Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.34 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TẬP NHÓM
Môn: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
(DRC)
GVHD : TRẦN THỊ NGỌC VỸ
Lớp tín chỉ: QTTCH1_2

Nhóm SVTH
1. Nguyễn Hoàng Quý Linh
2. Nguyễn Văn Hoàng
3. Trần Văn Lộc
4. Bùi Phước Nhân

Đà Nẵng, tháng 10, 2013
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
MỤC LỤC
Lớp: QTTCH1_2 2
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra rất nhiều những khó khăn
và thử thách mới đặt ra cho các doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, để có thể tồn tại
và phát triển thì điều mà mỗi doanh nghiệp cần làm đó là phải nắm vững hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của mình. Hai hoạt động này gắn liền và
không thể tách rời nhau. Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá


trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn đến việc dùng nó đầu tư vào đâu sao cho
hiệu quả rồi tới khâu phân phối lợi nhuận thu được ra sao Hay nói cách khác, hoạt
động tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy
nên, việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp
và các nhà đầu tư nắm rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và
khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Cung cấp các thông tin quan
trọng nhất để chủ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư đánh giá được những tiềm lực
vốn có của doanh nghiệp, những thế mạnh, những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình
hình tài chính. Để từ đó có thể hoạch định các kế hoạch và giải pháp phù hợp để ổn
định và tăng cường hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.Xuất phất
từ những vai trò đó nên chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính
của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” để thấy rõ thực trạng và đưa ra định hướng
phát triển cho tương lai.
Lớp: QTTCH1_2 3
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
I. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHÍNH
Doanh thu của DRC tăng nhanh qua các năm, từ chỗ doanh thu thuần là
1.290.518 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 2.784.934 triệu đồng năm 2012, tăng gần
2,2 lần (215,79%). Qua đây có thể thấy được phần nào việc công ty đang có những
bước phát triển tốt, ngày càng nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ cạnh
tranh.
Khả năng sinh lời tốt và khá ổn định. Mặc dù lợi nhuận ngành săm lốp phụ
thuộc nhiều vào biến động giá cao su nguyên liệu đầu vào, trong các năm qua giá
cao su nguyên liệu đầu vào biến động rất mạnh, tuy nhiên khả năng sinh lời của
DRC khá ổn định, ROE luôn ở mức trên 24%. Nguyên nhân là do sản phẩm chủ lực
của DRC là săm lốp ô tô có biên lợi nhuận gộp khá cao, đồng thời DRC không khó
để tăng giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Vì đặc thù là một đơn vị sản xuất,
tài sản cố định nhiều nên DRC có ROA không cao, chỉ khoảng trên 10%.
Tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây. Với nhiều dự án
đang triển khai như di dời nhà máy săm lốp cũ và dự án Radial, DRC chủ yếu sử

dụng vốn vay để tài trợ cho dự án. Do đó trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn thì tỷ
trọng tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên tỷ lệ
nợ/VCSH của DRC trong năm 2012 là 0,76x, vẫn khá an toàn. Theo ước tính của
chúng tôi thì tỷ lệ này trong năm 2013 là 1,13x và vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Khả năng thanh toán nhanh giảm dần. Việc tăng nợ vay trong những năm gần
đây đã làm cho khả năng thanh toán của DRC giảm dần qua các năm. Hệ số thanh
toán hiện hành năm 2012 của DRC là 1,94, tỷ lệ này tương đối an toàn. Tuy nhiên
hệ số thanh toán nhanh của DRC 2 năm gần đây đều dưới 1. Đây là đặc trưng riêng
của các doanh nghiệp săm lốp. Thường thời điểm cuối năm các công ty thường trữ
nguyên liệu cao su giá rẻ nên tồn kho tăng mạnh, trong khi nợ vay cũng tăng để tài
trợ cho hoạt động này. Do đó, tỷ lệ thanh toán nhanh thời điểm cuối năm thường
thấp. Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán của DRC thì việc đánh giá dựa trên tỷ
lệ thanh toán ngắn hạn thì chính xác hơn.
Lớp: QTTCH1_2 4
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
Thông qua phân tích các dòng tiền, ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
luôn đóng vai trò chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu dòng tiền của công ty.
Ngoài ra, còn có sự tương qua giữa lợi nhuận và dòng tiền hiện tại của doanh
nghiệp, doanh nghiệp luôn duy trì được một lượng tiền dương cuối mỗi năm vơi giá
trị lớn, từ đó công ty có thể nâng cao khả năng đầu tư, khả năng thanh toán, tài trợ.
Tuy nhiên, dòng tiền thuần trong hai năm gần đây đang có xu hướng giảm nhẹ là vì
mức doanh thu tín dụng của công ty lớn và đang tăng lên.
Lớp: QTTCH1_2 5
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
II. NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP VIỆT NAM
1. Tổng quan về ngành
Ngành săm lốp Việt Nam có quy mô thị trường tương đối nhỏ, khoảng 16.800
tỷ đồng tương đương khoảng 800 triệu USD. So với quy mô thị trường săm lốp thế
giới hiện tại vào khoảng 235 tỷ USD thì Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,34% thị
trường săm lốp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ lốp ô tô quá

