Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN PHẦN TẬP LÀM VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.75 KB, 12 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MƠN NGỮ VĂN- PHẦN TLV
Câu 1: Thuyết minh là gì?
A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc,
người nghe về một quan điểm tư tưởng.
B.Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất,
ngun nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội
C.Trình bày diễn biến sự việc, nhân vật nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày
tỏ thái độ khen chê.
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh…nhằm tái hiện một cách sống động để người đọc hình
dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.
Câu 2: Văn bản thuyết minh dùng phương pháp nào?
A. Miêu tả bằng lời văn.
B. Trình bày, giới thiệu, giải thích.
C. Kể lại câu chuyện.
D. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 3: Mục đích của văn bản thuyết minh là:
A. Nhằm kể lại một câu chuyện đã có trong cuộc sống.
B. Thường tả lại một người, một vật…trong đời sống.
C. Dùng để bàn luận một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
D. Nhằm cung cấp tri thức( về đặc diểm, tính chất ngun nhân…) về sự việc, hiện
tượng trong tự nhiên hoặc xã hội.
Câu 4: Đối với đối tượng thuyết minh, để thuyết minh cho đúng, người viết cần nắm được nội
dung:
A. Tên đối tượng cần thuyết minh.
B. Bản chất của đối tượng thuyết minh.
C. Địa chỉ của đối tượng thuyết minh.
D. Hình ảnh của đối tượng thuyết minh.
Câu 5: Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò là:
A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiễu.
B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.


C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lơ gíc và màu sắc triết lí.
D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sắc thái biểu cảm.
Câu 6: Yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
A. Làm cho các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
B. Làm cho các đặc điểm trừu tượng, khơng dễ thấy của đối tượng.
C. Làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
D. Giúp trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện.
Câu 7: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật là:
A. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
B. Kết hợp các phương pháp thuyết minh.
C. Làm lu mờ các đối tượng thuyết minh.
D. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?
A.Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư trú của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong
nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu.
B.Ngơi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế
như vậy.
C. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài
thêm cái vòm cổng vào đến sân.
D. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu
vàng đu đưa chín- một giống còn lại ở Huế rất hiếm.
Câu 9: Mỗi đề văn thuyết minh nêu mấy đối tượng cần thuyết minh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Phương pháp chủ yếu nào có thể giúp người viết bài văn thuyết minh nắm được đặc
trưng, bản chất của đối tượng thuyết minh:
A. Viết báo cáo về đối tượng liên quan.
B. Quan sát và nghiên cứu tài liệu đối tượng thuyết minh.

C. Tiến hành thí nghiệm xung quanh đối tượng.
D. Chụp ảnh đối tượng liên quan.
Câu 11: Đặc điểm nào sao đây phù hợp với văn miêu tả ?
A. Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
B. Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
C. Sử dụng các số liệu cụ thể, chi tiết.
D. Đơn nghĩa
Câu 12: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là:
A. Miêu tả cảnh vật nét mặt, cử chỉ, trang phục.
B. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại.
C. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
D. Miêu tả giàu chất tạo hình.
Câu 13 : Biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật làm cho nhân vật sinh động trong văn tự
sự là:
A. Miêu tả ngoại hình.
B. Miêu tả nội tâm.
C. Miêu tả cử chỉ.
D. Miêu tả dáng vẻ.
Câu 14: Trong văn bản tự sự, miêu tả nội tâm trực tiếp là:
A. Tả dáng vẻ, cử chỉ nhân vật.
B. Tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục.
C. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm nhân vật.
D. Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Câu 15 : Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là?
A. Giúp người đọc nắm được nhân vật chính.
B. Giúp người đọc nắm nội dung và ý nghĩa văn bản.
C. Giúp người đọc nắm được sự việc chính.
D. Giúp người đọc nắm được nội dung chính của văn bản.
Câu 16 : Trong văn bản tự sự, miêu tả cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng:
A. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

