Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

bài tập thuế thu nhập cá nhân có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.19 KB, 24 trang )

Bài tập thuế thu nhập cá nhân
Năm 2014 luật thuế TNCN đã thay đổi rất nhiều, với mục đích
giúp các bạn sinh viên kế toán kịp thời cập nhật những thay
đổi về thuế TNCN, xin chia sẻ 1 số bài tập tính thuế thu nhập
cá nhân có lời giải và đáp án chi tiết:

Bài tập 1:
- Tháng 5/2014 Ông Hải Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công là
40.000.000 vnđ.
- Phải đóng các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo
hiểm y tế trên tiền lương.
- Phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi.

Yêu cầu:
- Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2014 của Ông Hải
Nam.

Hướng dẫn:

- Thu nhập chịu thuế của Ông Nam là: = 40.000.000 vnđ

- Ông Nam được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): = 3,6 triệu đồng
× 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: = 40 triệu đồng × (8% + 1,5%) =
3,8 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ: = 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng +
3,8 triệu đồng = 20 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế của Ông Nam là:


40 triệu đồng – 20 triệu đồng = 20 triệu đồng

- Số thuế phải nộp của Ông Nam là:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến
từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
= 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế
suất 10%:
= (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế
suất 15%:
= (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế
suất 20%:
= (20 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,4 triệu đồng

- Tổng số thuế Ông Nam phải tạm nộp trong tháng 5/2014 là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,4 triệu đồng
= 2,35 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
- Căn cứ vào “Biểu tính thuế rút gọn” ở Phụ lục: 01/PL-TNCN theo
Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính,
hướng dẫn cụ thể như sau:

- Thu nhập tính thuế Ông Nam trong tháng 5/2014 là: 20 triệu đồng là
thu nhập tính thuế thuộc bậc 4.
- Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

20 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,35 triệu đồng

Bài tập 2:
- Năm 2014, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Hải và Công ty kế
toán Thiên Ưng thì Ông Hải được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu
đồng,
- Ngoài tiền lương Ông Hải được công ty trả thay phí hội viên câu lạc
bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông Hải phải đóng bảo hiểm bắt buộc
là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá
nhân theo quy định thay cho ông Ông Hải.
- Trong năm Ông Hải chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không
có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ông Hải:

giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:

- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22
triệu đồng

- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN theo
Thông tư số 111/2013/TT-BTC) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

- Thuế thu nhập cá nhân Ông Hải phải nộp (áp dụng cách tính thuế
rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:

25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng

Bài tập 3:
- Giả sử Ông Hải ở bài tập trên còn được công ty trả thay tiền thuê nhà
là 6 triệu đồng/tháng.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:

giải:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông Hải:

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm
căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22
triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
- (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
= 25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu
đồng/tháng
- 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
35,9375 triệu đồng × 15% = 5,390 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390
triệu đồng/tháng

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:
- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – (9 triệu đồng +
1,5 triệu đồng) = 27,39 triệu đồng/tháng

- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
= (27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
= 32,187 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng
- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông Hải là:
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng

Hoặc xác định theo cách:
32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,687 triệu
đồng/tháng.
Bài 1:
Trong tháng 12/2009 tại một DN SX hàng tiêu dùng có các số liệu
sau:
I - Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng
1. Để sử dụng cho việc SX sp A:
a. Mua từ cty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là
70.000đ/kg
b. Mua từ cty Y căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là
370.000đ
c. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng trị giá hàng hóa, dich vụ
mua vào là 500.000.000đ
2. Để sử đụnh cho việc SX sp B:
a. Mua từ cty M: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT
là 120 triệu
b. Mua từ cty N: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế
GTGT là 330 triệu
c. Tập hợp các hóa đơm bán hàng trong tháng: trị giá hàng hóa, dịch
vụ mua vào là 350 triệu
3. Để sử dụng chung cho SX 2 sp A và B thì tập hợp các hóa đơn

