Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 29 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
"Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng
thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái
tương lai đó ”
(Thư gửi các bạn thanh niên, ngày 17-81947,sđđ, trang 185-186)
Hơn 60 năm trôi qua, nhưng lời cặn dặn của Bác vẫn có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn dân
tộc Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã mở cửa giao lưu và hợp tác với các
nước trên thế giới thì việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lại
càng có ý nghĩa to lớn hơn, khi mà hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên của chúng ta có biểu hiện
lơ là, có lối sống thực dụng chạy theo danh vọng, vật chất, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, chỉ biết lo vun vén và hưởng lợi cho bản thân.
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội”. Người nói :"Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường chúng ta nhất định thành công
trong nhiệm vụ bảo vệ và thống nhất đất nước ”
(Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết sắp đến tháng 1-1946, sđđ, tập 4 trang 167)
Do vậy, chăm lo, bồi dưỡng cho thế hệ mai sau là nhiệm vụ hàng đầu, được ghi nhận nhiều
trong giáo dục nhất là giáo dục đạo đức cho các em. Bởi lẽ thanh niên là những thế hệ trẻ, năng
động, là chủ nhân sau này của đất nước, thì việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trong bối
cảnh hiện nay là yêu cầu bức thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa.
II. Lý do chọn đề tài
Trong Hội nghị Trung ương lần thứ tư năm 1960, Bác đã nói “Tôi xem chương trình giáo dục
của 10 lớp từ lớp 1 đến lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có 10 dòng”. Nhận xét này của Bác
gợi cho chúng ta một suy nghĩ là: vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường quan trọng biết nhường
nào! Giáo dục toàn diện, trọng đó thật sự coi trọng giáo dục đạo đức, rõ ràng đang đặt ra cấp bách
của ngành giáo dục- đào tạo và của toàn dân ta hiện nay. Và thực tế hiện nay thì vấn đề trên đã trở
thành một câu hỏi lớn được đặt ra cho những người làm trong ngành giáo dục, bởi vì theo thống kê
thì phần lớn những vấn nạn trong xã hội xảy ra thì lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm đa số, trong đó
không ít những trường hợp các em chỉ 12 tuổi, những em có hoàn cảnh kém may mắn hay đáng nói


hơn đó là những em có những điều kiện sống sung túc, đầy đủ những vẫn phạm tội. hay phạm tội
với những lý do hết sức đơn giản và ngây ngô, với nhiều lí do trẻ con như trong học sinh thì xảy ra
án mạng chỉ vì một cái nhìn, một kiểu tóc, một chiếc điện thoại ….không dừng lại ở các em học
sinh, tình hình suy giảm đạo đức còn lan rộng ra ở một số cán bộ, đảng viên Nhà nước, những
người được mệnh danh là đày tớ của nhân dân, và mức suy thoái này buộc những người chủ đó
không khỏi giật mình, bởi vì họ nghĩ tại sao “đày tớ” của mình dám lộng hành đến như thế, bởi vì
lúc nào họ cũng nghĩ làm “đày tớ” là phải phục vụ cho dân nhưng hóa ra không phải thế, vị trí này
đã thay đổi rồi. Thử hình dung ra mức lương của vị lãnh đạo bên công ty đô thị cấp nước hơn 2tỷ
một năm, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể nào tin được, làm gì có chuyện đó xảy ra khi mà những
cán bộ nhân viên công tác trong các ngành tương tự chỉ tạm đủ sống, hay nói đúng hơn là hơi thiếu
trong điều kiện vật giá leo thang như hiện nay. Có những người nói một cách cay đắng, chua xót
rằng nếu sau này có con họ sẽ cho con họ xin vào công tác trong ngành đó. Câu nói của họ phần
nào nói lên sự bất lực, mất lòng tin vào cuộc sống công bằng, dân chủ, văn minh.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân thì việc giáo dục đạo đức cho các em là
nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, là mang tính cấp thiết. Theo Khổng Tử “Nhân chi sơ tánh bản
thiện”, con người mới sinh ra là mang bản tánh lương thiện, tốt hay xấu là do môi trường sinh sống
tạo nên. Do vậy, muốn cho thế hệ mai sau trở thành người tốt, người có ích cho xã hội thì việc giáo
1
dục đạo đức cho các em ngay từ bây giờ là rất quan trọng, bởi vì các em như là những tờ giấy trắng,
chúng ta hãy vẽ lên đó những điều hay, những đạo lý tốt đẹp của dân tộc, về những giá trị nhân nhân
để các em biết được và tự hào rằng mình là con rồng cháu tiên, là con của Âu Cơ và Lạc Long
Quân. Hãy sớm định hình nhân cách cho các em, giúp các em nhận ra những giá trị quý báu của
dân tộc, tránh xa những lối sống thực dụng, chạy theo nhu cầu vật chất, xem nhẹ tình cảm gia đình,
bàng quang vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để góp phần vào việc giáo dục thế hệ mầm non, những
chủ nhân tương lai của đất nước thì việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” đối với giáo viên là nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu.
“…các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức
khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì
không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò…”

(Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7-1956, tập
8, trang 225 )
Mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức, phong cách của
Bác, để trở thành những người thầy có đủ tài và đầy tâm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
III. Phạm vi nguyên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu từ năm học 2013-2014 đối với tất cả học sinh
trường THCS Phan Chu Trinh
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Giúp cho các em học sinh nhận ra những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,
những giá trị nhân dân của dân tộc, khơi gợi cho các em niềm tự hào là con rồng cháu tiên, là người
con của một đất nước anh hùng…. trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”
Song song với việc học tập theo tấm gương của Bác, các em con biết được nhiều về lịch sử dân
tộc Việt Nam, về những năm tháng chiến tranh đau thương, mất mát, …Qua đó, các em có ý thức
trân trọng hơn những gì mà các em được hưởng hôm nay, và có ý chí quyết tâm cố gắng học tập tốt
để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
1. Phải siêng học
2. Phải giữ sạch sẽ
3. Phải giữ kỉ luật
4. Phải làm theo đời sống mới
5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ, anh em
Thư gửi các cháu thiếu nhi năm 1946, tập 4, trang 421
NỘI DUNG
I. Cơ sở Lý luận
“Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có
tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không
có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.
(Bác nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc Phòng và các lớp trung
cấp của các tổng Cục, tháng 5 năm 1957.)

Trong mỗi lần nói và bàn về một vấn đề nào đó, Bác đều đề cập đến vấn đề đạo đức, đặc
biệt là đạo đức trong ngành giáo dục, điều đó cho thấy tầm quan trọng của đạo đức trong giáo
dục.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người đã đặt biệt chú ý đến việc
giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người kiên quyết chống lại nguy cơ xa rời quần
2
chúng. Người đã cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại,
có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngay mai vẫn được mọi người yêu mến và
ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Trong tác phẩm lý
luận đầu tiên Bác viết để huấn luyện những người chiến sĩ yêu nước là cuốn sách “Đường
Kách mệnh” trong đó Bác đã khẳng định đạo đức là gốc của người Cách mạng, Bác đã nêu
lên 23 điểm thuộc tư cách một người cách mệnh.
Người viết “ Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo . Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”
(Đạo đức cách mạng, tháng 12-1958, sđđ, tập 9, trang 293)
Hay bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhân kỉ niệm 39
năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930) Bác cũng đề cập đến vấn đề đạo
đức và cho đến khi Người đi xa đã để lại cho dân tộc ta bảng Di Chúc trong đó Người cũng
căn dặn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. ‘Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”.
Tư tưởng đạo đức của Bác là bắt đầu nguồn từ
truyền thống đạo đức của dân tộc ta từ xưa đến nay, nó được hình thành và phát triển trong quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Là kết tinh của những gì tốt đẹp của con người Việt Nam như
câu nói của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Học Bác để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn và dân tộc ta mãi trường tồn”
Những điều Bác làm, những lời Bác căn dặn cho thế hệ hệ mai sau và đã được toàn Đảng,

toàn dân ta ghi nhớ và làm theo lời Bác.
Thực hiện chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27-3-2003 của ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX và
cùng với việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ chính trị quyết định tổ chức
cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân
từ ngày kỉ niệm 77 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một chủ trương lớn vừa mang
tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề
Nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu với các nước trên thế giới. Đây chính là cơ
hội để ta giao lưu học hỏi và tiếp thu những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, những nét đặc trưng của
những nền văn hóa của mỗi dân tộc, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức trước những cái xấu
3
Hồ Chủ Tịch
sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
tràn vào làm tiêm nhiễm và đầu độc không ít thế
hệ trẻ, những thế hệ được đặt rất nhiều kỳ vọng
vào tương lai nhưng lại đang có những biểu hiện
mất phương hướng, xa rời lí tưởng sống chỉ biết
hưởng thụ .
Gần đây, dư luận hết sức bàng hoàng và
cảm thấy bị sốc khi chứng kiến vụ hôi bia vào
trưa ngày 04 tháng 12 khi xe tải chở 1.500 thùng
bia đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra thành phố
Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (thành
phố Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cho hàng ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường.
Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao vào “hôi bia”, mặc cho tài xế khóc, van xin…
hành động “hôi bia” ấy chẳng khác nào một
vụ cướp giữa ban ngày, cướp trắng trợn, và tôi
cũng không hiểu những người “hôi bia” ấy tại
sao lại có thể dửng dưng vô cảm khi người tài

