Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.13 KB, 22 trang )

Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
MỞ ĐẦU
Qua học tập nghiên cứu lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước
chương trình chuyên viên tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai từ ngày 11/6/2012
đến ngày 13/8/2012 cho cán bộ đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Nội dung chính của khóa học gồm: 29 chuyên đề; với 03 phần: Nhà nước và
pháp luật; Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính; Quản lý nhà nước đối
với ngành, lĩnh vực; 03 chuyên đề do các sở, ngành của Tỉnh báo cáo thực tế.
Bản thân hiện đang công tác tại Phòng Văn hóa và Thông tin huyện với chức
năng tham mưu và tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân
dân một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đặc biệt trong công tác tham mưu và
xử lý các tình huống nẩy sinh trong thực tế là một trong những nhiệm vụ cần
thiết, kịp thời trong công tác của ngành; đồng thời đấu tranh, ngăn chặn các thế
lực thù địch lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân gây mâu
thuẫn, làm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực “Giữ vững
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc xây dựng đường giao thông
nông thôn trong tình hình hiện nay” tại địa phương đang đặt ra hiện nay là một
trong những vấn đề đáng quan tâm.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, thường xuyên xuất hiện các tình huống
quản lý nhà nước. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ công chức nhà nước phải nắm
vững kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi và có phẩm chất đạo đức. Trong từng trường hợp, vụ việc cụ thể
mang tính chất phức tạp ngoài những yếu tố trên mỗi công chức nhà nước phải
có thêm sự phán đoán nhạy bén, chuẩn xác, kỹ năng thiết lập các phương án xử
lý tình huống và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng tổ
chức triển khai một cách có hiệu quả, không để các thế lực thù địch lợi dụng
xuyên tạc, kích động nhân dân khiếu kiện đông người, gây mất ổn định chính trị
tại địa phương.
Thời gian qua lĩnh vực quản lý đất đai, luôn đặt ra nhiều vấn đề cần quan
tâm giải quyết, đặc biệt là đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng để xây dựng các


công trình, dự án, nhất là xây dựng các công trình phúc lợi gặp nhiều khó khăn.
Với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động nguồn lực trong
dân tham gia xây dựng các công trình công cộng ở địa phương. Chính phủ đã
ban hành một số Nghị định để thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và
quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời đặt ra yêu cầu vận động nhân dân tham
gia xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương trên cơ sở tự nguyện.
Học viên: Nguyễn XP Trang 1
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
Qua thời gian được học tập nghiên cứu các chuyên đề về quản lý hành
chính nhà nước, kết hợp với quá trình công tác thực tế, tôi xin mạnh dạn chọn đề
tài: “Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc xây dựng
đường giao thông nông thôn trong tình hình hiện nay” để viết tiểu luận cuối
khóa. Đây là sự việc có thật xảy ra, một phần được hư cấu thêm để tình huống
quản lý nhà nước được đề cập trong tiểu luận sát với kiến thức được học.
Kết cấu của tiểu luận gồm 7 phần:
Phần I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
Phần II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
Phần III: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.
Phần IV: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ.
Phần V: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN.
Phần VI: KẾT LUẬN.
Phần VII: KIẾN NGHỊ.
Với thời gian nghiên cứu, điều tra thực tế tại cơ sở chưa nhiều, năng lực về
quản lý nhà nước còn hạn chế. Chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều hạn chế, bản thân
rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô. Qua tiểu luận này tôi xin
chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã trực tiếp giảng
dạy và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học này.
Học viên: Nguyễn XP Trang 2
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN I

GIỚI THIỆU, MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn của
tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quốc phòng an ninh. UBND
tỉnh G đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn cho
xã B, huyện C của tỉnh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhân dân đóng
góp theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân trong xã đi lại thông suốt, nhất là trong mùa mưa, đồng thời vận
chuyển hàng hóa của nhân dân làm ra được nhanh chóng, thuận tiện tránh được
tư thương ép giá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt
cho nhân dân.
Ngày 26/6/2011 UBND tỉnh G ra quyết định số 1572/QĐ - UBND phê
duyệt dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn và giao cho UBND
huyện C làm chủ đầu tư. Trong dự án này xã B được đầu tư xây dựng 2 tuyến
đường có tổng chiều dài 10.5km đi qua 7 thôn, làng trong xã (trong đó có tuyến
đường dài 2,7 km làm mới và 01 tuyến mở rộng theo quy hoạch) theo tiêu chuẩn
đường miền núi, bề rộng nền đường 6,5 mét, bề rộng mặt đường 3,5 mét. Công
trình được giao cho công ty T thi công sau khi đã hoàn tất thủ tục đấu thầu theo
luật định.
Với mục tiêu xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ sản xuất,
vận chuyển hàng hóa, đồng thời đảm bảo đi lại cho nhân dân nên tỉnh có chủ
trương vận động nhân dân tham gia với phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”. Trong đó nhân dân đóng góp ngày công, mặt bằng khi mở rộng nền
đường và làm mới 2,7km, Nhà nước chịu trách nhiệm thi công phần đường.
Xã B là một xã nghèo của huyện C, có 972 hộ với 5.789 nhân khẩu, trong
đó đồng bào các dân tộc thiểu số trong xã chiếm 45%, còn lại là bà con ở các
tỉnh phía Bắc và miền trung vào lập nghiệp. Hệ thống giao thông trong xã chủ
yếu là đường đất nhỏ, bề rộng mặt đường qua các thôn, làng phần lớn chỉ khoảng
từ 3 đến 4 mét. Có một tuyến chính chạy từ đầu đến cuối xã có chiều dài 10,5
km. Tuy nhiên do không được quy hoạch trước nên nhiều đoạn đi vòng qua các
rẫy trồng cà phê, mỳ của nhân dân, mặt khác đường qua 2 suối cạn nên giao

