Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đề tài Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.81 KB, 48 trang )

Đề tài: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du
lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình).
MỤC LỤC
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá
trình phát triển của Việt Nam. Hoạt động du lịch có mức tăng trưởng khá cao và
ngày một đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc dân với số lượng khách du
lịch quốc tế, thu nhập du lịch không ngừng gia tăng. Tràng An là một khu du
lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình.
Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan
trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An được
tôn vinh tại UNESCO đã giúp cho du lịch Tràng An được quảng bá nhiều hơn
trên thế giới thông qua nhiều kênh khác nhau,điều này mang lại hiệu ứng rất tốt
cho việc tuyên truyền quảng bá du lịch và sẽ thu hút thêm một lượng lớn khách
du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với Tràng An nói riêng và Ninh
Bình nói chung.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều thách thức lớn cần được giải
quyết. Hiện nay, Tràng An đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách,
đặc biệt là du khách nước ngoài, nhưng so với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên
thế giới thì vẫn thua kém về mọi phương diện. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn
chế và quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch chưa
đa dạng, các loại hình dịch vụ bổ sung còn ít. Về cơ chế, chính sách phát triển
du lịch vẫn chưa đạt được hiệu quả thực sự, môi trường du lịch còn chưa đảm
bảo an ninh an toàn, văn minh, tệ nạn cướp giật, chèo kéo, lừa đảo du khách vẫn
là điểm nóng chưa dễ triệt tiêu, tình trạng giao thông vẫn là nỗi lo sợ của du
khách quốc tế. Bên cạnh đó, những trở ngại về kinh tế, chính trị cũng như biến
đổi thời tiết khí hậu trên toàn thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển du lịch cho các nước, cho quyết định đi du lịch, các xu hướng của các thị
trường khách khác nhau tạo ra những biến đổi và khó khăn trong quá trình khai


thác và thu hút thị trường, chính vì vậy công tác tiếp cận tuyên truyền từng đối
2
tượng thị trường là hết sức quan trọng nhằm tạo dựng lại nhu cầu du lịch. Tồn
tại một vấn đề không thể không nhắc tới đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của một bộ phận không nhỏ hướng dẫn viên du lịch, cũng như thái độ ứng xử và
cung cách phục vụ của người dân địa phương vẫn rất kém, chưa đạt tiêu
chuẩn…
Chính vì những lí do nêu trên, em xin chọn đề tài: “ Công tác tuyên
truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại
khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình)” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, về thực trạng và giải pháp trên cơ sở đó đưa ra
của vấn đề nghiên cứu nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
cho thị trường khách quốc tế trọng điểm tại Tràng An. Từ đó thu hút các thị
trường khách này tới du lịch Tràng An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc
tế trọng điểm tại Tràng An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
1.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận nghiên cứu thị trường du lịch
1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch
1.1.1.1. Khái niệm thị trường
Có nhiều cách định nghĩa về thị trường như:

3
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền
tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất
định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết
của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm
năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham
gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại
lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất
định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị
trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị
trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng
hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.
1.1.1.2. Khái niệm thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa
người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ du lịch dưới
tác động của các quy luật thị trường.
1.1.2. Thị trường du lịch trọng điểm
Thị trường du lịch trọng điểm là thị trường du lịch có ý nghĩa và vai trò
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của du lịch. Thị trường du lịch trọng
điểm là thị trường khách du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, với sức
tiêu thụ lớn, đẩy mạnh sự phát triển của du lịch.
1.2. Một số vấn đề lý luận công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
1.2.1. Một số khái niệm
Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái
độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một
phong trào hay tập đoàn, thường lồng sau mục tiêu chính trị. Như vậy, tuyên
truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ và làm
theo.

4
Quảng bá là hoạt động nhằm giới thiệu về đất nước con người, truyền
thống dân tộc …tới khách du lịch.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyền đạt
thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du
lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch, trong hành trình tìm hiểu
khám phá những điều khác lạ.
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
1.2.2.1. Vai trò:
Công tác tuyên truyền quảng bá cho các thị trường đặc biệt là thị trường
trọng điểm là hết sức cần thiết nhằm đạt được tính chuyên nghiệp và hiệu quả
kinh tế cao. Nhất là do đặc thù của ngành kinh tế du lịch với những đặc thù của
sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình, việc cung cấp
các thông tin, tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và kéo du khách đến với điểm du
lịch là việc làm hết sức cần thiết.
 Đối với khách du lịch:
Du lịch là một cách tiếp cận thực tế nhất tạo nên ấn tượng khó quên đối
với con người khi muốn tìm hiểu về một địa danh, một vùng đất, hay một dân
tộc… Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất
các giá trị đó là các hình thức thông tin quảng bá. Đó là những thông tin được
giới thiệu trên hệ thống truyền thông đại chúng, hệ thống internet và các hình
thức khác. Đối với du khách các thông tin về giá trị điểm đến, điều kiện đi lại,
ăn ở, điều kiện về an ninh an toàn ở nơi mình sẽ đến du lịch luôn là những vấn
đề cần được quan tâm. Chính vì thế, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có
vai trò rất quan trọng để du khách biết về một điểm đến hấp dẫn, lý thú; hay một
đất nước tươi đẹp giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, với những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng, với hình ảnh về đất nước, con người, môi trường…từ đó
làm tăng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia.
 Đối với dân địa phương:
5

