LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Trí Trung với đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả
của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh
Hải Dương”.
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thiêm, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công
trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Trí Trung
i
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo tốt nghiệp là bước cuối đánh dấu sự trưởng thành một sinh
viên ở giảng đường đại học, để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng
góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nươc.
Trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp, tôi đã được sự giúp đỡ,
hưởng dẫn, hỗ trợ từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. nhờ đó mà tôi đã
hoàn thành được báo cáo như mong muốn, nay xin phép cho em được gửi lời
cảm ơn sâu sắc và chân thành đến :
Cha mẹ người đã luôn bên cạnh tôi, vất vả nuôi tôi khôn lớn, bạn bè đã
động viên khích lệ, giúp đỡ trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Toàn thể cán bộ Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc đã tận tình cung cấp
tài liệu và chỉ dạy tôi nhiệt tình.
Các thầy cô khoa kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Thiêm Bộ môn Kinh tế
Nông Nghiệp và Chính Sách – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn –
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, người trực tiếp hưỡng dẫn đề tài.
Trong quá trình làm báo cáo tố nghiệp, cô đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài, giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm báo cáo và
hoàn thành đúng định hướng ban đầu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Trí Trung
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Huyện Gia Lộc là 1 xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, đất
đai đa dạng, phì nhiêu màu mỡ, cây trồng vật nuôi phong phú, có điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông
nghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn là kết quả của việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến
nông của huyện. Đến nay qua nhiều năm hoạt động với sự giúp đỡ của Ủy
ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành đoàn thể khuyến
nông huyện và xã đã đạt được nhiều kết quả góp phần hình thành các mục
tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà. Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động
khuyến nông thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất, nhiều khi còn mang tính áp đặt. Vì vậy, cần có nhiều thay đổi
mới trong hoạt động khuyến nông để đáp ứng nhu cầu công tác hiện nay là
nhu cầu cấp thiết và được sự nhất trí của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả của
hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải
Dương”. Gồm mục tiêu nghiên cứu là: (1)Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về khuyến nông, đánh giá kết quả của hoạt động khuyến
nông. (2)Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia Lộc
– Tỉnh Hải Dương.(3) Đề xuất một số giả pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
khuyến nông ở địa phương.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu gồm: (1) Phương pháp thu
thập số liêu thứ cấp đó là những số liệu được công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng, những nghiên cứu khoa học trước. (2) Thu thập số liệu sơ
cấp đó là những số liệu được thu thập thông qua điều tra trực tiếp các cán bộ
khuyến nông, cán bộ khuyến nông viên cơ sở và các hộ nông dân. Sau đó tiến
hành xử lý và phân tích số liệu thu thập được để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu đề tài.
iii
Qua quá trình nghiên cứu tại trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, đề tài
của tôi đã thu được kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nắm bắt được thực
trạng hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông tác động tới các xã trên
địa bàn huyện về tình hình tổ chức, bộ máy hoạt động khuyến nông cũng như
cách thức chuyển giao kĩ thuật tiến bộ tới người nông dân.Tình hình thực hiện
các nội dung hoạt động khuyến nông được thực hiện theo Nghị định số
56/2005/NĐ – CP. Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động khuyến
nông trên địa bàn huyện trên cơ sở thu thập thông tin về kết quả thực hiện các
hoạt động đào tạo tập huấn, xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, công
tác thông tin tuyên truyền được thực hiện trong 3 năm 2011 – 2013. Ý kiến
đánh giá của cán bộ khuyến nông và ý kiến đánh giá của các hộ nông dân.
Phân tích khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động của Trạm
khuyến nông Gia Lộc. Thứ ba từ những đánh giá tình hình thực hiện hoạt
động khuyến nông, phân tích những khó khăn và thuận lợi đưa ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Công tác lập kế hoạch khuyến nông phải có
sự tham gia của người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tăng cường
đầu tư nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến
nông, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho cán bộ khuyến nông và tăng kinh phí
đầu tư các hoạt dộng khuyến nông. Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền phổ biến kiến thức mới, khoa học kĩ thuật mới áp dụng khuyến nông.
