Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN CƠ BẢN (khối 10) - HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.28 KB, 93 trang )

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Tuần Tiết Tên bài Trang
1
1, 2
3
Tổng quan văn học Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2
4
5
6
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (TT)
Văn bản
3
7
8, 9
Bài viết số 1
Chiến thắng Mtao Mxây
4
10
11, 12
Văn bản ( tiếp theo)
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
5
13
14, 15
Lập dàn ý bài văn tự sự
Uy-lít-xơ trở về
6
16


17, 18
Trả bài viết số 1
Ra-ma buộc tội
7
19
20, 21
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Bài viết số 2
8
22, 23
24
Tấm Cám
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
9
25
26, 27
Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mầy
Kiểm tra 15 phút ( lần 1)
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
10
28
29 - 30
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ca dao hài hước
Đọc thêm : Lời tiễn dặn
11
31
32
33
Luyện tập viết đoạn văn tự sự

On tập văn học dân gian Việt Nam
Trả bài viết số 2 – Ra đề bài số 3
12
34, 35
36
Khái quát văn học Việt Nam từ X- XIX
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Kiểm tra 15 phút ( Lần 2)
13
37
38
39
Tỏ lòng
Cảnh ngày hè
Tóm tắt văn bản tự sự
14
40
41
42
Nhàn
Đọc Tiểu Thanh kí
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( tiếp theo)
15
43 - 44
45
Đọc thêm: Vận nước
Cáo bệnh bảo mọi người
Hứng trở về
Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng

16 46
47
Thực hành phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ
Kiểm tra 15 phút ( Lần 3)
Trả bài số 3
48 Cảm xúc mùa thu
17
49
50
51
Đọc thêm:Lầu Hoàng Hạc
Nỗi oán của người phòng khuê
Khe chim kêu
Đọc thêm : Thơ Hai-kư của Ba-sô
Trình bày một vấn đề
18
52
53
54
Lập kế hoạch cá nhân
On tập học kì I (văn học)
On tập học kì I (tiếng việt)
19 55.56.57 Kiểm tra học kỳ I (bài viết số 4)
Tuần 1 Văn
Tết 1, 2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức :
-Nắm được kiến thức tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).
-Nắm vững hệ thống vấn đề về: Thể loại và con người của VHVN.
Kỹ năng :

- Nhận diện được nền VHDT, các giai đoạn cụ thể phát triển của VHDT.
Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có
lòng say mê với VHVN.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát
vấn trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học
1. On định lớp.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
-Anh( Chị) hiểu thế nào là
tổng quan VHVN?
- HS đọc mấy dòng đầu SGK
+Nội dung của phần này là
gì?
+Theo em đó là phần nào
của bài tổng quan ?
-HS đọc mục I.
-VHVN bao gồm mấy bộ
phận lớn.
-Thế nào VHDG? Các thể
loại? Đặc trưng?
(HStómtắtnhững nét lớnSGK)
-HS đọc mục I. 2:
+VH viết là gì?
+Hình thức văn tự?
+Hệ thống thể loại?

-GV dẫn chứng tác phẩm cụ
thể
+Nhìn tổng quát VHVN đã
trải qua mấy thời kì phát
triển?
+Ở từng thời kì VHVN có
quan hệ giao lưu với VH
nước ngoài không?
-Em hãy nêu những tg, tp tiêu
biểu của VHTĐ viết bằng chữ
Hán? Chữ Nôm?
I.Các bộ phận hợp thành của VHVN:
1.Văn học dân gian
-Khái niệm: SGK
-Các thể loại chủ yếu: SGK
-Đặt trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.
2.Văn học viết
-Khái niệm: SGK.
- Chữ viết:Chữ Hán, Nôm, quốc ngữ, một số ít bằng chữ Pháp.
-Hệ thống thể loại:
+ Từ thế kỉ X –XI
 Chữ Hán :Văn xuôi,thơ, văn biền ngẫu.
 Chữ Nôm : Thơ Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc hát noí.
+ Từ đầu XX đến hết XX: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, kịch.
II. Quá trình phát triển của VHVN
1.Văn học trung đại(từ thế kỉ X đến hết XIX)
- Đây là nền văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chịu ảnh
hưởng của nền văn học hiện đại Trung Quốc.
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu :
+Chữ Hán: SGK

+Chữ Nôm: SGK
Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những
nét truyền thống của VHTĐ. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo,
tính hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc cao.
2. Văn học hiện đại( Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XX )
a. Từ đầu thế kỉ XX : VHVN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền
thống, một mặt bước vào quỹ đạo của VHTG hiện đại( VH châu Au).
Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Sự đổi mới khiến cho
VHHĐ có một số điểm khác biệt so với VHTĐ về:
-GV dẫn chứng thêm.
-Em có suy nghĩ gì về sự phát
triển của thơ Nôm?
-HS đọc sáng tạo phần này
+Tên gọi VH giai đoạn này
là gì?
+Tại sao có tên gọi đó?
-GV giảng cho rõ từ VHTĐ
sang VHHĐ-văn học hiện đại
hoá
-GV lấy ví dụ phân tích 4
điểm khác biệt giữa VHTĐ và
VHHĐ
-VH thời này chia làm mấy
giai đoạn và có đặc điểm gì?
-Nhìn một cách khái quát ta
rút ra kết luận gì về VHVN ?
-HS đọc sáng tạo phần này.
-Mối quan hệ giữa con người
với thế giới tự nhiên được thể
hiện như thế nào?

-Mối quan hệ giữa con người
với quốc gia dân tộc được thể
hiện như thế nào?
-VHVN phản ánh mối quan
hệ xã hội như thế nào?
-Ý thức về bản thân được
phản ánh trong văn học như
thế nào?
-Gọi 2 HS đọc to và rõ phần
ghi nhớ.
+Tác giả.
+Đời sống văn học.
+Thể loại.
+Thi pháp.
b. Từ 1945-1975: VHHĐ đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung
con người VN với tất cả các phương diện phong phú và đa dạng:
+Trước CM. 8. 1945: VHHT, VHLM.
+ Sau CM.8.1945: VHHT XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM
và XD cuộc sống mới.
c. Sau 1975: phản ánh công cuộc XD CNXH, sự nghiệp HĐ hoá, CN
hoá đất nước.
-Về thể loại: Thơ tiếp tục phát triển, văn xuôi quốc ngữ, kịch, truyện
ngắn đạt nhiều thành tựu to lớn.
 Nhìn chung: VHVN đạt được giá trị đặc sắc về nd,nt. Nhiều tg
được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như NT, ND,
HCM. Nhiều tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
VHVN đã xây dựng được vị trí riêng trong VH nhân loại.
III.Con người Việt Nam qua văn học
1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Hình thành
tình yêu thiên nhiên.