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức của họ về du lịch, thấy được tầm quan trọng của
du lịch, hơn nữa còn nâng cao lòng mến khách, bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên.
 Đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận chính là một trong những mục tiêu hàng đầu, và việc thu hút
một số lượng khách lớn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt hiện nay là điều vô cùng khó khăn. Cùng với đó, việc xây
dựng thương hiệu cho các sản phẩm cũng luôn là điều đáng được quan tâm,
nhằm tạo sự tin tưởng vào việc sử dụng những sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra
cho khách du lịch. Tuyên truyền quảng bá du lịch cũng là cách để các doanh
nghiệp thu hút vốn đầu tư từ những cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài,
để mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như vậy, các
nhà đầu tư sẽ có thể nhận thấy được nhiều tiềm năng, hay cơ hội kinh doanh du
lịch mang lại lợi nhuận cho họ. Do đó, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch là
thực sự cần thiết.
1.2.2.2. Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch:
 Về kinh tế:
Du lịch là một ngành kinh tế có doanh thu cao trong số ít ngành kinh tế
mũi nhọn của một quốc gia.Việt Nam là một đất nước nhỏ bé,tuy có nhiều tiềm
năng hấp dẫn khách du lịch cũng như có tiềm lực tổ chức du lịch đáng tin
cậy,nhưng đất nước này lại vừa thoát qua cuộc chiến tranh khốc liệt, cho nên ít
người biết đến những tiềm năng, tiềm lực này.Do vậy, việc tuyên truyền quảng
bá du lịch Việt Nam có tầm quan trọng khá to lớn đối với du lịch nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung: vừa giúp cho mọi người ở trong và ngoài nước
biết đến tiềm năng của du lịch Việt Nam mà quyết định thực hiện chuyến du
lịch, vừa góp phần đưa kinh tế Việt Nam từng bước phát triển. Các lợi ích kinh
tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của
du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc
6

tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt:
nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là
tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra
chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không
thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia
một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng
sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh
hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát
triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm
du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh
tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ
làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Trên bình diện
chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước.
Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng
lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm
vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ,
hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…Một
lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du
lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
 Về xã hội
Tuyên truyền quảng bá du lịch giúp nâng cao hiểu biết, thay đổi cách nhìn
nhận của người dân về vai trò của du lịch đối với cuộc sống của họ, nhờ đó con
người quan tâm nhiều hơn tới du lịch, giúp cho du lịch ngày càng phát triển, kéo
theo đó là sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Vấn đề việc làm cho
người dân được giải quyết, thu nhập ngày càng cao, chất lượng đời sống con
7

người tăng lên đáng kể cả về giáo dục, y tế Các vấn nạn xã hội ít nhiều đã
được bài trừ, an ninh an toàn được đề cao, đảm bảo cuộc sống hòa bình của con
người.
1.2.3. Các nội dung của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
Một là, phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, bởi sản phẩm thực sự có chất lượng thì
mới đảm bảo công tác tuyên truyền quảng bá có tính chọn lọc, tính chân thực
cao, lại độc đáo và ấn tượng, tạo những điều mới lạ, sự tin tưởng tuyệt đối cho
khách du lịch, cũng như tính liên tục và tính kinh tế.
Hai là, tập trung tuyên truyền quảng bá về giới thiệu hình ảnh, đất nước,
con người Việt Nam, giới thiệu những giá trị đặc sắc về văn hóa, danh lam thắng
cảnh của Việt Nam. Từ đó, nâng cao nhận thức của các ngành, địa phương và
toàn thể xã hội về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân, nâng
cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trong khu vực và thế
giới. Hơn nữa cần tuyên truyền về pháp luật và các vấn đề môi trường, phát triển
các chương trình giáo dục toàn dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường nhằm phát triển môi trường du lịch bền vững.
Ba là, mở rộng hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các hội
chợ du lịch, các chiến dịch phát động thị trường, road show, các chuyến khảo
sát; các sự kiện ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, các sự kiện lễ hội trong
và ngoài nước; phát hành các ấn phẩm, tờ gấp, bản đồ du lịch, quảng cáo trên
kênh truyền hình CNN, Discovery cũng như các phương tiện truyền thông đại
chúng trong nước như Báo du lịch, Tạp chí du lịch, Trung tâm thông tin du lịch,
Truyền hình du lịch.
Bốn là, tập trung vào những chiến lược, định hướng và quy hoạch… nhằm
phát triển kinh tế du lịch các tỉnh, các địa phương; quyết tâm phát triển du lịch
của Nhà nước. Nâng cao nhận thức của các Bộ, cơ quan trung ương địa phương,
các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong cả nước về vai trò quan trọng của
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các

8
ngành;tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và
ngoài nước, phát triển các thị trường du lịch, đặc biệt là các thị trường du lịch
trọng điểm có những nội dung sau:
+ Xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm cần ưu tiên
trong tình hình hiện tại.
+ Đầu tư nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở
nước ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thị
trường và thu hút khách.
+ Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cả trong nước và ở
nước ngoài nhằm mở rộng thị trường khách cả trong và ngoài nước, góp phần
vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam.
+ Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó vai trò của internet được coi trọng đặc biệt.
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ
cho công tác xúc tiến du lịch.
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xú tiến ở trung ương và
các địa phương.
2. Liên hệ thực tiễn
2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An
2.1.1. Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam
2.1.1.1. Tổng quan thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến
Việt Nam
Năm 1990 Ngành Du lịch mới đón tiếp và phục vụ được 250 nghìn lượt
khách quốc tế thì đến năm 2013, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng
trên 30 lần, đạt 7,57 triệu lượt khách. Trong số khách du lịch nước ngoài đến
Việt Nam năm 2013, 4,64 triệu người tới đây vì mục đích du lịch và nghỉ dưỡng,
tăng 12,2% so với 2012; 1,26 triệu người đền vì mục đích kinh doanh và 1,27
triệu người khác là thăm người thân, Tổng cục thống kê cho biết. Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Cam-pu-chia, Malaysia và Australia là các quốc gia có số

9
lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất trong kỳ, vẫn theo Tồng cục thống kê.
Tính chung 12 tháng năm 2013, lượng khách quốc tế ước đạt 7.572.352 lượt,
tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012. Việt Nam đón 1,9 triệu lượt khách từ
Trung Quốc (tăng 33,5% so với 2012), 747 nghìn lượt khách từ Hàn Quốc (tăng
6,8%), 604,1 nghìn khách từ Nhật Bản (tăng 4,8%). Có sự giảm sút về lượng
khách quốc tế đến đến từ một số thị trường như Mỹ (432,2 nghìn lượt, giảm
2,6% so với 2012), Đài Loan (399 nghìn lượt, giảm 2,5%), và Pháp (209,9 nghìn
lượt, giảm 4,4%). Sau đây là số liệu cụ thể về lượng khách du lịch của một số thị
trường đến Việt Nam trong tháng 12 năm 2013 và trong cả năm 2013.
10
Bảng: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2013
Chỉ tiêu
Ước tính
tháng
12/2013
12 tháng
năm 2013
Tháng
12/2013
so với
tháng
trước (%)
Tháng
12/2013
so với
tháng
12/2012
12 tháng
2013 so với

