Giáo án Lịch sử 7
Bài 11.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077).
GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : Học sinh nắm được:
- Âm mưm xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng
thời giải quyết những khó khăn về tài chính và XH trong nước.
- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính
đáng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, nhận xét, đánh giá sự
kiện và nhân vật lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, biến ơn những vị anh hùng dân tộc, bồi dưỡng
lòng dũng cảm, tình đoàn kết dân tộc.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần II (1075 – 1077)”.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Nhà Lý đã làm gì để phát triển đất nước?
3. Bài mới : Năm 981, mối quan hệ giữa nước ta và nước Tống được củng cố,
nhưng từ giữa thế kỷ XI quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt bởi nhà Tống có những
âm mưu xâm lược nước ta.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
? Giữa thế kỷ XI tình hình nhà Tống như thế nào?
? Trước tình hình đó nhà Tống đã tìm giải pháp
gì?
HS đọc chữ nhỏ SGK…
? Nhà Tống xâm lược ĐV nhằm mục đích gì?
? Để tiến hành xâm lược ĐV, nhà Tống đã là gì?
- Chuẩn bị lương thực, binh sĩ, Dụ dỗ các tù
trưởng, Xúi giục Chăm Pa…
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- HS Tìm hiểu SGK.
? Nhà Lý đã đối phó với âm mưu xâm lược của
nhà Tống ntn?
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước
ta.
- Nhà Tống: Khó khăn chồng chất →
xâm lược Đại Việt.
- Mục đích:
+ Giải quyết khó khăn.
+ Làm suy yếu lực lượng nhà Lý, tiêu
diệt Đại Việt.
+ Gây thanh thế.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng
vệ.
* Thảo luận nhóm.
- GV nhận xét , bổ sung, kết luận
(Giải thích: Thái uý → quan võ nắm binh quyền
cao nhất)
- HS đọc hàng chữ nhỏ.
? Vì sao Lý Thường Kiệt được chọn làm chỉ huy
đối phó quân Tống lúc này?
? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nhà Lý?
GV: Năm 1072 vua Lý Thánh Tông mất, …
→Tống ráo riết chuẩn bị tấn công ĐV → Chỉ
trên bảo đồ vị trí quân Tống xây dựng căn cứ,
lương thực, binh sĩ.
? Trước tình hình quân Tống ráo riết chuẩn bị
xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã chủ trương
đánh giặc như thế nào?
? Câu nói “Ngồi yên đợi giặc của Lý Thường
Kiệt thể hiện điều gì? (Táo bạo, sáng tạo nhằm
giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ
lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.)
GV trình bày diễn biến:
? Qua diễn biến, cho biết mục tiêu của cuộc tập
kích này là gì? (Căn cứ quân sự, kho tàng , lương
thảo của Tống tại thành Ung Châu).
? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà
không phải là để xâm lược?
+ Chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự chuẩn bị
đánh ĐV
+Khi hoàn thành nhiệm vụ → rút quân.
? Việc chủ động tiến công đó có ý nghĩa như thế
nào?
* Công cuộc chuẩn bị:
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.
- Luyện tập quân đội, phong chức tước
cho các tù trưởng.
- Mộ thêm binh.
- Đánh bại ý đồ của nhà Tống và Chăm
Pa.
-> Quyết tâm, chu đáo, khẩn trương.
- Nhà Lý chủ trương : Tấn công trước để
tự vệ.
*Diễn biến :
Ngày 10.1075: 10 vạn quân chia làm 2
đạo → đất Tống.
- Quân bộ: Do Tông Đản và Thân Cảnh
phúc chỉ huy → Châu Ung (Quảng Tây).
- Quân thuỷ: Lý Thường Kiệt chỉ huy →
đường biển Quảng Ninh → Châu Khâm
→ Châu Liêm Q.Đông)→ quân bao vây
thành Chân Ung.
* Kết quả: giành thắng lợi ta chủ động
rút quân.
* Ý nghĩa: - Làm thay đổi kế hoạch, làm
chậm lại cuộc xâm lược của quân Tống.
- Ta có thời gian chuẩn bị mọi mặt.
4. Củng cố: + Trình bày âm mưu xâm lược ĐV của nhà Tống.
+ Nhà Lý đã đối phó như thế nào?
5. Dặn dò: Về học bài , làm bài tập 1,2 trong SGK.
Chuẩn bị phần II-Vẽ lược đồ.
Bài 11. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 – 1077)
GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)
A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : Học sinh nắm được diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống
ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của nhân dân Đại Việt.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần II (1075 – 1077)”.
