Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tình huống thuế thu nhập cá nhân có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.34 KB, 48 trang )

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Câu hỏi 1:
Tiền lương, tiền công của CNV tháng 6/2009 chi trả vào tháng 7/2009 có được miễn thuế
TNCN?
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 12/8/2009 của
Quốc hội đã hướng dẫn thì: Tiền lương, tiền công của CNV tháng 6/2009 chi trả vào tháng
7/2009 được miễn thuế TNCN.

------------------------------Câu hỏi 2:
Cá nhân mở một cửa hàng kinh doanh và cũng là nhân viên của một cơng ty. Hỏi thu nhập tính
thuế TNCN của cá nhân đó có bao gồm thu nhập từ kinh doanh cửa hàng không?
Trả lời:
Căn cứ mục I, phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập
chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu
thuế từ tiền lương, tiền cơng. Vì vậy thu nhập từ kinh doanh cửa hàng của cá nhân đó cũng thuộc
diện chịu thuế TNCN.
xin chia sẻ bộ 82 câu hỏi kèm đáp án các tình huống thuế thu nhập cá
nhân
-------------------------------Câu hỏi 3:
Cá nhân đuợc cơ quan đóng bảo hiểm nhân thọ 5 triệu/năm thì số tiền này có phải đóng thuế
TNCN khơng?
Trả lời:
Theo điều 3 Luật thuế TNCN thì số tiền bảo hiểm do cơ quan mua cho cá nhân là thu nhập chịu
thuế TNCN
--------------------------------


Câu hỏi 4:


Gia đình tơi kinh doanh ngành ăn uống, tơi đã đóng thuế mơn bài, thuế hàng tháng, vậy tơi có
phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa khơng? Cách tính thuế như thế nào?
Trả lời:
Từ 01/01/2009 gia đình bạn phải đóng các loại thuế Mơn bài; GTGT và thuế TNCN (chuyển từ
thuế TNDN sang nộp thuế TNCN)
- Cách tính thuế TNCN:
Thu nhập tính thuế từ kinh doanh = Tổng thu nhập chịu thuế - các khoản đóng góp BHXH,
BHYT- Giảm trừ gia cảnh và từ thiện.
Sau đó áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để xác định số thuế TNCN phải nộp.
-------------------------------Câu hỏi 5:
Gia đình tơi có thuê 1 người giúp việc, vậy chi phí trả cho người giúp việc này có được kê khai
giảm trừ vào thu nhập bản thân tôi không?
Trả lời:
Căn cứ mục I, phần B thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì chi phí
th nười giúp việc khơng được trừ khi xác định thuế TNCN phải nộp.

-------------------------------Câu hỏi 6:
Tơi có 1 căn nhà duy nhất, tôi định bán căn nhà này để mua lại căn nhà khác nhỏ hơn, số tiền cịn
lại tơi làm vốn kinh doanh. Vậy tơi phải nộp thuế TNCN như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2, mục III, phần A thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì
thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân
trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam là khoản thu nhập được miễn thuế.


Vì vậy, nếu bạn chỉ có 1 căn nhà duy nhất tại Việt Nam thì khi chuyển nhượng được miễn thuế
TNCN
-------------------------------Câu hỏi 7:
Doanh nghiệp khơng có số thuế TNCN phải nộp trong năm thì có phải làm báo cáo quyết tốn

thuế TNCN khơng?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm 2.1.3, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008
của Bộ Tài chính thì các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân
biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay khơng có khấu trừ thuế, có trách nhiệm kê khai quyết tốn
thuế thu nhập cá nhân theo quy định ...

--------------------------------

Câu hỏi 8:

Tất cả công nhân viên trong công ty đều cam kết tự kê khai nộp thuế TNCN khi ký kết hợp đồng
lao động. Vậy, cơng ty có phải kê khai quyết tốn thuế TNCN không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của
Bộ Tài chính thì cơng ty phải có trách nhiệm khấu trừ số tiền thuế TNCN phát sinh hàng tháng
và thực hiện kê khai và quyết toán số thuế TNCN theo mẫu 05/KK-TNCN theo đúng quy định.

