Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM CỦA CÔNG TY DỆT VĨNH PHÚ (2).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.58 KB, 38 trang )


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại quốc tế (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội mở ra cho các doanh
nghiệp trong nước sẽ rất nhiều nhưng thách thức đối với họ cũng không nhỏ. Sự
cạnh tranh ngay chính tại thị trường trong nước của giữa các doanh nghiệp sẽ
trở nên gay gắt hơn với sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong
điều kiện đó, để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải thường xuyên
tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất đồng thời có thể
tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với việc gia nhập WTO, thị trường của các doanh nghiệp không còn bị bó
hẹp trong nước nữa mà được trải rộng trên toàn thế giới. Tình rủi ro và cạnh
tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Để đối phó với những
thay đổi bất thường của thị trường, cũng như nắm bắt các cơ hội thị trường một
cách tốt nhất, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp
phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Chính vì vậy, kế hoạch kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự
tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đi
sâu nghiên cứu kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường với đề tài:
“Kế hoạch hàng năm của công ty dệt Vĩnh Phú: Thực trạng và giải
pháp”.
Đề tài gồm 3 phẩn:
Phần I: Lý luận chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm của công ty dệt Vĩnh
Phú.


Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch tại công ty Dệt Vĩnh
Phú.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp em hoàn thành bài
viết này.

2
Phần I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP.
I. KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm chung
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài
việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu
cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch.
Kế hoạch là sự cụ thể hóa của chiến lược, mang tính chất chi tiết, định lượng
và tác nghiệp cao hơn chiến lược nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện các
mục tiêu cụ thể mà mình đặt ra, nó thể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo
và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải
pháp thực thi. Trong doanh nghiệp kế hoạch sản xuất kinh doanh là kế hoạch
tổng thể, chi phối các kế hoạch của doanh nghiệp.
Có nhiều khái niệm về kế hoạch kinh doanh, tùy theo từng cách tiếp cận mà
có các định nghĩa khác nhau:
Tiếp cận theo quá trịnh thì: Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một quá trình
có tính chất liên tục từ khi chuẩn bị cho đến khi thực hiện, kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch để đưa doanh nghiệp phát triển theo các mục tiêu
đã định.
Tiếp cận theo biện pháp thực hiện thì: Kế hoạch kinh doanh được xác định là
một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ hành
vi can thiệp có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các

lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Hay nói cách khác “kế hoạch kinh doanh là một quy trình ra quyết định cho

3
phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh
nghiệp và quá trình triển khai thực hiện mong muốn đó.”
Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thế hiện kỹ năng tiên đoán
mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra. Công tác
này bao gồm các hoạt động:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch.
2. Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp:
Tại sao một công ty phải lập kế hoạch kinh doanh cho mình? Câu trả lời cho
câu hỏi này cũng chính là sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh đối với doanh
nghiệp.
- Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý, do đó phải biết được bộ phận
nào, nguồn lực gì tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quá trình hoạch định trong doanh nghiệp buộc họ phải nhìn vào các
hoạt động trong tương lai của công ty và dự kiến trước những gì có thể xảy ra.
Một kế hoạch tốt cần phải xem xét được công ty theo một cách nhìn, đánh giá
được những hiện trạng của nó và những triển vọng trong tương lai một cách
khách quan nhất.
- Tiến trình chuẩn bị cho một kế hoạch kinh doanh cũng như những suy
nghĩ về kế hoạch đó khiến doanh nghiệp phải xem xét toàn bộ dự án kinh doanh
của mình một cách khách quan, khoa học và không cảm tính.
- Kế hoạch kinh doanh là bảng hướng dẫn từng bước một trong việc điều
hành công ty và hướng dẫn hoạt động kinh doanh ấy đạt các kết quả tốt đẹp.
- Một kế hoạch kinh doanh sẽ là một công cụ hữu hiệu để tạo cơ hội
thuận tiện cho các công ty tài chính, tín dụng tài trợ cho kế hoạch kinh doanh.
Thực vây, kế hoạch kinh doanh cung cấp các thông tin cần thiết cho các

người hay tổ chức liên hệ phân tích đánh giá công cuộc kinh doanh của doanh
nghiệp để cho doanh nghiệp vay tiền bảo lãnh…

