Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thử việc tìm hiểu phần cứng router lõi t1600i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
I. Tổng quát về Router lõi T1600
Là một hệ thống định tuyến hoàn chỉnh cung cấp các giao thức Giga Ethernet,
SDH/SONET cũng như các giao thức tốc độ cao cho những mạng có quy mô lớn và
các ứng dụng mạng được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp các dịch vụ Internet. Node định
tuyến T1600 có thể cung cấp chuyển mạch lên tới 800 Gbps song công và 1600 Gbps
bán song công.
Node định tuyến T1600 gồm có 2 thành phần cấu trúc chính :
• Cơ cấu định tuyến : Cung cấp các dịch vụ định tuyến lớp 3 và quản lý
mạng
• Cơ cấu chuyển tiếp gói : Cung cấp chuyển mạch gói lớp 2 & 3, dò tìm
định tuyến, và chuyển tiếp gói.
Cơ cấu định tuyến và cơ cấu chuyển tiếp gói thực hiện các nhiệm vụ một cách
độc lập, mặc dù chúng vẫn thường xuyên liên lạc thông qua các đường liên kết
100Mbps.
1. Chức năng định tuyến của T1600
Cơ cấu định tuyến điều khiển toàn bộ các quá trình giao thức định tuyến cũng
như các quá trình phần mềm điều khiển các giao tiếp của router, các thành phần khung
máy, điều khiển hệ thống và sự truy nhập của user vào router.
Cơ cấu định tuyến bao gồm các đặc điểm và chức năng sau :
• Xử lý giao thức định tuyến gói
• Module hóa phần mềm
• Chức năng hóa Internet theo chiều sâu
• Vô hướng hóa
• Giao tiếp quản lý
• Quản lý lưu trữ và thay đổi
• Giám sát hiệu quả và linh động
Cơ cấu định tuyến xây dựng và bảo dưỡng 1 hay nhiều bảng định tuyến. Từ các
bảng định tuyến, cơ cấu định tuyến có được bảng các tuyến tích cực – gọi là bảng
chuyển tiếp, sau đó bảng này được sao chép qua cơ chế chuyển tiếp gói. Sự thiết kế
Nguyễn Văn Bình Trang 1


Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
của IC chuyên biệt ASICs cho phép bảng chuyển tiếp trong cơ chế chuyển tiếp được
update mà không ngắt quãng chuyển tiếp.
2. Chức năng chuyển tiếp gói của T1600
Cơ cấu chuyển tiếp gói cung cấp chuyển mạch lớp 2&3, chuyển tiếp và chức
năng dò tìm tuyến. Router lõi T1600 cung cấp lên tới 800 Gbps chuyển mạch song
công và 1600 Gbps chuyển mạch bán song công.
3. Dòng dữ liệu qua T1600
Hình 1: Dòng dữ liệu qua T1600
 Các gói đến giao tiếp vào của PIC.
 PIC chuyển các gói đến FPC, các IC chuyên biệt xử lý gói lớp 2&3 thực
hiện phân tách gói thành các cell 64 byte.
 Giao tiếp chuyển mạch ASIC tách ‘route lookup key‘, đặt nó trong 1
thông báo và chuyển thông báo này tới bộ xử lý Internet T-series. Giao
tiếp chuyển mạch ASIC đồng thời cũng chuyển các cell dữ liệu tới giao
tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC cho việc đệm.
Nguyễn Văn Bình Trang 2
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 Giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC chuyển các cell dữ liệu tới bộ nhớ
cho việc đệm.
 Bộ xử lý Internet T-series thực hiện dò tìm tuyến và chuyển tiếp thông
báo tới giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC
 Giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC gửi thông báo tới giao tiếp chuyển
mạch ASIC đối diện với lưới chuyển mạch, ngoại trừ trường hợp đích
nằm trên cùng cơ chế chuyển tiếp gói. Trong trường hợp này, thông báo
được gởi ngược lại giao tiếp chuyển mạch ASIC đói diện với port ngõ ra,
và các gói được gởi tới port ngõ ra mà không qua lưới chuyển mạch
 Giao tiếp chuyển mạch ASIC gởi yêu cầu về băng thông qua lưới chuyển
mạch tới cổng đích. Giao tiếp chuyển mạch ASIC cũng phát yêu cầu đọc
tới giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC để bắt đầu đọc các cell dữ liệu ra từ