B. Tái hiện những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm nhân vật.
C. Giúp người đọc nắm nội dung, ý nghĩa văn bản.
D. Giúp người đọc nắm nội dung chính của văn bản.
Câu 17 : Trong văn bản tự sự, miêu tả nội tâm gián tiếp là:
A. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng.
B. Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
C. Tả cảnh vật trang phục của nhân vật.
D. Miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
Câu 18: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là:
A. Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
B. Nêu lên các ý kiến nhận xét cùng lí lẽ và dẫn chứng.
C. Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng.
D. Tả dáng vẻ, cử chỉ nhân vật.
Câu 19:Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng:
A. Làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
B. Làm câu chuyện có yếu tố li kì.
C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
D. Làm cho câu chuyện trở nên gợi cảm.
Câu 20: Độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
A. Độc thoại nói thành lời.
B. Độc thoại không nói thành lời.
C. Một người nào đó nói với chính mình.
D. Một người nào đó nói với ai đó trong tưởng tượng.
Câu 21: Trong văn bản tự sự, người kể chuyện có vai trò:
A. Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
B. Giới thiệu nhân vật và tình huống.
C. Tả người và tả cảnh vật.
D. Đưa ra các nhận xét, đánh giá về các điều được kể.
Câu 22: Trong văn bản tự sự, hình thức kể chuyện theo ngôi thứ 3 là:
A. Người kể là một nhânvật trong văn bản.

B. Người kể giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản.
C. Người kể là người được đề cập đến trong văn bản.
D. Người kể phải là người trực tiếp chứng kiến.
Câu 23:Đề văn nào không phải là đề văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm:
A. Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
B. Tôi thấy mình đã khôn lớn.
C. Loài cây em yêu.
D. Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Câu 24:Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
A.Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
B.Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản
C.Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
D.Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
Câu 25: Trình tự nào sau đây phù hợp với việc tóm tắt văn bản tự sự:
A. Đọc kĩ hiểu đúng chủ đề - xác định nội dung chính - sắp xếp nội dung- viết thành
văn bản.
B. Xácđịnh nội dung chính - đọc kĩ hiểu đúng chủ đề - sắp xếp nội dung- viết thành
văn bản tóm tắt.
C. Đọc kĩ hiểu đúng chủ đề - sắp xếp nội dung – xác định nội dung chính - viết thành
văn bản tóm tắt.
D. Xác định nội dung chính - sắp xếp nội dung - đọc kĩ hiểu đúng chủ đề - viết thành
văn bản.
Câu 26: Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện:
A. Hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
B. Thể hiện nội dung đầy đủ hơn.
C. Nhân vật cụ thể hơn.
D. Sinh động và sâu sắc hơn
Câu 27:Tự sự thường không kết hợp với các yếu tố nào sau đây:
A. Lập luận
B. Miêu tả

C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 28: Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm là:
A.Những cảm xúc của người viết.
B. Diễn biến nội tâm của nhân vật.
C.Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.
D.Những suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 29: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nàođối với sự việc
được kể:
A.Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B.Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C.Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D.Làm cho sự việc được kể sinh động hơn.
Câu 30: Trong văn bản tự sự yếu tố biểu cảm có vai trò gì?
A.Giúp người viết thể hiện thái độ của mình đối với sự việc được kể.
B.Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể.
C.Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.
D.Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.
Câu 31: Câu thơ nào sau đây có chứa yếu tố nghị luận?
A. “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
B. “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”
C. “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
D. Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 32: Đối thoại trong văn bản tự sự là:
A.Hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B.Là lời của một người nào đó nói với chính mình.
C.Là lời của một người nào đó nói với ai đó trong tưởng tượng.
D.Là lời của người dẫn truyện.
Câu 33:Dấu hiệu nào để nhận biết lời đối thoại trong văn bản tự sự?
A.Phía trước câu nói có gạch đầu dòng.

B.Các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
C.Không có gạch đầu dòng.
D.Mỗi lời nói đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 34:Trong các đề bài sau, đề nào không phải là đề văn tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm?
A.Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.
B.Cây tre Việt Nam.
C.Kể lại một việc mà em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
D.Kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô buồn.
Câu 35: Tóm tắt văn bản tự sự không yêu cầu:
A. Đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ trong văn bản.
B. Đáp ứng mục đích tóm tắt.
C. Bảo đảm tính khách quan.
D. Phải hoàn chỉnh và cân đối.
Câu 36: Trường hợp nào sau đây là dấu hiệu nhận biết độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
A.Các gạch đầu dòng ở đầu lời trao, lời đáp.
B. Độc thoại thành lời phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
C. Độc thoại không thành lời,không có gạch đầu dòng.
D.Nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng.
Câu 37: Trong văn bản tự sự độc thoại là:
A.Hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
B.Lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
C.Lời trao và lời đáp giữa hai người.
D.Lời của người dẫn chuyện.
Câu 38:Yếu tố biểu cảm, nghị luận xuất hiện trong văn bản tự sự như thế nào?
A. Tách bạch, rõ ràng.
B. Kết hợp đan xen.
C. Chỉ xuất hiện trong phần trọng tâm của văn bản.
D. Chỉ xuất hiện trong phần đầu của văn bản.
Câu 39: Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm, nghị luận có vai trò:
A. Giúp người đọc hình dung được cảnh vật, sự việc, con người một cách sinh động.

