Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bảo hiểm xã hội và Tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.35 KB, 27 trang )

1

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
ASXH: An sinh xã hội
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
2
I.LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội lớn của mỗi
quốc gia, bất kể quốc gia đó có thể chế chính trị như thế nào và theo định
hướng gì (thị trường hay kế hoạch). Chính sách BHXH, được xây dựng
nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội,
đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã
hội”, dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự
mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, khi điều kiện
kinh tế - xã hội cho phép và đa số các nước đang thực hiện theo xu hướng
này. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự
ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng
một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân
được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH chính là một “kênh” quan
trọng tạo ra sự công bằng này. Các quốc gia, dù đã phát triển hay đang phát
triển, vẫn tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chính sách BHXH của
mình.Vì vậy em quyết định chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa các chính sách
Bảo hiểm xã hội và tăng trưởng kinh tế. Liên hệ thực tiễn vấn đề này ở
Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn Lý thuyết Bảo hiểm xã hội.
Trong quá làm bài tiểu luận,nhưng do trình độ nhận thức và thời gian
có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô trong bộ môn để giúp bài viết của em


được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
3
II.NỘI DUNG
Phần I: Cơ sở lý luận
1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội và Tăng trưởng kinh tế:
1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội:
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu “Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm thu
nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho người lao
động và một số thành viên trong gia đình họ trong trường hợp ốm đau,thai
sản, tai nạn nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất thất nghiệp… trên cơ sở
đóng quỹ của người tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và
an toàn xã hội”.
Theo nghĩa hẹp thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc
thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc chết…trên cơ sở đóng góp
và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho
họ và an toàn xã hội”
Việc sử dụng khái niệm theo nghĩa nào tùy thuộc vào từng quốc gia và
mục đích sử dụng của từng cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam thường sử dụng
khái niệm theo nghĩa hẹp chỉ gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho
người lao động đã được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội (26/12/2006).
1.2. Khái niệm về chính sách Bảo hiểm xã hội:
Chính sách bảo hiểm xã hội là những nguyên tắc và biện pháp của nhà
nước vè vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm đảm bảo thực hiện
4
quyền tham gia và thụ hưởng BHXH cho mọi thành viên xã hội, góp phần ổn
định, công bằng và phát triển xã hội.
1.3. Khái niệm về Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng

được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là
sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng
trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về
tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân
hoặc tổng sản phẩm quốc nội.
Trong đó:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của
mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù
nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian
nhất định (thường là một năm).
2. Chính sách BHXH và tăng trưởng kinh tế:
2.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học cho rằng những động lực
thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế là phức tạp vơi nhiều yếu tố tác
dộng. Các phép phân tích cổ điển đưa ra nhận định “ sự tăng trưởng kinh tế
chỉ là kết quả của việc bỏ thêm sức lao động và vốn vào quá trình sản xuất,
song trên thực tế nó không phải lúc nào cũng đúng khi lý giải sự khác nhau
trong tốc độ tăng trưởng và phát triển của những nước khác nhau trên thế
giới. Ngoài vốn và sức lao động ra, còn có nhiều nhân tố khác cũng ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
5
Tìm hiểu những nhân tố này, các nhà kinh tế học đã nhận ra vai trò quan
trọng của các chính sách xã hội mà trong đó BHXH là một bộ phận cấu
thành quan trọng của chính sách xã hội này và là một trong những nhân tố
quan trọng tác động tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc

gia.
+ Một hệ thống y tế được tổ chức có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao sức
khỏe cho lực lượng lao động. Một hệ thống hưu trí bảo đảm được thu nhập
cho người nghri hưu, cho thân nhân những người mất sớm; giảm chi phí
đóng góp của người lao động sẽ giúp cho họ ổn định cuộc sống, có điều kiện
đầu tư tốt hơn cho việc giáo dục con cái mình. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ tạo
cơ hội cho người lao động nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Theo các
phương thức này, các chương trình BHXH sẽ có tác động tích cực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế.
Một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống
nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương
ứng. Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo hiểm xã hội bao giờ cũng có mối quan
hệ cùng chiều với nhau, thúc đẩy nhau.
Khi nền kinh tế phát triển đời sống của người lao động được nâng cao, thì
nhu cầu về bảo hiểm của họ càng tăng. Thông qua hệ thống chính sách
BHXH, trình độ tổ chức, quản lí rủi ro xã hội của các nhà nước cũng ngày
càng được nâng cao thể hiện bằng việc mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng
về hình thức bảo hiểm, quản lí được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát
triển các chế độ BHXH.
Như vậy, ở một phương diện nhất định, chính sách BHXH thể hiện trình
độ văn minh của quốc gia. Quốc gia càng văn minh thì nhận thức của họ về
vai trò của BHXH càng tăng.
+ Hoạt động BHXH góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị
trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Đặc biệt với bảo
hiểm hưu trí, nguồn vốn tich lũy trong thời gian dài, kết dư tương đối lớn, có
thể đầu tư vào các doanh nghiệp, các dự án cần huy động vốn, mang lại lợi
ích cho tất cả các bên: người tham gia BHXH, Cơ quan BHXH và nền kinh
tế xã hội nói chung.
6
+ Thông qua chính sách BHXH bắt buộc, BHXH còn góp phần làm cho

