Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng nghe tiếng anh cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.62 KB, 22 trang )

1
MỤC LỤC trang
MỤC LỤC 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.2 Thực trạng của vấn đề 4
2.3 Các biện pháp đã tiến hành nghiên cứu 4
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên. 5
2.3.2Các biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy kĩ năng nghe. 6
2.3.3Các giai đoạn và nội dung một bài nghe. 9
a. Prelistening. 9
b. While – listening. 10
c Post- listening. 10
2.3.4 Tiết dạy minh họa. 11
2.4. Hiệu quả SKKN 13
3. KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI 16
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay có khoảng gần một tỉ người nói tiếng Anh với tư
cách là tiếng mẹ đẻ, và cũng có một số lượng người tương đương như vậy
dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai và nó là ngôn ngữ giao tiếp chung của
toàn thế giới. Ngay cả người dân Pháp (đang dùng một thứ tiếng được cho là
phổ biến), người dân Tây Ban Nha, người Ấn Độ hay nước có dân số hơn 1,3
tỉ người như trung Quốc cũng học Tiếng Anh. Vì vậy trên thế giới hiện nay,
tiếng Anh là một ngôn ngữ được dùng như là ngôn ngữ chung cho toàn bộ các
lĩnh vực. Ở nước ta cũng thế, muốn hòa nhập vào thế giới hiện đại, muốn
sánh vai với cường quốc năm châu thì không còn cách nào khác là phải khởi
động phong trào học tiếng Anh vốn đã bị dân chúng ( Đặc biệt là người dân


miền núi) chúng ta xem nhẹ như từ trước đến nay.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu
để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật và kinh tế. Ngày nay nhằm
phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục
tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp bằng cả nghe, nói, đọc và viết.
Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp
tích cực, chú trọng giao tiếp qua bốn kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết.
Thực tế nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng của người học
ngoại ngữ nói chung và của học sinh của chúng ta nói riêng. Điều đó rất dể
nhận thấy, chỉ là Tiếng Việt nhưng người Quảng Trị mà nghe người Quảng
Nam, Quảng Ngãi hay những người ở Miền Bắc nói rất khó nghe, người
Quảng Trị nói ”ăn”, nhưng người Huế nói “ăng” còn người Quảng Ngải nói
“eng”, chúng ta nói “quê” nhưng người miền Nam nói “guê” Khi nghe
người nước ngoài nói cũng vậy, mọi người đến từ mọi vùng đát trên thế giới
nên họ phát âm một từ gần nhau hoàn toàn nên việc nghe được họ nói quả thật
là một vấn đề khó. Hơn nữa, việc dạy kỹ năng nghe đối với chúng ta đôi lúc
còn bị coi nhẹ, không hiệu quả do một số thực trạng mà tôi sẽ nêu dưới đây
mang lại. Cũng chính vì kĩ năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu, quá
bị xem nhẹ nên tôi rất băn khoăn trăn trở sau hơn mười hai năm công tác và
3
quyết định tìm mò những nguyên do và giải pháp tối ưu để hi vọng đổi mới
được thực trạng này.

4
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1 Cơ sở lí luận.
Muốn dạy tốt kỹ năng nghe thì mỗi giáo viên phải nắm được bản chất
cụ thể của từng tiến trình trong quá trình nghe hiểu để từ đó giáo viên có
những định hướng và giải pháp tích cực cho quá trình dạy. Sau đây tôi xin
nêu khái niệm về kỹ năng nghe và bản chất của quá trình rèn luyện kỹ năng

nghe cũng như quá trình dạy kỹ năng nghe.
- Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ, nghe
đúng thì nói mới đúng mà nghe nói là hai kĩ năng thường dùng nhất trong
giao tiếp. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công
khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói, ta có
thời gian để suy nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào để diễn đạt một cách
chủ động. Còn khi nghe thì ta phải tiếp thu một cách thụ động, phụ thuộc vào
người nói nên khi học nghe người học thường lúng túng. Nghe là một trong
bốn kỹ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc, nghe
cũng là một kỹ năng tiếp thu, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản
tiếp thu qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có
trật tự như khi ta viết; ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không
đúng ngữ pháp. Hơn nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần,
còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do đó khi dạy kỉ năng
nghe, ngoài những thủ thuật áp dụng chung cho các kỉ năng tiếp thu, GV còn
cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động luyện nghe của học sinh.
- Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng phụ khác. Khi
chúng ta dạy cho các em nghe chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
* Khi nghe, người nghe phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa
các âm vị. Ví dụ, chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa /g/ và /k/,
ví dụ trong từ: "pig" và ' pick", hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng;
hoặc là các cặp từ như " sheep và ship", " run và sun". Trong mỗi cặp từ này,
sự khác nhau giữa các từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới
5
với nghĩa hoàn toàn khác nhau. Đó mới là từ chỉ có một âm tiết, còn những từ
có nhiều âm tiết hơn.
* Người học cần nhận ra những biến đổi âm trong lời nói nhanh và liên
tục của người nói so với cách phát âm rõ ràng từng âm tiết của giáo viên trên
lớp vì muốn học sinh hiểu bài. Chẳng hạn các hiện tượng nuốt âm, khi nói
nhanh "he's three brothers" thì ta chỉ nghe được "he three brothers". Hay hiện

