Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHƯƠNG PHÁP CHỌC HÚT TẾ BÀO TUYẾN GIÁP BẰNG KIM NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.42 KB, 15 trang )

PHƯƠNG PHÁP CHỌC HÚT TẾ BÀO TUYẾN GIÁP BẰNG KIM NHỎ
Bùi thị Hồng Khang*, Âu Nguyệt Diệu*, Huỳnh Ngọc Linh*, Ðoàn thị
Phương Thảo**, Nguyễn Vũ Thiện**, Nguyễn văn Thành***
TÓM TẮT
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 16, nhưng mãi đến giữa thế kỷ 20 phương pháp chọc hút tế
bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNACTG) mới thực sự được dùng phổ biến. Phương
pháp này có chỉ định rộng rãi, chủ yếu cho những nhân lạnh đơn độc của TG và
không có chống chỉ định. Tai biến rất hiếm < 2%, sẽ không xảy ra khi dùng kim nhỏ
và người thực hiện đã quen kỹ thuật này. Ðây là một phương pháp có những ưu
điểm sau:- S (simple): kỹ thuật đơn giản - A (Accuracy): độ nhạy cảm 83%, độ
đặc hiệu 92%, độ chính xác 95%, (-) giả 0, 3 - 6% < (-) giả của cắt lạnh, (+) giả: 0
- 2, 5% - F (fast): thực hiện nhanh có kết quả trong vòng vài phút. - E
(economy): ít tốn kém so với một phẫu thuật sinh thiết không cần thiết mà kết quả
GPB chưa chắc đã kết luận được tình trạng xâm nhập vỏ bao và mạch máu. Kết hợp
4 ưu điểm trên, viết tắt: SAFE, cuối cùng đây là một phương pháp an toàn vì không
gieo rắc tế bào bướu như khi sinh thiết, cũng như không gây dính sau mổ. Và tuy
FNA tuyến giáp tỏ ra hữu dụng trong chẩn đoán carcinôm tuyến giáp không biệt hoá
nhưng nhược điểm của nó là khó phân biệt được giữa tân sinh nang lành và ác cũng
như giữa phình giáp cục và tân sinh nang. Dù sao thì đây cũng là một xét nghiệm
được đề nghị nên thực hiện đầu tiên cho một nhân lạnh đơn độc ở tuyến giáp.
SUMMARY
FINE NEEDLE ASPIRATION CYTOLOGY OF THYROID GLAND
Bui Thi Hong Khang, Au Nguyet Dieu, Huynh Ngoc Linh, Doan Thi Phuong Thao,
Nguyen Vu Thien, Nguyen Van Thanh, Nguyen Sao Trung * Y hoc TP. Ho Chi Minh
1999 * Vol. 3 * No. 1: 17-24
Begining from the middle of 16th century but until the middle of 20th century, FNA
of the thyroid has really been widely common. Numerous indications and essentially
no contraindications for the FNA cytology could be listed, but in essence for "cold"
nodule solitary of the thyroid. The complication of the FNA is only less than 2%, and
it doesn�t occur when performers are expert in this procedure and use fine needle
(No.22).