GTGT, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 510
triệu
Tính thuế GTGT của DN phải nộp trong tháng.
Bài giải:
I.Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng:
1.Để sản xuất cho sản phẩm A:
Mua từ công ty X => thuế phải nộp là: 15000 x 70000 x 10%
=105000000( đồng)
Mua từ công ty Y => Thuế GTGT phải nộp : 370000000(đòng)
Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là: 500000000x 10%=
50000000( đồng)
Tổng GTGT vào của sản phẩm A là:105 + 137 +50 =525 (triệu)
2.Để sản xuất sản phẩm B:
a.Mua từ công ty M => thuế phải nộp là:120 x 10%= 12(triệu)
b.Mua từ công ty N => thuế phải nộp là:Giá tính thuế : = 300( triệu)
=>Thuế GTGT phải nộp : 300 x 10% = 30 (triệu)
c. Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:120 x 10% = 35 (triệu)
=>Tổng GTGT vào của sản phẩm B là: 12 +30+ 35 = 77 (triệu)
3.Dùng chung cho cả sản phẩm A và B l=> thuế GTGT phải nộp là?
510 x 10%= 51(triệu )
Vậy tổng thuế GTGT vào = 525 + 77 +51= 653 ( triệu)
II.Tiêu thụ trong tháng :
1.Sản phẩm A:
a. Thuế GTGT ra phải nộp là:120000x 130000x 10%=
1560000000( đồng)
b.Trực tiếp xuất khẩu => GTGT ra =0
c. Bán cho DN chế suất => GTGT =0
=>
2. Sản phẩm B
a.Bán cho các đại lý bán lẻ

Giá tính thuế GTGT =Thuế GTGT phải nộp là:
60000x 120000x 10%= 720( triệu)
b.Bán cho công ty XNK:
Giá tính thuế GTGT =
=>Thuế GTGT phải nộp là:136363,64 x 5000x10%=
68181818,18(đồng)
Tổng thuế GTGT ra phải nộp của sản phẩm B là 788181818,2 ( Đồng)
Tổng thuế GTGT đầu ra của DN
là:1560000000+788181818,2=2348181818 ( Đồng)
Vậy thuế GTGT của DN phải nộp là:
GTGTp= GTGTr – GTGTv= 2348181818 – 653000000= 1695181818
(Đồng)
Bài 2
Một doanh nghiệp sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB trong kỳ
tính thuế có tài liệu sau:
1.Nhập kho số sản phẩm hoàn thành: 6000 sp A và 8000 sp B
2.Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: 4000 sp A va 7000 sp B,
trong đó:
- Bán cho công ty thương mại 3000 sp A và 6000 sp B với giá bán trên
hóa đơn là 20.000đ/ sp A và 45.000đ/sp B.
- Vận chuyển đến đại lý bán hàng của đơn vị là 1000 sp A và 1500 sp
B. Đến cuối kỳ cửa hàng đại lý mới chỉ bán được 800 sp A và 1200 sp
B với giá 21.000đ/sp A và 42.500đ/sp B.
Yêu cầu:
Tính thuế GTGT, thuế TTĐB mà đơn vị và đại lý trên phải nộp trong
kỳ liên quan đến tình hình trên. Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT của
sp A và B là 10%. Trong kỳ đơn vị đã mua 5000kg nguyên liệu thuộc
diện chịu thuế TTĐB để sản xuất sp A với giá mua 10.000đ/kg. Thuế
suất thuế TTĐB đối với nguyên liệu X là 55%, thuế suất thuế TTĐB
của sp A là 75%, sp B là 65%. Thuế suất thuế GTGT nguyên liệu là