xế khóc, van xin…. mà khệ nệ khuân vác
những thùng bia, thậm chí có những còn thông
minh nhanh trí kêu xe ba gác đến chở với nét
mặt hân hoan, vội vã. Và khi khuân vác những
thùng bia ấy về uống họ chắc họ cảm thấy
ngon lắm, vì đây là chiến tích là thành công
của họ, liệu con cháu của họ sẽ nghĩ gì đây khi
biết họ làm như vậy, thử hỏi họ sẽ dạy bảo thế hệ mai sau như thế nào khi chính họ đã ngang nhiên
bán rẻ đi lương tâm, lòng tự tôn của dân tộc. Chúng ta còn nhớ thảm họa sống thần kinh hoàng đã
xảy ra trên đất nước Nhật Bản, trong khi chờ đợi cứu trợ từng người, từng người xếp hàng để đến
lượt mình nhận đồ cứu trợ, không hề có cảnh chen lấn xô đẩy. Một việc làm buộc
chúng phải nhìn lại qua vụ “hôi bia”.
Người dân Nhật xếp hàng nhận quà cứu trợ sau trận sóng thần Người Việt Nam chen nhau ăn và nhận quà
Một tình huống cũng không nhận được sự đồng tình của dư luận khi vào ngày 25 tháng 10 năm
2014 hàng ngàn người đã phải chen lấn nhau để được ăn một bữa sushi miễn phí. Cảnh chen lấn xô
đẩy, lời nói hậm hực của những bạn trẻ khi chủ cửa hàng thông báo hết thức ăn cũng tạo cho dư luận
4
Cảnh hôi bia trưa ngày 04-12-2013
Cảnh chen lấn tranh nhau ăn
những cái nhìn đau xót hơn. Ông bà ta từng nói “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất miếng ăn thì lộn
ruột lộn gan lên đầu”. “Miếng ăn là miếng nhục”. Có nhất thiết phải vì miếng ăn mà những người
đó phải chen lấn, xô đẩy nhau như thế không? Liệu khi bạn bè Quốc tế nhìn thấy cảnh này họ sẽ
nghĩ gì đây? Chẳng lẽ đất nước chúng ta nghèo đói đến như mức phải làm như vậy sao?
Căm phẫn và đau xót hơn là vụ bác sĩ
phẫu thuật thẫm mĩ, phi tang ném, giấu xác bệnh
nhân, hay vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em một việc
làm không nên có ở một ngành được mệnh danh
là lương y như từ mẫu, là cha là mẹ…dư luận
chưa hết bàng hoàng chuyện này thì liên tiếp
nhiều chuyện khác xảy ra mà ở ngành nào, lĩnh

vực nào cũng có như bên an toàn vệ sinh thực
phẩm thì chuyện thịt bẩn, nội tạng động ôi thiu
thối rửa được công khai vận chuyển và hậu quả
là người tiêu dùng hứng chịu.
Tham nhũng ở nước ta là một vấn đề
nhức nhối trong xã hội. Trích tờ Vietnam
Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho
nguồn ngân sách chính phủ ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực
đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có "
Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều
con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy
sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất
nước này."
Xin dẫn lời phát biểu của các Đại biểu góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng ví rằng: “Chống tham nhũng ở
nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỉ 19, hiện thực phê phán, thấy hiện trạng nhưng không có
giải pháp tháo gỡ”
Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm
Đồng) nói: “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải
quét từ dưới quét lên”
Các đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) và Nguyễn Thanh Tân (Hà Tĩnh) lo
lắng khi người dân sụt giảm niềm tin "cứ thấy cán bộ chạy xe hơi là dân bảo ông này tham nhũng.
Họ đồn đại đồng chí này có bao nhiêu tiền, đồng chí kia có con thăng tiến quá nhanh, người nhà
đồng chí nọ nắm các ngành kinh tế chủ đạo".
Trong phần chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến cũng bày tỏ
mong muốn sẽ nhận được câu trả lời của thủ tướng về việc
xử lý “quốc nạn” tham nhũng, ông thẳng thắn chất vấn

Thủ tướng: “Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp
cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?"
Sao Thủ tướng im lặng mãi? Tôi hy vọng và chờ đợi Thủ
tướng trả lời”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, cho đến thời
điểm hiện tại ông vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của
Thủ tướng và cũng chưa thấy câu trả lời trên Cổng thông
tin điện tử của Chính phủ
5
Bảo mẫu hành hạ trẻ em
Theo cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân
viên công quyền . 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các
nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả.
Chỉ số tham nhũng của Việt Nam
Năm Chỉ số, điểm 1-10 (<5 điểm là có mức tham nhũng cao)
sau năm 2011 là 0-100 điểm (<50 là tham nhũng cao)
Hạng
2001 2.6 75/91
2002 2.4 85/102
2003 2.4 100/133
2004 2.6 102/145
2005 2.6 107/158
2006 2.6 111/163
2007 2.6 123/179
2008 2.7 121/180
2009 2.7 120/180
2010 2.7 116/178
2011 2.9 112/182
2012 31 123/176
2013 31 116/176

Qua phần thống kê trên của tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 nhận
thấy nạn tham nhũng đã thật sự thâm nhập và làm biến chất một số cán bộ đảng viên, làm giảm lòng
tin của nhân dân, nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) và Nguyễn Thanh
Tân (Hà Tĩnh): cứ thấy cán bộ chạy xe hơi là dân bảo ông này tham nhũng. Họ đồn đại đồng chí
này có bao nhiêu tiền, đồng chí kia có con thăng tiến quá nhanh, người nhà đồng chí nọ nắm các
ngành kinh tế chủ đạo". Người dân không thắc mắc sao được khi mà những ông, bà cán bộ ấy giàu
nhanh thế, không hiểu họ làm kinh tế gì mà giỏi thế không biết, chỉ có mấy năm đâu mà giàu lên
thấy rõ, trong khi con cái, vợ (chồng) mấy ông, bà cán bộ ấy không làm gì mà cũng được tậu nhà to,
sắm xe để cưỡi,… không như họ suốt đời lao động vất vả mà không có gì, thử nghe những lời tâm
sự than thở của những người dân mới cảm thấy chua xót làm sao, làm ruộng vất vả thế không đủ
tiền để nuôi thằng con học đại học, cứ cuối tháng là chạy tiền hụt hơi, chạy hoài cũng hết hai họ. Bí
quá cầm cái sổ đỏ lên Ngân hàng hỏi vay một số tiền, gặp mặt cán bộ mặt khó đăm đăm, đòi hết thủ
tục này đến thủ tục khác, hành đi đi lại lại hết 2 tuần mới được xét duyệt. Ông nói cứ nghe nói đến
cơ quan nhà nước là ớn, mệt hơn phải chạy tiền bên ngoài. Cái kiểu hành dân của nhân viên ngân
hàng như trên không phải là mới so với những hình thức nhũng nhiễu hạch sách hiện nay, có trăm
kiểu hành dân. Vậy mà lúc nào cũng nói là hết lòng phục vụ nhân dân.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2013 (VBF), diễn ra ngày 3 tháng
12 năm 2014, có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và
quản lý đất đai.…đó là những ngành thường xuyên tiếp xúc với người dân. Do vậy, lợi dụng việc
này một số cán bộ thoái hóa, biến chất đã nhũng nhiễu, gây phiền hà hạch sách người dân và các
doanh nghiệp để vòi tiền, nếu người dân và các doanh nghiệp không đáp ứng được thì sẽ làm ảnh
hưởng đến tiến trình công việc.
6
Đại biểu Lê Như Tiến
Các vấn đề bức xúc nhất đối với Việt Nam, theo quan điểm của CBCC, doanh nghiệp và người dân (%)
Hết nhũng nhiễu hạch sách người dân, họ còn quay sang đục khoét tiền của Nhà nước, của
nhân dân với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Năm 2013 là năm có nhiều vụ tham nhũng đáng ghi nhận
như vụ mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD ở Vinalines của Dương Chí Dũng chỉ là đống sắt vụn,
siêu lừa ngân hàng Vietinbank Huỳnh Thị Huyền Như hơn 4 nghìn tỷ đồng, hay trường hợp người
chết từ năm 1997 đến nay (năm 2013) vẫn được nhận tiền trợ cấp…và còn rất nhiều những thủ

đoạn tham nhũng khác nữa, được thực hiện với những thủ đoạn hết sức tinh vi, bởi vì chính những
người đó là những người đang được Đảng và nhân dân đặt và gửi trọn niềm tin vào cho họ, thay vì
cống hiến cho đất nước, phục vụ cho nhân dân thì họ lại quay ngược lại bắt nhân dân phục vụ cho
mình, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Chúng ta không còn lạ gì khi nghe tin ông A làm chức này mua
nhà cho bồ nhí, hay chở bồ nhí đi du lịch… nói như Bác Hồ những điều các đồng chí được học thì
lại không làm, lại đi làm những điều không được học.
Thời sự Đài truyền hình Việt Nam vào lúc 19h hàng ngày thường có chuyên mục “Dân hỏi,
Bộ Trưởng trả lời”, nhất là câu hỏi liên quan đến lĩnh vực hành chính. Theo người dân, bộ máy nhà
nước ta xuất hiện biểu hiện quan liêu cửa quyền, sách
nhiễu người dân, tạo khoảng cách giữa dân và cán bộ
nhà nước. Điều này được biểu hiện ở khâu tiếp dân,
khi mà mọi giao dịch được thông qua một cửa sổ,
người dân muốn cần gì thì chỉ được giao tiếp trong
một lổ nhỏ, hay một vách ngăn. Ở bên ngoài thì dân
ngoài khép nép để đợi giải quyết, ở bên trong vách
ngăn, hay lổ nhỏ thì cán bộ ngồi với nhiều tư thế khác
nhau như gác chân, hoặc thoải mái ăn uống, cười
đùa…liệu có phải “hành dân là chính”, ở đây quan có
phải là “đày tớ” của nhân dân không? Hay cán bộ nhà
Công an xã huyện Hải Lăng (Quảng Trị) tổ chức “giao lưu” giờ làm việc nước là ông, là bà của người dân?
. Ăn xén, ăn bớt là một trong những cách đục khoét tiền của người dân, chẳng hạn như ăn bớt
vật tư xây dựng công trình cầu đường, nhà cửa, ăn chặn tiền công của nhân viên như gia hạn hợp
đồng lao động của công nhân để nâng mức lương của mình lên dẫn đến tình trạng cầu đường chưa
nghiệm thu đã hỏng nặng, chỉ một trận mưa là đã ngập đường (giống như sông) lúc này thì họ quy
là do tại thiên tai, tại thời tiết và viện dẫn với nhiều lý do khác nhau, chung quy với nhiều lý do
khách quan và hậu quả là người dân phải è cổ ra đóng thuế.
Đây là câu trả lời thường gặp:
“Nguyên nhân đường xuống cấp thì tôi chịu, không biết!”.
7
Tôi xin nhường câu trả lời này cho mọi người. Có