B. Giúp câu chuyện sinh động, sâu sắc, chặt chẽ, có sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc.
C. Giúp người đọc phát hiện được trình tự diễn biến câu chuyện.
D. Giúp người đọc thấy được ngôi kể.
Câu 40: Yêu cầu nào sau đây không cần phải đảm bảo đối với một văn bản tóm tắt?
A. Ngắn gọn.
B. Nêu được nhân vật chính.
C. Nêu được các sự việc tiêu biểu.
D. Nêu được chi tiết các sự việc tiêu biểu.
Câu 41: Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?
A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
B. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.
C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong
của sự vật, hiện tượng.
D. Dùng những dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.
Câu 42: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau:
……… là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
A. Giả thiết
B. So sánh
C. Đối chiếu
D. Tổng hợp
Câu 43: Câu văn sau, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
“Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục
đẹp.”
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. Giả thiết
D. So sánh
Câu 44: Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ yếu tố lập luận:
A. Nét hớn hở trên khuôn mặt người lái xe chợt duỗi ra, rồi bẵng đi một lúc, bác không
nói gì nữa.

B. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc,
gian nan.
C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất cả như khi đến.
Câu 45: Ý nào nói không đúng về “tổng hợp” trong văn bản?
A. Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
B. Không có phân tích thì không có tổng hợp.
C. Là trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật
hiện tượng.
D. Thường đặt cuối của đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc cuối văn
bản.
Câu 46: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội ?
A. Nêu rõ vấn đề nghị luận.
B. Dưa ra những lí lẽ dẫn chứng xác đáng.
C. Vận dụng những phép lập luận phù hợp.
D. Lời văn gợi cảm trau chuốt.
Câu 47: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
C. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
D. Suy nghĩ em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
Câu 48: Ý nào không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng đạo lí, văn hóa, đạo đức, lối sống của
con người Việt Nam.
B. Bài viết có bố cục 3 phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động.
C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh.
D. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích
đối chiếu …để trình bày vấn đề.
Câu 49: Sự khác nhau chủ yếu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và

nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là:
A. Khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Câu 50: Trong các đề bài sau, đề nào thuộc bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten?
B. Giới thiệu về cây tre Việt Nam.
C. Kể về một món quà sinh nhật.
D. Suy nghĩ từ câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 51: Trong các đề sau, đề nào thuộc bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống?
A. Bàn về đức tính khiêm tốn.
B. Cảm nhận của em về tình phụ tử trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng.
C. Bàn về việc tập thể dục để có sức khỏe.
D. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.
Câu 52: Ý nào không phù hợp với đề bài “Có chí thì nên”?
A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người.
B. Người có ý chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
C. Người có ý chí luôn là người gặp may mắn trong cuộc sống.
D. Người học sinh cần rèn ý chí trong học tập và trong cuộc sống.
Câu 53: Trước một sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận thì thường yêu cầu người viết
không cần phải:
A. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của mình với sự việc, hiện tượng đó.
B. Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình với sự việc, hiện tượng đó.
C. Nêu tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng đó.
D. Kể diễn biến sự việc đó một cách có hệ thống.
Câu 54: Trình tự về hình thức nào sau đây đúng với hình thức nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống?

A. Trình bày rõ về sự việc, hiện tượng phân tích biểu hiện của vấn đề nêu ý kiến
nhận xét, đánh giá.
B. Nêu ý kiến nhận xét đánh giá trình bày rõ sự việc hiện tượng  phân tích biểu hiện
của vấn đề
C. Trình bày rõ về sự việc, hiện tượng nêu ý kiến nhận xét, đánh giá.  phân tích biểu
hiện của vấn đề
D. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá  phân tích biểu hiện của vấn đề trình bày rõ sự việc
hiện tượng.
Câu 55: Khi nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội, chúng ta cần lưu ý :
A. Tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo đúng những quy tắc chuẩn mực đạo đức chung mà
xã hội quy định.
B. Căn cứ vào ý kiến nhìn nhận, đánh giá của số đông người trước sự việc, hiện tượng đó.
C. Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức chung quy định trong xã hội mà có cách nhìn
nhận đánh giá theo quan điểm riêng của mình ở nhiều góc độ khác nhau.
D. Nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chủ quan của riêng mình, không cần phải tuân theo
quy tắc nào.
Câu 56: Dòng nào sau đây không đề cập đến những phạm trù thuộc sự việc, hiện tượng trong
đời sống xã hội?
A. Hiện tượng quay cóp khi thi cử, nói tục, chửi thề.
B. Sự khiêm tốn, lòng khoan dung, nhân ái.
C. Trẻ em hút thuốc lá, đua xe lạng lách trên đường.
D. Hiện tượng xã rác bừa bãi nơi công cộng.
Câu 57: Trong các đề bài sau, đề nào thuộc bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường.
B. Những con người trong : “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
C. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
D. Suy nghĩ của em về những con người biết vượt khó lên hoàn cảnh, không chịu thua số
phận.
Câu 58: Nhận xét nào sau đây nêu đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận?
A. Tái hiện lại sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động.