cùng kỳ
năm trước
Nga 34.266 298.126 95,8 251,1 171,1
Trung Quốc 181.671 1.907.794 95,5 128,7 133,5
Thái Lan 27.053 268.968 105,6 125,0 119,1
Anh 14.774 184.663 76,0 108,0 108,4
Hàn Quốc 65.862 748.727 102,7 101,4 106,8
Nhật 50.465 604.050 90,3 97,3 104,8
Đài Loan 32.486 398.990 93,2 113,7 97,5
Mỹ 35.879 432.228 98,2 98,4 97,4
Pháp 16.635 209.946 75,3 98,9 95,6
Hồng Kông 1.817 10.232 160,9 259,6 83,2
Lào 9.052 122.823 97,5 66,8 81,5
Trong tháng 10/2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 559.002
lượt, giảm 3,3% so với tháng trước và giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính chung 10 tháng năm 2014 ước đạt 6.608.391 lượt, tăng 8,0 % so với cùng
kỳ năm 2013. Khách quốc tế tìm đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là đi du
lịch. Ngoài ra còn có một số mục đích khác như đi công tác, thăm thân nhân,
Mục tiêu của Việt Nam đó là xác lập chỗ đứng tại các thị trường trọng
điểm: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, các nước Đông Bắc Á, các nước
Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và một số vùng Trung Đông.
2.1.1.2. Một số đặc điểm của các thị trường khách quốc tế trọng điểm của
du lịch Việt Nam hiện nay
 Thị trường khách du lịch Trung Quốc:
• Nguyên nhân khách Trung Quốc đến Việt Nam:
11
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền
sông”, tuy quan hệ giữa hai nước cũng có khá nhiều biến động song hiện nay lại
có mối quan hệ hợp tác khăng khít với nhau, cùng nhau phát triển. Khách Trung
Quốc đến Việt Nam luôn chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam do nhiều nguyên nhân.
Trước tiên đó là chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ sau khi bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Năm 1996 ta mở thêm
một số cửa khẩu ở vùng biên giới cho khách Trung Quốc vào Việt Nam bằng
giấy thông hành, cùng với sự nối lại hoạt động của tuyến đường sắt Việt – Trung
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại giữa hai nước. Năm 1998, Nhà nước
ta cho phép mười ba công ty lữ hành ở Hà Nội và bảy công ty ở cửa khẩu biên
giới được đón khách du lihcj Trung Quốc vào Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long
bằng thẻ du lịch.
So với các nước lân cận Trung Quốc như Thái Lan, Singapore, giá cả dịch
vụ ở Việt Nam vẫn rẻ hơn, nên giá các chương trình du lịch, cũng như các sản
phẩm du lịch rẻ hơn, phù hợp khả năng thanh toán của người Trung Quốc. Việt
Nam còn có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn không chỉ riêng với
khách Trung Quốc mà còn với cả khách du lịch của nhiều nước trên thế giới.
Ngoài ra có thể kể đến nhiều nguyên nhân khiến người Trung Quốc sang
Việt Nam như nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa từ rất
lâu đời, tình hình an ninh – chính trị của nước ta những năm gần đây khá ổn
định, người Việt Nam nhiệt tình, mến khách.
• Sở thích và thói quen tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân, có nhiều vùng sinh thái khác
nhau và đặc điểm dân cư khác nhau, tuy nhiên người Trung Quốc có điểm giống
với người Việt Nam là họ ưa nhẹ nhàng, tình cảm, không sòng phẳng như người
phương Tây. Họ khá thoải mái về thời gian, họ không phải luôn đúng giờ, tuy
nhiên lại rất coi trọng những người đúng giờ. Họ rất coi trọng tình bạn và có tinh
thần tập thể, tinh thần dân tộc cao. Họ thường có vẻ hay khiêm tốn, nhún
12
nhường và kín đáo, thường không đáp lại những lời tán dương, khen ngợi bằng
câu “cám ơn” hay câu tương tự mà sẽ không dám nhận hay tỏ vẻ nhún nhường.
Khi gặp nhau, người Trung Quốc thường khom mình hoặc cúi đầu để
chào hỏi hoặc có thể bắt tay nhau. Người Trung Quốc cúi mình chào mà không

làm cho người khác bối rối, lúng túng, bất kể đó là bạn bè hay kẻ thù. Họ chẳng
bao giờ nói không với bất kì một lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý ra
ngoài mặt với bất kì điều gì. Họ luôn che giấu tình cảm của mình, thường là
bằng một nụ cười mỉm hay cười to. Họ cũng không quen với những đụng chạm
như vỗ lưng hay ôm vai, ôm lưng khi gặp nhau,đặc quyền ôm chỉ dành cho
những người yêu nhau. Những điều này cần được lưu ý trong quá trình phục vụ
khách Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, số lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam
tăng lên đáng kể, họ thường đi thành từng đoàn có cả gia đình và con cái cùng
đi, cũng có những đoàn chỉ có toàn đàn ông và thanh niên. Họ thường xuyên
quan tâm và hỏi nhiều về phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc và cuộc sống của
con người Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc thường ưa chuộng hàng truyền
thống nổi tiếng và các mặt hàng có tiếng tăm khác như hàng thủ công mỹ nghệ,
lụa tơ tằm thổ cẩm của Việt Nam. Họ ưa thích những tour du lịch trọn gói được
quảng cáo với giá phải chăng nhưng chất lượng đảm bảo. Họ trân trọng và đánh
giá cao tính cần cù, mến khách của dân tộc Việt Nam, cảm thông với những khó
khăn kinh tế do hậu quả chiến tranh tàn phá.
Trong du lịch, phong cách tiêu dùng của người Trung Quốc chịu tác động
chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như tâm lý cá nhân và xã hội, khả năng
thanh toán, lứa tuổi, giới tính và nhu cầu sở thích của họ. Một số đặc điểm và sở
thích của người Trung Quốc cần lưu ý khi phục vụ đó là:
-Về vận chuyển: Khi đi du lịch thì phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào
tour họ tham gia nhưng khi họ đi xa, phương tiện được ưa thích nhất là tàu hỏa
vì theo họ đây là phương tiện vận chuyển an toàn nhất, chỉ khi có cự ly ngắn thì
họ mới đi ô tô. Hiện nay, tour du lịch của Việt Nam chủ yếu là đi bằng ô tô vì
giá vé tàu hỏa còn khá đắt, mà du khách Trung Quốc thì rất khó chịu vì phải
13
ngồi ô tô lâu, không khí ngột ngạt và đường xóc. Điều này gây khó khăn cho
hướng dẫn viên đối với việc giải quyết những rắc rối trên hành trình du lịch, họ
cần có nghệ thuật và khéo léo linh hoạt hơn để giúp khách quên đi thời gian và