lẽ, những người cán bộ trên không được học nhiều cho
nên mới không hiểu được những đạo lí, những điều Bác
dạy, điều này thì không thể nào có được, bởi vì nếu họ
không được học nhiều thì làm sao được bổ nhiệm vào các
vị trí đó, hay là có sự nhầm lẫn nào đây? Hay là họ hiểu
nhầm ý là làm cách mạng là làm chủ, còn dân chỉ là công
bộc, là người đầy tớ của họ? Xã hội vẫn thiếu gì những
người làm quan như thế mà có ai làm được gì đâu? Báo
chí vẫn nói nhiều về họ nhưng chỉ là cơn gió thổi qua làm
mát lòng một số người, rồi đâu thì vẫn vào đấy. Bởi vì căn bệnh đó như cây cổ thụ có tuổi lâu rồi,
nếu có giỏi thì phải đốn cả gốc đấy? Nói như Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói: “Chống
tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên”
Với trách nhiệm của người giáo viên buộc tôi phải suy nghĩ, mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn
ít, nhưng tôi nhận thấy rằng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” là rất cần thiết, và tôi sẽ đem những gì tôi học được từ tấm gương, từ lời nói của Bác truyền
đạt lại cho các em, giúp các em có cách nhìn và nhận thức đúng hơn về bổn phận và trách nhiệm của
người công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bác nói: “ Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy cô giáo cũng như các
trí thức khác lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc
thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường
và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế
là đủ. Văn hay không cần nói dài.”
(Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7-1956,
sđđ, tập 8, trang 225)
III. Những nội dung “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”
1. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của
Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.
1.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân
tộc ta hàng nghìn năm, đã được Bác kế thừa,
vận dụng và phát triển trong điều kiện mới.
Trung với nước là trung thành vô hạn với sự
nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất
nước, làm cho đất nước “sánh vai với cường
quốc năm châu”. Từ một đất nước không có
tên trên bản đồ thế giới, giờ thế giới đã được
biết đến ta nhiều hơn và có một cách nhìn
khác về đất nước và con người Việt Nam. Nước là của dân, dân là chủ đất nước, trung thành với
nước là trung thành với dân, vì lợi ích nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu
lợi ích đều vì dân”…
Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng viên nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung
thành của dân”. Làm công bộc phục vụ cho nhân dân. Điều này được Bác nói rõ trong lần Bác đến
thăm công nhân, cán bộ dệt nhà máy Nam Định năm 1962. Mọi người trong các phân xưởng đều
làm việc. Bác đi qua một phòng thấy có ba người ngồi. Bác hỏi:
8
Đường bộ biến thành đường thủy
- Các cô, chú làm gì ở đây?
Lúc đó, anh Đoàn Duy Bảo đứng lên thưa:
-Dạ thưa Bác, đây là bàn tiết kiệm của ngân hàng đặt tại nhà máy.
Bác cầm một quyển sổ lên và hỏi
-Nhà máy có bao nhiêu người gửi tiền tiết kiệm?
Anh Bảo thưa:
Dạ có tám mươi phần trăm người gửi ạ.
- Thế còn hai mươi phần trăm nữa thì sao?
Anh Bảo báo cáo:
- Dạ, do hoàn canh gia đình khó khăn.
Thấy cán bộ ngân hàng trả lời chưa đúng vào câu hỏi hơi khó, Bác tìm hiểu sang vấn đề khác.
- Mỗi lần được gửi bao nhiêu?

- Dạ, gửi từ một đồng trở lên ạ.
Bác nói:
- Thế Bác có một hào, có gửi được không?
Câu hỏi ấy của Bác đã khiến cho từ Giám đốc nhà máy, Bí thư, cán bộ ngân hàng….đều
không trả lời được.
Mãi đến năm 1996, anh Bảo khi nào đã trở thành ông cụ mới hiểu và nói với cán bộ ngân
hàng trẻ rằng:
“Mãi về sau tôi mới hiểu ra rằng ngân hàng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân, vì
Dân, giúp đỡ người nghèo, lo cho người nghèo có vốn để sống, để làm kinh tế, để có tiền gửi ngân
hàng, để nuôi ngân hàng và phải tạo mọi điều kiện để có thể thu hút được nhiều tiền tiết kiệm…”
Một câu hỏi đơn giản ấy nhưng mãi đến một phần tư thế kỉ thì anh Bảo mới hiểu được.
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối
với mỗi cán bộ đảng viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa phải
“tận trung với nước, tận hiếu với dân”.
Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu
nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Trong báo Pháp luật ra số 297 ngày 02 tháng 11
năm 2013 có chuyên mục Cà phê sáng với tiêu đề “Bênh cán bộ”.
- Cậu nghe gì chưa, mấy ngày nay trên nghị trường các đại biểu bức xúc dữ lắm việc cán bộ
ngày càng xa dân. Đại biểu nói dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện
thoại cho cán bộ, nhưng khi dân có việc cần gọi thì cán bộ không nghe.
- Nói thế là oan cho cán bộ. Cán bộ bận họp tối ngày, công cán trong ngoài nước, đâu ngồi
không chờ trả lời điện thoại của dân.
- Đại biểu còn hài ra dân muốn gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, nguyện vọng nhưng gửi đơn
lên thì chưa chắc đã đến; đến chỗ tiếp dân cũng không gặp đồng chí cấp cao.
- Ôi, đồng chí cấp cao thi lịch càng kín. Thời gian bây giờ là vàng bạc, đâu để lãng phí ngồi
chờ.
- Đại biểu còn bêu khi dân gặp rắc rối nhờ đến chính quyền thì cán bộ khuyên dân nên tự bảo
vệ mình trước.
- Khuyên thế cũng đúng. Như khi đi mua hàng người ta cũng khuyên “Bạn hãy là người tiêu

dùng thông thái”. Thế đại biểu có nói lúc nào gần dân không?
- Có, họ nói cán bộ chỉ có hai lần gần dân. Một là trước ngày bỏ phiếu tín nhiệm và hai là vào
ngày liên hoan khen thưởng, có báo, đài đưa tin sôi nổi nhưng chỉ được đến trưa thì vắng tanh.! À,
mà sao cậu bênh cán bộ sốt sắng thế.?
- Tớ là dân. Thời chiến tranh nuôi cán bộ, nay thời bình không bênh cán bộ thì bênh ai!?
Đọc xong suy ngẫm lại thấy có chút vị chua và đắng làm sao.!?
9
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối
quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.
1.2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình
Yêu thương con người là một trong những tình cảm rộng lớn của Bác, trước hết Bác dành
cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột một tình thương yêu vô bờ bến,
tình yêu thương đó thể hiện sự ham muốn tột bực trong câu nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bực làm cho nước tôi hoàn toàn độc lập, đồng bào tôi được tự do, ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”. Với ham muốn đem lại hòa bình, tự do cho cả dân tộc Việt Nam mà
Bác đã không quản ngại bao khó khăn, gian khổ ra đi tìm đường cứu nước.
“Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế
Thương cả non sông, mọi kiếp người”
Tấm lòng của Bác đối với thương binh, liệt sĩ như trong báo Cứu quốc ngày 10-3-1946 Bác
gửi đồng bào Nam Bộ, Người viết : “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân
vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải
là uổng”. Như trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Tôi nghiêng mình
trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng” và để ghi
nhớ công ơn những đống chí chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đề
nghị Chính Phủ chọn một ngày nào đó trong năm để làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp
tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Và ngày 27-7 hàng năm được lấy làm ngày thương binh
liệt sĩ. Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27-7-1947 đã đăng thư của Bác. Ngay đầu thư Người viết :
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ tổ tiên ta bị uy hiếp.
Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để
chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. Bác còn vận