- Trong VHDG: hình ảnh tươi đẹp.
- VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm
mĩ.
- VHHĐ:…thể hiện tình yêu quê hương…
2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
Con người VN sớm có y thức xây dụng quốc gia dân tộc của mình.
CN yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3.Con người VN trong quan hệ xã hội
a. Ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp
- VHDG: ông tiên, ông bụt.
- VHTĐ: ước mơ về xã hội Nghiêu -Thuấn.
- VHHĐ: Lí tưởng XHCN.
b. Trong xã hội phong kiến, thực dân nữa phong kiến: lên tiếng tố
cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền…
c. Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành
CNHT và CNNĐ.
4.Con người VN và ý thức về bản thân
VHVN xây dụng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp:
nhân ái, thuỷ chung, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa, đề cao quyền
sống của con người.
 Ghi nhớ: SGK
3.Củng cố
- Các bộ phận hợp thành VHVN ? Tiến trình lịch sử VHVN ?
Lưu ý: Mỗi giai đoạn nhớ tg, tp tiêu biểu.
4.Dặn dò:- Vẽ sơ đồ các bộ phận VHVN.
- Soạn: họat động giao tiếp bằng ngơn ngữ.
  
Tuần 1 Tiếng việt
Tiết 3 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu bài học

Kiến thức :
-Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ về các nhân tố giao tiếp và hai quá
trình trong hoạt động giao tiếp.
Kỹ năng :
-Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng
lực lĩnh hội khi giao tiếp.
Thái độ :
-Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, TKBG.
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trả lời
câu hỏi, thảo luận, dùng bảng phụ.
D.Tiến trình dạy học
1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc chính xác VB1
và nhắc cả lớp theo dõi chú ý
về ngữ điệu, giọng nói của
nhân vật, kiểu câu sử dụng, khí
thế…
a.HĐGT diễn ra giữa NVGT
nào? 2 bên có cương vị và quan
hệ với nhau như thế nào?
b.Trong HĐGT các NVGT đổi
vai cho nhau như thế nào?
Người nói tiến hành hành động
cụ thể nào? Người nghe thực
hiện hành tương ứng nào?
c.HĐGT trên diễn ra trong

hoàn cảnh nào? Ơ đâu? Lúc
nào?khi đó nước ta có sự kiện
gì?
d.HĐGT trên hướng vào nội
dung gì?
e.Mục đích là gì?cuộc giao tiếp
có đạt mục đích không?
- Qua VB1 ta rút ra kết luận
gì trong HĐGT?
- Qua bài “tổng quan VHVN”
hãy cho biết:
a.Các nhân vật giao tiếp?
b.HĐGT diễn ra trong hoàn
cảnh nào?
I. Tìm hiểu ngữ liệu
1.Văn bản 1
a.Nhân vật giao tiếp: vua-các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao
của đất nước. Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Các
nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao
tiếp khác nhau.
b.Người nói( viết):tạo văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng,
tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành hành động nghe
(đọc) để giải mã, lĩnh hội nội dung. Người nói-nghe có thể đổi vai
cho nhau tạo hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
c. HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này đất nước đang bị ngoại
xâm đe doạ.
d.Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước, bàn bạc sách lược đối
phó “Đánh” là sách lược duy nhất.
e.Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất về hành động nghĩa là đạt
được mục đích.

2.Văn bản 2
a.Nhân vật giao tiếp
-Tác giả(SGK) người viết: lứa tuổi, vốn sống, trính độ hiểu biết
cao, có nghề nghiệp.
- HS lớp 10(người đọc): trẻ tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết thấp.
b. Hoàn cảnh: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường.
c. Nội dung: thuộc lĩnh vực văn học, đề tài “tổng quan VHVN”, có
3 vấn đề cơ bản.
d. Mục đích
-Người soạn: muốn cung cấp tri thức cho người đọc.
-Người học: nhờ đó hiểu được kiến thức cơ bản của VHVN.
e.Phương tiện: sử dụng ngôn ngữ văn bản khoa học, có bố cục rõ
c.Nội dung GT thuộc lĩnh vực
nào?đề tài gì? Bao gồm những
vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của GT?
e.Phương tiện GT được thể
hiện như thế nào?
- GV cho HS đọc to và rõ phần
ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm bài
tập
+HS trao đổi theo nhóm.
+GV dùng bảng phụ.
ràng, đề mục có hệ thống, lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu.
 Ghi nhớ : SGK
II.Luyện tập
 Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua
bán giữa người mua và người bán ở chợ.
-NVGT: người mua-người bán .

-Hoàn cảnh: ở chợ , lúc chợ đang họp.
-Nội dung: trao đổi thoả thuận về mặt hàng, chủng loaị, số lượng,
giá cả.
-Mục đích:người mua mua được hàng.
Người bán bán được hàng.
4.Củng cố:
-GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.
5.Dặn dò:
-Làm các bài tập còn lại.
-Soạn: Khái quát VHDG VN.
  
Tuần 2 Văn học
Tiết 4 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A.Mục tiêu bài học:
Kiến thức :
- Hiểu khi niệm, đặc trưng cơ bản, thể loại chính của VHDG.
- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG.
Kỹ năng :
- Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG VN. Mục tiêu đặt ra là HS co thể nhớ và kể tên
các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại.
Thái độ :
-Trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học VHDG tốt hơn.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành: tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu
hỏi. Khi diễn giảng GV dùng dẫn chứng để phân tích, chứng minh.
D. Tiến trình dạy học
1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- VHDG bao gồm mấy bộ phận lớn?
- VHDG là gì? Các thể lọai chủ yếu ? đặc trưng của VHDG?

3.Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- VHDG là gì?
- VHDG có những đặc trưng cơ
bản nào?
- Ngôn từ trong VHDG có đặc
điểm gì?
+ Truyền miệng là gì?

+Quá trình truyền miệng được
thực hiện như thế nào?

-Tập thể là ai? Em hiểu thế nào
là tính tập thể?
+Nghĩa hẹp: 1 nhóm người.
+Nghĩa rộng: 1 cộng đồng dân
cư.
I. Văn học dân gian là gì?
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản
phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực
tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (tính truyền
miệng).
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (có hình ảnh cảm
xúc).
- Tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng:
+Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng
lời nói hoặc bằng trình diễn thường được sáng tạo thêm.
+ Cách thức:

. Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi
này sang nơi khác.
. Truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này
sang đời khác.
2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(tính tập
thể).
- Khác với văn học viết VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập
thể. Có nghĩa là: cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia
truyền miệng trong dân gian. Trong quá trình tuyền miệng mọi
người đều có quyền bổ sung, sửa chữa sáng tác dân gian.
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
III. Hệ thống thể loại của VHDG:
12 thể loại (SGK).
+Em hiểu thế nào là tính thực
hành của VHDG?
- VHDG có bao nhiêu thể loại?
(mỗi thể loại HS nêu đươc khái
niệm và tác phẩm cụ thể)
- Tại sao VHDG là kho tri thức?
- Tính giáo dục của VHDG
được thể hiện như thế nào?
- VHDG có giá trị thẩm mĩ như
thế nào? Nhà thơ học được gì ở
ca dao?Nhà văn học được gì ở
truyện cổ tích?
- Gọi HS đọc to và rõ phần GN.
IV. Những giá trị cơ bản của VHDG
1. Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
2. Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, góp phần

hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: tình yêu quê
hương, tinh thần bất khuất, đức kiên trung , tính vị tha, cần
kiệm, óc thực tiễn.
3. Có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản
sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
 Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- Đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Thể loại.
5.Dặn dò:
- Làm bài tập trong SBT trang 10.
- Soạn: HĐ giao tiếp bằng ngôn ngữ .
  
