Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về nuôi day học sinh bán tru

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.14 MB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÈ TỔ CHỨC NUÔI DẠY HỌC SINH BÁN TRÚ
Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD - ĐT, kế hoạch chỉ đạo
của Sở GD - ĐT tỉnh Kon Tum, Phòng GD - ĐT huyện ĐắkGlei và tình hình
thực tế của địa phương, trường THCS xã Ngọc Linh đã triển khai công tác bán
trú từ nhiều năm nay và đã đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần thực hiện
tốt công tác duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Quá trình triển khai thực hiện chúng tôi đã nhận thức một cách sâu sắc về
mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của việc tổ chức cho các em ăn ở bán trú đó là:
- Nhằm giúp cho các em học sinh có điều kiện tới trường, tới lớp đúng giờ
và có điều kiện học thêm, mặt khác giáo viên có thời gian để dạy phụ đạo nhàm
nâng cao chât lượng giáo dục trong nhà trường. Điều đó đồng nghĩa với việc các
em không phải dậy sớm và đi trên những con đường mòn vô cùng trơn trượt vào
mùa mưa. tạo điều kiện cho việc dạy học của nhà trường trở nên nhẹ nhàng và có
hiệu quả hơn.
- Là một hình thức và biện pháp giúp học sinh thực hiện phương pháp tự
học có tổ chức ngay tại trường, hiện nay phần lớn gia đình của các em học sinh
chưa và không có điều kiện đồng thời thiếu kiến thức về mặt sư phạm nên việc
học ở nhà của học sinh không có chất lượng.
- Viêc tổ chức cho các em ăn ở bán trú giúp nhà trường thực hiện có hiệu
quả hơn mục tiêu giáo dục toàn diện, và nâng cao công tác duy trì sĩ số học sinh.
Đặc biệt là công tác phụ đạo học sinh yếu kém nhằm giúp đỡ các phát triển một
cách toàn diện các yếu tố” Đức- Trí- Thể- Mĩ”.
I.Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
1.Tình hình địa phương:

1
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
Ngọc Linh là một xã vùng sâu, vùng xã vùng khó khăn nhất của huyện
đắkGlei nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung; có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội vô cùng khó khăn; nhưng nơi đây có truyền thống cách mạng; công tác xã hội


hoá giáo dục phát triển chậm; cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương lâu nay chưa
thực sự quan quan tâm và đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục, chỉ vài năm gần
đây mới đầu tư nhưng chưa có được là bao nhiêu. Đặc biệt là phần đông các bậc
cha mẹ phụ huynh học sinh chưa biết đầu tư đúng mức về tinh thần lẫn vật chất
cho con em đi học. Họ chưa biêt tạo điều kiện cho con em học tập, chỉ biết chăm
lo cho việc nương rẫy. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều gia đình đời sống kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn nhất là những gia đình đông con. Các gia đình này phần
lớn ít quan tâm đến việc học hành của con em, còn phó thác cho nhà trường làm
ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
2.Quy mô của nhà trường :
a.Về đội ngũ:

Trường có 15 cán bộ giáo viên; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong
đó có 12,5% trên chuẩn
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách
nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp
dạy học tốt . Đặc biệt, năm học 2008 – 2009 và năm 2009-2010, số giáo viên
được phân bổ đầy đủ hơn so với các năm trước.
2
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
b. Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi
bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư
phạm đảm bảo xanh - sạch- đẹp, an toàn.
Tổng số phòng học: 08 (cao tầng: 06 phòng, nhà tạm: 2 phòng), đảm bảo
đủ 1 phòng/lớp.
Có 01 phòng hội họp, 02 phòng ban giám hiệu, 04 phòng ở cho các bộ giáo
viên; 01 nhà ăn đa chức năng, 06 phòng phục vụ của học sinh bán trú ăn nghỉ tại
trường.
Trang thiết bị phục vụ bán trú: Có truyền hình để các em xem ngoài giờ

học; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập đầy đủ để các em vui chơi, phục vụ
tốt cho công tác bán trú và các hoạt động khác của nhà trường.