mệt nhọc trên những tuyến đường xa và xóc. Du khách nước ngoài, trong đó có
khách Trung Quốc luôn phàn nàn về tình trạng đường xá ở Việt Nam, nhiều
tuyến đường xấu và nguy hiểm, ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên làm cho
họ thấy khó chịu rất nhiều.
-Về lưu trú và ăn uống:
+ Lưu trú: Họ thường chỉ ở khách sạn 2 đến 3 sao. Trong khách sạn phải
luôn có nước nóng để tắm và phục vụ nhiều nhu cầu khác như uống trà (đây là
thói quen của người Trung Quốc)
Đa số người Trung Quốc hút thuốc vì vậy phòng của họ nên có bật lửa,
bao diêm và gạt tàn. Họ thích ở những phòng có trải thảm vì như vậy khiến họ
cảm thấy căn phòng sang trọng hơn, tuy nhiên họ cũng thường hay ném tàn
thuốc đang cháy xuống sàn nên khách sạn cần chú ý sử dụng loại thảm sao cho
hợp lý, đảm bảo an toàn và lịch sự.
Người Trung Quốc thích ngủ giường rộng, màn tròn, nơi thoáng khí.
Trong một ngày, vào buổi sáng họ thường ngủ dậy muộn, ít khi hoạt động trước
8 giờ sáng, buổi trưa có giờ nghỉ trưa, buổi tối họ thường thích gội đầu sau khi
ăn uống xong, và họ hay đi ngủ muộn.
+ Ăn: Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa lâu đời nên ăn uống được
coi như một nghệ thuật. Có nhiều món ăn khác nhau điển hình cho các dân tộc
khác nhau. Các món ăn được nấu nướng rất cầu kỳ với đủ loại gia vị, chính điều
đó tạo nên nét hương vị rất riêng của món ăn Trung Quốc.
Họ không thích ăn sống, không ăn đồ chấm, không thích dùng nước mắm
mà dùng xì dầu với ớt và tỏi; họ thích ăn nóng, không thích đồ nguội, không
thích hoa quả ngọt hay quá chua. Bữa ăn của họ tối thiểu phải có 4 món: thịt, cá,
canh, rau Người miền Nam ăn canh trước, người miền Bắc cuối cùng mới ăn
canh. Khi ăn mỗi người cần có một bát cá nhân đựng gia vị, ớt, tỏi, xì dầu và rất
thích những bữa ăn có hạt điều.
14
Người Trung Quốc trước đây hay ăn mì chính nhưng hiện nay họ không
ăn mì chính nữa, vì vậy cần chú ý đến điều này trong những bữa ăn của họ. Họ

không thích ăn tráng miệng nhưng rất thích hoa quả của vùng nhiệt đới như
thanh long, chuối, xoài
Buổi sáng họ muốn ăn những món tự chọn. Nếu đoàn đông khách nên để
nhiều món cho họ chọn hoặc có một nồi cháo có trứng, xương sườn thì họ rất
thích. Ở Trung Quốc không có bánh mì nướng nên họ rất thích ăn bánh mì ốp la.
Khi cả đoàn ngồi ăn thì chỉ bày những món ăn lên bàn còn cơm và cháo để một
chỗ ai thích thì lấy. Họ thích ăn một bát phở, cháo hay một cốc sữa trước khi đi
ngủ.
+ Uống: Khi đi du lịch hay đi đâu xa họ hay mang theo đồ uống, thường
là nước khoáng, họ không uống rượu Việt Nam hay rượu Tây. Dân tộc Hồi
không uống rượu, khi khách đến cũng không bày rượu. Khi tổ chức tiệc người
dân tộc khác thì chúc rượu và chạm cốc, còn người dân tộc Hồi thì dùng nước
uống khác như nước ngọt có ga hay nước hoa quả…có những lúc họ không
thích ngồi với người uống rượu. Tuy nhiên, ở Trung Quốc có loại rượu nổi tiếng
là rượu Mao Đài, bất kì khách sạn nào có phục vụ khách Trung Quốc đều bày
loại rượu này.
Người Trung Quốc đặc biệt thích uống trà, họ ít khi uống cà phê. Trà
thường được pha loãng, đựng trong cốc to, uống nóng. Khi uống trà, họ có thể
kết hợp nói chuyện rất chân tình, cởi mở…
-Vui chơi giải trí và thưởng thức cái đẹp
Người Trung Quốc thích chơi các môn thể thao thiên về trí tuệ như cờ
vua, cờ tướng, cờ vây và một số trò giải trí như chơi đánh mạt chược, tú lơ
khơ Những lúc rảnh rỗi họ thường dạo chơi trên phố.
Trong thưởng thức cái đẹp, họ rất tinh tế, họ có khiếu thẩm mỹ, khi đi du
lịch Việt Nam rất thích những chương trình tham quan các khu nghỉ mát, bãi
biển, những nơi có phong cảnh, thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa để thư giãn nghỉ
ngơi, ngắm cảnh. Họ thích làm điệu bộ và thích chụp ảnh.Ở Trung Quốc có rất
nhiều chùa, lăng mà hầu như đều có kích thước và kiến trúc đẹp hơn nhiều so
15
với nước ta, nên không nên dẫn họ đến những nơi này, mà tập trung nhiều đến

