Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.35 KB, 69 trang )

Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình.
Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo thực tập là trung thực và xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.


Sinh viên thực hiện



Đàm Thị Nụ
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: : Bảo hiểm xã hội
BHXH BB : Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHYT : Bảo hiểm Y tế
CNTT : Công nghệ thông tin
KH – TC : Kế hoạch tài chính
NLĐ : Người lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NXB : Nhà xuất bản
TNLĐ – BNN : Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Mục lục
Mở đầu...............................................................................1
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN


BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH CAO BẰNG
VÀ BHXH TỈNH CAO BẰNG.......................................................................2
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng.............................2
1.2 Đặc điểm tình hình chung ở BHXH tỉnh Cao Bằng............................2
1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Cao Bằng....2
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh
Cao Bằng...........................................................................................3
1.2.3 Đội ngũ cán bộ công chức của BHXH tỉnh Cao Bằng.............5
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng.................6
1.3 Những thuận lợi và khó khăn..............................................................6
1.3.1 Những thuận lợi cơ bản............................................................7
1.3.2 Những khó khăn vướng mắc....................................................7
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
...........................................................................................................................8
2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sach, pháp luật về
BHXH........................................................................................................8
2.2 Tình hình tham gia BHXH.................................................................8
2.3 Công tác cấp sổ BHXH. BHYT..........................................................9
2.4 Tình hình thu nộp BHXH, BHYT.....................................................11
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với
người lao động.........................................................................................12
2.6 Công tác chi trả BHXH cho Người lao động....................................13
2.6.1 Chi trả chế độ Ốm đau – thai sản...........................................13
2.6.2 Chi trả chế độ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.............14
2.6.3 Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất.................................................15
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ..........................................................16
2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH........................................17
2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH
và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH..........................17

2.10 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH............................................18
3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................19
3.1 Nhận xét............................................................................................19
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
3.1.1 Những mặt đã đạt được..........................................................19
3.1.2 Những mặt còn hạn chế..........................................................20
3.2 Kiến nghị...........................................................................................21
Phần II : CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
TỈNH CAO BẰNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH
.........................................................................................................................22
1.1. Khái quát về BHXH.................................................................................22
1.1.1 Khái niệm về BHXH.....................................................................22
1.1.2 Chức năng của BHXH....................................................................22
1.1.3 Quỹ BHXH:....................................................................................23
1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của công tác chi trả BHXH.................24
1.2.1 Khái niệm.......................................................................................24
1.2.2 Vai trò.............................................................................................24
1.2.3 Nguyên tắc......................................................................................25
1.3. Nội dung của công tác chi trả BHXH bắt buộc........................................25
1.3.1 Quản lý đối tuợng huởng, mức huởng của các chế độ...................25
1.3.1.1. Đối với chế độ ốm đau.......................................................26
1.3.1.2. Chế độ Thai sản..................................................................26
1.3.1.3. Chế độ TNLĐ - BNN.........................................................27
1.3.1.4. Hưu trí................................................................................28
1.3.1.5. Tử tuất................................................................................29
1.3.2. Quy trình chi trả.............................................................................30
1.3.2.1. Phân cấp chi trả..................................................................30
1.3.2.2. Phương thức chi trả............................................................31

1.3.2.3. Lập xét duyệt dự toán chi BHXH ......................................31
1.3.2.4. Tổ chức chi trả. ..................................................................32
1.3.2.5. L p báo cáo thanh quy t toánậ ế ............................................32
1.3.2.6. Thẩm định, xét duyệt chi các chế độ BHXH......................33
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi..................................................33
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH BẮT BUỘC TẠI
BHXH TỈNH CAO BẰNG............................................................................35
2.1 Công tác quản lý đối tuợng huởng tại tỉnh ...............................................35
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
2.2 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả chế độ BHXH...............................36
2.3 Công tác chi trả BHXH ngắn hạn ( Ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK )38
2.3.1. Tổ chức chi trả...............................................................................38
2.3.2. Kết quả thực hiện..........................................................................39
2.4 Chi trả chế độ TNLĐ – BNN....................................................................40
2.4.1. Tổ chức chi trả...............................................................................40
2.4.2. Kết quả thực hiện...........................................................................41
2.5 Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất.....................................................................42
2.5.1 Tổ chức chi trả ...............................................................................42
2.5.2. Kết quả thực hiện..........................................................................43
2.6 Một số công tác khác có liên quan ...........................................................45
2.6.1 Công tác giải quyết chế độ.............................................................45
2.6.2 Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại ...........................................46
2.6.3 Công tác công nghệ thông tin.........................................................47
2.7 Đánh giá chung..........................................................................................48
2.7.1 Những kết quả đã đạt được.............................................................48
2.7.1.1 Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng..................................48
2.7.1.2 Chi trả đúng, đủ và kịp thời.............................................48
2.7.1.3 Ứng dụng có hiệu quả CNTT..........................................48
2.7.2 Hạn chế còn tồn tại ........................................................................49