4
Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được các
quyết định vội vàng, mạo hiểm có thể đưa công ty đến thua lỗ.
Một số lý do khiến các doanh nghiệp phải viết các kế hoạch kinh doanh của
họ là:
- Công cụ bán hàng.
- Công cụ để suy nghĩ.
- Công cụ để kiểm tra và quản lý.
3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thưòng xuyên phải
đối mặt với các quy luật của thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ
sỏ để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi sản xuât, kinh doanh của mình.
Tuy vậy kế hoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh
nghiệp. Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với quản lý doanh
nghiệp, vai trò đó được thể hiện như sau:
- Tập trung sụ chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào mục tiêu. Kế
hoạch có thể lập cho toàn bộ sự phát triển chung của doanh nghiệp, cũng có thể
được lập cho mỗi hoạt động trong doanh nghiệp. Nhưng cho dù là kế hoạch nào
thì việc lập kế hoạch cũng cần tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh
nghiệp để đạt được mục tiêu. Kế hoạch hóa là nhằm đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hóa là tập
trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Thị trường bản thân nó rất linh hoạt và
thường xuyên biến động, kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp doanh nghiệp
dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để quyết định nên làm cái
gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định. Mặc dù
chúng ta ít khi tiên đoán chính xác được tương lai và mặc dù các yếu tố nằm

ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất
đã có, nhưng nếu không có kế hoạch và tổ chức quá trình hoạt động thông qua
các mục tiêu định lập trước thì có nghĩa là chúng ta đã để cho các sự kiện có

5
liên quan đến sinh mệnh sống của doanh nghiệp mình diễn ra một cách ngẫu
nhiên và tính rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
- Giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi bất thường của thị trường.
Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề của tương lai, mà tương lai lại rất ít khi
dự đoán chính xác được, tương lai càng dài thì kết quả của các quyết định càng
kém chắc chắn. Thậm chí ngay khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà
quản lý vẫn cần phải tìm cách tốt nhất để đạt mục tiêu đề ra, phân công, phối
hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tổ chức trong quá trình thực hiện
mục tiêu kế hoạch và tháo gỡ, ứng phó với những bất ổn trong diễn biễn sản
xuất kinh doanh.
- Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hóa
thường hướng tới cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọng vào các hoạt động hiều
quả và bảo đảm tình phù hợp. Kế hoạch thay thế sự hoạt động manh múm,
không được phối hợp bằng sự nổ lực có dịnh hướng chung, thay thế luồng hoạt
động thất thường bởi một luồng đều đặn, và thay thế những phán xét vộ vàng
bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi doanh nghiệp, tác
dụng của kế hoạch hóa với các tác nghiệp kinh tế càng rõ nét hơn. Công tác kế
hoạch hóa doanh nghiệp tạo cơ sỏ cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt
động có liên quan chật chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu chung của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý thực hành các phân công, điều độ,
tổ chức các hành động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất
sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém.
4. Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Có rất nhiều cách tiếp cận về quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Song nói một cách chung nhất, quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp được

hiểu là một quy trình gồm nhiều công đoạn được thực hiện xen kẽ nhau, cho
phép doanh nghiệp có thể đưa ra được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Hiện nay có rất nhiểu quy trình kế
hoạch hóa khác nhau, ứng với từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp

6
trong từng nền kinh tế. Tuy nhiên, có một quy trình được ứng dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc
biệt là tại Nhật Bản, đó là quy trình PDCA, được phát triển vào những năm
1950 bởi W. Edwards Deminh, PDCA được biết đến như là một quy trình cho
phép doanh nghiệp giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng cho mình các kế
hoạch để giải quyết vấn đề và cách thức để thực hiện kế hoạch đó. Quy trình
PDCA gồm 4 giai đoạn được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1: Quy trình kế hoạch hóa PDCA.
4.1. Plan: Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu
đó.
Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là khâu rất quan trọng trong quy trình kế
hoạch hóa của doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân
tích về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, về tình hình thực tế của doanh
nghiệp để từ đó xây dựng nên hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp kỳ kế
hoạch. Sau khi xây dựng hệ thống các mục tiêu của kế hoạch, doanh nghiệp cần
phân tích các dữ liệu liên quan đến việc thực hiện hệ thống các mục tiêu đó, từ
đó xây dựng lên các giải pháp để thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, trong giai đoạn
này doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình cùng lúc nhiều giải pháp để thực
hiện mục tiêu phát triển với nhiều giả thiết khác nhau. Mục đích của việc này là
giúp doanh nghiệp có thể chủ động đối phó với những thay đổi bất thường của

7
Xác định mục
tiêu và lập kế

hoạch để thực
hiện mục tiêu.
Tổ chức lựa chọn
và thực hiện kế
hoạch.
Thực hiện các
điều chỉnh cần
thiết.
Đánh giá và phân
tích quá trình
thực hiện.
P D
Plan Do
A C
Act
Check
thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, việc dự đoán trước tương lai thường là
rất khó, trong khi việc xây dựng kế hoạch cần dựa trên những giải pháp xảy ra
trong tương lai. Vì vậy, việc xây dựng nhiều phương án khác nhau sẽ giúp
doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trường.
Các bước soạn lập kế hoạch:
Để xây dựng bản kế hoạch có tính khả thi, có tính linh hoạt cao thì mỗi
doanh nghiệp cần phải xây dựng riêng cho mình một quy trình soạn lập kế
hoạch đảm bảo phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trong
thực tế hầu hết quy trình soạn lập kế hoạch thường thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh.
Sơ đồ 2: Các bước soạn lập kế hoạch trong doanh nghiệp.
Mục đích của họat động này là giúp doanh nghiệp nhận thức được các cơ
hội, thách thức của mình và thông qua việc phân tích các yếu tố của môi trường
bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích ảnh hưởng của

các yếu tố môi trường, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng

8
Phân
tích môi
trường.
Nhiệm
vụ và
mục
tiêu.
Kế hoạch
chiến
lược
Chương
trình và
dự án.
Kế hoạch
tác
nghiệp và
ngân
sách.
Đánh giá
và hiệu
chỉnh các
pha của
kế hoạch.
của các yếu tố đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh
nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về cả ngành, về vị trí của doanh nghiệp hiện
tại trong hiện tại, những đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp…Từ đó
giúp doanh nghiệp có cơ sỏ để xác định các mục tiêu phát triển trong giai đoạn

tới.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ thời kỳ kế hoạch.
Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc
trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì cần
hoàn thành bằng một hệ thống chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân
quỹ, các chương trình.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chiến lược
Khác với các nhiệm vụ mục tiêu ở bước hai được doanh nghiệp đặt ra dựa
vào ý muốn chủ quan của mình, việc xây dựng kế hoạch kinh chiến lược cũng
thể hiện những mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhưng những mục
tiêu này phải đảm baỏ tính khả thi. Nghĩa là các mục tiêu không chỉ thể hiện
những mong muốn chủ quan của người lãnh đạo mà phải được kết hợp với
những phân tích về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc
xây dựng một kế hoạch chiến lược thường được tiến hành tuần tự từ xác định
các phương án kế hoạch chiến lược đến đánh giá các phương án lựa chọn và
cuối cùng là lựa chọn chiến lược. Thông thường, sau khi phân tích môi trường,
doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình cùng lúc nhiều phương án để lựa chọn với
những tiêu chí khác nhau. Nhiệm vụ của hoạt động đánh giá phương án là xem
xét, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án cụ thể. Sau khi xem xét
đánh giá điểm mạnh yếu của từng phương án người ta làm kế hoạch cho nhiệm
vụ căn cứ vào những ưu tiên của doanh nghiệp để xác định cho mình phương án
phát triển của doanh nghiệp và phương án dự phòng.
Bước 4: Xác định các chương trình, dự án.
Bước này còn được gọi là bước chương trình hóa các mục tiêu chiến lược,
giai đoạn này sẽ cho phép doanh nghiệp cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược của