Nâng cao chất lượng và số lượng các kênh thông tin tuyên truyền trên các
kênh thông tin đại chúng như loa phát thanh, tăng cường các bài viết về thông
tin khuyến nông – khuyến ngư, nêu gương những nông dân sản xuất giỏi để
người dân để người dân tin tưởng vào hoạt động khuyến nông. Nâng cao chất
lượng và tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của người
dân và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông.
Tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn đáp ứng nhu cầu của người dân,
phát triển các mô hình mang lại hiệu quả cao cho nông dân phù hợp với đặc
điểm từng địa phương.
iv
MỤC LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc năm 2013.47
Bảng 4.2: Cơ cấu cán bộ KNVCS năm 2013 48
Bảng 4.3: Công tác tuyên truyền, giao ban và hội thảo đầu bờ trong các năm 2011, 2012, 2013 50
Bảng 4.4: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông 51
Bảng 4.5: Kết quả tập huấn trong các năm 2011, 2012, 2013 52
Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về tần suất tổ chức tập huấn, đào tạo khuyến nông 54
Bảng 4.7: Đối tượng của hộ tham gia các lớp tập huấn theo giới tính 55
Bảng 4.8: Thành phần tham gia các lớp tập huấn theo vai trò trong sản xuất 56
Bảng 4.9: Đánh giá của người dân về đối tượng tham gia các lớp tập huấn, đào tạo khuyến nông
theo điều kiện kinh tế 57
Bảng 4.10: Mức độ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông 58
Bảng 4.11: Nhu cầu tham quan và hội thảo đầu bờ 59
Bảng 4.12: Kết quả xây dựng mô hình Trồng trọt, Chăn nuôi, Thuỷ sản trong các năm 2011, 2012,
2013 62
Bảng 4.13: Nhu cầu thực hiện mô hình 63
Bảng 4.14: Mức độ quan tâm của người dân về sự hiện diện của cán bộ khuyến nông xã 66
Bảng 4.15: Mức độ tiếp xúc với cán bộ khuyến nông xã 68
Bảng 4.16: Nhu cầu về sự cần thiết của cán bộ khuyến nông xã 68
Bảng 4.17: Phân tích SWOT trong hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông Gia Lộc 70
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1 – Vai trò khuyến nông 9
Sơ đồ 2.2: Liên kết “4 nhà” trong công tác khuyến nông 13
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 32
Sơ đồ 4.1: Cấu trúc hệ thống hoạt động mạng lưới khuyến nông huyện Gia Lộc 46
Đồ thị 4.1: Trình độ của khuyến nông viên cơ sở 48
Đồ thị 4.2: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông của người dân 51
Đồ thị 4.3: Thành phần tham gia các lớp tập huấn theo vai trò trong sản xuất 56
Đồ thị 4.4: Mức độ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông. 58
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CN - TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DA: Dự án
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KN - KL: Khuyến nông - Khuyến lâm
KN - KN: Khuyến nông - Khuyến ngư
KNVCS: Khuyến nông viên cơ sở
NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
TBKH: Tiến bộ khoa học
TBKHKT: Tiến bộ khoa học kỹ thuật
TBKT: Tiến bộ kỹ thuật
TM - DV: Thương mại - Dịch vụ
UBND: Uỷ ban nhân dân
ƯDKH & CGCN: Ứng dụng khoa học & Chuyển giao công nghệ
viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường sản xuất tự cung, tự cấp không còn đảm bảo được điều kiện sống cho
người dân. Khắp mọi nơi chúng ta có thể thấy một xu thế cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ và chỉ có những người dân hoạt động hiệu quả cao mới có thể
đứng vững được. Trong cơ chế mới người dân luôn đứng trước thực trạng
thiếu hụt thông tin về thị trường, giá cả để định hướng sản xuất. Mặt khác,
trình độ sản xuất của phần lớn người dân còn yếu, thông tin khoa học kỹ thuật
đối với người dân còn ít. Do đó, vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông
nghiệp, kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa
học cho người dân để họ có đủ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, tự
giải quyết các vấn đề của mình là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát
triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Trước yêu cầu đó, công tác khuyến nông đã được củng cố và từng
bước cải thiện cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 02/03/1993, Chính phủ
ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, thông tư liên bộ số
02/LBLT ngày 02/08/1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 13/CP. Từ khi ra
đời Nghị định này đã đem lại kết quả khả quan trong nông nghiệp nông thôn.