các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa
-Mua sắm
Sang Việt Nam người Trung Quốc thích mua những thứ trái cây nhiệt đới.
Phụ nữ thích mua nón lá, áo dài Việt Nam bằng lụa tơ tằm. Họ thích mua những
hàng mỹ nghệ truyền thống của làng nghề Việt Nam. Họ rất tiết kiệm trong chi
tiêu nên hay mặc cả để được mua rẻ.
Trung Quốc là một nước châu Á, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa
phương Đông, cho nên nhìn chung họ có nhiều nét tương đồng với người Việt
Nam, rất gần gũi với người dân Việt Nam. Trong đời sống thường ngày cũng
như đi du lịch họ có những nhu cầu, cách ứng xử cũng gần như người Việt Nam.
Đây là thuận lợi lớn cho các nhà kinh doanh du lịch vì biết khách Trung Quốc
cần gì, muốn gì và dễ dàng thỏa mãn những nhu cầu của họ.
 Thị trường khách du lịch Nhật Bản
• Nguyên nhân khách Nhật Bản đến Việt Nam
Nhật Bản có vị trí gần Việt Nam, vì là một quốc đảo nên không có đường
biên giới trên bộ, giao thông với bên ngoài chỉ qua đường biển và đường hàng
không. Vì vậy du khách Nhật đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn giao thông. Hiện
nay, hàng hàng không quốc gia Việt Nam và hãng hàng không Nhật Japan
Airlines đã mở các đường bay thẳng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến
các thành phố lớn của Nhật như: Tokyo, Osaka, Fukuoka, Kanagawa, Aichi,
Chiba, Saitama, Hyogo, Shizouka, Kyoto, Hokaido, Ibaraki, Hiroshima, Gifu,
Nara, Nagano Du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các hãng hàng
không này để tăng tần suất các chuyến bay và phối hợp tuyên truyền quảng bá.
Giống như nhiều thị trường khách du lịch quốc tế khác, với mong muốn
được hưởng những chuyến du lịch chất lượng tốt nhất, thỏa mãn nhất mà chi phí
du lịch, cũng như giá thành sản phẩm rẻ, đến Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo
đối với du khách Nhật Bản. Họ đặc biệt ưa thích những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ như gốm sứ, sơn mài và mây tre đan vì vừa đẹp vừa có giá cả phù hợp.
16
Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng và hấp dẫn. Nhiều món ăn đặc

biệt mang hương vị truyền thống và rất mới mẻ đối với người Nhật. Cùng với
đó, nước ta có nhiều lễ hội văn hóa đầy màu sắc dân gian như: chọi trâu, đánh
vật, thả diều, đua thuyền, hát quan họ, các loại nhạc cụ dân gian như: đàn bầu,
sáo trúc, nhã nhạc cung đình, đàn đá, đàn dây, bộ gõ Du khách Nhật đặc biệt
thích những khu du lịch biển ở Việt Nam như Hạ Long, Phan Thiết, Nha Trang,
Đà Nẵng, Phú Quốc cùng nhiều hoạt động giải trí, thư giãn, tắm hơi, tắm bùn,
câu cá, lặn biển.
• Sở thích và thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản
Nước Nhật có một chủng tộc thuần nhất (99% là người Nhật), một nền
văn hóa và một ngôn ngữ chung, có xu hướng hành động theo đa số nên dễ tổ
chức các loại hình du lịch tập thể hoặc theo nhóm gia đình, bạn bè, công ty, xí
nghiệp. Vì vậy, người Nhật rất tôn trọng tổ chức, người lớn tuổi, người có địa vị,
bạn bè và trẻ em. Người Nhật thường thể hiện hai tính cách khác nhau: tính cộng
đồng bên trong đối với nhóm bạn, gia đình hay công ty và ứng xử bên ngoài. Họ
thường không biết ngoại ngữ khi đi du lịch nước ngoài. Họ cũng kiêng kị một số
thứ như hoa sen và hoa cúc trắng (hoa tang), con số 4 (phát âm giống từ chết
trong tiếng Nhật). Các nhà làm quảng cáo du lịch Việt Nam cần lưu ý về khía
cạnh tâm lý đặc thù này khi sản xuất các chương trình quảng bá tại Nhật Bản.
Những nhân vật nổi tiếng được người Nhật quan tâm như: Hoàng gia
Nhật, Thủ tướng, nữ Ngoại thương, Thị trưởng Tokyo, diễn viên điện ảnh, ca sĩ,
diễn viên hài kịch, vận động viên bóng chày, Sumo Sự xuất hiện của những
nhân vật này tại các điểm du lịch của Việt Nam chính là một cách để chúng ta
khẳng định sự tôn trọng, gần gũi với họ, tỏ rõ thiện ý và sự quan tâm đối với
khách du lịch Nhật Bản. Điều này chắc chắn sẽ được họ đánh giá rất cao, và
đương nhiên tạo cho họ niềm hứng khởi, niềm vui khi đến du lịch Việt Nam.
Người Nhật chi tiêu nhiều cho dịch vụ lưu trú và ăn uống.Nhà của người
Nhật thường rất chật nên họ không muốn người khác đến thăm gia đình ngay cả
khi họ mời thì cũng chỉ là mời mang tính chất xã giao mà thôi. Do đó đi du lịch
chính là lúc họ muốn được thưởng thức: phòng rộng, giường to và nhất thiết
17

phải có bồn tắm. Tuy nhiên họ thích ở tại các khách sạn nào có đủ dịch vụ cần
thiết hơn là tại các khách sạn trang trọng, uy tín và đắt.Tầng một và hai tầng ở
trên cùng của loại khách sạn cao tầng thường không thích hợp với người Nhật vì
lí do an toàn. Trước khi đi du lịch nước ngoài họ được đến các phòng tư vấn về
an ninh đảm bảo sự an toàn tính mạng và tài sản của họ. Trong ăn uống, người
Nhật thích các món Pháp và rượu Pháp.
Người Nhật thường chọn nơi du lịch có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển
trong xanh, cát trắng, có thể tắm được quanh năm, quen với phương tiện sinh
hoạt hiện đại và thuận lợi. Họ thích các di tích cổ, các danh lam thắng cảnh ở
Việt Nam. Tuy khép kín nhưng họ cũng thích những lễ hội, các hoạt động tập
thể, những hoạt động trình diễn văn hóa ngoài trời sẽ tạo cho họ cảm giác thoải
mái và vui vẻ.
Khách du lịch ở độ tuổi thanh niên thích phiêu lưu mạo hiểm. Khách du
lịch là thương gia đòi hỏi tính chính xác rất cao, do đó về thời gian, địa điểm
đưa đón, chủng loại phương tiện, người điều khiển, chương trình làm việc, nội
dung và con người khi cùng làm việc với họ phải luôn chính xác và rõ ràng.
Khách nữ độc thân thích hoạt động mua sắm và ẩm thực cao nhiều hơn so
với các thị trường khác, ngoài ra còn có thích tham quan bảo tàng rất nhiều,
khác hẳn so với các thị trường khác. Hoạt động mua sắm được người Nhật
hưởng ứng đông đảo, kể cả nam và nữ, chỉ có khách đứng tuổi ít sử dụng hơn.
Khách trung niên nam nữ đứng tuổi lại có sở thích gần hơn là thích thăm thú di
tích lịch sử và nghỉ dưỡng nhiều hơn.
Họ thường sử dụng dịch vụ có thứ hạng cao, các dịch vụ thấp kém sẽ làm
hạ thấp uy tín của họ, và là sự dỉ nhục đối với công ty mà họ đại diện; khi có
thời gian rỗi họ thích đi dạo phố phường Nhìn chung người Nhật ít kêu ca,
phàn nàn, ít nổi nóng, khéo léo trong đối nhân xử thế nhưng lại có yêu cầu quá
khắt khe về chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Khách du lịch Nhật hầu như đều bắt buộc phải mua quà lưu niệm vì
phong tục tập quán của người Nhật.
18