B. Kể về diễn biến sự việc, con người một cách hấp dẫn.
C. Đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nhiều sức thuyết phục.
D. Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, có sức lay động.
Câu 59: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?
A. Trình bày, giới thiệu, giải thích,…nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội.
B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe
về quan điểm, tư tưởng được nêu ra.
C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người
và bày tỏ thái độ khen chê.
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh,…nhằm tái hiện các chi tiết cụ thể để người đọc hình dung
rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.
Câu 60: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội?
A. Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.
B. Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội
dung của sự vật, hiện tượng.
C. Là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều đã phân tích.
D. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay
có vấn đề đáng suy nghĩ.
Đọc đoạn văn sau và trả lời 2 câu hỏi 61, 62 :
“Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh
sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem
là nhà văn của nông thôn, của người dân Việt Nam với những nét mộc mạc và đậm đà. “Làng”
là một truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này đã được viết trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê
hương, tình yêu đất nước của người nông dân. Ai đến với “Làng”, chắc khó có thể quên ông
Hai – một nhân vật nông dân mang vẻ đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của
Kim Lân.”
Câu 61: Đoạn văn trên phù hợp với nội dung nghị luận nào?
A. Phân tích tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

B. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”.
C. Phân tích tác phẩm của nhà văn Kim Lân.
D. Phân tích nghệ thuật của nhà văn Kim Lân.
Câu 62: Đoạn văn trên phù hợp với phần nào?
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Mở bài và kết bài
Câu 63: Đề bài nào sau đây là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
A. Suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở
Chuyện người con gái Nam Xương.
B. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương.
C. Cây dừa Bình Định.
D. Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 64: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật để
phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm
xúc của tác giả.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động, chân thành của người viết.
Câu 65: Cho đề bài: Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính
của Phạm Tiến Duật. Hãy xác định yêu cầu thể loại của đề bài trên?
A Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
C. Nghị luận về một nhân vật văn học.
D. Nghị luận về một bài thơ.
Câu 66: Ý kiến nào nói đúng và đủ nhất về đặc sắc của bài thơ Mây và sóng?
A. Là thơ văn xuôi, trong đó có lời kể xen lẫn với đối thoại, dùng phép lặp nhưng có sự

biến hóa phát triển.
B. Là thơ văn xuôi, trong đó có lời kể xen lẫn với đối thoại, dùng phép lặp nhưng có sự
biến hóa phát triển, xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa biểu trưng.
C. Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa biểu trưng, dùng phép lặp nhưng có sự
biến hóa phát triển.
D. Dùng phép lặp nhưng có sự biến hóa phát triển, xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý
nghĩa biểu trưng.
Câu 67: Nghị luận về một đoạn thơ và bài thơ là gì?
A. Trình bày cảm thụ, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của tác phẩm đó.
B. Trình bày cảm thụ về tác phẩm đó.
C. Nhận xét, đánh giá về tác phẩm đó.
D. Phân tích tác phẩm đó.
Câu 68: Truyện nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam?
A. Những ngôi sao xa xôi
B. Con chó Bấc
C. Làng
D. Lặng lẽ Sa Pa
Câu 69: Tác phẩm nào sau đây không phải là thơ?
A. Con cò
B. Nói với con
C. Mùa xuân nho nhỏ
D. Bến quê
Câu 70: Nội dung nào không được học trong Tập làm văn 9 tập 2?
A Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
B. Thuyết minh về đồ dùng.
C. Nghị luận về một nhân vật văn học.
D. Nghị luận về một bài thơ.
Câu 71: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ đều không có điểm chung gì?
A. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách tâm lí, hành động, số phận của