thấp, chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam thì xe máy được sử dụng làm phương tiện đi lại chính với số
lượng xe máy lưu hành tính đến cuối năm 2011 là khoảng 34,3 triệu chiếc. Nhu cầu
tiêu thụ lốp xe máy khoảng 32,4 triệu lốp/năm. Tuy nhiều về số lượng nhưng giá trị
lốp xe máy thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 giá trị lốp ô tô.
Vì điều kiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam không phát triển nên chính phủ hạn chế
xe ô tô cá nhân bằng cách áp dụng chính sách thuế và phí ở mức rất cao. Do đó, số
lượng xe ô tô đang lưu hành chỉ khoảng 1,4 triệu chiếc nên nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô
ở Việt Nam là rất thấp chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm của
cả thế giới. Tuy giá trị lốp ô tô gấp nhiều lần so với lốp xe đạp và xe máy, nhưng
nhu cầu tiêu thụ lại quá thấp nên quy mô thị trường săm lốp Việt Nam nhìn chung là
rất nhỏ.
Mức độ tập trung ngành săm lốp khá cao và hầu như bị chi phối bởi 3 doanh
nghiệp nội trực thuộc Vinachem là CSM, DRC và SRC, một vài doanh nghiệp FDI
và liên doanh nước ngoài. Đối với các phân khúc riêng biệt thì DRC và CSM dẫn
đầu ngành, tuy nhiên so với thị phần chung thì các doanh nghiệp trực thuộc
Vinachem chiếm thị phần khá khiêm tốn (khoảng 40,7%). Nguyên nhân chủ yếu là
DRC và CSM đã nhường gần như hoàn toàn phân khúc săm lốp xe con (đa số sử
dụng lốp Radial) cho các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu kể đến phân khúc lốp
radial vốn bị các đối thủ nước ngoài như Michelin, Bridgestone, Yokohama độc
chiếm thì top 3 trong nước chỉ chiếm 40% tổng thị phần. Với mục tiêu giành lại thị
phần lốp xe ô tô vốn mang đến lợi nhuận cao, CSM và DRC sắp sửa ra mắt sản
Lớp: QTTCH1_2 6
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
phẩm lốp radial mới của mình với một mức giá khá cạnh tranh khi thấp hơn đến
30% so với các đối thủ nước ngoài.
2. Tình hình sản xuất săm lốp
2.1 Tình hình sản xuất săm lốp xe đạp
Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương và ước tính của chúng tôi thì trong năm
2011, sản lượng sản xuất lốp xe đạp đạt 21,3 triệu chiếc. Trong đó, sản lượng tiêu

thụ của các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem khoảng 10,5 triệu chiếc, chiếm
49,3%. Hầu hết sản lượng sản xuất còn lại đến từ các doanh nghiệp FDI. Về săm xe
đạp thì sản lượng sản xuất trong năm 2011 là khoảng 29 triệu chiếc. Trong đó sản
lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem khoảng 17,5 triệu chiếc
chiếm khoảng 60,3%. Nhu cầu hiện tại chủ yếu đến từ nhu cầu thay thế, trong khi
nhu cầu cho sản xuất mới (OEM) cũng chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu thay thế xe đạp
cũ, một phần khác đến từ sản xuất các dòng xe mới như xe đạp điện và xuất khẩu.
Sản xuất săm lốp xe đạp hầu như không tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng trung bình
(CAGR) giai đoạn 2005-2011 của sản lượng sản xuất lốp và săm xe đạp lần lượt là
0,7% và 1,3%.
Lớp: QTTCH1_2 7
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
2.2 Tình hình sản xuất săm lốp xe máy
Sản xuất lốp xe máy trong năm 2011 đạt 28,4 triệu chiếc, Vinachem là
khoảng 7 triệu chiếc, chiếm khoảng 24,6%. Sản xuất săm xe máy trong năm 2010 là
55,3 triệu chiếc, Vinachem là khoảng 21,2 triệu chiếc, chiếm 38,3%. Tốc độ tăng
trưởng trung bình (CAGR) giai đoạn 2005-2011 của sản lượng sản xuất lốp và săm
xe máy lần lượt là 8,9% và 10,2%.
2.3 Tình hình sản xuất săm lốp ô tô
Lớp: QTTCH1_2 8
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
Năm 2011, sản lượng lốp ô tô sản xuất ước tính đạt 5,3 triệu lốp, trong đó
Vinachem khoảng 2 triệu lốp chiếm khoảng 38%, phần còn lại chủ yếu từ các doanh
nghiệp FDI, trong đó có 2 doanh nghiệp có công suất tương đối lớn là Kumho (3,15
triệu lốp/năm) và Yokohama (400 ngàn lốp/năm). Tốc độ tăng trưởng sản xuất lốp
xe ô tô hàng năm ở mức khá cao, sản lượng năm 2011 gấp 3 lần so với năm 2005,
tương đương với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 20,8% trong giai đoạn
2005-2011.
3. Xu thế phát triển của ngành
Lốp radial đang là xu hướng chính:

Lốp radial có tỷ lệ sử dụng cao ở các nước phát triển do lợi thế về độ bền và
tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên ở Việt Nam lốp radial chỉ chiếm vỏn vẹn 10% tổng
nhu cầu tiêu thụ lốp xe và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 90% ở các quốc gia phát
triển. Hoàn toàn lất át lốp xe truyền thống bởi những đặc tính vượt trội, “radial hóa”
là một xu hướng tất yếu của sự phát triển của ngành lốp xe Việt Nam. DRC và CSM
tuy cũng có dòng sản phẩm này nhưng trước đây chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức, vì thế cả hai đang gấp rút hoàn thành nhà máy mới nhằm bắt kịp xu hướng
chuyển dịch từ lốp “bias” sang lốp “radial”. Trong 3Q13, nhà máy mới của DRC sẽ
Lớp: QTTCH1_2 9
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
đi vào hoạt động với công suất dự kiện là 50,000 lốp trong năm nay. Từ năm 2014
trở đi, dây chuyền sản xuất sẽ tăng công suất lên 200,000 lốp/năm và từ từ nâng lên
hết công suất 600,000 lốp/năm. CSM cũng đang đầu tư vào nhà máy sản xuất lốp
radial với công suất 1 triệu lốp/năm nhưng tiến độ thực hiện chậm hơn DRC và dự
kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.
Triển vọng thị trường sẽ tiếp tục lạc quan bởi vì:
Hưởng lợi từ xu hướng giảm giá cao su tự nhiên: Sự bùng nổ bong bóng giá
cao su tự nhiên bắt đầu từ đầu năm 2011 đã mở ra một tương lai tươi sáng cho
ngành công nghiệp lốp xe toàn cầu và ngành lốp xe Việt Nam nói riêng cũng được
hưởng lợi từ điều này. Trong 2Q13, giá cao su tự nhiên đã giảm 11% so với quý 1
và thấp hơn 18% so với giá cùng kỳ năm 2012. Sự suy giảm liên tục của giá nguyên
liệu đầu vào quan trọng là cao su tự nhiên đã nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể
của ngành công nghiệp lốp xe Việt Nam trong 1H13 với biên lợi nhuận gộp trung
bình tăng lên 23.6% từ mức 10.2% của 1H11. Biên lợi nhuận ròng trung bình cũng
tăng từ 6.8% trong năm 2011 lên 10.8% trong năm 2012. Nguồn cung cao su tự
nhiên, theo dự báo của tổ chức International Rubber Study Group (IRSG), sẽ tăng
4% trong năm 2014 và đồng thời nguồn cầu cũng tăng khoảng 2-5%. Như vậy,
thặng dư cao su sẽ vào khoảng 92,000 tới 284,000 tấn. Nguồn thặng dư này cùng
với sự suy yếu lực cầu từ Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế
giới) sẽ giữ giá cao su tiếp tục ở mức thấp. Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp

của ngành Săm lốp nội địa sẽ duy trì ở mức hiện tại là 22-25% với tỷ lệ
GVHB/Doanh thu thuần dao động trong khoảng 73-76%.
Tăng trưởng dài hạn sẽ được thúc đẩy bởi sản phẩm radial:
Đầu năm 2014, hai nhà máy lốp radial mới sẽ đi vào hoạt động và cung ứng
gần 500,000 lốp/năm cho thị trường. DRC có lợi thế tung sản phẩm radial trước
CSM, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng LNST sẽ chậm lại trong năm 2014 do chi phí
khấu hao và lãi vay cao. Từ năm 2015 trở đi, hoạt động sản xuất của DRC sẽ ổn
định hơn và thúc đẩy động lực tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Tuy chậm hơn
Lớp: QTTCH1_2 10
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
DRC trong “cuộc đua radial”, CSM đang nỗ lực hết mức để bắt kịp tiến độ và đã có
một bước tiến xa hơn đối thủ của mình bằng chiến lược mở rộng thị trường cho sản
phẩm radial mới.
Ngoài việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài trong phân khúc lốp
radial, CSM đã thành công trong việc thâm nhập vào một số thị trường tiềm năng ở
khu vực ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar. CSM dự định sẽ tăng tỷ trọng
xuất khẩu trên tổng doanh thu từ 30% lên 50% với lực đẩy chính từ sản phẩm radial.
Chiến lược này sẽ giúp CSM giảm thiểu tác động từ sự thay đổi nhu cầu ở một vài
thị trường cụ thể và nhanh chóng đạt được lợi thế về quy mô so với đối thủ trong
phân khúc lốp radial.
Nói tóm lại, triển vọng ngành săm lốp Việt Nam hiện nay rất hứa hẹn.
III. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên pháp định: Công ty cổ phẩn cao su Đà Nẵng
- Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DRC
- Trụ sở chính: Số 1 Lê Văn Hiến, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: +84 511 3847408
- Fax: +84 511 3836195
- Website: www.drc.com.vn

