Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên
Nguyễn Hồng Nhung
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn
thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Ngô
Minh Hải đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên phòng nông
nghiệp, phòng thống kê, phòng địa chính UBND xã Trường Yên và nhân dân
xã Trường Yên, trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người
đãđộng viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Hồng Nhung


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
ii
Trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước, du lịch là một ngành kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, du lịch góp phần thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ.
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là một trong những vùng đất có tiềm năng
phát triển du lịch lớn của tỉnh Ninh Bình, do đó việc đầu tư thực hiện các dự
án xây dựng cơ cở hạ tầng du lịch không nằm ngoài mục tiêu phát triển du
lịch của tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An là dự án lớn được trên địa bàn xã
Trường Yên, dự án kéo theo nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Sau
khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, bộ mặt kinh tế - xã hội của xã
Trường Yên đã có bước khởi sắc đáng kể, tuy nhiên đối với những hộ nông
dân thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp còn tồn tại nhiều vướng mắc trong
vấn đề việc làm và thu nhập. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Sau khi mất đất thu nhập
và việc làm của các hộ dân thayđổi như thế nào? Những cơ hội tìm kiếm việc
làm của người dân sẽ ra sao? Thu nhập và việc làm hiện tại có đảm bảo cho cuộc
sống của họ ổn định hay không? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh
xã hội cho họ? Để phân tích rõ hơn các vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu
du lịch sinh thái Tràng An tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa
bàn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình”
Với mục tiêu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hồi đất, bồi thường sau
thu hồi đất và ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập và
việc làm của người dân mất đất.
+ Phân tích thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án khu du lịch
sinh thái Tràng An tại xã Trường Yên thời gian qua.
iii
+ Phân tích sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án

khu du lịch sinh thái Tràng An đến việc làm và thu nhập của người nông dân
xã Trường Yên.
+ Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định
việc làm cho hộ nông dân xã.
Để làm rõ các mục tiêu trên tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương
pháp chọn điểm nghiên cứu gồm lý do chọn địa bàn và cơ sở chọn mẫu điều
tra; về PP thu thập số liệu: bài viết thu thập số liệu thứ cấp từ niêm giám
thống kê, báo cáo thường kì, báo cáo tổng kết của các phòng nông nghiệp,
phòng địa chính, phòng thống kê…, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
việc phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân; PP phân tích và xử lý số liệu, bài
viết sử dụng các PP sau: xử lý số liệu bằng Excel; sử dụng PP phân tổ thống
kê, PP thống kê mô tả PP so sánh. Cuối cùng trong phần này bài viết đưa ra
hệ thống các chỉ tiêu sử dụng để tính toán phân tích số liệu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu:
Tình hình thu hồi đất cho việc phát triển khu DLST Tràng An: Bài viết đưa ra
các tài liệu thu thập, số liệu thứ cấp về tình hình thu hồi đất của dự án và việc
thực hiện các chính sách bồi thường hỗ trợ từ trước cho tới nay. Sau đó đi sâu
vào tình tình thu hồi đất ở các nhóm hộ điều tra, bắt đầu bằng việc đưa ra các
thông tin cơ bản về hộ như: Tổng số hộ điều tra, độ tuổi trung bình của chủ
hộ, trình độ chủ hộ và tổng số lao động điều tra được từ các hộ. Trên tổng số
60 hộ điều tra được, tác giả đã tổng hợp tính toán và đưa ra các con số phản
ánh tình hình thu hồi đất và tình hình đền bù hỗ trợ sau thu hồi, số liệu được
phân chia theo nhóm hộ bị thu hồi đất ( nhóm I: thu hồi < 30%; nhóm II: 30 -
<70%; nhóm III >= 70%). Trong phần này, tác giả còn sử dụng PP phỏng vấn
để lấy ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về vấn đề thu hồi đất.
iv
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của các hộ nông
dân: Trong phần này tác giả so sánh cơ cấu lao động, cơ cấu nhóm ngành
nghề trước và sau thu hồi. (1) So sánh cơ cấu lao động cho thấy sự khác nhau
về tổng số lao động, cơ cấu lao động NN và PNN, số lao động có việc làm và