thông thường bị gián đoạn khi có mưa lũ làm cho việc đi lại, sản xuất của nhân
dân gặp nhiều khó khăn, nhất là việc vận chuyển nông sản.
Chủ trương trên của tỉnh, huyện đã được chính quyền và nhân dân xã B rất
phấn khởi. Đảng bộ và chính quyền xã đã bắt tay ngay vào việc triển khai vận
động nhân dân giải tỏa mặt bằng để có thể bàn giao cho công ty T thi công trong
Học viên: Nguyễn XP Trang 3
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
thời gian sớm nhất, Ban vận động giải phóng mặt bằng được thành lập do Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã làm Trưởng ban, với sự tham gia đầy
đủ của các ban, ngành, đoàn thể từ xã tới thôn, làng.
Qua khảo sát, toàn bộ tuyến đường có 134 hộ phải giải tỏa 25.765m2 đất,
3.245 cây cà phê 9 năm tuổi và hoa màu, 6.270m hàng rào chủ yếu là bằng trụ gỗ
và dây thép gai. Trong đó tuyến đường 2,7 km làm mới do cần phải điều chỉnh
tuyến cho thẳng để đảm bảo quy hoạch chung cho hệ thống giao thông của xã và
tránh qua 02 suối cạn nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi điều kiện
thời tiết. Việc quy hoạch nắn tuyến này có 57 hộ dân phải giải tỏa 12.468m2 đất,
trong đó có 1.231 cây cà phê, 1.576m hàng rào, trong số đó có 03 hộ gồm 01 hộ
người kinh và 02 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sau khi giải tỏa không còn đất để
sản xuất.
Sau 2 tháng tích cực triển khai khảo sát, đo đạc. Tổ chức họp thôn, làng để
tuyên truyền vận động nhân dân. Ban vận động và chủ tịch xã đã tiến hành họp
với các hộ dân nằm trong diện có đất và hoa màu phải giải tỏa tại các thôn, làng
để bàn phương án đền bù, hỗ trợ đất, hoa màu bị thu hồi. Kết quả các cuộc họp
có 115/134 hộ tham dự, riêng tuyến đường 2,7 km làm mới do nắn tuyến cho
thẳng, vắng 19 hộ, trong đó có 01 hộ người kinh và 01 hộ người đồng bào dân
tộc thiểu số không còn đất để sản xuất. Tại các cuộc họp chủ trương của tỉnh,
huyện và xã đã được các hộ dân đồng tình hưởng ứng, tình nguyện hiến đất, hoa
màu và tự động tháo dỡ hàng rào để đơn vị thi công thuận lợi trong quá trình làm
đường. Vì chủ trương của tỉnh, huyện, xã hợp lòng dân nên đa số nhân dân đồng
tình và mong muốn con đường sớm được hoàn thành để nhân dân được thuận lợi