9
mình thành nhiều chương trình, dự án khác nhau. Thông qua các chương trình
dự án cụ thể, các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp sẽ từng bước được cụ
thể hóa thành các chương trình, các mặt hoạt động quan trọng hay các dự án với

các mặt cụ thể như các chương trình hoàn thiện công nghệ, các chương trình
kiểm tra chất lượng sản phẩm, các chương trình dự trữ, dự án phát triển thị
trường, đổi mới sản phẩm…Với mỗi mục tiêu chiến lược, để có thể thực hiện
được, doanh nghiệp cần cụ thể hóa thành nhiều chương trình dự án. Do vậy, các
chương trình dự án thường không đứng riêng lẻ mà chúng ta phải có sự kết hợp,
tác động qua lại lẫn nhau đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của chiến
lược.
Bước 5: Soạn lập các kế hoạch chức năng và ngân sách.
Các kế hoạch chức năng hay còn gọi là các kế hoạch tác nghiệp được hiểu
là những kế hoạch giúp chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Để thực hiện
được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược cũng như các chương trình dự án,
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các kế hoạch cụ thể về sản xuất, dự trữ,
các kế hoạch marketing, kế hoạch về nhân sự…đảm bảo đáp ứng một cách tốt
nhất các hoạt động của chương trình dự án, góp phần xác định mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp.
Sau khi soạn lập các kế hoạch chức năng, để các kế hoạch đó đi vào thực
hiện doanh nghiệp cần tiến hành tính toán, lượng hóa các mục tiêu chỉ tiêu của
các kế hoạch chức năng dưới dạng tiền tệ, tức là doanh nghiệp cần soạn lập cho
mình một kế hoạch về ngân sách để đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất các kế
hoạch tác nghiệp.
Như vậy có thể nói, các kế hoạch tác nghiệp và ngân sách là các kế hoạch
được cụ thể hóa từ các mục tiêu của kế hoạch chiến lược nhưng là những kế
hoạch quan trọng nhất, trực tiếp nhất góp phần thực hiện các mục tiêu chiến
lược.
Bứơc 6: Đánh giá hiệu chỉnh các pha cuả kế hoạch.

10
Đây có thể coi là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một bản kế
hoạch. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh ở bước này là của các chuyên gia tư

vấn về tính hợp lý và tính khả thi của kế hoạch. Đội ngủ này có nhiệm vụ xem
xét đánh giá lại tính hợp lý của hệ thống kế hoạch của các mục tiêu chiến lược
đến các chỉ tiêu, mục tiêu của các kế hoạch tác nghiệp, ngân sách thực hiện các
mục tiêu đó, có những điều chỉnh cần thiết, trên cơ sở đó tiến hành phê chuẩn
để chuyển giao nội dung kế hoạch các cấp thực hiện.
4.2. Do: Tổ chức lựa chọn và thực hiện kế hoạch .
Nội dung chính của giai doạn này là lựa chọn một phương án trong những
phương án đã được xây dựng và tổ chức thực hiện phương án kế hoạch đó. Để
làm được điều này, doanh nghiệp cần tổ chức một hoặc nhiều bộ phận khác
nhau chịu trác. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích các số liệu
để phát hiện bất kỳ một vấn đề nào nãy sinh trong quá trình thực hiện, bộ phận
này có trách nhiệm báo với Ban lãnh đạo công ty để có những biện pháp điều
chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên hoạt động theo dõi giám sát cần phải được thực
hiện thường xuyên, liên tục ngay từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch cho đến khi
kế hoạch được kết thúc và đã được đánh giá là đã hoàn thành. Bởi dù ở bất kỳ
hoạt động nào trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng đều có thể phát sinh
những yếu tố ngoài dự kiến. Khi đó nếu không có bộ phận theo kiểm tra giám
sát theo dõi kịp thời rất có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho kinh doanh của
doanh nghiệp.
4.3. Check: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch.
Nhiệm vụ của quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu để ra và theo
dõi, phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện
những phát sinh không phù hợp, điều quan trọng là phải tìm được những các
nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Những nguyên nhân này có thể thuộc về các
cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quan của các nhà lãnh đạo, quản lý hay là
những phát sinh đột xuất nảy sinh trong quá trình triển khai kế hoạch.
4.4. Act: Điều chỉnh các hoạt động.