không có việc làm, sau khi mất đi tư liệu sản xuất các lao động có xu hướng
chuyển dịch từ lao động NN thành lao động PNN tăng đáng kể (nhóm I LĐ
PNN sau thu hồi tăng 38,1%, nhóm II tăng 35,5, nhóm III tăng 44,3%). (2)
biến động cơ cấu làm việc của lao động theo nhóm ngành nghề được phân
tích theo các nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, XD – vận tải, TM- DV,
ngành khác. Trong đó nhóm ngành nghề NN và TM-DV có sự thay đổi rõ
nhất, sau thu hồi tỷ trọng việc làm trong nhóm nghề NN giảm 34%, TM-DV
tăng 27,73%. Trong phần này, tác giả cũng sử dụng PP phỏng vấn để lấy ý
kiến đánh giá của các hộ điều tra về việc làm của họ sau thu hồi đất, đa số các
hộ nông dân cho rằng việc thu hồi đất cho phát triển khu DLST Tràng An cho
họ nhiều cơ hội việc làm hơn, nhưng không hẳn các công việc này ổn định và
có thu nhập cao.
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến thu nhập của các hộ nông
dân: Trong phần này tác giả đi sâu vào phân tích biến động thu nhập trước và
sau thu hồi theo ngành nghề của các nhóm hộ điều tra. Thu nhập được tác giả
chia thành các nguồn thu khác nhau: thu từ NN bao gồm: thu từ chăn nuôi,
trồng trọt; thu từ TM-DV; thu từ lương; thu từ nguồn thu khác. Do các hộ
điều tra chuyển dịch cơ cấu việc làm theo nhóm ngành nghề từ NN sang PNN
nên nguồn thu từ NN của các nhóm hộ đều có xu hướng giảm (nhóm I giảm
23,15%; nhóm II giảm 30,12%; nhóm III giảm 34,65%) , nguồn thu từ TM-
DV sau thu hồi chở thành nguồn thu chính của nhiều nhóm hộ. Cuối cùng liên
quan đến thu nhập, tác giả đánh giá biến động chi tiêu của các hộ điều tra.
Việc phân tích thu nhập và chi tiêu của hộ phần nào phản ánh được cuộc sống
v
hiện tại của các hộ nông dân, của các lao động có thật sự ổn định và được cải
thiện hay không.
Đánh giá tác động của việc thu hồi đất cho DLST Tràng An tới thu nhập và
việc làm của người dân xã Trường Yên: Việc thu hồi đất đã mang lại cơ hội
việc làm cho một số bộ phận người dân mất đất để họ có cơ hội nâng cao thu
nhập cải thiện cuộc sống. Song vẫn tồn tại nhiều các hộ nông dân bị ảnh

hưởng tiêu cực từ việc thu hồi đất do họ chuyển đổi nghề không đúng hướng,
sử dụng số tiền đền bù một cách không hiệu quả làm cho kinh tế của hộ có
nhiều hướng giảm sút. Một số lao động khác nhận được khoản tiền đền bù ít
nên không có khả năng chuyển đổi ngành nghề, cũng làm cho kinh tế hộ đi
xuống dẫn tới nguy cơ nhiều lao động thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, thu
nhập bất bênh. Mất đất, sử dụng tiền đền bù không có kế hoạch, tạo điều kiện
cho tệ nạn xã hội phát triển: cờ bạc, rượu chè, lô đề…
Để khắc phục những tác động tiêu cực của thu hồi đất, một số biện pháp được
đưa ra đó là:
+ Nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tiền đền bù.
+ Cải thiện trình độ lao động bằng việc tuyên truyền mạnh mẽ tầm quan trọng
của việc đào tạo nghề mới đến vối người lao động.
+ Tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động , giúp họ có công việc sau khi đào
tạo nghề hoặc tăng cơ hội tiếp cận công việc mới của họ bằn việc hỗ trợ, cho vay
vốn ưu đái về lãi suất để lao động có thể tự tạo việc làm chuyển đổi ngành nghề.
+ Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương
xã, trong việc quan tâm, chăm lo tới việc làm và thu nhập của lao động sau thu hồi
đất.
MỤC LỤC
MỤC LỤC vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
vi
CNH – HĐH 1
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1
KT-XH 1
Kinh tế - xã hội 1
KCN 1
Khu công nghiệp 1
KCN,KCX 1
Khu công nghiệp, khu chế xuất 1

CCN 1
Cụm công nghiệp 1
NN&PTNT 1
Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1
SXNN 1
Sản xuất nông nghiệp 1
PTNT 1
Phát triển nông thôn 1
TTCN 1
Tiểu thủ công nghiệp 1
CN – XD 1
Công nghiệp – xây dựng 1
TM – DV 1
Thương mại – dịch vụ 1
HTX 1
Hợp tác xã 1
KHKT 1
Khoa học kỹ thuật 1
GPMB 1
Giải phóng mặt bằng 1
TĐC 1
Tái định cư 1
NN 1
Nông nghiệp 1
PNN 1
Phi nông nghiệp 1
DLST 1
Du lịch sinh thái 1
DTĐ 1
Diện tích đất 1