trong việc đi lại, trao đổi hàng hóa và góp phần làm đẹp bộ mặt của xã.
Song song với thời gian tuyên truyền, vận động nhân dân đã có 2 cuộc tiếp
xúc cử tri xã B của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và huyện, các thắc mắc của
cử tri xung quanh việc bố trí đất sản xuất cho những hộ nằm trong diện giải tỏa,
hỗ trợ kinh phí để di dời nhà cửa, vay vốn để phát triển sản xuất ổn định đời sống
và đặc biệt là tỉnh và huyện cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho những hộ có diện
tích cà phê nằm trong diện giải tỏa, vì đây chính là nguồn thu nhập chính của gia
đình họ. Những thắc mắc, kiến nghị của cử tri đều được giải thích thỏa đáng.
Công tác kiểm kê, giải tỏa, cắm mốc được khẩn trương triển khai, đơn vị
thi công tiến hành san ủi mặt bằng, thông tuyến. Công việc đang triển khai thuận
lợi thì xảy ra tình huống bất ngờ. Tuyến đường dài 2,7 km làm mới đã san ủi
được 2,2 km đến phần đất của một số hộ gia đình ở thôn H, làng A, các hộ này
đã ngăn cản đơn vị thi công vì chưa đồng tình với cách tính tiền hỗ trợ, đền bù về
đất, cây công nghiệp và hoa màu, đồng thời vận động bà con trong làng yêu cầu
chính quyền phải bố trí đất ở, đất sản xuất ở những vị trí thuận lợi nhất của xã và
Học viên: Nguyễn XP Trang 4
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
phải hỗ trợ, đền bù theo yêu cầu của người dân thì mới được thi công tiếp. Để
gây áp lực với chính quyền, hộ ông Nguyễn Văn C, bà Trần Thị D, ông Siu P
vận động 13 hộ xung quanh làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân huyện đòi bồi
thường thiệt hại hoa màu và đất do làm đường gây ra. Việc làm này đã kéo theo
17 hộ gia đình khác cũng có yêu cầu đòi bồi thường phần đất và hoa màu bị giải
tỏa. Mặt khác một số đối tượng lợi dụng vấn đề chưa được giải quyết đã tuyên
truyền ai thân quen và lót tay cho cán bộ xã thì được đền bù nhiều hơn, tuyên
truyền Nhà nước lấy đất của dân làm cho đồng bào dân tộc thiểu số không có
nhà ở, không còn đất để sản xuất đã gây tâm lý hoang mang, dao động trong một
bộ phận quần chúng nhân dân và làm cho công trình đang thi công bị đình trệ,
gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Nếu những khiếu kiện của các hộ dân không được
giải quyết thỏa đáng thì dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết, làm mất ổn định về
trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến công tác an ninh nông thôn; trong khi tình

hình của xã B là một trong những xã chưa thật sự ổn định về công tác an ninh,
chính trị; bên cạnh đó các thế lực thù địch lợi dụng về vấn đề dân tộc, đất đai,
dân chủ để kích động quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân;
tiến độ thi công của dự án sẽ bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh chính trị của địa phương. Điều này đòi hỏi trong thời gian sớm
nhất công tác tuyên truyền, vận động, giải thích được giải quyết dứt điểm nhằm
đảm bảo tiến độ thi công của dự án và giữ vững an ninh chính trị của địa
phương.
Trước tình hình cấp bách trên, cùng với việc trả lời các đơn, thư khiếu nại
của các hộ dân nói trên về chủ trương và những quyền lợi chính đáng cho dân,
cho xã khi làm tuyến đường mới, Ủy ban nhân dân huyện C đã chỉ đạo xã B phải
tiến hành rà soát lại quy trình làm việc và tiếp tục vận động, giải thích các hộ dân
thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước. Thành lập ngay một tổ công tác do đồng
chí Phó Chủ tịch Thường trực huyện C, cùng với một số phòng, ban chức năng,
các đoàn thể của huyện xuống trực tiếp xã B để nắm tình hình cụ thể.
Học viên: Nguyễn XP Trang 5
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN II
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Qua diễn biến vụ việc cho thấy, với những yếu tố của tình huống cần
quan tâm:
- Việc làm đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu đi lại của nhân
dân được thuận lợi, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng không bị thương lái
ép giá, bộ mặt của xã ngày càng khang trang, giảm thiểu tình hình tai nạn giao
thông khi tuyến đường được đầu tư nâng cấp, làm mới đã được nhân dân trong
xã nhiệt tình ủng hộ bởi cái lợi ích trước mắt và lâu dài cho sản xuất, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Việc ông Nguyễn Văn C, bà Trần Thị D, ông Siu P đòi đền bù, không
phải là họ không ủng hộ việc làm đường, ngược lại họ đều ủng hộ chủ trương
làm đường. Tuy nhiên do diện tích đất phải giải tỏa quá lớn, vốn vay ngân hàng