Hệ thống khuyến nông nước ta đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng
cũng như chất lượng, với mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến
địa phương. Có thể nói, công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan
trọng vào phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản có chất
lượng, tăng thu nhập và mức sống cho người dân. Bên cạnh những thành tựu
đã đạt được, phải thừa nhận một thực tế đó hiệu quả mà hoạt động khuyến
nông đem lại còn chưa cao một phần do các chương trình, các hoạt động
1
khuyến nông được đưa ra còn mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn của người dân.
Để phù hợp với chiều hướng phát triển hiện nay thì khuyến nông phải
phát huy sự tham gia của người dân. Trong đó, việc lập kế hoạch cho các
chương trình, dự án khuyến nông phải xuất phát từ những vấn đề và nhu cầu
của chính người dân trong cộng đồng. Thông qua việc đánh giá tìm hiểu
những khó khăn, vấn đề mà người dân đang gặp phải để từ đó các nhà quản
lý, nhà hoạch định chính sách đưa ra các chương trình tới các hoạt động,
phương pháp khuyến nông phù hợp để có thể phát huy sự tham gia tối đa của
người dân địa phương.
Huyện Gia Lộc là 1 xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, đất
đai đa dạng, phì nhiêu màu mỡ, cây trồng vật nuôi phong phú, có điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông
nghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn là kết quả của việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến
nông của huyện. Đến nay qua nhiều năm hoạt động với sự giúp đỡ của Ủy
ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành đoàn thể khuyến
nông huyện và xã đã đạt được nhiều kết quả góp phần hình thành các mục
tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà. Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động
khuyến nông thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất, nhiều khi còn mang tính áp đặt. Vì vậy, cần có nhiều thay đổi
mới trong hoạt động khuyến nông để đáp ứng nhu cầu công tác hiện nay là
nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ điều kiện thực tế của huyện cũng như sự phân bổ của bộ
môn Kinh Tế Nông Nghiệp và Chính Sách, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông
Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng, kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm
khuyến nông xã Gia Khánh – Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương nhằm góp
phần hoàn thiện, thực hiện tốt chính sách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông,
đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông,
- Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia
Lộc – Tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giả pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở
địa phương.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Khuyến nông là gì? Vai trò của khuyến nông trong sản xuất nông
nghiệp?
- Kết quả của huyện 3 năm gần đây khi áp dụng chính sách khuyến nông
có tốt không? Có tác động rõ rệt tới người dân (người được hưởng lợi) không?
- Có thể đẩy mạnh khuyến nông ở địa phương để phát triển nông
nghiệp mạnh hơn được không? Nếu có cần phải làm thế nào? Đưa ra giải pháp?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề về thực trạng công tác khuyến
nông của huyện Gia Lộc, kết quả của hoạt động khuyến nông, từ đó đưa ra
định hướng và giải pháp phát triển công tác tổ chức khuyến nông tại huyện
Gia Lộc.
3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài này được thực hiện ở cấp huyện, nghiên cứu tại
địa bàn huyện Gia Lộc với 3 xã đại diện là (Gia Tân, Hoàng Diệu, Gia Khánh)
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 7/1/2014 – 4/6/2014.
- Số liệu thu thập nghiên cứu từ 2011 – 2013 (điều tra, phỏng vấn)
4
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông là một khái niệm khó định nghĩa một cách chính xác, vì
khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục
đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm khác nhau về khuyến nông, nhưng từ
những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng ta có thể thống nhất được những quan
điểm chung về khuyến nông. Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm về
khuyến nông.
Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới): Khuyến nông là cách đào
tạo tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được các chủ trương chính
sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý
kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng giải quyết những vấn
đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống,
nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Theo nghĩa Hán, “Khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng trong
công việc, còn khuyến nông nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong nông
nghiệp.