2.7.2.1 Sự phối hợp giữa các bên liên quan đôi khi còn lỏng lẻo49
2.7.2.2 Đội ngũ cán bộ viên chức................................................50
2.7.2.3 Ý thức của đối tượng hưởng chưa cao............................50
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI
TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO
BẰNG..............................................................................................................52
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. 52
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả BHXH tại cơ quan BHXH
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................53
3.2.1. Duy trì sự lãnh đạo trong toàn ngành và phối hợp tốt với các bên liên
quan ................................................................................................................53
3.2.2 Công tác đào tạo cán bộ.................................................................54
3.2.3. Thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra để nâng cao ý thức của các đối
tượng hưởng..................................................................................................55
3.2.4. Các biện pháp khác........................................................................55
3.3 Một số khuyến nghị...................................................................................56
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
3.3.1 Khuyến nghị với cơ quan Nhà nước và các cấp ủy chính quyền . .56
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng................56
Kết luận...........................................................................................58
Tài liệu tham khảo.........................................................................59
SV Đàm Thị Nụ Lớp Đ3BH4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho
người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ vai trò của
BHXH nên Nhà nước rất quan tâm đến công tác này, ban hành các văn bản

về thực hiện BHXH và đến năm 2007 Nhà nước đã chính thức áp dụng bộ
luật BHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước
Trong các khâu của BHXH thì công tác chi trả là một khâu quan
trọng, đảm bảo sự cân đối của quỹ BHXH. Thực hiện tốt công tác chi trả sẽ
đảm bảo cho nguồn NSNN được an toàn, không bị thất thoát, đồng thời
đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Em đã được lĩnh hội
các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như nhận thức được tầm quan trọng
của BHXH nói chung và của công tác chi BHXH nói riêng. Qua quá trình
thực tập tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng và tìm hiểu thực tế em thấy
công tác chi trả BHXH tại tỉnh có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không
tránh khỏi một số thiếu sót. Để thực hiện tốt hơn công tác chi trả thì cần
phải khắc phục những hạn chế đó. Do vậy em đã chọn đề tài “Công tác chi
trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải
pháp” làm đề tài nghiên cứu.
Báo cáo thực tập của em được chia làm hai phần:
Phần I : Những vấn đề chung về tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội
tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Cao Bằng
Phần II : Thực trạng Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan
BHXH tỉnh Cao Bằng, thực trạng và giải pháp.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, Em kính mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
1
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC

HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH
CAO BẰNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc bao
gồm 12 huyện và một thị xã, với vị trí địa lý hai mặt Đông, Tây giáp tỉnh
Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 km. Phía tây giáp
tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 6690,72Km
2
, địa hình của tỉnh là núi non
trùng điệp, rừng núi chiếm 90% diện tích toàn tỉnh, tổng số dân tính đến
31/12/2009 là 583 288 người. Qua đó ta thấy mật độ dân số của tỉnh là 76
người/ 1 km
2

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nên
trong những năm qua Cao Bằng là một trong những tỉnh luôn có sự phát
triển kinh tế đứng trong tốp cuối của cả nước. Thu nhập bình quân đầu
người thấp là 560 800 đồng/ tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước và sự giúp đỡ của các tổ chức
trong cũng như ngoài nước. Cao Bằng đang từng bước củng cố, khắc phục
và phát triển.
1.2. Đặc điểm tình hình chung ở Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) tỉnh
Cao Bằng
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh
Cao Bằng
Hoạt động của BHXH tỉnh Cao Bằng ra đời cùng với sự hình thành
và phát triển của BHXH Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà

nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên trong những năm đó, hoạt
động BHXH vẫn phân tán và chưa có một tổ chức thống nhất quản lý.
Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP, về việc thành
lập hệ thống BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương đến địa phương,
đồng thời đánh dấu sự hình thành của BHXH Cao Bằng.
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
2
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Ngày 16/8/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết
định số 86/QĐ-TCCB về việc tổ chức, sắp xếp cán bộ và quy chế làm việc
của BHXH tỉnh Cao Bằng. Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng chính
thức được thành lập và đi vào hoạt động. BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách
pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng, và
có trụ sở đặt tại đường Pác Bó, Phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng.
Những ngày đầu mới thành lập, do điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp
nhiều khó khăn nên điều kiện làm việc của cơ quan BHXH cũng còn nhiều
hạn chế. Năm 1996, ngành chỉ có 66 cán bộ, viên chức, chủ yếu là trình độ
trung cấp và bộ đội chuyển ngành. Trụ sở còn chật hẹp, máy móc thiết bị
hầu như không có gì. Do đó, việc thực hiện BHXH còn gặp nhiều khó
khăn, năm 1997 số người tham gia BHXH mới chỉ có 18.099 người, kết
quả thu chỉ đạt 16,6 tỷ đồng.
Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và
phát triển, BHXH Cao Bằng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất và cùng
với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ - công nhân viên chức trong đơn vị
và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương. BHXH tỉnh Cao Bằng
đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt
Nam giao cho.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của
BHXH tỉnh Cao Bằng

 Về chức năng: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 Quyết định số
4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 như sau:
BHXH tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam tại
Cao Bằng, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức,
thực hiện chế độ, chính sách BHXH Bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất
nghiệp, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; Quản lý quỹ BHXH; BHYT
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định
của pháp luật..
 Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về
phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm,
tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
3
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các
chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí,
quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia;
+ Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế
độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế
độ không đúng quy định
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn
tỉnh.
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về
BHXH, BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những
hành vi vi phạm pháp luật
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng

các chế độ BHXH, BHYT.
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH,
BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của
BHXH tỉnh
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Cao Bằng còn thực hiện một
số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
 Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc – ông Nguyễn
Mạnh Tuấn và 2 Phó Giám đốc - ông Nông Văn Hiệp và Nông Công Hiếu
chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.
- Tiếp theo là 9 phòng nghiệp vụ và BHXH của 13 huyện, thị - có chức
năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện các công tác chuyên
môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định
của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh thể hiện rõ hơn trên sơ đồ
sau:
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Cao Bằng