đầu tư vào trồng và chăm sóc cà phê đến thời kỳ thu hoạch nếu không được hỗ
trợ sẽ khó có khả năng trả lãi và gốc, diện tích đất để sản xuất còn ít nên yêu cầu
được giải quyết là chính đáng.
- Với các hộ dân khiếu nại (chung đơn với ông: Nguyễn Văn C, bà Trần
Thị D, ông Siu P) đòi đền bù là do họ sợ quyền lợi bị thiệt thòi. Đồng thời họ
chưa nắm rõ việc áp dụng Nghị định số 22/CP nên hiểu nhầm là hễ cứ làm công
trình công cộng là có đền bù.
- Các hộ dân còn lại (không có đơn) trực tiếp tới Ủy ban nhân dân xã có ý
kiến đề nghị, đền bù đất, hoa màu cho thấy họ cũng muốn làm đường và việc đòi
đền bù không quyết liệt, có dấu hiệu về gây rối trật tự an ninh nông thôn, song đã
làm ảnh hưởng đến công tác giải quyết chung của vụ việc.
Việc một số hộ dân không thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện làm cản
trở quá trình thực hiện dự án làm đường, mang tính chất khiếu kiện đông người
nhưng chưa hội đủ các yếu tố đặc trưng của điểm nóng. Do vậy cần phải đặt mục
tiêu xử lý tình huống như sau:
- Thời gian còn lại để thực hiện dự án không nhiều, nếu không kịp thời
giải quyết những vướng mắc để tiếp tục thực hiện dự án thì sẽ bị ngưng vốn, làm
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dễ phát sinh thành
điểm nóng về trật tự an toàn xã hội.
- Lập các phương án giải quyết sao cho các hộ dân khiếu nại chấp nhận và
được nhân dân đồng tình; thu thập chứng cứ để xử lý các đối tượng tung tin thất
Học viên: Nguyễn XP Trang 6
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
thiệt làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ cơ sở và gây mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giải thích trong đó phát
huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, của già làng, những người có uy tín
trong cộng đồng để làm công tác tuyên truyền, đồng thời sử dụng các biện pháp
cần thiết để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ. Nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản

lý điều hành của chính quyền, phải thực hiện phương châm nói đi đôi với làm để
tạo ra sự đồng thuận cao trong nhân dân trong việc huy động nguồn lực của nhân
dân vào công việc vì lợi ích chung của cả cộng đồng.
Học viên: Nguyễn XP Trang 7
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN III
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Phân tích tình huống:
Việc xây dựng đường giao thông nông thôn của xã B đã được công khai
trước dân về chủ trương của tỉnh, huyện và xã trong việc quy hoạch mạng lưới
giao thông của xã, về tuyến đường dự kiến được nâng cấp và tuyến đường làm
mới, dự kiến số hộ, số diện tích cây công nghiệp, hoa màu cần phải giải tỏa để
làm đường thông qua các cuộc họp dân, các cuộc tiếp xúc cử tri và ban vận động
của các xã đến tận những gia đình nằm trong diện giải tỏa để trao đổi về chủ
trương và biện pháp thực hiện. Về cơ bản dân đã biết, được bàn và đang cùng
Nhà nước thực hiện làm đường thông qua việc đóng góp đất, hoa màu.
Như vậy căn cứ theo nội dung của Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về “Thực
hiện quy chế dân chủ ở xã”, Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể của
xã B đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, đúng luật định và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, đúng với quyết định tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2005-2010 đã được cấp trên phê duyệt.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền xã B
đã có phần chủ quan khi nhận định nhân dân rất đồng tình ủng hộ chủ trương
làm đường từ đó chưa sâu sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các hộ chịu thiệt
thòi về diện tích đất đai, hoa màu trong quá trình làm đường, nhất là về kinh phí
hỗ trợ diện tích đất, hoa màu bị thu hồi và việc tái định cư cho những hộ không
còn đất sản xuất để làm tốt công tác vận động, chủ động xử lý tình huống, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thi công.
Qua thời gian đoàn công tác nắm tình hình thực tế tại tất cả các hộ có
khiếu nại, đoàn công tác của huyện đã nhận định quá trình triển khai công tác

vận động giải tỏa đất và hoa màu tại địa phương xã B như sau:
- Xã B vận động nhân dân làm đường thực hiện theo quy chế dân chủ
nhưng vẫn còn một số thiếu sót trong quá trình triển khai đó là:
Số hộ dân có đất và hoa màu trong dự án làm tuyến đường 2,7 km được
nghe về phương án hỗ trợ, đền bù đất, hoa màu trên đất và việc tái định cư, cấp
đất sản xuất trong quá trình làm đường chưa đạt l00%; còn vắng 19 hộ. Như vậy
chưa đạt yêu cầu “dân biết”.
Biên bản họp dân ghi chép không đầy đủ các nội dung cần thiết như ý kiến
của nhân dân bao nhiêu ý kiến đồng ý và không đồng ý, ý kiến khác, tỷ lệ biểu
Học viên: Nguyễn XP Trang 8
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
quyết từng nội dung đã được đưa ra bàn bạc… Như vậy nội dung “dân bàn”
chưa được thực hiện đầy đủ.
Việc giải thích chưa rõ ràng, dân chưa hiểu và cho rằng thu hồi đất để làm
đường thì phải có quyết định thu hồi và phải được đền bù theo tinh thần Nghị
định 22 của Chính phủ… do đó chưa “tự nguyện” chấp hành.
Cán bộ thực hiện việc giải tỏa, đền bù, hỗ trợ còn thiếu kinh nghiệm lại
nặng về mệnh lệnh hành chính mà thiếu công tác tuyên truyền, vận động, thuyết
phục; xử lý không khéo léo làm cho người dân cảm thấy bức xúc nên có những
hành động, lời nói mang tính thách thức chính quyền.
- Các hộ đi họp chiếm đa số đồng tình chủ trương cùng làm đường với xã,
nhưng phần lớn đây lại là các hộ có ít thiệt hại về đất và hoa màu, 17 hộ dân
vắng mặt trong đó có hộ ông: Nguyễn Văn C, bà Trần Thị D, ông Siu P bị thu
hồi diện tích quá lớn trong đó có nhiều cây cà phê đến thời kỳ kinh doanh, do đó
không còn đất sản xuất và không có tiền để trả nợ ngân hàng nên họ yêu cầu
được đền bù để mua đất khác, đề nghị giãn nợ ngân hàng và hỗ trợ vốn vay để
tiếp tục sản xuất ổn định cuộc sống sau khi bàn giao đất cho đơn vị thi công.
- Các hộ khác theo kiện hoặc có ý kiến đòi bồi thường không phải không
đồng ý với chủ trương làm đường nhưng do thiệt hại về hoa màu ở mức độ khác
nhau, thấy các hộ khác cũng đòi đền bù hỗ trợ nên cũng có ý trông chờ được hỗ