Sứ mệnh
Nghiên cứu và sản xuất các sản phảm theo hướng phù hợp với thị hiếu và
điều kiện sử dụng của từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường.
Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu sản xuất các quy cách lốp
đặc chủng mới.
Giữ vững hệ thống phân phối hiện có tại các thị trường đạt mức tăng trưởng
cao và ổn định, đồng thời bổ sung thêm các nhà phân phối mới tại các thị trường
mới.
Lớp: QTTCH1_2 11
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
Tăng cường tiếp thị và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các sản phẩm lốp ô tô đặc
chủng đến tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng trên cả nước.
2. Lịch sử hình thành
Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần
cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 35
năm.
- Được thành lập theo Quyết Đinh số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của
Bộ Công Nghiệp nặng.
- Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 321/QĐ - TBCN cảu bộ trưởng bộ
công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà
Nẵng.
- Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ ban đầu là 49.000.000.000 đồng.
- Ngày 28/11/2006, UBCKNN có Quyết định về việc cấp giấy phép niêm yết
cổ phiếu công ty cổ phần cao su Đà Nẵng trên trung tâm giao dịch chứng khoán
thành phố HCM. Ngày chính thức giao dịch là 29/12/2006.
- Ngày 31/05/2007, niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi
nhuận được chia năm 2007 của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu
niêm yết bổ sung là 3.791.052 cổ phiếu. Chính thức giao dịch ngày 06.06.2007.
- Ngày 11.08.2008, Sở GD CK TP. HCM có thông báo về việc niêm yết và

giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia trong năm 2008 của công
ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 2.346.072 cp với
giá trị CK niêm yết bổ sung là 23.460.720.000 đồng.
- Ngày 21/05/2010, công ty phát hành thêm 15.384.624 cp.
- Tháng 6/2011, công ty phát hành thêm 15.384.617 cp để chi trả cổ tức. Tính
tới thời điểm cuối năm 2011, mức vốn điều lệ của công ty là 461.538.650.000 đồng.
Lớp: QTTCH1_2 12
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị
cho ngành công nghiệp cao su.
- Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su.
- Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
Các dòng sản phẩm của DRC
Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài
mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo
- Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách , phù hợp với xe khách từ 24 -35 chỗ
ngồi, các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn
- Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách,phù hợp với các loại xe vận tải hàng
hoá ,xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt
- Dòng lốp đặc chủng có nhiều qui cách phục vụ máy cày ,máy kéo nông
nghiệp . Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu
tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại
bến Cảng, xe san, ủi đất đá với nhiều qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch
- Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán
thấp, nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm.
- Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp ,xe máy quen thuộc với đông đảo người tiêu
dùng từ hơn 30 năm qua ; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt
thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước.

- DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng nhu
cầu đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết cao su kỹ thuật của
xe ô tô
4. Năng lực của công ty
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng - DRC tiền thân là Xưởng đắp vỏ xe ô tô
thành lập năm 1975. Năm 2006 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. DRC
Lớp: QTTCH1_2 13
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
chuyên Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và vật tư thiết bị
cho ngành công nghiệp cao su với sản phẩm chính là các loại săm lốp cao su ôtô, xe
đạp và các loại săm lốp chuyên dụng khác. Trong đó, sản phẩm lốp ôtô loại I chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu gần 80%. Dây chuyền sản xuất của DRC hiện tại
có công suất: lốp ô tô đạt 589.000 bộ/năm; lốp xe đạp đạt 4.300.000 bộ/năm; lốp ô
tô đặc chủng đạt 800 bộ/năm. DRC có hơn 75% doanh thu tạo ra từ thị trường nội
địa với trên 75 đại lý phân bổ đều khắp trên 64 tỉnh thành. Hầu hết các công trình
trọng điểm quốc gia (thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Sông Ba Hạ, Bun Cốp, Blây Krông,
Sena Máng 3, Công trình khai thác quặng bô xít ở Lâm Đồng) đều sử dụng các sản
phẩm săm lốp ô tô của DRC. Gần 25% doanh thu còn lại được tạo ra từ xuất khẩu
trực tiếp các sản phẩm săm lốp ô tô, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và
Singapore. Sản phẩm của DRC được xuất khẩu sang 27 nước như India, Argentina,
Hồng kông, Indonesia, Sinhgapore, Brazil. Chile.
5. Thành quả và vị thế
Hiện DRC là công ty dẫn đầu trong ngành sản xuất săm lốp xe tải và máy kéo
tại Việt Nam với thị phần lớn nhất 35%. Trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm 15%.
Đứng thứ 5 toàn ngành hóa chất, đứng thứ 2 tính chung cho thị phần sản xuất sản
phẩm săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy.
DRC là đơn vị duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công lốp Radian- lốp ô
tô đặc chủng siêu tải nặng công nghệ cao, đạt chất lượng quốc tế, với sức cầu lớn.
DRC là nhà cung cấp sản phẩm chính cho các DN lắp ráp ôtô lớn như TMT, Trường
Hải (KIA), Huyndai

