Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

hoàn thiện quy chế chi bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 103 trang )

TIỂU ĐỀ ÁN:

HOAN THIỆN QUY CHẾ PHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHỦ NHIỆM: TRẦN ĐỨC NGHIÊU

Hà Nội - 2005


NHẬN XÉT TIỂU ĐỀ ÁN: HOÀN THIỆN QUY CHẾ CHI BHXH
Chủ nhiệm tiểu đề án: Trần Đức Nghiêu,
Trưởng Ban quản lý chỉ BHXH
Sau khi đọc xong toàn văn bản tổng hợp kết quả nghiên cứu tiểu đề án:
Hoàn thiện quy chế chỉ BHXH, tơi xin có một số nhận xét sau đây:

1) Ưu điểm của tiểu đề án:
1) Tiểu đề án đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản của các ngành, các
cấp, của BHXH Việt Nam ban hành liên quan đến quy chế chi BHXH. Đồng
tình với nhận định của tiểu đề án đánh giá về quy chế quản lý chỉ BHXH

được trình bày ở trang 6-7, trang 32.

2) Tiểu để án đã trình bày khá cụ thể và rõ ràng 6 nội dụng cụ thể về
chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được trình bày từ trang 8-19.
Đặc biệt ở nội dung thứ 2 quy trình chi trả lương và trợ cấp BHXH hàng
tháng, tiểu đề án đã trình bày khá rõ quy trình thực hiện chỉ trả, trách nhiệm
và sự phối hợp giữa các phòng của BHXH tỉnh và BHXH huyện trong việc

thực hiện công tác chỉ trả. Về phương thức chỉ trả, tiểu để án đã nêu được
những ưu nhược điểm của 2 phương thức: chỉ trả trực tiếp và gián tiếp.
Về quản lý đối tượng di chuyển tạm vắng, tạm trú, đây là nội dung
được cải tiến trong công tác chi trả được thực hiện từ năm 2004, nhằm tạo



điều kiên thuận lợi cho đối tượng hưởng lương hưu tạm vắng nơi cư trú từ 3
tháng trở lên có nhu cầu lĩnh lương hưu tại nơi tạm trú. Nội dung này phù

hợp với thực tế, cần phải được tiếp tục triển khai.
3) Quy trình, nội dung chỉ trả trợ cấp 1 lần được trình bày từ trang 19
— 23; qui trình chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức. Cách trình
bày các nội dung này cũng rõ ràng, dễ hiểu.


4) Tiểu để án đã trình bày được những ưu điểm, nhược điểm của quy
trình hiện hành về quản lý chi BHXH. Về cơ bản, những nhược điểm của quy

trình quản lý chi BHXH đã được tiểu đề án đưa ra các biện pháp khắc phục.
Cách trình bày này là lơgich. Ví dụ tồn tại ở trang 37 có ghi: ở một số địa
phương hiện nay vẫn cịn tình trạng báo giảm chậm đối tượng chết, vi phạm
pháp luật, đối tượng khơng cịn điều kiện hưởng...do cần bộ BHXH hoặc đại

lý cịn nể nang, chưa làm hết trách nhiệm...thì trang 43 tiểu để án đề xuất
biện pháp khắc phục là: niêm yết đanh sách của đối tượng được hưởng cho

từng phường xã, để các đối tượng tự kiểm tra lẫn nhau...
5) Thành công rõ nét nhất là tiểu để án đã dự thảo được văn bản sửa
đổi bổ sung một số điều quy định về quản lý chỉ trả các chế độ BHXH bắt
buộc ban hành kèm theo Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003
của BHXH Việt Nam.
1) Về tôn tại:

Tuy nhiên tiểu để ấn cũng còn một số tồn tai sau đây:
1) Một số nhận định còn chung chung, chưa rõ nên không đề ra được


các biện pháp khắc phục, ví dụ ở trang 37 nhận định tồn tại, đoạn 2 trang 37:
“ở một số địa phương...danh sách chi trả”