bộ nhớ.
 Giao tiếp chuyển mạch ASIC đích gởi thông tin cấp băng thông qua lưới
chuyển mạch tới giao tiếp chuyển mạch ASIC nguồn.
 Khi nhận được sự cấp phép băng thông, giao tiếp chuyển mạch ASIC
nguồn gởi 1 cell dữ liệu qua lưới chuyển mạch tới cơ chế chuyển tiếp gói
đích.
 Giao tiếp chuyển mạch ASIC đích nhận cell từ lưới chuyển mạch. Nó
trích ‘route lookup key’ từ mỗi cell, đặt nó trong 1 thông báo, bao gồm cả
thông tin next-hop, và chuyển tiếp thông báo này tới bộ xử lý Internet T-
series.
 Bộ xử lý Internet T-series thực hiện tra bảng định tuyến, và chuyển tiếp
thông báo tới giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC.
 Giao tiếp hàng đợi và bộ nhớ ASIC chuyển tiếp thông báo, bao gồm cả
thông tin next-hop, tới giao tiếp chuyển mạch ASIC.
 Giao tiếp chuyển mạch ASIC gởi yêu cầu đọc tới giao tiếp hàng đợi và bộ
nhớ ASIC để đọc dữ liệu ra từ bộ nhớ, và chuyển các cell tới IC chuyên
biệt xử lý gói lớp 2&3 ASIC.
 ASIC xử lý gói lớp 2&3 tập hợp các cell lại thành các gói, cộng thêm
đóng gói lớp 2, và gởi các gói tới giao tiếp ra PIC.
Nguyễn Văn Bình Trang 3
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 PIC ngõ ra gởi các gói vào trong mạng.
II. Tổng quan phần cứng của T1600
Router lõi T1600 được thiết kế sao cho không có điểm lỗi đơn nào có thể gây
hư hỏng toàn bộ hệ thống. Các thành phần chính sau đây được thiết kế theo cấu trúc dự
phòng :
 Các bảng giao tiếp chuyển mạch – SIBs
 Hệ thống con chính
 Bộ tạo xung SONET – SCGs
 Nguồn cung cấp

 Hệ thống làm lạnh
1. Khung máy
Nguyễn Văn Bình Trang 4
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 2: Cấu trúc mặt trước Node định tuyến T1600
Hình 3 : Cấu trúc mặt sau T1600
Khung máy là 1 cấu trúc kim loại dài vững chắc, chứa tất cả các thành phần khác
của Router. Khung máy bao gồm các thành phần sau :
 Bản cố định mặt trước để gắn vào giá 4 trụ đỡ.
 Bệ bắt máy kim loại trung tâm để gắn vào giá cố định trung tâm.
 Các bộ phận điều khiển ở mỗi phía để điều chỉnh vị trí của Router trên giá
đỡ.
 Hai điểm xả tĩnh điện ESD, 1 trước và 1 sau.
Nguyễn Văn Bình Trang 5
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
2. Mặt phẳng giữa
Hình 4: Mặt phẳng giữa
Mặt phẳng giữa đảm nhận các chức năng chính sau :
 Đường dữ liệu : Các gói dữ liệu được truyền qua mặt phẳng giữa từ cơ cấu
chuyển tiếp trên FPC khởi tạo tới SIBs, và từ SIBs qua mặt phẳng giữa tới
cơ cấu chuyển tiếp gói trên FPC đích.
 Phân phối công suất : nguồn cung cấp điện được nối với mặt phẳng giữa,
từ đây điện sẽ được phân phối tới tất cả các thành phần của Router.
Nguyễn Văn Bình Trang 6
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 Đường tín hiệu : mặt phẳng giữa cung cấp các đường tín hiệu tới FPCs,
SIBs, cơ cấu định tuyến, CB, và các thành phần khác để giám sát và điều
khiển hệ thống.
3. FPC (Flexible PIC Concentrator)
FPCs bao gồm tất cả các card giao tiếp vật lý PICs kết nối T1600 với các môi