Vì vậy cơng ty phải thực hiện kê khai, quyết tốn thuế TNCN cho tồn bộ người lao động trong
đơn vị theo đúng quy định không phụ thuộc vào cam kết trong hợp đồng lao động.

--------------------------------


Câu hỏi 9:

DN có hơn 400 lao động đã đăng ký cấp MST TNCN thì quyết tốn thuế cho cả tổng số LĐ trên
hay chỉ những người có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng?


Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của
Bộ Tài chính thì cơ quan chi trả phải kê khai Quyết toán thuế đối với các khoản thu nhập mà cơ
quan thực chi trả, không phân biệt người nhận thu nhập có mức thu nhập cao hay thấp.

--------------------------------

Câu hỏi 10:

Cá nhân đã về hưu (có lương hưu) vẫn đang công tác tại 1 DN được trả thu nhập hàng tháng
quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì tiền
lương hưu do bảo hiểm xã hội chi trả thuộc diện được miễn thuế TNCN vì vậy cá nhân khơng
phải kê khai và quyết tốn thuế TNCN đối với khoản thu nhập được miễn thuế. Các khoản thu
nhập khác được kê khai, quyết toán thuế theo quy định.

--------------------------------


Câu hỏi 11:

Hai vợ chồng cùng làm một công ty có bố mẹ già và con thì được tính giảm trừ cho người phụ
thuộc như thế nào?

Trả lời:


Theo quy định tại Điểm 3.1.3 , Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của
Bộ Tài chính thì việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi
người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế.
Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng phát sinh tháng nào thì được
tính giảm trừ tháng đó.

Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải ni dưỡng thì các đối
tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.

--------------------------------

Câu hỏi 12:

Các khoản ủng hộ quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt trong thời gian từ tháng 7/2009 đến
tháng 12/2009 có được trừ để tính thuế thu nhập cá nhân không?

Trả lời:

Theo quy định tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tại chính
thì các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được trừ khi xác định
thu nhập tính thuế. Vì vậy khoản ủng hộ quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt chi theo
đúng quy định của Nhà nước được trừ toàn bộ khi quyết toán thuế TNCN.


--------------------------------

Câu hỏi 13:

Các khoản thu nhập về phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, độc hại theo hệ số, độc hại hiện vật, tiền

thu nhập tăng thêm có phải chịu thuế TNCN không?

Trả lời:

Các khoản thu nhập về phụ cấp độc hại theo hệ số, độc hại hiện vật chi theo đúng quy định của
Nhà nước thì sẽ được tính trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN. Nếu chi vượt quy định thì
phần thu nhập vượt đó phải tính thuế.

Các khoản thu nhập về phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tiền thu nhập tăng thêm là khoản có tính
chất tiền lương, tiền cơng nên phải tính thuế TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 14:

Các khoản ủng hộ từ thiện cần có giấy tờ gì để được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế?

Trả lời:


Điểm 3.2, Mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn: “Tài liệu
chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ
chức, các quỹ của TW hoặc của Tỉnh cấp”.

--------------------------------

Câu hỏi 15:

Lao động của Công ty đã được cấp MST ở cơ quan khác thi có được sử dụng MST này để kê
khai thuế TNCN ở Công ty hay không?


Trả lời:

Tiết a, Điểm 3, Phần I, Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 quy định: “ Người nộp thuế
chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký
thuế cho đến khi khơng cịn tồn tại...”

Như vậy, Cơng ty vẫn sử dụng MST của lao động đã được cấp để kê khai, quyết toán thuế
TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 16:

Doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân tại bảng kê 05A/KK-TNCN thì các
cá nhân có phải làm tờ khai mẫu 09/KK-TNCN nữa không?

