Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.58 KB, 16 trang )

I/ TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN
1. Hợp đồngbảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
1.1. Khái niệm:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một văn bản được ký kết
giữa người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (Insured). Trong đó người bảo
hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của hàng hóa do
những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra trong hành trình hàng hải. Ngược lại người được
bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng góp cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm (Premium) theo những điều kiện bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng và tiền bồi
thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm (Insured subject).
1.2. Phân loại:
Hợp đồng bảo hiểm chuyến:Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ địa điểm
này đến một địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến hàng. Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt
đầu và kết thúc theo điều khoản “từ kho đến kho”.
Hợp đồng bảo hiểm bao: Là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời
gian nhất định. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hóa của người được bảo
hiểm, giá trị của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất định.
2. Các yếu tố tác động đến bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển. Trong đó các nhân tố vĩ mô đóng vai trò rất rõ nét, và sự tác động của nó
thể hiện như sau:
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Nhân tố kinh tế không chỉ tác đông đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
trong nước mà nó còn tác động đến nhiều hoạt động kinh doanh khác kể cả bảo hiểm vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1. Với sự tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã
bước sang một kỷ nguyên mới. Tất cả các hoạt động giao lưu hợp tác, phát triển, kinh
doanh thương mại… không chỉ diễn ra với một vài nước mà đã mở rộng với tất cả các
nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Chính vì vậy, các hoạt động


giao thương ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các hoạt đông trên biển. Đó chính là động
lực ban đầu thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Thêm vào đó là sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường trong
nước phần nào thúc đẩy loại hình bảo hiểm này ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi thì cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa
các công ty bảo hiểm của VN với công ty bảo hiểm nước ngoài về việc cung cấp dịch vụ
bảo hiểm trong khuôn khổ như đã cam kết tại WTO. Cùng với đó số lương các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại VN ngày càng tăng, họ có chiến lược
chiếm lĩnh thị trường, có những hình thức quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ về kỹ thuật
trong thời gian đầu để tạo nên một sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm
khác trong nước. Chính vì vây,các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cần có chiến lược
phát triển về lâu dài để có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài.
2. Quy mô và cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia cũng có ảnh hưởng đến sự phát
triển của thị trường bảo hiểm. Nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong quá trình
CNH-HĐH đất nước, các hoạt động trong lĩnh vưc công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn và đòi hỏi các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tăng cường nhập khẩu
máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài. Cùng với đó, kinh tế biển được coi như là chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu với
quy mô và chất lượng ngày càng được cải thiện, hệ thống các cảng biển ngày càng hiện
đại. Đây cũng là một thuận lợi cho sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển.
3. Nền kinh tế ổn định cùng với sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng
tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình bảo hiểm này khi nó tham gia cùng ngân hàng
trong việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng, khi đó khách hàng phần nào sẽ an tâm
hơn về sản phẩm bảo hiểm này.
4. Khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng cao, xu hướng mua
hàng ngoại ngày càng nhiều nên khối lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng lên. Nhu
cầu bảo hiểm cho các loại hàng hóa này cũng tăng chính vì vậy nó thúc đẩy hoạt động cung
cấp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển phát triển.
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất cứ quốc gia nào cũng được vận
hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ở đại đa số các quốc gia, sự kiểm tra của nhà nước
đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và qui định chính
xác. Đối với bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng vậy, nó cũng phải tuân
theo một hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị trường bảo hiểm được vận hành một cách tốt đẹp
nhất. Hơn thế nữa, phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển
liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là
môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia
hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế.
Chính sách thuế của nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường
bảo hiểm. Nếu nhà nước có chính sách thuế khuyến khích các hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ tham gia mạnh mẽ hơn trong viêc xuất nhập khẩu
hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào việc cung cấp bảo
hiểm vận chuyển hàng hóa. Còn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nếu được hưởng chính
sách thuế ưu đãi thì sẽ góp phần làm tăng thêm thu nhập để nâng cao năng lưc cạnh tranh
của mình với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngược lại, nếu chính sách thuế của chính phủ quá khắt khe thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và phần nào đó cũng sẽ ảnh hưởng tới việc
cung cấp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của các công ty bảo hiểm.
Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo
hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong thời buổi kinh tế thị trường với sự phát
triển của nhiều thành phần kinh tế cùng với chính sách mở cửa giao thương quốc tế được
khuyến khích đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp trong
nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy mà nhu cầu bảo hiểm cho các loại
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng tăng lên.
Như vậy khi môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, cùng với những định hướng và
chính sách phát triển kinh tế hợp lý của chính phủ sẽ góp phần làm cho loại hình kinh
doanh bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phát triển hơn.
Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận

lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và
thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với tác với quốc gia đó. Vì khi mà
chính trị - xã hội ổn định thì sẽ tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi thự hiện kinh
doanh với quốc gia đó.
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
Mức độ phát triển công nghệ cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bảo hiểm vận
chuyển hàng hóa đường biển. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của kinh
tế thì khoa hoc kỹ thuật của nước ta cũng có được sự phát triển mạnh mẽ. Quá trình nhập
khẩu công nghệ hiện đại từ nước ngoài ngày càng tăng cùng với đó là sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong nước góp phần lớn vào sự phát triển của cả nền kinh tế. Để đảm bảo cho
các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn thì hệ thống các cảng biển ngày càng
được nâng cấp hiện đại, hệ thống các kho bãi cũng được mở rộng và nâng cao khả năng
bảo quản, hệ thống cảnh báo bão được cải thiện....Hệ thống tàu thuyền cũng được cải thiện
rất nhiều cả về mặt quy mô lẫn cơ sở vật chất, được trang bị các thiết bị hiện đại, hệ thống
bảo quản chất lượng cao, sức chứa lớn, được cải thiện về tốc độ, khả năng chịu đựng ngày
càng cao… Cùng với đó, công nghệ số phát triển cũng giúp cho các nhà bảo hiểm rất nhiều
trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động. Tuy nhiên, so với những nước khác thì
chất lượng hệ thống tàu thuyền nước ta còn kém hơn rất nhiều cả về chất lượng tàu lẫn sức
chứa, các cảng hoạt động chưa thực sự hiệu quả và vẫn còn tình trạng tắc ngẽn hàng hóa ở
một số cảng, trong khi một số cảng lại hoạt động chưa hết công suất…đây chính là những
hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
ở nước ta.
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về
địa lý chính trị và địa lý kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn
3260km trải dài từ Bắc tới Nam tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong việc giao lưu và
hợp tác với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Cùng với đó Việt Nam nằm trong khu vực
chiến lược về kinh tế nên sức hút đối với những nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn làm cho tỉ
trọng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên. Nó không chỉ tạo điều kiện cho sự phát
triển của thị trường bảo hiểm nói riêng mà còn thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó thì khó khăn mà thiên nhiên mang lại cũng rất lớn. Với
đường bờ biển kéo dài hàng năm nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với bão
lũ và thiệt hại do chúng mang lại. Không chỉ riêng gì nước ta theo thống kê kinh tế bảo
hiểm toàn cầu cho thấy rằng hàng năm con người phải gánh chịu những thảm họa mà tự
nhiên mang lại là rất lớn. Dù có đạt trình độ khoa học kỹ thuật cao thì các quốc gia đó vẫn
không thể nào triệt tiêu được những rủi ro mà thiên nhiên mang lại. Chính vì vậy yếu tố tự
nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển.
II/ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
Những tồn tại trong hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển của các doanh nghiệp bảo hiểm ở VN:
Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt
động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở
mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống.
Mặc dù được cho là nghiệp vụ mang lại lợi lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng những
năm gần đây, thị trường chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước
ngoài và bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng chưa mặn mà với hình thức
bảo hiểm này. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
1. Năng lưc cạnh tranh của các DNBH hàng hải ở VN còn kém:
Bảo hiểm hàng hải không phải mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây mà đã
có lịch sử phát triển ở nước ta gần 50 năm, tuy nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
Việt Nam dường như vẫn chưa nắm bắt được thị trường đầy tiềm năng này.
Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh của các DNBH ở Việt Nam còn yếu kém,
chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ số ít doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, PVI, PJICO thì
phần lớn công ty bảo hiểm khác trên thị trường chỉ vừa mới thành lập, vốn lại nhỏ, kinh
nghiệm còn ít nên càng khó cạnh tranh. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp trong nước còn
không có sự liên kết, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Thực trạng các doanh nghiệp
bảo hiểm hàng hải Việt Nam đang ngấm ngầm cạnh tranh nhau bằng nhiều hình thức như:
hạ phí bảo hiểm, bảo hiểm cho các tàu già quá tuổi sử dụng….bất chấp rủi ro cao ngày
càng diễn ra nhiều hơn.

Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm
Loại hình DNBH 2006 2007 2008 2009 6T/2010
Phi nhân
thọ
Trong nước 13 14 17 17 18
Nước ngoài 8 8 10 10 10
Nhân
thọ
Trong nước 1 1 1 1 1
Nước ngoài 5 8 9 9 9
Liên doanh - - 1 1 1
Tái bảo
hiểm
Trong nước 1 1 1 1 1
Nước ngoài - - - - -
Môi giới
Trong nước 5 5 6 6 6
Nước ngoài 3 3 4 4 4
Tổng số DNBH 37 40 49 49 50
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam
Bảng trên thống kê số lượng các DNBH trong nước. Ta thấy các DNBH phi nhân thọ trong
nước cao gần gấp đôi so với nước ngoài và doanh nghiệp nào cũng có loại hình bảo hiểm
hàng hóa nhưng thị phần này của các doanh nghiệp trong nước lại không cao.
Bằng chứng là tính đến cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 71,6 tỷ
USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 84 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch hàng hóa xuất
nhập khẩu có mức tăng trưởng cao (tương ứng là 25,5% và 20,1% so với năm 2009) nhưng
các DNBH Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu
và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Trong khi đó các công ty bảo hiểm nước ngoài chiếm
khoảng hơn 80% thị phần hàng xuất khẩu, và khoảng 50% kim ngạch hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2010

Năm 2010 Xuất Khẩu Nhập Khẩu
Kim Ngạch 71,6 tỷ USD 84 tỷ USD
DN Việt Nam bảo hiểm 5% 33%
DN nước ngoài bảo hiểm Hơn 80% Khoảng 50%
Tăng trưởng kim ngạch
XNK(So với 2009)
25,5% 20,1%
Trong 5% thị phần bảo hiểm cho hàng xuất khẩu và 33% cho hàng nhập khẩu thì nhóm
công ty có thị phần dẫn đầu là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO đang chiếm khoảng 61%,
nhóm tiếp theo gồm BIC, MIC, ABIC, Bảo Long, SamsungVina, VIA, UIC, SVIC chiếm
khoảng 25,8% và các doanh nghiệp còn lại chiếm 13,2%.

×