Tuần 2 Tiếng việt
Tiết 5 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo)
A.Mục tiêu bài học : Như tiết 3.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, ĐDDH:bảng phụ.
C.Cách thức tiến hành
Phần này chỉ tiến hành luyện tập thông qua các bài tập. Vì vậy GV lần lượt cho HS tự làm bài tập,
sau đó HS tự trình bày lời giải của mình. Mỗi bài tập GV gọi HS trình bày lời giải; HS khác phát biểu bổ
sung, điều chỉnh hay sửa chữa. Sau mỗi bài tập, GV sửa chữa theo câu hỏi SGK.
D.Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2. KT bài cũ:
Hoạt động giao tiếp là gì? Gồm mấy quá trình? Chịu sự chi phối của các nhân tố nào?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc văn bản 1:
a.NVGT ở đây là người như thế nào?
b.Hoàn cảnh giao tiếp nào ?

c.Nhân vật “Anh” nói về điều gì?
Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của “Anh” có phù hợp
với nội dung và mục đích giao tiếp
không?
_Gọi HS đọc văn bản 2:
a.Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân
vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ,
những hành động nói cụ thể nào?
Nhằm mục đích gì?
b.Lời của người ông cả 3 câu đều có
hình thức hỏi, nhưng cả 3 câu có phải
dùng để hỏi không?
c.Lời nói của nhân vật bộc lộ tình
cảm, thái độ trong giao tiếp như thế
nào?
_ Gọi HS đọc bài thơ:
a.Hồ Xuân Hương giao tiếp với
người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích
gì?
b.Bằng phương tiện từ ngữ, hình ảnh
nào?
II. Luyện tập
1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca
dao.
a. NVGT: người nam nữ trẻ tuổi(anh , nàng).
b. Hoàn cảnh: vào đêm trăng sáng và thanh vắng- thời gian
thích hợp để bộc bạch tình cảm yêu đương.
c. Nhân vật “anh” nói về sự việc “ tre non đủ lá” và đặt ra
vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “ đan sàng”.

 Hàm ý: chuyện kết duyên của hai người.
d. Cách nói phù hợp, mang màu sắc phong cách văn
chương vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm, vừa
dễ đi vào tình cảm con người.
2.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
a. NVGT: A Cổ và người ông thực hiện các hành động nói
cụ thể là:
- Chào( cháu chào ông ạ)
- Chào đáp( A Cổ hả?) (1)
- Khen( lớn tướng rồi nhỉ) (2)
- Hỏi( bố… không?) (3)
- Đáp lời( thưa… ạ)
b.Câu (3) nhằm mục đích hỏi nên A Cổ trả lời.
Câu (1) (2): A Cổ không cần trả lời.
c. Bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với ông và thái độ
yêu quí trìu mến của ông đối với cháu.
3.Đọc bài thơ “ Bánh trôi nước ”và trả lời câu hỏi:
a. Thông qua hình tượng “bánh trôi nước” tác giả muốn bộc
bạch với mọi người về thân phận chìm nổi của người phụ nữ
nói chung và tg nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất
trong sáng của phụ nữ và bản thân.
b. Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như: trắng, tròn(vẻ
đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm(nói về sự chìm nổi), tấm
lòng son( phẩm chất bên trong). Đồng thời liên hệ cuộc đời
tác giả- người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận tình duyên để
hiểu và cảm nhận bài thơ.
- GV gợi ý(dùng bảng phụ).
- Gọi HS đọc bức thư:
a. Thư viết cho ai?
b. Hoàn cảnh?

c.Viết về chuyện gì? Nội dung
gì?
d.Thư viết để làm gì?
e.Viết như thế nào?
4. Viết một thông báo ngắn
5. Phân tích NVGT trong bức thư của Bác
a. NVGT: BH – HS toàn quốc.
b. Hoàn cảnh : ĐN vừa giành độc lập, HS bắt đầu được
nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn VN thư có khẳng định về
quyền lợi và nhiệm vụ của HS.
c. Nội dung : thư nói đến niềm vui của HS, nhiệm vụ, trách
nhiệm đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc.
d.Mục đích : Chúc mừng, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng
vẻ vang của HS.
e. Chân tình, gần gũi, nghiêm túc xác định trách nhiệm của
HS.
4.Củng cố: Qua 5 bài tập em rút ra những gì khi thực hiện giao tiếp?
5. Dặn dò:-Xem lại bài tập; -Soạn: Văn bản.
Tuần 2 Tiếng việt
Tiết 6 VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức :
- Hiểu khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Biết phân lọai theo phương thức biểu đạt, lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
Kỹ năng :
-Đọc hiểu văn bản và thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
C. Cách thức tiến hành: GV kết hợp các hình thức đọc chính xác văn bản, nhắc lại kiến thức cũ đã học
ở THCS( lớp 6), tra lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học

1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Kể tên?
- Những NTGT thường có trong HĐGT?
3.Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- GV lưu ý cho HS các tên gọi
khác nhau của văn bản(ngôn
bản, diễn ngôn)
- Gọi HS đọc chính xác 3 văn
bản:
1. Mỗi VB trên được tạo ra
trong loại hoạt động nào? Để đáp
ứng nhu cầu gì? Số câu ở mỗi
VB như thế nào?
2.Mỗi VB đề cập đến vấn đề gì?
Vấn đề đó có được triển khai
nhất quán trong từng VB không?
3. Kết cấu VB 3: có dấu hiệu mở
đầu và kết thúc như thế nào?
4. Mỗi VB trên được tạo ra nhằm
mục đích gì?
- Gọi HS đọc to rõ phần GN
- Vấn đề được đề cập trong mỗi
VB?
- Từ ngữ được sử dụng?
- Cách thức thể hiện nội dung?
- Kết luận?
I. Khái niệm, đặc điểm
 Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

1.Các hoạt động giao tiếp:
- VB 1:Nêu lên 1 kinh nghiệm sống- gồm1 câu.
- VB 2: Lời than thân của cô gái- gồm 4 câu.
- VB 3: Lời kêu gọi của chủ tịch nước và toàn thể đồng bào- gồm
15 câu.
2.Vấn đề được đề cập trong các văn bản:
- VB 1: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rõ ràng.
- Văn bản 2, 3:Các câu có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện
một chủ đề, liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
3.Về bố cục:
- VB 3: Có 3 phần: Mở đầu, TB, KB
- Phần mở đầu và kết thúc có hình thức riêng.
4.Mục đích
 Ghi nhớ : SGK
IV. Các loại văn bản
 Trả lời câu hỏi
1. So sánh văn bản (1),(2),(3)
- Vấn đề dược đề cập:
+VB1: Kinh nghiệm sống.
+VB2: Thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
+VB3: Một vấn đề chính trị.
- Từ ngữ:
+VB1: Từ ngữ thông thường.
+VB3: Chính trị xã hội.
- Cách thức thể hiện nội dung:
+VB1,2: Hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.
+VB3: Lí lẽ, lập luận.
- Nhận định:
- HS đọc câu hỏi:
a. Phạm vi sử dụng của mỗi loại