trường mạng. Chức năng chính của FPC là kết nối các PIC được cài đặt trong nó tới
các thành phần khác của T1600. Có thể cài đặt 8 FPC theo chiều dọc ở mặt trước của
Router. Các khe của FPC được đánh số từ FPC0 tới FPC7, trái qua phải.
Xác định loại FPC : kiểm tra nhãn ở mặt ngoài để xác định FPC. Đối với các FPC
không có nhãn ở mặt ngoài, kiểm tra vị trí của nút ‘PIC’s offline’ và cách PIC được cố
định vào FPC.
Hình 5: Các biên của FPC
Hiện tại đài ĐHCMLT đang sử dụng hai FPCs cho Router lõi T1600 là : T640 –
FPC3 – ES và T1600 – FPC4.
Nguyễn Văn Bình Trang 7
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
3.1 T640-FPC3-ES
Số PIC tối đa trên mỗi FPC là 4 và lưu lượng tối đa trên FPC là 40 Gbps.
Hình 6 : T640-FPC3-ES
3.2 T1600-FPC4
Số PIC trên FPC tối đa là 2, lưu lượng tối đa trên mỗi FPC là 100Gbps.
Nguyễn Văn Bình Trang 8
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 7 : T1600-FPC4
4. Card giao tiếp vật lý – PIC
PICs cung cấp kết nối vật lý tới nhiều loại môi trường mạng, nhận các gói tới từ
mạng và truyền các gói ra vào mạng. Trong suốt quá trình này, mỗi PIC thực hiện
đóng khung và báo hiệu với tốc độ đường dây cho loại môi trường của nó. Trước khi
truyền gói dữ liệu ra, PIC đóng gói các gói nhận được từ FPCs. Mỗi PIC được trang bị
một ASIC thực hiện chức năng điều khiển cụ thể tới môi trường của PIC đó.
PICs được sử dụng tại đài ĐHCMLT:
 STM-64 SONET XFP
 STM-16/OC-48 SONET SFP
4.1 STM-64/OC-92 SONET XFP PIC
Nguyễn Văn Bình Trang 9

Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 8: STM-64/OC-92 SONET XFP
(4 cổng bên phải, 1 cổng bên trái)
Các đặc tính:
 Chỉ hỗ trợ single mode
 Khoảng cách truyền dẫn: 10km
với SR-1, 40km với IR-2 và 80km
với LR-2
 Bước sóng bộ phát: 1290nm-
1330nm với SR-1, 1530nm-
1565nm với IR-2 và LR-2
 Loại thu phát: XFP
 Hỗ trợ dồn kênh, phân kênh
 ‘Rate policing’ ngõ vào
 ‘Rate shaping’ ngõ ra
 Đệm gói, phân tách dữ liệu lớp 2
 Tạo khung SDH/SONET
 Tái định tuyến nhanh MPLS
 Các phương thức đóng gói dữ liệu: HDLC, Frame relay, PPP…
4.2 STM-16/OC-48 SONET SFP PIC
Nguyễn Văn Bình Trang 10
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 9: STM-16/OC-48 SONET SFP
Các đặc tính:
 ‘Rate policing’ ngõ vào
 ‘Rate shaping’ ngõ ra
 Đệm gói, phân tách dữ liệu lớp 2
 Tạo khung SDH/SONET
 Tái định tuyến nhanh MPLS
 Các phương thức đóng gói: HDLC, Frame relay, PPP…