trợ đền bù của Nhà nước.
Ngoài các lý do trên, đi sâu tìm hiểu, đoàn công tác còn nắm thêm thông
tin: nhân dân rất bất bình với đơn vị thi công vì có nhiều biểu hiện gian dối,
không đảm bảo chất lượng công trình. Xã có thành lập ban giám sát nhưng trong
thành phần chỉ có một người đại diện cho nhân dân (Ủy ban Mặt trận xã) nên
việc kiểm tra, giám sát hạn chế.
Một số đối tượng bất mãn, quá khích và một số thanh niên lười lao động
đã tung tin thất thiệt trong quá trình giải tỏa mặt bằng đã làm cho một số hộ dân
hoang mang, không tin tưởng vào sự khách quan, trung thực trong quá trình điều
hành của chính quyền, từ đó làm cho tình hình thêm căng thẳng, các hộ dân đang
khiếu kiện dựa và thông tin đó để tiếp tục cản trở thi công.
Sau khi đã nắm chắc thông tin và tình hình diễn biến của sự việc, ủy ban
nhân dân huyện C do đồng chí Chủ tịch Ủy ban huyện chủ trì đã triệu tập cuộc
hợp gồm lãnh đạo các phòng, ban, Mặt trận và các đoàn thể của huyện, cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể xã B để nghe tổ công tác của huyện báo cáo những vướng
mắc, kiến nghị của các hộ dân và đề xuất các phương án xử lý để triển khai dự
án làm đường đúng thời gian quy định.
Học viên: Nguyễn XP Trang 9
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
Kết quả đã có 125 hộ hiến 18.212 m2 trị giá 3,6 tỷ đồng để làm đường;
còn lại 19 hộ nằm trong quy hoạch làm mới 2,7 km đường chưa đồng ý với cách
giải quyết của chính quyền và tiếp tục gửi đơn lên UBND tỉnh, UBND huyện,
báo và đài của tỉnh đề nghị giải quyết.
Ủy ban nhân dân huyện C đã đánh giá cao nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận và các đoàn thể của xã B trong quá trình triển khai dự án nên đã
cơ bản hoàn thành được dự án làm đường. Tuy nhiên xã B cần phải nghiêm túc
kiểm điểm, rút kinh nghiệm những vi phạm trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở trong triển khai làm đường. Đây là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu dẫn tới việc
một số hộ dân gây cản trở làm chậm tiến độ thi công tuyến đường 2,7 km.
2. Những nguyên nhân:

Qua điều tra, tìm hiểu thực tế của các phòng chuyên môn, thông qua công
tác tuyên truyền, vận động, nắm bắt tư tưởng của nhân dân đoàn công tác cho
thấy tình huống xảy ra như trên nguyên nhân cơ bản sau:
- Công tác giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư, chế độ chính sách
cho những hộ bị thu hồi đất còn nhiều bất cập; là xã khó khăn, đa số là những hộ
nghèo đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cho nên việc giải tỏa với diện tích
lớn nhưng chưa tính hết yếu tố sau khi hỗ trợ cho dân về đất đai, cây công
nghiệp và hoa màu thì người dân có đảm bảo được cuộc sống ổn định. Do đó
nhiều hộ còn băn khoăn, lo lắng là điều dễ hiểu.
- Ranh giới giữa “được đền bù khi giải tỏa” và “nhân dân đóng góp xây
dựng theo quy chế dân chủ” rất mong manh, không rõ ràng. Tác động đến tâm lý
ỷ lại trong nhân dân. Cùng nâng cấp đường giao thông nông thôn nhưng ở địa
phương này thì được hỗ trợ kinh phí, còn ở địa phương khác thì dân tự đóng góp.
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước (nhất là cấp cơ
sở) vẫn còn nhiều hạn chế. Cán bộ làm công tác mặt trận và đoàn thể chưa am
hiểu nhiều về quản lý nhà nước; một số cán bộ chưa gần dân, sát dân và tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng công tác và hiệu quả tuyên truyền, vận động, giải thích chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Một số đối tượng bất mãn với chính quyền, một số thanh niên lười lao
động nhưng lại muốn có nhiều tiền đã lợi dụng vấn đề trên để trục lợi vì lợi ích
cá nhân.
Học viên: Nguyễn XP Trang 10
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
3. Những hậu quả.
- Nếu không giải quyết kịp thời với trường hợp khiếu kiện đông người
trong tình huống này, sự việc sẽ lan tỏa theo chiều hướng xấu tới những hộ dân
trong diện phải giải tỏa.
- Vụ việc dây dưa kéo dài làm chậm tiến độ thi công công trình mà thời
hạn vốn vay đã được tính toán sít sao, gây tổn thất về vật chất cho bên thi công.

- Nếu xử lý vụ việc không kịp thời, thiếu nghiêm minh sẽ gây tác hại xấu
về mặt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dễ phát sinh điểm nóng để các
thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước.
Vậy vấn đề đặt ra là giải quyết các khiếu nại của các hộ dân, một mặt
không để sự việc trở thành tiền lệ, mặt khác để mặt bằng thi công được bàn giao
trong thời gian cho phép, đảm bảo tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời đấu tranh, ngăn chặn
các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân gây mất
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Học viên: Nguyễn XP Trang 11
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN IV
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Từ những quan điểm, mục tiêu, cơ sở pháp lý, những phân tích và xác
định nguyên nhân, hậu quả của tình huống. Bản thân tôi xin đề xuất các phương
án giải quyết như sau:
1. Phương án 1 :
Tiếp tục vận động các hộ có khiếu nại thực hiện chủ trương của tỉnh,
huyện. Trong trường hợp các hộ trên vẫn không chấp nhận thì báo cáo về Ủy ban
nhân dân tỉnh để xin chủ trương lập lại thiết kế dự án cho mở đường theo hướng
khác không đi qua phần đất của các hộ có khiếu nại trên.
Ưu điểm:
- Đây là giải pháp ôn hòa.
- Nếu các hộ đồng tình thì việc làm đường sẽ không gặp trở ngại.
- Nếu các hộ không đồng tình thì cũng không gặp phải khó khăn, vướng
mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.
Hạn chế:
- Phương án này mặc dù có tình, song sẽ tạo tiền lệ xấu trong các vụ việc

khiếu kiện, tranh chấp đất đai giữa công dân và Nhà nước.
- Với khả năng trên tuyến đường sẽ không hoàn thành theo kế hoạch,
nguồn vốn sẽ bị cắt.
- Ảnh hưởng đến chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Gây mất lòng tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều
hành của Nhà nước về một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện
vọng của đa số người dân.
- Phá vỡ quy hoạch của huyện trong việc xây dựng hệ thống giao thông
nông thôn; làm phát sinh chi phí khi phải mở đường vòng và làm mất mỹ quan
khu trung tâm của xã
2. Phương án 2 :
Đoàn công tác của huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân xã B trên cơ sở
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ "về Quy chế dân
Học viên: Nguyễn XP Trang 12
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
chủ ở cơ sở'', Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ ''về
việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích Quốc
phòng, An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng'', các quyết định, thông báo
của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện để tiếp tục vận động các hộ có đơn khiếu nại
hiểu rõ hơn về chủ trương, mục đích của việc làm đường để họ tự nguyện rút
đơn, thực hiện làm đường theo quy chế dân chủ '' Nhà nước và nhân dân cùng
làm''. Đồng thời giao cho Ủy ban nhân dân xã B có biện pháp giải quyết khó
khăn về đất sản xuất, đất ở cho các hộ có thiệt hại nhiều về đất sản xuất mà
không đền bù bằng tiền; làm việc với ngân hàng NN&PTNT huyện để giãn nợ,
khoanh nợ và cho vay mới đối với những hộ bị thiệt hại nhiều về diện tích cà phê
để họ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định cuộc sống. Đồng thời
xác định danh tính những đối tượng lợi dụng việc khiếu kiện để tung tin gây tâm
lý hoang mang trong nhân dân để xử lý theo pháp luật quy định.
Ưu điểm:
- Đảm bảo tính công bằng đối với các hộ hiến đất làm các công trình phúc