tượng đồng hoá âm, ba từ "to, two, too" đều được đọc là /tu:/. Hay hiện tượng
đồng âm dị nghĩa, luôn là những thách thức không nhỏ đối với học sinh. Đó là
chưa kể đến những giọng phát âm khác nhau vốn gây sốc và khủng hoảng tâm
lý cho người học.
*Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Ví dụ khi nghe
câu "Would you pick up the phone? " người nghe phải nhận ra rằng: có
"would", có " pick" là một động từ nên đây là một lời đề nghị. Ngoài ra người
nghe phải nhận biết được trật tự của từ và ngữ điệu của câu, phải xác định
được đó là loại câu gì: câu trần thuật. câu hỏi, cảm thán, khẵng định hay câu
phủ định để xác định ý nghĩa của câu.
* Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin không
được chỉ ra trực tiếp. Ví dụ khi nghe câu: "Yesterday, Nam went to school
without breakfast" " học sinh phải luận ra rằng" Peter was hungry all the
morning." Từ tình huống ngôn ngữ người nghe có thể hiểu được nhiều điều
không được nói trực tiếp.
*Khi nghe người nghe cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà
chúng ta nghe được, nhưng chúng ta phải hiểu được ý chính của các thông tin
mà chúng ta vừa nghe dựa trên những từ chủ chốt (key words ), đây là vấn đề
cơ bản nhất. Ví dụ khi cần nghe xem một người nào đó đã dùng những món
ăn gì thì chúng ta chỉ chú tâm vào các từ liên quan đến món ăn, những thông
tin khác không cần thiết thì ta không cần chú ý để khỏi phân tâm và kết quả
nghe sẽ chính xác hơn. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt.
*Việc nắm bắt chủ đề sắp nghe cũng không kém phần quan trọng. Ví
dụ chuẩn bị nghe về một bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân thì tôi đoán là bệnh
6
nhân đó sẽ trình bày những triệu chứng của bệnh và hỏi về cách chữa trị còn
ông bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và đưa ra lời khuyên về cách phòng ngừa
và chữa trị. Sau đó tôi sẽ khuân vùng lại vốn từ vựng của tôi và bắt đầu nghĩ
đến những cấu trúc liên quan. Thế là việc nghe hiểu rất thoải mái.
*Vấn đề tâm lý cũng là một khó khăn khác đối với người học trong tiếp