 Chỉ hỗ trợ single mode
 Khoảng cách truyền dẫn: 2km với SR-1, 15km với IR-2, và 80km với LR-2
 Bước sóng bộ phát: 1226nm-1360nm với SR-1, 1260nm-1360nm với IR-2, và
1500nm-1580nm với LR-2.
5. Hệ thống quản lý cáp
Hệ thống quản lý cáp bao gồm một hàng 9 ống nhựa bán nguyệt, được định vị ở
mặt trước của Router, phía dưới khung FPC. Có thể kéo hệ thống quản lý cáp lên và ra
ngoài để khóa nó ở vị trí bảo dưỡng. Điều này cho phép truy nhập vào khay quạt dưới
và bộ lọc không khí mặt trước.
Nguyễn Văn Bình Trang 11
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 6: Hệ thông quản lý cáp
6. Bảng giao tiếp chuyển mạch – SIB
SIB tạo nên lưới chuyển mạch cho Router lõi T1600. Mỗi Router T1600 có 5
SIBs tại trung tâm mặt sau của khung máy từ khe SIB0 cho tới SIB4. Một trong 5
SIBs đóng vai trò backup cho 4 cái còn lại. Nếu 1 SIB bị lỗi, backup SIB sẽ được tích
cực, và lưu lượng chuyển tiếp tiếp tục mà không bị ảnh hưởng. Khi SIB lỗi được thay
thế, nó trở thành backup mới.
Hình 7: T1600 – SIB
Mỗi T1600 – SIB bao gồm:
 Lưới chuyển mạch ASICs
 Các liên kết tốc độ cao tới mỗi FPC
 Nút online/offline ở vị trí mặt của SIB
Nguyễn Văn Bình Trang 12
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 3 leds: Active, Ok, và Fail thể hiện trạng thái của SIB
Bảng 1: T1600 – SIB Leds
7. Hệ thống con chính của T1600
Hệ thống con chính cung cấp chức năng định tuyến và quản lý hệ thống của
Router. Chúng ta có thể cài đặt 1 hoặc 2 hệ thống con chính trên 1 router. Nó bao gồm

một cơ chế định tuyến và một bảng điều khiển liền kề. Để hoạt động, mỗi hệ thống
đóng vai trò như một đơn vị, cơ cấu định tuyến đòi hỏi bảng điều khiển tương ứng và
ngược lại.
Mỗi hệ thống con chính có 3 leds tại phía trên bên phải của giao tiếp thủ công,
thể hiện trạng thái của nó. Ngoài ra, còn có các leds trên mỗi cơ cấu định tuyến và
bảng điều khiển.
7.1 Mô tả cơ cấu định tuyến của T1600
Các quá trình phần mềm chạy trong cơ chế định tuyến bảo dưỡng bảng định
tuyến, quản lý giao thức định tuyến, điều khiển các giao tiếp của T1600, điều khiển
một số thành phần khung, và cung cấp giao tiếp cho việc quản lý hệ thống và sự truy
nhập của user vào Router.
Có thể cài đặt 1 hoặc 2 cơ cấu định tuyến trong Router. Cơ cấu định tuyến được
cài đặt ở phần trên của mặt sau của khung máy ở các khe RE0 và RE1. Mỗi cơ cấu
định tuyến đòi hỏi một board điều khiển được cài đặt ở khe kế cận. RE0 cài bên dưới
CB0, RE1 cài bên trên CB1. Cơ cấu định tuyến sẽ không khởi động nếu không có sự
xuất hiện của board điều khiển ở khe kế cận.
Nếu hai cơ cấu định tuyến được cài đặt, một đóng vai trò là master và cái còn lại
đóng vai trò backup. Nếu cơ cấu định tuyến chủ bị lỗi hay bị gỡ bỏ và cơ cấu dự phòng
được cấu hình thích hợp, nó sẽ giành lấy quyền làm chủ.
Nguyễn Văn Bình Trang 13
Nhãn Màu Trạng thái Miêu tả
Tích cực Xanh Sáng
SIB ở mode tích
cực
OK Xanh Sáng SIB đang hoạt động
Mờ SIB khởi động
FAIL Vàng Sáng SIB lỗi
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Cổng để kết nối cơ cấu định tuyến với các thiết bị quản lý bên ngoài được định vị
trên CIP.

Nếu hai cơ cấu định tuyến được cài đặt, cả hai phải có cùng mô hình phần cứng.
Bảng 2: Các loại RE
RE-600
- CPU: chạy phần mềm Junos để bảo dưỡng bảng
định tuyến và giao thức định tuyến.
- SDRAM: lưu trữ bảng định tuyến và bảng
chuyển tiếp cũng như các quá trình RE.
- CompactFlash card: lưu trữ bản sao phần mềm,
các file cấu hình, vi code.
- Đĩa cứng: lưu trữ log file, rác bộ nhớ, và khởi
động lại hệ thống khi CompactFlash card bị lỗi.
- EEPROM: Lưu trữ chuỗi số của RE.
- Các giao tiếp quản lý truy nhập của các thiết bị
ngoại vi.
RE-1600
Cũng bao gồm các thành phần có trong RE-600.
RE-1800
- CPU
- DRAM: lưu trữ bảng định tuyến và bảng chuyển
tiếp cũng như các quá trình RE.
- EEPROM
- Các giao tiếp quản lý sự truy nhập của các thiết
bị ngoại vi
- Extractor clips: điều khiển hệ thống khóa bảo vệ
RE.
7.2 Mô tả bảng điều khiển T1600
Khung T1600 hỗ trợ lên tới hai bảng điều khiển. Cơ cấu định tuyến đòi hỏi một
bảng điều khiển kế cận để cung cấp chức năng điều khiển và giám sát cho Router lõi
T1600. Các chức năng này bao gồm: quyết định quyền chủ tớ của cơ cấu định tuyến,
Nguyễn Văn Bình Trang 14

Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
điều khiển nguồn, và reset đối với các thành phần khác của T1600, giám sát và điều
khiển tốc độ quạt, và giám sát trạng thái hệ thống.
Hình 8: T-CB
Bảng 3: Trạng thái Led của T-CB
Nhãn Màu sắc Trạng thái Miêu tả
MASTER Xanh dương
Sáng T-CB chủ
Tắt T-CB backup
FAIL Vàng
Sáng T-CB lỗi
Tắt Ko lỗi trên T-CB
OK Xanh lá cây
Sáng T-CB online và hoạt
động bình thường
Mờ T-CB mở nguồn nhưng
không online
Tắt T-CB offline
8. SCGs – Sonet Clock Generators
Cung cấp tín hiệu đồng hồ ‘Stratum 3’ 19.44 Mhz cho các giao tiếp SDH/SONET
trên router. SCGs được cài đặt phía trên mặt sau của khung ở các khe SCG0 và SCG1.
Nguyễn Văn Bình Trang 15
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 9: SCG
Mỗi SCG gồm:
 Đồng hồ ‘Stratum 3’ 19.44 Mhz
 FPGA: thực hiện ghép các nguồn đồng hồ
 3 Leds: Ok, Fail, và Master, được định vị tại mặt của SCG, hiển thị trạng thái
của SCG.
 Nút SCG offline/online, định vị tại mặt của SCG.

 Hai ngõ vào của xung ngoại (không hỗ trợ)
Bảng 4: SCG’s leds
Nhãn Màu sắc Trạng thái Miêu tả
OK Xanh lá Sáng SCG online và hoạt động bình thường
FAIL Vàng Sáng SCG lỗi
MASTER Xanh dương Sáng SCG đóng vai trò Master
9. Giao tiếp thủ công của T1600
Giao tiếp thủ công cho phép ta quan sát trạng thái và thông tin khắc phục sự cố
nhanh chóng và có thể thực thi các chức năng điều khiển hệ thống. Giao tiếp thủ công
được cài đặt ở mặt trước của Router lõi T1600, và phía trên FPCs.
Mặt phía trước của giao tiếp thủ công gồm có:
 LCD hiển thị 4 dòng cùng với 6 nút điều hướng
 Đèn LED cảnh báo nhỏ màu vàng, cảnh báo lớn màu đỏ và nút ACO/LT
 Nút online/offline cho mỗi FPC để có thể điều khiển FPC offline cũng
như online
Nguyễn Văn Bình Trang 16
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 Các đèn LED: Master, OK, and Fail của các hệ thống con chính
 Các đèn LED: OK and Fail của SIB
 Các đèn LED: OK và Fail của các quạt
Hình 10: Mặt trước của giao tiếp thủ công
9.1 Nút ACO/LT
Hình dáng Màu sắc Trạng thái Mô tả hoạt động
Đỏ Sáng đều
Cảnh báo khẩn cấp – chỉ ra tình trạng
khẩn cấp có thể khiến cho router dừng
hoạt động. Nguyên nhân có thể: gỡ bỏ
các thành phần, hư hỏng hay quá nhiệt.
Vàng Sáng đều
Cảnh báo – một cảnh báo bảo dưỡng