FNA offers the following advantages - abbreviated to SAFE: Simple: easy to perform.
Accuracy: sensitivity = 83%. specificity = 92%. accuracy = 95%. negative predictive
value = 0, 3 - 6%. positive predictive value = 0 - 2, 5 %. Fast: resutl in few minutes.
Economy: the use of FNA may reduce the cost of diagnosis compared with
unneccessary surgical biopsy whose pathologic result doesn�t identify capsular and
vascular invation.
1
FNA cytology is a safe procedure because it doesn�t implant tumor cells like surgical
biopsy as well as cause adhesive growth following excision biopsy. Athough FNA of
the thyroid mass is useful in the diagnosis of undifferentiated carcinoma of the
thyroid, it cannot discreminate between benign and malignant follicular neoplasm as
well as nodular goiter and follicular neoplasm. This procedure, however, should be
performed first for solitary nodular lesion of the thyroid.
LỊCH SỬ
Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ không phải là kỹ thuật mới.
Vào năm 1554 ở chiến trường Cerisoles, một người lính trẻ gốc Thụy Sĩ có một bướu giáp rất lớn đã bị
đâm vào cổ bằng
một cây kim. May mắn thay, bướu giáp này là một nang lớn, nhờ vậy dịch được dẫn
lưu và người lính trẻ đã sống sót. Crotti
(1)
đã tính tai nạn này là một báo cáo đầu tiên
về phương pháp điều trị nang giáp bằng chọc hút.
Tuy nhiên, dù xuất hiện sớm như vậy, chọc hút bằng kim vẫn chưa được sử dụng
rộng rãi cho đến năm 1930, Martin và Ellis
(7)
đã báo cáo hai ca ung thư tuyến giáp
bằng chọc hút với kim 18. Vào 1933, Stewart
(12)
đã đọc kết quả cho 45 phết tế bào
tuyến giáp thực hiện bằng phương pháp chọc hút. Ông nhận xét rằng chẩn đoán tế

bào học tuyến giáp bằng chọc hút thì khó nhưng hữu dụng khi chẩn đoán những
carcinom không biệt hoá của tuyến giáp, trong khi chẩn đoán phân biệt giữa
carcinom tuyến giáp dạng nhú hoặc dạng nang với những thể tăng sản hoạt động
của bệnh Grave thì không thể thực hiện được. Tương tự, chẩn đoán limphôm dễ
nhầm lẫn với carcinom tế bào nhỏ của tuyến giáp.
Ðến năm 1934, Martin và Ellis
(8)
đã chẩn đoán 17 trường hợp ung thư tuyến giáp
bằng phương pháp chọc hút.
Và trong suốt những năm 1930-1951, 98 bệnh nhân có ung thư tuyến giáp dạng nhú
được phát hiện bằng phương pháp chọc hút tuyến giáp hoặc những khối u ở cổ tại
bệnh viện Memorial, New York, nhưng vì âm tính giả lên đến 26% nên phương pháp
này lại bị gián đoạn một thời gian dài. Lúc này, Foote và Frazell
(5)
tin rằng chẩn đoán
bằng cắt lạnh đáng tin cậy hơn FNA. Và người ta chỉ quan tâm đến sinh thiết bằng
kim cắt còn FNA thì rơi vào quên lãng.
Tuy nhiên, hầu như đồng thời với những báo cáo về FNA ở Mỹ, Scandinavi cũng chú
ý đến ứng dụng của FNA trên tuyến giáp. Sưderstrom
(11)
vào năm 1952 đã thay kim
18 bằng kim 22 (0,6-0,7mm). Kỹ thuật này đã được chấp nhận một cách nồng nhiệt
ở khắp Châu Âu và hàng loạt các nghiên cứu được báo cáo. Kinh nghiệm từ những
nghiên cứu này đã làm thức dậy sự quan tâm với FNA tuyến giáp ở Mỹ. Kết quả là có
hàng loạt những báo cáo mới và cho đến hôm nay FNA tuyến giáp đã có một chỗ
đứng vững vàng trong tất cả các trung tâm y khoa lớn ở Mỹ.
KỸ THUẬT
(4,3)
2
Ở Ðại học thuộc Trung tâm khoa học sức khoẻ Virginia, nhà giải phẫu bệnh học thực