Xây dựng được hệ thống các nhà phân phối mạnh và rộng khắp cả nước và
các nhà phân phối tại các nước Lào, Malaysia, Sinhgapore, Pakistan.
Nằm trên địa bàn có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Với những sản phẩm và đóng góp của mình, Công ty được Nhà nước, Chính
phủ, Bộ Công nghiệp, các cơ quan báo chí và nhiều tổ chức ghi nhận nhiều giải
Lớp: QTTCH1_2 14
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; chứng chỉ quản lý
chất lượng ISO 9001:2000, Sao vàng Đất Việt, Top Ten thương hiệu Việt các năm
2005, 2006, …
6. Chiến lược phát triển và đầu tư
* Các mục tiêu chủ yếu:
- Tập trung mọi nguồn lực cho dự án lốp Radial toàn thép 600.000 lốp/năm.
Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng tại khu công
nghiệp Liên chiều Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của công ty trong
tương lai. Phấn đấu đến cuối năm 2015, hoàn tất dự án và đưa vào sản xuất ổn định
đạt công suất thiết kế.
- Đối với lốp Bias (sợi mành nylon) tập trung ổn định chất lượng, từng bước
nghiên cứu cải thiện, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm bằng các biện
pháp tăng cường quản lý sản xuất. Chú ý đến lốp đặc chủng OTR là thế mạnh của
công ty cần phát huy tốt hơn về thị trường và chất lượng.
- Kết hợp việc di dời với việc phát triển sản xuất, tăng sản lượng nhằm đảm
bảo không gây biến động lớn đến thị trường trong quá trình di dời, đồng thời tạo ra
môi trường làm việc mới tốt đẹp hơn cho người lao động và cho công ty.
- Phấn đầu đảm bảo mức chia cổ tức hàng năm cao hơn lãi suất tiết kiệm
ngân hàng từ 5 - 10%. Đảm bảo thu nhập cho người lao động ổn định hơn và tăng
theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
* Chiến lược trung và dài hạn:
- Khi dự án lốp Radial toàn thép (TBR) đi vào sản xuất ổn định, thị trường
mở rộng sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm. SOng song với việc

tăng sản lượng TBR là việc đầu tư thêm công nghệ để sản xuất lốp Radial toàn thép
(OTR) cho xe công trình, khai thác mỏ, cảng biển.
Lớp: QTTCH1_2 15
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
- Vấn đề cung cấp cao su nguyên liệu (cao su thiên nhiên) cho sản xuất sẽ
khó khăn hơn khi tăng sản lượng sản xuất do vậy cần tìm đối tác có nguồn nguyên
liệu và sản xuất cao su nguyên liệu để liên kết hoặc mua cổ phần của đối tác nhằm
đảm bảo ổn định nguồn cung về số lượng cũng như chất lượng. Để làm việc đó cần
có nguồn vốn lơn cho đầu tư nguồn nguyên liệu lâu dài cho công ty.
- Trong điều kiện thuận lợi xem xét khả năng liên kết với các nhà sản xuất ô
tô xe tải tại Việt Nam xây dựng nhà máy lốp và cao su kỹ thuật để cung cấp sản
phẩm ổn định cho họ.
7. Các dự án lớn
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial, công suất 600.000
lốp/năm: nhà máy được xây dựng tại KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) trên khu đất
106.632 m2, với hệ thống dây chuyền công nghệ của Châu Âu, Nhật Bản. Tổng đầu
tư 2.993 tỷ (trong đó vốn tự có 30%, vay ngân hàng 70%) với 2 giai đoạn từ 2010-
2015: Giai đoạn 1 của dự án được triển khai từ năm 2010. Năm 2011 DRC đã giải
ngân 211 tỷ, nâng tổng giải ngân cho dự án lên 263 tỷ. Năm 2012, DRC dự kiến sẽ
đẩy mạnh giải ngân với 1.245 tỷ (gấn 6 lần vốn đã giải ngân năm 2011) để hoàn
thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2012, chạy thử và ra sản phẩm trong năm 2013.
Di dời Xí nghiệp săn lốp ô tô từ Bắc Mỹ An vào Khu công nghiệp Liên
Chiểu, dự kiến chi phí đầu tư là 673 tỷ đồng trong đó đầu tư mới 580 tỷ đồng. Vốn
đầu tư có 40% là vốn tự có và hỗ trợ, còn lại là vay Vietinbank. Thời gian di chuyển
từ cuối quý 1/2012 đến cuối năm 2013 để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đến ngày 30/6/2013 có thể bàn giao đất cho Đà Nẵng.
8. Triển vọng Công ty
Kết quả kinh doanh trong 2,3 năm tới sẽ khả quan do giá cao su là nguyên
liệu chính có xu hướng giảm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần sẽ ở mức cao do: sở hữu trang thiết

bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, mối quan hệ truyền thống với các nhà sản xuất
Lớp: QTTCH1_2 16
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
trong và ngoài nước, có nguồn cung nguyên vật liệu ổn định về số lượng và chất
lượng với giá cả cạnh tranh.
Từ năm 2013, khi dự án sản xuất lốp Radial tung sản phẩm vào thị trường,
doanh thu của công ty sẽ tăng mạnh.
9. Rủi ro Kinh doanh chính
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hiện đang nắm giữ 51% cổ phần
của DRC. Theo đó quyền lợi của cổ đông thiểu số sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện thị trường ngành săm lốp Việt Nam vẫn thuộc về ba nhà sản xuất lớn là
Cao Su Đà Nẵng (DRC), Cao Su Miền Nam (CSM) và Cao su Sao Vàng (SRC)
nhưng các doanh nghiệp nội địa đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ sản
phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Lớp: QTTCH1_2 17
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Các tài liệu được sử dụng để phân tích (nguồn: )
1.1Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị : x 1.000.000 VND
Theo năm 2008 2009 2010 2011 2012
TÀI SẢN NGẮN
HẠN 429.046 546.820 771.480 1.213.155 1.044.043
Tiền và tương
đương tiền 14.761 77.969 108.061 78.140 75.550
Giá trị thuần đầu tư
ngắn hạn 9.000 0 0 0 0
Các khoản phải thu 120.864 125.948 210.153 299.880 211.923
Hàng tồn kho, ròng 281.718 337.387 446.313 821.504 712.407

Tài sản lưu động
khác 2.703 5.515 6.953 13.632 44.164
TÀI SẢN DÀI
HẠN 185.472 238.229 292.713 408.433 1.434.047
Phải thu dài hạn 0 0 0 0 0
Tài sản cố định 179.166 233.420 267.158 383.923 1.406.077
Giá trị ròng tài sản
đầu tư 0 0 0 0 0
Đầu tư dài hạn 0 0 6.555 8.181 8.181
Lợi thế thương mại 0 0 0 0 0
Tài sản dài hạn
khác 6.306 4.809 19.001 16.330 19.789
TỔNG TÀI SẢN 614.519 785.049
1.064.19
3 1.621.589 2.478.090
NỢ PHẢI TRẢ 398.490 226.561 332.542 743.840 1.308.610
Nợ ngắn hạn 303.161 183.213 290.042 555.015 537.544
Nợ dài hạn 95.329 43.347 42.500 188.825 771.066
VỐN CHỦ SỞ
HỮU 216.028 558.488 731.651 877.749 1.169.480
Vốn và các quỹ 216.686 557.253 731.434 877.582 1.169.401
Các quỹ khác 0 24 0 0 9.883
Lãi chưa phân
phối 54.087 376.068 266.732 243.457 334.400
Vốn Ngân sách nhà
nước và quỹ khác -658 1.235 218 167 79
Lớp: QTTCH1_2 18
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ 0 0 0 0 0

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 614.519 785.049 1.064.193 1.621.589 2.478.090
1.2Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh
Đơn vị : x 1.000.000 VND
Theo năm 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu thuần 1.290.518 1.815.041 2.160.139 2.636.696 2.784.934
Giá vốn bán hàng
-
1.133.436
-
1.292.760
-
1.784.356
-
2.220.807
-
2.190.920
Lãi gộp 157.081 522.281 375.783 415.890 594.014
Thu nhập tài chính 10.089 2.450 7.362 7.803 4.164
Chi phí tài chính -65.206 -47.394 -42.088 -65.399 -44.773
Trong đó: chi phí
tiền lãi vay -44.843 -13.701 -8.988 -15.804 -8.792
Chi phí bán hàng -34.020 -45.460 -43.260 -50.876 -59.892
Chi phí quản lý
DN -19.842 -39.744 -40.485 -49.656 -81.972
Lãi/(Lỗ từ hoạt
động kinh doanh) 48.101 392.133 257.311 257.762 411.542
Lãi lỗ trong công
ty liên doanh, liên

