Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.83 KB, 104 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Tuấn Dũng
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các giảng viên
Trường Đại học Luật Hà Nội với lòng nhiệt tình và sự tận tụy đã
truyền đạt cho học viên những kiến thức về pháp luật cũng như
những bài học trong công việc và trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên chính,
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Lan ở Tổ bộ môn Tư pháp Quốc tế Trường
Đại học Luật Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong
suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ và gia
đình- những người luôn bên tôi động viên và giúp đỡ trong cuộc
sống cũng như trong học tập. Để hoàn thiện luận văn này, tôi cũng
xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè- những người đã giúp tôi có
những ý kiến khách quan về nội dung luận văn. Và với tất cả
những người đang đọc luận văn này, cảm ơn các bạn đã chọn
luận văn của tôi để tham khảo và nghiên cứu, hy vọng nó sẽ có
ích cho các bạn.
3
MỤC LỤC
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Trong những năm qua, ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đang
không ngừng phát triển. Việt Nam là một trong những thị trường công nghệ
thông tin rất tiềm năng với nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao, có
khả năng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và mở rộng thị
trường. Theo dự báo của báo transworldnews.com, tốc độ tăng trưởng của
ngành công nghệ thông tin Việt Nam có thể lên đến 16%/năm trong giai
đoạn 2011-2015, doanh thu từ công nghệ thông tin có thể đạt đến 4,5 tỷ
USD/năm vào năm 2015[48]. Tuy nhiên, để dự báo trên thành hiện thực thì
yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính.
Hiện nay, mặc dù tình hình bảo hộ có nhiều chuyển biến tích cực tuy
nhiên tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vẫn rất cao và đang
giảm dần nhưng tương đối chậm [xem bảng 1 phụ lục]. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản
đó là pháp luật về bảo hộ phần mềm máy tính còn nhiều hạn chế. Để khắc
phục hạn chế của pháp luật, việc phân tích, nghiên cứu các quy định về bảo
hộ phần mềm máy tính của pháp luật quốc tế là rất cần thiết. Trong đó, pháp
luật của các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh như: Hoa
Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu cần phải được đặc biệt quan tâm. Từ những nghiên
cứu về pháp luật quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
phần mềm máy tính, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để
hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ phần mềm
máy tính. Có như vậy, Việt Nam mới có thể phát triển ngành công nghệ
thông tin một cách nhanh chóng và bền vững. Đây cũng là lý do mà tác giả
chọn đề tài “Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính và kinh nghiệm áp dụng cho pháp luật Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
5
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của ngành công
nghệ thông tin trên toàn cầu, các quốc gia ngày càng quan tâm hơn tới vấn
đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính. Các nghiên cứu
về vấn đề này vì thế cũng tăng lên. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ
yếu được viết dưới dạng bài tham luận, hội thảo hoặc các ý kiến tranh
luận như:
- Mars. Friedman và Linsey H. Taylor, Những vấn đề cơ bản về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Hoa Kỳ, Hoa
Kỳ, 1997;
- Mark H. Webbink, Một mô hình bảo hộ mới về quyền sở hữu trí tuệ
đối với phần mềm, Hoa Kỳ, 2004;
- Michael Current, Quyền Sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính, Hoa
Kỳ, 2005.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm
máy tính là vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễn nhất là đối với
việc bảo hộ theo pháp luật quốc tế. Một số đề tài nghiên cứu khoa học,
luận án về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính
theo pháp luật Việt Nam đó là:
- Năm 2002, bài viết của tác giả Nguyễn Định Huy, “Một vài suy nghĩ
về bảo hộ phần mềm máy tính ở Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học số ra
tháng 8/2002. Nội dung của bài viết tập trung vào các quy định của bộ luật
dân sự 1995 về bảo hộ phần mềm máy tính;
- Năm 2006, luận văn thac sỹ của tác giả Phạm Minh Sơn “Quyền
tác giả đối với phần mềm máy tính, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Nội dung luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích các quy định của
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo
Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Dân sự;
6
- Năm 2007, bài viết của tác giả Nguyễn Như Hà “Một hướng tiếp cận

bảo hộ phần mềm máy tính trong thế giới hội nhập” trên Tạp chí Hoạt động
khoa học số 596;
- Năm 2009, bài viết của tác giả Trần Văn Hải: “Chương trình máy
tính nên được bảo hộ là đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ” trên Tạp
chí Khoa học số 596. Nội dung của bài viết là phân tích cơ sở của việc
bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách quyền tác giả và hướng đi mới
cho việc bảo hộ phần mềm máy tính trên cơ sở tham khảo pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên một mặt chỉ tập trung phân
tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ đối với phần mềm máy tính mà không đi sâu nghiên cứu các quy định
cụ thể của pháp luật quốc tế. Mặt khác, sự phát triển quá nhanh của ngành
công nghệ thông tin khiến nội dung của các các công trình nghiên cứu
trên bị ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, những bài viết của các tác giả đã
phân tích cơ bản về pháp luật Việt Nam và đề xuất những phương hướng
hoan thiện pháp luật trong tương lai, đó là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên
cứu, phát triển, so sánh với pháp luật nước ngoài để xây dựng và hoàn
thiện luận văn của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với phần mềm máy tính theo pháp luật quốc tế trong đó có các điều ước
quốc tế như: Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WCT và pháp luật của các quốc
gia có nền công nghệ thông tin phát triển như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, do vậy, luận văn tập
trung nghiên cứu về các vấn đề: Định nghĩa phần mềm máy tính; Nội dung
quy định của điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia tiêu biểu về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính; Từ đó so sánh và
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Đồng thời kiến nghị các giải

7
pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính ở Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền
tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Luận văn được kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học:
phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống
kê, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn,
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đến việc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính
- Luận văn làm sáng tỏ được quy định của các điều ước quốc tế và pháp
luật một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính.
- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy
tính trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế.
Nhiệm vụ: Luận văn tổng hợp và phân tích khái niệm về phần mềm
máy tính. Trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu quy định về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật quốc tế Từ đó rút ra
các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo hộ và đưa ra giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả của việc
bảo hộ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới
- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phần mềm máy tính.