Trả lời:


Theo điểm 4.2, Mục I, Công văn 451/TCT-TNCN ngày 8/2/2010 quy định Doanh nghiệp thực
hiện quyết toán thay cho các cá nhân theo mẫu 05A/KK-TNCN thì các cá nhân khơng phải thực
hiện các thủ tục quyết toán thuế theo mẫu 09/KK-TNCN

--------------------------------

Câu hỏi 17:

Đề nghị hướng dẫn cụ thể về giảm trừ gia cảnh theo thực tế giảm trừ gia cảnh của 6 tháng cuối
năm 2009


Trả lời:

- Về giảm trừ cho bản thân người có thu nhập: Mức được giảm trừ là 24 triệu đồng (6 tháng x 4
triệu đồng/ tháng).

- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: Mức giảm trừ được tính theo số người phụ thuộc, số tháng
được tính giảm trừ và mức tiền được trừ cho một người một tháng là 1,6 triệu đồng/người/tháng.

--------------------------------

Câu hỏi 18:

Khi thực hiện quyết tốn qua CQCTTN thì cá nhân có phải thực hiện uỷ quyền quyết tốn thuế
TNCN thơng qua đơn vị chi trả thu nhập hay không?


Trả lời:

Theo điểm 4.2, Mục I, Công văn 451/TCT-TNCN ngày 8/2/2010 quy định Cá nhân phải thực
hiện uỷ quyền cho cơ quan chi trả theo Giấy uỷ quyền mẫu số 04-2/TNCN ban hành theo Thông
tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

--------------------------------

Câu hỏi 19:

Ơng giám đốc có 2 nguồn thu nhập (Thành lập thêm một công ty ở Hải Dương) thì phải thực
hiện kê khai quyết tốn thuế TNCN như thế nào?


Trả lời:

Cá nhân đó có thu nhập tại 2 nơi nên phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu 09/KKTNCN và phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 20:

Doanh nghiệp khơng có phát sinh thuế TNCN hàng tháng thì có phải làm tờ khai thuế tháng
không?

Trả lời:


Nếu đơn vị có thuế phát sinh phải khấu trừ hàng tháng thì mới phải kê khai theo mẫu biểu
02/KK-TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 21:

Trường hợp cán bộ hợp đồng làm việc từ tháng 1 – tháng 8/2009, hoặc cán bộ mới vào làm từ
tháng 8/2009 thì kê khai như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp trong năm 2009 chỉ làm việc từ tháng 8/2009 (khơng làm việc đủ 6 tháng cuối năm)
thì Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN hàng tháng.

--------------------------------


Câu hỏi 22:

- Điều kiện để thực hiện quyết toán thay cho cá nhân tại cơ quan chi trả thu nhập?

- Cá nhân có 2 nguồn thu nhập thì cơ quan chi trả có thực hiện quyết tốn khơng?

Trả lời:

- Điều kiện để thực hiện quyết toán thay cho cá nhân tại cơ quan chi trả thu nhập là:


+ Cá nhân có thu nhập duy nhất tại cơ quan chi trả thu nhập.

+ Cá nhân có giấy uỷ quyển quyết toán theo mẫu 04-2/TNCN gửi cơ quan chi trả thu nhập.

- Cá nhân có 2 nguồn thu nhập thì cơ quan chi trả thu nhập khơng thực hiện quyết tốn thay mà
cá nhân có thu nhập phải thực hiện quyết tốn theo mẫu 09/KK-TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 23:

Người nước ngồi làm việc tại doanh nghiệp từ tháng 1 – 8/2009, sau đó về nước, doanh nghiệp
đã khấu trừ tiền thuế TNCN. Trường hợp này có thực hiện quyết tốn tại cơ quan chi trả không?

Trả lời:

Trường hợp này cá nhân khơng có uỷ quyền quyết tốn cho cơ quan chi trả thì khơng thực hiện
quyết tốn, chỉ khai vào biểu 05A/BK-TNCN. Số thuế đã khấu trừ nộp NSNN.