2) Mục tiêu của tiểu để án là đánh giá thực trạng quy chế quản lý chỉ,
trong đó có cả chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện, nhưng tiểu để án
chưa trình bày rõ các nội dung trong quy chế, nặng về trình bày quy trình,
phần quy chế ở trang 45 còn chung chung chưa rõ. Nhưng theo chúng tơi đây

là để án cải cách hành chính nên tiểu để ấn đi sâu vào nơi dung quy trình
được thể hiện ở bản dự thảo sửa đổi bổ sung quyết định 1184.
3) Các mẫu biểu của Ban chỉ đưa ra có nhiều tiêu thức được thể hiện
bằng các cột, dịng trong các bảng biểu là không cần thiết. Các tiêu thức này
lẽ ra phải bỏ để đơn giản hoá các bảng biểu và giảm công việc của địa


phương. Ví dụ cột 4, 11, 14, 15 biểu số 4A-CBH... Biểu 4B-CBH, 4B1-CBH,
SO2-CBH... cũng có các cột thức tương tự.
Tóm lại: tuy cịn một số vấn đề tồn tại, nhưng cơ bản tiểu đề án đã đạt
được mục tiêu đề ra. Đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu. Và đề nghị tập thể

tác giả tiếp tục nghiên cứu để xuất các tiêu thức cần thiết cho công tác quản
lý ch: BHXH, phục vụ cơng tác cải cách hành chính trong ngành.

Người nhận xét

#

Bùi Văn Hồng



NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
“Hoàn thiện quy chế chỉ bảo hiểm xã hội ”
Sau khi đọc Tiểu đề án “Hoàn thiện quy chế chỉ BHXH” do cử
nhân Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm, tơi có nhận xét như sau:
1. sự cần thiết của Tiểu đề án
Chỉ trả lương hưu và các chế độ trợ cấp BHXH là một trong những
nhiệm vụ chủ yếu của Ngành BHXH, làm tốt công tác này cũng có nghĩa
là cùng một lúc đạt được 2 mục tiêu: thứ nhất, đảm bao quyền lợi của
người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH; £hứ hai, sử dụng và quản lý có
hiệu quả quỹ BHXH. Hai mục tiêu trên cũng chính là những u cầu mà
cơng tác chi trả phải đạt được. Để đạt được các mục tiêu trên, địi hỏi
cơng tác chỉ trả phải được quy định cụ thể theo một quy trình khoa học,
sát thực tiễn, từ khâu chi trả đến khâu quản lý đối tượng trước và sau chỉ
trả. Từ khi thành lập đến nay, BHXH Việt Nam đã có khá nhiều văn bản
quy định về cơng tác này nhưng chưa có một đánh giá cụ thể về tính hiệu

quả của các quy định hiện hành để từ đó sửa đổi, bổ sung, hồn thiện quy
trình chỉ trả. Vì các lý do trên, theo tơi việc nghiên cứu để hồn thiện quy
chế chi trả BHXH do Cử nhân Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm là cần

thiết, nó có cả ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa

hiệu quả hoạt động của Ngành nói chung và hoạt động chỉ trả nói riêng.

2. Kết cấu nội dung của Tiểu đề án

Tiểu đề án được kết cấu làm 3 phần

Phần I. Thực trạng về công tác quản lý chỉ các chế độ. Phần này

được tác giả trình bày trong 25 trang từ trang 3 - trang 28

Phần II. Đánh giá về công tác quản lý chỉ BHXH trong những
năm qua được trình bày trong 14 trang từ trang 29 - 42
Phần HII. Một số đề xuất, kiến nghị được trình bày trong 7 trang
từ trang 43- 49

Về kết cấu với một Tiểu đề án được phân ra 3 phần như vậy là hợp
lý. Tuy nhiên, nếu Tiểu để án có phần mở đầu và phần kết luận thì sẽ

đảm bảo thể thức và tính lơgic hơn; mặt khác đã là một cơng trình nghiên
cứu khoa học thì sự thiểu vắng 2 mục trên sẽ làm giảm đi rất nhiều tính
lý luận của cơng trình nghiên cứu.


3. Những đóng góp của Tiểu đề án
- Trong phần Ï. Tiểu đề án đã hệ thống được những văn bản liên
quan đến cơng tác chỉ trả của Chính phủ, các Bộ chức năng và của BHXH
Việt Nam. Với 10 văn bản của Chính phủ, 6 văn bản của các Bộ, Liên bộ
và 14 văn bản của BHXH Việt Nam đã cho thấy đây là cơng tác được
Chính phủ và tồn ngành rất quan tâm. Thơng qua những văn bản pháp

quy trên, Tiểu đề án đã sơ bộ đánh giá những mặt được, những tổn tại,
hạn chế trong nội đụng một số văn bản đã ban hành ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả công tác chỉ trả.