Văn phòng BHXH tỉnh được phân thành 9 phòng ban chức năng
riêng biệt, các bộ phận này đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc,
phó giám đốc, sự phân công công việc được tiến hành căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán bộ
1.2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng

BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm 31/12/2010 có tất cả 184
cán bộ công chức, viên chức trong đó: trình độ đại học có 82 người chiếm
42,3%; cao đẳng có 10 người chiếm 5,43%; trung cấp có 88 người chiếm
47,83%, lái xe có 4 người chiếm 2,17%. Với tổng số 184 cán bộ công chức,
viên chức thì gồm có 68 nam chiếm 36,96%, có 116 nữ chiếm 63,04%.
Trong đó đội ngũ công chức, viên chức tại Văn phòng BHXH tỉnh là
73 người. Cụ thể số lao động trong các phòng ban như sau: lãnh đạo có 2
người, phòng chế độ BHXH có 7 người, phòng giám định BHYT 13 người,
phòng thu 12 người, phòng kế hoạch tài chính 9 người, phòng kiểm tra 3
người, phòng công nghệ thông tin 4 người, phòng cấp sổ thẻ 7 người,
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
5
P. Giám đốc P. Giám đốc
Phòng Thu
P. cấp phát sổ, thẻ
P.giám định
P. Kiểm tra
P. một cửa
P. CNTT
BHXH khối
Huyện, Thị xã
Giám đốc
P. KH - TChính
P. CĐ- C.sách
.
P. TC - HC
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ 5 người, phòng tổ chức - hành chính 10
người. Về trình độ chuyên môn, cán bộ có trình độ đại học là 51 người, cao

đẳng là 5 người, trung cấp là 14 người.
Công tác củng cố kiện toàn xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được
ngành chú trọng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được
đề cao; BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH,
BHYT và công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ
trong ngành, tham gia các lớp tập huấn do BHXH Việt Nam tổ chức. Công
tác phát triển Đảng luôn được Chi ủy, Chi bộ BHXH tỉnh Cao Bằng quan
tâm. Hiện nay toàn ngành có 80 đồng chí Đảng viên, chiếm 43,5% số cán
bộ. Hiện nay, Chi bộ tiếp tục cử một số đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi
dưỡng kiến thức về Đảng. Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ,
nhiệt huyết, đầy trách nhiệm…BHXH tỉnh Cao Bằng luôn cố gắng hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng
Cơ sở hạ tầng của ngành được đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm
một số hạng mục, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trụ sở của
BHXH tỉnh Cao Bằng đặt tại Đường Pác Bó, phường Sông Bằng, Thị xã
Cao Bằng, với một toà nhà kiên cố và khang trang gồm 06 tầng rộng rãi với
35 phòng làm việc, có hệ thống cầu thang máy, thêm vào đó có hệ thống
điều hoà. Hiện nay, tại văn phòng BHXH tỉnh, số máy vi tính bình quân đạt
1 máy/1cán bộ, các phòng làm việc đều có máy in riêng đảm bảo phục vụ
kịp thời cho quá trình thực hiện nghiệp vụ, 100% máy vi tính được nối
mạng Internet và mạng nội bộ, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu, trao đổi
thông tin giữa các phòng chuyên môn. BHXH tỉnh cũng đã tiết kiệm chi
thường xuyên để đầu tư 22 máy tính xách tay và 04 máy scan cho các đơn
vị, Thêm vào đó cơ quan cũng có một phòng photocopy chuyên để phục vị
công tác nghiệp vụ, chuyên môn.. Ngoài ra. BHXH tỉnh có ôtô phục vụ cho
việc đi công tác của các cán bộ…Điều đó đó tạo môi trường làm việc thuận
lợi, góp phần thành công trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Năm 2010, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng triển khai, tổ chức thực

hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao đã đạt được những thuận lợi và gặp
phải những khó khăn chủ yếu sau
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
6
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
1.3.1. Những thuận lợi cơ bản
- Từ ngày thành lập đến nay BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được
sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của BHXH Việt Nam;
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cấp ủy, Chính
quyền các cấp; sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, các tổ
chức đoàn thể và sự hợp tác, tạo điều kiện của các đơn vị sử dụng lao động
(SDLĐ), các cơ sở khám chữa bệnh trong việc tổ chức chính sách BHXH,
BHYT cho người lao động và nhân dân.
- Công tác tổ chức tiếp tục được củng cố, kiện toàn, từng bước đáp
ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng
công tác chuyên môn của ngành. Đoàn kết nội bộ ngày càng được củng cố
- Chuyển hóa được nhiệm vụ trọng tâm của ngành thành nhiệm vụ
chính trị của địa phương. Vị thế và hình ảnh của ngành được quan tâm,
nhìn nhận đánh giá đúng với kết quả chuyên môn mà tập thể Cán bộ công
chức đó nỗ lực phấn đấu.
- Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH, BHYT đó dần được hoàn
thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức triển khai thực hiện có
hiệu quả chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của cơ quan là những cán bộ trẻ,
khỏe, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành
tốt công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên.
- Cở sở vật chất của ngành từng bước được củng cố và hiện đại hóa,
nhất là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, giúp công tác quản lý và
thực hiện nhiệm vụ, chuyên môn đạt chất lượng, hiệu quả tốt hơn.