kết 0 0 0 0 0
Thu nhập/(Chi phí
khác) 3.688 2.393 3.636 5.851 5.575
Lãi/(Lỗ ròng
trước thuế) 51.789 394.527 260.948 263.613 417.116
Thuế TNDN -
Hiện thời 0 -1.252 -64.764 -65.959 -104.988
Thuế TNDN -
Hoãn lại 0 0 0 0 0
Lãi/(Lỗ ròng sau
thuế) 51.789 393.275 196.184 197.654 312.129
Lợi ích của cổ
đông thiểu số 0 0 0 0 0
Lớp: QTTCH1_2 19
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
Lãi/(Lỗ thuần của
cổ đông công ty
mẹ) 51.789 393.275 196.184 197.654 312.129
Chi phí khấu hao
TSCĐ 28.338 33.537 49.850 48.051 0
1.3Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị : x 1.000.000 VND
Chỉ tiêu 2.008 2.009 2.010 2.011 2.012
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động
kinh doanh 91.904 329.417 46.942 41.529 554.231
Lợi nhuận trước
thuế 51.789 394.527 260.948 263.613 417.116
Các khoản dự phòng 0 0 0 0 0

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ
giá hối đoái chưa
thực hiện -764 0 0 97 -585
Lãi, lỗ từ hoạt động
đầu tư 0 0 0 0 0
Chi phí lãi vay -44.843 -13.701 -8.988 -15.804 -8.792
Tăng, giảm các
khoản phải thu -30.806 5.084 84.205 89.726 -87.957
Khấu hao tài sản cố
định 28.338 33.537 49.850 48.051 0
Tăng, giảm hàng tồn
kho 41.581 55.669 108.926 375.191 -109.097
Tăng, giảm các
khoản phải trả
(Không kể lãi vay
0 0 0 0 0
Lớp: QTTCH1_2 20
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
phải trả, thuế thu
nhập doanh nghiệp
phải nộp)
Tăng, giảm chi phí
trả trước 0 0 0 0 0
Tiền lãi vay đã trả 0 0 0 0 0
Thuế thu nhập
doanh nghiệp đã
nộp 0 -1.252 -64.764 -65.959 -104.988
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động
đầu tư -101.278 -74.534 -91.422 -247.761 -720.675

Tiền thu được từ
thanh lý tài sản cố
định 0 101 45 893 403
Tiền cho vay hoặc
mua công cụ nợ -9.000 0 0 0 0
Tiền thu từ cho vay
hoặc thu từ phát
hành công cụ nợ 0 9.000 0 0 0
Đầu tư vào các
doanh nghiệp khác 0 0 -6.555 -1.626 0
Tiền thu từ việc bán
các khoản ĐT vào
các DN khác 373 276 278 0 0
Cổ tức và tiền lãi
nhận được 510 2.440 504 2.673 1.069
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động
tài chính -11.176 -191.609 74.582 176.302 163.867
Tiền thu từ phát
hành cổ phiếu và
0 0 0 0 0
Lớp: QTTCH1_2 21
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
vốn góp
Chi trả cho việc
mua lại, trả lại cổ
phiếu 0 0 0 0 0
Tiền thu được các
khoản đi vay 1.621.161 1.087.801 1.727.392 1.933.815 1.743.288
Tiển trả các khoản

đi vay
-
1.593.222
-
1.320.063
-
1.641.155
-
1.727.139
-
1.579.420
Tiền thanh toán vốn
gốc đi thuê tài chính 0 0 0 0 0
Cổ tức đã trả -39.114 40.653 -11.655 -30.373 0
Cổ tức đã nhận 0 0 0 0 0
Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ -20.550 63.273 30.101 -29.930 -2.576
Tiền và tương
đương tiền đầu kỳ
36.039 14.761 77.969 108.061 78.140
Ảnh hưởng của
chênh lệch tỷ giá 36.040 14.761 77.969 108.061 78.140
Điều chỉnh ảnh
hưởng của thay đổi
tỷ giá -729 -65 -10 10 -14
Tiền và tương
đương tiền cuối kỳ 14.761 77.969 108.061 78.140 75.550
2. Các kĩ thuật phân tích
- Phân tích khối
- Phân tích chỉ số