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh, sau đó được mở rộng tới
các hội giáo dục ở Anh và các nước khác. “Extension” với nghĩa ban đầu là
“triển khai” hay “mở rộng”, khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture
Extension” thì dịch là khuyến nông.
“Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo
nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định
đúng đắn” (A.W.Van den Ban và H.S hawkins , 1998).
“Khuyến nông, khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các hệ thống
khuyến nông khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc
đẩy các dòng thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên
5
khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falaconer và
các cộng sự , 1987).
Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu
khuyến nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến
nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải
giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết
các chính sách, luật lệ Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản
lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt
hơn.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục không
chính thức mà đối tượng là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân
những thông tin và lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt
động sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử dụng các cơ
quan nông lâm ngư, các Trạm khoa học nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng
các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ
có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn.
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam, chúng ta có
thể định nghĩa về khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn
luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng giải quyết những
vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống,
nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển sản xuất.
6
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân. Khuyến
nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo nguyên
tắc tự nguyện, không áp đặt đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ
năng một cách dần dần và tự giác của nông dân.
2.1.2 Nhiệm vụ chức năng của khuyến nông
Bản chất (mục tiêu cơ bản) của khuyến nông xem ra khá thống nhất ở
mọi quốc gia, nhưng nhiệm vụ chức năng của khuyến nông không thống nhất
do bởi phạm vi hoạt động khuyến nông rất rộng. Các quốc gia khác nhau có
điều kiện đất đai, khí hậu, kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán khác
nhau; người giàu nghèo khác nhau, trồng trọt chan nuôi, bảo quản chế biến
nông sản khác nhau v.v. nên họ hiểu nhiệm vụ chức năng của khuyến nông có
khác nhau. Ví dụ:
Theo Mosher, 1979 cho rằng khuyến nông có 6 nhiệm vụ chức năng
chủ yếu là:
- Giải quyết đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
- Giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Công tác tín dụng.
- Đào tạo cán bộ khuyến nông, đào tạo nông dân sản xuất nông
nghiệp.
- Lập các tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất.
- Thực hiện các thie nghiệm thẩm tra tiến bộ kỹ thuật (TBKT) để
ứng dụng vào sản xuất.
Theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI (International Rice Research
Institute), khuyến nông có 10 nhiệm vụ chức năng chủ yếu được tóm lược
như sau:
- Thu thập và truyền đạt thông tin.
- Phát hiện các thuận lợi khó khăn và đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Xây dung hệ thống xã hội hỗ trợ.
7
- Lựa chọn mục tiêu khuyến nông cho tong khu vực.
- Chuyển giao TBKT mới cho nông dân.
- Lựa chọn phương pháp dạy phi chính qui cho người lớn tuổi.
- Đánh giá và thử mghiệm TBKT mới
- Thực hiện các hoạt động khuyến nông.
- Hướng dẫn truyền đạt thông tin cho các khuyến nông viên cơ sở.
- Chức năng điều hành công tác khuyến nông cho các khu vực.
Theo Nđ số13/CP của Chính phủ Việt Nam ngày 2/3/1993 đã qui định
cụ thể nội dung công tác khuyến nông:
- Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến nông
lâm thủy sản và những kinh nghiệm điển hình tiền tiến cho nông dân.
- Bồi dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan cung cấp cho nông dân những thông tin về
thị trường giá cả nông sản đẻ nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
cao.
Để phù hợp với thực tế sản xuất mới hiện nay, Nđ số 56/2005/Nđ-CP
ngày 24/6/2005 và TT số 60/2005/TT/BNN đã qui định mục tiêu khuyến
nông-khuyến ngư:
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến
thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng
bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá giảm nghèo, góp phần thúc đẩy
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia khuyến nông, khuyến ngư.
