Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BT cơ bản nâng cao_Nguồn sáng vật sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.29 KB, 6 trang )






Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Tính



6

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG –
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG



























Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết
được ánh sáng ?
Mặt Trăng có phải là một nguồn sáng ?








Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Tính



7




Câu 1: Chọn câu đúng :
A-Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.

B-Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.
C- Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.
D-Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.

Câu 2: Để nhìn thấy một vật :
A- Vật ấy phải được chiếu sáng.
B- Vật ấy phải là nguồn sáng.
C- Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt.
D- Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.

Câu 3: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta
thấy vật trong suốt là vì :
A- Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.
B- Vật không nhận ánh sáng chiếu đến.
C- Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng.
D- Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra.

Câu 4: Một học sinh đang đọc sách. Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của
tia sáng ?







(A) (B) (C)











Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7
Nguyễn Đức Tính



8
Câu 5: Qua hình vẽ sau, em hãy giải thích tại sao mắt người có thể nhìn thấy
vật.

Câu 6: Trong các trường hợp sau, hãy cho biết đâu là nguồn sáng, vật được
chiếu sáng ?
Trái Đất, Mặt Trời, ngôi sao, Sao Mai, mắt người, Sao chổi.
Câu 7: Em hãy tìm : 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo.
Câu 8: Em hãy kể ra các sinh vật phát sáng mà em
đã biết.
Câu 9: Sơn phản quang là loại sơn có thể phản
chiếu hầu hết các loại ánh sáng.
a) Tại sao các biển số xe đều dùng sơn phản
quang ?
b) Sơn phản quang còn được dùng trong các lónh
vực nào ?
Câu 10: Khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi lúc
em thấy bảng bò chói và không đọc được chữ. Em

hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các phương
pháp khắc phục.
Câu 11: Để thắp sáng một số công trình (như cầu
Mó Thuận), người ta dùng kó thuật chiếu sáng
gián tiếp, nghóa là hướng các ngọn đèn chiếu vào
công trình, đồng thời bố trí sao cho ánh sáng đèn
không chiếu trực tiếp vào mắt người quan sát. Hãy
nêu các ưu điểm của kó thuật chiếu sáng này.






Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Tính



9



















- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào
mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng đi từ vật đó
đến mắt ta. Ánh sáng ấy có thể do vật tự nó phát ra
(nguồn sáng) hoặc hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Các vật ấy được gọi là vật sáng.

Cầu Mó Thuận
(Cầu treo đầu tiên ở nước ta với chiều dài 1535m bắc ngang sông Tiền)






Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7
Nguyễn Đức Tính


10




Trong vũ trụ có những ngôi sao rất đặc đến mức
chúng hút tất cả vật chất chung quanh nó. Ngay
cả ánh sáng khi chiếu đến thì cũng bò ngôi sao
giữ lấy mà không phản xạ trở lại. Ánh sáng của
chính ngôi sao ấy phát ra cũng bò giữ lại nốt.
Như thế, ngôi sao ấy là vật đen và người ta gọi
là lỗ đen vũ trụ.





Khi chụp ảnh trong phòng có đèn chớp, đôi
lúc mắt người trên ảnh có màu đỏ (người ta
gọi là hiện tượng mắt đỏ). Em có biết vì sao
không ?
- Khi chụp ảnh trong phòng, do thiếu ánh sáng
nên con ngươi của mắt người mở to. Đồng thời
lúc ấy, máy phát ra đèn chớp (đèn flash). Ánh
sáng đi từ đèn, đến mắt đi qua con ngươi, đi
đến võng mạc rồi phản chiếu ngược trở lại in
lên phim. Ánh sáng đi ra mang màu đỏ, là màu
của võng mạc.
- Để hạn chế hiện tượng này, ở một số máy
ảnh hiện đại, trước khi đèn chớp hoạt động,
máy phát ra các xung sáng chói làm con ngươi
tự động khép nhỏ lại. Vì vậy khi chụp ảnh,
lượng ánh sáng đi vào con ngươi và phản xạ
lại sẽ giảm đi đáng kể.










Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7
Nguyễn Đức Tính



11



Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: A ; Câu 4: C
Câu 5: Ánh sáng chiếu đến vật. Vật hắt lại một số tia sáng đi vào mắt và hội
tụ trên võng mạc. Ánh sáng kích thích các tế bào que và nón ở võng mạc, biến
thành các tín hiệu được dây thần kinh truyền đến não.
Câu 6: Mặt Trời, ngôi sao là nguồn sáng. Còn Trái Đất, mắt người, Sao chổi,
Sao Mai ( còn g?i là Sao Kim hoăïc Sao Hôm là một hành tinh trong hệ Mặt
Trời), đều là vật được chiếu sáng.
Câu 7: Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm,
nham thạch phun ra từ núi lửa. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đèn thắp sáng, hồ
quang điện, nguồn la-de, đèn pin, đèn tín hiệu.
Câu 8: Các loại sinh vật phát sáng : đom đóm (chỉ có con cái phát sáng do các
đốt ở bụng), bọ cánh cứng (vùng Mê-hi-cô), một số loại tôm cá biển, một số
loại nấm.

Câu 9: Sơn phản quang là loại sơn phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó. Vì vậy,
ban đêm khi chiếu ánh sáng một vật đã được sơn bằng sơn phản quang, ta thấy
giống như vật đó là nguồn sáng.
a) Nhờ các biển số xe được làm bằng sơn phản quang, khi có ánh sáng
chiếu vào, tia sáng được hắt trở lại và ta thấy rõ số xe.
b) Sơn phản quang còn được dùng cho các biển báo hiệu, các vạch phân
chia làn đường đi . . . để người đi đường nhìn thấy vào lúc ban đêm.
Câu 10: Đó là do bề mặt của bảng đã được sơn nhẵn bóng nên ánh sáng khi
chiếu đến bảng, hầu như hoàn toàn phản chiếu lại khiến mắt nhìn lên bảng bò
chói. Để hạn chế hiện tượng này, người dùng sơn hấp thụ ánh sáng, tức là nếu
có ánh sáng chiếu vào mặt bảng sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều và phản xạ lại rất ít.
Câu 11: Kó thuật chiếu sáng gián tiếp có ưu điểm :
- Không làm chói mắt vì nguồn sáng được bố trí sao cho không chiếu
trực tiếp vào mắt.
- Dễ phối hợp màu sắc để tăng vẻ đẹp cho công trình.

×