Trong phần này, Tiểu đề án có đề cập đến các phương thức chỉ trả

là chi trả trực tiếp và gián tiếp, đã đánh giá được những ưu điểm và hạn
chế của từng phương thức nhưng tính pháp lý của phương thức chi trả tực

tiếp ở đây lại chưa được làm rõ.
- Ở phần II. Trên cơ sở hệ thống hoá các quy định, quy trình ch

trả hiện
chế của
về mẫu
+

hành, Tiểu đề án đã rút ra được những mặt được và những hạn
công tác chỉ trả (bao gồm một số hạn chế về công tác quản lý và
biểu quản lý).
Về những mặt được, Tiểu để án đưa ra một số điểm như chi trả

đây đủ, kịp thời; có sự phân cấp, tạo được sự phối hợp giữa cơ quan
BHXH và các đại lý chi trả, thấy được vai trò quan trọng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác chỉ trả.

+ Về những tồn tại, Tiểu để án chỉ ra những tồn tại trong công tác

quản lý và tồn tại về mẫu biểu quản lý. Ở phần tồn tại về công tác quản
lý, được chia làm các mục nhỏ theo từng chế độ, việc phân chia trên là

hợp lý để đễ nhận thấy những hạn chế, tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung.
Còn những tồn tại trong các mẫu biểu, Tiểu đề án chỉ ra những bất
hợp lý của một số mẫu biểu gây khó cho cơ sở, ảnh hưởng tới công tác
chỉ trả.

Trong phần IHI. Tiểu đề án đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về
công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung mẫu biểu và một số quy định cịn
vướng mắc trong q trình thực hiện

Về các quy định quản lý, Tiểu để án đưa ra 5 giải pháp. Nhìn
chung các giải pháp đưa ra là phù hợp theo hướng cải cách hành chính,
tuy nhiên các biện pháp trên lại chưa rõ nét, chưa được cụ thể mà mới chỉ

dừng lại ở mức chung nhất; chẳng hạn như biện pháp đẩy mạnh cải cách
2


hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy
tờ... nếu chỉ như vậy thì biện pháp này sẽ đúng với mọi hoạt động của

ngành chứ khơng riển gì cơng tác chi trả. Vấn đề cần làm rõ ở đây là
trong cơng tác chỉ trả thì cải tiến, đổi mới cái gì, loại bỏ cái gì... tất cả
phải là rất cụ thể thì biện pháp mới có tính thuyết phục và khi đưa vào áp

dụng sẽ khả thi.
Về sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, Tiểu đẻ án đề nghị bỏ một biểu và
sửa đổi 6 biểu và một số nghiệp vụ. Những tồn tại này đã được chỉ ra
tương đối cụ thể.
Về một số vướng mắc về chế độ chính sách trong q trình thực
hiện, Tiểu để án đưa ra 3 vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung.
Cuối cùng Tiểu đề án đã dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một
số điều quy định về quản lý, chỉ trả các chế độ BHXH bắt buộc thuộc hệ
thống BHXH Việt Nam.
Ngoài những nội dụng trên, tác giải đã soạn thảo Dự thảo Quyết

định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quản lý chỉ trả các chế độ
BHXH bắt buộc và Quyết định của Bộ tài chính về sửa đổi bổ sung chế
độ kế toán BHXH để tham khảo. Đây là sự cố gắng của tác giả. Tuy
nhiên, nếu đi vào cụ thể từng nội dung thì cịn nhiều vấn đề cần phải bàn

tiếp.
5. Những nội dung cần làm rõ hơn
Bên cạnh những đóng góp của Tiểu để án như đã trình bày ở trên,
theo tôi Tiểu đề án cần nghiên cứu và làm rõ thêm một số nội dung sau:
$.1. Về kết cấu

Tỷ lệ giữa các phần, mục của Tiểu để án chưa cân đối, cụ thể phần
Icon quá dài 25/49 trang, chiếm tới
phần này chủ yếu là tổng hợp lại tên
của Nhà nước và của ngành về công
giá của tác giả trong phần này là quá

51% (từ trang 3 - trang 28), hơn nữa
và nội dung các quy định hiện hành
tác chi trả, cịn việc phân tích, đánh
ít.