8
2.1.3 Vai trò của khuyến nông
2.1.3.1 Khuyến nông có vai trò là cầu nối
Có thể diễn đạt khuyến nông có vai trò cầu nối thông tin 2 chiều giữa
nông dân với 9 đầu mối theo sơ đồ 1 như sau:
Sơ đồ 2.1 – Vai trò khuyến nông
Cầu nối nông dân với Nhà nước
Đất nước ta có trên 80 triệu dân, trong đó trên 70% là nông dân. Nhìn
chung, trình độ dân trí chưa cao nên không thể mọi người nông dân đều hiểu
được mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ về nông
nghiệp. Khuyến nông có vai trò giúp nông dân nâng cao nhận thức trong quá
trình sản xuất sao cho sản xuất có hiệu quả và phù hợp với đường lối lãnh đạo
NÔNG DÂN
Cầu nối khuyến nông
Nhà nước
Nghiên cứu
Môi trường
Thị trường
Nông dân sản xuất
giỏi
Các Doanh Nghiệp
Các ngành
Các đoàn
thể
Quốc tế
9
của Nhà nước. Ngược lại thông qua cầu nối khuyến nông Đảng và Chính phủ
hiểu được tâm tư nguyện vọng của nông dân, những nhu cầu bức xúc của
nông dân trong sản xuất, cuộc sống và phát triển nông thôn.
Cầu nối nông dân với nghiên cứu
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hàng ngày hàng giờ có những
phát minh sáng tạo mới ra đời. Khuyến nông giúp nông dân lựa chọn áp dụng
những TBKT mới phù hợp với điều kiện địa phương mình, gia đình mình.
Ngược lại, qua quá trình nông dân áp dụng những sáng tạo kỹ thuật mới mà
các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu khoa học biết nên nghiên cứu những gì
cho phù hợp sản xuất.
Cầu nối nông dân với môi trường
Nông nghiệp một nước đang phát triển và phát triển phải quan tâm đến
vấn đề môi trường. Sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu sản xuất nông nghiệp
hàng hóa lại càng phải lưu ý tới tới môi trường để sản xuất ra những sản phẩm
nông nghiệp an toàn cho đời sống và môi trường sống của mọi người dân
trong cộng đồng và xã hội. Ví dụ, một vùng chuyên canh sản xuất rau phải
quan tâm đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng trừ
tổng hợp IPM, Một làng sản xuất đay phải quan tâm đến nước sạch nông thôn
và sức khẻo cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ. Một làng quê có nghề nấu
rượu, làm miến dong, chăn nuôi lợn phải lưu ý đến vấn đề nước thải.
Cầu nối nông dân với thị trường
Sản phẩm nông nghiệp phải được sử dụng và tiêu thụ. Vấn đề thị
trường là một trong những nhân tố có tác dụng rất lớn đến kết quả và hiệu quả
sản xuất. Từ năm 1988 thực hiện “Khoán10”, chúng ta chuyển đổi quản lý
kinh tế nông nghiệp theo hướng kinh tế hộ gia đình, sản xuất theo hướng nông
nghiệp hàng hóa có sự điều chỉnh của Nhà nước. Những năm tháng đầu chúng
ta gặp rất nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp của nước ta đã trải qua
hàng ngàn năm sản xuất theo mục đích tự cung tự cấp, tiếp đến những năm
10
chống Mỹ sản xuất nông nghiệp theo “Kế hoạch hóa nhà nước” nên nông dân
ta chưa quen với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để sản xuất nông nghiệp
hàng hóa cần phải quan tâm đến qui luật kinh tế thị trường; quan tâm đến số
lượng, chất lượng, bao bì mẫu mã (thương hiệu) và tiếp thị thị trường các sản
phẩm.
Cầu nối nông dân với nông dân sản xuất giỏi
Từ năm 1988 thực hiện “Khoán 10” chuyển từ sản xuất tập thể sang
sản xuất kinh tế hộ gia đình và trang trại theo hướng nông nghiệp hàng hóa rất
cần có vai trò khuyến nông. Khuyến nông giúp nông dân tăng cường tính
cộng đồng trong sản xuất nhằm đảm bảo môi trường sinh thái trong sạch và
bền vững. Khuyến nông giúp nông dân có được những giải pháp khắc phục
vấn đề môi trừng sống bị ô nhiễm.
Cầu nối nông dân với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có tầm quan trong giải quyết đầu vào và đầu ra cho
sản xuất nông nghiệp. Khuyến nông đã góp phần tăng cường mối liên kết giữa
nông dân với các doanh nghiệp.