Họ luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mình, và thể hiện là những con người lịch
sự văn minh, có kỷ luật. Họ mua sắm nhiều, kể cả quà lưu niệm cho gia đình bạn
bè nhiều hơn là chủ yếu mua cho bản thân.
• Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản
Người Nhật sang Việt Nam với mục đích nhiều nhất là đi du lịch thuần
túy, sau đó đến mục đích công vụ. Thời gian lưu trú của họ trong khoảng 5 – 7
ngày là nhiều nhất. Lượng khách nữ Nhật đi du lịch nước ngoài lớn hơn so với
các thị trường khác.
 Thị trường khách du lịch Hàn Quốc
• Nguyên nhân khách Hàn Quốc đến Việt Nam
Sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, với sự hợp
tác toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại, dịch vụ,
mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên tốt đẹp.
Hơn nữa, cũng xuất phát từ nguyên nhân lịch sử, trong chiến tranh chống Mỹ,
người Hàn Quốc đã từng tham chiến ở Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, họ muốn
quay lại thăm Việt Nam , cùng với lòng bao dung, hiếu khách của người Việt
khiến cho tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng tăng lên. Cũng từ nguyên nhân
lịch sử này mà Việt Nam hiện thu hút rất nhiều khách du lịch Hàn Quốc trung
tuổi và cao tuổi, họ là những người đã từng tham chiến ở Việt Nam và nay trở lại
thăm “chiến trường” xưa và cũng muốn biết được Việ Nam đã phát triển như thế
nào.
Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của Hàn
Quốc. Theo báo Vietnamnet (17/9/2003) thì Việt Nam đã trở thành đối tác đầu tư
lớn thứ ba của Hàn Quốc, sau Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay ở Hàn Quốc có
phong trào học tiếng Việt và phong trào sang Việt Nam từ 3 đến 6 tháng để tìm
hiểu thị trường. Xuất phát từ nguyên nhân khách quan này mà loại hình du lịch
đến tìm hiểu đất nước, con người để làm ăn, buôn bán ngày càng tăng. Họ là
những nhà kinh doanh, các chuyên gia các ngành khoa học kĩ thuật, kinh tế, báo
chí, văn hóa, giáo dục Họ đến Việt Nam với mục đích tìm hiểu thị trường, liên
19

kết đầu tư vốn vào việc xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai
đoạn mở cửa.
Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã và đang có nhiều hoạt động quảng bá
hình ảnh của đất nước mình. Việt Nam đang được nhiều người Hàn Quốc, trong
đó có giới trẻ rất muốn biết đến và tới thăm. Du lịch Việt Nam là một trong
những lĩnh vực được quảng bá nhiều nhất ở đất nước bạn. Cũng trong năm 2002,
trong khuôn khổ các hoạt động kỉ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Hàn Quốc, tại Seoul và Pusan, đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Tổng
cục Du lịch Việt Nam và tổng công ty Hàng không Việt Nam đã giới thiệu với
các nhà kinh doanh lữ hành, giới báo chí truyền thông và bạn bè Hàn Quốc tiềm
năng to lớn của ngành du lịch nước nhà; quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam
mà trước hết là văn hóa ẩm thực và nghệ thuật múa rối nước
Việt Nam chính thức miễn visa cho người Hàn Quốc khi vào Việt Nam
(01/09/2004), đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam, mở ra một
triển vọng mới đối với khách du lịch Hàn Quốc, khiến cho lượng khách Hàn
Quốc tăng lên đáng kể. Chúng ta cũng đã khai thác được nhiều đường bay thẳng
từ Hàn Quốc – Việt Nam và ngược lại. Trong đó có các đường bay thẳng quan
trọng từ Pusan và Seoul đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tần suất một
ngày có ít nhất 1 – 2 chuyến (Theo báo tuổi trẻ, số ra 07/09/2004). Hiện nay có 3
hãng hàng không: Korean Air, Asiana và Vietnam Airlines. Đặc biệt hơn nữa, ở
phía Hàn Quốc các hãng hàng không thường kết hợp với ngành du lịch để quảng
bá sản phẩm, trong đó có cả du lịch Việt Nam. Đây là nguyên nhân khách quan
nhưng vô cùng quan trọng giúp hình ảnh Việt Nam được đông đảo người dân
Hàn Quốc biết đến.
• Sở thích và thói quen tiêu dùng của người Hàn Quốc
Người Hàn Quốc sống tương đối dễ gần, đặc biệt giới trẻ Hàn Quốc khá
thân thiện, ham thích đi du lịch và tiếp xúc với mọi người. Khi đi du lịch Việt
Nam họ thường tỏ ra kín đáo và lễ nghi khó tiếp xúc. Tuy nhiên càng giao tiếp
càng thấy họ tế nhị, dễ gần, lịch sự, nhất là giới trẻ khá cởi mở.
20