nhân vật để đưa ra nhận xét, đánh giá.
B. Đều bám vào ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, tình cảm, cảm xúc của tác giả để đưa ra
những nhận xét, đánh giá.
C. Đều có tính khuôn mẫu, hành chính.
D. Đều là sự cảm thụ văn chương bằng cách nêu những nhận xét, đánh giá về nội dung
và nghệ thuật đặc sắc dựa trên chính tác phẩm đó.
Câu 72: Tính truyền cảm, hấp dẫn thu hút của một bài văn nói nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ không thể hiện ở điểm nào?
A. Đảm bảo thủ tục hành chính thông thường.
B. Thể hiện tốc tộ nhanh, chậm, nhấn mạnh linh hoạt, phù hợp với nhân vật.
C. Thể hiện tình cảm chân thành, sâu sắc, đúng đắn.
D. Nội dung sát hợp, sâu sắc, có tính thuyết phục.
Câu 73: Yêu cầu nào sau đây không phù hợp khi nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn
trích?
A. Phân tích, nhận xét, đánh giá về toàn bộ sự nghiệp văn chương của tác giả thông qua
cá tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B. Phân tích, nhận xét, đánh giá về hành động, tâm lí, tính cách, số phận của nhân vật
trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. Phân tích, nhận xét, đánh giá về một sự kiện, chủ đề, nội, nội dung của tác phẩm
truyện hoặc đoạn trích.
D. Phân tích, nhận xét, đánh giá về nghệ thuật văn chương của tác giả trong tác phẩm
truyện hoặc đoạn trích.
Câu 74: Ngôn ngữ trong văn hành chính có đặc điểm gì?
A. Có tính hình tượng.
B. Có tình bịểu cảm.
C. Chính xác, không sử dụng biện pháp tu từ.
D. Có thể sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 75: Đề bài nào sau đây là nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích?
A. Giới thiệu cây lúa Việt Nam.
B. Loài cây em yêu.

C. Suy nghĩ về thân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
D. Suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở
Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 76:Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào phải viết thư (điện) chúc mừng,
thăm hỏi:
A. Khi bạn thân ở xa gặp rủi ro, mất mát.
B. Em ốm không đến lớp được.
C. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản.
D. Em vô ý làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
Câu 77: Tên biên bản được viết như thế nào?
A. Theo ý thích của người viết.
B. Viết bằng chữ in hoa, trình bày cân giữa trang.
C. Viết bằng chữ thường.
D. Viết bằng chữ in hoa.
Câu 78: Phần nào không có trong cách kết thúc biên bản?
A. Thời gian kết thúc.
B. Chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính.
C. Lời cảm ơn.
D. Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo.
Câu 79: Điểm giống nhau cơ bản giữa biên bản với các loại văn bản hành chính khác mà em
được học là:
A. Mục đích viết.
B. Đặc điểm về nội dung, yêu cầu.
C. Tính khuôn mẫu, hành chính.
D. Cách thức viết.
Câu 80: So với văn bản nghệ thuật thì văn bản hành chính không mang đặc điểm:
A. Tính nghệ thuật. trừu tượng.
B. Tính chính xác, rõ ràng.
C. Tính hành chính, công vụ.
D. Tính đơn nghĩa.


ĐÁP ÁN PHAÀN TẬP LÀM VĂN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B D B A C C C A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B C B D C A D B C B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A B C B A A A C D A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D A B B A C B B A D
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
C D B B C D C C A D
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
C C D A C B D C B D
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
B A B B C B C B D B
71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
C A A C D A B C C A
MA TRẬN ĐỀ THI PHẦN TẬP LÀM VĂN
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Văn thuyết minh câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 câu 7, 9, 10, câu 8
Văn tự sự câu 11,12, 13,14 ,17 ,
18, 20, 23 ,24,26,27,
29,30,32,34,35,37,40
câu
15,16,19,
21,22,28,
câu

25,31,33,
36,38,39,
Phép phân tích tổng hợp câu 41,42,45, câu 43 câu 44
Nghò luận về một sự việc
hiện tượng đời sống và tư
tưởng đạo lý
câu 46,48,49,53,
54,55,58,59,60
câu 52,56, câu 47,50,
51,57,
Nghò luận về tác phẩm
truyện – đoạn thơ, bài
thơ
câu 61,62,67,68,
69,70,72,74,75,
câu 63,65,
66,71,
câu 64,73,
Biên bản, hợp đồng, thư
– điện chúc mừng
câu 77,78,79, câu 76, câu 80

×