1.3.2. Những khó khăn vướng mắc
- Chức năng, nhiệm vụ, khối lượng của công việc ngày càng lớn,
trong khi đó biên chế CBCC có hạn; một số CBCC đó nghỉ hưởng chế độ
nhưng vẫn chưa có nguồn bổ sung; việc tuyển dụng yêu cầu phải có bằng
tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo quy định của BHXH Việt Nam là rất
khó thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc còn thiếu về số lượng và có
những hạn chế về kinh nghiệm quản lý điều hành. Nhận thức về chính trị,
trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC không đồng đều nên
ảnh hưởng tới việc sắp xếp, bố trí và sử dụng.
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
7
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
- Nhiều đơn vị SDLĐ chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ cho số
lao động thuộc diện bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Một số đơn vị nợ đọng kéo dài và không có khả năng thanh toán.
- Chưa thực hiện được việc thu BHXH, BHYT và BHTN theo mức
lương tối thiếu 730.000 đồng đối với một số đơn vị sử dụng nguồn kinh phí
do Ngân sách đảm bảo theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cao Bằng tại công văn
số 740/UB-TM ngày 29/04/2010. Điều đó gây khó khăn trong việc sử dụng
phần mềm quản lý thu và ảnh hưởng đến tiến độ thu và việc giải quyết chế
độ chính sách cho người tham gia.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện một số quy định của pháp luật
BHXH, BHYT chưa phù hợp với thực tiễn, các văn bản hướng dẫn còn
chưa kịp thời hoặc có những văn bản thay đổi liên tục gây khó khăn trong
quá trình thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, đối tượng.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH
TỈNH CAO BẰNG
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp

luật về BHXH
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về
BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH
tỉnh Cao Bằng thường xuyên chú trọng, cụ thể là quan tâm đẩy mạnh có
trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả bám sát với yêu cầu thực tiễn, tích cực
phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để đưa các chế độ, chính sách
đến mọi đối tượng và đó triển khai và thực tế đã triển khai và thực hiện có
hiệu quả, nhờ đó đã góp phần quan trọng giúp đơn vị luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng thụ
hưởng chính sách BHXH trên địa bàn toàn tỉnh.vì thế công tác tuyên truyền
được
Trong năm 2010 đã đăng tải được 55 tin, bài trên báo Cao Bằng, 10
tin, bài trên báo BHXH, 30 chuyên mục trên Đài Phát thanh và truyền hình
Cao Bằng. Bên cạnh đó BHXH các huyện thị đã chủ động phối hợp với đài
phát thanh địa phương để tuyên truyền các quy định về chính sách BHXH
và cả những phóng sự mới về hoạt động của ngành... Ngoài ra tích cực
Phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội... để thực hiện
thành công công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
8
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đi vào cuộc sống.
2.2. Tình hình tham gia BHXH
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận thức được được rằng cần phải đẩy
mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo
đời sống cho NLĐ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thưc đúng
đắn trên mà BHXH tỉnh Cao Bằng đó đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền

động viên để NLĐ và chủ SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm. Những việc
làm đó mang lại hiểu quả, làm cho số lượng đơn vị và số lượng lao động
tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng. Trong năm
2010, trên địa bàn tỉnh có 971 đơn vị thuộc 7 khối kinh tế tham gia đóng
BHXH. Số lượng cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH năm 2010
ĐV: Đơn vị, người
STT Khối đoàn thể
Số đơn
vị
Số lao
động
1 HCSN, Đảng đoàn thể 520 24120
2 DN Nhà nước 15 3400
3 Ngoài công lập 1 30
4 DN Ngoài quốc doanh 120 6021
5 Xã, phường, thị trấn 134 500
6 Hợp tác xã 70 697
7 Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác 111 2330
8 Tổng cộng 971 37098
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.3 Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
 Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham
gia bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có đóng BHXH, thông qua sổ
BHXH để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định
của pháp luật.
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và
các quy trình hướng dẫn về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ BHXH, Tỉnh

ủy – UBND tỉnh đó chỉ đạo ngành BHXH tỉnh phối kết hợp với các ngành,
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
9
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ đề nghị BHXH
tỉnh duyệt và cấp sổ cho người lao động.
BHXH tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị SDLĐ khẩn trương hoàn tất
các thủ tục hồ sơ theo quy định để đảm bảo việc cấp sổ cho người lao động
theo đúng quy định, nhất là khối cán bộ xã phường, doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và khối HCSN. Có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử
dụng lao động về kê khai, cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH cũng như giải
quyết dứt điểm tình trạng tồn đọng sổ chưa cấp được cho người lao động
trong những năm trước đây.
Đến nay cơ quan BHXH đó cấp mới được 3.284 bìa sổ BHXH và
7.368 tờ rời (chốt tờ rời năm 2009 được 3.878 tờ). Hiện nay đang tiếp tục
chốt sổ tờ rời của các đơn vị thuộc khối huyện quản lý. BHXH tỉnh đang
yêu cầu BHXH các huyện, thị khẩn trương hoàn thành việc nhập dữ liệu để
in tờ rời sổ BHXH
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đă giúp các cấp, các
ngành hiểu rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và
hưởng trợ cấp từ BHXH. Bên cạnh đó nó còn giúp cho các cơ quan quản lý
theo dõi và tổng hợp về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trên
địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
 Công tác cấp thẻ BHYT
- Trong năm 2010 BHXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện chỉ đạo của
BHXH Việt Nam về cấp thẻ BHYT mới cho các đối tượng, do vậy ngay từ
đầu năm công tác cấp thẻ đã được toàn ngành hết sức tập trung, chú trọng
khẩn trương triển khai thực hiện.
- Bảo đảm việc cấp thẻ BHYT nhanh chóng kịp thời, đúng quy định.

Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT cho đối tượng tham gia
BHYT. Phối hợp với Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội bàn biện
pháp thẩm định lại danh sách mua thẻ BHYT người nghèo nhằm hạn chế
tối đa sai sót.
- BHXH các huyện thị đã chủ động hướng dẫn các đơn vị SDLĐ,
UBND các huyện, xã, phường, thị trấn lập danh sách, đối chiếu danh sách
đề nghị in thẻ, kiểm tra thẻ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là thẻ người
nghèo và giao thẻ đến các đối tượng kịp thời.
- Yêu cầu BHXH các huyện thị rà soát, báo cáo đánh giá tình hình
cấp phát thẻ BHYT; tham mưu cho UBND các huyện, thị tổ chức đánh giá
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
10
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
công tác cấp thẻ BHYT và đôn đốc, tập hợp số thẻ in sai, in hỏng, thẻ trùng
đối tượng để cơ quan BHXH cấp lại.
- Năm 2010, đã thực hiện cấp 498.932 thẻ BHYT (trong đó cấp mới
421.186 thẻ, cấp lại 37.525 thẻ, gia hạn 40.221 thẻ BHYT). Việc cấp thẻ
BHYT trong năm đảm bảo kịp thời, đúng quy định; tạo thuận lợi cho người
tham gia BHYT được khám, chữa bệnh và thanh toán theo quy định
2.4. Tình hình thu, nộp BHXH
Ngay từ đầu năm lãnh đạo BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc tập trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác
phát triển, mở rộng đối tượng, tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và
tích cực tận thu, đốc thu một cách kiên quyết; đưa ra các giải pháp để hạn
chế và giảm nợ đọng BHXH đến mức thấp nhất, tập trung xử lý những
khoản nợ khó đòi.
Trên cơ sở đó các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Cao Bằng đã tập
trung đôn đốc các đơn vị SDLĐ trích nộp BHXH theo đúng quy định.
Thông báo kịp thời cho các đơn vị SDLĐ về số thu phát sinh hàng tháng

trên địa bàn, tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách, nắm chắc đối
tượng để đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đôn đốc các đơn vị SDLĐ còn nợ
đọng tiền BHXH trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. Bên cạnh
đó là tăng cường mối quan hệ, phối hợp với các ngành hữu quan như Tài
chính, Lao động-TB&XH, Kho bạc… để được hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi trong công tác thu.
Bằng sự nỗ lực, cố gắng với những biện pháp quyết liệt, chủ động
nên đến nay tiến độ thu của các đơn vị trực thuộc có nhiều chuyển biến tích
cực và đó theo kịp kế hoạch được giao. Trong năm 2010 các đơn vị đều
hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Cụ thể: Tổng số thu BHXH, BHYT và BH thất nghiệp năm 2010 là
406 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 56% so với số thu năm 2009
(241 tỷ đồng), trong đó:
- Thu BHXH bắt buộc là 178 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch
- Thu BHYT bắt buộc trên 218,3 tỷ đồng, đạt 1025 kế hoạch
- Thu BH thất nghiệp trên 7,8 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch
- Thu BHXH tự nguyện là 0,4 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch
- Thu BHYT tự nguyện là 0,37 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
11
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Các đơn vị do phòng thu (khối tỉnh) quản lý đạt 102% kế hoạch, khối
huyện thị quản lý thu đạt 104% kế hoạch. Có 10/13 huyện, thị hoàn thành
kế hoạch thu trước từ 10 đến 15 ngày.
Như vậy, trong năm 2010 công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Cao
Bằng hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ, số thu trong năm đó tăng cao hơn
so với số thu năm 2009 và số thu thực hiện được cao hơn chỉ tiêu đã đề ra.
Để có được kết quả đó là do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất là do kinh tế địa phương ngày càng phát triển, do đó ý

thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia của Người lao đông và chủ
SDLĐ cũng cao hơn.
- Thứ hai là do các cán bộ cơ quan BHXH nói chung và cán bộ thu
BHXH nói riêng đều cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh
đó là sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành có liên quan.
- Thứ ba, do việc thay đổi mức lương tối thiểu của Nhà nước năm
2010 so với năm 2010 cũng làm cho số thu năm 2010 tăng lên so với năm
2009, do số tiền thu BHXH dựa trên quỹ tiền lương của các đơn vị mà việc
tính lương vẫn dựa trên mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao
động
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối
với người lao động
 Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư, công văn
Với phương châm tiếp nhận đến đâu, giải quyết đến đó, tránh tình
trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH tỉnh Cao Bằng đó bố trí hợp lý, giải
quyết xử lý các đơn thư, công văn của các cơ quan, đơn vị, đối tượng đề
nghị giải quyết chế độ chính sách cho người lao động một cách nhanh
chóng và chính xác.
 Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng
Công tác thẩm định và xột duyệt hồ sơ tồn đọng theo công văn số
843/CV-BLĐTB&XH được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu BHXH
của các đối tượng, góp phận kịp thời giải quyết chế độ chính sách BHXH
cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng. Với thái độ làm việc tận tình,
nghiêm túc, BHXH đã phối hợp với các bên có liên quan giải đáp kịp thời
những vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ cho
người lao động: Phòng chế độ Chính sách thuộc cơ quan BHXH tỉnh đã
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
12

Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng quy định
và đúng đối tượng hưởng. Đến nay cơ quan đã giải quyết được:
- 932 trường hợp hưởng chế độ hưu trí.
- 256 trường hợp hưởng trợ cấp BHXH một lần.
- 174 hồ sơ tuất hàng tháng; 352 hồ sơ tuất một lần.
- 10 trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
- 6.915 lượt người hưởng chế độ ngắn hạn, trong đó: ốm đau là
5.209 lượt người, thai sản 1.373 lượt người; dưỡng sức phục hồi sức khỏe
333 lượt người.
- 195 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Tiếp nhận 98 trường hợp chuyển đến hưởng chế độ, di chuyển
trong tỉnh 60 trường hợp và ngoài tỉnh 54 trường hợp.
- Giải quyết phụ cấp khu vực một lần theo Nghị định số 122/2008
cho 273 trường hợp.
- Giải quyết theo Quyết định số 613/2010/QĐ-TTg cho 277 đối
tượng đủ điều kiện hưởng.
- Cấp lại 94 giấy chứng nhận hưu trí và tử tuất, cấp 20 giấy giới
thiệu giám định khả năng lao động cho các đối tượng.
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động
Trong công tác chi trả, BHXH tỉnh Cao Bằng luôn thực hiện đúng
chế độ báo cáo thống kê kế toán, luân chuyển chứng từ tạm ứng, thanh
toán, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy đầy đủ, đúng
nguyên tắc. Phối hợp theo dõi, cắt giảm các đối tượng hết hạn hưởng trợ
cấp BHXH và lập báo cáo tăng, giảm kịp thời, thực hiện chi trả từ Quỹ
BHXH và NSNN đến tận tay các đối tượng được thụ hưởng các chế độ
chính sách BHXH trên địa bàn đảm bảo an toàn. Công tác chi trả được chia
ra thành ba mảng chính:
2.6.1. Chi trả chế độ ốm đau thai sản
Chi trả ốm đau thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền

lợi của người tham gia bảo hiểm. Yêu cầu của công tác xét duyệt chế độ
phải chính xác, kịp thời đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH tỉnh nhận
báo cáo của BHXH các huyện, thị gửi lên đối chiếu, kiểm tra về ,mức
đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động, sau khi kiểm tra, giải
quyết chế độ, phòng chế độ chính sách sẽ lập danh sách chuyển xuống
phòng kế hoạch tài chính để thực hiện quyết toán.
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
13
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
BHXH tỉnh không trực tiếp chi trả các chế độ này mà trực tiếp chi
trả qua BHXH các huyện, thị hay các đơn vị SDLĐ, không thông qua đại lý
chi trả, và được quyết toán theo quý. Công tác chi trả này đã được cơ quan
BHXH thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác, kịp thời và đúng đối
tượng. trong năm 2010 cơ quan BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả chế độ Ốm
đau, thai sản trên địa bàn như sau
Bảng 2: Tình hình chi trả chế độ Ốm đau – thai sản năm 2010
ĐV: lượt, đồng
S
T
T
Tên đơn vị
Ốm đau Thai sản
1 BHXH tỉnh quản lý 4.769 1.463.845.627 455 3.043.816.367
2 BHXH Thị Xã 93 33.732.750 102 664.638.656
3 BHXH h.Hòa An 108 48.611.100 78 605.223.000
4 BHXH h.Hà Quảng 6 2.214.975 54 434.734.142
5 BHXH h.Thông Nông 15 37.222.626 40 302.087.866
6 BHXH h.Nguyên Bình 29 29330.841 73 546.900.779
7 BHXH h.Bảo Lâm 13 6.709.646 77 668.280.667

8 BHXH h.Bảo Lạc 28 29.986.472 99 857.129.486
9 BHXH h.Thạch An 12 11.238.966 70 502.271.899
10 BHXH h.Phục Hòa 58 19.903.466 97 581.031.992
11 BHXH h.Hạ Lang 35 54.027.100 69 531.72.879
12 BHXH h.Trùng Khánh 6 12.702.500 75 638.929.300
13 BHXH h.Trà Lĩnh 3 14.794.586 44 361.892.345
14 BHXH h.Quảng Uyên 34 31.453.178 40 311.266.929
Tổng cộng 5.209 1.795.663.813 1.373 10.049.928.307
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.6.2 Chi trả chế độ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Trong năm 2010, BHXH tỉnh Cao Bằng đã chi trả Trợ cấp Tai nạn
lao động cho 06 đối tượng hưởng Chế độ trợ cấp Tai nạn lao động một lần
và 03 trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, còn chế độ
bệnh nghề nghiệp thì không có đối tượng nào. Cụ thể số tiền chi trả cho các
đối tượng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình chi trả chế độ Tai nạn lao động năm 2010
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
14
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Đơn vị : Người, đồng
Năm
Tổng số NSNN Quỹ BHXH
Người tiền Người tiền Người tiền
2010 100 673.369.400 47 243.106.800 53 430.262.600
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
BHXH tỉnh tiếp nhận, giải quyết, lập hồ sơ giới thiệu ra hội đồng
giám định Y khoa để giám định suy giảm khả năng lao động, đặc thù của
chế độ này tập trung chủ yếu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công
trường xây dựng. Tỉnh Cao Bằng giải quyết và chi trả cho số ít các trường