lợi ở địa phương, đúng chủ trương, đúng tinh thần thống nhất ban đầu của đại bộ
phận nhân dân.
- Không làm phát sinh khiếu nại lây lan; không tạo cớ nảy sinh điểm nóng về an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của xã.
- Giải quyết được trường hợp khó khăn của hộ ông Nguyễn Văn C, bà
Trần Thị D, ông Siu P thì cũng giải quyết được vấn đề đảm bảo tính hài hòa giữa
lợi ích chung và quyền lợi riêng của nhân dân.
- Dự án làm đường được tiếp tục thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế và
xã hội cho địa phương
- Xử lý nghiêm minh các đối tượng lợi dụng khiếu kiện để gây chia rẽ nội
bộ nhân dân, làm mất uy tín của cán bộ, công chức nhà nước từ đó làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
Hạn chế:
- Mất thêm thời gian để làm công tác tuyên truyền vận động, ảnh hưởng
đến tiến độ thi công công trình.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và giải quyết đồng bộ các
giải pháp để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong việc ủng hộ chủ trương của
xã, huyện; giải quyết có lý, có tình để các hộ dân khiếu nại chấp nhận và được
nhân dân đồng tình.
Học viên: Nguyễn XP Trang 13
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
3. Phương án 3 :
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng địa chính đo đạc lại chính xác phần
đất nằm trong diện giải tỏa của các hộ có khiếu nại trên và phòng Tài chính - kế
hoạch trên cơ sở số liệu của Phòng địa chính tính toán số tiền theo giá đất nông
nghiệp. Ủy ban nhân dân huyện sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đền bù
hoa màu, đất cho các hộ khiếu nại để tiếp tục thi công đoạn đường còn lại, đảm
bảo được thời gian và nguồn vốn của dự án.
Ưu điểm:
- Giải quyết ngay được vấn đề khiếu nại của hộ ông: Nguyễn Văn C, bà

Trần Thị D, ông Siu P và các hộ dân có khiếu nại.
- Sớm có thể tiếp tục khởi công làm đường.
Hạn chế:
- Việc đền bù sẽ dẫn đến hậu quả các hộ dân còn lại của xã B đã làm
đường xong sẽ khiếu nại để được đền bù.
- Ngân sách sẽ không thể cáng đáng nổi khỏan tiền phải đền bù.
- Chủ trương vận động “Nhà nước và nhân dân cùng làm” sẽ không thực
hiện được.
- Tạo ra tiền lệ xấu về sau khi triển khai làm đường giao thông nông thôn
theo quy chế dân chủ.
Học viên: Nguyễn XP Trang 14
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN V
KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN

Với các phương án nêu trên, cần phải so sánh các phương án, để lựa chọn
những phương án có nhiều ưu điểm nhất, đảm bảo được quyền lợi của nhân dân
nhưng phải đảm bảo tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa.
Qua phân tích ba phương án ở trên một cách cụ thể cho thấy cả ba phương
án đều có những ưu điểm và hạn chế. Nhưng rõ ràng phương án thứ hai có nhiều
ưu điểm nhất vì:
- Đáp ứng được mục tiêu xử lý tình huống đó là dự án làm đường tiếp tục
được triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo tính công bằng trong xã hội và tính hài hòa giữa lợi ích cá nhân
và tập thể.
- Khẳng định quyền lực Nhà nước, giữ vững và tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
- Đảm bảo được tính dân chủ.
Phương án này tuy cũng có hạn chế, song có thể khắc phục được trong quá

trình triển khai thực hiện cụ thể. Chính vì vậy việc lựa chọn phương án hai là
đúng đắn nhất.
Chúng ta không lựa chọn phương án thứ nhất vì tính khả thi của phương
án quá mong manh mà nhược điểm lại quá lớn. Hầu như không đáp ứng được
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chúng ta cũng không chọn phương án ba vì phương án này có thể tạm thời
giải quyết được vấn đề trước mắt nhưng sẽ tạo ra hậu quả về sau.
Học viên: Nguyễn XP Trang 15
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN VI
KẾT LUẬN
Đối với người làm công tác quản lý nhà nước, việc đối đầu với các tranh
chấp, khiếu kiện đông người không phải là trường hợp hạn hữu. Để giải quyết
các tình huống này thực sự hiệu quả, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức nhà nước cần
tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng bản chất vấn đề, nguồn gốc, nguyên nhân của mâu
thuẫn, tranh chấp, cân nhắc giữa lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân và lợi ích Nhà
nước, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, để chọn lựa đối sách phù hợp.
Tiếp tục khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng ta: “Cách mạng 1à sự
nghiệp của quần chúng”. Dân chúng đồng lòng thì việc gì làm cũng được, dân
chúng không ủng hộ thì việc gì cũng khó hoàn thành. Để từ đó thực hiện thật tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo thực sự “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” chỉ có như vậy mới phát huy tối đa mọi nguồn lực trong dân, để dân tự
nguyện đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội “Giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn
trong tình hình hiện nay” của địa phương.
Học viên: Nguyễn XP Trang 16
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
PHẦN VII
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp:

