trình văn hóa phúc lợi xã hội được phân theo chức năng hoạt động:
-


Trường học : nhà trẻ, mẫu giáo, các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung
học.
Bệnh viện : bệnh viện, bệnh xá, trạm cấp cứu, trạm y tế, hiệu thuốc.
Cửa hàng thương nghiệp: lương thực, thực phẩm, bách hóa, ăn uống dưới
mọi hình thức kinh doanh.
Cơ sở văn hóa : thư viện, rạp chiếu bóng, nhà hát, câu lạc bộ, nhà văn hóa.
Cơ sở thể dục thể thao : sân vận động, cung thể thao.
Cơ quan hành chính : trụ sở chính quyền, trạm truyền thanh, bưu điện, ngân
hàng, trạm chữa cháy.

Các công trình văn hóa phúc lợi xã hội được phân bố theo các hình thức : phục
vụ tập trung và phục vụ nhóm.






14

Nhóm I: các công trình ở các điểm dân cư nhỏ, hoặc một phần khu dân cư
lớn, bán kính phục vụ 0,5 – 1 km, gồm nhà trẻ, mẫu giáo, trạm cấp cứu,
cửa hàng thương nghiệp.
Nhóm II: các công trình phục vụ một vài điểm dân cư, bán kính phục vụ 2
– 5 km, gồm trường TPCS, trạm y tế, bệnh xá, cửa hàng thương nghiệp
xưởng sửa chữa, dịch vụ ăn uống
Nhóm III: các công trình phục vụ cho tiểu vùng, bán kính phục vụ 6 – 8
km, gồm các trường PTTH, bệnh viện khu vực, cơ sở văn hóa, thể dục thể
thao, thương nghiệp, khách sạn, nhà khách.

14






Nhóm IV: các công trình phục vụ cho toàn vùng, bán kính phục vụ 10 –
20 km, gồm trường PTTH, bệnh viện vùng, cơ sở văn hóa, thể dục thể
thao, thương nghiệp, khách sạn, nhà khách.
Nhóm V: các công trình phục vụ quốc gia, tỉnh đặt trong vùng, gồm các
trường đại học và trung học chuyên nghiệp, viện bảo tàng, bệnh viện
chuyên khoa, viện điều dưỡng, nhà nghỉ mát.

Số lượng và địa điểm phân bố các công trình văn hóa phúc lợi xã hội được xác
định bởi các yếu tố chủ yếu sau: số dân được phục vụ, bán kính phục vụ, đặc điểm
khu dân cư (vị trí, độ lớn), điều kiện lưu thông liên lạc giữa các điểm dân cư.
Diện tích của công trình văn hóa phúc lợi xã hội được tính toán theo các định
mức của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành , trên cơ sở các đặc điểm cụ thể của
vùng.
Nội dung khái quát của quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm các vấn
đề:
-

-

Phân tích các yếu tố tác động đến xây dựng và phát triển; ý đồ chiến lược của
ngành trung ương, của vùng và cả nước về phát triển kết cấu hạ tầng trên địa
bàn quy hoạch.
Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển.

Bố trí mạng lưới kết cấu hạ tầng trong vùng.
Xác định các giải pháp và dự án thực hiện.

Câu 18: Trình bày các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch.
1.

Đề xuất các giải pháp về vốn
Nội dung chủ yếu đề xuất giải pháp vốn gồm:
- Dự báo nhu cầu và tính toán khả năng huy động các nguồn vốn.
- Kiến nghị các giải pháp cần nghiên cứu, ban hành để thúc đẩy tạo vốn, thu
hút vốn và cơ chế sử dụng vốn, các chính sách khuyến khích đầu tư để thu
hút nguồn vốn ngoài ngân sách.
- Đề xuất chính sách đầu tư của Nhà nước.

Nội dung dự báo nhu cầu và tính toán khả năng huy động các nguồn vốn.
Yêu cầu của nghiên cứu giải pháp về đầu tư là phải dự báo nhu cầu về vốn. Từ đó
xác định các giải pháp huy động vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương theo mục tiêu đặt ra.
2.

Đề xuất các giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực

Các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cần xác định:
15

15


Căn cứ vào khối lượng công việc thể hiện bằng quy mô, tốc độ và cơ cấu của
nền kinh tế và của các ngành, các lĩnh vực.

- Căn cứ vào hệ thống định mức lao động của các ngành, các lĩnh vực. Tuy
nhiên căn cứ này cũng phải dựa vào chất lượng lao động.
- Yêu cầu tang năng suất lao động.
- Thực trạng lao động và việc làm từ đó xác định nhu cầu việc làm trong quy
hoạch.
- Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Những thông tin khác như chính sách lao động…
3. Đề xuất các giải pháp về chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ mới
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ mới và
chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh
doanh.
- Các giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ cụ thể trong từng ngành
và từng lĩnh vực.
4. Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách điều hành vĩ mô
- Dựa vào chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước để thực hiện
các nội dung của quy hoạch.
- Từng bước xây dựng một cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của địa phương.
5. Đề xuất các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch
- Xác định vị trí, vai trò của vùng, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng đối với
công việc thực hiện quy hoạch.
-

Trên cơ sở các định hương ngành, lĩnh vực then chốt đã được xác định trong quy
hoạch, đề xuất những biện pháp, ban hành cơ chế chính sách cụ thể, thông báo lãnh
thổ ưu tiên để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Trên cở sở các định hướng ngành, lĩnh vực then chốt đã được xác định trong
quy hoạch, đề xuất những biện pháp, ban hành cơ chế chính sách cụ thể, thông báo
lãnh thổ ưu tiên để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các giải pháp phải làm rõ các biện pháp cho từng ngành và lĩnh vực nhằm đảm
bảo thực hiện phương hướng phát triển của các ngành và lĩnh vực đó.

-

16

Các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý chủ yếu nhằm thực hiện các
mục tiêu quy hoạch của các ngành và lĩnh vực.
Xây dựng và vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa
phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô và công tác điều hành phối hợp giữa
quy hoạch và kế hoạch.

16


17

17



×