5%. Định mức tiêu hao 0,8kg nguyên liệu/ 1 sp A.
Đơn vị không có nguyên liệu và sp tồn đầu kỳ.Tổng số thuế GTGT tập
hợp trên hóa đơn GTGT của các chi phí khác liên quan đến sản xuất
và tiêu thụ trong kỳ là 6 triệu đồng.
Đại lý bán hàng là đại lý bán hàng đúng giá, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. Hoa hồng đại lý 5% trên giá bán. Thuế suất
thuế GTGT của mặt hàng đại lý kinh doanh là 10%.
Đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán ; sử dụng hóa
đơn theo đúng quy định
Lời giải:
1.Thuế TTĐB đầu vào đối với 5000kg nguyên liệu sản xuất sp A:
Thuế GTGT đầu vào đối với 5000kg NL sx sp A:5000x10.000x0,05 =
2,5 tr
2.Bán hàng cho công ty thương mại
Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ
Thuế TTĐB được khấu trừ đối với NL sx 3000 sp A:
=> Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ:25,714 - 8,516 =
17,198 ( triệu)
Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ:3000
x20.000x 0,1 = 6 (triệu)
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 3000
sp A:
Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào= 6
– 1,2 = 4,8 ( tr)
Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ:
Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 6000sp B tiêu thụ:6000 x45.000
x0,1 = 27 ( tr)
3. Tiêu thụ qua đại lý bán hàng của đơn vị
Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ

Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800
sp A :
Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 sản phẩm A tiêu thụ:7,2 – 2,271 =
4,929 ( triệu)
Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ:
800x20.000x0,1=1,68tr
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800
sp A:
Thuế GTGT phải nộp đối với 800 sản phẩm A tiêu thụ
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
= 1,68 – 0,32 = 1,36 (triệu)
Thuế TTĐB đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ
Thuế GTGT đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ
1200x42.500x0,1=5,1tr
Đại lý là đại lý bán hàng đúng giá nên không phải chịu thuế đối với
hoa hồng nhận được, thuế GTGT hàng hóa bán ra do chủ hàng kê khai
và nộp.
Vậy DN phải nộp các loại thuế sau:
Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ 17,198 triệu
Thuế TTĐB phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ 106,363 triệu
Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ 4,929 triệu
Thuế TTĐB phải nộp đối với 1200 sp B tiêu thụ 20,091 triệu
=> Tổng Thuế TTĐB phải nộp
17,198 + 106,363 + 4,929 + 20,091 = 148,581( triệu)
Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ 4,8 triệu
Thuế GTGT phải nộp đối với 6000 sp B tiêu thụ 27 triệu
Thuế GTGT phải nộp đối với 800 sp A tiêu thụ 1,36 triệu
Thuế GTGT phải nộp đối với 1200 sp B tiêu thụ 5,1 triệu
Thuế GTGT phải nộp đối với các chi phí khác liên quan 6 triệu
=> Tổng thuế GTGT phải nộp : 4,8 + 27 + 1,36 + 5,1 + 6 = 44,26

( triệu)
Bài 3
Nhập khẩu 3 lô hàng xuất xứ tại Mỹ, cả 3 lô hàng đều mua theo điều
kiện FOB. Tổng chi phí chuyên chở cho 3 lô hàng từ cảng nước Mỹ
tới Việt Nam là 10.000 USD.
- Lô hàng A có tổng giá trị là 18.000 USD, mua bảo hiểm là 2% giá
FOB
- Lô hàng B gồm 15.000 SP, đơn giá 5 USD/SP, mua bảo hiểm 1,5%
giá FOB - Lô hàng C gồm 2.000 SP, đơn giá 100 USD/SP, mua bảo
hiểm 1% giá FOB 2, Công ty kí hợp đồng gia công cho nước ngoài,
theo hợp đồng công ty nhập khẩu 50.000kg nguyên liệu theo giá CIF
quy ra đồng VN là 20.000đ/kg. Theo định mức được giao thì phía VN
phải hoàn thành 5.000 SP từ số nguyên liệu nói trên . Tuy nhiên khi
giao hàng thì có 1.000 SP không đạt yêu cầu chất lượng nên bên nước
ngoài trả lại phải tiêu dùng nội địa với giá bán chưa thuế GTGT là
300.000đ/ SP.
Yêu cầu :
Hãy tính thuế XNK, thuế GTGT mà danh nghiệp phải nộp. Biết rằng
thuế suất thuế XNK của A là 10%, của B là 15%, của C là 12%.
Nguyên liệu 10%, thành phẩm 2%, thuế GTGT là 10%, 1USD =
20.000đ.
1.) Lô hàng A
- Giá FOB:
FA=(18000*20000*10000*20000)/[18000*(15000*5) +
(2000*100)]*20000]= 12286689 (đ)
- Phí bảo hiểm: : IA = 360000000 *2% = 7200000 (đ)
Phí vận chuyển:: 18000 *20000 = 360000000 (đ)
Giá tính thuế = FOB +IA + FA = 360000000 + 7200000 + 12286689
= 379486689 (đ)
*) Lô hàng B