3,2. Về nội dung, trong một số mục cần được làm rõ hơn nữa, cụ
thể phần những đánh giá về công tác quản lý BHXH trong những năm
qua (irang 28) những kết quả đạt được mà Tiểu đề án đưa ra chưa thật nổi
bật, cịn có sự trùng lắp khơng cần thiết khi đánh giá về nội dung chỉ trả
3


đầy đủ, kịp thời và an toàn (trang 28 và trang 30); một số mẫu biểu và sơ
đồ chưa thật sự làm nổi bật nội dung phải đề cập, làm rõ của Tiểu đề án
là Hoàn thiện quy chế chi BHXH
(ví dụ biểu số 1 trang 20, biểu số 2 trang 30) ở đây sự phân chia chỉ tiết

như trong mẫu biểu là khơng cần thiết...


6. Kết luận
Với những đóng góp và hạn chế đã nêu trên, so với yêu cầu của

một Tiểu để án, tôi đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu./.

Hà Nội, ngày 17/4/2006
NGƯỜI NHẬN XÉT

2
Ths. Chu Đức Hoài


LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý, chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một trong những hoạt
động chủ yếu của ngành Bảo hiểm xã hội. Hàng năm, hệ thống Bảo hiểm xã
hội Việt Nam quản lý, chỉ trả cho gần 2 triệu người hưởng các chế độ bảo

hiểm xã hội hàng tháng, trên 3 triệu người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1
lần, ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức với số tiền chỉ trả hàng năm gần
20.000 tỷ đồng.
Các đối tượng được chỉ trả ở 2 nguồn chỉ trả khác nhau, nguồn ngân
sách Nhà nước chỉ trả cho những người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
trước 1/10/1995, cịn ngn Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo chỉ trả cho những

người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ 1/10/1995 trở lại. Các đối tượng
sinh sống rải rác ở các vùng, miễn trong cả nước lại có biến động thường
xuyên như: thay đổi mức hưởng, hết thời hạn hưởng, chết và thay đổi nơi lĩnh
trợ cấp... nên quản lý hết sức phức tạp. Do đó, thực hiện chỉ trả đến đối tượng
được đầy đủ, đúng mức hưởng và đúng thời gian đồng thời quản lý Quỹ

BHXH được chặt chẽ, khơng bị thất thốt là yêu cầu hết sức quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chi trả, ngay từ những
ngày đầu thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có các văn bản quy định,
hướng dẫn tạm thời về công tác quản lý, chỉ trả, tiếp đến là các Quyết định
ban hành quy định thay thế cho phù hợp như: Quyết định số 177/BHXH,

Quyết định số 2903/1999-QĐ-BHXH và gần đây là Quyết định sé 1184/QDBHXH-BC.

Về cơ bản, các quy định trên đã thể chế hoá được các văn bản của Nhà
nước về công tác chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã hội trong từng thời kỳ. Tuy
nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, thực hiện chương trình cải
cách hành chính của Nhà nước và của Ngành, đòi hỏi Bảo hiểm xã hội Việt

Nam cần phải nghiên cứu để đổi mới, hồn thiện hơn nữa cơng tác quản lý,
chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội để phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn,
đơn giản hố các thủ tục hành chính đồng thời quản lý đối tượng và quỹ
-2-


BHXH ngày càng chặt chẽ, do đó việc nghiên cứu tiểu để án “Hoàn thiện
quy chế chỉ bảo hiểm xã hội” là hết sức cần thiết.
L MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU.

- Nghiên cứu thực trạng về quy chế chỉ các chế độ bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy

chế chi các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
II PHẠM VI NGHIÊN CÚU.
Nghiên cứu các quy định và quy trình quản lý chi trả các chế độ bảo

hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay.

II. NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU.
Ngoài phần mở đâu và kết luận, tiểu để án gồm 4 phân chính sau:
Phần I: Thực trạng về công tác quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội
hiện nay.
Phân II: Đánh giá về công tác quản lý chỉ các chế độ BHXH trong
những năm qua.

Phần II: Một số để xuất kiến nghị.

Phần IV: Dự thảo các văn bản sửa đổi, bổ sung.


PHẨNI
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ

BẢO HIỂM XÃ HỘI HIỆN NAY
1. Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về công tác quản lý chỉ
các chế độ BHXH.
Công tác quản lý, chi trả các chế độ BHXH hiện nay được thực hiện
theo các văn bản của Chính phủ, các Bộ Tài chính, Lao động thương binh và
xã hội và Bộ y tế và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như
sau:
1.1. Văn bản của Chính phủ.
1.1.1. Nghị định 100/2002/ NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam;
1.1.2. Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP


ngày 26/01/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ; Nghị

định số 94/1999/NĐ- CP ngày 08/9/1999 của Chính phủ về việc sửa đối, bổ
sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành đối với sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân ban hành kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ;

1.1.3. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm
theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995;

1.1.4. Nghị định số 121/2003/ ND- CP ngay 21/10/2003 của Chính phủ
về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

1.1.5. Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính
sách đối với lao động đơi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.


