Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Cơ sở lý luận của đề tài“ Hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả của hoạt động xuất khẩu lao động ở công ty Cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.88 KB, 27 trang )

Cơ sở lý luận của đề tài Hạch toán
chi phí, doanh thu và kết quả của
hoạt động xuất khẩu lao động ở
công ty Cung ứng
nhân lực Quốc tế và thơng mại
I. Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh dịch
vụ:
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu
sinh hoạt và đời sống cho dân c cũng nh những nhu cầu của sản xuất,kinh doanh
toàn xã hội.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động kinh
doanh bu điện, vận tải, du lịch, may đo, sửa chữa, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch
vụ t vấn, dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí, xuất khẩu lao động...
Căn cứ vào tính chất của các hoạt động dịch vụ, ngời ta chia thành hai loại
dịch vụ:
- Dịch vụ có tính chất sản xuất nh dịch vụ vận tải, bu điện, may đo, sửa
chữa...
- Dịch vụ không có tính chất sản xuất nh dịch vụ hớng dẫn du lịch, xuất khẩu
lao động...
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì hoạt động kinh doanh
dịch vụ là hoạt động kinh doanh chính, còn đối với các tổ chức kinh tế khác có
hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh mua bán hàng hoá... thì hoạt động dịch
vụ chỉ mang tính chất phụ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh chính.
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ tuyệt đại bộ phận là không
mang hình thái vật chất, quá trình sản xuất, tiêu thụ và phục vụ thờng gắn liền
nhau, không thể tách rời. Do đó, khó có thể phân biệt một cách rõ ràng chi phí ở
từng khâu sản xuất và tiêu thụ. Tuỳ theo từng loại hoạt động dịch vụ đặc thù để có
thể xác định nội dung chi phí phù hợp cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Có những hoạt động dịch vụ mang tính chất kỹ thuật cao, hàm lợng chi phí
về chất xám trong sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, còn các chi phí về nguyên vật
liệu và các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sản phẩm dịch vụ hoàn


thành không nhập kho thành phẩm, hàng hoá mà đợc tính là tiêu thụ ngay, do đó
đối với những lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhng cha ghi doanh thu thì chi phí
cho những lao vụ, dịch vụ đó vẫn coi là chi phí của sản phẩm cha hoàn thành. Tuy
nhiên, các hoạt động dịch vụ thờng không tính đợc chi phí sản phẩm dở. Bởi vậy,
giá thành sản phẩm dịch vụ là thể hiện bằng tiền hao phí lao động sống cần thiết
và lao động vật hoá tạo ra sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ (tức là dịch vụ đã hoàn
thành cho khách hàng và thu đợc tiền hoặc đợc quyền thu tiền).
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng ngời lao
động, t liệu lao động và kỹ thuật cùng với một số vật liệu, nhiên liệu thích ứng với
từng loại hoạt động dịch vụ để tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Do
đó, chi phí dịch vụ đợc phân thành chi phí trực tiếp và chi phí chung. Tuỳ theo
từng loại hoạt động dịch vụ, nội dung chi phí trực tiếp và chi phí chung sẽ khác
nhau. Đại bộ phận những vật liệu sử dụng trong kinh doanh dịch vụ là vật liệu
phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu...
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều hoạt động dịch vụ phải xác
định rõ đối tợng tập hợp chi phí, đối tợng tính giá thành sản phẩm. Những chi phí
liên quan trực tiếp đến hoạt động nào thì hạch toán trực tiếp cho hoạt động đó,
những chi phí liên quan đến nhiều hoạt động phải tập hợp riêng để cuối kỳ phân
bổ cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí
chung cho các hoạt động dịch vụ có thể là chi phí trực tiếp hoặc doanh thu.
II. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển
nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề
của ngời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nớc và tăng cờng quan hệ hợp
tác quốc tế giữa nớc ta với các nớc.
Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nớc và ngoài nớc chỉ mới giải quyết đợc
một phần trong số lao động cha có việc làm và thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động
không có việc làm ở đô thị còn khá cao. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn còn rất thấp. Hằng năm, có hơn một triệu ngời đến tuổi lao động. Trớc tình
hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nớc là chính, xuất khẩu