LĐ 1
Lao động 1
BQ 1
Bình quân 1
CSHT 1
Cơ sở hạ tầng 1
TNBQ 1
Thu nhập bình quân 1
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
vii
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN II 6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Lý luận về thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ sau thu hồi đất 6
2.1.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập và việc làm 8
2.1.3 Chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Tình hình chung về việc thu hồi, đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
15
2.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập sau khi bị thu hồi đất cho lao động nông thôn 18

2.2.3 Kinh nghiệm trong vấn đề thu hồi đất và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho lao động nông thôn tại một số địa phương trong nước 20
PHẦN III 22
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 26
* Cơ cấu lao động 29
* Giáo dục 29
*Y tế 29
* Văn hoá 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 32
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 33
3.2.5 Một số chỉ tiêu nghiên cứu 33
PHẦN IV 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Thực trạng công tác thu hồi đất nông nghiệp đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng
An, giải phóng và đến bù trên địa bàn xã Trường Yên 35
4.1.1 Nhu cầu mặt bằng các dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Trường Yên
35
4.1.2 Tình hình thu hồi đất của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái
Tràng An 36
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng tổng diện tích đất thu hồi trong toàn xã là 191,61
Ha và chủ yếu là đất nông nghiệp. Trong tổng số 135,56 Ha đất nông nghiệp bị thu
hồi thì đến 96,58% là đất trồng lúa chiếm 68,33 tổng diện tích đất thu hồ, diện tích
viii

trồng cây hàng năm chiếm diện tích rất nhỏ 4,62 ha. Diện tích phi nông nghiệp bị thu
hồi là 55,62 ha trong đó diện tích đất chuyền dung SX-KD là 76%, và chiếm 21,41%
trong tổng diện tích thu hồi, đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 11,54 chiếm
6,02%. Đất thổ cư và đất phi nông nghiệp khác bị thu hồi lần lượt 1,43ha và 1,36ha
chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích thu hồi. Đất chưa sử dụng bị thu hồi một
lượng không đáng kể 38
Từ các số liệu trên cho thấy tổng diện tích đất thu hồi của xã thì phần lớn là diện tích
trồng lúa. Mất đi tư liệu sản xuất của mình, người dân nơi đây gặp không ít khó khăn
trong cuộc sống. Vấn đề kinh tế xã hội trong xã có nhưng thay đổi như thế nào? Cụ
thể hơn nữa và vấn đề lao dộng, việc làm, thu nhập của người dân sẽ ra sao khi mất
đất? đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết 38
* Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án 38
4.1.3 Công tác bồi thường và hỗ trợ sau khi thu hồi đất của dự án 39
4.2 Tình hình về thu hồi đất nông nghiệp đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An,
công tác đền bù và hỗ trợ của các hộ điều tra 45
4.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra 45
4.2.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An
của các hộ điều tra 48
4.2.3 Công tác đền bù và hỗ trợ sau thu hồi của dự án đối với nhóm hộ điều tra 50
4.3 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho dự án phát triển khu du lịch sinh
thái Tràng An đến việc làm và thu nhập của các hộ điều tra 54
4.3.1 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới việc làm của các nhóm hộ điều tra 54
4.3.2 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới thu nhập của các nhóm hộ điều tra 63
4.4 Đánh giá tác động của việc thu hồi đất cho DLST Tràng An tới thu nhập và việc làm
của người dân xã Trường Yên 73
4.4.1 Tác động tích cực 74
4.3.2 Tác động tiêu cực 75
4.5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết và cải thiện việc làm cho
hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn xã Trường Yên 76
PHẦN V 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Kiến nghị 79
5.2.1 Đối với Nhà nước 79
5.2.2 Đối với chính quyền 80
5.2.3 Đối với người dân 80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế và Giá trị sản xuất xã Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình năm 2005-
2010 26
Bảng 4.1 Thống kê các dự án xây dựng trên địa bàn xã Trường Yên 35
Bảng 4.2.Thực tế tình trạng thu hồi đất khi thực hiện dự án 37
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi
thường 39
Bảng 4.4. Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại dự án nghiên cứu 43
Bảng: 4.5. Bảng thông tin về các nhóm hộ điều tra 46
Bảng 4.6 Sự biến động của diện tích đất nông nghiệp 49
ix
các nhóm hộ điều tra 49
Bảng 4.7 Giá trị đền bù và hỗ trợ sau thu hồi của các nhóm hộ điều tra 51
Bảng 4.8 Số lao động điều tra làm việc trực tiếp cho dự án Tràng An 53
Bảng 4.9 Kết quả điều tra ý kiến các hộ dân về chính sách hỗ trợ 54
Bảng 4.10 Cơ cấu lao động trước và sau khi thu hồi đất của các hộ điều tra 56
Bảng 4.11 Đánh giá của các hộ điều tra về cơ hội việc làm sau thu hồi 61
Bảng 4.12 Độ hài lòng về công việc hiện tại của các hộ điều tra 62
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập các nhóm hộ điều tra 64
Bảng 4.14 Sự thay đổi chi tiêu của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất 68
Bảng 4.15 Phân bổ sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ điều tra 71
Bảng 4.16 Ý kiến của các hộ về điều kiện đời sống sau thu hồi 73
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KT-XH Kinh tế - xã hội
KCN Khu công nghiệp
KCN,KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất
CCN Cụm công nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
CN – XD Công nghiệp – xây dựng
TM – DV Thương mại – dịch vụ
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thuật
GPMB Giải phóng mặt bằng
TĐC Tái định cư
NN Nông nghiệp
PNN Phi nông nghiệp
DLST Du lịch sinh thái
DTĐ Diện tích đất
LĐ Lao động
BQ Bình quân
CSHT Cơ sở hạ tầng
TNBQ Thu nhập bình quân
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hoá,du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống
1