11
Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp, giai đoạn này chỉ xuất hiện khi

doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề nãy sinh trong quá trình thực hiện kế
hoạch nhưng lại là công đoạn rất quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục
đích kinh doanh hiệu quả. Khi đó nhiệm vụ của quá trình này xác định những
vấn đề nãy sinh đó đến đâu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo
tận dụng được tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp, thực hiện thành công kế
hoạch. Các họat động điều chỉnh đó có thể bao gồm các điều chỉnh về giải pháp
thực hiện, các điều chỉnh của về nội dung của hệ thống tổ chức, các mục tiêu kế
hoạch hay thậm chí là các quyết định điều chỉnh hướng sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nếu phát sinh những điều kiện bất khả kháng. Để làm tốt công
đoạn này yêu cầu đạt ra với doanh nghiệp là phải tổ chức theo dõi một cách
thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Có như vậy ban lãnh đạo Công ty mới có
thể nắm bắt được thông tin một cách chính xác nhất để đưa ra các quyết định
điều chình cho phù hợp.
II. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP.
Đứng trên góc độ khác nhau thì chúng ta có cách phân loại kế hoạch trong
doanh nghiệp khác nhau.
1. Theo góc độ thời gian.
1.1. Kế hoạch dài hạn.
Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm. Quá
trình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:
- Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có
mặt.
- Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu
cầu, giá cả và hành vi cạnh tranh.
- Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính.
- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
1.2. Kế hoạch trung hạn.

12
Là sự cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời

gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.

13
1.3. Kế hoạch ngắn hạn.
Thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có
thời hạn dưới một năm như: Kế hoạch quý, tháng…Kế hoạch ngắn hạn bao gồm
các phương pháp cụ thể để đạt được mục tiêu trong kế hoạch dài hạn và trung
hạn.
Tuy nhiên, việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính chất
tương đối, nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay. Do vậy, trong
những lĩnh vực mà điều kiện thị trường biến động nhiều thì những kế hoạch cho
từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là rất dài hạn.
2. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch thì hệ thống kế
hoạch trong doanh nghiệp được chia thành: Kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ
phận.
2.1. Kế hoạch tổng thể: là kế hoạch kinh doanh nói chung.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một quá trình có tính chất liên tục từ khi
chuẩn bị cho đến khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch để đưa doanh nghiệp phát triển theo các mục tiêu đã định.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ,
mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho
việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong kỳ kế hoạch.
2.2. Kế hoạch bộ phận: bao gồm kế hoạch sản xuất, kế hoạch thị trường và
các kế hoạch bổ trợ như kế hoạch nguồn nhân lực, kế hoạch công nghệ, kế
hoạch tài chính…
- Kế hoạch sản xuất: Kế hoạch sản xuất xác định khối lượng và thời gian sản
xuất cho tương lai trên cơ sở tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có.
- Kế hoạch thị trường: Là việc xây dựng các chỉ tiêu, mục tiêu tiêu thụ sản
phẩm cho từng sản phẩm, cho từng vùng thị trường.
- Kế hoạch bổ trợ: Bao gồm các kế hoạch nguồn nhân lực, kế hoạch tài

chính, kế hoạch công nghệ…Đây là kế hoạch cung cấp nguồn nhân lực cần thiết
để thực hiện kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ phận của doanh nghiệp.

14

×