hiện FNA tuyến giáp cùng với nhà nội tiết học hoặc nhà phẫu thuật.
Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân thường được thực hiện FNA ở tư thế nằm ngửa, gối kê dưới cổ và vai
hoặc ngồi, cổ ngửa ra sau
Dụng cụ
Thường sử dụng kim số 22 đến 25, ống chích 20 cc hoặc 10cc gắn vào một dụng cụ
cầm tay đặc biệt (hình 1). Khi cắt nghe thấy tiếng sừn sựt (mô xơ hoá) hoặc như chạm phải
khối đá cứng (canxi hoá) nên dùng kim lớn hơn. Kỹ thuật chọc hút
+ Không cần vô cảm vì chọc hút rất nhanh, thường không đau trừ khi bệnh nhân bị
viêm tuyến giáp De Quervain hoặc viêm tụ mủ cấp.
+ Có thể chọc nhiều vùng khác nhau và nếu chất bệnh phẩm lấy ra không đủ, có thể
làm lại ngay.
+ Các giai đoạn chọc hút:
*
Giai đoạn 1
: sát trùng da, đâm kim vào giữa tổn thương.
*
Giai đoạn 2
: rút nhanh piston của ống chích, tạo áp lực âm, hút bệnh phẩm vào
kim.
*
Giai đoạn 3
: cắt nhanh 3 - 5 lần, thay đổi hướng kim mỗi lần cắt. Ngưng cắt khi
bệnh phẩm (dịch mô hoặc máu) xuất hiện ở đốc kim.
*
Giai đoạn 4
: trả piston lại vị trí ban đầu để cân bằng áp lực và rút kim ra khỏi tổn
thương









3
Hình 1: Dụng cụ cầm tay với kim và ống chích.
Lưu ý
- Nếu hút ra trên 0, 3 ml máu, nên ngưng hút và làm lại.
- Nếu chọc nhầm vào mạch máu lớn, máu sẽ ùa vào ống chích ngay khi kéo piston.
- Nếu chọc nhầm vào khí quản, ngừng chọc và chọc ở vị trí khác.
- Nếu chọc vào vùng hoại tử, nên chọc lại ở vị trí ngoại vi tổn thương.
- Chọc hút một nang giáp chỉ cần kéo piston không cần cắt.
- Phải cân bằng áp lực trước khi rút kim ra khỏi tổn thương, nếu không chất bệnh
phẩm sẽ bị hút vào ống chích.
- Tỷ lệ lấy không đủ bệnh phẩm cho chẩn đoán, dù là người làm có đầy đủ kinh
nghiệm, là 4-8%.
Trải và nhuộm bệnh phẩm
* Trải bệnh phẩm
- Bệnh phẩm được xịt ra trên lam thành một giọt duy nhất, nên để mũi kim tiếp xúc
với mặt lam lúc xịt









Hình 2: Rút kim khỏi ống chích để giữ bệnh phẩm vẫn trong kim

4







Hình 3: Không khí trong ống chích dùng để tống bệnh phẩm trong kim ra.
- Tránh xịt bệnh phẩm ra thành nhiều giọt nhỏ, bệnh phẩm sẽ mau khô làm tế bào
và hồng cầu chồng chất lên nhau, còn nếu cố gắng trải giọt bệnh phẩm đã khô sẽ
làm tế bào bị biến dạng (hình 2, 3).
- Dùng một lam thứ hai hoặc lamelle đè nhẹ lên bệnh phẩm rồi kéo. Nếu bệnh phẩm
có nhiều dịch và máu thì kéo như trải phết máu. Nếu là dịch thì quay ly tâm 1000
vòng/phút trong vòng 10 phút và trải phần cặn lắng như đã mô tả ở trên. (hình 4)












5





Hình 4: Cách trải bệnh phẩm
- Nhuộm: có thể nhuộm May-Grunwald-Giemsa (MGG), nhuộm Hematoxylin-Eosin (HE)
hoặc nhuộm Papanicolaou (PAP).
- MGG: làm khô ngoài không khí trước khi nhuộm, có thể bảo quản mẫu lam chưa
nhuộm trong một thời gian hoặc có thể gửi lam qua bưu điện. MGG cho hình ảnh tương
phản hơn các phương pháp nhuộm khác, đặc biệt có ích trong trường hợp phết nhiều máu.
MGG giúp dễ nhận diện các tế bào dòng limphô. Tính chất chuyển sắc (metachromasie) của
thuốc nhuộm giúp nhuộm các hạt trong bào tương của tế bào của carcinom tuyến giáp dạng
đa bào. MGG không cho thấy được hình ảnh nhân kính mờ của carcinom tuyến giáp dạng
nhú. So sánh phết tế bào nhuộm bằng MGG với giải phẫu bệnh khó khăn vì tế bào lớn hơn
và cấu trúc nhiễm sắc chất của nhân cũng khác đi.
- Nhuộm HE hoặc PAP phải cố định ngay lam vào dung dịch cồn 95%. Nếu để lam bị
khô, tế bào sẽ bắt màu kém, bào tương lợt màu, cấu trúc nhiễm sắc chất của nhân không
rõ.
CHỈ ÐỊNH - CHỐNG CHỈ ÐỊNH
(4)