VB?
b. Mục đích giao tiếp cơ bản của
mỗi loại VB?
c.Lớp từ ngữ riêng sử dụng trong
mỗi loại VB? Cách kết cấu và
trình bày ở mỗi loại VB?
-Gọi HS đọc to rõ phần GN
+VB1,2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+VB3: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
2.So sánh văn bản(2),(3) cới các VB khác
a. Phạm vi sử dụng:
- VB2: Giao tiếp có tính nghệ thuật.
- VB2: Chính trị.
- SGK: Giao tiếp khoa học.
- Đơn từ: Hành chính.
b.Mục đích giao tiếp:
- VB2: Bộc lộ cảm xúc.
- VB3: Kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- SGK: Truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn từ: Trình bày ý kiến nguyện vọng.
c.Từ ngữ , kết cấu
- VB2: Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh kết cấu của ca dao.
- VB3: Từ ngữ chính trị- có 3 phần.
- SGK: Từ ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc chặt chẽ.
- Đơn: Từ ngữ hành chính, có mẫu hoặc in sẳn.
 Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố:qua các loại VB ta rút ra kết luận như thế nào về đặc điểm của VB 5. Dặn dò:Làm bài tập và
chuẩn bị bài viết số 1 (Phát biểu cảm nghĩ).
Tuần 3 Làm văn
Tiết 7 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1:

CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
( HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)
A. Mục tiêu bài học
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật,
sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tp vh quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm
những bài làm văn sau tốt hơn.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, TKBG.
C. Cách thức tiến hành:
Đây là bài viết đầu tiên của chương trình LV 10 yêu cầu PBCN về một hiện tượng đời sống hoặc một
tp vh. Do đó GV yêu cầu HS ôn lại kiến thức và kĩ năng làm văn ở THCS đặc biệt là văn biểu cảm và
văn nghị luận, chú ý sử dụng các biện pháp tu từ để lời văn phù hợp với yêu cầu bộc lộ cảm xúc của cá
nhân, quan sát sự vật, sự việc xung quanh tìm cách diễn đạt có cảm xúc , đọc lại những tác phẩm mà em
yêu thích.
D. Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2.Bài mới
Hoạt động của
GV, HS
Yêu cầu cần đạt
- GV viết đề trên
bảng.
- Gọi HS đọc to và rõ
đề bài, xác định yêu
cầu bài viết.
- GV định hướng cho
HS phạm vi và cách
thức tìm nguồn tư
liệu cho bài viết.

- GV bao quát lớp
trong khi HS làm bài.
- GV thu bài
 Đề : Anh (chị) hãy ghi lại những cảm nghĩ chân thực của mình
về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT (lớp 10).
 Yêu cầu: Bài viết phải đảm bảo các nội dung sau:
1.Nội dung
- Đây là kiểu bài bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ về một việc( những ngày đầu
tiên bước chân vào lớp 10).
- Cảm xúc và suy nghĩ phải phù hợp với đề bài, chân thành không khuôn
sáo, không giả tạo, được bộc lộ rõ ràng tinh tế.
2.Hình thức
- Bố cục: Xác định bố cục sao cho những cảm xúc và suy nghĩ được nổi
bật.
+ Mở bài: Giới thiệu được đề tài và gây hứng thú cho người đọc.
+Thân bài: Phải lần lượt trình bày những cảm nghĩ theo một trình tự hợp
lí.
+Kết bài: Phải thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm,
đồng thời lưu được cảm xúc suy nghĩ nơi người đọc.
- Chú ý tránh mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp… sử dụng các phép tu từ
hợp lí sáng tạo để câu văn thêm sức gợi cảm.
3.Củng cố:
4.Dặn dò:
- Đọc thêm các văn bản trong SGK:
+Lấp lánh hồn ta mặn gió khơi.
- Soạn: Chiến thắng Mtao Mxây ( Trích Đăm săn- Sử thi Tây Nguyên).
Tuần 3 Văn
Tiết 8, 9 CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu bài học:

Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu” nhân vật anh hùng sử thi” về nghệ
thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
Kỹ năng :
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ
thuật. Đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hoà hợp
hạnh phúc.
Thái độ :
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên
vui của cả cộng đồng.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, TKBH.
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2. KT bài cũ:
- Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- VHDG có những thể loại nào? Kể tên? Dẫn chứng?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
_Gọi HS đọc tiểu dẫn:
+Có mấy loại sử thi? Kể tên? Tp tiêu biểu
ở từng thể loại?
+Dựa vào SGK em hãy tóm tắt thật ngắn
gọn sử thi Đăm Săn?
+ Trình bày vị trí của đoạn trích?
- Gọi HS tóm tắt đoạn trích
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? ý
chính từng phần?
- Đại ý đoạn trích?

- GVcho HS đọc sáng tạo VB.
- Em hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so
sánh tài năng và phẩm chất của 2 tù
trưởng?
+Đăm Săn khiêu chiến và thái độ 2 bên
như thế nào?
+Vào cuộc chiến:
• Hiệp 1:Thái độ của 2 bên như
thế nào?
• Hiệp 2,3 :được miêu tả như thế
nào?
• Hiệp 4: cuộc đọ chiến quyết liệt
như thế nào? Kết thúc ra sao?
I. Tiểu dẫn
1.Các loại sử thi: 2 loại
- Sử thi thần thoại: SGK trang 30
- Sử thi anh hùng: SGK trang 30
2.Sử thi Đăm Săn
a.Tóm tắt đoạn trích: SGK
b. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm
- Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và thù địch
Mtao Mxây. Cuối cùng Đăm Săn đã thắng, đồng thời đoạn
trích thể hiện lòng tự hào của dân làng về người anh hùng
của mình.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn
*Đăm Săn *Mtao Mxây
- Khiêu chiến quyết liệt.
- Hiệp 1: Vẫn giữ thái

