Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Các mức độ nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.08 KB, 5 trang )

1. Các mức độ nhận thức
Bảng tổng hợp các mức độ nhận thức
Mức
độ
Sự thể hiện Các hoạt động tương ứng
Nhận
biết
Quan sát và nhớ lại thông tin, nhận
biết được thời gian, địa điểm và sự
kiện, nhận biết được các ý chính, nắm
được chủ đề nội dung.
Liệt kê, định nghĩa, thuật lại,
nhận dạng, chỉ ra, đặt tên, sưu
tầm, tìm hiểu, lập bảng kê, trích
dẫn, kể tên, ai, khi nào, ở đâu
v.v
Thông
hiểu
Thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý
nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng
này sang dạng khác, diễn giải các dữ
liệu, so sánh, đối chiếu tương phản,
sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm,
suy diễn các nguyên nhân, dự đoán
các hệ quả.
Tóm tắt, diễn giải, so sánh tương
phản, dự đoán, liên hệ, phân biệt,
ước đoán, chỉ ra khác biệt đặc
thù, trình bày suy nghĩ, mở rộng,
v.v
Vận


dụng
(cấp
độ
thấp)
Sử dụng thông tin, vận dụng các
phương pháp, khái niệm và lý thuyết
đã học trong những tình huống khác,
giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng
hoặc kiến thức đã học
Vận dụng, thuyết minh, tính
toán, hoàn tất, minh họa, chứng
minh, tìm lời giải, nghiên cứu,
sửa đổi, liên hệ, thay đổi, phân
loại, thử nghiệm, khám phá v.v
Vận
dụng
cấp độ
cao
(sáng
tạo)
Phân tích nhận ra các xu hướng, cấu
trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu
thành.
Sử dụng những gì đã học để tạo ra
nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ
kiện đã biết, liên hệ những điều đã
học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự
đoán, rút ra các kết luận.
So sánh và phân biệt các kiến thức đã
học, đánh giá giá trị của các học

thuyết, các luận điểm, đưa ra quan
điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp
lý, xác minh giá trị của chứng cứ,
nhận ra tính chủ quan.
Có dấu hiệu của sự sáng tạo.
Phân tích, xếp thứ tự, giải thích,
kết nối, phân loại, chia nhỏ, so
sánh, lựa chọn, giải thích, suy
diễn
Kết hợp, hợp nhất, sửa đổi, sắp
xếp lại, thay thế, đặt kế hoạch,
sáng tạo, thiết kế, chế tạo, điều
gì sẽ xảy ra nếu?, sáng tác, xây
dựng, soạn lập, khái quát hóa,
viết lại theo cách khác
Đánh giá, quyết định, xếp hạng,
xếp loại, kiểm tra, đo lường,
khuyến nghị, thuyết phục, lựa
chọn, phán xét, giải thích, phân
biệt, ủng hộ, kết luận, tóm tắt
v.v
a. Nhận biết:
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết
thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại, Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ
nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra
hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật
ngữ địa lí nào đó,
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,

+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các
yếu tố, các hiện tượng.
Ví dụ:
- Trình bày khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước.
- Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Dựa vào bản đồ thế giới, nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết 3 vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước ta và sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng.
- Kể tên các tỉnh/thành phố ở Đồng bằng sông Hồng
b. Thông hiểu:
Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự
vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học
theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen
thuộc
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện
tượng.
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề
nào đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
Ví dụ:
- Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang
mạc ở đới ôn hoà.
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi
trường hoang mạc.
- Phân tích ảnh địa lí: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn
hoà, hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết cây cao su và cây cà phê tập trung

chủ yếu ở vùng nào? Giải thích?
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long, đất nhiễm mặn chiếm diện tích lớn?
c. Vận dụng (cấp độ thấp):
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận
dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi
HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng
để giải quyết một vấn đề nào đó.
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;
- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm,
biểu tượng, đặc điểm đã biết,
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ
sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.
Ví dụ:
- Viết một báo cáo ngắn về Ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu
cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á.
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên bản đồ Việt Nam,
khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao
nhiêu?
- Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình ; các hướng gió
chính, các dòng biển, các dòng sông lớn.
d. Vận dụng cấp độ cao (sáng tạo):
Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ
năng, kiến thức để giải quyết mọt ván đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm
trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
cuộc sống.
Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá theo bảng phân loại
các mức độ nhận thức của Blom.

- Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành
của thong tin hay tình huống
- Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự
vật lớn.
- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích
hợp.
Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ
các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.
Ví dụ:
- So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền địa lí tự nhiên nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức
năng và hình thái quần cư.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, so sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh. Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công
nghiệp lớn nhất cả nước?
Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác
nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, sâu sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom
và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các mục đích học
tập khác nhau và cấu trúc của quá trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy
thành 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tư duy là nó giúp chúng ta hiểu
được cấu trúc của quá trình học hỏi, tiếp thu nhận thức của HS. GV cần nắm vững
các cấp độ tư duy khác nhau này để kiểm tra, đánh giá tư duy (kiến thức, kỹ năng
và thái độ) của HS và mở ra cơ hội để HS biết được khả năng của mình từ đó tự
phát triển các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn
tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập
và họ sẽ lĩnh hội tốt hơn nội dung học tập, và hiệu quả đào tạo cũng cao hơn
Sơ đồ thang mức độ nhận thức

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×