Cầu nối nông dân với các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các
ngành hữu quan
Khuyến nông không hiệu quả nếu hoạt động đơn độc. Hoạt động
khuyến nông mang tính cộng đồng. Thực hiện một nội dung nào đó cần có sự
phối hợp rất chặt chẽ của mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể.
Cầu nối nông dân với Quốc tế
Để có được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, tiếp cận thị trường
thế giới cần có vai trò của khuyến nông. Khuyến nông giúp nông dân nhận
biết trong cơ chế kinh tế hội nhập hiện nay nên sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
11
Mối “Liên kết 4 Nhà”
Một trong những cầu nối khuyến nông quan tâm hiện nay là mối “Liên
kết 4 Nhà” trong công tác khuyến nông là khá quan trọng có tác dụng nâng
cao kết quả sản xuất nông nghiệp (Sơ đồ 2.2).
Nhà nước trong mối liên kết này thể hiện xác định định hướng và kế
hoạch thực hiện cho các hoạt động của các doanh nghiệp cùng như nghiên
cứu của cơ quan khoa học, các nhà khoa học. Nhà nước xây dựng Pháp chế,
các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành
Các nhà khoa học cần nghiên cứu những gì đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp của nông dân thì nghiên cứu đó mới có ý nghĩa. Họ cần liên
kết với các doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn phục vụ nghiên cứu và thúc
đẩy nhanh đưa TBKT học vào sản xuất. Các nhà khoa học cũng là lực lượng
quan trọng tham gia trực tiếp triển khai đưa các TBKT vào sản xuất.
Nhà doanh nghiệp thường phải phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học
và khuyến nông công tác nghiên cứu cũng như chuyển giao kết quả TBKT
vào sản xuất. Nhà doanh nghiệp còn có vai trò giải quyết đầu vào và đầu ra
cho sản xuất nông nghiệp của nông dân. Họ giải quyết vốn, vật tư đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản nông nghiệp.
Mọi tác động của Nhà nước, Nhà khoa học cũng như Nhà doanh
nghiệp ở mối liên kết này đều tác động đến nông dân mới thể hiện hiệu quả.
Khuyến nông có vai trò cầu nối trong mối liên kết này. Nông dân là nhân tố
bên trong quyết định, nhưng khuyến nông là tác nhân bên ngoài rất quan
trọng.
12
Sơ đồ 2.2: Liên kết “4 nhà” trong công tác khuyến nông
2.1.3.2 Khuyến nông có vai trò trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước
Vai trò khuyến nông trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước thể
hiện khá rõ rệt ở 2 khía cạnh:
Thứ nhất: Giai đoạn sản xuất nông nghiệp HTX, nông trường quốc
doanh, nông dân làm ăn tập thể, sản xuất theo kế hoạch hóa nhà nước. Mỗi HTX
cũng như nông trường quốc doanh đều có tổ KHKT để thực thi những nhiệm vụ
chỉ đạo của ban quản trị HTX. Mọi TBKT, tiến bộ trong tổ chức quản lý sản
xuất từ cấp trên quán triệt đến HTX, nông trường quốc doanh được xem như
hoàn thành. Khi chuyển sang kinh tế hộ gia đình “Khoán 10”, người nông dân tự
do kinh doanh trên mảnh đất, chuồng trại của mình nên khuyến nông cần đến
từng hộ gia đình và thậm chí phải đến từng người lao động.
Thứ hai: chúng ta chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp, từ sản
xuất nông nghiệp theo kế hoạch hóa nhà nước sang sản xuất nông nghiệp
hàng hóa đã gặp rất nhiều khó khăn rất cần vai trò cầu nối của khuyến nông.
NHÀ NƯỚC
NHÀ
NÔNG
NHÀ KHOA
HỌC
NHÀ DOANH
NGHIỆP
K
N
K
N
K N
13
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá là sản xuất cái để bán nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Vì vậy, cần phải tìm hiểu và tìm kiếm thị trường. Nông dân sản
xuất cái gì. sản phẩm sản xuất ra sử dụng ra sao, tiêu thụ thế nào, bán ở đâu,
số lượng và giá cả.