2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
?Nhà Lý tiến công sang đất Tống để tự vệ đã thu được kết quả gì?
3. Bài mới: Sau khi đánh vào các căn cứ của quân Tống ở dọc biên giới, rút quân
về nước Lý Thường Kiệt biết được những âm mưu của nhà Tống không phải đã
được dập tắt → chuẩn bị kháng chiến …
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- GV: Sau khi đánh bại quân Tống ở Ung Châu Lý
Thường Kiệt biết quân Tống sẽ phục thù do đó
nhanh chóng rút quân về nước.
? Sau khi về nước Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị
những gì để đối phó với nhà Tống?
- GV: Sử dụng lược đồ nói rõ cách bố phòng của
ta: Đoán biết giặc sẽ đi theo 2 đường, Lý Thường
Kiệt đã bố trí: - Một đạo quân chặn ở Đông Kênh
(Quảng Ninh) chặn thuỷ quân địch.
- Quân bộ → đi qua sông Như Nguyệt → xây
dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
? Vì sao, Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt
làm phòng tuyến chống giặc?
1. Đoạn sông có vị trí quan trọng, án ngữ mọi
con đường từ phương Bắc -> Thăng Long.
? Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng như thế
nào?
+ Dài 100km đắp đất cao, vững chắc, bên ngoài có
lớp giậu tre dày đặc → Bộ, thuỷ binh ở đây do Lý
1.Kháng chiến bùng nổ
3.NhàLý chuẩn bị kháng chiến:
+ Chuẩn bị bố phòng.
+ Cho quân mai phục vị trí quan trọng.
+ Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt
kiên cố.
2. Diễn biến:
+ Cuối 1076: quân Tống tấn công vào
nước ta: 10 vạn bộ + 1 vạn ngựa + 20 vạn
Thường Kiệt chỉ huy.
? Em có nhận xét gì về kế hoạch chuẩn bị đối phó
của LTK?
? Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm
gì?
GV dùng bản đồ trình bày diễn biến.
+ Cuối 1076: Quân Tống do Quách Quỳ, Triệu
Tiết chỉ huy → nước ta.
Một đạo quân → đường biển để tiếp ứng.
-> T1.1077 → vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn
tiến vào nước ta.
- Quân Thuỷ bị chặn đánh 10 trận ở Quảng Ninh
→ không đến hỗ trợ được.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- GV dùng lược đồ trình bày trận đầu trên phòng
tuyến Như Nguyệt → HS trình bày lại.
- Để động viên quân sỹ, làm tăng thêm sức mạnh
chiến đấu, Lý Thường Kiệt bí mật cho người vào
đền Trương Hống, Trương Hán ngân vang bài thơ
ô Sông núi nước Nam → giặc sợ hãi chán nản →
Tướng giặc ra lệnh “Ai bàn đánh ta sẽ chém”.
- Lý Thường Kiệt giam chân mãi như thế đến cuối
xuân 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân
lặng lẽ đánh úp vào doanh trại địch → Địch thua
to → Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng
biện pháp “giảng hoà” Quách Quỳ rút quân về
nước.
? Tại sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại
“giảng hoà”? (Giặc rút lui trong danh dự →
không làm tổn thương đến danh dự nước lớn. Đảm
bảo mối quan hệ giao bang hoà hiếu.)
? Trận chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi là do
những nguyên nhân nào ?
* Thảo luận nhóm.
? Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý
nghĩa gì?
dân phu.
+ 1077, Ta đánh nhiều trận nhỏ cản địch,
- Kết quả: Quân Tống đóng ở bờ Bắc
sông Cầu chờ quân thuỷ.
2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như
Nguyệt.
- Diễn biến:
+ Quách Quỳ cho quân vượt đánh phòng
tuyến → ta phản công quyết liệt.
+ Cuối năm 1077 Lý Thường Kiệt cho
quân đánh bất ngờ vào đồn giặc.
3. Kết quả:
+ Giặc mười phần chết năm, sáu phần.
+ Địch chấp nhận “giảng hoà” rút về
nước.
4. Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân
dân ta.
+Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt
5. Ý nghĩa:
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử
chống ngoại xâm.
+ Nền độc lập, tự chủ được củng cố.
+ Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại
Việt.
4. Củng cố, dặn dò: ? Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt thể
hiện ntn?- Cách tấn công. – Cách phòng thủ. – Cách kết thúc chiến tranh.
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như
Nguyệt.
? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.