nhận và phản hồi thông tin. Một trong những yếu tố tâm lý dẫn đến tình trạng
không nắm bắt được thông tin được nhiều người học chia sẻ là họ không thể
quyết định nhịp độ hay chẻ nhỏ thông tin thành từng mảng dễ kiểm soát như
khi đọc, viết hoặc nói. Người học chỉ có thể điều chỉnh cho kịp với nhịp độ
đang diễn ra. Nếu không có tâm lý vững người nghe không thể làm được điều
này. Khó hơn nữa là lời nói lập tức biến mất ngay sau khi thốt ra. Người nghe
nếu không nắm bắt được sợi chỉ xuyên suốt, mãi lo chú ý đến tiểu tiết hoặc
quá sa đà vào việc diễn nghĩa những gì nghe được, sẽ bỏ mất thông tin kế
tiếp, dẫn đến hoãng sợ bỏ luôn những thông tin tiếp theo.
Nắm bắt được khái niệm và bản chất của quá trình học nghe, dạy nghe
như trên, giáo viên sẽ có những phương án, giải pháp thích hợp cho quá trình
giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học, còn học sinh sẽ
chuẩn bị cho mình những kỹ năng, giới hạn cần thiết nhằm nghe có hiệu quả
hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Như đã trình bày ở phần “Đặt vấn đề”, năng lực tiếp thu của học sinh miền
núi chúng ta đã yếu, tiếng Việt của các em cũng chưa thành thạo mà lại phải
tiếp thu một ngôn ngữ xa lạ nên các em khó có thể theo kịp sức ép của
chương trình Tiếng Anh THCS hiện hành. Nên tất cả các giáo viên Tiếng Anh
trên địa bàn huyện chúng ta đều phàn nàn những điều này:
- Trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất trầm lắng, học sinh
vốn đã trầm lại còn trầm hơn, học sinh thì thường căng thẳng, uể oải và giáo
viên thì khó có thể tạo ra một bầu không khí sôi nổi cho lớp học được.
7
- Đa số học sinh không có hứng thú với tiết học này và đôi khi nó làm
cho giáo viên cũng nản theo.
- Những thực trạng trên đã dẫn đến một thực trạng chung là chất lượng
của kỹ năng nghe ở trường tôi cũng như ở toàn bộ các trường khác trong
huyện rất kém so với ba kĩ năng khác.
Mà kĩ năng nghe là kĩ năng đầu tiên người học ngôn ngữ tiếp cận (nghe

xong mới luyện nói, sau đó mới luyện đọc và viết) nên nếu không nghe tốt sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng của các kĩ năng khác.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Do điều kiện không thuận lợi nên tôi chỉ tìm hiểu được các đối tượng
học sinh mình đang dạy ở trường THCS Hướng Hiệp và THCS Abung và một
số học sinh ở các trường khác trên địa bàn huyện Đakrông thông qua tìm hiểu
trao đổi với đồng nghiệp. Việc thực nghiệm đề tài vẩn còn chút hạn chế do
học sinh chọn thực nghiệm chưa tích cực, tự giác. Tài liệu chính thống để
tham khảo không nhiều, nguồn tài liệu chủ yếu của đề tài là khai thác mạng
INTERNET.
Một phần nữa là do trình độ của học sinh không đồng đều giữa các khối
lớp nên tôi không thể chọn hai lớp để đối chứng nhằm chứng minh tính hiệu
quả của đề tài. Và cũng vì tính khả thi của đề tài nên tôi mạnh dạn áp dụng
luôn vào ngay từ đầu các năm học, vừa áp dụng để chứng thực, vừa điều
chỉnh, bổ sung để đảm bảo sự tối ưu cho đề tài.
Những phương pháp chính tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy.
- Phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn học sinh và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
8
Tôi đã tìm hiểu, điều tra tất cả các giáo viên Tiếng Anh trong huyện và
học sinh trong trường của tôi, cùng với một số học sinh trường THCS
Krôngklang, trường THPT Nội Trú huyện Đakrông và trường THCS Đakrông
để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên. Sau
khi nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tìm ra các giải pháp đề khắc
phục và đưa ra các bước các kĩ thuật giảng dạy kĩ năng nghe hiệu quả nhất
đã được kiểm chứng với nhũng lời phân tích cụ thể cùng với ví dụ minh họa
để làm sáng tỏ vấn đề.
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên :

- Học sinh và kể cả một số giáo viên không chú trọng đến kỹ năng này
vì gần như tất cả các bài kiểm tra một tiết, học kì và các bài thi không có nội
dung nghe.
- Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu như: không có băng đài
hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học nên giáo viên phải đọc.
Mà chất lượng đọc của của giáo viên thì bất cứ ai cũng biết là không thể bằng
người bản ngữ và giáo viên không thể sắm vai tất cả các nhân vật trong các
bài hội thoại.
- Giọng nói của người nói trong băng khác với giáo viên và các bạn
trong lớp. Thầy và trò đều không phải là người bản xứ, nguời học ít có điều
kiện nghe đúng thứ tiếng Anh của người bản địa, hay sử dụng ngôn ngữ trong
các tình huống giao tiếp thực. Học sinh vì thế có khuynh hướng phản ứng
chậm, thậm chí không giao tiếp được khi được đặt vào các tình huống giao
tiếp cụ thể.
- Học sinh bị phân tâm bởi tiếng ồn chung quanh.
- Các em thường cố gắng nghe tất cả các từ có trong bài nghe nên dẫn
đến các em rối trí .
- Các em không theo kịp bài nghe do mãi mê suy nghỉ về nghĩa của
một từ, cụm từ hay cấu trúc nào đó trong bài.
- Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với trọng âm, ngữ âm của giáo
viên.
9
- Không kiểm soát được những nội dung sẽ nghe nên khi nghe các em
lúng túng.
- Hoc sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà
các em đã biết.
- Trở ngại lớn nhất phải kể đến là sự thiếu kiến thức ngôn ngữ. Vốn từ
hạn chế là trở ngại lớn nhất đối với quá trình nghe hiểu của học sinh . Hạn chế
này khiến học sinh do phải dừng lại suy nghĩ khi gặp từ mới, đã để vuột mất
thông tin cần nắm tiếp theo. Đó là chưa kể đến yếu tố tâm lý căng thẳng khi