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần đảm bảo số lượng. Nông dân phải
liên kết trong sản xuất, không thể sản xuất manh mún nhỏ lẻ.
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần đảm bảo chất lượng. Chất lượng
sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là chủ yếu.
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần làm tốt công tác bao bì mẫu mã,
đăng ký thương hiệu sản phẩm. Một sản phẩm dù tốt mấy nhưng mẫu mã
không tốt không thể tiêu thụ được. Xưa kia sản xuất nông nghiệp theo kế
hoạch hoá nhà nước người nông dân không cần quan tâm đến khâu bao bì tiêu
thụ. Ví dụ một HTX A nào đó ngoài sản xuất các nông sản chăm lo đời sống
cho nông dân địa phương mình còn có trách nhiệm phải sản xuất 10 tấn thóc
giống CR203 cung cấp cho các địa phương khác theo kế hoạch của Nhà nước
giao. 10 tấn giống CR203 sản xuất ra nông dân thường đóng thành các bao 50
– 100kg xuất đi dễ dàng. Ngày nay, kinh tế hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp
hàng hoá cần phải đóng thóc giống thành nhiều loại bao bì: 2-10-25-50kg.
Bao bì phải đẹp, chống ẩm tốt và có cả hướng dẫn qui trình sử dụng.
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần làm tốt quảng bá, tiếp thị để nhiều
người biết đến. Thực hiện công việc này cần phối hợp làm tốt công tác thông
tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài
phát thanh TW và địa phương, TV, tổ chức và tham gia các hội chợ trong và
ngoài nước, thông tin trên Website.
2.1.3.3 Khuyến nông đã huy động được lực lượng cán bộ kỹ thuật từ TW đến
địa phương
Khuyến nông đã huy động được lực lượng cán bộ kỹ thuật từ TW đến
địa phương. Cơ cấu tổ chức hệ thống khuyến nông quốc gia có số lương cán
14
bộ khuyến nông của nhà nước rất hạn chế. Một Trạm khuyến nông chỉ có 3-5
cán bộ khuyến nông. Ở các huyện miền núi do địa bàn rất rộng cũng chỉ có
không quá 10 cán bộ khuyến nông. Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện phải
đảm đương phụ trách hàng vạn nông dân. Nhiều khi thực hiện 1 chương trình
khuyến nông cần đến nhiều chục cán bộ khuyến nông. Ví dụ thực hiện
chương trình sông Hồng ở huyện Tam Dương, Vĩnh phúc cần đến 67 cán bộ
khuyến nông trong khi tổ chức Trạm khuyến nông chỉ có 5 cán bộ khuyến
nông. Chính vì vậy khuyến nông phải ký hợp đồng với rất nhiều khuyến nông
viên cơ sở. Lực lượng đó là:
Học sinh, sinh viên mới tốt nhiệp chưa có việc làm.
Những học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp chưa có việc làm có cơ hội
ký hợp đồng tham gia công tác khuyến nông tại các địa phương.
Cán bộ khoa học kỹ thuật đã hưu trí.
Nhà nước ta đã có qui định: Nam đến hết tuổi 60, nữ hết tuổi 55 phải
về hưu (Trừ 1 số ít là chuyên viên cao cấp, hoặc là TSKH, hoặc là PGS, GS
nếu cơ quan công tác xét thấy rất có nhu cầu và cá nhân có nguyện vọng có
thể kéo dài thời gian công tác không quá 5 năm). Những cán bộ hưu trí đôi
khi họ còn sức khỏe tốt, họ lại là những “Kho tri thức sống rất quí”, nếu họ
còn nhiệt tình thì khuyến nông có thể ký hợp đồng công việc với họ.
Cán bộ khoa học kỹ thuật đang công tác.
Khuyến nông ký hợp đồng với những cán bộ KHKT đang công tác
đã tạo cơ hội cho chúng ta tranh thủ sự cống hiến của họ cho sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn rất hữu ích. Sự góp sức của đối tượng
này còn có ý nghĩa nâng cao hiệu quả công tác, nghiên cứu sáng tạo của
các nhà khoa học.