động đồng bào nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc
áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa ăn để tặng thương binh.
Ngày 27-7-1948, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ
quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mạng, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy
hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức
tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”.
Người xót xa viết : “Họ liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ
họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà góa. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia
đình thêm một linh bài tử sĩ. Bàn chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử
sĩ sẽ không thể tái sinh”. Chỉ câu nói giản dị, ngắn gọn đó thôi nhưng chứa đựng trong đó bao nhiêu
tình yêu thương của Bác dành cho những đồng chí đã hy sinh vì đất nước, cho thế hệ mai sau biết
được giá trị của hòa bình mà mình đang được hưởng không chỉ có vinh quang của dân tộc mà còn
có cả máu, xương thịt của những liệt sĩ anh hùng.
Tình yêu thương của Bác không chỉ dừng lại ở những lời nói như vậy mà còn bằng những
hành động thiết thực, những việc làm cho ta đáng nhớ mãi như lần Bác đi thăm trại điều dưỡng
thương binh ở Hà Nội, khi đến nơi nhìn thấy cảnh các anh thương binh đang chống chọi với bệnh tật
Bác không khỏi xót xa, càng buồn hơn khi thấy các anh phải sống trong thời tiết oi bức, thiếu thốn
mọi thứ…. chứng kiến cảnh ấy, Bác đã quạt cho các anh và Bác đã đem cái máy điều hòa nhiệt độ
mà cơ quan định lắp cho mình đem lắp cho các đồng chí thương binh. Hay ngày 28-7-1956 nhân dịp
khánh thành bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cộng hòa Dân chủ Đức, Bác đã bày tỏ ý kiến là muốn
làm tay, chân giả và công tác thương binh xã hội nói chung. Trong những lá thư gửi cho anh em
thương binh, Bác không ngừng động viên anh em thương binh “Thương binh tàn chứ không phế”.
Chỉ một việc làm, một câu nói ấy của Bác những đã bao nhiêu năm trôi qua rồi mà bao thế hệ
mai sau này vẫn không bao giờ quên được nhưng tiếc thay, có những người đã đi ngược lại những gì
Bác đã dạy như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mà tư lợi cho cá nhân có những cán bộ trang bị
cho phòng làm việc như một biệt thự, với đầy đủ những tiện nghi sang trọng và đắt tiền, trong khi
10
người dân lao động phải è cổ ra đóng thuế, trả lương cho họ để cuối tuần họ lợi dụng xe công (xăng,
tài thuế) chở vợ con hay bồ nhí đi du lịch trong và ngoài nước…nếu có khoản thanh toán nào thì đưa
vào mục chi tiếp khách, lấy tiền của nhân dân ra chi trả. Hay cá biệt hơn có những cán bộ lợi dụng

của Nhà nước xài thoải mái như điện, nước, văn phòng phẩm…. với quan niệm đây là của chùa,
không xài bỏ phí thì uổng…bởi vì cái họ có được quá dễ dàng nên họ có cảm nhận được đâu là máu,
là nước mắt hòa lẫn trong đó một phần thân thể của chính những đồng chí chiến sĩ đã ngã xuống vì
hòa bình, vì độc lập tự do của dân tộc…
Khi tết đến, dù không có tiền, bánh quà để tặng những người nghèo khổ nhưng Bác vẫn đến
thăm họ, chia sẻ tấm lòng cùng họ, khiến cho sắc xuân thêm đậm đà như tình yêu của Bác dành tặng
cho chị lao công, anh công nhân…
“Không gì ngăn cản được những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương
nhau”
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 158.)
Bác thương yêu đồng bào qua từng việc nhỏ, Bác thương yêu đồng bào cả nước, kiều bào ở
nước ngoài, các dân tộc anh em bị áp bức, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, màu da….một em bé
da đen bị đói, một người con gái ở Pháp bị kết án tử hình đều làm Bác xúc động.
….Anh hùng La văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác đãi với rau, thịt
gà…những sản phẩm do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, căn dặn cán
bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Chính những việc làm đó nhiều người
dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ can Lịch, Hồ văn Bột….
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 137-138.)
…đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, xê Đăng hay Ba Na và các dân
tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói cùng nhau.
(thư Gửi Đại Hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Playcu,19-4-1946, sđđ,tập 4 trang 217-218)
Hay lần Bác sang thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các đồng chí ở Bộ y tế nước bạn mời
Bác đi thăm một số bệnh viện, trường Đại học y khoa và cơ sở nghiên cứu khoa học ở Beclin. Đến
các phòng học, các bác sĩ giới thiệu với Bác mô hình người thủy tinh trong suốt, có đầy đủ các bộ
phận cơ thể người và có thể lấy ra đặt vào phục vụ cho việc nghiên cứu bài giải phẩu.
Khi cầm que chỉ vào trái tim, đồng chí bác sĩ nước bạn nói vui:
- Trái tim này chứa đựng bao nhiêu tình yêu…?

Bác cười nói với đồng chí người Đức:
- Ở nước chúng tôi, người ta không nói yêu nhau bằng trái tim đâu. Đố đồng chí biết đấy!
Bác sĩ xin chịu.
Cầm lấy que, Bác khoanh một vòng tròn vào bụng người thủy tinh, rồi nói:
- Chúng tôi yêu ai, yêu bằng cả tấm lòng này.
(Theo đồng chí Song Tùng, Bác Hồ- Con người và phong Cách, 2009, Nhà xuất bản trẻ,
trang 59.)
Bác không bằng lòng khi nhìn thấy nhiều cán bộ ra vẻ hăng hái, trung kiên, thấy bạn bè, đồng
bào có lỗi lầm chưa tìm hiểu nguyên nhân đã vội kết tội. Với Bác khi có những điều ấy Bác đều
nhận lỗi về mình mong được lượng thứ. Như đầu năm 1960, trong một cuộc họp cán bộ, có đồng chí
“lên án” gay gắt “bệnh lười biếng”, “công thần”, đòi phải “xử lí”…bàn cãi hồi lâu, sắp hết giờ họp,
Bác xin được phát biểu. Bác nói đại ý:
“Bể nước cũng là giọt nước, giọt nước cũng là nước. Trong Đảng hàng ngày là giọt nước
hay là bể. Nếu nói lười biếng, công thần thì cũng là tư tưởng tư sản thì mênh mông quá.”
(Bác Hồ- Con người và phong Cách, Nhà xuất bản trẻ, 2009, trang 155)
11
Với Bác tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trong bản
Di chúc Bác đã nhiều lần nhắc nhở, với người lao động Bác luôn động viên tinh thần họ với những
việc làm cụ thể như câu chuyện về cây xanh muôn đời trong khu di tích Bác. Đó là, vào một mùa
đông, Bác thức giấc khi nghe tiếng chổi tre quét lá bên đường của người lao công. Bác biết mùa này
lá rụng nhiều, người lao công sẽ rất vất vả, do vậy, trong một lần đi công tác ở Trung Quốc Bác đã
tìm về một loại cây xanh tốt cả mùa đông mà không rụng lá và nhân giống loại cây này ở Việt Nam.
Cây xanh đó là cây xanh muôn đời đúng như tên gọi Bác đặt, cũng giống như tình yêu của Bác dành
cho mọi người dân Việt Nam và trên thế giới. Người nói một cách cảm động “Mỗi người, mỗi gia
đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mọi người, mỗi gia đình lại thì
thành nỗi đau khổ của tôi” Tình yêu thương đó luôn mở rộng ngay với những kẻ lầm đường lạc
lối, ngay với kẻ thù, kẻ đi xâm lược đất nước ta để rồi chính những người đó phải cúi đầu trước tình
yêu của Bác.
Như Trung úy Sao, một phi công Mỹ bị hạ ở Cao Bằng, được nhân dân ta che chở, khi gặp
Bác, được nói chuyện, được ăn cơm cùng Bác, được đi cùng Bác về với Côn Minh. Sao viết “Đấy là

một ông tiên trong thần thoại Châu Á”. Còn Saplen, báo vụ vô tuyến điện được tướng Mỹ Sênôn cử
đến làm liên lạc trung gian giữa Cụ Hồ với Đồng minh tại Tân Trào năm 1945 lại cho biết đấy là
một “ông già phúc hậu”, “Nếu Cụ Hồ là cộng sản, sự thật còn hơn thế nữa, là một lãnh tụ cộng sản,
thì trên hành tinh này có một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
(Bác Hồ- Con người và phong Cách, 2009, Nhà xuất bản trẻ, trang 186)
Người luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử khoan hồng với kẻ thù khi chúng thất thế, phải
làm “cho thế giới biết rằng nước ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp
nước”.
Nhà báo Mỹ - nhà văn Đâyvit
Hanbơcstơn trong cuốn sách Hồ của mình do
nhà xuất bản Răngđôm Haosơ ở New York
1970 ấn hành viết: “ông Hồ đã dùng tới nền
văn hóa và tâm hồn của kẻ địch của ông”.
Thật vậy, xét rộng ra trong lịch sử
chiến tranh, trong cuộc đấu tranh giữ nước,
chống quân xâm lược giữ nước thì có lẽ chưa
có nước nào như nước ta luôn khoan hồng
đối với kẻ địch như: Lê Lợi đã sửa đường,
cấp lương thực cho quân Minh kéo quân về
phương Bắc, Trần Hưng Đạo cấp thuyền cho quân Nguyên ra biển Đông hay Nguyễn Huệ đã lập
đàn cho những vong hồn bị chết oan…và điều này đã được Bác vận dụng một cách sáng tạo vào
điều kiện cách mạng Việt Nam bằng những việc làm đáng trân trọng, ghi nhớ mãi trong lòng mọi
người dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới là băng bó vết thương, nuôi dưỡng các phi công
Mỹ và đã trả họ về với gia đình, với đất nước. Để rồi khi chiến tranh đã qua đi, quá khứ đã khép lại
những trong lòng hàng trăm, hàng vạn con em của họ hay trong cả bản thân của những người từng
đi xâm lược đất nước ta lại trở về với nước ta trong tình bạn bè, tin cậy và cùng chung sống hòa
bình.
Tình yêu của Bác vượt qua biên giới, vượt qua thời đại, qua đau thương để rồi bao nhiêu năm
rồi tuy Bác đã đi xa, nhưng trong tim của bao nhiêu triệu người dân Việt Nam vẫn không thể nào
quên được Bác.