1.1.6. Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng
Chính phủ vẻ việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội
Việt Nam.

1.1.7. Các Nghị định của Chính phủ quy định về mức tiền lương tối
thiểu chung:
- Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993 quy định mức lương tối thiểu là

120.000 đồng, được thực hiện từ 01/6/1993.

- Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 quy định mức lương tối thiểu là


144.000 đồng, được thực hiện từ 01/01/1997.

- Nghị định số 175/CP ngày 15/12/1999 quy định mức lương tối thiểu là
180.000 đồng, được thực hiện từ 01/01/2000.

- Nghị định số 77/CP ngày 15/12/2000 quy định mức lương tối thiểu là
210.000 đồng, được thực hiện từ 01/01/2001.
- Nghị định số 03/CP ngày 15/01/2003 quy định mức lương tối thiểu là

290.000 đông, được thực hiện từ 01/01/2003.
1.1.8. Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19/01/2004 của Chính phủ vẻ
việc điều chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993.
1.1.9. Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH.

1.1.10. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và Nghị định số
63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo

hiểm y tế.
1.2. Văn bản của các Bộ liên quan.

1.2.1. Quyết định số 1124-TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1996 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Bảo hiểm xã

hội, Quyết định số 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999, Quyết định số
07/2003/QĐ-BTC ngày 17/01/2003 và Quyết định số 18/2004/QĐÐ-BTC ngày


16/02/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán

Bảo hiểm xã hội.
1.2.2. Thơng tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Quy chế Quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
1.2.3. Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH

ngày

12/3/2003

của Bộ

LĐTE và XH về việc hướng dẫn thi hành một số điểu của Nghị định số

01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
ngày 26/01/1995 ngày 9/1/2003 của Chính phủ.
1.2.4.

Thơng

tư số 08/2003/TT-BLĐTBXH

ngày

8/4/2003

của

Bộ


LĐTBE và XH về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, PHSK quy
định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ.
1.2.5. Thơng tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ y tế và Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam quy định danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa
bệnh dài ngày.
1.2.6. Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/1999

của Bộ y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các cơ sở khám, chữa
bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia BHXH.

1.3. Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1.3.1. Quyết định số 195/2003/QĐ-BHXH ngày 19/2/2003 của Tổng
giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội địa
phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.3.2. Quyết định số 723/QĐ-BHXH-TCCB ngày 10/7/2002 của Tổng
giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao nhiệm vụ quản lý BHXH
quốc phòng an ninh về các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


1.3.3. Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 của Tổng
giám đốc BHXH Việt Nam quy định quản lý, chỉ trả các chế độ BHXH bắt
buộc.

1.3.4. Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết
hưởng các chế độ BHXH.

1.3.5. Quyết định số 1826/QĐ-BHXH ngày 01/12/2004 về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng BHXH
ban hành kèm theo Quyết định số 1584/BHXH.

1.3.6. Quyết định số 2057/BHXH-QĐ ngày 20/12/2004 về việc ban
hành quy định quản lý, khai thác và sử dụng chương trình ứng dụng CNTT.
1.3.7. Cơng văn số 683/BHXH-BC ngày 22/3/2004 của Báo hiểm xã hội
Việt Nam về việc chỉ trả lương hưu cho đối tượng tại nơi tạm trú.
1.3.8. Công văn số 1723/BHXH-BC ngày 29/5/2003 của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
1.3.9. Công

văn

số 3077/BHXH-QLC

ngày 28/11/2002 vW chỉ trả

BHXH cho đối tượng cưỡng chế thi hành án.
1.3.10. Công văn số 1706/BHXH-BC ngày 28/5/2004 VW nâng cao
trách nhiệm trong công tác quản lý đối tượng, quản lý chỉ trả.
1.3.11. Công văn số 91/BHXH-QLC ngày 18/01/2001 V/ điều chỉnh

sai sót sau khi kiểm tra hồ sơ hưởng BHXH.
1.3.12. Công văn số 3451/BHXH/BC ngày 22/9/2004 về việc tạm ứng

kinh phí chi tra các chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức.
1.3.13. Công văn số 729/BHXH-KHTC ngày 24/6/1998 và Công văn số


1705/BHXH-BC ngày 28/5/2004 về việc quy định lệ phí chỉ.
1.3.14. Cơng văn số 2190/BHXH-KHTC ngày 26/10/2000 về việc thăm
hỏi đối tượng khi từ trần.