độ bình tỉnh, thản
nhiên bản lĩnh.
- Hiệp 2:
+ Múa khiên trước.
+ Được miếng trầu,
mạnh hẳn lên.
-Bỡn cợt, run sợ đáp lại.
- Múa khiên trước  bộc lộ
sự kém cõi nhưng vẫn nói
huênh hoang.
- Hoảng hốt trốn chạy  yếu
sức, chém trược Đăm Săn và
cầu cứu Hơ Nhị quăng cho
miếng trầu.
- Vẫn tiếp tục trốn chạy.
- Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích này
là gì? Tác dụng?
- GV nói cho HS rõ: Mtao Mxây thất
bạinhưng dân làng không lo sợ, hoang
mang  hoà nhập vào cộng đồng mới tự
nhiên.
- Số lần đối giữa Đăm Săn và nô lệ? Ý
nghĩa?
- Đặc điểm của những lần đối đáp ấy là
gì?(có biến đổi, phát triễn)
- Cảnh Đăm Săn và nô lệ ra về có ý nghĩa
gì?
- Cảnh ăn mừng được miêu tả như thế
nào? Chi tiết thể hiện? (trường đoạn dài,
câu cảm thán, hô ngữ, so sánh trùng điệp,

liệt kê biểu hiện vui mừng).
- Việc miêu tả cảnh ăn mừng có ý nghĩa
gì?( không phải là chiến tranh xâm lược
tàn phá, cướp bóc, chiếm giữ mà là chiến
tranh mang tính thống nhất cộng đồng)
- Đoạn trích đã dùng những biện pháp
nghệ thuật nào? Tìm chi tiết chứng minh?
- Hiệp 3:Múa rất đẹp và
dũng mãnh, đuổi theo
Mtao Mxây đâm trúng
nhưng áo không thủng
 cầu cứu thần linh.
- Hiệp 4: Thần linh giúp
sức, đuổi theo và giết
chết kẻ thù.
- Tháo chạy nhưng không
khỏi  van xin ĐS nhưng
cuối cùng cũng bị giết chết.
 Nghệ thuật miêu tả song hành 2 tù trưởng đã làm nổi
bật sự hơn hẳn của Đăm Săn so với Mtao Mxây cả về tài
năng, sức lực, phong độ, phẩm chất.
2. Cảnh Đăm Săn và nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ:
+ Số lần đối đáp: 3 lần  Biểu tượng cho số nhiều nên
sức phản ánh vừa cô đọng vừa khái quát-cho thấy lòng
mến phục thái độ hưởng ứng tuyệt đối của mọi người dành
cho Đăm Săn, họ đều nhất trí coi chàng là tù trưởng, là anh
hùng của họ  ước mơ được trở thành tập thể giàu có
hùng mạnh.
+Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau  đặc điểm của sử thi

 khẳng định lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối
với Đăm Săn.
_ Cảnh Đăm Săn và nô lệ cùng ra về có ý nghĩa: sự thống
nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh
hùng với quyền lợi , khát vọng của cộng đồng. Đồng thời
thể hiện lòng yêu mến, khâm phục của toàn thể cộng đồng
đối với cá nhân anh hùng. Đó là ý chí thống nhất của toàn
thể cộng đồng Ê- Đê.
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng và sự tự hào về người
anh hùng của dân làng.
- Cảnh ăn mừng: thể hiện sự vui sướng và sự giàu có, sự
chân thành hoà hợp.
- Hình ảnh Đăm Săn: có sự lớn lao cả về hình thể, tầm
vóc, lẫn chiến công  Đăm Săn trở thành trung tâm miêu
tả của bức tranh hoành tráng về lễ mừng chiến thắng.
 Đoạn trích tuy kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về
cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết thống
nhất và sự lớn mạnh của cộng đồng.
4. Nghệ thuật.
_ Sử dụng nhiều phép so sánh:
+ Lối so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh.
+ Lối so sánh tăng cấp bằng hàng loạt ngôn ngữ so sánh
liên tiếp( đoạn tả tài múa khiên, miêu tả thân hình lực
lưỡng của Đăm Săn…).
+Lối so sánh tương phản( cảnh múa khiên của Đăm Săn
- Qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về
người anh hùng Đăm Săn? Và có nhận xét
gì về nghệ thuật mà đoạn trích sử dụng?
- GV hướng học sinh vào phần ghi nhớ.
và Mtao Mxây).

+Lối so sánh miêu tả đòn bẩy( miêu tả tài của địch thủ
trước, tài của anh hùng sau).
- Các sự vật hình ảnh đem ra làm chuẩn trong so sánh đều
lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ  phóng đại để đề cao
người anh hùng. Đây là nghệ thuật nổi bật của sử thi.
 Ghi nhớ : SGK.
4.Củng cố:
- Đoạn trích đã miêu tả cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn như thế nào?
- Ý nghĩa của việc mọi người cùng Đăm Săn ra về sau chiến thắng?
- Việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng có ý nhĩa gì?
- Đoạn trích đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì?
5. Dặn dò;
- Học bài - Làm bài tập trong sách bài tập.
- Soạn : Văn bản(tt).
  
Tuần 4 Tiếng việt
Tiết 10 VĂN BẢN (Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học: Giống như tiết 6.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, TKBH
C.Cách thức tiến hành:
- Phần này chỉ tiến hành luyện tập. GV yêu cầu HS làm bài tập ở nhà, vào lớp HS trình bày lời giải
của mình. HS khác phát biểu bổ sung, điều chỉnh hay sửa chữa. Sau mỗi bài tập, GV sửa chữa theo yêu
cầu câu hỏi SGK
D.Tiến trình dạy học:
1. On định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản là gì? Đặc điểm của văn bản?
- Hãy trình bày các loại văn bản?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt

- Gọi HS đọc to rõ đoạn văn SGK.
a. Tính thống nhất của chủ đề đoạn
văn được thể hiện như thế nào?
b.Các câu trong đoạn văn có quan
hệ với nhau như thế nào để phát
triển chủ đề chung?
c.Em thử đặt tiêu đề cho đoạn văn?
- Cho HS đọc các câu văn.
a.Em hãy sắp xếp các câu văn ấy để
nó trở thành một văn bản hoàn
chỉnh, mạch lạc?(Hoặc1, 3, 4, 5, 2)
b.Đặt tiêu đề cho văn bản.
- GV gợi ý cho HS viết đoạn.
II. Luyện tập
1.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
a.Chủ đề: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh qua lại với nhau
( câu 1).
- Câu 2, 3, 4, 5: làm rõ cho câu chủ đề.
+Môi trường ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.
+So sánh lá mọc trong các môi trường khác nhau:
 Cây đậu Hoà Lan.
 Lá cây mây.
 Lá biến thành gai ở xương rồng.
 Lá cây phỏng.
b.Quan hệ giữa các câu:
- Câu 1: Luận điểm
- Câu 2, 3: Luận cứ
- Câu 4, 5: Luận chứng
 1 luận điểm, 2 luận cứ, 4 luận chứng.
c. Đặt tiêu đề: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường

2. Sắp xếp các câu văn thành một văn bản
a. có thể sắp xếp theo thứ tự sau: 1, 3, 5, 2, 4
b.Nhan đề: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ VB.
3. Viết một số câu văn nối tiếp câu văn cho trước sao cho có
nội dung thống nhất và đặt tiêu đề
- Câu 1: Câu cho sẳn.
- Câu 2: Viết về rừmg bị chặt phá.
- Câu 3: Sông suối bị ô nhiễm.
- Câu 4: Các chất thải hàng ngày.
- Câu 5: Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc cỏ.
 Nhan đề: Tiếng kêu cứu của môi trường
Khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt lở, hạn hán kéo
dài. Các sông suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt vì bị ô
nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, các nhà máy.
Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa trong khi ta chưa có
qui hoạch xử lí hàng ngày. Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử
- Khi viết đơn xin phép nghỉ ta cần
xác định điều gì?
- GV cho HS viết một lá đơn xin
nghỉ học.
+GV gọi kiểm tra
+Nhận xét
dụng không theo qui hoạch. Tất cả đã đến mức báo động về
môi trường sống của loài người.
4.Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính: Cần
xác định:
- Đơn gửi cho ai? (cô chủ nhiệm)
- Người viết: HS
- Mục đích: xin phép được nghỉ học
- Nội dung cơ bản: nêu rõ họ tên, lớp, lí do xin nghỉ, thời gian