nghe có thể biến những từ quen thuộc trở thành từ mới không nhận ra nổi
trong quá trình nghe. Cách phát âm từ vựng còn làm tăng độ khó của môn
nghe lên nhiều lần. Những biến đổi âm trong lời nói nhanh và liên tục so với
cách phát âm rõ ràng từng âm tiết của giáo viên ở lớp cũng là trở ngại đáng
kể. Chẳng hạn các hiện tượng nuốt âm, đồng hoá âm, đồng âm dị nghĩa, luôn
là những thách thức không nhỏ đối với học sinh. Đó là chưa kể đến những
giọng phát âm khác nhau vốn gây sốc và khủng hoảng tâm lý cho người học.
- Một vấn đề nổi cộm khác làm ảnh hưởng không nhỏ kết quả quá trình
dạy - học nghe là sự hỏng kiến thức văn hoá. Wardhaugh khẳng định ngôn
ngữ và văn hoá có mối liên hệ không thể tách rời (inextricably), không thể
hiểu và đánh giá ngôn ngữ ngoài yếu tố văn hoá. Vì vậy, nếu người học đem
áp đặt mã văn hoá, phong tục tập quán của ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ
đích sẽ không giải mã đúng, từ đó không suy đoán được, thậm chí hiểu sai ý
tưởng người nói cần chuyển tải.
- Trong lớp học cả vấn đề tâm lý cũng là một khó khăn khác đối với
người học trong tiếp nhận và phản hồi thông tin. Sự tự ti vì nghỉ mình không
đủ khả năng nghe được và tâm lý này dể tạo thành một chuổi tâm lí thờ ơ, bất
lực trước việc nghe
- Tình trạng lớp đông và trình độ không đồng đều cũng gây nhiều khó
khăn cho người dạy trong việc xử lý các tình huống ở lớp. Thái độ học thụ
động trong giờ học nghe ở một số lớp tôi có dịp dự giờ cũng cho thấy học
10
sinh dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc tự nâng mình lên trong quá
trình học nghe.
2.3.2. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy kĩ năng nghe:
- Mỗi trường giành ra một phòng nghe nhìn phục vụ chung các tiết dạy
có ứng dụng công nghệ thông tin, các tiết Âm Nhạc, và các tiết dạy nghe của
môn Tiếng Anh. Chỉ cần có 1 máy vi tính và cái loa, giáo viên copy dữ liệu
nghe vào đó và dùng mãi mãi. Phòng này nên nằm trên góc tầng 2, sẽ hạn chế
được rất nhiều tiếng ồn và cũng đỡ ảnh hưởng đến các lớp chung quanh. Nếu