2.1.3.4 Khuyến nông góp phần xoá đói giảm nghèo
Như ta đã phân tích mục tiêu cơ bản của khuyến nông, cái đích phấn
đấu của khuyến nông là làm như thế nào để nông nghiệp phát triển, nông thôn
15
phát triển nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá xã hội nông thôn; chúng
ta đã phân biệt sự khác nhau rất cơ bản khuyến nông với khuyến mại nông
nghiệp cũng đủ thấy rõ khuyến nông có vai trò xóa đói giảm nghèo. Chương
trình 135 coi trọng vấn đề dân số, sinh đẻ có kế hoạch, nước sạch nông thôn
nhằm xoá đói giảm nghèo. Nhiều chương trình dự án về an ninh lương thực ở
các nơi, đặc biệt vùng sâu vùng xa được khuyến nông coi trọng.
2.1.3.5 Khuyến nông đã liên kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ
nhau sản xuất
Khi chuyển sang kinh tế hộ gia đình ở nông thôn có sự phân hóa. Có
những hộ gia đình sản xuất rất thành đạt do họ có trình độ nhận thức cao, có
vốn, có lao động, có những hộ gia đình làm ăn yếu kém, gặp rủi ro dẫn đến
cuộc sống khó khăn. Nhà nước ta không thể không lưu tâm đến tính tiêu cực
“đèn nhà ai nhà đó rạng” của sản suất kinh tế hộ. Khuyến nông đã làm tốt vai
trò cầu nối giữa những nông dân sản xuất giỏi với mọi người nông dân, nhất
là nông dân sản xuất yếu kém trong cộng đông. Ví dụ khuyến nông coi trọng
tổ chức các hộ nghị, hội thảo, tham quan học tập các điển hình, tổ chức các
câu lạc bộ khuyến nông. Những việc làm đó đã liên kết nông dân, tăng cường
sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất.
2.1.4 Đặc điểm của khuyến nông
Khuyến nông cùng làm với dân, không làm thay cho dân
Khuyến nông cùng làm với dân. Chỉ có bản thân người dân mới có thể
quyết định được phương thức canh tác trên mảnh đất của gia đình họ. Cán bộ
khuyến nông không thể quyết định thay cho nông dân. Nông dân hoàn toàn có
thể đưa ra những quyết định đúng đắn để giải quyết khó khăn của họ nếu như
được cung cấp đầy đủ thông tin và những giải pháp khác nhau. Khi tự mình
đưa ra quyết định, người nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp
đặt. Cán bộ khuyến nông cần cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận với nông
16
dân trên cơ sở điều kiện cụ thể của nông trại: đất đai, khí hậu, nguồn nước,
vốn, nhân lực từ đó khuyến khích họ tự đưa ra quyết định cho mình.
Khuyến nông là công việc đầy trách nhiệm
Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm trước nhà nước là cơ quan
quyết định những chính sách phát triển nông thôn, cho nên phải tuân theo
những đường lối và chính sách của nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác, khuyến nông là người phục vụ tận tuỵ của nông dân, có trách
nhiệm đáp ứng những nhu cầu của nông dân trong vùng. Điều đó có nghĩa là
người nông dân có quyền đánh giá hiệu quả của hoạt động của khuyến nông.
Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, trước hết được đánh giá
trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển nông thôn hoặc chương trình
khuyến nông của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, nó còn
được đánh giá trên cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân, có phải nhờ
khuyến nông mà được cải thiện hay không. Do đó các chương trình, DA
khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân nói riêng và nhu
cầu phát triển nền kinh tế nông thôn nói chung. Nhiệm vụ của người cán bộ
khuyến nông là thoả mãn một cách hài hoà hai nhu cầu đó.
Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều
Khuyến nông là một nhịp cầu vừa chuyển giao kiến thức khoa học kỹ
thuật của các cơ quan nghiên cứu đến cho nông dân, vừa tiếp nhận thông tin
của nông dân chuyển đến các cơ quan nghiên cứu. Khuyến nông không chỉ
trao mà còn phải sẵn sàng tiếp nhận những sáng kiến, những đề xuất hay
những vấn đề của nông dân.
Cơ quan
nghiên cứu
Khuyến
nông
Nông Dân
17