--------------------------------

Câu hỏi 24:

Tiền ăn ca của cán bộ có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?


Trả lời:

Tiền ăn ca thực hiện theo văn bản quy định về tiền ăn ca của Bộ Lao động – TBXH thì khơng
phải tính thuế TNCN nếu vượt định mức thì phải tính thuế.

--------------------------------

Câu hỏi 25:

Cá nhân A có thu nhập bình quân trong 6 tháng đầu năm 2009 là 3.000.000 đồng/người/tháng;
thu nhập bình quân 6 tháng cuối năm là 5.000.000 đồng/người/tháng. Như vậy thu nhập bình
quân năm 2009 là 4.000.000 đồng/ người/ tháng. Theo quy định cũ thì khơng phải đóng thuế
TNCN. Theo cách tính mới (giảm 6 tháng đầu năm) thì phải đóng thuế TNCN. Người lao động
thiệt thịi.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thơng tư số 160/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính:
“Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm căn cứ xác định số thuế thu nhập cá nhân được miễn là
thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công mà đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho cá
nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 không phân biệt thời điểm chi trả”.


--------------------------------

Câu hỏi 26:

Các thành viên của Công ty TNHH, Cơng ty Cổ phần ngồi khoản thuế thu nhập từ tiền lương,
tiền công (cơ quan chi trả thu nhập đã khai QT thuế TNCN) được chia lãi kinh doanh hoặc được


nhận cổ tức thì các thành viên này cần phải nộp thêm khoản thuế TNCN nào và quyết toán thuế
TNCN theo mẫu tờ khai nào.

Trả lời:

Các thành viên Công ty TNHH, công ty CP được chia lãi KD hoặc nhận cổ tức thì phải thực hiện
nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn theo thuế suất 5% (quy định tại điểm 3, mục II Thông tư số
84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2008). Cơ quan chi trả khai và thực hiện quyết tốn theo
mẫu 06/KK-TNCN ban hành theo Thơng tư số 20/2010/TT-BTC . Các cá nhân khơng phải quyết
tốn cho khoản thu nhập này.

--------------------------------

Câu hỏi 27:

DN có phải kê khai cho tất cả các cá nhân làm việc theo thời vụ hoặc ký hợp đồng thử việc có
phải kê khai theo mẫu 05B/BK-TNCN

Trả lời:

Theo quy định tại tiết 1.2.7, điểm 1.2, khoản 1, mục II phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC
ngày 30 tháng 9 năm 2008, tất cả nhân viên không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng

lao động dưới 3 tháng doang nghiệp đều phải kê khai theo mẫu 05B/BK-TNCN kèm theo Tờ
khai quyết toán mẫu 05/KK-TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 28:


Chủ DN tư nhân có phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế
TNDN hay không?

Trả lời:

Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại
sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

--------------------------------

Câu hỏi 29:

Cá nhân của Công ty phải đóng thuế TNCN trong năm, có làm giấy uỷ quyền cho cơ quan chi trả
thu nhập quyết toán thay thì cơ quan có ghi biên lai nộp thuế TNCN hay không?

Trả lời:

Khi cá nhân uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập quyết tốn thì cơ quan chi trả không xuất
biên lai cho người lao động.

--------------------------------


Câu hỏi 30:

Các khoản phụ cấp đặc thù của công chức, viên chức ngành Y tế có chịu thuế TNCN?

Trả lời:


Căn cứ Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 quy đinh: Bổ sung vào Điểm
2.2 các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền cơng
thì:

“Đối với những lĩnh vực cơng tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ
cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,… này khơng tính vào thu nhập chịu thuế”.