- Luận văn tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế về
vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính;
8
- Luận văn đưa ra những phương hướng mới để xây dựng và hoàn
thiện pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả của việc bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ đối với phần mềm máy tính.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương cụ thể như sau:
- Chương I: Khái quát về phần mềm máy tính và pháp luật về vấn đề bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính;
- Chương II: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính
theo pháp luật quốc tế;
- Chương III: Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính ở Việt Nam và kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế.
9
CHƯƠNG I.
KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ BẢO
HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1.1. Khái quát về phần mềm máy tính
1.1.1. Khái niệm phần mềm máy tính
1.1.1.1. Dưới góc độ tin học
Máy tính là một trong những sáng chế cực kỳ quan trọng của loài
người. Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ trước, đến
những năm 70, sự ra đời của những chiếc máy tính cá nhân đã khởi đầu
cho ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện tại [41]. Ngày nay,
máy tính đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng vào cuộc sống và công
việc của con người. Thậm chí sản xuất máy tính đã trở thành một ngành
công nghiệp thực thụ với lượng máy tính được tiêu thụ lên đến 355,2 triệu
chiếc và doanh thu lên đến 329 tỷ USD năm 2011 [42]. Cùng với sự phát

triển của khoa học kỹ thuật, kích thước máy tính ngày càng thu nhỏ, sức
mạnh của chúng ngày càng tăng và máy tính đã trở thành một công cụ
không thể thiếu đối với con người.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng về cơ bản, máy tính có
thể được hiểu theo khái niệm sau “Máy tính điện tử hay còn gọi là máy vi
tính (sau đây gọi tắt là máy tính) được hiểu là một thiết bị điện tử có khả
năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính đã được
chứa sẵn bên trong máy một cách tạm thời hay vĩnh viễn” [1;tr.17]. Để máy
tính có thể hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người, máy
tính cần phải có 2 bộ phận cấu thành đó là phần cứng (hardware) và phần
mềm (software). Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, phần cứng muốn
hoạt động được thì phải có phần mềm hỗ trợ và phần mềm chỉ hoạt động
được dựa trên cấu tạo phần cứng tương tích.
Phần cứng có thể hiểu là tất cả những bộ phận vật lý cấu tạo nên một
chiếc máy tính, ví dụ: màn hình hiển thị, chuột, ổ đĩa, bộ nhớ, Ngược lại
với phần cứng là phần mềm, có thể coi phần mềm là “linh hồn” của máy
tính, nó có thể được hiển thị thông qua màn hình giao tiếp nhưng chúng
10
ta không thể cầm, nắm hay thực hiện những tác động vật lý khác được.
Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển vũ bão hiện nay, việc
phát triển phần mềm máy tính ngày càng được chú trọng và công nghiệp
phần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp độc lập bên cạnh công
nghiệp máy tính. Khi tiếp cận phần mềm máy tính dưới góc độ nghiên
cứu, chúng ta cần phải hiểu khái niệm phần mềm máy tính cả về tin học
lẫn luật học.
Dưới góc độ tin học, đã có nhiều khái niệm phần mềm máy tính được
đưa ra và các khái niệm này về cơ bản là giống nhau:
- Theo từ điển kỹ thuật trực tuyến TheFreeDictionary, “Phần mềm
máy tính là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều
ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số

chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó”[43].
- Trong các giáo trình về công nghệ thông tin, khái niệm “phần
mềm máy tính” cũng được định nghĩa như sau: “phần mềm là một tập
hợp của các lệnh được cài đặt bên trong máy tính giúp cho chúng có
thể hoạt động xử lý thông tin” [2;tr.76].
Trên thực tế, có rất nhiều các loại phần mềm máy tính với nhiều tính
năng, công dụng, cấu trúc khác nhau, vì vậy, khi tiếp cận khái niệm “phần
mềm máy tính” dưới góc độ tin học, có nhiều cách phân loại phần mềm
khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định:
- Căn cứ vào vai trò của phần mềm đối với hoạt động của
máy tính, có thể chia phần mềm máy tính thành phần mềm hệ thống,
phần mềm ứng dụng và phần mềm chuyển dịch mã. Phần mềm hệ thống
là phần mềm có tác dụng quản lí hệ thống, hỗ trợ và cung cấp các tài
nguyên đồng thời điều hành các hoạt động của máy tính ví dụ: hệ điều
hành Windows, trình điều khiển thiết bị (device driver), Phần mềm ứng
dụng là phần mềm giúp máy tính thực hiện một công việc cụ thể, ví dụ:
Microsoft office là phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính, phần mềm
Bách khoa antivirus (BKAV) là phần mềm diệt virus, Acrobat Reader là
phần mềm đọc văn bản,… Phần mềm chuyển dịch mã (bao gồm trình
11
biên dịch và trình thông dịch) là những chương trình đóng vai trò đọc
các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một
ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có
thể hiểu được.
- Căn cứ vào yếu tố giá cả, phần mềm máy tính được chia làm
phần mềm thu phí và phần mềm miễn phí. Phần mềm thu phí là phần
mềm mà tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềm yêu cầu người sử dụng
phần mềm phải trả cho họ một khoản phí để sử dụng, ví dụ: Hệ điều hành
Mac OS, phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop, phần mềm diệt
virus Kaspersky… Phần mềm miễn phí là phần mềm mà tác giả hoặc