c. Số lượng học sinh:
3
Tổng quan nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
Trường có 08 lớp, 282 học sinh. Phần lớn các em ngoan, thật thà chất phát,
thích đến trường, ham học hỏi, thích tìm tòi, thích hoạt động, vui chơi Song
bên cạnh đó vẫn còn một số em vẫn còn hay nghỉ học theo mùa vụ, ở nhà đi theo
bố mẹ làm nương rẫy và vào rừng kiếm củi.
II. Tổ chức thực hiện công tác Bán trú:
1.Chỉ đạo thực hiện :
Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, phòng giáo dục và chính quyền địa
phương giao quyền chủ động cho nhà trường lựa chọn hình thức tổ chức; dựa vào
tình hình thực tế của địa phương, trường THCS xã Ngọc Linh đã triển khai tổ
chức cho học sinh ăn, ở bán trú như sau:
- Đầu năm học Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch cho học sinh
ăn, ở bán trú trên cơ sở bám sát các yêu cầu về nội dung, kế hoạch, thực hiện theo
quy định. Nội dung cho các em ăn ở bán trú chú trọng đến việc đảm bảo làm sao
các em đủ ăn cả ngày dù chỉ là cơm với cá khô và tập trung tổ chức cho học sinh
tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương, tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trong ban, từng giáo viên
chủ nhiệm có trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ các em trong công tác ăn ở.
Động viên cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Trong sắp xếp, bố trí các em ở nhà trường ưu tiên cho
những em ở làng xa và các em nữ.
4
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh

- Xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm. Giao trách nhiệm cho từng
thành viên, giáo viên xây dựng kế hoạch cho các em ăn, ở, học thêm, tự học,
công tác vệ sinh các nhân và khu nhà ở, giữ gìn vệ sinh chung.
- Giao cho đồng chí phụ trach công tác bán trú chịu trách nhiệm theo dõi
chung và báo cáo tình hình hàng tháng.
2. Hình thức tổ chức :
- Tổ chức cho các em ăn ở tại trường cả ngày, với mức ăn cụ thể: sáng mỗi
em một gói mì tôm, trưa và tối ăn cơm với cá khô, thịt heo, canh rau các em tự
kiếm. Tối nghỉ lại đối với các em học sinh ở làng xa, các em ở làng gần ăn song
về nhà nghỉ.
a. Học tập:
Buổi sáng cho các em học chính khoá, buổi chiều học tự chọn và phù dạo.
Buổi tối các em tự lên lớp học. Giao cho giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm
hướng dẫn cho học sinh mình tự học.
b. Phân công tổ chức và quản lý:
Dựa theo năng lực của từng giáo viên, nhà trường đã phân công giáo viên
chịu trách nhiệm quản lý. Ví dụ: Giáo viên có năng lực quản lý học sinh được
phân công quản lý chung; giáo viên lao động được phân công công tác vệ sinh,
trồng rau xanh, lấy củi; giáo viên phụ trách đoàn đội giao cho phụ trách công tác
thể dục buổi sáng, vệ sinh cá nhân.
5
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh

c. Công tác tổ chức dạy học:
6
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh

- Tổ chức dạy luyện thêm môn Toán, Ngữ văn. Giáo viên hướng dẫn và tổ
chức các hoạt động thực hành cho học sinh. Đối với đối tượng học sinh yếu, giáo
viên có biện pháp cụ thể, sát hợp với khả năng để giúp học sinh hoàn thành

nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với đối tượng học sinh giỏi,
giáo viên đưa ra các dạng bài tập mở rộng, đào sâu kiến thức và kích thích tư duy
của học sinh.
- Tổ chức luyện thêm cho các em những kỷ năng làm Toán và đọc thông,
viết thạo: 1 tiết/tuần
- Tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn cho các môn Văn, Toán: 2 tiết/
môn/tuần. các môn tiếng Anh, Vật lý, Hóa cho tất cả học sinh từ khối 6 đến khối
9.
- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp: 1 tiết/tuần
7
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh

Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động 1 tiết/ tuần (
4 tiết/ tháng). Nội dung này được thực hiện tích hợp vào các môn Mỹ thuật, Âm
nhạc phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường. Ngoài ra, đưa một số
luật như luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật Bảo vệ môi trường, luật An toàn
giao thông ; một số làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian vào dạy ở các tiết
HĐNGLL; hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh.
Hàng tháng nhà trường chỉ đạo Đoàn, Đội phối hợp với bộ phận chuyên
môn tổ chức cho các em tham gia nhiều sân chơi:
Như các phong trào thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, thi tìm hiểu về truyền
thống văn hoá, nghề nghiệp, tìm hiểu gương người tốt, việc tốt ở địa phương, tổ
chức lao động chăm sóc gia đình có công với cách mạng, ngoại khoá an toàn giao
8
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
thông, tìm hiểu các di tích lịch sử trong, ngoài xã nhằm giáo dục truyền thống
cách mạng ở địa phương cho các em.
Phân công các em trong đội cờ đỏ, đội tự quản, lập nhóm học tập, hàng
ngày giúp đỡ những học sinh học lực còn yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình
khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần để học sinh có điều kiện vươn lên trong

học tập, cuộc sống.
Năm học qua, nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày
chương trình bán trú. Qua việc tổ chức dạy học bán trú, nhà trường đã tập trung
xây dựng tốt nề nếp, học tập, nề nếp ăn ngủ đúng giờ giấc. Bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm, khẩu phần ăn, chế độ các chất dinh dưỡng cho học sinh. Vì vậy,
chất lượng học tập cũng như thể lực của các em học sinh bán trú so với các em
không học bán trú hơn hẳn về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã tạo được
niềm tin lớn đối với các bậc phụ huynh.
III. Công tác xã hội hoá giáo dục và vận động sự quan tâm của cấp Ủy,
chính quyền, nhân dân, các lực lượng xã hội khác đối với tổ chức nuôi, dạy
học sinh bán trú trong nhà trường :

Trong những năm học vừa qua Trường cùng với xã làm tốt chế độ bán trú
dân nuôi và chế độ bán trú được thu hưởng theo chế độ 112/TTg của thủ tướng
chính phủ, đã tham mưu với chính quyền xã, hội khuyến học và đã kêu gọi được
một số đơn vị - Công ty ủng hộ và giúp đỡ các em về vật chất và tinh thần như :
Công đoàn Ngành bưu điện Việt Nam cho 09 suất học bổng mỗi suất 300.000đ
và 80 chiếc chăn, mùng, Công ty du lịch Măng Đen ủng hộ 01 tấn gạo. Công ty
sổ xố kiến thiết Tỉnh ủng hộ 100 cặp sách, bút, áo mưa cho các em học sinh bán
trú.
Đặc biệt trong năm học 2007-2008 Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện đã
kết hợp với trường Chuyên Kon Tum đã ủng hộ rất nhiều quần áo cho các em.
9
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
Riêng sự đóng góp của các đồng chí giáo viên trường là 27 bộ quần áo,
Phong thương binh xã hội huyện ủng hộ 140 chiếc áo ấm. Kinh phí được hổ trợ
từ chương trình 112/ TTg của Thủ tướng Chính phủ cho học sinh thuộc hộ nghèo,
mỗi tháng 01 em được hưởng theo quy định là 140.000đ. Số tiền này BGH cùng
với chính quyền xã đã thống nhất giao cho trường chi tiêu và thanh toán theo quy
định. Nhà trường đã thành lập Ban đại diện chi trả theo chế độ cho học sinh dưới

02 hình thức:
- Chi ăn ở cho các em ( mua: Gạo, mắm, muối, các khô, dầu ăn, bột ngọt
và các thực phẩm khác)
- Mua trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt, học tập và vui chơi như: Khăn
mặt, Kem, bót đánh răng, xà phòng giặt, Bút viết và các dụng cụ phục vụ cho học
tập và vui chơi ngoài giờ học.
- Năm học 2008 -2009, BGH nhà Trường đã tham mưu với chính quyền xã
đã làm thêm được 06 phòng ở cho học sinh bán trú, một sân chơi bằng bê tông từ
nguồn vốn từ CT 135 của Chính phủ, hiện nay có thêm được 01 nhà ăn cho học
sinh bán trú và kèm theo có trang bị thêm một số các vật dụng do dự án của Nước
ngoài và Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư.
10
Khu nhà ănKhu nhà ở
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
IV. Kết quả đạt được:
Năm học 2008-2009, trường THCS xã Ngọc Linh đã thu được những kết quả
hết sức to lớn trong phong trào dạy học, các hoạt động toàn diện. Đặc biệt về chất
lượng ngày càng đạt tỉ lệ cao, giữ vững tính ổn định.
- Xếp loại hạnh kiểm và văn hoá:

Năm
học
Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá T.bình Yếu Tôt Khá Tb Yếu
TL % TL % TL % TL % TL % TL % TL % TL %
2006-
2007
15 10,5 82 57,7 45 31,7 40 28,2 52 36,6 50 35,2
2007-
2008

20 10,1 145 73,2 33 16,7 54 27,3 96 48,5 48 24,2
2008-
2009
21 9,4 161 71,8 42 18,7 100 44,6 87 38,9 37 16,5
2009-
2010
42 16 182 68 45 17 127 47 92 34 50 19
Kết quả xếp loại công chức năm 2009- 2010.
- Loại tốt : 07 Giáo viên đạt tỉ lệ: 43,7 %
- Loại khá : 05 Giáo viên đạt tỉ lệ: 31,3 %
- Loại TB: 01 Giáo viên đạt tỉ lệ: 6,3 %
- Không xếp loại: 03 Giáo viên đạt tỉ lệ : 18,7 % (Ba giáo viên hợp đồng)
V. Những ưu điểm và khó khăn:
1. Ưu điểm:
- Các em học sinh ăn ở tại chổ nên công tác duy trì sĩ số học sinh hàng năm
thực hiện tốt.
- Công tác phổ cập THCS hoàn thành trước tiến độ( Kế hoạch năm 2009
nhưng tháng 12 năm 2008 đã hoàn thành)
- Việc tổ chức dạy phù đạo cho học sinh được duy trì tốt.

Việc dạy học cho học sinh bán trú buổi chiều là một chủ trương đúng đắn,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp THCS theo nghị quyết 05
11
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
của tỉnh Uỷ tỉnh Kon Tum về việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc. Nhờ học
thêm buổi chiều nên thời lượng học ở mỗi buổi được giảm, việc dạy học cũng trở
nên nhẹ nhàng hơn vì thế chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt,
nhất là đối tượng học sinh yếu kém giảm hẳn; các tố chất của học sinh năng khiếu
được bộc lộ và phát triển; thể lực của học sinh tốt hơn; kỹ năng sống của học sinh
được nâng lên.

2. Khó khăn
- Số học sinh ăn, ở ngày một đông, phòng ở thì có hạn, trang thiết bị được
cấp trong năm học 2008-2009 chỉ có 20 chiếc bàn ăn, 80 chiếc ghế và 65 bộ chén
để phục vụ cho ăn, Xoong 02 chiếc nhỏ chỉ nấu đủ cho khoảng 20 em ăn là vừa.
Tất cả số còn lại nhà trường phải tự mua để phục vụ cho các em.
- Nhà bếp xây song không thể nấu được do thiết kế quá lớn không đủ củi
để đun.
- Chăn mùng cấp không đủ so với nhu cầu học sinh, số còn lại nhà trường
tự mua( trích từ kinh phí của các em).
- Giường hiện tại có 30 chiếc giường tầng mỗi chiếc tạm thời phân cho tử 05
dến 06 em ngủ cùng.
- Nguồn nước sử dụng: Có một cái bể chứa nước và đặt một chiếc bồn, còn
nước dẫn về thì chưa có. Cán bộ và giáo viên góp tiền mua ống kéo nước về,
nhưng nước sử dụng hiện nay là nước từ suối dẫn về.
12
Sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS xã Ngọc Linh
- Dạy thêm buổi chiều vẫn tạo nên áp lực cho giáo viên. Giáo viên lên lớp
cả ngày, thời gian dành cho việc nghiên cứu bài quá ít. Tổ chức hội họp, dự giờ
thăm lớp khó khăn. Một số em không có chế độ và không ở bán trú học song về
nhà đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học buổi chiều.
- Những giáo viên trẻ nhiều, giáo viên hợp đồng hàng năm nên ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng học sinh.
- Việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy buổi chiều ở một số giáo viên
còn lúng túng.
- Kinh phí chi trả cho giáo viên thấp chỉ có 20.000/01 tiết
13

×