1.2.1. Đối với nông dân
Trong những năm đầu khi đi Người bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã
dành những tình cảm đặc biệt với nông dân như trên một diễn đàn Quốc tế quan trọng, tại Hội nghị lần
thứ nhất Quốc tế Cộng sản ngày 13 tháng 10 năm 1923, Người đã hâm nóng Hội nghị về một vấn đề liên
quan đến người nông dân. Người nói:
12
“… Để minh họa với các đồng chí tình cảnh của nông dân Đông Dương, tôi phải đưa ra một so
sánh: Một bên là người nông dân Nga và một bên nữa là người nông dân Đông Dương. Nông dân Nga
giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành, còn nông dân An Nam lại giống như một
người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất. (…). Quốc tế của các đồng chí trở thành một Quốc
tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân phương Đông, nhất là nông dân ở
các nước thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế
của các đồng chí…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập1).
Ngay khi quay về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác đã sống cùng với những
người nông dân miền núi và giác ngộ họ làm cách mạng. Đồng thời những người nông dân nghèo khổ và
bị áp bức ấy đã chở che, giúp đỡ Bác và các đồng chí của mình. Từ Pác-Bó, Bác đã viết thơ “Dân cày” in
trên báo Việt Nam Độc Lập với tất cả sự đồng cảm sâu sắc của mình:
“Thương ôi! Những kẻ dân cày
Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao
Lại còn thuế nặng sưu cao
Được đồng nào đều lọt vào túi Tây
Dân ta không có ruộng cày
Bao nhiêu đất tốt về tay đồn điền
Lại còn phu dịch, tuần phiên
Làm chết xác, được đồng tiền nào đâu!
Thân người chẳng khác thân trâu
Cái phần no ấm có đâu đến mình!
Muốn phá sạch mối bất bình
Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào

Để cùng toàn quốc đồng bào
Đánh Pháp, Nhật gây phong trào tự do…”.
“Để có được nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước như hiện nay biết bao chiến sĩ đã anh
dũng hy sinh và trong số này phần lớn là con em nông dân, lực lượng cư dân đông đảo nhất ở nước
ta.” (ngày 02/9/1945, phát biểu tại quảng trường Ba Đình Hà Nội)
Và sau ngày Bác đọc tuyên ngôn độc lập, ngày 3/9/1945, Bác lại nêu ra những nhiệm vụ cấp bách
mà một trong những vấn đề đó là “… nhân dân đang đói - Ngoài những kho chứa thóc mà Pháp, Nhật vơ
vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu
dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơn nữa chúng ta còn tìm thấy
hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắt
buộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ. Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính
sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo. Điều đó càng làm cho tình hình
trầm trọng hơn. Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống. Tôi
đề nghị Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những
thứ lương thực phụ khác, phải ba, bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một
lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”
(Hồ Chí Minh toàn tập. tập 4).
Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc những Bác vẫn dành
thời gian không chỉ nhắc nhở mà còn trực tiếp kiểm tra từng địa phương như công tác đắp đê chống
lũ, kịp thời động viên những gia đình gặp nạn trong những vụ vỡ đê và đến từng địa phương để đôn
đốc tăng gia sản xuất, cứu đói. Một lần trong cuộc họp bàn chống đói, Bác nói:
- “Các chú biết không, người xưa nói:Dân dĩ thực vi thiên”.
Có đồng chí tưởng Bác nói nhầm bèn chữa lại:
- Thưa Bác “dân dĩ thực vi tiên chứ ạ”.
13
Bác cười và giải thích: Bác nói “Dân dĩ thực vi thiên” là người xưa dạy dân lấy cái ăn làm
trời, Đảng và Chính phủ phải lo cái ăn chi dân không được để dân đói.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 167.)
Khi bước vào cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp Bác cũng đã nhiều lần nêu

cao vai trò của nông dân. Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác, tháng 2-1951 Bác viết: “Thực túc
thì binh cường”
Chiến sĩ thi đua ở mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào thi đua ở hậu phương phải
thi đua tăng gia sản xuất.
“Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương”
Không phải ngẫu nhiên mà Bác lại dành
những trang viết và những tình cảm cao đẹp
đối với những người nông dân tay lắm, chân
bùn những tình cảm yêu thương như vậy?
Chúng ta nên biết Bác xuất thân trong gia đình
nhà Nho, nhưng là nhà Nho có nguồn gốc nông
dân. Từ nhỏ Bác đã sống ở quê giữa những
người nghèo khổ, bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời và trong quá trình Người bôn ba tìm ra
nước ngoài tìm đường cứu nước đã từng đi trồng nho cùng những người nông dân nghèo khổ ở
Bruklin nước Mỹ nên Người thấm thía được nỗi khổ, nỗi vất vả của những người làm nghề nông.
Do vậy, trong những bài viết trên mặt trận công luận báo chí, Người đã biết nhiều về nông dân, tố
cáo, vạch mặt sự bóc lột sức lao động của người nông dân đó là bọn địa chủ cường hào phong kiến,
chính bọn địa chủ cường hào đó đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng bằng sưu cao thuế nặng.
Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng người nông dân bằng cuộc cách
mạng tháng tám lịch sử. Người đã để lại một di sản có một không hai trong lịch sử loài người: chân
dung một vị lãnh tụ bên ngoài nông dân
Cảm thông với những nổi khổ mà người nông dân phải gánh chịu, do vậy, ngay sau khi giành
được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác dành thời gian quan tâm nhắc nhở từng
địa phương phải quan tâm đến việc đắp đê, quan tâm đến việc thu hoạch của nông dân và thường có
những ý kiến đóng góp phê bình những đồng chí có tư tưởng quan liêu xa rời dân, không hòa đồng
gần gũi với dân. Như vào dịp Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang

đường, đồng chí Chủ tịch tỉnh mời Bác đi vòng để đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn thấy đồng chí Chủ tịch
tỉnh đi đôi giày bóng lộn, Bác bảo: “chú cứ đi đường ấy”. Với những thanh niên là nhà báo ăn mặc
bảnh bao nhưng không biết tát nước Bác phê bình và góp ý nhẹ nhàng: “Nhà báo của nông dân thì
phải biết lao động như nông dân thì mới viết đúng được”.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 169-170.)
Câu nói của Bác nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa sâu
xa, Bác phê bình những người sống xa rời quần chúng,
nói là nhà báo của nông dân nhưng có hiểu được nỗi
vất vả cực nhọc một sương hai nắng của nông dân là
như thế nào đâu mà viết?
Mỗi người dân Việt Nam chúng ta ai đã từng
xem hình ảnh Bác đang đạp nước trên guồng chống
úng, ghi nhận trong ta một hình ảnh đẹp và giản dị vô
14
Bác hồ với nông dân
Bác hồ với nông dân
cùng, một hình ảnh mà khi bạn bè quốc tế bất gặp sẽ không ngừng tự hỏi: ông cụ đó là Chủ tịch
nước Việt Nam đó sao? Không chỉ có nét đẹp về sự giản dị, về tình yêu thương của Bác khi đối với
nông dân, Bác còn thổi vào bức tranh lao động ấy không khí tươi mát của văn học nghệ thuật, khi
vừa làm Bác vừa hát :
“ Trăm năm trong cõi người ta
Chống úng thắng lợi mới là khôn ngoan”
Người không ưa làm mẫu, không thích những động tác nửa vời
Dẫu một gàu nước thôi: phải đến được tận cùng gốc lúa…
Và hơn cả giọt mồ hôi Người đã đổ
Cho đất hồi sinh, mạch sống lại tuôn trào
Là khi Người trầm ngâm trước tấm bản đồ xanh, đỏ
Sau dây gàu trong tay Bác nghiêng chao
(Quang Khải- 19/5/2005-)

Tình yêu thương của Bác khi đối với nông dân rất
nhiều, rất sâu rộng, bởi vì tận trong lòng Bác nông dân là
những người chịu nhiều đau khổ nhất, đau thương nhất
trong chiến tranh vì vừa mất đất, mất ruộng nương, mất
nhà cửa…nhưng Người càng đau xót hơn khi trong dịp
về hạn ở Nghiêm Xuân năm 1963, Người hỏi thăm tình
hình bà con ăn tết như thế nào thì được một cụ bà cho
biết bà ăn tết không vui với lí do là ông Chủ tịch huyện
đuổi nhà bà đi để mở đường nhưng không cho biết
chuyển về đâu để ở? Bác nói: làm người cán bộ như vậy
là không xứng đáng, không khác gì bọn cường hào ngày
xưa. Sau đó Bác chỉ thị để làm rõ ngay, vị chủ tịch kia bị
kỉ luật.Với nông dân để hiểu họ không có gì hơn là phải
sống cùng họ, ăn ngủ cùng họ. Do vậy, nhiều lần Người
đã đi vào nông dân để cùng gặt lúa, cùng cày ruộng, chống hạn…
Những năm cuối đời, tuy sức khỏe Người yếu, nhưng Người đã dành rất nhiều thời gian làm
việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị hay trong các buổi
làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc đến Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo công nhân có ngày kỉ
niệm, nên lấy ngày ban hành đến Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỉ niệm cho nông dân, Bác căn dặn
khi viết Điều lệ Hợp tác xã nên viết vắn tắt, rõ ràng dễ hiểu cho nông dân hiểu, vì nông dân là người
chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh, phải thông báo các điều lệ đó lên các phương tiện thông
tin địa phương hàng ngày.
1.2.2. Đối với phụ lão
Năm 1941, trong thư gửi phụ lão cả nước, Người viết:
“Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật trọng đại. Đất
nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão
cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều gánh trách nhiệm
rất nặng nề….”
15
Bác Hồ tát nước