quá trình sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn nhanh chóng hơn. Tức là BHXH
đã góp phần làm cho kinh tế xã hội phát triển.
Chính sách BHXH được thiết kế hợp lí sẽ có tác dụng tích cực thông qua
việc gia tăng các cơ hội giáo dục, dịch chuyển nguồn lao động, giữ vững ổn
định xã hội. Nguồn quỹ BHXH hình thành từ sự đóng góp chủ yếu của
người lao động và người sử dụng lao động, ngoài việc thực hiện chi trả, đảm
bảo quyền lợi thụ hưởng của người tham gia BHXH, một phần còn được đầu
tư vào cá hoạt động sinh lời theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và
thu hồi được khi cần thiết. Nếu nguồn quỹ BHXH được đầu tư đúng hướng
và hiệu quả, một chính sách BHXH được thiết kế hợp lí sẽ góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chức năng của quỹ BHXH là để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho
các hoạt động của hệ thống BHXH. Tuy nhiên, do tính đặc thù, các chi phí
BHXH phát sinh không đồng đều và dàn trải theo thời gian và theo không
gian, đặc biệt là các chi phí cho các trợ cấp dài hạn, ngân quỹ BHXH luôn
luôn có một lượng "nhàn rỗi tương đối" chưa dùng đến. Và quỹ BHXH cũng
là một quỹ tiền tệ, nên cần được đưa vào sử dụng để bảo toàn và tăng trưởng
giá trị. Cũng do tính đặc thù, nên việc đầu tư của quỹ BHXH không thể như
những quỹ kinh doanh khác, mà phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản là:
an toàn, thuận tiện khi thu hồi vốn, phục vụ cho những lợi ích công cộng. Vì
vậy, những hướng đầu tư của quỹ BHXH thường là cho Chính phủ vay hoặc
trực tiếp được đầu tư vào các dự án phát triển hoặc những công trình phúc
lợi (xây nhà ở cho người lao động, xây dựng đường xá). Ơ Pháp, quỹ BHXH
lớn gấp 3 - 4 lần ngân sách của Chính phủ và thường được đầu tư vào phát
triển hạ tầng cơ sở. Phần nhàn rỗi của quỹ BHXH của Italia chủ yếu được
đầu tư vào phát triển nhà ở cho người lao động thuê lại. Hiện nay, số tiền
nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH lên tới 30.000 tỷ đồng. Nếu được đầu tư
tốt sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế rất lớn. Các khoản đầu tư này của quỹ
BHXH một mặt tạo ra lợi nhuận cho quỹ BHXH; mặt khác đã trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là

mối quan hệ bản chất (theo chiều thuận) giữa BHXH và tăng trưởng kinh tế.
7
2.2. Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực trong việc thực hiện chính
sách Bảo hiểm xã hội.
Tăng trưởng kinh tế gia tăng cơ hội có việc làm đồng thời gia tăng cơ hội
mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện chính sách BHXH. Mối quan hệ này là tích cực chỉ khi các nhà hoạch
định chính sách phải thiết kế được một chính sách BHXH hợp lí đảm bảo
được mối quan hệ về lợi ích hài hòa giữa người lao động, người sử dụng lao
động và nhà nước, không chỉ đảm bảo lợi ích trước mắt mà đáp ứng được cả
lợi ích lâu dài của các bên tham gia BHXH trong sự phát triển bền vũng và
công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường việc tham gia BHXH được thể hiện thông
qua việc đóng góp BHXH của các bên. Như vậy, trong mối quan hệ đóng
góp của ba bên này đều có liên quan đến thu nhập. Đối với người lao động
đóng góp BHXH liên quan đến thu nhập, tiền lương. Đối với người sử dụng
lao động đó là quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Đối với Nhà nước là
khoản chi từ ngân sách.
Đối với người lao động, để vừa đảm bảo được những chi tiêu thường
xuyên và ngày càng tăng lên của gia đình và vừa thực hiện được nghĩa vụ
đóng BHXH, họ phải tìm cách để tăng thu thu nhập, nghĩa là phải làm việc
nhiều hơn hoặc làm việc có năng suất, có hiệu quả hơn để được trả lương
cao hơn. Khi người lao động làm việc có năng suất, có chất lượng, doanh
nghiệp cũng có lợi ích, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng cao
hơn và cũng có điều kiện hơn để thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình đối với người lao động. Khi người lao động và doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước sẽ có nguồn thu nhiều hơn (thuế thu
nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) có điều kiện tài chính tốt hơn
để đóng góp cho quỹ BHXH.
Có thể nói, hiệu ứng tích cực từ tăng trưởng kinh tế là tạo điều kiện cho