trường thiếu phòng học thì phòng này vẩn được dùng như 1 phòng học bình
thường, nhưng khi có các tiết học này thì trường linh động cho các lớp đổi
phòng học cho nhau thì vẩn đảm bảo được số phòng học.
- Giáo viên phải nỗ lực giúp học sinh nâng cao kiến thức về ngôn ngữ
cho các em bằng cách khích lệ các em học tập bằng nhiều cách khác nhau,
cho các em thấy tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống như tôi đã
nêu ở mục "Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu". Hiện nay, đa số các hộ
gia đình học sinh chúng ta đã có truyền hình nhiều kênh hay đầu máy video
nên giáo viên giới thiệu cho các em biết những bài hát Tiếng Anh, những bộ
phim hay, hấp dẫn, nổi tiếng trên các kênh HBO,MTV, MOVIE STARS ,
hay các bộ phim hoạt hình nổi tiếng, phổ biến trên kênh Cartoon ,hay kênh
VTV4 phát cho người Việt Nam ở nước ngoài đều được dịch sang Tiếng Anh.
Trên địa bàn huyện chúng ta cũng không hiếm những quán NET nên giáo
viên nên khuyến khích các em tự học Tiếng Anh qua trang web học Tiếng
Anh như Tiếng Anh 123, Hellochao, học Tiếng Anh 24h ,luyện nghe Tiếng
Anh, học Tiếng Anh , giúp các em làm quen với người nước ngoài qua các
mạng xã hội facebook, twitter, LinkedIn. Tất cả nhằm tạo sự say mê cho học
sinh, khi học sinh thích, say mê rồi thì việc học Tiếng Anh sẽ trở thành nhu
cầu học tập của các em.
11
- Cần cho học sinh có thói quen nghe Tiếng Anh một cách thường
xuyên bằng cách giáo viên giảng bài bằng Tiếng Anh với những câu đơn giản
mà các em đã được học và thỉnh thoảng nói chuyện với các em về các kênh,
trang web trên để kích thích sự hiếu kì của các em.
- Cần thay đổi những nội dung bài nghe trong chương trình khi chúng
quá xa lạ với học sinh bằng những tài liệu nghe có nội dung gần gủi với thực
tế đời sống văn hóa của các em. Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các
kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo ,phim ảnh có rất nhiều
trên Internet ( Nhưng phải chú ý đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của tiết
học) Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan

trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những
ngữ điệu, giọng nói khác nhau.
- Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến
bài nghe bằng các thủ thuật dẫn dắt gây hứng thú cho học sinh như tranh ảnh,
mẩu chuyện vui hoặc những câu hỏi xuất phát từ chính cuộc sống của các em
hoặc mang tính thời sự nhằm khai thác những gì học sinh đã biết về nội dung
sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
- Nên lôi kéo sự chú ý của học sinh bằng cách đoán kết quả của bài tập
theo nhóm. Điều này giúp học sinh tập trung vào những thông tin cần thiết đối
với bài nghe và gây hứng thú của học sinh đối với bài học. Nếu kết quả đoán
của các em đúng hoặc gần đúng sẽ khích lệ các em tập trung vào những bài
học lần sau và tập trung để cạnh tranh kết quả đúng với bạn. Điều này sẽ dẫn
đến một thói quen dự đoán khi nghe và một kĩ năng dự trù ngôn ngữ cho các
tình huống giao tiếp mà rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Thay đổi phong phú các dạng bài nghe. Giáo viên không nên cho học
sinh của mình nghe đi nghe lại một số dạng bài, chắc chắn sẽ gấy ra hiệu ứng
chán nãn. Ngược lại, người dạy nghe nên kết hợp và thay đổi nhiều dạng bài
để học sinh tiếp cận và có hứng thú hơn khi nghe. Sau đây là một số dạng bài
nghe phổ biến:
 hội thoại giữa hai hoặc nhiều người;
12
 truyện cười;
 bài học;
 bài hát;
 tin tức phát sóng trên truyền hình, đài phát thanh;
 truyện miêu tả;
 xem videos clip về hoạt cảnh;
- Luôn luôn đưa ra yêu cầu cụ thể khi nghe. Soạn ra các yêu cầu, nhiệm
vụ và bài tập về nội dung nghe một cách rỏ ràng và dể hiểu. . Giáo viên không
nên để học sinh nghe một đoạn băng mà không đưa ra yêu cầu nào cả. Vì vậy,

giáo viên phải giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh trước khi nghe và phải chắc
chắn là học sinh đã hiểu hướng dẫn bằng câu hỏi “What are you going to do
now?”. Từng dạng bài tập nên được thiết kế / biên soạn để thực hành những
kĩ năng nghe khác nhau: nghe tìm ý chính, nghe điền từ, nghe thông tin cụ
thể, … và các bài tập phải gây hứng thú cho học sinh, phải hấp dẫn, phải có
cao trào và có tính đột phá.
- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết, liên quan trực tiếp đến nội
dung chính của bài học: tuy nhiên không cần giới thiệu hết từ mới, nên để học
sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh hoặc bỏ qua những từ không cần thiết
với chủ đề của bài học. Nếu học sinh không hiểu nghĩa của từ mà giáo viên
cần mở rộng vốn từ cho học sinh, sau khi nghe, giáo viên sẽ giải nghĩa bằng
định nghĩa hoặc cho ví dụ.
- Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng các giáo cụ trực quan,
tranh, hình ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh,
gợi ý nội dung sắp nghe. ( hiện nay trên thư viện violet ở mục tư liệu điện tử
có nhiều bài nghe trong chương trình được một số giáo viên và chuyên gia
xây dựng thành video clip, giáo viên nên tải về cho học sinh xem khi nghe).
Tranh ảnh và clip là những phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học
sinh rất tốt. Nghe, xác định tranh có liên quan, sắp xếp tranh theo thứ tự
13
- Tiến hành thiết kế các hoạt động nghe theo ba giai đoạn: trước khi,
trong khi và sau khi nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước:
+ Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
+ Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe.
+ Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng, hoặc ngừng
nếu các em không thể phát hiện ra vấn đề.
( Nếu học sinh nghe không rõ thì ở mỗi từ, cấu trúc quan trọng, giáo viên
cho băng tạm ngừng, tua lại và cho các em nghe lại).
- Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so
sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe nhằm kích lệ học sinh trong những tiết