Người nói với các phụ lão tuy sức khỏe không bằng lúc trẻ nhưng các phụ lão có mặt mạnh
đó là có lòng nồng nàn yêu nước, tích lũy nhiều vốn sống, kinh nghiệm và có sự tín nhiệm cao.
Người luôn dành thời gian để quan tâm đến các phụ lão, dù bận trăm công nghìn việc, Người luôn
có những lời động viên khích lệ với các phụ lão với một thái độ trân trọng, kính trọng. Như trong
chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông năm 1947, khi được tin thắng dồn dập từ mặt trận, Người đã viết một
bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ hình triều Nguyễn, một nhân sĩ trí thức yêu
nước, lúc ấy là Trưởng ban thường trực Quốc hội những vần thơ bằng chữ Hán rất mực trang trọng :
“Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi chiếu nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ Cụ thơ xuân tặng một bài”
Lòng kính trọng của Bác đối với phụ lão không chỉ bằng bài viết, bằng câu lời mà còn bằng
hành động. Năm 1948, Bác biết cụ Phùng Lục, phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông
đã không tổ chức tế lễ linh đình mà mang 500 đồng tiền mừng thọ giúp vào quỹ kháng chiến, Bác đã
viết thư chúc mừng và cảm ơn. Trong thư, Bác kính trọng, khiêm tốn xưng cháu với cụ Lục:
“Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ”
Đối với phụ lão Bác luôn dành những lời trân trọng khi nói về các cụ:
“Các cụ già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí
trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi ở đồng chí già phải có thái
độ độ lượng, díu dắt đồng chí trẻ…”
(Nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm, ngày 9-12-1961, sđđ, tập 10,trang 463)
Những lời nói, lời khen, động viên khích lệ của Bác đã thôi thúc ý chí quật cường của các cụ,
điển hình như 1967, các Lão quân ở trung đội dân quân Hoằng Trường đã không quản bỏ ra nhiều
thời gian, công sức để nghiên cứu cách bắn hạ máy bay phản lực thứ 2.400 của Mỹ vào ngày 14
tháng 10 năm 1967. Các Lão quân Hoằng
Trường đã lập chiến công xuất sắc, bắn rơi máy
bay Mỹ được mệnh danh là “thần sấm con ma”
của không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Miền Bắc
Việt Nam chỉ bằng 3 khẩu súng cao xạ 12 ly 7
và một số súng K44 với 92 viên đạn súng bộ

binh. Các cụ muốn khẳng định với mọi người
rằng: “Tuổi cao trí càng cao”. “Càng già thì trí
càng cao”
Bác Hồ khẳng định :
“Người cao tuổi là của quý vô giá của dân
tộc, của Nhà nước”. Bác nhắc nhở mọi
người phải “Với cụ già phải cung kính”.
Trong Đảng Bác cũng xác định:
“Các đồng chí già là rất quý, các cụ là tấm
gương”.
Ngày nay, tiếp nối truyền thống đó, Đảng và Nhà nước ta đã lấy ngày 06 tháng 6 hàng năm là
ngày “Truyền thống người cao tuổi”
1.2.3. Đối với phụ nữ
Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm
(Nói chuyện Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, ngày 19-3-1964, sđđ, tập 1,trang 215)
16
Bác Hồ với người cao tuổi
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Trong mọi việc,
Đảng và chính phủ ta luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển về mọi
mặt. Hơn ai hết, Người hiểu rõ những nỗi vất vả mà người phụ nữ phải gánh chịu là trong xã hội
phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ vì vừa phải làm mẹ, làm vợ vừa phải tăng gia sản xuất, là
hậu phương vững chắc góp phần to lớn vào công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ, Người luôn đánh cao vai trò của phụ nữ, những
lời nói, lời động viên của Người là điểm tựa giúp cho phụ nữ có thêm nghị lực, thêm sức mạnh để
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Người ca ngợi phụ nữ
Việt Nam:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường.
Đánh đông dẹp Bắc làm gương để đời”
Chúng ta càng tự hào và xúc động hơn khi nghe Người nhận xét đồng chí Nguyễn Thị Định;

“Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị
tướng quân giỏi như vậy. thật vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc” và Người đã thay mặt cho
Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng:
Anh hùng- Bất khuất-Trung hậu-Đảm đang
1.2.4. Đối với trẻ em
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”
Đối với trẻ em Bác luôn dành một tình yêu
thương vô bờ bến, không phân biệt màu da, chủng
tộc…
Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Bác sang Pháp
để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề
có liên quan đến vận mệnh đất nước. Tiệc tàn, Bác
chọn một quả táo đẹp trên bàn bỏ vào túi, mọi
người rất kinh ngạc và tò mò không hiểu Bác định
làm gì. Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà
con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón
Bác. Bác chào mọi người, khi trông thấy một bà mẹ
bế một cháu nhỏ đang cố lách đám đông lại gần.
Bác liền giơ tay đón cháu và đứa cho cháu quả táo. Cử chỉ đó của Bác đã làm cho mọi người có mặt
ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ của Bác.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 103-104.)
Hay mùa xuân năm 1959 trên đất nước Liên Xô, Bác nói với các cháu thiếu nhi “Tết bây giờ
khác trước rồi. Mùa xuân của chúng ta không phải là ba tháng, mà là dài hơn, gia đình, họ hàng
của ta là cả gia đình quốc tế vô sản”
Yêu thương, quan tâm đến các em không chỉ lời nói mà còn bằng những hành động như Bác
tắm cho các em, dặn dò các em phải ăn uống, vệ sinh…Bác không vui khi nhìn thấy các cháu không
được khỏe mạnh, da xanh, bụng ỏng, đít beo…

“Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc”
(theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Câu nói đó của Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ của mọi người dân Việt Nam. Do vậy,
hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và việc làm thiết thực để chăm lo cho các
em, dành tặng những gì tốt đẹp nhất cho các em.
“Trẻ con như búp trên canh,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
17
… ”
Trẻ con, tháng 9, sđđ, tập 3, trang 203
1. 3. Cần- Kiệm-Liêm-Chính-Chí công vô tư
Đây là những điều mà Bác đã căn dặn rất nhiều lần trước lúc Bác đi xa. Theo Bác Cần-
Kiệm-Liêm-Chính-Chí công vô tư là nền tảng của thi đua ái quốc. Bởi vì Bác biết những người
trong các công sở đều có chút quyền hành, nếu không giữ đúng thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu
mọt của dân.
“Trời có bốn mùa: Xuân- Hạ-Thu- Đông
Đất có bốn phương: Đông-Tây-Nam-Bắc
Người có bốn đức: Cần- Kiệm-Liêm-Chính
Thiếu một đức thì không thành người”
(Cần- Kiệm-Liêm-Chính
Tháng 6-1949, sđđ, tập 5, trang 631)
Mỗi lời, mỗi chữ trong Cần- Kiệm-Liêm-Chính đều được Bác giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất
chi tiết, rất dễ hiểu:
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai… làm việc phải đúng giờ, chớ đến trễ, về
sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm cho xong ngày ấy, chớ để ngày mai.
Phải nhớ rằng người dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương.
Tục ngữ ta có câu: Nước chảy mãi, đá cũng mòn, kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nghĩa là cần thì
dù việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
“Dao siêng mài thì sắc bén.
Ruộng siêng làm thì cỏ tốt, điều đó rất dễ hiểu.

Siêng học tập thì mau biết.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.
Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khỏe
Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.”
Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn thì chúng ta cần phải có kế hoạch một cách chi tiết
và kẻ địch của chữ cần là lười biếng và lười biếng là kẻ địch của dân tộc.
“Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn
người khác ”
Vì vậy, người nào lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ hoang phí tiền của nhà nước của bản thân, không phô trương,
không hình thức. Và nên ghi nhớ rằng tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn.
Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham ô tiền của nhân dân
Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà. Và
Cần- Kiệm-Liêm là gốc rễ của Chính.
Chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm. Vô tư là không có lòng riêng, không thiên vị
bất kì một ai, không vì một lí do nào đó mà bóp méo sự thật, làm sai lệch nội dung. Bác viết: “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau”, “lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ” và muốn chí công vô tư thì theo Bác mỗi người chúng ta cần phải dẹp bỏ chủ
nghĩa cá nhân.
Theo Người, Cần- Kiệm-Liêm-Chính-Chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau, đó là
bốn đức tính quan trọng nhất của con người mà thiếu một trong những đức tính không thể thành
người.
Người đặc biệt phê phán những hiện tượng phi đạo đức đó là các căn bệnh:
1. 3.1. Bệnh tham lam
18
Và những người mắc phải căn bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích tập thể, mà
chỉ tự tư, tự lợi, chỉ biết dùng của công vào việc tư, để vun vén cho mục đích cá nhân. Tìm mọi cách