Chỉ định
- Nhân lạnh đơn độc ở tuyến giáp: là những nhân không bắt phóng xạ trên xạ hình
(vì vậy cần kết hợp với các xét nghiệm khác)
- Những khối không đáp ứng điều trị hoặc tái phát sau mổ.
- Những tổn thương nhiều cục hoặc nhân nóng trên xạ hình không cần đánh giá
bằng FNA.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định nhưng cần cẩn trọng trong trường hợp bệnh nhân bị rối
loạn đông máu hoặc dùng thuốc kháng đông.

Bảng 1 cho thấy cách xử trí đối với nhân ở tuyến giáp được sử dụng ở Ðại học thuộc
Trung tâm Khoa học Sức khoẻ Virginia:
SƠ ÐỒ 1: Cách xử trí đối với nhân tuyến giáp
Nhân tuyến giáp
6
Nhân đơn độc
Xạ hình
tuyến giáp
FNA
Nhân nóng
Nhân lạnh
nhiều cục
Nhân lạnh
đơn độc
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Theo dõi
FNA
Cường giáp
Bình giáp
Tân sinh nang
Carcinom tuyến giáp dạng nhú
Nhân keo
Nang
Iod phóng xạ
Phẫu thuật
Theo dõi
Phẫu thuật Ðiều trị Thyroxin
Theo dõi điều trị Thyroxin
ÁC
LÀNH

Iod phóng xạ
Theo dõi
Phẫu thuật Ðiều trị Thyroxin
7










8





Sang
thương
tuyến giáp
Biểu mô nang Chất keo Ðại thực
bào
Những thành
phần khác
TB nang TB
H�rthle
Viêm tuyến

giáp hạt
Ðám rải rác, có
biểu hiện thoái
hoá
(-) Ít; (-) (-) Ðại bào nhiều
nhân, lympho
bào, TB dạng
biểu mô
Viêm giáp
Hashimoto
Ít Ðám rải rác,
dây, TB đơn
độc
Ít; (-) (-) Nhiều lymphô
bào, � trung
tâm mầm, hiếm
đại bào nhiều
nhân
Phình giáp
cục
Ðám những TB
đồng dạng, �
nhân trần và
cấu trúc nang
Ðôi khi hiện
diện
Nhiều, ít;(-)
trong pha
tăng sản.
Nhiều: khi

dạng nang
Ít: không
nang
Hiếm lymphô
bào
Tăng sản
nhú (bệnh
Grave)
Mảng, đám với
nhân đồng
dạng, nhân trần
nhiều
(-) Chất keo (+)
trong những
khoảng nang,
nền ít chất
keo
(-) Lymphô bào
(+), có thể
nhiều
Tân sinh
nang
Mảng nhiều
hoặc đám cấu
trúc nang; nhân
đồng dạng hoặc
nhân không điển
hình
Ít Chất keo (+)
trong những

khoảng nang,
nền ít hoặc (-)
Ðôi khi có
nhưng ít


Tân sinh
nang loại TB
H�rthle
Ít; (-) Dây nhiều
hoặc đám,
mức độ
nhân không
điển hình
thay đổi
Ít; (-) (-)
Car. TG nhú Nhiều đám nhú
và / hoặc dây,
thường có giả
vùi trong nhân,
(-) � có ít � thấy
trong sang
thương
nang
Thể cát
9
Sang
thương
tuyến giáp
Biểu mô nang Chất keo Ðại thực

bào
Những thành
phần khác
TB nang TB
H�rthle
nhân sáng có
rãnh
Sang
thương
tuyến giáp
Biểu mô nang Chất keo Ðại thực
bào
Những thành
phần khác
TB nang TB
H�rthle
Viêm tuyến
giáp hạt
Ðám rải rác, có
biểu hiện thoái
hoá
(-) Ít; (-) (-) Ðại bào nhiều
nhân, lympho
bào, TB dạng
biểu mô
Viêm giáp
Hashimoto
Ít Ðám rải rác,
dây, TB đơn
độc