chủ sở hữu phần mềm không yêu cầu người sử dụng phải trả phí để sử
dụng, ví dụ: bộ gõ Unikey, trình dọn dẹp thư mục C Cleaner, phần mềm
chơi video VLC…
- Căn cứ vào khả năng tiếp cận và sao chép mã nguồn của
phần mềm, phần mềm máy tính được chia thành phần mềm mã nguồn
đóng và phần mềm mã nguồn mở. Phần mềm mã nguồn đóng là phần
mềm mà các lệnh lập trình của nó không được tác giả hoặc chủ sở hữu
công khai và những người khác phải hỏi ý kiến nếu muốn khai thác, sử
dụng. Ngược lại phần mềm mã nguồn mở là phần mềm mà các lệnh lập
trình của nó được công bố công khai và mọi người có thể sử dụng, khai
thác nó mà không cần sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu phần mềm.
Đa số các phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí nhưng phần mềm mã
nguồn mở và phần mềm miễn phí là 2 khái niệm không hoàn toàn trùng
nhau, một số phần mềm mã nguồn mở tiêu biểu như: Hệ điều hành Linux,
phần mềm Open Office,…
Ngoài ra, chúng ta cần phải nhắc đến ngôn ngữ hệ thống và ngôn
ngữ lập trình của phần mềm máy tính, nó không phải là phần mềm máy tính
mà chỉ là ngôn ngữ để xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, khi xem xét bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính, người ta chủ yếu căn cứ
vào ngôn ngữ xây dựng phần mềm (mã nguồn và mã máy) đây là 2 yếu tố
12
rất quan trọng trong pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính. Theo đó:
- Ngôn ngữ hệ thống (mã máy) được xem là ngôn ngữ dùng để
giao tiếp với máy tính ở dạng mã máy. Ngôn ngữ này được nhà sản
xuất thiết kế riêng cho từng loại. Các chương trình này chứa toàn số nhị
phân (chỉ gồm hai con số 0 và 1). Ngôn ngữ hệ thống tiêu biểu là ngôn ngữ
Assembler;
- Ngôn ngữ lập trình (mã nguồn) được xem là ngôn ngữ máy tính.
Nó được thiết kế thích hợp cho những đòi hỏi của các lập trình viên. Nó

thường dùng để viết các ứng dụng trong thực tế, các loại ngôn ngữ lập trình
tiêu biểu như: BASIC, COBOL, FORTRAN,…
1.1.1.2. Dưới góc độ luật học
Như đã nêu, phần mềm máy tính chỉ mới xuất hiện từ thập niên 40
của thế kỷ trước trở lại đây, vì vậy, phần mềm máy tính với tư cách là một
đối tượng điều chỉnh của pháp luật còn khá non trẻ so với các đối đượng
điều chỉnh khác của pháp luật cả ở trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Dưới góc
độ pháp luật, hiện đang có hai khái niệm “phần mềm máy tính” (computer
software) và “chương trình máy tính” (computer program) tồn tại song song.
Tại điều 101 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ-nơi khai sinh ra máy tính,
thuật ngữ “chương trình máy tính” được sử dụng và được định nghĩa:
“chương trình máy tính là tập hợp các lệnh hoặc các chỉ dẫn được sử dụng
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong máy tính nhằm đem lại một kết quả
nhất định”.
Ở phần diễn giải Chỉ thị 2009/24/EC ngày 23/4/2009 của Hội đồng
Châu Âu EC, thuật ngữ “chương trình máy trính” cũng được sử dụng và
được mô tả: “Chương trình máy tính giúp các thiết bị của máy tính liên kết và
làm việc với nhau”.
Ở Việt Nam, phần mềm máy tính lần đầu được đề cập đến trong
Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự, trong đó, khoản
14 Điều 4 Nghị định này định nghĩa: “Phần mềm máy tính bao gồm
13
chương trình máy tính, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, cơ sở
dữ liệu”.
Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 lại sử dụng
thuật ngữ “chương trình máy tính” và định nghĩa : “Chương trình máy tính
là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược
đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính
đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc

hoặc đạt được một kết quả cụ thể”.
Tuy nhiên, khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 lại sử
dụng thuật ngữ “phần mềm” và định nghĩa: “Phần mềm là chương trình
máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều
khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”.
Trong các sách báo, tạp chí Luật học, các tác giả cũng có những
cách định nghĩa khác nhau về phần mềm máy tính. Cụ thể:
- Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam của trường Đại học luật Hà
Nội định nghĩa: “Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: Được hiểu là một
hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo
ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho
máy tính biết phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể cài đặt
như một phần mềm của máy tính hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn
bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM” [3; tr.45].
- Luận văn “Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”, tác giả Phạm Minh Sơn cũng định nghĩa:“Phần mềm
máy tính/Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới
dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào
một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực
hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể theo mong
muốn” [22, tr.6].
Có thể thấy, qua thời gian định nghĩa “phần mềm máy tính” đã ngày
càng hoàn thiện, chính xác. Đồng thời khái niệm “phần mềm máy tính” trong
các công trình nghiên cứu luật học về cơ bản thống nhất với khái niệm
14
trong các văn bản luật ở điểm: là một tập hợp các lệnh giúp cho máy tính có
thể thực thi được một công việc cụ thể. Tuy nhiên hiện có hai thuật ngữ tồn
tại song song: “phần mềm máy tính” và “chương trình máy tính”. Hai thuật
ngữ này được sử dụng như nhau và chưa có sự thống nhất một cách rõ
ràng, cụ thể cùng với đó là khái niệm “phần mềm” với nội hàm của “phần