kinh tế xã hội, du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,
tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo
việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Nhận thức được tầm quan
trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước ta đã
nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác
tiềm năng cả nước và của từng địa phương, tăng đầu tư phát triển du lịch để
đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn (Nguyễn Xuân Cảnh, 2010).
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng,
nơi tiếp giáp và ngăn cách giữa Bắc Bộ và Trung Bộ bởi dãy núi Tam Điệp
hùng vĩ. Với địa hình phân bố phức tạp và đa dạng vừa có đồng bằng vừa có
đồi núi, vùng ven biển đã tạo cho nơi đây nhiều nguồn tài nguyên du lịch giá
trị như hang động, núi đá vôi, nước khoáng thiên nhiên, rừng, thủy hải sản,
các danh thắng, cảnh quan tuyệt đẹp như Tam Cốc – Bích Động, rừng quốc
gia Cúc Phương, suối nước nòng Kênh Gà – Vân Trình ( Địa chí Ninh bình,
2010). Bởi sở hữu những điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch đó mà Ninh
Bình trở thành một tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và vượt trội so với
các tỉnh phía Bắc khác. Phát huy lợi thế đó, những năm qua nhờ có chủ
trương đúng đắn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Ninh Bình đã
kịp hòa nhập với quá trình đổi mới chung của cả nước với công cuộc huy
động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng vốn có cho du lịch đã đạt được
những kết quả khả quan trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên cùng với đó
nhiều diện tích đất ở, đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử
dụng để phục vụ phát triển du lịch. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống,
thu nhập và việc làm của hộ nông dân, khi không có đất để sản xuất nông
nghiệp người nông dân đứng trước nguy cơ mất việc làm, thu nhập giảm sút,
đời sống gặp nhiều khó khăn. Do vậy ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phát
triển du lịch đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt
được quan tâm đối với những địa bàn có đất nông nghiệp bị thu hồi.
2
Trong tiến trình đô thị hóa của tỉnh, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là một

trong những đơn vị đi đầu trong việc góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Trước đây cư dân xã Trường Yên chủ yếu phụ thuộc vào các nghề chế tạo đá
mỹ nghệ, trồng lúa, chăn thả dê núi. Do phần lớn diện tích tài nguyên thiên
nhiên có lợi thế lớn cho phát triển du lịch thuộc địa phận xã Trường Yên,
nhận biết được lợi thế sẵn có sở du lịch tỉnh Ninh bình kết hợp cùng các chủ
đầu tư đã quy hoạch và đầu tư xây dựng tạo nên khu du lịch Tràng An mới
độc đáo hấp dẫn trên địa bàn 8 xã trong đó xã Trường Yên đóng góp diện tích
lớn nhất với 1.916.122 m² tương đương xã có một phận lớn các hộ nông dân
bị thu hồi đất (1311 hộ) (Quyết định số 1545/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Ninh Bình, ngày 13 tháng 7 năm 2005). Các hộ bị thu hồi đất trong xã phần
lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, nhìn chung đời
sống của các hộ cũng còn nhiều khó khăn, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện
chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối
mặt với mất việc làm. Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi
tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ
hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo
trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân
phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân
tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Vấn đề đặt ra
là sau khi mất thu nhập và việc làm của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có
đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Làm sao để ổn định đời
sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ?
Từ thực tiễn trên tôi nhận thấy việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh
thái Tràng An tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình” là hết sức cần thiết trong bối cảnh
hiện nay.
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát
triển khu du lịch sinh thái Tràng An tới việc làm, thu nhập của hộ nông dân,
nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm
cho người nông dân xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hồi đất, bồi thường
sau thu hồi đất và ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập và
việc làm của người dân mất đất.
• Phân tích thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án khu du
lịch sinh thái Tràng An tại xã Trường Yên thời gian qua.
• Phân tích sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho
dự án khu du lịch sinh thái Tràng An đến việc làm và thu nhập của người
nông dân xã Trường Yên.
• Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao thu nhập, ổn
định việc làm cho hộ nông dân xã.
4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
• Những vấn đề liên quan đến kinh tế, tổ chức quản lý, công tác thu hồi
và đền bù đất nông nghiệp tại xã Trường Yên.
• Các vấn đề chuyển đổi dất nông nghiệp, việc làm và thu nhập của hộ
nông dân thuộc diện thu hồi đất tại xã Trường Yên.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập và việc
làm của người dân xã Trường Yên.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian của số liệu
Để tiến hành điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp trong phạm

