Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án lịch sử 8 bài 1 những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.64 KB, 5 trang )

Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I
THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Bài 1
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI,
cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và
việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.
- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt
là câu hỏi và các bài tập.
3. Tư tưởng
- Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế
độ phong kiến.
II. THIẾT BỊ
- Bản đồ thế giới.
- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới


Trong chương trình lịch sử lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu xã hội phong kiến. Những mâu thuẫn
gay gắt giữa tầng lớp mới với chế độ phong kiến trong lòng chế độ phong kiến đã suy yếu đòi
hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc cách mạng
tư sản đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những biến đổi lớn về kinh
tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV-
XVII.
* Tổ chức thực hiện:
I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI
TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV -
XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ KỈ
XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
a. Kinh tế :
GV: Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế,
xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.
HS: Trả lời
GV: Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế
nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị
chế độ phong kiến kìm hãm, chèn ép . Vì vậy,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân
nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.
Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các
cuộc cách mạng tư sản.
Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân, diễn biến và
ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng Hà
Lan ?
HS: Trả lời
GV: Chỉ trên bản đồ vùng đất Nê-đéc-lan có
nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
nhưng do phong kiến Tây Ban Nha thống trị
đã kìm hãm sự phát triển này.
GV: Diễn biến của cách mạng ?
HS: Dựa vào SGK trình bày
GV: Ý nghĩa ?
HS: Trả lời
Hoạt đông 1: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được nguyên nhân của Cách
mạng tư sản Anh.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng tư
sản Anh?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được diễn biến của cách mạng tư
sản Anh.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Dựa vào lược đồ để trình bày.
GV: Cuộc nội chiến chia làm mấy giai đoạn,
là những giai đoạn nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Sử dụng hình 2 SGK để tường thuật
quang cảnh xử tử vua Sác-lơ I.
GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả
- Đến thế kỉ XV, nhiều công trường thủ công
như dệt vải, luyện kim, nấu đường…có thuê
mướn nhân công, biến Tây Âu thành những
trung tâm sản xuất và buôn bán lớn.
b. Xã hội
- Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô
sản.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân
nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
a. Nguyên nhân:
Vương quốc Tây Ban Nha ra sức ngăn cản
sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở Nê-đéc lan.
b. Diễn biến
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-
lan, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan
thành lập "Các tỉnh liên hiệp (sau là Cộng hòa
Hà Lan).
- Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được
công nhận.
c. Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế
giới.
- Đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban

Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
II. CÁCH MẠNG ANH GIỮA THẾ KỈ
XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
- Nguyên nhân của Cách mạng tư sản Anh:
+ Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh.
+ Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang
kinh doanh theo con đường tư bản.
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai
cấp tư sản và quý tộc mới.
2. Tiến trình cách mạng
a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
- Năm 1642, nộị chiến bùng nổ.
- Năm 1648, quân đội nhà vua bị đánh bại.
b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
- Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Nước
gì?
HS: Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
Hoạt động 3: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được ý nghĩa lịch sử của cách
mạng tư sản Anh.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai
? Ai lãnh đạo cách mạng ? Cách mạng có
triệt để không?
HS: Suy nghĩ trả lời
Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng

đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1688, thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản
Anh thế kỉ XVII
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư
bản chủ nghĩa.
- Đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản
và quý tộc mới.
4.Củng cố
- Trình bày diễn biến của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, nắm vững nội dung bài, làm bài tập.
- Đọc trước phần III/ Bài 1, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bài 1
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
(tiếp theo)
III. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH
Ở BẮC MĨ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách
mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc
thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “
Cách mạng tư sản”.
2. Tư tưởng
- Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ
phong kiến.

3. Kỉ năng
Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt
là câu hỏi và các bài tập.
II. THIẾT BỊ
- Bản đồ thế giới.
- Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày diễn biến của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đã chiếm Bắc Mĩ, lập ra 13 thuộc địa. Thế kỉ
XVIII đã nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đó. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu
phần III.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được vài nét về tình hình 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Dùng lược đồ giới thiệu vị trí 13 thuộc
địa.
GV: Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và
chính quốc nảy sinh?
HS: Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát
triển của nền kinh tế công, thương nghiệp
GV: Mâu thuẫn thuộc địa và chính quốc dẫn

đến chiến tranh.
Hoạt động 2: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được diễn biến của cuộc chiến
tranh.
* Tổ chức thực hiện:
GV: trình bày diễn biến chính của cuộc chiến
tranh.
GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trong SGK
giới thiệu thêm về G.Oa-sinh-tơn.
Hoạt đông 3: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được kết quả và ý nghĩa của
cuộc chiến tranh.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Kết quả ?
HS: Trả lời
GV: Nêu nội dung chính của Hiến pháp 1787
?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Ý nghĩa ?
GV sơ kết bài: Mâu thuẫn giữa chế độ
phong kiến với sự phát triển của nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa dẫn đến nhiều cuộc cách
mạng tư sản nổ ra. Nhân dân có vai trò rất
quan trọng, quyết định thắng lợi của cách
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân
của cuộc chiến tranh
- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa
phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm

mọi cách ngăn cản, kìm hãm.
- Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.
2. Diễn biến của cuộc chiến tranh
- 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn phản đối
chế độ thuế của Anh.
- Năm 1774, Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-
phi-a.
- 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ.
- Ngày 4-7-1776, bản Tuyên ngôn Độc lập
được công bố, xác định quyền của con người
và quyền độc lập của các thuộc địa.
- 10/1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi
lớn ở Xa-ra-tô-ga.
- Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước
Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc
địa.
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ.
- Kết quả:
+ Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa
và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
+ Năm1787, Mĩ ban hành Hiến pháp.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản, đã thực hiện
được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách
thống trị của thực dân và mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển.
mạng.
4. Củng cố

Em hãy trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ.
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập sau: Lập niên biểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ.
- Xem trước phần I và II/ Bài 2, trả lời các câu hỏi trong SGK.

×