mềm” rộng hơn, nó là những phần mềm máy tính giúp điều khiển các thiết
bị số: máy ảnh, máy nghe nhạc, đang ngày càng có cấu trúc và tính
năng tương đồng với những chiếc máy tính.
Như vậy, khái niệm phần mềm máy tính cần được nhận thức
một cách đầy đủ và thống nhất hơn. Theo đó, thuật ngữ “phần mềm
máy tính” hay “phần mềm” sẽ bao quát và điều chỉnh đầy đủ hơn các
đối tượng bảo hộ vì vậy, tác giả sử dụng thống nhất thuật ngữ “phần mềm
máy tính” trong luận văn này. Đồng thời, khái niệm phần mềm cũng nên
có sự sửa đổi như sau: “Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được
thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác,
khi gắn vào một phương tiện mà máy tính hoặc các thiết bị có cấu trúc
phần cứng tương đương máy tính đọc được và có khả năng làm cho máy
tính hay các thiết bị khác tương đương thực hiện được một công việc hoặc
đạt được một kết quả cụ thể theo mong muốn”.
1.1.2. Đặc điểm riêng của phần mềm máy tính
Theo các pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, phần
mềm máy tính được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học
nghệ thuật. Xuất phát từ định nghĩa, phần mềm máy tính bao gồm các mã,
lệnh lập trình giúp máy tính có thể thực hiện được một công việc cụ thể,
những mã, lệnh lập trình này trên phương diện nào đó cũng giống với một
tác phẩm văn học được viết trên một ngôn ngữ cụ thể nên có thể bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính như bảo hộ quyền tác giả.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần mềm máy tính có rất nhiều điểm khác biệt so
với tác phẩm văn học nghệ thuật và chỉ khi hiểu rõ những điểm khác biệt
này ta mới có thể áp dụng chính xác các quy định về bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật vào phần mềm máy tính.
15
1.1.2.1. Phần mềm máy tính bao gồm nhiều yếu tố tạo nên
Khi đặt ra vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm như: tiểu
thuyết, kịch nói, tác phẩm mỹ thuật, người ta chỉ xem xét nó dưới hai góc độ

là nội dung và hình thức thể hiện bởi khi xây dựng một tác phẩm văn học
nghệ thuật, tác giả cũng chủ yếu xoay quanh 2 bước: Một là, tìm cho mình
những ý tưởng sáng tạo, mới lạ, độc đáo để xây dựng nội dung cho tác
phẩm. Hai là, thể hiện ý tưởng, nội dung tác phẩm của mình dưới dạng một
hình thức vật chất nhất định để mọi người có thể thưởng thức, nắm bắt
được. Tuy nhiên, phần mềm máy tính thì không đơn giản như vậy mà nó bao
gồm rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau. Việc xây dựng một phần mềm
máy tính có thể được mô tả một cách đơn giản gồm các bước sau [25]:
- Thứ nhất, xây dựng ý tưởng về phần mềm máy tính: qua phán đoán
hoặc nắm bắt nhu cầu thị trường, doanh nghiệp hoặc chuyên gia công nghệ
thông tin nghiên cứu, xây dựng và đánh giá ý tưởng phát triển một phần
mềm đảm nhiệm các chức năng hoặc giải quyết các nhiệm vụ nào đó.
- Thứ hai, thiết kế cấu trúc hệ thống: là công đoạn xác định các
module (môđun) cần thiết và mối quan hệ giữa các module đó, bao gồm
việc lồng ghép các module, thiết kế dòng điều khiển chảy trong hệ thống
(trình tự tham gia giải quyết công việc của các module) và xác định dòng dữ
liệu tương ứng (dòng thông tin trao đổi giữa các module). Bản thân việc
thiết kế một nhóm module có quan hệ hữu cơ với nhau để đảm nhiệm được
một (hoặc một số) chức năng cụ thể có thể xem như một giải pháp kỹ
thuật dưới dạng thiết kế cơ cấu, còn việc thiết kế các dòng điều khiển
và dòng dữ liệu tiêu đề xử lý được một nhiệm vu cụ thể lại có thể xem như
một giải pháp kỹ thuật dạng thiết kế quy trình.
- Thứ ba, thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng: mỗi nhiệm vụ, chức năng
mà một module phải giải quyết sẽ được phân chi tiết hơn thành các phép
toán hoặc tác vụ cần thực hiện, cùng kiểu dữ liệu tương ứng mà mỗi phép
toán, tác vụ sẽ vận dụng.
- Thứ tư, thiết kế giải thuật và cấu trúc dữ liệu: giải thuật là một chuỗi
các bước chi tiết phải thực hiện để hoàn thành một phép toán, tác vụ và mỗi
16
phép toán, tác vụ có thê được giải quyết bằng một số giải thuật khác nhau.