Nhìn chung, hệ thống các văn bản do Chính phủ, các Bộ liên quan và

do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trong những năm qua đã thể chế hoá
được đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chính sách
BHXH, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia và
thụ hưởng các chế độ BHXH. Về cơ bản, các văn bản đã hướng dẫn được đây
đủ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý, đáp ứng yêu cầu trong
công tác quản lý, chỉ trả cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo

hiểm xã hội, từng bước tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong việc
thực hiện ở cơ sở. Một số văn bản đã có bước cải cách thủ tục hành chính
nhằm phục vụ ngày càng thuận lợi cho đối tượng như: đối tượng không cần

chuyển hộ khẩu nhưng vẫn nhận được lương hưu nơi tạm trú (công văn
683/BHXH-BC), văn bản số 1184/BHXH-QĐ-BC đã quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thời gian và sự phối hợp thực hiện của các bộ phận trong việc quản
lý và chỉ trả phục vụ đối tượng cũng như trách nhiệm của đối tượng khi nhận
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Công văn số 1706/BHXH-BC yêu cầu
Bảo hiểm xã hội các cấp nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong quá
trình quản lý đối tượng và chỉ trả các chế độ BHXH, cũng như quy định trách
nhiệm của Bảo hiểm xã hội các cấp khi buông lỏng quản lý dẫn đến xảy ra
mất tiền, cắt giảm chậm khi đối tượng chết, hết hạn hưởng....
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì một số văn bản hiện nay
cịn hạn chế, đó là: Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định đến khi triển khai


thực hiện trong thực tế hiện nay còn chậm, phải trên 3 tháng mới được thực
hiện tại cơ sở do phải đợi thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện ở các cấp nên
tính thực thi của văn bản cịn chậm. Có văn bản ban hành từ những thập kỷ 80

của thế kỷ trước cho đến nay khơng cịn phù hợp nhưng chưa được bổ sung,
sửa đổi như Thông tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ y tế và Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam quy định danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa
bệnh dài ngày.... Một số văn bản chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo tính
thống nhất với các văn bản khác có liên quan, từ ngữ sử dụng đơi khi chưa
thống nhất, khó hiểu hoặc khi đọc có các cách hiểu khác nhau gây khó khăn
-8-


trong q trình triển khai thực hiện, có văn bản quy định cịn khó khăn khi áp
dụng cơng nghệ thơng tin. Sự phối hợp giữa các đơn vị ở cơ quan Bảo hiểm xã
hội Việt Nam trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổng kết thực tiễn

để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản trong một số trường hợp cịn
chưa được chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ....
2. Nội dung về công tác quản lý chỉ các chế độ BHXH bắt buộc.
Quản lý chỉ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được chia
làm 3 nhóm quản lý: Các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng, các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH I1 lần và các đối tượng hưởng các
chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức. Cụ thể như sau:
2.1. Chỉ trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

2.1.1. Các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
- Lương hưu (bao gồm: hưu quân đội, công nhân viên chức).
- Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn.
- Trợ cấp mất sức lao động


- Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ
tướng Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp 91).
- Trợ cấp công nhân cao su

- Trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động
- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng).
2.1.2. Quy trình chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng.
(1): Hàng tháng phòng CĐCS lập các mẫu C35-BH, C36-BH, C37-BH

và tổng hợp mẫu C42-BH của BHXH các huyện chuyển phòng CNTT.
(2): Phòng CNTT tiếp nhận các mẫu C235-BH, C36-BH, C37-BH và C42-

BH và đối tượng chỉ trả hàng tháng của tháng trước để in danh sách chỉ trả
(mẫu C34-BH), in xong chuyển phòng CĐCS các biểu mẫu trên.
-9-


(3): Phòng

CĐCS

nhận các mẫu

C34-BH,

C35-BH,

C36-BH,


C37-BH

C42-BH do phòng CNTT chuyển sang, kiểm tra lại lần cuối trước khi trình

giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển phịng KHTC tồn bộ các mẫu biểu trên
trước ngày 28 hàng tháng.
(4): Phòng KHTC tiếp nhận các mẫu C34-BH, C35-BH, C36-BH, C37-BH

C42-BH do phòng CĐCS chuyển sang, lập bảng tổng hợp danh sách chỉ trả
lương hưu và trợ cấp BHXH (biểu 2- CBH), đối chiếu, kiểm tra xong gửi
BHXH các huyện danh sách chỉ trả (mẫu C34-BH) và biểu số 2-CBH trước
ngày 30 hàng tháng; cấp kinh phí để BHXH các huyện tổ chức chỉ trả kịp thời
cho đối tượng.