để vơ vét tiền của nhân dân, ăn chặn ăn bớt tiền của nhân dân như mùa thu năm 1951, Bác đến thăm
lớp chỉnh huấn chính trị toàn quân. Sau khi đọc lên những con số cụ thể về tệ nạn tham ô lãng phí
mà ban lãnh đạo nhà trường đã báo cáo với Bác.
Bác nói:
- Các chú xem đấy, mới có từng này cán bộ mà đã tham ô lãng phí như vậy, thử hỏi nếu cán
bộ trong toàn quân, toàn quốc ai cũng phạm khuyết điểm như các chú ở đây thì thiệt hai cho công
quỹ nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu.
Bác hỏi:
- Ở đây, những chú nào có vợ rồi thì giơ tay.
Bác chỉ vào một đồng chí trong số những người vừa giơ tay, rồi hỏi:
- Chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của con mình không?
Đồng chí cán bộ trả lời:
- Thưa Bác, không ạ.
- Thế thì tại sao của cải nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ hễ sảnh ra là đút vào túi?
Bác phân tích cho mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí là một tệ nạn, một thói xấu, nó giống
như sâu mọt đúc khoét của cải nhân dân, nó làm vẫn đục chế độ tốt đẹp của chúng ta, nền đạo đức
và phẩm chất của người cán bộ đảng viên.
1.3.2. Bệnh lười biếng
Đây là tuýp người lúc nào cũng tự cho là mình giỏi, cũng thông minh, không chịu học hỏi,
không chịu suy nghĩ. Gặp việc dễ thì giành, gặp việc khó thì đùn đẩy cho người khác, gặp việc nguy
hiểm thì trốn tránh.
1. 3.3. Bệnh kiêu ngạo
Tự cao tự đại, ham địa vị, danh vọng, thích người khác tâng bốc khen ngợi mình. Ưa sai
khiến người khác, nếu có một chút thành tích nào thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không
bằng mình, không them học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn
làm thầy người khác…
1. 3.4. Bệnh hiếu danh
Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng
làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay. Những người này chỉ biết lên chứ
không biết xuống, ham danh ham lợi, thích được tăng bốc, khen ngợi. Những người mắc phải căn

bệnh này rất nguy hại cho xã hội vì đây chính là kẻ hở cho kẻ thù tấn công. Với trường hợp này Bác
đã nghiêm khắc nhắc nhở là chúng ta phải lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, dù tá hay tướng, đã là
một chiến sĩ cách mạng cũng đều lo phục vụ cho nhân dân.
1. 3.5. Bệnh “hữu danh vô thực”
Đây là người làm việc không thiết thực, không căn cứ, chỉ cần thành tích mà không xem xét
đến nội dung, làm một tính ra mười, thuộc dạng rỗng. Đây là căn bệnh mà trong xã hội hiện nay có
rất nhiều người thích mắc, bởi vì làm như vậy thì họ sẽ được lợi cho cá nhân rất nhiều như huy
chương, …ví dụ như địa phương nào cũng báo cáo là công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao
vượt chỉ tiêu, nhưng có đợt cần cứu trợ thì lập danh sách vượt mức nghèo
1. 3.6. Bệnh kéo bè, kéo cánh
Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng
cho là hay, rồi bưng bít che đậy nhau. Ai không hợp với mình thì tìm mọi cách chê bai, rồi tìm cách
dèm pha, tìm cách dìm người đó xuống.
Là một căn bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, nó gây ra sự mất đoàn kết nội bộ, nó làm hại đến
sự thống nhất. Nó làm Đảng mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó
19
làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa sự thân ái, đoàn kết giữa các đồng chí, nó gây ra những mối nghi
ngờ.
1. 3.7. Bệnh cận thị
Không trông xa thấy rộng, chỉ nhìn thấy được bản thân của chính mình. Những vấn đề to lớn
thì không nghĩ đến mà lúc nào cũng lo cho bản thân mình.
1. 3.8. Bệnh cá nhân
Những người mắc phải căn bệnh này rất nguy hiểm, vì đây là thứ bệnh dễ lây lan và ảnh
hưởng đến người khác như:
1. 3.8.1.Việc gì không phê bình trước mặt để nói sau lưng. Lúc họp thì không nói, sau cuộc
họp rồi mới nói.
1. 2.8.2. Muốn làm cho xong việc, ai có ưu điểm cũng không chịu học theo, ai có khuyết
điểm cũng không dám phê bình.
1. 3.8.3. Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỉ luật, cứ làm theo ý mình.
1. 3.8.4. Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc,

mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí.
1. 3.8.5. Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác. Thậm chí
nghe những lời phản các mạng cũng không dám báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, làm gì cũng
mặc.
….
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội,
trang 65-66)
1. 4. Phong cách Hồ Chí Minh
Khi nhận định và viết về Bác, tuần báo Paris ra ngày
18-6-1946 đã viết: “Chủ tịch nước Việt Nam là một người
giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo kaki
xoàng xỉnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói
với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc
cho trang trọng, thì ông mỉm cười trả lời:
“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng
bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?
Sự giản dị của Người đến cực độ, đó là một nét đẹp của là tính cách rõ nhất khi nhắc đến
Người. Làm sao Người có thể ăn ngon, mặc đẹp được khi mà cả dân tộc còn đang sống trong cảnh
đói nghèo.
Năm 1971 sau khi Người ra đi, một nhà báo Mỹ - nhà văn Đâyvit Hanbơcstơn trong cuốn
sách Hồ của mình do nhà xuất bản Răngđôm Haosơ ở New York ấn hành viết:
“ Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này, hơi giống Găng đi, hơi giống
Lê-Nin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kì một người nào khác của thế kỉ này, đối với dân tộc
của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng, đối với hầu
hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi
của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn
luôn mặc quần áo đơn giản nhất, cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo
nhất- một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền
lực, không có đồng phục, không có thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy

chính tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở
cho sự thành công của ông ’
(Theo Nguyễn Việt Hồng, 2007, Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 122-123)
20
Bác cho cá ăn năm 1960
2. Ứng dụng những tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh vào bài học
“Học Bác để mỗi người tốt hơn, trong sáng
hơn và dân tộc ta mãi trường tồn”
Nhận định trên của đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có giá trị và ý nghĩa trong công
tác giáo dục, trong việc “trồng người” của đất nước.
Do vậy, là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục
công dân thì việc nghiên cứu và học tập làm theo tấm gương của Bác là rất cần thiết, là thiết thực
nhất trong thời điểm hiện nay. Mỗi lời nói, lời dạy của Bác đều có giá trị đối với mỗi người dân Việt
Nam, có ý nghĩa không giới hạn về thời gian và không gian, nó vượt qua mọi thời đại và trở thành
điểm sáng của toàn dân tộc. Cho nên, khi học những đức tính của Bác chúng ta không chỉ nói suông
mà nói phải đi đôi với hành. Nghiên cứu về vấn đề tôi đã đem vào từng nội dung bài học cho học
sinh trong chương trình giảng dạy học sinh khối 6,7,8,9.
Ví dụ bài:Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - chương trình lớp 6
Vào đầu bài học này tôi cho các em xem những hình ảnh của Bác về luyện tập thể dục, qua
đó, tôi giải thích cho các em biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục, thể thao. Các em tỏ ra rất
phấn khích, hào hứng với những hình ảnh luyện tập thể dục của Bác. Nhất là khi nhìn thấy dụng cụ
tập thể thao của Bác, các em càng hào hứng hơn và tự bản thân mỗi em lựa chọn cho mình những
hình thức luyện tập để chăm sóc sức khỏe.
Ví dụ bài : Siêng năng, kiên trì – chương trình lớp 6
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”
Mở đầu bài học này tôi đọc cho các em nghe bốn câu thơ mà Bác viết tặng cho anh em thanh
niên xung phong làm đường ở Đèo Khế vào cuối mùa đông năm 1950. Đây là bài học mà tôi đã đem
và lồng ghép vào đó những câu chuyện về quá trình đi tìm đường cứu nước của Bác trong thời gian
làm phụ bếp trên tàu. Thực tế hơn, tôi đem theo cuốn Từ Điển tiếng Anh (hơn 11.000 từ) cho các
em xem và hỏi: Em hãy nêu cho cô những cách để học hết số từ vựng trên?
Đa số các em đều lắc đầu và bảo: khó quá cô ơi, làm sao học hết được, nhiều thế chắc em học
chết quá….tôi đã hướng dẫn các em cách học những từ vựng trên như cách học của Bác là mỗi ngày
các em hãy học cho cô 3 từ mới thôi, hãy bắt đầu từ những từ thông dụng và đơn giản, gần gũi với
các em, ví dụ như đếm số, màu sắc, nhà, xe…
Sau đó tôi hỏi: Mỗi ngày các em học được 3 từ mới vậy tính xem một tháng các em học được
bao nhiều từ?
Các em trả lời: chín mươi từ.
Tôi tiếp tục hỏi: Vậy 1 năm các em được bao nhiêu từ?
21
Bác tập thể dục
Dụng cụ thể dục
Các em nhẩm tính và đáp: một nghìn không trăm tám chục từ.
Tôi hỏi tiếp: vậy các em nhẩm tính xem sau 10 năm nữa các em học được bao nhiêu từ?
Các em nhẩm tính và hiểu ra những gì tôi đã nhắn nhủ qua cách học từ vựng trên và các em
rút ra nhiều bài học về cuộc sống.
Nhưng một điều mà tôi cần phải học hơn nữa về tính siêng năng kiên trì của mình, bắt bản
thân tôi phải học tập, nghiên cứu tài liệu nhiều hơn nữa, không thể có việc giáo viên hướng dẫn học
sinh học tập và tìm hiểu bài học nhiều hơn, sâu hơn mà bản thân người giáo viên đó không làm gì,
không học tập và nghiên cứu gì cả.
Ví dụ bài: Tiết kiệm- chương trình lớp 6
Vào bài học này tôi kể cho các em nghe về
tấm gương tiết kiệm của Bác, đây là một mẩu
chuyện rất sinh động và có tính giáo dục rất cao.
“Đôi dép cao su”, đây là đôi dép ra đời năm 1947,