học sau.
- Đảm bảo chất lượng mẫu nghe.
+ Băng đài có chất lượng tốt, đảm bảo ngôn ngữ chuẩn.
+ Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, ngữ âm, trọng âm chuẩn
xác.
Nói tóm lại, giáo viên phải kiên nhẩn chờ đợi sự tiến bộ của học sinh
bằng sự động viên, tận tình và cởi mở của mình. Sau mỗi thành công, mỗi cố
gắng của học sinh dù nhỏ giáo viên cũng phải khuyến khích các em bằng
những lời khen có cánh, bằng một tràng pháo tay tán thưởng của cả lớp hay
việc thưởng điểm cho các em sẽ đem lại tự tin và hứng thú cho các em rất
nhiều.
2.3.3. Các giai đoạn và nội dung của một bài nghe:
a- Pre- listening
a.1. Giới thiệu chủ đề bài nghe theo cách đã đề cập trên.
a.2. Giới thiệu từ vựng, cấu trúc mới.
Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ
mới hoặc cấu trúc trước khi nghe. Các em có thể phát triển kỹ năng nghe bằng
cách thực hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có những từ gây khó khăn cho học sinh
khi hoàn thiện bài tâp mới cần được dạy trước.
14
a.3 Dự đoán: Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe bằng cách
sắp xếp, dự đoán hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài
tập đó thường là:
+ T/F statement prediction: Giáo viên viết 3- 5 câu lên bảng về ý chính
của bài nghe. Học sinh chia sẻ, dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều
sắp nghe.
+ Open - prediction
Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều
sẽ nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Hoặc giáo viên
cho học sinh đoán để điền từ còn thiếu trong đoạn văn, đoạn hội thoại Khi

nghe, học sinh sẽ đánh dấu vào đều mình đoán đúng.
+ Ordering
Cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a,b,c đã bị đảo vị
trí lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn sẽ
xuất hiện trong bài nghe.
+ Pre- questions:
Giáo viên cho một vài câu hỏi dể có chứa ý chính của bài nghe để tập
trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe . Học sinh chỉ đoán câu trả lời, sau
khi nghe lần một, yêu cầu học sinh đối chiếu kết quả đoán với đáp án học sinh
đã nghe được.
+ Prediction and matching: Học sinh đoán và ghép người hoặc vật với
bức tranh hoặc câu phát biểu, địa điểm và bản đồ hoặc tình huống
+ Đoán vị trí, đặc điểm của tình huống bài, ý chính của bài
b- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe Mở băng 2-
3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu
sách giáo khoa hoặc do giáo viên thiết kế như:
+ Defining T - F : Nghe và xác định xem các ý kiến đúng hay sai.
+ Check the correct answers. Tìm đáp án đúng trong số các lựa chọn.
15
+ Matching: Liên kết tên với địa danh, tên với hoạt động, tên và sự kiện,
hoạt động và sự kiện
+ Filling in the gap, chart : Điền từ, thông tin còn thiếu vào ô trống của
đoạn văn, bài hội thoại, biểu đồ
+ Answer the comprehension questións: Trả lời câu hỏi.
+ Deliberate mistakes: Nghe và tìm lỗi.
+ Gap- filling: Điền từ, thông tin cho sẵn vào ô trống.
+ Reordering: Sắp xếp lại tranh, bài hội thoại, các ý cho một bài nghe bất
kì.
+ Finding the topic: Nghe và tìm chủ để của bài nghe.