(5y BHXH huyện tiếp nhận danh sách chỉ trả (mẫu C34-BH), bản tổng
hợp danh sách chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH (biểu 2-CBH) và kinh phí
của BHXH tỉnh cấp. Uỷ quyền cho đại điện chỉ trả theo hợp đồng chỉ trả; mẫu
C40-BH, thực hiện thủ tục ứng (theo mẫu C38-BH) để Đại diện chỉ trả thực
hiện chỉ trả trợ cấp cho đối tượng.
(6) Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chỉ trả trực tiếp: Cán bộ chỉ trả phải
thanh toán số tiền chỉ trả ngay trong ngày và thực hiện đúng các quy định
quản lý như chi qua đại diện chỉ trả.
(7) Dai dién chi tra thực hiện chỉ trả cho đối tượng.
(8) Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận tiền chỉ trả, Đại diện chỉ trả nộp
danh sách chỉ trả (mẫu C34-BH), quyết toán số tiền chi tra cho đối tượng theo
mẫu C39-BH và số tiền chưa trả cho đối tượng (nếu còn).
(9) Đối tượng 3 tháng liên tục chưa nhận lương hưu và trợ cấp đã đưa khỏi
danh sách, khi muốn nhận lại số tiên trên làm đơn gửi Đại diện chi trả (trường
hợp nhận trợ cấp tại Đại diện chỉ trả) hoặc gửi BHXH huyện (nếu nhận trợ cấp


tại BHXH huyện) để nhận lại số tiền chậm lĩnh. các tháng trước.
(10) Đại diện chi trả và cán bộ BHXH chỉ trả trực tiếp gửi BHXH huyện
danh sách báo giảm theo biểu 8-CBH bao gồm: đối tượng chết, hết hạn hưởng,

-10-


đối tượng 6 tháng liên tục không đến nhận tiên và đối tượng vi phạm pháp
luật, không đủ điều kiện hưởng BHXH theo quy định.

(11) BHXH huyện tổng hợp biểu 8-CBH của các đại diện chỉ trả và của
cán bộ BHXH chỉ trả trực tiếp để lập biểu 8A-CBH gửi phịng Chế độ chính
sách BHXH

tỉnh. Căn cứ đối tượng chưa nhận tién tro cấp trong tháng lập

Danh sách đối tượng chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH (mẫu C42-BH),

khi có quyết định đưa ra khỏi danh sách chỉ trả lập biểu 10-CBH: Danh sách
không phải trả lương hưu và trợ cấp BHXH, Xác nhận vào đơn đề nghị tiếp tục
nhận lại trợ cấp của đối tượng 3 tháng liên tục khơng nhận trợ cấp gửi phịng
Chế độ chính sách.

Phịng Chế độ chính sách tiếp nhận đơn để nghị nhận lại lương hưu và trợ
cấp của đối tượng tạm dừng chỉ trả của BHXH các huyện chuyển đến, kiểm
tra để ra Quyết định để đưa vào danh sách chỉ trả tháng sau.
Quy trình chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng được thể hiện

qua biểu đồ sau:


Biểu dé 1:

_QUY TRÌNH CHI TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BHXH
HÀNG THÁNG

Phịng Kế

Phịng Cơng
nghệ thơng

hoạch tài

chính

tin

Đại diện

Bảo hiểm xã

chỉ trả

hội huyện

-11-


Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, việc quản lý chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã
hội hàng tháng liên quan đến 3 phòng chức năng, khởi đâu từ Phòng Chế độ


chính sách để nhập các dữ liệu tăng, giảm, điều chỉnh, sau đó chuyển sang
phịng Cơng nghệ thơng tin in danh sách, cuối cùng là phịng Kế hoạch tài

chính kiểm tra để chuyển kinh phí và danh sách chỉ trả cho Bảo hiểm xã hội
các quận, huyện thực hiện chỉ trả. Trách nhiệm và sự phối hợp giữa các phòng
của Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện trong việc thực hiện quản
lý, chỉ trả các chế độ BHXH hàng tháng như sau:
2.1.2.1. Phòng Chế độ chính sách BHXH.