Cũng giống như các nước công nghiệp phát triển, người Hàn Quốc có
nhịp sống khẩn trương, năng động, tiết kiệm thời gian. Họ luôn tận dụng khoảng
thời gian rảnh rỗi để cùng gia đình bạn bè và người thân đi du lịch. Chính vì thế
họ thích thực hiện những tour liên quốc gia hay khu vực để tạn dụng quỹ thời
gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của mình. Trong các chuyến du lịch đến Việt Nam họ
thường kết hợp cả Lào, Campuchia hay Thái Lan.
Cuộc sống hiện đại đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen ăn uống
của người Hàn Quốc. Khi đi du lịch, giới trẻ Hàn Quốc ưa thích các món ăn
phương Tây vì tính đơn giản tiện ích và mới lạ, còn người trung niên lại quan
tâm nhiều đến việc thưởng thức các món ăn truyền thống của địa phương. Cũng
phải nói rằng tâm lý chuộng lạ luôn phổ biến trong cách ăn của họ.
Nền kinh tế phát triển đem lại thu nhập cao cho người dân Hàn Quốc
khiến khả năng chi trả của họ cho du lịch khá cao. Họ sẽ cảm thấy rất hài lòng
khi đi trên những phương tiện được trang bị hiện đại, có tính cơ động cao, tiết
kiệm thời gian đi lại. Người Hàn cũng có thói quen mua sắm khi đi du lịch nên
họ thường đếncác siêu thị, các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên các sản phẩm phải
đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng.
Với tâm lý ưa sạch, gọn gàng, ngăn nắp, khách Hàn Quốc luôn lựa chọn
những khách sạn tiện nghi, hiện đại làm nơi cư trú. Tuy vậy, khách du lịch Hàn
Quốc, đặc biệt là giới trẻ với tâm lý ưa khám phá nên họ cũng muốn được sống
trong những ngôi nhà mang đậm màu sắc của các dân tộc bản xứ không đầy đủ
tiện nghi lắm như nhà sàn
Là một dân tộc luôn coi trọng giá trị truyền thống, người Hàn thường có
xu hướng đến thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như đình chùa, tham gia các
lễ hội truyền thống, thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc sắc của địa
phương. Họ cũng đặc biệt quan tâm tới mặt hàng truyề thống như những đồ làm
từ gỗ tre, thân cây dừa như: tượng Phật, tượng thiếu nữ, một số vật dụng như:
muỗng, thìa, đũa
Có thể nói tâm lí tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc khá phong phú và
phức tạp. Nó được thể hiện rõ nét trong việc ăn ở, di chuyển, tham quan, mua

21
sắm. Do đó việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý tiêu dùng của họ sẽ giúp ngành du
lichhj khai thác có hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.
 Thị trường khách Mỹ: Sở thích và thói quen tiêu dùng của người Mỹ
Khi đi du lịch, người Mỹ thường quan tâm nhiều đến điều kiện an ninh,
trật tự ở nơi du lịch. Kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, người dân
Mỹ thường có khuynh hướng tìm đến những quốc gia có nền chính trị ổn định,
mặc dù họ vốn ưa thích mạo hiểm, phiêu lưu nhưng với tình hình chính trị bất
ổn hiện nay thì họ có xu hướng chuyển dần lịch trình du lịch của mình từ các
nước châu Âu sang châu Á, Việt Nam cũng là một trong những lựa chọn lý
tưởng cho khách du lịch Mỹ.
Người Mỹ sống thoáng, không kiểu cách, không cầu kì hoa mỹ, họ thích
sống tự lập, không dựa dẫm vào bạn bè hay người thân. Ở nơi ít người cũng như
nhiều người thì cách ứng xử của họ đều rất thoải mái, thân thiện, nhiệt tình và
rất lịch sự. Khi giao tiếp, họ thường bắt tay, hoặc hôn lên má để thể hiện tình
cảm, rất ít khi giấu giếm cảm xúc, do đó họ có thể hôn nhau ở bất cứ đâu.
Người Mỹ thường đặt ra yêu cầu cao về cơ sở vật chất kĩ thuật chất lượng
phục vụ của điểm đến. Họ có thu nhập cao và khả năng chi trả rất lớn, do đó
thường đòi hỏi từ phía các công ty du lịch những dịch vụ tốt nhất. Đến Việt
Nam, họ thường yêu cầu phải được ở khách sạn 5 sao, ít cũng là 4 sao. Xuất
phát từ đặc tính là người tiết kiệm, có đầu óc thực tế nên họ luôn cho rằng số
tiền mà mình bỏ ra phải tương ứng với những gì mà họ được hưởng. Yêu cầu về
chất lượng nhân viên phục vụ cũng phải được đảm bảo. Trước khi đi du lịch họ
tìm hiểu đầy đủ thông tin về đặc điểm của nơi đến, trong lúc tham quan cũng sẽ
đặt ra nhiều câu hỏi cho hướng dẫn viên, nếu kiến thức hướng dẫn viên không
đủ rộng và sâu đủ để thỏa mãn những thắc mắc của họ hay tệ hơn là trả lời sai
những kiến thức mà họ đã biết thì họ sẵn sàng yêu cầu thay hướng dẫn viên khác
không nể nang. Đây là điều mà hướng dẫn viên Việt Nam cần đặc biệt lưu ý khi
dẫn những đoàn khách Mỹ.
Theo số liệu của trường Georgia Tech cung cấp, có 4 loại hình du lịch mà