Tương ứng, cấu trúc dữ liệu cũng là bước thiết kế cụ thể hơn cho mỗi kiểu
dữ liệu đã được xác định ở công đoạn thiết kế kiếu dữ liệu trừu tượng qua
6 thông số: kiểu dữ liệu cơ sở, giá trị, biến, mảng, biểu ghi và trỏ.
- Thứ năm, xây dựng mã nguồn: dựa trên các giải thuật chi tiết và cấu
trúc dữ liệu tương ứng, lập trình viên sẽ viết mã nguồn (chuỗi câu lệnh
được viết bằng ngôn ngữ lập trình)[xem hình 2 phụ lục] và sau đó biên dịch
sang mã máy (được dịch từ mã nguồn ra chuỗi các ký tự 0 và 1 tương ứng
để máy tính có thể hiểu và chấp hành) tương ứng với loại phần cứng mà
phần mềm sẽ được cài đặt.
Ngoài ra, để có thể xúc tiến thương mại một phần mềm máy tính,
hàng loạt các tài liệu khác cần được thiết kế, biên soạn như: hướng dẫn cài
đặt, sử dụng, sửa lỗi, nâng cấp Do đó, có thể xem một phần mềm hoàn
chỉnh được bao gồm 4 yếu tố cơ bản: tài liệu thiết kế, mã chạy phần mềm
(mã nguồn và mã máy), tài liệu hỗ trợ và sưu tập dữ liệu số đi kèm, trong
đó, sưu tập dữ liệu số bao gồm các cơ sở dữ liệu và các tác phẩm số hoặc
số hóa.
Có thể thấy, việc bảo hộ phần mềm máy tính theo chế độ bảo hộ
dành cho tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật như cách của Việt
Nam và đa số quốc gia trên thế giới đã có những hạn chế nhất định. Quan
điểm phần mềm máy tính bao gồm các mã, lệnh lập trình được viết theo
một thứ ngôn ngữ riêng, nó giống như một tác phẩm văn học được viết
bằng một thứ ngôn ngữ nhất định nên phải bảo hộ phần mềm máy tính như
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học là đúng nhưng chưa đủ. Bảo
hộ theo cách này không thể bao quát hết tất cả những đối tượng cấu tạo
nên phần mềm máy tính như đã nêu trên.
1.1.2.2. Phần mềm máy tính liên quan chặt chẽ đến các đối tượng
khác của quyền sở hữu trí tuệ
Xét về khía cạnh pháp lý, tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ gồm 2 yếu
tố là nội dung và hình thức thể hiện. Vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ cần đến chế định bảo hộ quyền tác giả.

17
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, phần mềm máy tính có rất nhiều yếu tố để
tạo nên và và các yếu tố này có liên quan chặt chẽ đến các đối tượng khác của
quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm:
- Một là, bí mật kinh doanh. Để xây dựng một phần mềm máy tính,
doanh nghiệp hoặc lập trình viên phải nghiên cứu nhu cầu thị trường
để tìm ra ý tưởng về một phần mềm mới có khả năng khai thác
thương mại. Để làm được điều này, trên thực tế doanh nghiệp phải tiến
hành các cuộc họp bàn, phân tích và thể hiện các ý tưởng này qua một bản
kế hoạch hay dự án cụ thể. Sau khi đã có những ý tưởng, lập trình viên
phải tiến hành thiết kế cấu trúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng
rồi viết mã nguồn và dịch sang mã máy. Để tạo sự đột phá trên thị trường,
trước khi những phần mềm này được công bố, các bản kế hoạch, bản thiết
kế, các dòng mã chắc chắn sẽ không được doanh nghiệp công bố công khai
mà được giữ kín thông tin như là một trong những bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Hai là, sáng chế. Điều này thể hiện rất rõ ở công đoạn thiết kế cấu
trúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng. Bằng cách tạo ra các
module và sắp xếp nó theo một trật tự nhất định để luồng dữ liệu được xử
lí một cách trôi chảy nhất và công việc được thực hiện một cách nhanh
nhất từ đó thiết kế các phép toán để thực hiện các công việc này. Nhờ đó,
phần mềm máy tính có những tính năng mới, sáng tạo và hiệu quả hơn so
với các phần mềm cạnh tranh khác. Ví dụ: tính năng trượt để mở khóa;
thanh cuộn quán tính trên hệ điều hành iOS [xem hình 3 phụ lục]. Như vậy,
lập trình viên đã đưa ra được những giải pháp công nghệ mới, sáng tạo
hơn và những thiết kế của họ gần như là sáng chế.
- Ba là, sưu tập dữ liệu, mỹ thuật ứng dụng. Phần mềm máy tính
không chỉ bao gồm các mã/lệnh lập trình mà nó còn bao gồm cả tài liệu hỗ
trợ và sưu tập số kèm theo. Nhiệm vụ của nó là giúp cho phần mềm được
thể hiện sinh động trên màn hình máy tính (giao diện) một cách sinh động