- Giá FOB: 2000 *0,1*20 = 4000 (trd)
- Phí bảo hiểm:IC = 4000*1% = 40 (triệu đ)
Phí vận chuyển:
FC = (2000*100*20000*10000)/(18000*15000*5+2000*100) =
136,52 (triệu đ)
Giá tính thuế = FOB +IC + FC = 4000 + 40 + 136,52 = 4176,52 (triệu
đ)
Thuế NK phải nộp của từng lô hàng là:
-Lô hàng A: 379486689 *10% = 37,95 (tr d)
-Lô hàng B: 1573694539 *15% = 236,05 (tr đ)
-Lô hàng A: 4176,52 *12% = 501,18 (tr đ)
Vậy tổng số thuế NKphải nộp là: 37,95 + 236,05 +501,18 = 775,18
(tr đ)
Bài 4:
Cửa hàng Nam Hải chuyên sản xuất A là mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Năm 2009 sản xuất được 1.500 sp với giá bán chưa có thuế GTGT là
1.200.000đ/sp. Hãy tính thuế TTĐB phải nộp của DN này. Biết rằng
thuế suất thuế TTĐB là 45%.
Giá tính thuế TTĐB = = 827,58 (1.000đ
Giá tính thuế TTĐB = giá bán chưa thuế GTGT/ (1 + Thuế suất thuế
TTDB)= 1200/(1+0,45)=827,58 (1000 đ)
Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế TTĐB * Giá
tính thuế TTĐB *Thuế suất thuế TTĐB
Vậy thuế TTĐB mà DN phải nộp là 558.616 ( 1.000đ)
Bài 5 :
Công ty Halida sản xuất mặt hàng bia lon với số lượng 2.800.000 hộp/
năm. Giá trị vỏ hộp được khấu trừ là 3.800 đ/vỏ. Giá bán chưa có thuế
GTGT là 15.000 đ/hộp. Thuế suất thuế TTĐB là 65%. Tính thuế
TTĐB mà DN phải nộp.
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa thuế GTGT – giá trị vỏ hộp)/(1+

thuế suất thuế TTDB)= (15-3,8)/(1+0,45)=6,78 (1000 đ)
Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế TTĐB*Giá tính
thuế TTĐB*Thuế suất thuế TTĐB =12.339.600 (1.000đ)
Vậy thuế TTĐB mà DN phải nộp là 12.339.600 ( 1.000đ )
Bài 6:
Công ty A nhập khẩu một mặt hàng với số lượng là 5.000 sp theo giá
CIF là 54USD/sp, theo tỷ giá hối đoái 18.500đ/USD. Hãy tính thuế
TTĐB mà công ty này phải nộp. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là
35%, thuế suất thuế NK là 10%.
Bài giải
Số thuế NK phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế NK*Giá tính thuế
NK* Thuế suất thuế NK = 499.500 (1.000đ)
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế NK= 5.494.500
(1.000đ)
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB*Thuế suất thuế TTĐB
Vậy số thuế TTĐB mà DN phải nộp là 1.923.075 ( 1.000đ)
Bài 7:
Doanh nghiệp A có tài liệu như sau:
1. NK 1.000 lít rượu 42 độ để sản xuất ra 200.000 sản phẩm A thuộc
diện chịu thuế TTDB giá tính thuế nhập khẩu là 30.000 đ/lít, thuế suất
thuế NK là 65%.
2. XK 150.000 sp A theo giá FOB là 200.000 đ/sp.
3. Bán trong nước 1.000 sp A với đơn giá chưa thuế GTGT là 220.000
đ/sp.
Yêu cầu : Hãy tính thuế TTDB phải nộp và thuế NK phải nộp.
Biết rằng thuế suất thuế TTDB của rượu 42 độ là 65% , Thuế XK :
2%.
Bài giải :
1. ADCT:Thuế NK phải nộp = Số lượng x giá TT x thuế suất
=1.000 x 30.000 x 0,65 = 19.500.000 (đồng)

Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu
= 1.000 x 30.000 + 19.500.000 = 49.500.000 (đồng)
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTDB x thuế suất
= 49.500.000 x 0,65 = 32.175.000 (đồng)
2. ADCT: Thuế XK phải nộp = Số lượng x giá TT x thuế suất
=150.000 x 250.000 x 0,02 = 750.000.000 (đồng)
Thuế TTĐBr = 0
Thuế TTĐB đầu vào của 150.000 sản phẩm:
32175000*150000/200000= 24131250
Thuế TTĐB đầu vào của 1.000 sản phẩm:
32175000*1000/200000=160875
Giá tính thuế TTĐB = Giá chưa thuế GTGT/ 1 + thuế suất = 220000/
(1+0,65)= 133334
Thuế TTĐB đầu ra của 1.000 sản phẩm :
TTĐBr = 1.000 x 133.334 x 0,65 = 86.667.100 (đồng)
Thuế TTĐB phải nộp của 1.000 sản phẩm:
TTĐBp = 86.667.110 – 160.875 = 86.506.225 (đồng)
KL:
+)Thuế XK phải nộp trong kỳ: XKp = 750.000.000 (đồng)
+)Thuế NK phải nộp trong kỳ: NKp = 19.500.000 (đồng)
+)Thuế TT ĐB doanh nghiệp phải nộp trong kỳ:
TTĐBp = 32.175.000 - 24.131.250 + 86.506.225 = 94.549.975 (đồng)
BÀI 8:
Nhà máy rượu bia Thanh Minh, trong kỳ tính thuế có các số liệu phát
sinh sau:
I/ bán hàng: (giá bán chưa thuế GTGT)
1) bán 40.000 chai rượu 200 với giá 31.200 đ/chai và 30.000 chai rượu
400 với giá 46.200 đ/chai cho các cty thương nghiệp.
2) bán 30.000 chai rượu 200 và 10.000 chai rượu 400 cho cty xuất
nhập khẩu X, giá bán lần lượt là 32.500 đ/chai và 49.500 đ/chai.

3) Xuất khẩu ra nước ngoài 40.000 chai rượu 200 theo điều kiện FOB
với giá 32.000 đ/chai, 10.500 chai rượu 400 theo điều kiện CIF với giá
50.000 đ/chai.
II/ chi phí của sản phẩm tiêu thụ.
- chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm tiêu thụ trên tập hợp
được là 2.450 triệu (chi phí này chưa tính thuế xuất khẩu, thuế
TTDB).
- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế 2% giá CIF.
- Chi mua văn phòng phẩm: 30 triệu đồng.
- Các chi phí khác 920 triệu đồng.
Yêu cầu: xác định thuế XK, TTDB, TNDN trong kỳ của nhà máy
rượu bia Thanh Minh
Biết rằng:
- Thuế TTDB của rượu 200 là 30%, 40o là 65%.
- Thuế suất thuế TNDN là 28%.
- Thuế suất thuế xuất khẩu là 2%.
- Thu nhập khác là 25 triệu đồng.
GIẢI
-Bán cho các cty thương nghiệp:
DT: 2.634 (tr đ)
Thuế GTGT đầu ra: 263,4 (tr)
Thuế TTDB phải nộp ở khâu bán hàng:
{40.000 chai x [31.200/(1 + 30%)] x 30%} + {30.000 chai x [46.200/
(1 + 65%)] x 65%} = 834 (tr đ)
- Bán cho cty xuất nhập khẩu.
DT: 1.470 (tr đ)
Thuế GTGT đầu ra: 147 (tr đ)
Thuế TTDB phải nộp ở khâu bán hàng
{30.000 chai x [32.500/(1 + 30%) x 30%}+ {10.000 chai x [49.500 /(1
+ 65%)] X 65%} = 420 (tr đ)