hay sự tăng nhiệt độ.
- -
Ngưng hoạt động của led đỏ và vàng.
Khi nhấn nút và giữ sẽ làm cho tất cả
các led trên giao tiếp thủ công đều sáng
nhằm mục đích test hệ thống.
9.2 LCD và nút điều hướng
LCD hoạt động ở hai mode: Idle và alarm
Nguyễn Văn Bình Trang 17
ACO/L
T
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
 Idle Mode
Hình 11: LCD ở Idle mode
LCD hiển thị các thông tin sau:
- Dòng đầu tiên: tên Router
- Dòng 2: thời gian mà Router đã chạy theo định dạng sau: Up days +
hours:minutes
- Dòng 3 và 4: tin nhắn về trạng thái, được thay đổi sau mỗi 2s. Để thay
đổi tin nhắn mặc định sau mỗi 2s, sử dụng “set chassis display
message” trong CLI.
 Alarm Mode
Hình 12: LCD ở trạng thái alarm
LCD hiển thị các thông tin sau:
- Dòng 1: tên Router
- Dòng 2: số cảnh báo tích cực
- Dòng 3 và 4: các tin nhắn cho mỗi cảnh báo, tin nhắn của tình trạng
nghiêm trọng nhất được hiển thị trước. Tiền tố trong mỗi dòng chỉ ra
cảnh báo là cảnh báo đỏ hay vàng.
9.3 Các Led của hệ thống con chính

Mỗi hệ thống con chính có 3 led ở góc trên bên phải của giao tiếp thủ công, thể
hiện trạng thái của nó. Led HOST0 – chỉ ra trạng thái của cơ cấu định tuyến ở khe RE0
và CB ở khe CB0. Led HOST1 – chỉ ra trạng thái của RE ở khe RE1 và CB ở khe
CB1.
Bảng 5: Led của các hệ thống con chính
Nguyễn Văn Bình Trang 18
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Nhãn Màu sắc Trạng thái Miêu tả
FAIL Đỏ Sáng Host offline
OK Xanh lá cây Sáng Host online và hoạt
động bình thường
MASTER Xanh lá cây Sáng Host đóng vai trò
Master
9.4 Các led SIB
Mỗi SIB có 2 led chỉ ra trạng thái của nó. Các led của SIB: từ SIB0 tới SIB4 ở
góc trên bên phải của giao tiếp thủ công.
Bảng 6: Các SIB led
Nhãn Màu sắc Trạng thái Miêu tả
FAIL Đỏ Sáng SIB lỗi
OK Xanh lá cây Sáng
SIB hoạt động bình
thường
9.5 FPC leds
FPC led: được đánh nhãn từ FPC0 cho tới FPC7 được thiết kế dọc theo đáy của
giao tiếp thủ công.
Bảng 7: FPC leds
Nhãn Màu sắc Trạng thái Miêu tả hoạt động
FAIL Đỏ Sáng FPC lỗi
OK Xanh lá cây
Sáng FPC hoạt động bình thường

Mờ FPC đang khởi động
10. Bảng giao tiếp kết nối CIP
Nguyễn Văn Bình Trang 19
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
CIP bao gồm các đầu kết nối Ethernet, Console, và đầu kết nối bổ sung cho cơ
cấu định tuyến và các liên kết với rơle cảnh báo. Điểm xả tĩnh điện trước được định vị
gần đáy của CIP. CIP được định vị phía bên trái của khung card FPC.
Hình 13: CIP
10.1 Các cổng của cơ chế định tuyến
CIP có hai tập các cổng dùng để kết nối cơ cấu định tuyến với các thiết bị quản lý
bên ngoài. Tập phía trên, được đánh nhãn là HOST0, kết nối với cơ cấu định tuyến ở
khe RE0, và tập phía dưới, đánh nhãn là HOST1, kết nối với cơ cấu định tuyến ở khe
RE1.Từ các thiết bị quản lý bên ngoài này, chúng ta có thể sử dụng CLI để cấu hình
Router.
Mỗi tập sẽ bao gồm các cổng sau:
 Ethernet:
Kết nối cơ cấu định tuyến thông qua kết nối Ethernet tới mạng quản lý nội bộ
LAN cho việc quản lý ngoài băng. Cổng sử dụng đầu nối RJ-45 để hỗ trợ cả kết
nối 10 và 100 Mbps. Hai led nhỏ ở biên trái của cổng này chỉ ra kết nối đang
được sử dụng: led màu vàng cho kết nối 10 Mbps, và led màu xanh cho kết nối
100 Mbps.
 Console:
Nguyễn Văn Bình Trang 20
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Kết nối cơ cấu định tuyến tới hệ thống console thông qua 1 cáp nối tiếp RS-
232.
 Cổng bổ sung:
Kết nối cơ cấu định tuyến tới laptop, moderm hoặc các thiết bị bổ trợ khác
thông qua 1 cáp nối tiếp RS-232.
10.2 Các liên kết với Rơle cảnh báo