và dễ hiểu nhất. Mỗi phần mềm trên màn hình hiển thị đều có những cách
thiết kế giao diện khác nhau [xem hình 4 phụ lục]. Không đơn thuần chỉ là
18
những nét vẽ, cách bố trí vu vơ, không mục đích mà giao diện của phần
mềm có tác dụng rất lớn: nó giúp mọi người có thể dễ dàng sử dụng phần
mềm; nó tạo ra sự khác biệt đặc trưng giúp người dùng có thể dễ dàng
phân biệt nó với các phần mềm máy tính khác có cùng chức năng; ngoài ra
nó còn thể hiện tính sáng tạo, thẩm mĩ của lập trình viên và giúp phần mềm
có khả năng thu hút người dùng tốt hơn.
Như vậy, để xem xét vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính một cách toàn diện nhất là khi mà công nghệ thông tin nói
chung và phần mềm máy tính nói riêng phát triển bùng nổ như hiện nay,
không thể chỉ dựa hoàn toàn vào chế định bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật được mà cần phải xem xét nó dưới nhiều góc độ
khác của quyền sở hữu trí tuệ.
1.1.2.3. Phần mềm máy tính có thể dễ dàng nhân bản mà không hề
ảnh hưởng đến chất lượng
Đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật, người nghệ sĩ tìm cho
mình những ý tưởng sáng tạo độc đáo, mới lạ và phải thể hiện ý tưởng
đó dưới một hình thức vật chất nhất định để mọi người có thể tiếp cận
được ý tưởng đó. Ở đây, yếu tố hình thức thể hiện rất quan trọng bởi pháp
luật chỉ bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật về hình thức thể hiện chứ
không bảo hộ về nội dung, ví dụ: một nghệ nhân tạo ra một bình gốm
sứ với hoa văn tinh xảo thì sản phẩm này sẽ được bảo hộ với tư cách là
một tác phẩm tạo hình, nếu tạo ra một bình gốm với cấu tạo và hoa văn
giống như thế là vi phạm quyền tác giả nhưng nếu vẽ lại bình gốm ấy thì
không hề vi phạm.
Chính vì phụ thuộc vào yếu tố hình thức thể hiện bên ngoài nên đa
phần khi sao chép những tác phẩm văn học nghệ thuật thì chất lượng và
giá trị của nó sẽ bị thay đổi ít nhiều, ví dụ: với bức tranh nàng Mona Lisa

của danh họa Leonardo De Vinci, có rất nhiều cách để sao chép như vẽ lại,
chụp lại, tuy nhiên, những bản vẽ, bản chụp lại này chắc chắn sẽ không thể
hiện được hết những giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm,
19
đồng thời giá trị của những bản sao chép này sẽ không thể bằng được bản
gốc.
Phần mềm máy tính thì ngược lại với các tác phẩm văn học nghệ
thuật. Nó được ví như là “linh hồn” của máy tính và chúng ta không thể
cầm nắm hay thực hiện bất kì một tác động vật lý nào khác dù vẫn nhìn
thấy nó. Phần mềm máy tính là một sản phẩm phi vật chất, nó chỉ tồn
tại trong những cấu tạo vật chất nhất định (phần cứng) như:đĩa CD, ổ
đĩa cứng, usb,… Chính vì vậy, so với tác phẩm văn học nghệ thuật, phần
mềm máy tính dễ dàng nhân bản hơn rất nhiều. Đặc biệt hơn, những bản
sao này có chất lượng gần như không hề thay đổi so với bản gốc của
chúng và cũng không hề thay đổi theo không gian, thời gian. Thậm chí, so
với các đối tượng khác của quyền tác giả, khả năng nhân bản của phần
mềm máy tính còn vượt trội ở điểm tự bản thân nó có thể nhân bản chính
nó. Vì phần mềm máy tính là một tập hợp các lệnh lập trình giúp cho máy
tính có thể thực thi được một công việc nhất định nên các lập trình viên
hoàn toàn có thể lập trình cho phần mềm máy tính tiến hành tự sao chép ra
nhiều bản khác nhau. Trên thực tế sự lây lan đến mức chóng mặt của
những phần mềm độc hại được gọi dưới cái tên virus hay malware là
một ví dụ, chỉ cần cài lên một máy tính, nó sẽ tự nhân bản và sao chép
đến các máy tính khác theo cấp số nhân.
Khả năng nhân bản là một ưu điểm của phần mềm máy tính trong
sản xuất công nghiệp. Sự tiến bộ trong công nghệ số giúp cho việc nhân
bản ngày càng dễ dàng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho việc
sao chép và phân phối các bản sao phần mềm máy tính [23; tr.192]. Tuy
nhiên đây cũng là một nhược điểm rất lớn trong vấn đề bảo hộ quyền tác
giả và là một trong những điểm mấu chốt cần phải xem xét để xây dựng cơ

chế, chính sách bảo hộ phần mềm máy tính một cách hợp lý nhất.
1.1.3. Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm
máy tính
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, máy
tính và phần mềm máy tính ngày càng đi sâu vào các hoạt động sản xuất
20
và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc
sống của con người. Đặc biệt đối với Việt Nam là một nược có nền kinh tế
với mức tăng trưởng cao cũng như dân số trẻ nên có thể tiếp thu rất
nhanh các thành tựu về công nghệ thông tin của thế giới và đó là một ưu
thế rất lớn khi thu hút đầu tư và phát triển kinh tế nói chung và ngành công
nghệ thông tin nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ đối với phần mềm máy tính có vai trò hết sức quan trọng không chỉ
đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả quốc gia.
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, phần mềm máy tính gồm rất nhiều yếu tố
tạo nên và để tạo ra một phần mềm máy tính phải trải qua rất nhiều công
đoạn khác nhau, vì vậy, khi xây dựng một phần mềm máy tính nhất là
những phần mềm hệ thống như hệ điều hành, doanh nghiệp phải huy động
một khối lượng lớn nhân lực cũng như bỏ ra rất nhiều chi phí để
nghiên cứu, phân tích. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm
máy tính chính là sự công nhận của nhà nước và cả xã hội đối với công
sức, tài sản và trí tuệ mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng nên những
phần mềm hữu ích phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống.
Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
phần mềm máy tính tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào ngành công nghệ thông tin nói
chung và phát triển phần mềm nói riêng ở trong nước. Nhờ có các quy định
về bảo hộ, các doanh nghiệp sở hữu hợp pháp phần mềm máy tính có các
quyền về tài sản (quyền sao chép, quyền chuyển nhượng, quyền cho