vi thời gian từ năm 2005 đến 2014.
5
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ sau thu hồi đất
2.1.1.1 Khái quát về thu hồi đất
Giáo trình luật đất đai 2005 - Trường đại học Luật Hà Nội đưa ra định
nghĩa về thu hồi đất như sau: “ Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để
phục vụ lợi ích của Nhà nước của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi
phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất ".
Theo khoản 5 điều 4 Luật Đất đai (2003): Thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao
cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của
Luật đất đai.
Từ các định nghĩa trên, thu hồi đất được hiểu dưới hai góc độ cơ bản, đó
là:
Thứ nhất, thu hồi đất là một biện pháp pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ
pháp luật đất đai được thể hiện dưới hình thức là một quyết định hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất. Đây là quyết
định thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực thi một trong những nội dung
của nhà nước về quản lý đất đai.
Thứ hai, việc thu hồi đất phải xuất phát từ nhu cầu Nhà nước và xã hội
hoặc biện pháp chế tài nhằm xử lý các vi phạm pháp luật đất đai của người sử
dụng đất. Điều này có nghĩa Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thao
các trường hợp quy định tại Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm
2007.
6

Mục đích của việc thu hồi đất nhằm đảm bảo cho mọi diện tích đất đai
được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, đạt hiểu quả cao, khắc phục tình
trạng tùy tiện trong quản lý dử dụng đất đai; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
phục vụ cho các mục đích của quốc gia.
2.1.1.2 Khái quát về bồi thường và hỗ trợ sau thu hồi đất
Theo quan điểm của Luật Đất đai năm 2003: “ Bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất ” (Khoản 6 Điều 4).
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Và “Giải
phóng mặt bằng” có nghĩa là quá trình thu hồi đất từ các chủ thể sử dụng đất
để lấy mặt bằng thi công xây dựng các công trình ( Lê Thị Bích Huyền, 2010).
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện
cho những đối tượng bị thu hồi đất có được cuộc sống mới ổn định bằng hoặc
tốt hơn trước khi có dự án như: thông qua đào tạo nghề mới, hỗ trợ kinh phí
để di dời đến nơi ở mới ( Lê Thị Bích Huyền, 2010).
Chính sách hỗ trợ và bồi thường khi nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất là
những quy định cụ thể của Nhà nước để bồi thường, hỗ trợ cho người có
quyền sử dụng đất bị thu hồi ở từng thời điểm, nhằm đảm bảo cho những
người bị thu hồi đất có điều kiện tiếp tục duy trì cuộc sống ổn định.
Đối với chính sách bồi thường sau thu hồi đất, Nhà nước thi hành hai hình
thức bồi thường chính:
+ Bồi thường đất: là bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, tức là
khi nhà nước thu hồi đất của người dân thì nhà nước phải đền bù cho người
dân lượng diện tích đất tương ứng với cùng mục đích sử dụng đất (Ngô Thị
Hà My, 2013). Tuy nhiên việc thực hiện chính sách này khá khó khăn vì quỹ
đất sử dụng bồi thường rất hạn chế.
7
+ Bồi thường bằng tiền: là bồi thường khi thu hồi đất được thực hiện bằng
tiền, số tiền được thực hiện bằng tiền, số tiền được tính theo giá đất cùng mục