- Phân tích các nhóm thông số tài chính
3. Nội dung phân tích
3.1Phân tích hiệu suất công ty
3.1.1 Phân tích thu nhập
Lớp: QTTCH1_2 22
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
3.1.1.1 Phân tích doanh thu
Cơ cấu doanh thu
2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu thuần 98,94% 99,73% 99,49% 99,48% 99,65%
Doanh thu tài chính 0,77% 0,13% 0,34% 0,29% 0,15%
Thu nhập khác 0,28% 0,13% 0,17% 0,22% 0,20%
Tổng doanh thu 100% 100% 100% 100% 100%
Có thể nhận thấy rằng doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và tỉ trọng tương đối ổn định (xấp
xỉ 99%) qua các năm từ 2008 đến 2012. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 tỉ trọng
giảm nhưng mức giảm là rất nhỏ từ 99,73% giảm còn 99,48%. Năm 2012 thì tỉ trọng
tăng nhẹ lên 99,65%.
Doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm tỉ trọng rất ít trong tổng doanh thu
của công ty mới mức cao nhất là 0,77% của doanh thu tài chính năm 2008. Doanh
thu tài chính có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2012. Trong đó cao nhất là
năm 2008 với 10.088,69 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,78% so với tổng doanh thu,
giảm mạnh vào năm 2009 ( chiếm tỉ trọng 0,13% tổng doanh thu ) và đến năm 2012
là 0,15% trên tổng doanh thu. Nhìn chung các số liệu về doanh thu từ hoạt động tài
chính của DRC khá hợp lí so với các công ty khác trong ngành. Điều này cho thấy
công ty đã cắt giảm bớt các hoạt động tài chính của công ty vì khoảng thời gian này
thị trường tài chính Việt Nam đang trong thời kì suy thoái, cùng với chi phí lãi vay
tăng cao, gây khó khăn cho các hoạt động tài chính.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
- Săm lốp xe tải nặng

- Săm lốp xe tải nhẹ
- Săm lốp xe đặc chủng
- Săm lốp ô tô
Lớp: QTTCH1_2 23
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
- Săm lốp xe máy
- Săm lốp xe đạp
- Khác
Doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ săm lốp ô tô. Mặc dù sản lượng thấp,
nhưng do giá bán cao nên doanh thu và lợi nhuận của DRC chủ yếu đến từ săm lốp ô
tô. Săm lốp ô tô của DRC chiếm đến 81,5% tổng doanh thu trong năm 2012. Bên
cạnh đó, dòng sản phẩm này cũng đóng góp đến 85% lợi nhuận gộp do tỷ suất lợi
nhuận gộp của dòng săm lốp ô tô (28,4%) cao hơn nhiều so với dòng sản phẩm xe
đạp và xe máy (săm lốp xe đạp 18,5% , săm lốp xe máy 19,9%). Sắp tới khi dự án
600.000 lốp Radial đi vào hoạt động thì doanh thu từ săm lốp ô tô sẽ tiếp tục tăng.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu thuần
100% 140,64% 167,39% 204,31% 215,79%
Doanh thu tài chính
100% 24,28% 72,97% 77,34% 41,27%
Lớp: QTTCH1_2 24
Phân tích tình hình tài chính công ty DRC GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ
Doanh thu thuần:
Năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần tăng 140,64% so với năm
2008. Từ năm 2010 và 2011 tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng lần lượt là 204,31%
và 215,79%, tăng mạnh so với năm 2008. Tuy tình hình kinh tế có dấu hiệu suy
thoái nhưng do nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa mà ngành kinh
doanh xăm lốp tăng trưởng cao trong năm 2009, trong đó nhu cầu thay thế chiếm

hơn 75% doanh thu, 25% doanh thu còn lại đến từ thị trường lắp mới. Trong những
năm 2011,2012 thì giá nguyên liệu cao su giảm cùng với năng lực sản xuất được
nâng lên đáng kể khiến cho doanh thu tăng mạnh so với năm 2008.
Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Năm 2009 giảm mạnh ( giảm 75,72% so với năm 2008 ), giảm đều qua các
năm 2010, 2011 và đến năm 2012 hoạt động tài chính giảm 58,73% so với năm
2008. Cho thấy hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm đáng kể qua các năm.
3.1.1.2 Phân tích chi phí
CHỈ TIÊU
Phân tích khối
2008 2009 2010 2011 2012
Giá vốn 87,83% 71,22% 82,60% 84,23% 78,67%
Chi phí tài chính 5,05% 2,61% 1,95% 2,48% 1,61%
Trong đó: chi phí lãi
vay
3,47% 0,75% 0,42% 0,60% 0,32%
Chi phí bán hàng 2,64% 2,50% 2,00% 1,93% 2,15%
Chi phí quản lý DN 1,54% 2,19% 1,87% 1,88% 2,94%
Chi phí khác 0,29% 0,13% 0,17% 0,22% 0,20%
Thuế 0 0,07% 3,00% 2,50% 3,77%
CHỈ TIÊU
Phân tích chỉ số
2008 2009 2010 2011 2012
Giá vốn 100 114,06% 157,43% 195,94% 193,30%
Chi phí tài chính 100 72,68% 64,55% 100,30% 68,66%
Trong đó: chi phí lãi
vay
100 30,55% 20,04% 35,24% 19,61%
Chi phí bán hàng 100 133,63% 127,16% 149,55% 176,05%
Chi phí quản lý DN 100 200,30% 204,03% 250,25% 413,11%

Chi phí khác 100 64,90% 98,60% 158,64% 151,15%
Lớp: QTTCH1_2 25

×