CIP có hai liên kết với Rơle cảnh báo để kết nối router với các thiết bị cảnh báo
bên ngoài. Khi nào điều kiện hệ thống kích hoạt đèn cảnh báo màu đỏ hoặc màu vàng
trên giao tiếp thủ công, kết nối với Rơle cảnh báo khi đó cũng sẽ được tích cực. Kết
nối với Rơle cảnh báo được định vị phía dưới các cổng cơ chế định tuyến
11. Hệ thống nguồn
Router lõi T1600 có hai bộ cung cấp nguồn chia sẻ tải trùng lặp, định vị tại phía
dưới mặt sau của khung máy ở các khe PEM0 và PEM1.
Các bộ cung cấp nguồn kết nối với mặt phẳng giữa – nơi phân phối nhiều điện áp
ngõ ra được tạo ra bởi bộ cung cấp nguồn cho các thành phần của T1600, phụ thuộc
vào yêu cầu về điện áp của từng thành phần. Đối với mỗi điện áp ngõ ra mà bộ cung
cấp nguồn tạo ra, sẽ có hoặc là 1 CB hoặc là một bộ hạn dòng.
Mỗi bộ cung cấp nguồn được làm mát bằng hệ thống làm mát nội của chính nó.
Router T1600 hỗ trợ các bộ cung cấp nguồn sau:
• Nguồn cung cấp 3 ngõ vào 240 Ampe DC
• Nguồn cung cấp 4 ngõ vào 240 Ampe DC
11.1 Nguồn cung cấp DC 3 ngõ vào 240 A
Mỗi nguồn cung cấp DC 3 ngõ vào nặng gần 11.3 kg và bao gồm 3 ngõ vào, 3
CB 80A, 1 quạt, và các led để quan sát trạng thái của bộ cung cấp nguồn.
Nguyễn Văn Bình Trang 21
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 14: Nguồn cung cấp DC 3 ngõ vào 240A
3 ngõ vào được đánh nhãn là Input 0, Input 1 và Input 2 từ trên xuống dưới. Mỗi ngõ
vào cung cấp -48 VDC cùng với 1 CB 80A. Khóa mode ngõ vào cho phép chúng ta
lựa chọn số ngõ vào: 2 hoặc 3. T1600 yêu cầu mode 3 ngõ vào.
Khi router T1600 hoạt động bình thường và cả hai nguồn cung cấp đều tích cực,
việc chia sẻ tải giữa chúng sẽ xảy ra một cách tự động. Khi 1 nguồn cung cấp lỗi hoặc
bị tắt, nguồn còn lại sẽ ngay lập tức gánh vác toàn bộ tải điện của hệ thống.
Bảng 6: Dung sai lỗi trong mode 3 ngõ vào
Ngõ vào Mode 3 ngõ vào
Ngõ vào 0

Nếu ngõ vào 1 lỗi, ngõ vào 0, 1, 2 và nguồn cung cấp bị tắt. Nguồn
còn lại sẽ gánh toàn bộ tải điện cho cả 3 ngõ vào.
Ngõ vào 1
Nếu ngõ vào 1 lỗi, ngõ vào 0 không bị ảnh hưởng, ngõ vào 1, 2 bị tắt.
Nguồn cung cấp còn lại sẽ gánh tải điện của ngõ vào 1 và 2
Ngõ vào 2
Nếu ngõ vào 2 lỗi, ngõ vào 0 không bị ảnh hưởng, ngõ vào 1, 2 bị tắt.
Nguồn cung cấp còn lại sẽ gánh tải điện của ngõ vào 1 và 2
11.1.1 Led của nguồn cung cấp 3 ngõ vào
Các led ở mặt trước của mỗi nguồn cung cấp chỉ ra trạng thái của nó. Ngoài ra,
một lỗi của nguồn cung cấp sẽ kích hoạt đèn cảnh báo màu đỏ trên giao tiếp thủ công.
Nguyễn Văn Bình Trang 22
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 15: Led của nguồn cung cấp DC 3 ngõ vào
Bảng 7: Led của nguồn cung cấp DC 3 ngõ vào
Led Màu sắc Trạng thái Miêu tả hoạt động
CB on (1 led
cho 1 ngõ vào)
Xanh lá
Sáng CB đã tích cực
Tắt
CB chưa được mở hoặc hệ thống con
chính phát hiện lỗi và tắt CB
DC OK (1 led
cho 1 nguồn
cung cấp
Xanh dương
Sáng
Nguồn cung cấp hoạt động bình
thường