đích sử dụng do nhà nước quy định (Ngô Thị Hà My, 2013). Việc bồi thường
khi thu hồi đất bằng tiền được Nhà nước sử dụng làm công cụ đền bù chủ yếu
hiện nay.
Đối với chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất: Theo Điều 17 Mục 3, Nghị định
69/2009/NĐ-CP13/8/2009 của Chính Phủ, Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất bao gồm:
a. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;
b. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và
tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
c. Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao
không được công nhận là đất ở;
d. Hỗ trợ khác;
2.1.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập và việc làm
Khi đất nông nghiệp bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi.
Đầu tiên là mất đất và mất đi nguồn thu nhập từ nông nghiệp và hầu hết phải
chuyển sang các nghề khác hoặc chuyển đến nơi khác để làm ăn sinh sống.
Như vậy kéo theo việc làm, thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân cũng
thay đổi. Đây cũng chính là những yếu tố bị ảnh nhiều nhất của việc thu hồi
đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng.
2.1.2.1 Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm
a) Những ảnh hưởng tích cực
Thứ nhất, Đứng trên quan điểm phát triển thì việc thu hồi đất nông nghiệp
sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề theo
hướng tăng lên số lượng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần số
lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp, đó chính là điều kiện và thời cơ
tốt nhất để một bộ phận lớn lực lượng lao động nông nghiệp có năng suất lao
8
động thấp có cơ hội về việc làm các ngành nghề phi nông nghiệp đem lại
năng suất, thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Thúy
Phương, 2012).

Thứ hai, Một số các ngành nghề, dịch vụ mới được phát triển tại địa
phương để đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.
Thứ ba, Ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp được tập trung
phát triển, tận dụng các loại lao động (trong và ngoài độ tuổi lao động, người
chưa có việc làm, người không đáp ứng được công việc có tính chuyên môn
cao), đồng thời góp phần giữ gìn phong tục truyền thống.
Thứ tư, Sau khi thu hồi đất, số lao động nông nghiệp làm việc trong các
ngành nghề phi nông nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ được trực
tiếp làm việc trong môi trường lao động công nghiệp có yêu cầu tay nghề và
tính kỷ luật cao, được tiếp cận các công nghệ sản xuất hiện đại. Chính vì vậy
số lao động này sẽ được rèn luyện được kỹ năng và bản lĩnh công việc thích
ứng, tay nghề và trình độ được nâng lên đáng kể tạo ra ảnh hưởng lan tỏa tích
cực, góp phần nâng cao trình độ lao động của đội ngũ lao động Việt Nam nói
chung (Tống Thị Lan Phương, 2009).
b) Những ảnh hưởng tiêu cực
Thứ nhất, Thu hồi đất nông nghiệp làm cho một bộ phận người lao động
trong diện thu hồi đất nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng từ phục vụ sản xuất
nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ làm
xuất hiện một bộ phận không nhỏ những người thuộc diện thu hồi đất nông
nghiệp mất việc làm buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với những người
nông dân này mất đất canh tác cũng đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất,
không còn kế sinh nhai. Đại đa số họ có trình độ học vấn thấp, không có tay
nghề, không có vốn để tự tổ chức việc làm. Có nhiều hộ sau khi thu hồi đất,
họ vẫn bấu víu vào diện tích đất ít ỏi còn lại. Hơn nữa, do cách nghĩ, cách
9
làm, lối sống của họ còn mang nặng sác thái văn hóa nông thôn làng, xã
truyền thống nên rất hạn chế khả năng thiết lập các mối quan hệ công ăn, việc
làm, khả năng tiếp cận với các cơ hội việc làm, khả năng hội nhập và thích
ứng với quá trình CNH, HĐH. Những vấn đề trên đây đã cản trở nhóm dân cư

này trong việc tìm kiếm cơ hội chuyển đổi việc làm mới, biến hộ trở thành
những người thất nghiệp trên chính quê hương mình ( Tống Thị Lan Phương,
2009).
Thứ hai, Thực hiện thu hồi đất, thay đổi nơi cư trú có thể làm cho người
lao động khó khăn hơn trong việc tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm và tìm
kiếm việc làm.
Khi chuyển đến nơi ở mới, do các mối quan hệ làm ăn và các mối quan hệ
xã hội khác chưa kịp thiết lập, đồng thời những người có mối quan hệ làm ăn
cũ với họ trước đây cũng ngại tìm đến họ, lý do chủ yếu là xa xôi.
Thứ ba, thu hồi đất nông nghiệp làm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
lao động và cơ cấu ngành nghề làm cho các lao động nông nghiệp không kịp
đáp ứng yêu cầu và trình độ của sản xuất.
Ở hầu hết các nghành nghề phi nông nghiệp, nhu cầu về lao động có chất
lượng là thiết yếu, nhưng đa số những lao động nông nghiệp phần lớn không
thể đáp ứng một cách thỏa đáng yêu cầu của những chỗ làm việc đó.
Thứ tư, Lao động nông nghiệp nhập cư ngày càng nhiều gây sức ép nặng
nề về việc làm ở các đô thị.
Do chênh lệch về phát triển KT- XH giữa khu vực nông thôn và khu vực
thành thị cộng thêm yếu tố lao động nông nghiệp bị thu hồi đất hay mất hết tư
liệu sản xuất hình thành nên lực đẩy ở khu vực nông thôn và lực hút ở khu
vực thành thị dẫn đến luồng nhập cư nông thôn – đô thị diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Ngoài những lao động thất nghiệp ở đô thị, làn sóng nhập cư làm
gia tăng khá nhanh những người lao động không có tay nghề xuất thân từ
nông thôn. Điều này không chỉ gấy sưc ép về nhà ở, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo
10
dục, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường… mà còn làm trầm trọng hơn vấn đề
thất nghiệp đô thị (Tống Thị Lan Phương, 2009).
2.1.2.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp tới thu nhập
a) Những ảnh hưởng tích cực
Việc thu hồi đất nông nghiệp tuy làm cho người nông dân mất đất, mất đi