Trường hợp Trung tâm là đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập có trả cho cá nhân các khoản phụ cấp
thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn 24/24 giờ liên tục tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được quy định là phụ cấp đặc thù theo quy định tại Thơng tư số
09/2003/TTLB-BYT-BTC-BNV, thì những khoản phụ cấp này khơng tính vào thu nhập chịu
thuế TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 31:

Hàng tháng tơi có gửi tiền ni 2 người em đang học đại học. Hỏi tơi có được giảm trừ gia cảnh
cho 2 em tôi không?

Trả lời:


Theo quy định tại tiết 1.2 khoản 1 Điều 2 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm
2009 của Bộ Tài chính: “ Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả
mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị tàn tật khơng có khả năng lao động;


+ Khơng có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập
không vượt quá 500.000 đồng”.

Căn cứ vào quy định trên thì 2 người em của ơng đang trong độ tuổi lao động nên không đủ điều
kiện để kê khai giảm trừ gia cảnh.

--------------------------------

Câu hỏi 32:

Công ty nằm trong khu công nghiệp Trà Kha thì các cá nhân làm việc trong cơng ty có thuộc đối
tượng được giảm 50% thuế TNCN không?

Trả lời:

Khu công nghiệp Trà Kha không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của chính Phủ là khu kinh tế. Do đó cá nhân làm việc tại Công ty không thuộc đối
tượng giảm 50% thuế TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 33:


Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản được miễn thuế trong những trường hợp nào?

Trả lời:


Căn cứ theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định chi tiết một
số điều của Luật thuế TNCN thì : Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản được miễn
thuế trong trường hợp giữa vợ với chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông
nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.

--------------------------------

Câu hỏi 34:

Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp
để hợp lý hố sản xuất nơng nghiệp có được miễn thuế hay khơng?

Trả lời:

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hố
sản xuất nơng nghiệp thì thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế (theo quy định
tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định chi tiết một số điều
của Luật thuế TNCN).

--------------------------------

Câu hỏi 35:

Tôi là thành viên sáng lập công ty TNHH 1 TV, sau khi nộp thuế TNDN của công ty xong, tôi

không rút lợi nhuận và tiếp tục tăng vốn cho hoạt động của cơng ty thì có phải nộp thuế TNCN
không?


Trả lời:

Theo qui định hiện hành đối với thành viên góp vốn rút lợi nhuận ra khỏi cơng ty thì phải kê khai
nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn với thuế suất 5% ngay khi rút lợi nhuận. Trường
hợp thành viên góp vốn dùng lợi nhuận để ghi tăng vốn điều lệ của cơng ty thì chưa phải nộp
thuế ngay.

--------------------------------

Câu hỏi 36:

Tơi có số tiền đang gửi ngân hàng, nhưng hiện nay lãi suất ngân hàng xuống thấp, tơi muốn cho
doanh nghiệp vay. Thì thuế TNCN phải nộp như thế nào?

Trả lời:

Theo chính sách thuế hiện hành, đối với người gửi tiền tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng, tổ chức
tín dụng thì khoản lãi nhận được thuộc diện miễn thuế TNCN (theo quy định tại khoản 7 Điều 44
Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế
TNCN). Nhưng nếu cho DN vay thì khoản lãi nhận được xác định là thu nhập chịu thuế từ hoạt
động đầu tư vốn, phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 5% (theo tiết 1.2 khoản 1 phần II phần
B Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008).

--------------------------------

Câu hỏi 37:


Tơi làm kế tốn cho một công ty và làm thêm giờ cho 1 công ty nữa. Vậy cho biết, khoản làm
thêm có phải nộp thuế không?


Trả lời:

Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công làm tại 2 công ty là thu nhập chịu thuế TNCN. Vì vậy, cá
nhân phải tổng hợp các khoản thu nhập này để quyết toán thuế.

--------------------------------

Câu hỏi 38:

Về thuế TNCN: 6 tháng đầu năm 2009 được miễn thuế, 6 tháng cuối năm phải nộp. Khoản tiền
thưởng năm 2009 của Công ty chi vào q I/2010 (50% được miễn, 50% khơng được miễn). Vậy
50% cịn lại thì kê khai vào thời điểm nào?