- Hàng tháng, căn cứ vào số đối tượng đang hưởng BHXH thường
xuyên đang quản lý và đối tượng tăng, giảm mới do xét duyệt trong tháng để
lập danh sách báo tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu
C35-BH); danh sách điều chỉnh tăng, giảm lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng (mẫu C36-BH); danh sách thôi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
(mẫu C37-BH), Những

đanh sách trên cùng với danh sách đối tượng chưa

nhận lương hưu và trợ cấp BHXH (mẫu C42-BH) của

BHXH các huyện báo

cáo, chuyển phịng Cơng nghệ thơng tin in danh sách chi trả lương hưu và trợ
cấp BHXH (mẫu C34-BH).

- Trong tháng có phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh khi lập vào các danh
sách trên phải lưu ý số tiền chậm lĩnh, truy lĩnh, điểu chỉnh của những tháng
trước khi vào danh sách chỉ trả để chuyển phịng CNTT có số liệu đưa vào cột
truy lĩnh trên danh sách chỉ trả (mẫu C34-BHI).


- Khi nhận lại danh sách chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH từ phịng
Cơng nghệ thơng tin, có trách nhiệm kiểm tra lại lần cuối trước khi trình Giám
đốc ký duyệt, sau đó chuyển cho phịng Kế hoạch Tài chính danh sách theo
các mẫu C35-BH, C36-BH, C37-BH và C42-BH, danh sách chỉ trả lương hưu

và trợ cấp BHXH (mẫu C34-BH) trước ngày 28 hàng tháng và tổng hợp số đối

tượng, số tiền phải trả hàng tháng để cấp kinh cho các huyện chỉ trả.
- Căn cứ vào danh sách báo giảm hưởng BHXH của Bảo hiểm xã hội
-12-


huyện (biểu số 8A-CBH) ra quyết định cắt giảm và đưa ra khỏi danh sách chỉ
trả lương hưu, trợ cấp BHXH của tháng sau. Trường hợp các đối tượng quá 3
tháng liên tục không nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đã đưa ra khỏi danh sách
chỉ trả, khi có đơn xin nhận lại, phịng có trách nhiệm kiểm tra lại trước ra
quyết định cho hưởng tiếp, đồng thời đưa vào danh sách chi trả lương hưu và
trợ cấp BHXH của tháng tiếp theo.
- Đối với BHXH tỉnh chưa có phịng Cơng nghệ thơng tin thì việc m
danh sách chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH do phòng Chế độ chính sách
đảm nhận.
2.1.2.2. Phịng Cơng nghệ thơng tin.

Căn cứ vào đữ liệu đối tượng thường xuyên hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH đã in danh sách chỉ trả tháng trước (mẫu C34-BH) và danh sách báo

tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu C35-BH), danh sách điều chỉnh
tăng, giảm lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu C36-BH); danh sách thôi trả lương
hưu, trợ cấp BHXH của tháng thực hiện (mẫu C37-BH), danh sách đối tượng

chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH (mẫu C42-BH) do phịng Chế độ chính

sách chuyển sang, tiến hành in danh sách chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH
(mẫu C34-BH); in xong chuyển trả lại phòng Chế độ chính sách.
2.1.2.3. Phịng Kế hoạch Tài chính.
Tiếp nhận từ phòng CĐCS danh sách báo tăng hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH hàng tháng (mẫu C35-BH); danh sách điêu chỉnh tăng, giảm lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu C36-BH); danh sách thôi trả lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu C37-BH); danh sách đối tượng chưa nhận
lương hưu và trợ cấp BHXH (mẫu C42-BH); danh sách chi trả lương hưu, trợ

cấp BHXH (mẫu C34-BH), lập bảng tổng hợp danh sách chỉ trả lương hưu và
trợ cáp BHXH (theo biểu số 2-CBH) theo từng nguồn kinh phí, từng loại đối
tượng gửi Bảo hiểm xã hội huyện cùng danh sách chỉ trả lương hưu và trợ cấp
BHXH trước ngày 30 hàng tháng.

2.1.2.4. Bảo hiểm xã hội huyện.
-13-



×