Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án tin học 6 bài 11 tổ chức thông tin trong máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.85 KB, 7 trang )

Giáo án Tin học 6
BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (T1)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nắm được thế nào là tệp tin.
+ HS hiểu được thư mục là gì, cây thư mục, thư mục mẹ, thư mục con, thư mục
gốc.
+ Hướng dẫn cho HS khái niệm về đường dẫn, cách viết đường dẫn tới một thư
mục hoặc 1 tệp tin.
II. Ph ương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
+ HS1: Hệ điều hành có những nhiệm vụ chính nào?
3) Nội dung bài mới :
ĐVĐ: Chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin. Trong quá trình xử
lí, máy tính phải truy cập tới thông tin (tìm, đọc, ghi) trên các thiết bị lưu trữ, việc
truy cập sẽ trở nên nhanh chóng hơn nếu thông tin được tổ chức hợp lí. Để giải
quyết vấn đền này, hệ điều hành đã tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây
gồm các tệp tin và thư mục. => Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Trong lớp học có 1 tệp danh sách
tên các học sinh trong lớp, tệp các trò
chơi trong máy tính…
- Trên các thiết bị lưu trữ thông tin của


máy tính, tệp đóng vai trò như một đơn
vị lưu trữ thông tin cơ bản dược hệ điều
hành quản lí.
- GV: Ta dùng cái gì để phân biệt 2 bạn
học sinh tromg lớp?
- HS: dùng tên của mỗi bạn.
VD: Hoc_tap.doc
Toan6.txt
- Phần mở rộng không nhất thiết phải
có trong tên tệp.
1. Tệp tin.
- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ
thông tin trên thiết bị lưu trữ.
- Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc có thể rất
lớn.
- Các loại tệp tin trên đĩa:
+ Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh…
+ Các tệp văn bản: sách, tài liệu…
+ Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát…
+ Các tệp chương trình: Mario, Paint…
- Dùng tên tệp để phân biệt các tệp tin
với nhau.
- Tên tệp gồm 3 phần:
+ Phần tên.
+ Phần mở rộng: hay còn được gọi là
phần đuôi, thường dùng để nhận biết
kiểu tệp tin.
+ Dấu chấm: ngăn cách giữa phần tên và
phần mở rộng.
* Hoạt động 2

- GV: Thử hình dung trong thư viện
của một trường học mà trong đó các
2. Thư mục.
- Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa
cuốn sách được để một cách tùy tiện.
Mỗi lần cần lấy quyển nào thủ thư lại
phải tìm lần lượt cho tới khi thấy được
quyển đó.
=> Rất mất thời gian.
- Nhưng nếu tên của các học sinh được
sắp xếp theo khối lớp, sắp xếp theo tên
lớp. Như vậy việc tìm tên của một học
sinh nào đó sẽ đơn giản hơn.
- Có thể coi thư mục giống như chiếc
cặp sách, các tệp tin chính là các quyển
vở hoặc sách.
- GV: Nêu các ví dụ minh họa.
thành các thư mục.
- Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc
các thư mục con.
- Thư mục được tổ chức phân cấp, các
thư mục có thể lồng nhau. Cách tổ chức
này có tên gọi là tổ chức cây.
- Ta dùng tên để phân biệt các thư mục
với nhau.
- Khi một thư mục chứa một thư mục
con bên trong ta nói thư mục ngoài là
thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư
mục con.
- Thư mục ngoài cùng không có thư

mục mẹ gọi là thư mục gốc.
- Các thư mục con trong cùng một thư
mục mẹ phải có tên khác nhau, các tệp
tin trong cùng một thư mục phải có tên
khác nhau.
4) Củng cố :
- Nhắc lại các nội dung chính đã học.
5) H ướng dẫn về nhà :
- Ôn lại các nội dung chính đã học.
- Làm các bài tập trong SGK (47).
Điều chỉnh và bổ sung


………………………………………………………………………………………
BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (T2)
I. Mục tiêu bài giảng :
II. Ph ương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1.Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
+ HS1: Tệp tin là gì? Nêu các loại tệp tin thường gặp?
+ HS2: Thư mục là gì? Khái niệm thư mục mẹ, thư mục con, thư mục gốc?
3. Nội dung bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* Hoạt động 1
- GV: để tìm một học sinh ta phải biết
học sinh đó học trường nào, học khối
mấy và học lớp nào.
VD: Le Hong Phong
Lop 6A
Dang Anh
2. Đường dẫn.
- Trong tổ chức hình cây của các thư
mục và tệp, để truy cập được 1 tệp hay
thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn
của nó.
- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng
nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hung.txt
Đường dẫn tới tệp Dang Anh Hung.txt
là:
C:\ Le Hong Phong\ Lop 6A\ Dang
Anh Hung.txt
một thư mục xuất phát nào đó và kết
thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ
ra đường tới thư mục hoặc tệp tương
ứng
* Hoạt động 2
- GV: Hệ điều hành cho phép người
dùng có thể thực hiện các thao tác sau
đây với thư mục và tệp tin. Các thao
tác này chúng ta sẽ được thực hiện
trong các bài thực hành

3. Các thao tác chính với tệp và thư
mục.
- Xem thông tin các tệp và thư mục.
- Tạo thư mục mới.
- Xoá
- Di chuyển.
- Đổi tên.
- Sao chép.
* Hoạt động 3
- GV: Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh
thảo luận để trả lời
- HS: Trả lời
3. Câu hỏi và bài tập
1. Chọn câu đúng:
- Câu đúng: thư mục có thể chứa tệp tin,
thư mục có thể chứa các thư mục con
2. Một thư mục chứa bao nhiêu tệp tin?
- Không hạn chế số lượng, chỉ phụ thuộc
vào dung lượng lưu trữ
3. Viết đường dẫn
- C:\THUVIEN\KHTN\TOAN\Dai.bt
4) Củng cố :
- Nhắc lại các nội dung chính đã học.
5) H ướng dẫn về nhà :
- Ôn lại các nội dung chính đã học.
- Làm các bài tập trong SGK (47).
Điều chỉnh và bổ sung


………………………………………………………………………………………

×