người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao
động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng
8
cao và ổn định , họ sẽ càng có điều kiện tốt hơn , để tham gia BHXH. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước mới thực hiện chính sách
BHXH, cần thu hút nhiều người tham gia BHXH. Đây là tác động tích cực
của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Đồng thời, khi kinh tế phát triển,
Nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm các trang thiết bị
hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những
rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và
do đó quỹ BHXH sẽ giảm chi cho quỹ BHXH do đối tượng hưởng giảm.
Đây là ảnh hưởng, tác động tiếp của tăng tưởng kinh tế đối với BHXH. Mặt
khác, khi kinh tế tăng trưởng, Nhà nước có khả năng hơn để cải thiện điều
kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công cộng,
đầu tư cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và
người lao động nói riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những “ rủi ro xã
hội” hơn, như giảm được tai nạn, ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro
khi sinh đẻ (đối với lao động nữ). Đây cũng là ảnh hưởng tác động gián tiếp
của tăng trưởng kinh tế đối với chính sách BHXH. Ngoài ra khi kinh tế tăng
trưởng, môi trường kinh doanh được hoàn thiện, hệ thống pháp luật sẽ hoàn
thiện hơn, việc đầu tư của quỹ BHXH càng tốt hơn, an toàn hơn, tránh được
những rủi ro từ kinh tế, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH.
Tăng trưởng kinh tế làm tăng phần sản phẩm xã hội phân bổ cho việc trợ
cấp,cải thiện lương hưu cho người về hưu. Tăng trưởng nhanh chóng cũng
có thể làm giảm bớt việc tăng mức đóng cho người lao động và người sử
dụng lao động mà vẫn đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH.
Tóm lại, dưới góc độ kinh tế, chính sách BHXH đã góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế; góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngược lại, tăng
trưởng kinh tế đã có tác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
chính sách BHXH. Đây là những tác động 2 chiều, trong đó yếu tố thúc đẩy

là chủ đạo. Một chính sách BHXH hợp lý, với cơ chế chính sách thích hợp,
xác định mức đóng BHXH và đầu tư cho chương trình ASXH hợp lý sẽ có
tác động tích cực góp phần ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, đáp ứng
mục tiêu công bằng và phát triển xã hội trong sự bền vững.
9
Phần II: Mối quan hệ giữa chính sách BHXH và tăng trưởng
kinh tế ởViệt Nam.
1. Thực trạng chính sách BHXH tác động đến tăng trưởng kinh tế
TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH GIAI ĐOẠN 2008- 2010
Đơn vị tính: ĐƠN VỊ, NGƯỜI, %
T
T
LOẠI HÌNH QUẢN LÍ
Năm 2008 Ước năm 2009 Năm 2010 (dự kiến)
Số đơn vị Số người
TỶ
TRỌNG
Số đơn vị Số người
TỶ
TRỌNG
Số đơn vị
1
2 3 4 5 6 7 8 9
A
BHXH BẮT BUỘC
166,826 8,539,467 179,020 9,101,040 199,379
1
HCSN, Đảng, ĐT, LLVT 61,801 3,128,209 36.6% 62,419 3,177,986 34.9% 63,040
2
Ngoài công lập 4,987 119,033 1.4% 5,427 129,877 1.4% 5,905

3
Xã, Phường, Thị trấn 11,279 212,800 2.5% 11,335 221,015 2.4% 11,392
4
Doanh nghiệp Nhà nước 8,180 1,315,102 15.4% 8,180 1,330,374 14.6% 8,180
5
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 8,761 1,753,800 20.5% 9,637 1,963,550 21.6% 10,408
6
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 63,102 1,951,153 22.8% 75,722 2,198,624 24.2% 89,352
7
Hợp tác xã 8,618 56,935 0.7% 6,198 74,113 0.8% 10,997
8
Lao động có thời hạn ở nước ngoài 98 2,435 0.03% 102 5,500 0.1% 105
B
BHXH TỰ NGUYỆN 6,110 34,669
C
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 5,411,886
1
Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT
2
Ngoài công lập
3
Xã, Phường, Thị trấn
4
Doanh nghiệp Nhà nước
5
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
6
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
7
Hợp tác xã


(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
1.1.BHXH bắt buộc
+ Thành tựu:
10

×