- xuất khẩu ra nước ngoài:
DT: 1.805 (tr đ)
Thuế XK phải nộp: 35,89 (tr)
Vậy
Thuế XK: 35,89 (tr)
Thuế TTDB phải nộp: 1.254 (tr)
Thuế TNDN phải nộp: 345,4108 (tr)
BÀI 9:
I/ Mua hàng
1) nhập khẩu 80.000 kg nguyên liệu A để sản xuất bia lon (24
lon/thùng) theo điều kiện CIF là 49.500 đồng /kg, thuế suất thuế nhập
khẩu: 10% (nguyên liệu A không thuộc diện chịu thuế TTDB.
2) Các nguyên liệu mua trong nước để phục vụ sản xuất với giá chưa
thuế GTGT 2.550 triệu đồng.
II/ SẢN XUẤT : trong năm cty sản xuất được 100.000 thùng bia.
III/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm do cty sản xuất:
1) Xuất khẩu ra nước ngoài 50.000 thùng bia theo điều kiện CIF với
giá quy ra đồng việt nam là 290.000 đ/thùng, phí vận chuyển và bảo
hiểm quốc tế là 10.000 đ/thùng.
2) Bán cho các cty thương mại trong nước 30.000 thùng bia với giá
345.096 đ/thùng. Trong đó giá vỏ là 30.096 đ/thùng.
IV/ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:
- xuất kho đưa vào sản xuất toàn bộ nguyên liệu A và các nguyên liệu
mua trong nước nói trên.
- Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 800 triệu đồng.
- Tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: định mức
sản phẩm là 50 thùng bia/lđ/tháng; định mức tiền lương là 850.000
đồng/ld/tháng.
- Tổng tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý là 500 triệu đồng.
- Các chi phí hợp lý khác ở bộ phận sản xuất (bao gồm cả BHXH,

BHYT, KPCĐ) là 745 triệu đồng.
- Thuế XK, thuế TTDB, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế ở khâu
xuất khẩu.
- Các chi phí khác phục vụ quản lý và bán hàng là 520 triệu đồng.
Yêu cầu: tính các loại thuế mà cty phải nộp, được hoàn (nếu có) trong
năm.
BIẾT RẰNG:
-cty không có hàng tồn kho đầu kỳ
-thuế suất thuế xuất khẩu: 2%
-thuế suất thuế TNDN: 28%
-thuế suất thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ mua là 10%.
-Thuế TTDB của bia là 75%.
-Giá tính thuế nhập khẩu được xác định là giá CIF.
GIẢI
-Nhập khẩu 80.000 kg nguyên liệu A:
Thuế NK: 396 (tr đ)
Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu: 435,6 (tr đ)

- các nguyên liệu mua trong nườc:
tiền hàng: 2.550 (tr đ)
thuế GTGT đầu vào: 255 (tr đ)
II/ sản xuất: 100.000 thùng bia
III/ tiêu thụ
xuất ra nước ngoài 50.000 thùng bia:
DT: 14.500 (tr)
Thuế XK: 280 (tr)
Thuế NK: 198 (tr)
bán cho các cty thương mại 30.000 thùng bia.
DT: 10.352,88 (tr)
GTGT đầu ra: 1.035,288 (tr)