được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của
thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Đôi dép đo cắt may không dày lắm, quai trước to
bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác mười một năm
bác vẫn dùng đôi dép ấy, các đồng chí cảnh vệ
cũng đôi ba lần xin Bác đổi dép nhưng Bác bảo
vẫn còn đi được.
Có lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập mẹo giấu
đôi dép Bác đi, để sẵn một đôi giày mới. Máy bay hạ cánh, Bác tìm đôi dép ….và khi biết được ý
định của các anh cảnh vệ Bác đã nói: “Đôi dép Bác đã cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Mua đôi dép
khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên….Ta phải tiết kiệm vì nước ta còn
nghèo.”
Các em đã chăm chú lắng nghe và hỏi rất nhiều về đôi dép của Bác và bắt tôi phải cho xem
đôi dép đó như thế nào. Về phần này tôi đã cho các em xem hình ảnh tư liệu về đôi dép cao su của
Bác. Sau đó, tôi hỏi: Sau xong học xong bài này, các em có thể nói cho cô biết những cách tiết kiệm
nào khác được không?
Có nhiều em xung phong trả lời với các ý sau: tiết kiệm điện, nước, quần áo, ăn uống
Và để giúp các em có bước thực hành tốt hơn, tôi đã hướng dẫn các em tự mình tiết kiệm rất
nhiều thứ như làm ống heo bằng tre, mỗi ngày đến trường các em tự trang bị cho mình một chai
nước suối (những thứ này tôi chuẩn bị sẵn), hạn chế ăn quà vặt, sử dụng lại sách giáo khoa cũ, quần
áo của anh chị, hướng dẫn các em cách quản lí thời gian một cách hợp lí (không được dùng thời
gian học vào việc khác như xem tivi, đi chơi….) .
Với cách làm trên hiện nay có em đã tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ và có những tiến bộ
trong học tập.
22
Ống heo tiết kiệm
Chai nước suối
Từ điển
Qua tấm gương của Bác, tôi cho các em giảng cho các em về những hành vi tham ô ăn bẩn
tiền của nhân dân như tiêu xài phung phí, tổ chức các bữa tiệc (đám cưới, đám giỗ, sinh nhật…) linh

đình hoang phí trong khi hàng vạn đồng bào của mình vẫn còn trong cảnh đói rét, không nhà để trú
thân…nhưng lúc nào cũng hô hào người dân nên thực hành tiết kiệm.
Ví dụ bài: Lễ độ- chương trình lớp 6
Khi dạy bài này tôi đặt biệt chú ý đến cách giao tiếp của các em học sinh ở đây, vì đa phần
các em là người dân tộc, do vậy rất khó để truyền đạt cho các em hiểu những cách giao tiếp thông
thường. Vào bài này tôi đã cho các em xem nhưng tư liệu và hình ảnh về Bác trong các buổi nói
chuyện và làm việc với người nước ngoài, tôi đã cho các em xem về phong cách của Bác, về những
lời nói của Bác với đồng bào của mình ví dụ như: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”, chỉ một câu
nói đó nhưng đã bao hàm rất nhiều ý nghĩa về tính giản dị, về phong thái của Người đứng đầu Nhà
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Câu nói của Bác đã xóa nhòa ranh giới giữa Bác với mọi
người, đồng thời qua bài học này tôi đã uốn nắn và chấn chỉnh lại một số em có những hành vi, thái
độ thiếu tôn trọng giáo viên, tôn trọng bạn bè… các em đã nhận thức rõ những sai phạm trên và có
những chuyển biến rất tốt trong hành vi đạo đức của mình như chào hỏi, lễ phép với thầy cô, bạn

Ví dụ bài : Tôn trọng kỉ luật- chương trình lớp 6
Bài học nhỏ nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn, đây là một vấn đề mà chúng ta những người giáo
viên rất dễ mắc phải như: sử dụng điện thoại trong lớp, không đồng phục, đến lớp không đúng thời
gian hay do nhà gần trường nên không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… muốn các em
tiếp nhận những lời dạy của chúng ta thì bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải làm gương trước,
không nên nói suông vì làm như thế các em sẽ có cái nhìn không tốt và suy nghĩ lệch hướng về
chúng ta. .Tôi đã kể cho các em về câu chuyện “Thời gian quý báu lắm”:
Năm 1945, mở đầu bài nói cuyện tại lễ tốt nghiệp khoa V trường huấn luyện cán bộ Việt
Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi
mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em làm việc cho đúng giờ thì thời gian quý báu lắm”
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15
phút với lý do là trời mưa, có lũ, nên ngựa không qua suối được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà đi chậm mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng đi sai bao nhiêu?
Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ
động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác

hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm 10 phút ạ !
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 89.)
Ví dụ bài: Biết ơn- chương trình lớp 6
Tôi đọc cho các em nghe những lời nói của Bác “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh
chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy
sinh đó không phải là uổng ”.
(Đăng trong báo Cứu quốc ngày 10-3-1946) .
“Tôi nghiêng mình trước những anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì tổ quốc
mà hy sinh anh dũng”.
(thư gửi đồng bào miền Nam năm 1946)
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
23
Qua đó, tôi dẫn các em vào nội dung bài học, tìm hiểu về ngày 27-7 , ngày 20-11….các em tỏ
ra rất thích thú khi biết được ý nghĩa của từng câu nói và nhận thức hơn về trách nhiệm của bản thân
mình như phải gắng học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, biết ơn và có
những việc làm thiết thực giúp đỡ những người già, người neo đơn, người có công với đất nước.(bổ
sung hình)
Mỗi bài học, mỗi câu nói của Bác đều được tôi học tập và đem vào ứng dụng trong từng bài
học của các em, mỗi bài là một câu chuyện về Bác, về vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ bài: Sống giản dị- chương trình lớp 7
Tôi cho các em xem hình ảnh của Bác
trong ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (qua
máy chiếu), sau đó, tôi cho các em nhận xét về
cách ăn mặc của Bác, em thì nói không phù hợp,
có em thì không nêu được ý kiến của mình. Với

những tình tiết trên tôi đã giải thích cho các em
hiểu trang phục Bác mặc ngày hôm đó là hoàn
toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất
nước, một đất nước chịu quá nhiều mất mát trong
chiến tranh. Qua phần giải thích của tôi, các em
đã hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam, về
những gì mà đất nước phải gánh chịu. Các em có
ý thức tốt hơn khi học tập và làm theo Bác như
ăn mặc đồng phục và đơn giản hơn khi đến
trường, hạn chế mặc quần lưng ngắn, áo ngắn, tóc nhuộm nhiều màu…. Nói như thế không có nghĩa
là giáo viên muốn ăn mặc sao cũng được, không thể có chuyện giáo viên dạy bài này mà trang phục
khó coi, đầu tóc trang điểm quá lố, đeo nữ trang quá lố… nếu chúng ta làm thế thì sẽ không thuyết
phục được các em, thậm chí có phản ứng ngược lại. Sau đó tôi cho các em xem những trang phục và
vật dụng cá nhân của Bác.
24
Va ly đựng quần áo Siêu sắc thuốc
Ví dụ bài: Yêu thương con người- chương trình lớp 7
Bài học này chứa đựng bao nhiêu tình cảm của Bác dành cho nhân dân, cho những người dân
lao động nghèo khổ bằng những hành động rất cảm động khi đến thăm gia đình chị Chín vào tối
đếm 30 tết năm Nhâm Dần, căn nhà nhỏ của chị Chín bỗng ấm và sáng hơn với hơi ấm tình yêu
thương Bác đem đến. Hay như câu chuyện về cây xanh muôn đời trong khu di tích Bác. Đó là, vào
một mùa đông, Bác thức giấc khi nghe tiếng chổi tre quét lá bên đường của người lao công. Bác biết
mùa này lá rụng nhiều, người lao công sẽ rất vất vả, do vậy, trong một lần đi công tác ở Trung Quốc
Bác đã tìm về một loại cây xanh tốt cả mùa đông mà không rụng lá và nhân giống loại cây này ở
Việt Nam. Qua bài học này, tôi còn giáo dục cho các em rất nhiều truyền thống yêu thương con
người của dân tộc như hiện nay thế hệ trẻ các em vẫn làm theo gương Bác như các hoạt động hiến
máu nhân đạo “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, hay chương trình Vượt lên chính mình,
Lục lạc vàng…. tiếp sức cho những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong cuộc
sống.
Ví dụ bài: Liêm Khiết- chương trình lớp 8

Câu chuyện mà tôi kể cho các em đó là : Có ăn bớt phần cơm của con không?
Mùa thu năm 1951, Bác đến thăm lớp chỉnh huấn chính trị toàn quân. Sau khi đọc lên những
con số cụ thể về tệ nạn tham ô lãng phí mà ban lãnh đạo nhà trường đã báo cáo với Bác.
Bác nói:
- Các chú xem đấy, mới có từng này cán bộ mà đã tham ô lãng phí như vậy, thử hỏi nếu cán
bộ trong toàn quân, toàn quốc ai cũng phạm khuyết điểm như các chú ở đây thì thiệt hai cho công
quỹ nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu.
Bác hỏi:
- Ở đây, những chú nào có vợ rồi thì giơ tay.
Bác chỉ vào một đồng chí trong số những người vừa giơ tay, rồi hỏi:
25

×