Ít; (-) (-) Nhiều lymphô
bào, � trung
tâm mầm, hiếm
đại bào nhiều
nhân
Phình giáp
cục
Ðám những TB
đồng dạng, �
nhân trần và
cấu trúc nang
Ðôi khi hiện
diện
Nhiều, ít;(-)
trong pha
tăng sản.
Nhiều: khi
dạng nang
Ít: không
nang
Hiếm lymphô
bào
Tăng sản
nhú (bệnh
Grave)
Mảng, đám với
nhân đồng
dạng, nhân trần
nhiều
(-) Chất keo (+)

trong những
khoảng nang,
nền ít chất
keo
(-) Lymphô bào
(+), có thể
nhiều
Tân sinh
nang
Mảng nhiều
hoặc đám cấu
trúc nang; nhân
đồng dạng hoặc
nhân không điển
hình
Ít Chất keo (+)
trong những
khoảng nang,
nền ít hoặc (-)
Ðôi khi có
nhưng ít


Tân sinh
nang loại TB
H�rthle
Ít; (-) Dây nhiều
hoặc đám,
mức độ
nhân không

điển hình
thay đổi
Ít; (-) (-)
Car. TG nhú Nhiều đám nhú
và / hoặc dây,
thường có giả
vùi trong nhân,
nhân sáng có
rãnh
(-) � có ít � thấy
trong sang
thương
nang
Thể cát
Car. TG
dạng đa bào
TB cận nang khá
đồng dạng, đơn
độc hoặc thành
(-) (-) (-) Amyloid thường
hiện diện
10
Sang
thương
tuyến giáp
Biểu mô nang Chất keo Ðại thực
bào
Những thành
phần khác
TB nang TB

H�rthle
đám; � TB hình
thoi; không cấu
trúc nang;có thể
giả vùi trong
nhân.
Car. không
biệt hoá
TB ác đa dạng,
đại bào và /
hoặc TB hình
thoi; cấu trúc �
thay đổi; � có
thành phần nhú
(-) (-) (-) Hoại tử và /
hoặc TB viêm
(Ðược cung cấp bởi GS. J.T.Dunn, MD, CN khoa nội tiết học, ÐHTTKHSK Virginia)
Bảng 2: Ðặc điểm tế bào học trong các tổn thương tuyến giáp (pap)(4)
TAI BIẾN
FNA tuyến giáp là một thủ thuật an toàn vì biến chứng rất hiếm (< 2% trường hợp
trong nhiều báo cáo)
(4)
- Biến chứng thường gặp nhất là xuất huyết tại chỗ đâm kim qua da, có thể đề
phòng bằng cách ấn mạnh ngay sau khi rút kim.
- Xuất huyết vào trong tuyến giáp hiếm khi cần phải can thiệp phẫu thuật
- Biến chứng hiếm:
+ Năm 1983, Miler và cộng sự
(10)
báo cáo một trường hợp rách tĩnh mạch cảnh trong
và bệnh nhân chết vài giờ sau.

+ Nhức đầu nhẹ và ngất do thần kinh X bị kích thích, thường bệnh nhân sẽ tự tỉnh
lại ngay hoặc sau khi được ngửi muối.
+ Thủng khí quản, hiếm khi xảy ra đối với bác sĩ quen làm FNA. Nếu thủng thì rút ra
làm lại.
+ Hoại tử u tại chỗ làm FNA theo Kini
(6)
và cộng sự là 2%
+ Gieo rắc tế bào ung thư qua đường kim khi sử dụng kim nhỏ thì chưa thấy báo
cáo. Tuy nhiên, có hai ca FNA thực hiện bằng kim lớn đã ghi nhận biến chứng này
(4)
.
11
GIÁ TRỊ CỦA CHẨN ÐOÁN TẾ BÀO HỌC TUYẾN GIÁP
Ưu điểm