thuê, ) cũng như về nhân thân (quyền đặt tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của phần mềm, ) đối với phần mềm máy tính của mình. Nhờ đó, các
doanh nghiệp sở hữu phần mềm sẽ có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh
doanh, phân phối và phát triển phần mềm của mình.
Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm
máy tính còn là chỗ dựa để các doanh nghiệp sở hữu phần mềm máy
tính chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phần mềm
21
máy tính rất dễ sao chép và chất lượng của bản sao chép tương đương
bản gốc nên nếu không có các quy định về bảo hộ thì phần mềm máy tính
sẽ bị sao chép tràn lan và sử dụng trái phép với giá thành rẻ hơn rất nhiều
so với chi phí mà doanh nghiệp sản xuất phần mềm đã bỏ ra. Khi mà
doanh nghiệp không thu hồi được chi phí bỏ ra để sản xuất, nghiên cứu
và phát triển phần mềm thì tất yếu họ sẽ gặp khó khăn với các doanh
nghiệp khác kinh doanh phần mềm máy tính sao chép trái phép. Thậm chí,
những doanh nghiệp này nhờ việc sao chép trái phép và bán phần mềm với giá
rẻ còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn và dần dần lấn át cả các doanh nghiệp
sáng tạo ra phần mềm gốc. Chỉ khi có các quy định về bảo hộ với các quy
định bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu phần mềm cũng như các chế tài xử
lý đối với các hành vi vi phạm, doanh nghiệp mà nhất là doanh nghiệp nước
ngoài mới có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trước những ý đồ khai
thác phần mềm trái phép.
Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm không những tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sở hữu
phần mềm mà còn góp phần đảm bảo quyền lợi cho những doanh
nghiệp sử dụng phần mềm máy tính một cách hợp pháp. Khi sử dụng
phần mềm máy tính một cách hợp pháp, những doanh nghiệp này có thể
yên tâm trong việc sử dụng phần mềm trong sản xuất, kinh doanh cũng như
để tạo ra những sản phẩm trí tuệ khác. Đồng thời, họ sẽ được sự hỗ trợ tối
đa của doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

1.1.3.2. Đối với quốc gia
Việc bảo hộ phần mềm máy tính sẽ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
thị trường trên thế giới. Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
phần mềm máy tính nói riêng và bảo hộ các quyền liên quan đến sở hữu trí
tuệ nói chung là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia khi
muốn gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Việc thực hiện bảo hộ tốt
quyền sở hữu trí tuệ sẽ thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư từ các doanh
nghiệp nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
trong nước phát triển, đặc biệt là các quốc gia như Việt Nam, vì:
22
- Đối với các quốc gia phát triển trên thế giới nhất là các quốc gia có
nền công nghệ thông tin phát triển mạnh như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, các
sản phẩm về công nghệ trong đó có phần mềm máy tính được đặc biệt
quan tâm đầu tư và phát triển do đó, những quốc gia này là nơi sản xuất
ra các phần mềm máy tính nổi tiếng, được sử dụng ở khắp mọi nơi trên
thế giới, ví dụ như hệ điều hành Windows, phần mềm tìm kiếm
Google, Vì vậy, khi các quốc gia này đầu tư phát triển phần mềm máy
tính ra nước ngoài, họ đều yêu cầu phần mềm của mình phải được bảo hộ
ở quốc gia sở tại.
- Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đa phần tuy
có sự phát triển khá nhanh về công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa đủ
tầm để xây dựng những phần mềm máy tính có tính chất quan trọng và quy
mô lớn mà các phần mềm này phải mua của các nước phát triển-mạnh về
công nghệ thông tin hoặc cần có sự tham gia hỗ trợ của những nước này.
Chính vì vậy, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào việc phát triển phần mềm
là điều hết sức cần thiết và chỉ có bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính thì các doanh nghiệp nước ngoài mới có được một sân chơi
lành mạnh, công bằng để hợp tác và phát triển. Đồng thời, nguyên tắc có đi
có lại trong quan hệ quốc tế, các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng
đầu tư và phát triển phần mềm ra nước ngoài.

1.2. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy
tính
1.2.1. Điều ước quốc tế đa phương
Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính phần
lớn được nhắc tới như là một phần của vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, máy tính và phần mềm
máy tính chỉ mới xuất hiện từ khoảng những năm 40 của thế kỷ trước
nên các điều ước quốc tế quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với phần mềm máy tính chỉ mới xuất hiện cách đây không lâu, bao
gồm:
23
- Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ:
Vào đầu những năm 90, nền kinh tế và hoạt động thương mại trên
toàn cầu đang phát triển nhanh chóng và những trường hợp sử dụng trái
phép tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng tăng nhất là trong
lĩnh lực thương mại. Vì vậy, vào năm 1994, các quốc gia thành viên Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đã tiến hành ký kết Hiệp định TRIPS về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp
định này chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995.
Hiệp định TRIPS gồm 7 phần và 73 điều quy định về nhiều khía cạnh
của quyền sở hữu trí tuệ nên về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, Hiệp định chủ
yếu áp dụng trực tiếp công ước Berne về quyền tác giả. Tuy nhiên, nó có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính bởi hiệp định này đã đề cập đến phần mềm máy tính và quy
định phần mềm máy tính phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo
Công ước Berne (Điều 10). Đồng thời, Hiệp định cũng quy định mối liên
quan của nó với Công ước Berne đó là các nước tham gia hiệp định này
cũng phải tuân thủ các điều từ Điều 1 đến Điều 21 và phụ lục của Công ước
Berne 1971 (Điều 9). Theo đó, Công ước Berne gồm 38 điều và phụ lục (7