nguồn thu từ nông nghiệp nhưng bù lại người dân lại được một số tiền đền bù
theo chính sách của Nhà nước để xây dựng nhà cửa, mua sắm chi tiêu…Đồng
thời có điều kiện mua sắm các công cụ phụ vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó, khi quá trình thu hồi đất nông nghiệp diễn ra thì cơ
cấu ngành kinh tế trong vùng cũng thay đổi theo. Theo hướng giảm tỷ trọng
kinh tế ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp và dịch
vụ. Khi công nghiệp và dịch vụ phát triển hình thành các khu dân cư đô thị ở
các vùng bị thu hồi đất nên các hoạt động thương mại dịch vụ sẽ phát triển.
Từ đó tạo cơ sở cho việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người
dân mất đất (Đoàn Văn Trung, 2009).
b) Những ảnh hưởng tiêu cực
Đối với người dân sống nhờ vào nông nghiệp khi bị thu hồi đất có nghĩa là
những hộ dân này mất nguồn thu từ đất, mất nguồn thu do nông nghiệp mang
lại. Họ phải chuyển sang nghề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi
hoàn toàn. Do trình độ học vấn của những hộ này không cao nên chưa có kế
hoạch sử dụng tiền đền bù hợp lí, cũng như trình độ dân trí thấp và quen với
tập quán sinh hoạt từ sản xuất nông nghiệp nên khi bị mất đất thì người nông
nghiệp khó tìm được việc làm thích hợp. Từ vấn đề việc làm, thu nhập của
những hộ mất đất trở thành bài toán khó của xã hội ( Đoàn Văn Trung, 2009).
Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp
với giá trị thị trường và khu vực tái định cư. Như vậy, sau khi mất đất nông
nghiệp người dân không những không có việc làm mà số tiền nhận được lại
11
không nhiều, không đủ để chuyển đổi ngành nghề từ đó gây ra bất ổn kinh tế
cũng như các hiện tượng xã hội nảy sinh.
Khi có tiền bồi thường, hầu hết các hộ gia đình đều đầu tư vào mua sắm
dụng cụ trong nhà như ti vi, tủ lạnh … mà ít chú trọng tới đầu tư phục vụ sản
xuất. Mặc dù thu nhập từ ngành nghề khác của hộ có tăng song mức tăng
chưa đáp ứng đủ mức tiêu dùng. Không ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng
lãng phí không đầu tư vào mục đích khác nên không đem lại hiệu quả thu

nhập.
Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp.
đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ
bằng mọi cách mà chưa chú ý đến mức tác động đối với người dân. Việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ dẫn đến xây dựng nhiều hàng quán:
café, quán nước… làm cho tình trạng cờ bạc, rượu chè tăng nhanh, tệ nạn xã
hội ngày một tăng.
2.1.3 Chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
Liên quan đến giải quyết việc làm cho người mất đất đi việc thu hồi, giải
phóng mặt bằng cho xây dựng các KCN, khu đô thị, các công trình công
cộng… thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ
người lao động như:
• Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 quy định nông dân khu dân
vực bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ trực tiếp kinh phí dạy nghề để
chuyển đổi nghề; đồng thời theo điều 25 của Nghị định này, cam kết quan
trọng nhất của doanh nghiệp là tuyển dụng lao động địa phương.
• Quyết định số 126/1998/QD-TTG ngày 11/7/1998 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
• Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương
chính sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
12
• Nghị định số 032/200/QĐ-TTG ngày 24/11/200 của Thủ tướng chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
• Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc
làm giai đoạn 2001-2005.
• Nghị định 197/2004.NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Điều 29 của Nghị định
ngày ghi rõ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi

đất nông nghiệp trên 30% diện tích thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ do Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cho phù hợp thực tế ở địa phương. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp được thưc hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở
dạy nghề.
• Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 18/4//2005 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn…
Các chính sách này là những căn cứ pháp lý quan trọng, sẽ được cụ thể hóa
để triển khai thực hiện cho phù hợp với thực tế phát triển của các địa phương.
Trên thực tế, các chính sách này trong thời gian qua đã góp phần quan trọng,
tạo thế chủ động, tích cực cho các địa phương trong quá trình vận dụng thực
hiện nhằm giải quyết vấn đề thu nhập, đời sống và việc làm cho lao động nông
nghiệp khi bị thu hồi đất nói riêng, cho lao động nông thôn nói chung.
Việt Nam là nước có gần 80% số dân sống bằng nông nghiệp và sống ở
nông thôn, do vậy các chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước có ảnh
hưởng trực tiếp đến thái độ, tâm trạng, tính tích cực hoat động của nông dân.
Theo nghiên cứu khoa học của Tống Thị Lan Phương, 2009 về vấn đề đất
đai, giải pháp đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, cần giải quyết một
số chính sách, biện pháp cụ thể sau đây:
13
Một là, trước tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất ngày càng có xu
hướng tăng, viêc giao đất không chỉ dừng lại ở việc ưu tiên cho người hộ
khẩu trong vùng, khu vực địa phương mà có thể mở rộng cho các đối tượng
nghèo không có ruộng trong cả nước với những biện pháp quản lý chặt chẽ về
mặt pháp lý.
Hai là, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh sôi nảy nở thêm. Vì
vậy phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao độ phì của
đất, bồi bổ đất để đất ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Việc thu hồi đất nên
theo nguyên tắc: nhu cầu đất tới đâu thì thu hồi đất đến đó. Đền bù, giải
phóng mặt bằng theo giá của Nhà nước quy định và tính đến yếu tố giá cả thị

trường trong từng thời điểm nhất định, theo hướng tạo điều kiện thuận lời cho
nông dân, cho người có đất bị thu hồi.
Ba là, tổ chức tốt việc tái định cư cho hộ nông dân sau khi thu hồi đất đến
ở các vùng xen kẽ với các hộ nông dân trong làng xã, tạo cơ hội cho họ có đất
đồi rừng hoặc một phần đất sản xuất của nông dân khác nhường lại giúp họ
yên tâm sản xuất. Các khu tái định của cũng nên gần làng quê, dòng họ của
các hộ nông dân đã sống, gắn bó nhiều đời.
Bốn là, đối với các hộ nông dân không còn đất sản xuất hoặc ít đất không
đủ để sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo cho cuộc sống gia định, các cấp ủy
chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân cần quan tâm, chăm lo tạo điều
kiện cho họ có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn như chuyển
nghề mới, cho họ làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Cải cách chính sách
cho vay vốn ưu đãi để họ chuyển nghề ưu tiên con cái họ về học tập, công ăn,
việc làm sau khi ra trường. Các hộ nông dân có nhu cầu tới các vùng quê
khác, cần có chính sách hỗ trợ trong việc di dân, định canh, định cư. Hội
Nông dân Việt Nam, đại diện lợi ích thiết thực của giai cấp nông dân cần
tham gia tích cực để vận động, tư vấn, giúp đỡ hội viên, nông dân nói chung
14
và hộ nông dân thiếu đất hoặc không còn đất nói riêng, nhằm tạo cơ hội tốt
cho nông dân tham gia tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chung về việc thu hồi, đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp
ở Việt Nam
2.2.1.1 Khái quát tình hình thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng ở Việt
Nam
Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ cục thống kê,
tính đến năm 2001 cả nước có tới 445.000 hộ nông dân bị thu hồi đất, chiếm
khoảng 4,2% tổng số hộ nông nghiệp và tăng 335.884 hộ so với năm 1994 là
cả nước có khoảng 109.116 hộ nông dân bị thu hồi đất. Trong đó, vùng đồng
bằng sông Hồng có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất với khoảng 300.000 hộ,

vùng Đông Nam Bộ có khoảng 108.000 hộ, số hộ bị thu hồi đất ở các vùng
khác thấp hơn là Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí
Minh là 52.094 hộ…
Đồng nghĩa với thực tế nông dân mất đất sản xuất, thì trong thực tế đã có
rất nhiều các KCN, KCX được xây dựng. Theo số liệu điều tra của trường Đại
học Kinh tế quốc dân, tính đến hết năm 2003, cả nước đã có 131 KCN và
KCX đã được quy hoạch phát triển, trong đó có 91 KCN và 3 KCX được
chính thức thành lập, với tổng diện tích 18.240 ha. Ngoài ra còn có 124 cụm
công nghiệp hoặc KCN vừa là nhỏ do cá địa phương thành lập, rải rác tại 19
tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6.500 ha.
Trong 5 năm từ 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước đã
thu hồi là 366,44 nghìn ha, chiếm khoảng 3,89% tổng diện tích đất nông
nghiệp đang sử dụng. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây
dựng các KCN và CCN là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha
và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Trong đó các vùng kinh tế
15

×