Có nhiều lý do giải thích vì sau FNA tuyến giáp ngày nay được sử dụng rộng rãi.
- Từ khi siêu âm được sử dụng rộng rãi, người ta phát hiện ra nhiều trường hợp có
nhân trong tuyến giáp. Ðể chẩn đoán tính chất của các trường hợp nàyvà để tránh
những phẫu thuật tuyến giáp không cần thiết, FNA được sử dụng nhò vậy đã làm
giảm 48% số ca sinh thiết tuyến giáp
(4,2)
.
- Nhiều người nói chẩn đoán mô học luôn luôn chính xác hơn tế bào học. Nhưng
muốn làm một chẩn đoán mô học cần phải phẫu thuật cắt tuyến giáp làm sinh thiết
tức thì hay vùi nến. Sinh thiết một mảnh bướu không thể cho kết luận về tình trạng
xâm nhập vỏ bao và mạch máu được. Do đó sinh thiết một mảnh không có lợi mà lại
nguy hiểm và tốn kém hơn chọc hút tế bào. Hơn nữa sau sinh thiết mô dễ bị dính và
có thể bị di căn do gieo rắc tế bào bướu trên đường sinh thiết. Ðây cũng chính là lý
do khiến người ta áp dụng phương pháp chọc hút tế bào.
- FNA tuyến giáp có các ưu điểm sau:

+ Kỹ thuật đơn giản (Simple)
+ Ðộ nhạy cảm 83%, độ chuyên biệt 92%, độ chính xác 95%, cao hơn so với các
kỹ thuât chẩn đoán quy ước thường dùng khác trước mổ của tuyến giáp chỉ cho tỷ lệ
chính xác 10 - 25% (đối chiếu kết quả sau mổ)
(2)
(Accuracy)
+ Thực hiện nhanh (Fast)
+ Ít tốn kém (Economy)
Tóm lại, có thể nhớ dễ dàng các ưu điểm trên với các chữ viết tắt của chúng: S, A, F, E chúng ta lại
được một ưu điểm cuối cùng, đây là một kỹ thuật an toàn cho
bệnh nhân, là một xét nghiệm đầu tiên nên làm cho những tổn thương tuyến giáp.
Nhược điểm
Trên đây là những ưu điểm của phương pháp, còn về những nhược điểm thì sao ?
- Theo Feldman
(4)
: tỷ lệ âm giả: 0,3-6% ít hơn tỉ lệ âm giả của cắt lạnh
tỷ lệ dương giả: 0-2,5%
+ Âm giả thường là do sai sót trong quá trình chọc hút chứ không do phân tích hình
ảnh tế bào sai. Có thể giảm tỷ lệ âm giả bằng cách chọc lại nhiều lần nếu có nghi
ngờ.
12
+ Dương giả thì không tránh khỏi, dù là một nhà bác học giàu kinh nghiệm.
- Ngoài ra, FNATG vẫn có những hạn chế khi đọc kết quả tế bào, sẽ bàn đến trong
phần tiếp theo.
Ðọc kết quả và chẩn đoán phân biệt của FNA tuyến giáp
Ðọc đúng kết quả FNA tuyến giáp thì khó, bởi vì có thể có nhiều hình thái tổn thương
cùng xuất hiện trên một phết tế bào tuyến giáp và khó khăn thường gặp nhất là
chẩn đoán phân biệt giữa tân sinh nang lành và ác; giữa phình giáp cục và tân sinh
nang.
Bảng 3: Ðặc điểm tế bào học trong viêm giáp hashimoto và limphôm

Ðặc điểm Viêm giáp
Hashimoto
Limphôm
Mật độ TB Hỗn hợp giữa
limphô bào và
TB dạng biểu

Chủ yếu là
limphô bào
TB H�rthle Thường nhiều Không thấy
TB dạng
limphô
Dân số hỗn
hợp
Dân số đồng
dạng
Limphô bào Bình thường Bất thường
Mô bào đa
nhân (đại
bào)
Phổ biến (-)
TB dạng biểu