lao động còn có vai trò quan trọng trớc mắt và lâu dài.
Để có đợc hợp đồng xuất khẩu lao động thì các công ty xuất khẩu lao động
trớc hết phải tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm thị trờng có nhu cầu về lao động.
Thời gian để ký kết đợc một hợp đồng xuất khẩu lao động là rất dài, thậm chí có
thể kéo dài tới 5 đến 10 năm, và tốn kém nhiều chi phí.
Hoạt động xuất khẩu lao động có đặc điểm sau đây:
1. Đối với ng ời lao động:
Sau khi đã ký hợp đồng với công ty cung ứng lao động
- Ngời lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đóng và hởng Bảo hiểm xã
hội theo qui định hiện hành của Nhà nớc.
- Ngời lao động đi làm việc có thời hạn ở nớc ngoài thông qua Doanh
nghiệp cung ứng lao động có nghĩa vụ nộp tiền đặt cọc và phí dịch vụ cho Doanh
nghiệp đa đi và chịu một số khoản chi phí khác.
+ Mức đặt cọc do doanh nghiệp và ngời lao động thoả thuận trong hợp
đồng, nhng tối đa không vợt quá mức qui định.
+ Cách thức nộp: Nộp một lần trớc khi đi hoặc trừ dần tiền lơng hàng
tháng tuỳ thuộc vào phơng án tài chính cuả mỗi doanh nghiệp để quyết định, đảm
bảo thuận tiện cho ngời lao động và cả Doanh nghiệp.
+ Chế độ quản lý: Để đảm bảo quản lý, sử dụng tiền đặt cọc đúng mục
đích, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận tiền đặt cọc của ngời lao động,
Doanh nghiệp phải nộp toàn bộ tiền đặt cọc vào kho bạc mở tại Kho Bạc Nhà nớc,
kỳ hạn gửi tính theo thời hạn hợp đồng, lãi tiền gửi theo qui định của Kho Bạc
Nhà nớc.
+ Sau khi hoàn thành hợp đồng về nớc, nếu không vi phạm hợp đồng gây
thiệt hại cho chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đa đi thì ngời lao động đợc
nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc và tiền lãi theo qui định của Kho Bạc Nhà nớc. Nếu
vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đa đi
thì tiền đặt cọc bị khấu trừ theo qui định.
- Ngời lao động còn phải chịu một số chi phí khác sau đây:
+ Tiền vé máy bay từ nớc Việt nam đến nớc làm việc ( Trừ trờng

hợp đợc phía sử dụng lao động đài thọ).
+ Chi phí khám tuyển sức khoẻ theo mức qui định của Bộ y tế
+ Chi phí làm Hồ sơ, thủ tục đi làm việc ở nớc ngoài theo qui định hiện
hành của Nhà nớc.
2. Đối với doanh nghiệp cung ứng lao động :
- Doanh nghiệp đa lao động đi làm việc có thời hạn ở nớc ngoài theo các
hợp đồng cung ứng lao động đợc phép thu phí dịch vụ và tiền đặt cọc của ngời lao
động. Phí dịch vụ là doanh thu chính của doanh nghiệp cung ứng lao động.
Theo Thông t số 33/2001/ TTLT- BTC- BLĐTBXH ngày 24 tháng 05 năm
2001 thì mức thu phí dịch vụ của các doanh nghiệp đối với ngời lao động đợc qui
định nh sau:
+ Trờng hợp tiền lơng theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động trả cho ngời
lao động không bao gồm tiền ăn, ở, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế
trong thời gian làm việc ở nớc ngoài thì mức phí dịch vụ là 10% tiền lơng theo
hợp đồng. Riêng đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển thì
mức phí dịch vụ là 16% tiền lơng theo hợp đồng.
+ Trờng hợp tiền lơng theo hợp đồng bao gồm cả tiền ăn, ở, bảo hiểm tai
nạn lao động, bảo hiểm y tế mà không tách ra đợc thì mức phí dịch vụ là 5% tiền
lơng theo hợp đồng; đối với sĩ quan thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển thì
mức phí dịch vụ là 8% tiền lơng theo hợp đồng. Nếu tách đợc các khoản về tiền
ăn, ở, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế thì mức phí dịch vụ đợc tính
theo qui định tại điểm nói trên.
+ Trờng hợp ngời lao động đợc gia hạn hợp đồng hoặc đợc tăng lơng trong
quá trình thực hiện hợp đồng thì phí dịch vụ đợc tính theo mức lơng mới kể từ
ngày tháng đợc thay đổi mức lơng mới và thời gian tính cả thời gian gia hạn hợp
đồng.
+ Cách thức thu nộp : Thu theo thoả thuận giữa ngời lao động và doanh
nghiệp có thể trớc khi đi hoặc 6 tháng 1 lần.
+ Loại tiền thu nộp: Nếu lơng trả bằng bản tệ thì qui đổi đồng đô la
Mỹ( USD) theo tỷ giá ngân hàng Nhà nớc sở tại công bố tại thời điểm thanh toán.