du khách Mỹ rất thích đó là: du lịch sinh thái, du lịch tham quan di sản văn hóa,
22
du lịch khám phá các vùng miền mới và du lịch tham gia các sự kiện thể thao.
Đặc biệt trong các loại hình trên họ thích nhất là du lịch bằng thuyền. Ngoài tàu
lớn, khách Mỹ thường thích du thuyền theo nhóm 4 – 5 người. Mặt khác họ
cũng rất thích đi du lịch kết hợp thể thao, thích tham gia vào các môn thể thao
tại điểm du lịch như tenis, bơi lội; thích được tham quan nhiều nơi trong chuyến
đi; thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí; thích khám
phá món ăn địa phương
Việt Nam có những bãi biển, những hải đảo đẹp và miệt vườn cây trái
xanh um tất cả những sản phẩm này du khách Mỹ cũng khá ưa thích. Người
Mỹ cũng rất thích các mặt hàng lưu niệm có đáu ấn chiến tranh như nón tai bèo,
quẹt lửa Jippo, huy hiệu
Người Mỹ có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, không có thói
quen dùng thức ăn quá nóng như người phương Đông. Họ dùng lúa mì là loại
ngũ cốc chính yếu, ẩm thực truyền thống Mỹ có các loại vật liệu nấu ăn như gà
tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp Thịt heo cần nấu theo
phương pháp nấu chậm, thịt bò nướng, bánh thịt cua, khoai tây chiên đều là
những thực phẩm chính cống Mỹ và rất được yêu thích. Họ thích ăn ngọt lẫn
mặn, đặc biệt món táo nấu với thịt ngỗng, thịt xay nhỏ.Họ đặc biệt thích ăn
những thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như Mcdonald, có thói quen hay vừa đi
vừa ăn, và họ rất thích ăn phở của Việt Nam .
Người Mỹ uống nhiều và sành điệu về đồ uống, đồ uống thường thích để
rất lạnh. Họ hay dùng nước khoáng thiên nhiên hay nước lọc đã khử trùng để
giải khát.Họ thích uống cà phê hơn trà, và thích các loại rượu Mỹ như Bourbon
whiskey, Tennessee whiskey, applejack và rượu Rum Puerto Rico. Tuy nhiên
trong văn hóa ẩm thực của người Mỹ vẫn có một số điều kiêng kị như: không ăn
thịt thiên nga hay các loài chim bởi chúng là động vật hoang dã thuộc về thiên
nhiên, hoặc không ăn thịt chó vì đây là loài vật khôn ngoan, trung thành với con
người, không ăn thịt chuột, tiết canh hay nội tạng gia súc

2.1.2.Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An
2.1.2.1.Xác định các thị trường khách trọng điểm đến Tràng An
23
Theo thống kê sơ bộ của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (chủ thầu
chính và được tạm giao cho quản lí khu du lịch Tràng An) thì:
Tính đến hết năm 2008, lượng khách đến với Tràng An đạt: 190.588 lượt
khách. Trong khi đó, trong 4 tháng đầu năm 2009, đã có 210.300 lượt khách đến
tham quan tại hang động Tràng An và thắp hương cầu phúc, cầu may tại khu tâm
linh núi chùa Bái Đính. Trong đó có khoảng 8.400 lượt khách quốc tế (chiếm
4%).
Tại khu du lịch sinh thái Tràng An có cả khách nội địa và khách quốc tế.
song lượng khách năm 2008 khá thấp do du lịch Tràng An chưa được nhiều
người biết đến, cũng chưa có trong các Chương trình du lịch của các doanh
nghiệp lữ hành. Bắt đầu từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, do chính sách quảng
bá, tiếp thị du lịch được đẩy mạnh, nơi đây được nhiều người biết đến và trở
thành một hấp dẫn không thể thiếu trong số tour đến Ninh Bình.Trong tổng
lượng khách du lịch đến khu du lịch sinh thái Tràng An thì khách nội địa chiếm
một lượng lớn (96%), đó là những người dân địa phương, và một lượng khách
nhỏ là người dân tại các tỉnh lân cận Ninh Bình và một lượng khách là những
nhà nghiên cứu khoa học…đến tham quan nghiên cứu.
Trong khi đó, khách quốc tế chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ (4%), chủ yếu là
Tây ba lô (thường có mức chi trả thấp và cũng không yêu cầu cao về dịch vụ,
nhưng là đối tượng khách có khả năng quảng bá du lịch tốt nhất cho các khu du
lịch, điểm du lịch). Thị trường khách quốc tế trọng điểm chủ yếu đến từ các
nước Pháp, Anh Đức (Tây Âu), châu Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
khách thuộc các nước trong khu vực Asean… với mục đích chủ yếu là tham
quan hang động, nghiên cứu.
Theo thông tin của Tổng cục Du lịch, trong số 3,6 triệu lượt khách đến
Ninh Bình trong 6 tháng đầu năm 2013 thì có tới 2,5 triệu lượt khách đến với
Khu du lịch Tràng An. Kết quả này một lần nữa minh chứng cho sức hấp dẫn

của danh thắng thiên nhiên độc đáo này.
2.1.2.2. Đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của thị trường khách trọng điểm
đến Tràng An
24
 Tìm hiểu thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Tràng An
Về đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch quốc tế trọng điểm tại
khu du lịch sinh thái Tràng An phần lớn là giống thị trường khách quốc tế chung
tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt như sau:
Đến khu du lịch sinh thái Tràng An, phần lớn du khách nước ngoài chi
tiêu nhiều cho vé tham quan các hang động nổi tiếng như: Hang Địa Linh, Hang
Tối, Hang Sáng, Hang Nấu Rượu, Hang Sính, Hang Si… Bởi họ yêu thiên
nhiên, và thích tham quan những địa điểm có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp,
thích khám phá và trải nghiệm những danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, cảnh quan
tại đây hầu như còn rất mới mẻ, hoang sơ, tài nguyên còn nguyên vẹn và chưa
có nhiều tác động của con người, môi trường sinh thái tương đối trong lành,
chưa bị ô nhiễm cả về nguồn nước và không khí. Đây là điểm thu hút và hấp dẫn
nhất đối với khách quốc tế khi tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An.
Những năm gần đây, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An đã phát triển rất nhanh nhờ nhiều
dự án quy hoạch xây dựng khách sạn – nhà hàng, hay mở rộng và phát triển hệ
thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách
qua Ninh Bình… Tuy nhiên về chất lượng và số lượng cơ sở lưu trú còn chưa
đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, bởi họ có yêu cầu khá cao về lưu trú và ăn
uống. Các món ăn đặc sản của địa phương khá thu hút du khách như: tái dê Hoa
Lư, cơm cháy, mắm tép Gia Viễn…
Khách quốc tế nói chung đều có sở thích mua đồ lưu niệm, cũng như các
sản phẩm du lịch đặc trưng để làm quà và lưu lại kỉ niệm, ví dụ ở khu sinh thái
Tràng An có các món ẩm thực dân dã, đặc trưng như cơm cháy, thịt dê, mắm tép
đặc biệt thu hút du khách; hay các sản phẩm thủ công truyền thống từ nhiều
làng nghề nổi tiếng như: Gốm, cói, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm thêu

ren… Các gian hàng tại đây không những phong phú về chủng loại, đảm bảo
chất lượng mà thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, niềm nở của người bán cũng
để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách mỗi khi đến tham quan, chiêm bái.
25

×