Phổ biến (-)
Chất keo Có thể thấy Hiếm
Bảng 2 cung cấp một số yếu tố giúp chẩn đoán tế bào tuyến giáp bằng FNA:
Tuy có thể chẩn đoán dễ dàng Carcinom TG không biệt hóa và Carcinom TG dạng
nhú, nhưng FNA TG lại đem đến một vấn đề lớn khi phải chẩn đoán phân biệt giữa
Limphôm và Viêm TG Hashimoto cũng như Phình giáp keo và Tân sinh nang. Grace T
Mc Kee

(9)
đã đề nghị hai bảng 3 và 4 để giúp chẩn đoán phân biệt hai vấn đề này:
Bảng 4: Ðặc điểm tế bào học trong phình giáp keo và tân sinh nang
Ðặc điểm Phình giáp
keo
Tân sinh
nang
Mật độ TB Thay đổi Thường nhiều
Chất keo Nhiều Ít
Các nhóm TB Những dây
rộng
Những đám
thành nang
nhỏ
13
Ðặc điểm Phình giáp
keo
Tân sinh
nang
Nang nguyên
vẹn
Hiện diện Nang tuyến
nhỏthấy rõ
lòng
Nhân trần Phổ biến Hiếm
TB biểu mô Hiếm Hiện diện
TB H�rthle Phổ biến, đa
dạng
Ðơn dạng
Mô đệm Không hiếm Hiếm

Mô bào Nhiều Rất ít
Ðại thực bào
ăn hồng cầu
Nhiều Hiếm
Mô bào nhiều
nhân
Phổ biến Hiếm
Tinh thể
Cholesterol
Không hiếm Hiếm
KẾT LUẬN:
Tuy còn hạn chế trong việc chẩn đoán giữa tân sinh nang lành và ác, cũng như giữa
phình giáp cục và tân sinh nang, FNA TG lại rất hữu dụng trong chẩn đoán carcinom
TG dạng nhú và các hình thái tổn thương khác của TG. Ðồng thời nó hơn hẵn những
xét nghiệm khác ở tính đơn giản, chính xác, nhanh chóng, ít tốn kém mà vẫn an
toàn. Vì vậy ngày nay, phương pháp này đã đuợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới
và được đề nghị là xét nghiệm đầu tiên nên làm cho những nhân lạnh đơn độc ở
tuyến giáp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CROTTI A: Disease of the thyroid, Parathyroid and thymus. Philadelphia, Lea &
Febiger, 1938.
2. DEMAY RM: The art & science of cytopathology. ASCP Press, Chicago,
1996;17:703-765.
3. DROSE M: Cytological aspiration biopsy of the thyroid gland. F.K.Schattauer
verlag Stuffgart, newyork, 1980.
4. FELDMAN PS, COVELL JL, KARDOS TF: Fine needle aspiration cytology: Lymph
node, Thyroid and Salivary gland. ASCP Press, Chicago, 1989;3:97-162.
5. FRAZELL EL, FOOTE FW: Papillary cancer of the thyroid. Cancer 1958; 11:895-
922.
6. KINI SR: Post fine needle aspiration biopsy infartion in thyroid nodules,

abstracted. Mod Pathol 1988;1:48A.
14
7. MARTIN HE, ELLIS EB: Biopsy by needle puncture and aspiration. Ann Surg
1930; 92: 169-181.
8. MARTIN HE, ELLIS EB: Aspiration biopsy. Surg Gynecol Obstet 1934; 59:578-
589.
9. MCKEE GT: Cytopatholpgy. Mosby Wolfe, 1997;7:85-111.
10. MILLER JM, KINISR: Needle biopsy of the thyroid. Newyork, Praeger publishers,
1983.
11. SưDERSTRưM, N: Aspiration biopsy: Punture of goiter for aspiration biopsy.
Acta Med Scand 1952; 144:237-244.
12. STEWART FW: Diagnossis of tumors by aspiration. Am J Pathol 1933; 9: 801-
812.
* Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trung tâm Ðào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế
** Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
*** Khoa Giải phẫu bệnh - Trung tâm Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
15

×