nghỉ, hứa chép bài, làm bài như thế nào?
- Kết cấu của đơn:
Quốc hiệu
Tiêu ngữ
Kính gửi
Nội dung đơn
Người viết đơn
Kí tên
4.Củng cố: Cách phân tích và tạo lập văn bản.
5. Dặn dò: - Xem lại các bài tập đã sửa;- Làm BT 4, 5, 6 SBT trang 13, 14.
- Soạn: Truyện ADV và MC, TT .
Tuần 4 Văn
Tiết 11, 12 TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ
A.Mục tiêu bài học
Kiến thức :
-Nắm được giá trị ,ý nghĩa củatruyện An Dương Vương và Trọng Thuỷ-Mỵ Châu từ bi kịch mất
nước của cha con An dương Vương và tình yêu của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ
- bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù trong công cuộc giữ
nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện đại vừa cần hội nhập với
thế giới,vừa phải giữ vững an ninh chủ quyền của đất nước.
Kỹ năng :
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng, thể loại.
Thái độ :
- Thái độ và tình cảm của nd về các sự kiện lịch sử và các nv lịch sử. Cĩ ý thức đề cao cảnh giác,
bảo vệ tổ quốc.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi
tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học

1. On định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
-Tóm tắt đoạn trích: chiến thắng Mtao Mxây.
-Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng và niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đăm Săn?
3.Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
GV gọi HS đọc tiểu dẫn:
-Đặc trưng của truyền thuyết ?
-Em biết gì về cụm di tích Cổ
Loa?
- Xuất xứ?
-Nội dung?
-GV giới thiệu các bản kể khác
nhau:
+ Rùa Vàng.
+ Thục kỉ ADV trong Thiên
nam ngũ lục bằng văn vần.
+ Ngọc trai- giếng nước
( truyền thuyết đồn đại ỏ vùng Cổ
Loa).
- Giải nghĩa từ khó.
- Có thể chia văn bản trên ra làm
mấy phần? Đại ý từng phần ?
I. Tiểu dẫn
1.Đặc trưng của truyền thuyết: SGK
2.Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa: SGK
3.Văn bản: Truyện ADV và MC- TT
a. Xuất xứ: Trích từ “truyện Rùa vàng” trong tác phẩm Lĩnh
nam chích quái.
b. Nội dung

- Kể về quá trình ADV xây thành, chế nỏ thần thành công nhờ
sự giúp đỡ của rùa vàng.
- Kể về nguyên nhân mất nước Au Lạc liên quan đến mối tình
MC- TT.
c.Bố cục: 4 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu… xin hoà
 Quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của
Rùa vàng.
- Đoạn 2: Không bao lâu… cứu được nhau.
 Hành vi đánh cắp lấy nỏ thần của TT.
- Đoạn 3: Trọng Thuỷ… xuống biển.
 Cuộc chiến tranh lần 2 của hai nước. Kết thúc bi kịch đối với
cha con ADV.
- Đoạn 4: Còn lại
 Kết thúc đầy cay đắng và nhục nhã của TT và chi tiết ngọc
trai- giếng nước.
-GV gọi HS đọc đoạn 1:
+ Quá trình xây thành chế nỏ của
ADV được miêu tả như thế nào?
+ Qua việc xây thành , chế nỏ
của ADV tác giả dân gian muốn
nói với chúng ta điều gì?
- GV cho HS đọc đoạn 2.3:

+ Sự mất cảnh giác của nhà vua
được thể hiện như thế nào?
- GV nhấn mạnh cho HS rõ: sự
mất cảnh giác của ADV đẫn đến
sự sai lầm của MC.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi 2:

( GV hướng HS vào 2 nguyên
tắc:
+ Đặc trưng của truyền thuyết
+ Ý thức XHCT- thẩm mĩ của
nhân dân khi đến với truyền
thuyết)

-Chi tiết Rùa vàng có y nghĩa như
thế nào?
- Em có nhận xét gì về việc ADV
chém chết MC?
- Em có suy nghĩ gì về chi tiết
ADV theo Rùa vàng về thuỷ phủ?
II. Tìm hiểu văn bản
1. ADV xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước
- Quá trình xây thành chế nỏ của ADV được miêu tả:
+ Thành đắp tới đâu lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới.
+ Nhờ Rùa vàng giúp đỡ, xây trong nữa tháng là xong  vững
chắc.
+ Rùa vàng còn cho vuốt làm lẫy nỏ  thắng giặc.
- Ý nghĩa:
+ Ca ngợi công lao của ADV, ý thức trách nhiệm của nhà vua.
+ Sự giúp đỡ của Rùa vàng: nhằm lí tưởng hoá việc xây thành.
2. ADV để mất nước, nhà tan và thái độ của tác giả dân
gian.
a. Sự mất cảnh giác của ADV và MC.
* Nguyên nhân ADV để mất nước:
- Mất cảnh giác: Mơ hồ về bản chất tham lam độc ác của kẻ thù
nên nhận lời kết tình thông gia với Triệu Đà mở đường cho TT

làm nội gián.
- Chủ quan khinh địch: Lúc giặc đến còn có thái độ ỉ lại vào vũ
khí mà không đề phòng.
* Sự mất cảnh giác của MC:
- Lén đưa cho TT xem nỏ thần:
+Là người vô tình, ngây thơ cả tin.
+ Vi phạm nguyên tắc: tiết lộ bí mật quốc gia.

Thuận theo vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
- Chi tiết “ rắc lông ngỗng” : chỉ đơn thuần nghĩ đến hạnh phúc
cá nhân  vô tình phạm tội
 Không giữ được bí mật quốc gia thì cũng không giữ được
tình yêu, trở thành người có tội .
Bị kết tội là giặc và bị vua cha chém chết.
b. Thái độ của nhân dân khi xây dựng chi tiết hư cấu:
- Rùa vàng: là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán
quyết mạnh mẽ của cha ông ( kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc
đó)  Giải thích lí do mất nước.
- ADV tuốt gươm chém con gái: ADV đã đứng trên quyền lợi
dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội, đã đặt nghĩa nước trên tình
nhà  xoa dịu nổi đau mất nước.
- ADV cầm sừng tê bảy tất rẽ nước đi xuống biển: ADV không
chết trong lòng dân tộc mà chỉ bước vào thế giới vĩnh cữu của
thần linh.
- Chi tiết máu MC hoá thành ngọc, xác hoáthành ngọc thạch: 
Hình thức hoá thân phân thân: vừa thể hiện sự bao dung, cảm
thông vừa là bài học lịch sử trong việc giải quyết giữa nợ nước
tình nhà, giữa cái chung và cái riêng.
- Chi tiết ngọc trai – giếng nước:
+ Không khẳng định tính yêu chung thuỷ vì TT là tên gián điệp