+ Sử dụng phí dịch vụ: Doanh nghiệp sử dụng phí dịch vụ để chi cho hoạt
động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài chính hiện
hành, kể cả kiểm tra ngoại ngữ, kiểm tra tay nghề cho ngời lao động theo yêu cầu
của hợp đồng với đối tác nớc ngoài và giáo dục định hớng cho ngời lao động trớc
khi đi làm việc ở nớc ngoài.
- Doanh nghiệp đa lao động Việt nam đi làm việc ở nớc ngoài nộp phí quản
lý bằng 1% khoản thu phí dịch vụ cho Cục quản lý lao động với nớc ngoài- Bộ lao
động- Thơng binh và Xã hội.
Doanh nghiệp đợc hạch toán khoản nộp phí quản lý vào chi phí hoạt động đa lao
động đi làm việc có thời hạn ở nớc ngoài.
+ Cách thức nộp: Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao
động với nớc ngoài- Bộ lao động Thơng binh và Xã hội khi đăng ký hợp đồng đa
lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nớc ngoài. Số tiền tạm nộp đợc căn
cứ vào đăng ký số lợng lao động, mức lơng, thời gian làm việc của ngời lao động
theo hợp đồng và đợc quyết toán hàng năm.
III. Chi phí và hạch toán chi phí kinh doanh dịch vụ:
1. Bản chất của chi phí:
Một doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình cần phải có
3 yếu tố: t liệu lao động, đối tợng lao động và sức lao động. Hoạt động sản xuất
nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ nói riêng là quá trình con ngời sử
dụng công cụ lao động để tác động vào đối tợng lao động nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ nhu cầu xã hội. Trong quá trình này, các yếu tố nói trên đã hình thành nên
các chi phí khác nhau, cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Vậy, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vật hoá và hao phí
lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh
doanh của mình. Nh vậy, chi phí bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm dịch vụ là chi
phí dịch vụ.
Giá trị sản phẩm bao gồm ba bộ phận là C, V, M. Trong đó:
- C là toàn bộ giá trị t liệu lao động đã tiêu hao trong quá trình tạo ra một sản
phẩm dịch vụ nh: khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công

cụ, dụng cụ, năng lợng...Bộ phận này đợc gọi là hao phí lao động vật hoá.
- V là chi phí về tiền lơng, tiền công phải trả cho ngời tham gia quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Nó đợc gọi là hao phí lao động sống cần
thiết.
- M là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong qúa trình hoạt động tạo ra giá
trị sản phẩm, dịch vụ.
Nếu xét trên góc độ doanh nghiệp để tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ thì doanh
nghiệp cần hai bộ phận chi phí là C và V. Đó là chi phí sản xuất để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành.
2. Tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh dịch vụ:
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (phơng pháp kê
khai thờng xuyên):
2.1.1. Tài khoản sử dụng :
TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu, nhiên
liệu... đợc sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm và thực hiện lao vụ, dịch
vụ. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tợng
tập hợp chi phí riêng biệt thì đợc hạch toán trực tiếp cho đối tợng đó. Trờng hợp
vật liệu xuất dùng có liên quan tới nhiều đối tợng tập hợp chi phí không thể tách
riêng đợc thì phải áp dụng phơng pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho
các đối tợng có liên quan.
Kết cấu của TK 621:
- Bên Nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
Phẩm.
- Bên Có : + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
+ Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Tk 621 cuối kỳ không có số d.
2.1.2.Trình tự hạch toán:
- Xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