c. Post- listening:
Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe , thiết kế các hoạt
động sau khi nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề
tương tự cho học sinh liên hệ bản thân. Hoạt động có thể là:
+ Recall / retell: Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo
viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản.
+ Write it up: Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được
bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung, tranh vẽ.
+ Role- play: Học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe.
+ Disscussion: Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp- nhóm.
+ Interview: Phỏng vấn nhau về chủ đề vừa nghe dựa trên những gợi ý
hoặc hệ thống câu hỏi của giáo viên.
+ Survey: Học sinh điều tra một số thông tin có chủ đề liên quan đến
bài nghe bằng nhưng câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh.
Trên đây là một số thủ thuật nghe hiểu để rèn luyện kỹ năng nghe
cho học sinh. Ở lớp 6,7 kỹ năng nghe được dạy phối hợp với các kỹ năng
khác nên việc giáo viên phải thiết kế các bài tập nghe cho học sinh nghe
thường xuyên trong mỗi tiết dạy là cần thiết . Ở lớp 8,9 kỹ năng nghe được
dạy ghép với kỹ năng nói, các bài tập nghe đều liên quan đến chủ đề bài học
16
và sử dụng các dữ liệu đã học trong bài nên yêu cầu giáo viên phải thiết kế lại
bài tập hoặc nội dung nghe cho hợp lý để học sinh có cơ hội được rèn luyện kĩ
năng nghe một cách khoa học. Tuy nhiên việc thiết kế các hoạt động để làm
nền tảng và củng cố cho học sinh nghe phải có hiệu quả, phù hợp với trình độ
năng lực của các em và đảm bào chuẩn kiến thức kĩ năng của tiết học. Nếu
chúng ta thực hiện tốt các phương pháp, thủ thuật và tiến trình dạy nghe như
đã nêu trên thì sẽ dần khắc phục mọi khó khăn.
2.3.4. Tiết dạy minh hoạ
Unit 6 : The Environment( lớp 9)

Lesson 3: Listen
I- Objectives:
- Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính.
- Học sinh nghe một đoạn băng về ô nhiễm của đại dương và hoàn thành
các thông tin còn thiếu.
II- Stages of teaching
1) Pre- listening
- Giáo viên giới thiêụ chủ đề bài nghe bằng một số hình ảnh về ô nhiểm đại
dương và những ảnh hưởng của nó. Sau đó sữ dụng thủ thuật brain storming
yêu cầu học sinh nêu các nhân tố gây ô nhiễm đại dương. (Các em có thể nói
bằng Tiếng Việt nếu các em chưa biết Tiếng Anh)
gabbages from rivers gabbages from people
What causes ocean pollution?
gabbages from vessels oil from vessels
- Sau đó vào bài bằng các từ mới.
+ to pump
+ raw sewage
+ oil spill
17
+ Waste materials.
+ Ship
- Giáo viên đưa ra câu hỏi đoán trước khi nghe:
" What causes the ocean pollution? " . Trước khi đưa ra câu hỏi giáo viên
cần thiết kế lại bài tập bằng cách thêm vào một số dự kiện để học sinh nghe
dể dàng hơn như sau:
+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đoán câu trả lời.
+ HS dính bảng phụ của các em lên bảng.
2) While- listening
Cho học sinh nghe băng
Lần 1 : Học sinh nghe băng và tìm đáp án ( nghe liên tục )

Hỏi học sinh: " Have you found any causes of pollution?", đi quanh xem
các em đã nghe được những gì và so sánh kết quả trong nhóm khoảng hai
phút.
Lần 2: GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin cho trước trong bảng và
sau
GV yêu cầu HS so sánh đáp án với bạn lần thứ hai. Nếu có nhóm nào xong
thì yêu cầu các em dán câu trả lời lên bảng.
Lần 3 : GV yêu cầu học sinh nghe, kiểm tra đáp án của cả lớp và tìm đáp
án đúng. ( Nếu học sinh không nghe được thì giáo viên tua băng lại cho các
em nghe thông tin đó bao giờ được thì thôi.)
3) Post- listening
Cho hoc sinh luyện tập nói.
HOW THE OCEAN IS POLLUTED
Firstly: raw sewage is pumped directly into the sea.
Secondaly: dropped into the sea.
Thirdly: oil spills
Next: waste materials
Finally: oil the land
18
2.4. Hiệu quả của SKKN:
Qua một thời gian gần năm năm giảng dạy các tiết nghe hiểu theo những
giải pháp đã trình bày ở trên, tôi thấy đề tài có những ưu điểm sau :
- Học sinh hứng thú với môn Tiếng Anh và đặc biệt là các em thích thú
hơn trong tiết học nghe. Nhiều em hơn tham gia vào bài học dù kết quả nghe
chưa cao.
- Giờ học sinh động hơn, học sinh có nhu cầu tham dự vào hầu hết các
hoạt động khác nhau của giáo viên yêu cầu.
-Với việc nghe băng một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin yêu
cầu đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như: Nghe lướt, khả năng
suy luận và đoán nghĩa của từ…