Mờ
Nguồn cung cấp đang khởi động,
chưa hoạt động chính xác
Hiện diện ngõ
vào (1 led cho
Xanh lá cây
Sáng Ngõ vào đang nhận điện áp
Tắt Chưa có điện áp tại ngõ vào
Quá nhiệt (1
led cho 1
nguồn cung
Vàng
Sáng Nguồn cung cấp quá nhiệt
Tắt
Nhiệt độ nguồn cung cấp vẫn đang
trong giới hạn cho phép hoặc nguồn
chưa mở
11.2 Nguồn cung cấp 4 ngõ vào
Mỗi nguồn cung cấp 4 ngõ vào nặng xấp xỉ 12 kg và gồm có 4 ngõ vào, 4 CBs 60
A, 1 quạt, và các led để quan sát trạng thái của nó.
Nguyễn Văn Bình Trang 23
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
Hình 16: Nguồn cung cấp DC 4 ngõ vào
Các ngõ vào được đánh nhãn từ Input 0 cho tới Input 3 từ trên xuống dưới. Mỗi
ngõ vào cung cấp -48 VDC và có 1 CB 60A.
Khi Router hoạt động bình thường và cả hai nguồn cung cấp đều tích cực, việc
chia sẻ tải diễn ra một cách tự động. Khi một nguồn bị lỗi hoặc bị tắt, nguồn còn lại sẽ
ngay lập tức gánh vác toàn bộ tải điện của hệ thống.
11.2.1 Led của nguồn cung cấp 4 ngõ vào
Hình 17: Led của nguồn cung cấp 4 ngõ vào

Bảng 8: Led của nguồn cung cấp 4 ngõ vào
Led Màu sắc Trạng thái Miêu tả hoạt động
Sự hiện diện
của ngõ vào (1
Xanh lá
Sáng Ngõ vào đang nhận điện áp
Tắt Điện áp chưa có tại ngõ vào
CB on (1led
cho 1 ngõ vào)
Xanh lá
Sáng CB đang tích cực
Mờ
CB chưa được mở hoặc hệ thống con
chính phát hiện lỗi và tắt CB
DC OK (1 led Xanh dương
Sáng Nguồn hoạt động bình thường
Mờ Nguồn đang khởi động, hoặc chưa
Nguyễn Văn Bình Trang 24
Báo cáo thử việc Tìm hiểu phần cứng Router lõi T1600
cho 1 nguồn
cung cấp
hoạt động chính xác
Quá nhiệt (1
led cho 1
nguồn cung
Vàng Sáng Nguồn cung cấp quá nhiệt
Tắt
Nhiệt độ nguồn cung cấp vẫn đang
trong giới hạn cho phép hoặc nguồn
chưa mở

11.3 Các tiêu chuẩn về điện của hệ thống nguồn của T1600
Bảng 9: Các tiêu chuẩn điện của nguồn cung cấp
Thành phần Tiêu chuẩn
Điện áp DC ngõ
vào
Tầm hoạt động: -40 tới -72 Vdc
Chú ý: nếu điện áp ngõ vào giảm xuống từ -37.5 cho tới -39.5 Vdc,
phần định tuyến sẽ tự động tắt, tuy nhiên các mạch còn lại vẫn tích
cực. Khi điện áp ngõ vào trở lại từ -43 tới -44 Vdc, Router tự động
khởi động lại và hệ thống trở lại hoạt động bình thường trong vòng
30 phút.
Dòng hệ thống 174A với -48V (chuẩn)
12. Hệ thống làm mát
Các thành phần của hệ thống làm mát làm việc chung với nhau để giữ cho các
thành phần của Router ở trong các điều kiện nhiệt độ chấp nhận được.
Hình 18: Dòng không khí thông qua khung máy
Nguyễn Văn Bình Trang 25

×