Nợ TK 621: ( chi tiết theo từng hoạt động dịch vụ)
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng
- Trờng hợp mua vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản
xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, lao vụ:
Nợ TK 621( Chi tiết cho từng hoạt động)
Nợ TK 133 Thuế VAT đợc khấu trừ
Có TK 331,111,112...Vật liệu mua ngoài
- Cuối kỳ, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152
Có TK 621
- Cuối kỳ, hạch toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo đối
tợng tập hợp chi phí ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phơng pháp kê khai
thờng xuyên:
TK152,331,111,112
TK 621
TK 152
Vật liệu xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ
Vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
TK 154
2.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
2.2.1. Tài khoản sử dụng:
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản về chi phí lao động trực tiếp
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ,
dịch vụ gồm các khoản lơng chính, lơng phụ, các khoản phụ cấp có tính
chất lơng, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công

đoàn.
Kết cấu TK 622:
- Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao
vụ, dịch vụ.
- Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành.
TK 622 cuối kỳ không có số d.
2.2.2. Trình tự hạch toán
- Tính ra tổng số tiền lơng và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 622- Chi tiết theo từng hoạt động
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
- Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất theo tỷ lệ qui định(
phần tính vào chi phí)
Nợ TK 622( Chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK 338
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành
theo từng đối tợng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 622
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
TK338
TK622
TK154
Tiền lơng và phụ cấp lơng phải trả cho công nhân trực tiếp
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lơng thực tế của nhân công trực tiếp phát sinh
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung:
2.3.1. Tài khoản sử dụng

TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là nhừng chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát
sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Kết cấu của TK 627
- Bên Nợ : Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay
lao vụ, dịch vụ.
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số d.
Tài khoản 627 đợc chi tiết thành 6 tiểu khoản:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xởng: Phản ánh chi phí về lơng chính,
lơng phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xởng
và các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lơng phát sinh.
- TK 6272: Chi phí vật liệu: Bao gồm các chi phí về vật liệu sản xuất chung
cho phân xởng.
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ
sản xuất dùng trong phân xởng.
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
- TK 6277: Chi phí dụng cụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê
ngoài phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của các phân xởng, bộ
phận nh chi phí sửa chữa TSCĐ, nớc, điện thoại...
- TK6278: Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí còn lại ngoài các chi phí kể
trên nh chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch...của phân
xởng, bộ phận sản xuất.
Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp từng ngành, TK 627 có thể
mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi
phí.

2.3.2.Trình tự hạch toán:

- Tính ra tiền lơng chính, lơng phụ và phụ cấp có tính chất tiền lơng phải trả
cho nhân viên phân xởng trong kỳ:
Nợ TK 627(6271) chi tiết từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ (phần tính vào chi phí).
Nợ TK 627(6271)
Có TK338
- Chi phí vật liệu chi ra để sửa chữa, bảo dỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều
hành hoạt động của phân xởng
Nợ TK 627(6272)
Có TK152
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho hoạt động của các
bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, căn cứ phiếu xuất kho
Nợ TK 627(6273) chi tiết theo bộ phận, loại hoạt động
Có TK 153
Còn loại có giá trị lớn phải phân bổ dần thì đợc hạch toán thông qua TK142-
Chi phí trả trớc
- Trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận SXKD quản lý và sử dụng :
Nợ TK 627(6274) chi tiết từng bộ phận, từng loại hoạt động.
Có TK 214
- Phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nớc, điện thoại:
Nợ TK 627(6277)
Có TK 111, 112, 331...
- Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK 111,112, 138
Có TK 627
- Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các TK có
liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu thức thích hợp:
Nợ TK 154
Có TK 627 chi tiết từng bộ phận, loại hoạt động

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung:
TK334,338
TK627
TK111, 112, 152...
Phân bổ( hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung
Chi phí theo dự toán
TK111, 112...
Các chi phí
sản xuất chung khác
Tk154
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
TK152, 153
Tk142, 335
2.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
2.4.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên để hạch
toán hàng tồn kho.
Tài khoản sử dụng: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Kết cấu TK 154:
- Bên Nợ : + Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
(trờng hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phơng pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có : + Chi phí thực tế của khối lợng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
cung cấp cho khách hàng.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu (trờng
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp
kiểm kê định kỳ).

Trình tự hạch toán:
TK 621
TK 622
TK627
TK 154
TK632
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật kiệu trực tiếp
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ kết chuyển xác định giá vốn

×