điều), có nội dung chính là thừa nhận quyền của tác giả đối với tác phẩm
của mình và quy định các tác phẩm được bảo hộ phải bao trùm mọi sản
phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và tác
phẩm phái sinh từ những tác phẩm này không phân biệt phương thức
hay hình thức thể hiện. Đồng thời, công ước đề ra các nguyên tắc bảo
hộ (Nguyên tắc đối xử công dân, nguyên tắc bảo hộ tự động, nguyên tắc
tính độc lập về quyền tác giả), thời gian bảo hộ và các quyền tài sản
(quyền dịch, quyền in sao, quyền biểu diễn) và quyền nhân thân (quyền
công bố, quyền đề tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và
quyền thu hồi).
Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy
tính, Hiệp định TRIPS chỉ quy định các nguyên tắc bảo hộ (Điều 3, Điều
24
4), thời hạn bảo hộ (Điều 12), các trường hợp hạn chế và ngoại lệ (Điều
13); còn nội dung bảo hộ thì áp dụng các quy định của Công ước Berne
nhưng Hiệp định có thêm một quy định cụ thể về quyền cho thuê chương
trình máy tính (Điều 11). Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hiệp định TRIPs,
hiệp định có hiệu lực ở Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT):
Đây là Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO), được kí kết tại Geneva ngày 20/12/1996. Hiệp ước gồm có 25
điều trong đó có điều khoản về bảo lưu, dẫn chiếu tới công ước Berne
(Điều 1). Khác với công ước Berne, Hiệp ước WCT nhấn mạnh về yếu tố
bản quyền và khai thác bản quyền tác phẩm nên nội dung của công ước
chủ yếu đề cập đến các quyền tài sản đối với tác phẩm.
Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy
tính, Hiệp ước quy định phần mềm máy tính sẽ được bảo hộ ở 2 khía
cạnh: phần mềm máy tính không phân biệt cách thức và hình thức thể
hiện (Điều 4); các dữ liệu được sưu tập dưới bất cứ hình thức nào mà tạo
nên những sáng tạo trí tuệ (Điều 5). Về nội dung bảo hộ, so với công ước

Berne và Hiệp định TRIPS, Hiệp ước của WIPO quy định thêm về quyền
phân phối (Điều 6) và quyền truyền đạt đến công chúng (Điều 8). Việt
Nam hiện chưa tham gia Hiệp ước của WIPO 1996.
1.2.2. Điều ước quốc tế song phương
Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương, để thuận lợi hơn
cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ phần mềm
máy tính nói riêng, các quốc gia có thể ký với nhau các điều ước quốc tế
song phương về sở hữu trí tuệ với nội dung chặt chẽ hơn và dành nhiều
ưu đãi hơn cho thành viên của các nước ký kết. Việt Nam đã ký kết với
một số quốc gia các hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
như: Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả năm 1998 và quan hệ
thương mại năm 2000 với Hoa Kỳ; Hiệp định Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp
tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Liên bang Thụy Sỹ năm 1999,
Bên cạnh đó, Việt Nam và các quốc gia khác còn tiến hành ký các bản ghi
25
nhớ về sở hữu trí tuệ: Bản ghi nhớ giữa Cục Bản quyền tác giả Văn học-
Nghệ thuật Việt Nam và Cục sở hữu trí tuệ vương quốc Thái Lan về
hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kệ cận năm 1999; Bản ghi
nhớ giữa Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan với các cơ quan liên
quan của Việt Nam về hợp tác và thúc đẩy bảo hộ Sở hữu trí tuệ năm 2004;
Bản ghi nhớ giữa Cục bản quyền tác giả nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa và Cục bản quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật Việt Nam về hợp tác
trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kệ cận năm 1998. Nội dung của các
văn bản này về cơ bản giống như các điều ước quốc tế đa phương về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sở hữu trí tuệ đối với phần
mềm máy tính.
1.2.3. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính
của các quốc gia trên thế giới
Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều có pháp luật của riêng
mình trong đó có quy định các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ trong đó có phần mềm máy tính. Tuy nhiên, tác giả chi xin đề cập
đến pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước có nền công nghệ thông tin
phát triển mạnh mẽ như Hoa Kỳ, Châu Âu, Ấn Độ.
Ở Hoa Kỳ, phần mềm máy tính được bảo hộ theo chế định quyền
tác giả. Theo đó, Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ 1992 gồm 11 chương và 68
điều quy định khá cụ thể về các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả
bao gồm: tác giả, đối tượng bảo hộ, thời gian bảo hộ, các biện pháp thực thi
quyền tác giả, cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, phần mềm máy tính được
bảo hộ như tác phẩm văn học với các nội dung tương ứng. Ngoài ra, phần
mềm máy tính còn được bảo hộ với tư cách là sáng chế theo Luật Sáng
chế gồm 37 chương và 376 điều quy định các vấn đề về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với sáng chế trong đó không loại trừ phần mềm.
Ở Ấn Độ, Luật Quyền tác giả (Copyright Act) 1957 được sửa đổi, bổ
sung năm 2013 gồm 18 chương 86 điều, quy định các vấn đề chung về bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềm máy tính. Nội dung cụ thể
của việc bảo hộ được quy định trong Luật Sáng chế (Indian Patent Act)

×