- GV có thể dể dàng giúp đỡ những học sinh yếu kém tiến bộ.
- Với việc dạy một tiết nghe hiểu được áp dụng các biện pháp nêu trên,
kết quả kiểm tra nghe của học sinh qua các năm học ở trường tôi như sau:
Năm học
Kết quả kiểm tra nghe của
học sinh
* Năm học 2009- 2010
* Năm hoc 2010 2011
*Năm học 2011  2012
*Năm học 2012 2013
*Năm học 2013 2014 (tính đến tháng 2/ 2014)
Yếu: 81%, Trung bình: 15%,
Khá:4%
Yếu: 75%, Trung bình: 17%
Khá:8%
Yếu: 71%, Trung bình: 19%
Khá:9%, Giỏi: 1%
Yếu: 68%, Trung bình: 20%
Khá: 11%, giỏi: 1%
Yếu: 66%, Trung bình: 21%
Khá: 12%, giỏi: 1%
19
3. KẾT LUẬN:
Với kết quả trên thì ta thấy rỏ ràng là những giải pháp trong đề tài có
hiệu quả thực tế rất đáng kể. Đặc biệt, Tất cả các giải pháp đều dể dàng thực
hiện vào công tác giảng dạy, vì vậy giáo viên trên huyện chúng ta có thể tham
khảo tính hiệu quả của đề tài để áp dụng giảng dạy cho học sinh của mình.
Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc dạy nghe chỉ là những kinh
nghiệm rút ra từ phương pháp cũ và mới qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu tài
liệu. Có thể còn nhiều thiếu và sai sót, cần được điều chỉnh, bổ sung và thay

đổi. Rất mong các cấp xem xét đến hiệu quả của đề tài và nhân rộng để nâng
cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh trên huyện của chúng ta.
Cũng đề nghị các cấp quan tâm hơn đến môn học này vì tác dụng của
nó đối với xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Tổ chức nhiều
hơn các chuyên đề các cấp để giáo viên có thể học tập, chia sẽ và được tiếp
cận với phương pháp mới giúp nâng cao chất lượng môn học. Tạo điều kiện
về phòng học bộ môn và phương tiện nghe nhìn cho học sinh có điều kiện
luyện nghe người bản ngữ nói.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III
(2004- 2008 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
2007 )
- Trang Web GLOBAL EDUCATION.
- Bulletin of Science ( Trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế - chịu
trách nhiệm xuất bản: Tiến sĩ Trần Văn Phước- xuất bản năm 2006)
- The Methodology Course ( của dự án ELTTP do sở Giáo Dục và
Đào Tạo Quảng Trị ban hành năm 2003)
- Trang Web violet.
Hướng Hiệp ngày 23 tháng 2 năm 2014
Người viết
Phạm Ngọc Huy
21
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI
Năm học 2013 - 2014

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP CƠ SỞ
- Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học
sinh THCS trên địa bàn huyện Đakrông.


- Họ và tên tác giả: Phạm Ngoc Huy
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị: Trường THCS Hướng Hiệp
1. Điểm cụ thể:

Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được
1. Tên SKKN và lĩnh vực áp
dụng
2
2. Mô tả nội sung, bản chất
của sáng kiến
5
3. Tính mới của sáng
kiến(trong phạm vi nào)
4
4. Những nội dung mang lại
từ việc áp dụng sáng
kiến( khối lượng, chất lượng,
năng suất, hiệu quả công tác
thay dổi như thế nào…) được
cấp có thẩm quyền công
nhận.
5

5. Khả năng phổ biến và nhân
rộng
3
6. Thể thức văn bản, chính tả 1
Tổng cộng 20đ
22

2. Xếp loại:
+ Loại A: từ 17 đến 20 điểm.
+ Loại B: từ 14 đến 17 điểm.
+ Loại C: từ 10 đến 14 điểm.
+ Loại D: là những đề tài không đạt.
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : …
Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Ký, ghi rõ họ tên) (Kí đóng dấu, ghi rỏ họ tên)

×