hợp như vậy một phần vì công tác tuyên truyền về an toàn lao động trên địa
bàn tỉnh được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả nên công tác an toàn lao
động tại các doanh nghiệp, đơn vị đã được thực hiện tốt, các biện pháp bảo
vệ và các công cụ bảo vệ an toàn lao động được trang bị đầy đủ, mặt khác
các đơn vị này tại tỉnh không nhiều, nên tình trạng bị tai nạn lao động cũng
ít.
Quy trình chi trả của chế độ này là BHXH tỉnh sẽ bàn giao cho các
huyện, thị để các đơn vị SDLĐ trực tiếp nhận kinh phí và chi trả, chứ
không thông qua các đại lý. Hoặc NLĐ có thể được giải quyết chế độ tại
BHXH tỉnh.
2.6.3. Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất
2.6.3.1 Chi trả chế độ hưu trí
Trong năm 2010, cơ quan BHXH đã chi lương hưu, trợ cấp BHXH
cho 246.000 lượt người, với tổng số chi là 480 tỷ đồng trong đó nguồn chi
từ Ngân sách là 301 tỷ đồng, chi từ nguồn Quỹ BHXH là 179 tỷ đồng, tăng
14% so với năm 2009. Số chi tăng so với năm 2009 chủ yếu là do có sự
điều chỉnh mức lương và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng lương hưu và
trợ cấp BHXH, số đối tượng nghỉ hưởng cũng tăng so với cùng kỳ
Hình thức chi trả chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH xen lẫn cả hai
hình thức trực tiếp và gián tiếp, chưa áp dụng hình thức trả lương qua
ATM, vì các đối tượng hưởng lương hưu chủ yếu là những người già cả và
điều kiện tự nhiên đi lại khá khó khăn, trong khi máy rút tiền thì rất ít chỉ
có ở thị xã và thị trấn của các huyện. Ví dụ như BHXH Thị xã sử dụng hình
thức chi trả trực tiếp, cán bộ BHXH trực tiếp xuống chi trả tại các xã,
phường trong thị xã, hình thức này đảm bảo sự nhanh chóng và chính xác,
trực tiếp nhận được sự phản ánh của các đối tượng, kịp thời trả lời thắc mắc
của các đối tượng. Còn ở BHXH huyện Hòa An, sử dụng xem lẫn cả hai
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
15

Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
phương thức chi trả, tại Thị trấn Nước Hai, dùng hình thức chi trả trực tiếp,
còn các xã thì sử dụng hình thức chi trả gián tiếp thông qua đại diện, tùy
điều kiện của từng địa phương mà sử dụng hình thức chi trả cho phù hợp.
Dù sử dụng hình thức chi trả trực tiếp hay gián tiếp thì cơ quan
BHXH vẫn đảm bảo chi trả đúng đối tượng và đủ số lượng theo quy định,
công tác chi trả lương hưu đã đảm bảo đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng đến
các đối tượng. Nhờ đó giúp cho đời sống của các đối tượng trên địa bàn ổn
định
2.6.3.2 Chi trả chế độ tử tuất
Trong năm 2010, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng đã tiến hành chi trả
cho các đối tượng có thân nhân hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (117
trường hợp) và trợ cấp tuất một lần (168 trường hợp), số tiền cụ thể được
thống kê qua bảng sau:
Bảng 4 : Tình hình chi trả chế độ tử tuất năm 2010
Đơn vị: đồng
Chế
độ
Tiền trợ cấp
TC chết
do
Tiền mai táng TC KV
NSNN Quỹ NSNN Quỹ 1 lần
Tuất
hàng
tháng
49.946.000 20.005.000 65.880.000 929.600.000 245.300.000 117.467.700
Tuất
một
lần

1.254.297.330 7.040.602.375 49.680.000 1.774.400.000 823.520.000 422.465.610
Tổng
cộng
1.304.243.330 7.060.607.375 115.560.000 2.704.000.000 1.068.820.000 117.467.700
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung được, được tồn
tại, tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu
hợp pháp khác và được nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH là một công cụ để
thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước.
Quỹ BHXH được thành lập theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm
1995 của Chính phủ và tổ chức theo hệ thống dọc, quản lý tập trung từ
trung ương đến địa phương và được quản lý thống nhất theo ba cấp, cấp
trung ương – cấp tỉnh/thành phố – cấp quận/huyện
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
16
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
Công tác quản lý sử dụng quỹ ở BHXH tỉnh Cao Bằng bao gồm :
 Chi trả các khoản trợ cấp BHXH
- Các trợ cấp ngắn hạn: dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn như:
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp…
- Các trợ cấp dài hạn: dùng để chi các chế độ dài hạn như: hưu trí; tử
tuất; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nặng.
 Chi quản lý quỹ BHXH: Gồm chi hành chính, chi lương, khấu hao
tài sản cố định và các khoản chi sự nghiệp khác theo quy định.
 Chi phí hợp pháp khác: Chi khen thưởng người sử dụng lao động
thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, chi dự phòng.....theo quy định của nhà nước.

2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH
Trong năm 2010, công tác tiếp nhận, quản lý và lưu trữ hồ sơ đã đi
vào nề nếp, khoa học và mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được việc
tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc cho các đối tượng.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT theo quy định mới được triển khai thực hiện đồng bộ và niêm yết
công khai tại phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ và BHXH các huyện, thị.
Trong năm đã tiếp nhận tổng cộng 36.789 hồ sơ với 6.007 lượt đối
tượng đến giao dịch. Trong đó hồ sơ cấp thẻ BHYT và giảỉ quyết chế độ
chính sách chiếm số lượng lớn.
Có cán bộ chuyên trách về quản lý lưu trữ hồ sơ, thuận tiện cho việc
quản lý, giải quyết các chế độ trong cơ quan BHXH, và trả hồ sơ cho các
đối
tượng. Có phòng riêng để lưu trữ hồ sơ về BHXH, tách biệt với các phòng
làm việc, tránh được sự nhầm lẫn, hoặc mất mát hồ sơ BHXH.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ tại BHXH tỉnh đảm bảo đúng quy định, chính
xác, an toàn, khoa học và dễ tra cứu; Chuyển hồ sơ đối tượng hưởng trợ
cấp hàng tháng về Trung tâm lưu trữ BHXH Việt Nam kịp thời, đúng quy
định.
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế
độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động
quản lý Nhà nước nói chung và trong quá trình thực hiện công tác BHXH
nói riêng. Trong quá trình thực hiện công tác BHXH, đối tượng hưởng
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
17
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
BHXH không cố định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công
tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ

BHXH theo quy định của pháp luật
Tại BHXH tỉnh Cao Bằng đã kiện toàn phòng kiểm tra một cách toàn
diện cả về số lượng, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và chú trọng
chỉ đạo, đẩy mạnh công tác kiểm tra trong nội bộ lẫn các đơn vị tham gia
BHXH. Công tác thanh, kiểm tra dần đi vào nề nếp và có trọng tâm, trọng
điểm, chất lượng, hiệu quả và từng bước được nâng cao.
Ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra năm
2010, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc công tác tự kiểm tra, giải quyết khiếu
nại và tiếp công dân tại BHXH các huyện thị. Cơ quan BHXH đã thành lập
các đoàn kiểm tra và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT đối với các đơn vị SDLĐ, kiểm tra công tác quản lý BHXH,
BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và các cơ sở khám chữa
bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu BHXH các huyện thị có kế hoạch
cụ thể kiểm tra các đơn vị SDLĐ thuộc địa bàn quản lý. Kết quả cụ thể như
sau:
- BHXH các huyện thị tiến hành kiểm tra 72 đơn vị SDLĐ về tình
hình thu nộp BHXH, BHYT; 44 đơn vị về công tác cấp, quản lý sổ BHXH,
thẻ BHYT, 44 đơn vị về công tác chi BHXH và kiểm tra 12 cơ sở khám
chữa bệnh BHYT tuyến huyện, xã, phòng khám đa khoa khu vực.
- BHXH tỉnh thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra tình hình
thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đối với 57 đơn vị SDLĐ,
kiểm tra 4 cơ quan BHXH huyện thị về công tác quản lý BHXH, BHYT và
04 cơ sở khám chữa bệnh có kí hợp đồng BHYT. Phối hợp với đoàn kiểm
tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc thực hiện luật BHXH được 15 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Kết quả kiểm tra đạt 130% kế hoạch năm. Qua công tác kiểm tra đã
đánh giá được việc chấp hành của các đơn vị SDLĐ đối với các quy định
của pháp luật về BHXH, BHYT. Nâng cao nhận thức cho chủ SDLĐ và
người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của BHXH, BHYT cũng
như quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia. Đồng thời, những tồn

tại hạn chế của đơn vị đã được tiến hành rút kinh nghiệm nghiêm túc và đề
xuất biện pháp khắc phục. Sau khi kiểm tra, cơ bản các đơn vị đã thực hiện
tốt việc xử lý sau kiểm tra, có báo cáo đảm bảo thời gian quy định.
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
18
Báo cáo tốt nghiệp GVHD :Ths Đỗ Thùy Dung
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn làm việc với phương châm tiếp nhận đến
đâu, giải quyết đến đó, tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, đồng thời
cũng đã bố trí cán bộ tiếp nhận đơn thư, khiếu nại và chủ động phối hợp
giải quyết dứt điểm các trường hợp. Cụ thể:
- Đơn khiếu nại: Tiếp nhận 05 khiếu nại về chế độ chính sách đã
được giải quyết kịp thời, đúng quy định.
- Đơn hỏi đáp về chế độ: Tiếp nhận 10 đơn hỏi về quyền lợi, chế độ
và cơ quan BHXH đã hướng dẫn, trả lời theo chế độ
Vì vậy trong những năm qua BHXH tỉnh Cao Bằng không để xảy ra
tình trạng tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại, tố cáo, gây mất lòng tin của
người lao động và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành BHXH.
3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhận xét
Sau 16 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự nỗ lực không
ngừng của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan cũng như sự chỉ đạo
sát sao của lãnh đạo, sự cố gắng phát huy nâng cao năng lực. Thêm nữa sự
sáng tạo thay đổi cách quản lý phù hợp cùng với sự giúp đỡ của các ngành,
các cấp, của Người SDLĐ, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành
quả rất đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại khó khăn
cần khắc phục, cụ thể là:
3.1.1 Những mặt đã đạt được
 Thứ nhất : Hoàn thành tốt kế hoạch thu trong năm:

Các cán bộ của ngành BHXH đều nhận thức được tầm quan trọng
của công tác thu, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành góp phần hình thành
và tăng trưởng quỹ BHXH, làm cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện các chế
độ nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.
Trong nhiều năm qua, BHXH tỉnh Cao Bằng đều hoàn thành khá
xuất sắc nhiệm vụ thu, điều đó cũng thể hiện được sự cố gắng nỗ lực của
các cán bộ trong việc đôn đốc thu và tăng thêm đối tượng tham gia.
 Thứ hai, tăng thêm đối tượng tham gia
Số lượng lao động liên tục tăng qua các năm. Cán bộ của ngành
BHXH đã cố gắng vận động, bám sát các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng
tham gia BHXH để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiểu được giao.
Để đạt được những thành tích đó là do nhiều nguyên nhân:
- Sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ chuyên trách.
SV Đàm Thị Nụ
Lớp Đ3BH4
19

×