Trả lời:

Khoản tiền thưởng năm 2009 chi vào quý I năm 2010, Cơng ty có trách nhiệm kê khai 50% số
tiền thưởng vào thu nhập chịu thuế của năm 2010.

--------------------------------

Câu hỏi 39:

Công ty thường xuyên thuê, mướn lao động thời vụ và khi trả tiền cơng thì khấu trừ lại 10% đối
với những trường hợp trên 500.000 đồng/1 lần chi trả và những người lao động này không cần
chứng từ khấu trừ thuế. Xin hỏi đối với những trường hợp này có cần phải cấp biên lai khấu trừ

thuế TNCN không?


Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính tổ chức, cá nhân trả các
khoản đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân theo yêu cầu của cá
nhân bị khấu trừ thuế.

--------------------------------

Câu hỏi 40:

Với đặc thù là ngành đào tạo nên việc quyết tốn tiền giảng dạy vượt gìơ vào cuối năm học (từ
tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau) nhưng quyết toán thuế theo năm tài chính. Việc xác
định số tiền giảng dạy vượt giờ của giáo viên rất khó khăn giữa 4 tháng năm trước và 8 tháng
năm sau. Vậy tơi có thể tính năm học thành năm tài chính được khơng ? Tiền vượt giờ trả cho
giáo viên năm học 2008-2009 tơi quyết tốn cho năm 2009 được không?

Trả lời:

Tiền vượt giờ trả cho giáo viên nhận tại thời điểm nào, thuộc năm nào thì kê khai quyết tốn thuế
vào năm đó.

--------------------------------

Câu hỏi 41:

Giáo viên liên kết giảng dạy cho các trường Cao đẳng, Đại học ngoài tỉnh. Khi trả tiền giảng dạy
các đơn vị trên khấu trừ lại 10% thuế TNCN, nhưng bản thân người giáo viên đó chưa đủ mức

phải đóng thuế. Vậy khi được hồn thuế thì người giáo viên đó cần những thủ tục gì để được
hồn thuế, việc hồn thuế có khó khăn khơng đối với các trường ngồi tỉnh?


Trả lời:

Đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ 10% khi trả tiền giảng dạy mỗi lần từ
500.000 đồng trở lên cho các giáo viên thỉnh giảng (không thuộc biên chế của trường). Trường
hợp, giáo viên tự tính thu nhập hàng tháng khơng vượt q 4 triệu đồng, thu nhập hàng năm
không vượt quá 48 triệu đồng thì làm bản cam kết theo mẫu số 23/CK-TNCN ban hành kèm theo
Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính gửi đơn vị chi trả, thì đơn vị chi trả
không phải tạm khấu trừ 10%. Cuối năm khi quyết toán thuế, đơn vị chi trả lập danh sách các cá
nhân có làm cam kết gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị chi trả theo quy định.

- Trường hợp đề nghị hoàn thuế, cá nhân lập tờ khai quyết tốn thuế TNCN theo quy định tại
Thơng tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 của Bộ Tài chính; chứng từ khấu trừ thuế gửi cơ
quan thuế quản lý đơn vị chi trả thu nhập, hoặc cơ quan thuế nơi cá nhân đăng ký giảm trừ gia
cảnh. Cơ quan thuế sẽ giải quyết hoàn thuế theo đúng quy định.

--------------------------------

Câu hỏi 42:

Hàng năm ngân hàng có trích lương của cán bộ nhân viên để đóng góp các quỹ hỗ trợ nhân đạo,
từ thiện. Sau đó trích một phần chuyển về trên nhưng khơng có chứng từ (phiếu thu) mà chỉ có
xác nhận, theo quy định phải có chứng từ thì mới được trừ khi tính thuế TNCN. Vậy xin hỏi số
tiền mà ngân hàng đã trích quỹ đó có được trừ khi tính thuế TNCN khơng?