lừa dối MC , đánh cắp nỏ thần gây ra cái chết cho ADV và MC
nên phải tự tìm đến cái chết với xót thương, ân hận, dày vò.
So sánh với chi tiết Thánh Gióng
bay về trời?
- Dân gian xây dựng chi tiết “
Ngọc trai- giếng nước ”ở trong
truyện như thế nào? Có ý nghĩa
gì?
- Truyện đã sử dụng thành công
bút pháp nghệ thuật nào?
- Từ những điều phân tích trên
em hãy cho biết đâu là “ cốt lõi
lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch
sử đó đã được dân gian thần kì
hoá như thế nào?
- Gọi HS đọc to và rõ phần ghi
nhớ.
+ Là hình ảnh nghệ thuật hoàn mĩ (gồm 3 chi tiết hợp thành)
để thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta
đối với MC , TT. Đó cũng là biểu hiện của cách ứng xử thấu
tình đạt lí trong truyền thống của nhân dân ta.
3. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ.
- Xây dựng nhân vật chứa đầy mâu thuẩn.
- Xây dựng những chi tiết cô đọng,hàm súc, ý nghĩa ( ngọc trai-
giếng nước).
-Nhiều hư cấu nghệ thuật.
4. Cốt lõi lịch sử: Nước Au Lạc vào thời ADV có hào sâu, thành
cao, vũ khí mạnh chiến thắng TĐ nhưng về sau bị mất nước.
- Sự thần kì hoá: nhằm tôn vinh dân tộc , hạ thấp kẻ thù.

- Bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
 Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: Đọc thơ Tố Hữu – Bài học mất nước của An Dương Vương.
5. Dặn dò
- Học bài
- Soạn: Lập dàn ý bài văn tự sự.
  
Tuần 5 Làm văn
Tiết 13 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A.Mục tiêu bài học
Kiến thức :
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
Kỹ năng :
- Vận dụng kiến thức đ học, xy dựng được dàn ý.
Thái độ :
- Có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học
C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức giờ học theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện kết hợp
với các hình thức trao đổi , thảo luận, trả lời câu hỏi.
D.Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- GV gọi HS đọc phần trích và lần
lượt nêu 2 câu hỏi SGK cho HS trả
lời.
- Gọi HS đọc đoạn trích của Nguyễn
Tuân và 2 gợi ý kể về “ hậu thân “
của chị Dậu.

-GV chia HS ra làm 2 nhóm, mỗi
nhóm lập dàn ý cho một bài văn kể
theo gợi ý SGK.
- GV gọi 1 HS của mỗi nhóm lên
bảng trình bày và lưu ý HS chọn
nhan đề đặt cho bài viết.
- HS trình bày xong, GV cho HS
trong nhóm bổ sung và nhận xét ,
chốt lại vấn đề.
I.Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
 Đọc phần trích và trả lời câu hỏi:
1. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị
để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
2. Qua lời kể của nhà văn có thể rút ra kinh nghiệm:
* Chuẩn bị viết một bài văn tự sự:
+ Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện ( mở đầu, kết thúc).
+Sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những
mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu,
đặc sắc tạo nên cốt truyện.
* Lập dàn ý: 3 phần MB, TB, KB.
II. Lập dàn ý
 Đọc phần trích và trả lời câu hỏi:
1.a. Chọn nhan đề:
- Đề bài 1: Sau cái đêm đen ấy…
-Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem.
b.Lập dàn ý
• Đề bài 1
- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một
cán bộ cách mạng.
- Thân bài:

+ Cuộc cách mạng tháng 8 nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu biểu tình lên
huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật.
- Kết bài: Chị Dậu và bà con xóm làng mừng ngày tổng khởi
nghĩa thành công, cái Tý trở về.
• Đề bài 2
- Mở bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng chị Dậu
bị địch chiếm nhưng ban đêm vẫn có cán bộ cách mạng hoạt
động bí mật.
- Từ 2 dạng bài tập trên gợi ý HS
phát biểu cách lập dàn ý 1 bài văn tự
sự:
+ Trước khi lập dàn ý cần phải làm
gì?
+ Có đề tài, chủ đề đã đủ chưa? Cần
phải thêm gì nữa?
+ Để bài viết rõ ràng mạch lạc có
cần phải cân đối bố cục trước không?
Bố cục đó như thế nào?
+ Có bố cục ý rồi, em hoàn thiện bài
viết như thế nào?
- GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận
và hướng dẫn HS nắm vững ghi nhớ.
- Gọi HS đọc đề bài : yêu cầu các em
xác định yêu cầu đề bài.
- GV cho HS kể những sai lầm có thể
phạm. Yêu cầu các em chọn 1 trong
số những sai lầm đó để lập dàn ý.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình .
Cho HS khác nhận xét bổ sung rồi

đưa ra kết luận.
- Thân bài:
+ Quân Pháp càn quyét truy lùng cán bộ.
+ Trong làng căng thẳng, mọi người hoảng sợ, chị Dậu vẫn
bình tỉnh che dấu cán bộ dưới hầm.
- Kết bài: Tổng khởi nghĩa thành công, chị Dậu nghẹn ngào
đón cái Tý.
2.Cách lập dàn ý
- Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ
đề của bài viết.
- Từ đề bài chủ đề tưởng tượng phát ra những nét chính của
cốt truyện  nên theo cấu trúc truyền thống: trình bày khai
đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
- Tiếp đó phát ra 3 phần của một dàn ý:
+ Mở bài: Trình bày.
+ Thân bài: Khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm.
+ Kết bài: Kết thúc.
- Dựa vào dàn ý, suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài
bài văn như sự việc xãy ra, tâm trạng nhân vật, quan hệ giữa
các nhân vật, cảnh tự nhiên.
 Ghi nhớ: SGK
IV.Luyện tập
 Bài 1:
- Chọn nhan đề: Chiến thắng chính mình, vượt qua lỗi lầm.
( Chiến thắng bản thân)
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nhân vật Tôi đang hạnh phúc với kết quả học tập.
+ Thân bài:nhân vật Tôi hồi tưởng và kể lại
• Quá khứ là HS tốt gương mẫu.
• Lỗi lầm sau đó vì giây phút yếu lòng.

• Sự thức tỉnh, sửa sai từ sự động viên giúp đỡ của gia
đình, bạn bè…
+ Kết bài: Bài học nhận thức rút ra từ quá trình phấn đấu.

4.Củng cố
- Làm dàn ý là gì?
- Muốn lập dàn ý phải làm gì?
- Kết cấu dàn ý chung của bài văn tự sự?
5.Dặn dò
- Học bài, làm bài tập 2.
- Soạn: Uy- lít-xơ trở về.
  