Thuế TTDB phải nộp ở khâu bán hàng: 4.050 (tr)
Vậy:
- thuế NK phải nộp: 396 (tr)
- thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu: 435,6 (tr)
- thuế Xk phải nộp: 280 (tr)
- thuế Nk được hoàn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu: 198 (tr)
- thuế TTDB phải nộp ở khâu bán hàng: 4.050 (tr)
- thuế GTGT phải nộp cuối kỳ = GTGT đầu ra – GTGT đầu vào
Phải nộp: 344,688 (tr)
- Thuế TNDN phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất
Dt: 24.852,8 (tr đồng)
* Chi phí hợp lý cho 100.000 thùng bia:
4.356 + 2.550 + 800 + [(0,85/50) x 100.000] + 745 = 10.151 (tr đ)
* Chi phí hợp lý cho 80.000 thùng bia tiêu thụ:
[10.151/100.000) x 80.000 ] + 500 + 520 + (280 – 198) + 4.050 +
(50.000 x 0,01) = 13.772,8 (tr đ)
Thuế TNDN phải nộp = 3.102,4 (tr đ).
Bài tập thuế Thu Nhập Cá Nhân giảm trừ gia cảnh khác
Bài 1:
Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu
đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo
hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng
Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Bài giải:
Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như
sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):

3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
- Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến
từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế
suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế
suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế
suất 20%:
(20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng =
2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế
thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Bàitập 2:
Năm 2014, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông D và Công ty X

thì Ông D được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền
lương Ông D được công ty X trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao
1 triệu đồng/tháng. Ông D phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5
triệuđồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá
nhân theo quy định thay cho ông D. Trong năm Ông D chỉ tính giảm
trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát
sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Đáp án:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D như sau:
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22
triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thuế thu nhập cá nhân Ông D phải nộp (áp dụng cách tính thuế rút
gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng
Bàitập 3:
Giả sử ông D tại bài tập 2 nêu trên còn được công ty X trả thay tiền
thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng
tháng của Ông D như sau:
Bước 1:
Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ
quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22
triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu
đồng/tháng
- 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
35,9375 triệu đồng× 15% = 5,390 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là
5,390 triệu đồng/tháng
Bước 2:
Xác định thu nhập tính thuế
- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5
triệu đồng) = 27,39 triệu đồng/tháng
- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
(27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
32,187 triệu đồng× 25% - 3,2 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng
- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông D là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng =
42,687 triệu đồng/tháng
Hoặc xác định theo cách:
32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,687 triệu
đồng/tháng.
Bài 4
Ông A có thu nhập là 10 trđ/tháng, vợ ông có thu nhập 3 trđ/ tháng,
ông bà có 2 người con , 1 em trai đi học đại học, cha mẹ ông A đã
ngoài độ tuổi lao động( cha có lương hưu, em ko có, mẹ không có thu
nhập, cha ko đủ thu nhập nuôi em ông A, ông A đã có mã số thuế
TNCN. Toàn bộ giảm trừ cho người phụ thuộc được đăng ký là ông
A.), ông A là người trực tiếp nuôi em trai ăn học. Xác định số thuế
TNCN mà gia đình ông A phải nộp.
- Các khoản giảm trừ:

+ Giảm trừ bản thân: 4 triệu
+ Giảm trừ người phụ thuộc: 1,6tr x 5 = 8 tr/tháng (Gồm: Cha mẹ của
ông A, em ông A, và 2 đứa con của ông A)
Tổng giảm trừ : 4 + 8 = 12tr
Vậy khoản giảm trừ lớn hơn thu nhập chịu thuế của ông A, ông không
phải nộp thuế TNCN.
* Trường hợp: Giả sử ông A có thu nhập 20tr/tháng thì:
Thu nhập tính thuế sẽ là : 20 - 12 = 8tr
Vậy thuế TNCN ông A phải đóng trong tháng là : 5tr x 5% + (8tr - 5tr)
x 10% = 0,55tr
Biểu thuế thu nhập cá nhân:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35
Thu nhập chịu thuế của ông A là 10 triệu
Người cha có lương hưu nên không được tính là người phụ thuộc,
người em học đại học trong độ tuổi lao động nên cũng không được
tính là người phụ thuộc. Vì vậy chỉ có 3 người phụ thuộc là mẹ ông A
và 2 con.
thu nhập tính thuế: 10 - (4+ 1,6x3) = 1,2 triệu
thuế TNCN phải nộp là 1.200.000 x 5% = 60.000

×