Trả lời:


Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp chứng từ nhận tiền của các tổ chức nhân đạo, từ thiện,
khuyến học làm căn cứ giảm trừ các khoản này vào thu nhập chịu thuế của CBNV Ngân hàng.


Trường hợp cá nhân có đóng góp từ thiện, khuyến học mà khơng có chứng từ chứng minh thì
khoản đóng góp này khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

--------------------------------

Câu hỏi 43:

Có một số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại công ty và đồng thời có thu nhập ở nơi
khác. Vậy đơn vị có phải kê khai quyết toán thuế thay cho những cá nhân đó khơng?

Trả lời:

Cơng ty khơng phải kê khai quyết tốn thuế TNCN thay cho các cá nhân có nhận thu nhập từ 2
nơi trở lên. Các cá nhân phải tự quyết toán thuế đối với tất cả thu nhập nhận được.

--------------------------------

Câu hỏi 44:

Theo quy định công ty phải khấu trừ 10% trên khoản thu nhập từ 500.000đ trở lên đối với lao
động vãng lai. Vậy mẫu Bản cam kết thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế còn áp dụng không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 thì trường hợp cá nhân
chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập

chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập


làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN) gửi cho Công ty để Công ty làm căn cứ tạm thời
chưa khấu trừ 10% thuế TNCN.

--------------------------------

Câu hỏi 45:

Nuôi dưỡng người phụ thuộc ngồi tỉnh cần làm thủ tục gì?

Trả lời:

Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế
phải trực tiếp ni dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 21b/XN-TNCN kèm theo
Thông tư 62) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về
việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và khơng có ai ni dưỡng.

--------------------------------

Câu hỏi 46:

Gia đình có 03 con đẻ dưới 18 tuổi có được khai hết hay chỉ được 02 con.

Trả lời:

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Mục 1 Chương II Nghị định số 100/2008/NĐ - CP qui định. Người nộp
thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.



--------------------------------

Câu hỏi 47:

Các loại trúng thưởng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Trả lời:

Tại điểm 6.1, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính
quy định: Đối với trúng thưởng xổ số là tồn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng nhận
được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào; đối với trúng thưởng
khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy
đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào; Đối
với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino là tồn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10
triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào; Đối với trúng
thưởng từ các trị chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền
thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ
bất cứ một khoản chi phí nào.

--------------------------------

Câu hỏi 48:

Khi thuê mướn nhân công lao động trả 1 lần là 10 trđ nếu chia cho mỗi người thu nhập chưa tới
500.000đ có phải khấu trừ 10% thuế TNCN khơng?

Trả lời:



Trường hợp trên phải có hợp đồng và danh sách lao động ký nhận kèm theo có thu nhập một lần
nhận < 500.000đ thì khơng phải khấu trừ 10% thuế TNCN khi trả thu nhập. Nếu không thể
chứng minh được thì người đại diện nhận thu nhập sẽ bị khấu trừ theo qui định.

--------------------------------

Câu hỏi 49:

Người phụ thuộc được giảm trừ bao gồm những ai?

Trả lời:

Người phụ thuộc được giảm trừ bao gồm:

1- Con: Bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngồi giá thú trong đó:

- Con dưới 18 tuổi; Con bị tàn tật.

- Con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề, không có thu
nhập hoặc thu nhập hàng tháng dưới 500.000đồng.

2- Vợ hoặc chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng của đối tượng nộp thuế
trong hoặc ngồi độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, khơng có khả năng lao động, khơng có thu
nhập, hoặc có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng.

3- Các cá nhân khác là người trong hoặc ngoài độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, khơng có khả
năng lao động, khơng nơi nương tựa, khơng có thu nhập, hoặc có thu nhập dưới 500.000
đồng/tháng mà đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm:



×