Tuần 5 Đọc văn
Tiết 14, 15 UY – LÍT- XƠ TRỞ VỀ
( Trích Ô- đi- xê - sử thi Hi Lạp ) HÔ- ME- RƠ
A.Mục tiêu bài học :
Kiến thức :
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau 20
năm xa cách.
Kỹ năng :
- Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại.
Thái độ :
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp, là động lực giúp con
người vượt qua mọi khó khăn.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Tranh Pê- nê-lốp nhận ra chồng phóng to, thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu
hỏi, gợi tìm và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:

- Thái độ của tác giả dân gian khi xây dựng những chi tiết hư cấu?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc phần tiểu dẫn:
+Giới thiệu tg và nhận định
chung về tp
+HS trình bày lại cốt truyện
theo cách hiểu của mình, chú ý
cách đọc tên riêng
-Vị trí đoạn trích?
- Nội dung đoạn trích đề cập
đến vấn đề gì?
- Có thể chia làm mấy đoạn?
Nội dung từng đoạn?
- HS đọc sáng tạo đoạn trích
- Đoạn trích có bao nhiêu đối
thoại? Ý nghĩa các đối thoại đó?
- Gợi ý HS phân tích các quan
hệ: chủ-tớ, mẹ-con, cha-con,
vợ-chồng (chưa được thừa
nhận).
I. Tiểu dẫn
1. Giới thiệu Hô- me- rơ và nhận định chung về Ô- đi- xê: SGK
2. Tóm tắt Ô-đi-xê và chủ đề tác phẩm:
3. Đoạn trích
a. Vị trí: Khúc ca thứ XXIII, gần cuối tác phẩm Ô- đi- xe.
b. Nội dung: Miêu tả tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác đối với pê-
nê-lốp và cuộc đấu trí thử thách giữa nàng và Uy-lít-xơ để gia đình
đoàn tụ , hạnh phúc.
c. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu… kém gan dạ  Tác động của nhũ mẫu va con
trai đối với Pê-nê-lốp.
- Phần 2: Còn lại  Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ, gia
đình đoàn tụ.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Ýnghĩa các đối thoại:Mang màu sắc tình cảm riêng
- Đối thoại của nhũ mẫu với Pê-nê-lốp: niềm vui sướng của người đầy
tớ trung thành.
- Đối thoại của Pê-nê-lốp :
+ Với nhũ mẫu: thanh thản, phân vân.
+ Với con trai: chiều sâu tâm trạng.
+ Với Uy-lít-xơ: thử thách.
- Đối thoại của Uy-lít-xơ với con trai (thực chất là nói cho Pê-nê-lốp):
Đối thoại ám chỉ- tin rằng vợ chưa chịu nhận bởi lẽ anh ta còn mang
dáng vẻ của người hành khất.
- Đối thoại của Tê-lê-mác:
+ Với mẹ: Hờn dỗi, trách móc.
+ Với cha: Khẳng định trí tuệ sáng suốt.
- Tâm trạng của UY-lít-xơ trở
về gặp lại vợ như thế nào?
- Trước lời nói của con, Uy-lít-
xơ tỏ ra như thế nào?
- Nhận ra ý định thử thách của
Pê-nê-lốp, Uy- lít-xơ có thái độ
gì? Dựa vào đâu Uy-lít-xơ có vẻ
tự tin đến thế?
- Khi tắm xong, vợ không chịu
nhận mình Uy-lít-xơ phản ứng
như thế nào?
- Uy-lít-xơ vượt qua thử thách

của vợ như thế nào?
- Qua những cách ứng xử trên
Uy-lít-xơ bộc lộ phẩm chất gì?
- Tâm trạng của Pê-nê-lốp ra
sao khi nhũ mẫu báo tin Uy-lít-
xơ còn sống trở về?
-Tại sao Pê-nê-lốp quá thận
trọng như thế dù trên danh
nghĩa Uy-lít-xơ chiến thắng bọn
cầu hôn sẽ đương nhiên là
chồng nàng?
- Khi Uy-lít-xơ giải mã được
thử thách, thái độ của Pê-nê-lốp
có khác trước không?
-Em có nhận xét gì về câu nói
của Pê-nê-lốp khi nhận ra Uy-
lít-xơ? Tác dụng của câu nói?
-Từ những điều phân tích trên
GV gọi HS đúc kết lại những
phẩm chất của Pê-nê –lốp?
- Hô-me-rơ đã dùng những biện
pháp nghệ thuật gì?
- GV gợi ý HS tra lời câu hỏi 4
SGK.
- Chủ đề? ( HS thảo luận)
- Gọi HS đọc to và rõ phần GN
2.Tâm trạng Uy-lít-xơ
- Không vội vàng, hấp tấp, nôn nóng như con trai mà bình tĩnh, tự tin
(nhẫn nại mĩm cười, khi nhận ra ý định thử thách của vợ).
- Trách móc, bực bội khi vợ không thừa nhận mình (sau khi tắm xong)

 đưa ra giải pháp (già…nay).
- Giật mình trước lời thử thách của Pê-nê-lốp, nhưng sau khi giải được
bí mật về chiếc giường mà chỉ có thần linh mới xê dịch được Uy-lít-xơ
giành lại thế chủ động qua lời nói hờn dỗi “Tôi muốn biết cái giường
ấy…”.
- Xúc động, khóc khi vợ bày tỏ lòng tin và yêu thương.
 Người anh hùng trí xảo, bản lĩnh, tự tin vào chính mình va những
người thân- nhất là vợ- đây là niềm tin mãnh liệt thể hiện phẩm chất.
2.Tâm trạng Pê-nê-lốp
 Nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ trở về
- Không tin  nghĩ là do thần linh trừng phạt
- Nhũ mẫu thề thốt, đưa chứng cứphân vân.
 Khi Tê-lê-mác trách cứ : trấn an con dù lòng phân vân, xúc
động dữ dội.
 Khi gặp Uy-litxơ:
- Giữ khoảng cách, tâm trạng có sự mâu thuẫn vừa như xúc động nhận
ra, vừa như dửng dưng không biết.
- Khi Uy-lít-xơ lên tiếng, thay đổi trang phục, trách móc, 2 lần nhắc tới
chiếc giường nhưng vẫn chưa chịu nhận chồng mà thông minh khôn
khéo tận dụng tình huống để thử thách xác định sự thật.
- Mừng rỡ xúc động khi Uy-lít-xơ vượt qua thử thách.
 Phẩm chất cao đẹp: khôn ngoan, thận trọng, bình tĩnh, tự tin, luôn
chủ động trong mọi tình huống,chung thuỷ
 Đây là cuộc gặp gỡ của 2 trí tuệ và tâm hồn. Cả 2 đều chiến thắng
không có người chiến bại, họ nhận ra nhau đầy cảm động.
3.Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Cách kể chuyện tỉ mỉ, chậm rãi, trang trọng.
- Xây dựng đối thoại để bộc lộ trí tuệ, phẩm chất nhân vật.
- Lối so sánh phổ biến trong sử thi = so sánh có đuôi dài.

- Lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất cho thấy vẻ đẹp, đức tính
của nhân vật.
III. Chủ đề
- Ca ngợi những con người thông minh, tài trí, bản lĩnh hơn người.
- Đề cao sự chung thuỷ, giá trị hạnh phúc gia đình.
 Ghi nhớ: SGK
4.Củng cố
- Phẩm chất cao đẹp của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
5.Dặn dò
- Học bài, làm bài tập.
- Soạn: Ra-ma buộc tội.
Trả bài viết số 1.

×