- Rà soát lại các quy trình tiến hành tổ chức họp dân theo quy chế dân chủ.
Các văn bản liên quan, quy trình tiến hành kiểm kê, giải tỏa để rút kinh nghiệm
cho các bước tiếp theo, ngoài công tác tuyên truyền của các đơn vị thì UBND
huyện cần có công văn đề nghị báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong nhân dân
về chủ trương của Đảng và chính quyền trong việc thực hiện dự án, đồng thời
đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của một số phần tử quá khích nhằm trấn an
dư luận trong nội bộ cán bộ và nhân dân của xã M.
- Tổ công tác của huyện, Ban vận động giải tỏa mặt bằng cùng với các ban
ngành, đoàn thể xã B tiếp tục chịu trách nhiệm giải thích, vận động đối với từng
hộ khiếu nại và các hộ có ý kiến khác. Chú ý tập trung vận động các hộ bị thu
hồi diện tích lớn, nhất là hộ ông: Nguyễn Văn C, bà Trần Thị D, ông Siu P thông
qua Hội Người cao tuổi, già làng, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ xã, đoàn TN
tác động các hộ nằm trong diện giải toả ủng hộ đất và hoa màu, nếu có khó khăn
về đất sản xuất, các bên sẽ cùng giải quyết hợp lý, đảm bảo đời sống gia đình
cho người dân.
- Sau khi tuyên truyền, giải thích, vận động trong dân, sẽ tổ chức cuộc họp
để công khai tất cả các nội dung đã giải quyết đối với các hộ dân có đơn khiếu
nại. Trong cuộc họp này, chú ý xây dựng lực lượng nòng cốt để phát biểu ý kiến,
tranh thủ sự động tình của đa số hộ dân về thực hiện các biện pháp của phương
án. Đặc biệt cần phân tích, nhấn mạnh vấn đề: dự án làm đường là một cơ hội
hiếm có cho địa phương, nếu các hộ dân không đồng tình ủng hộ và sớm quyết
định thì khoản kinh phí đầu tư sẽ bị cắt, không biết đến bao giờ địa phương mới
có đủ kinh phí để làm con đường này như mong ước bấy lâu nay của nhân dân
trong xã.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư công trình có điều chỉnh về
thời gian, kinh phí cho phù hợp thực tế tiến độ thi công.
2. Các kiến nghị:
Theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP có quy định trong quá trình thực hiện
những vi phạm quy chế dân chủ sẽ bị xử lý, đây là một yêu cầu cần thiết để đảm

Học viên: Nguyễn XP Trang 17
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
bảo mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, dân chủ trong
khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng
dân chủ để gây rối; (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII). Song thực tế, việc lợi dụng dân chủ để phát ngôn tự do, đả kích, bôi
nhọ cán bộ, đảng viên trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, chống phá sự thống nhất
chung của cộng đồng dân cư nhất là trong giải phóng mặt bằng, làm đường giao
thông nông thôn còn phổ biến nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn, có công
trình Nhà nước và nhân dân cùng làm trị giá nhiều tỷ đồng bị đình trệ chỉ vì một
vài hộ chống đối.
Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có quy định và
hướng dẫn cụ thể để giải quyết, xử lý các trường hợp trên.
- Tình hình thu hồi đất của địa phương còn chậm so với kế hoạch đề ra.
Điều này xuất phát từ những hạn chế căn bản như: Thể chế pháp luật hiện hành
về thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo. Mặt khác, các chính sách của Nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư luôn thay đổi, không nhất quán trong khoảng thời
gian nhất định, việc vận dụng nhiều khi không đúng quy định dễ dẫn đến việc so
bì giữa địa phương này với địa phương khác khi cùng thực hiện một chủ trương,
một công việc cụ thể như nhau. Để đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong thời gian tới, đòi hỏi bất kỳ
quyết định hành chính nào cũng đều phải thỏa mãn các yêu cầu hợp pháp và hợp
lý.
+ Khi ra quyết định hành chính chủ thể ban hành quyết định phải căn cứ
pháp luật và phải có tính khả thi, thực hiện.
+ Các quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai cần phải đặc biệt chú ý
tới căn cứ pháp lý, phải điều tra tỉ mỉ cặn kẽ mọi tình tiết có liên quan, dự lường
các tình huống có thể phát sinh và các giải pháp để triển khai.
- Để đảm bảo sự công bằng giữa khu vực dân cư nông thôn và thành thị,

tiến tới giảm dần khoảng cách giữa hai khu vực này Nhà nước cần có sự quan
tâm và chính sách hỗ trợ thích đáng đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
các công trình phúc lợi ở nông thôn.
Có quy chế xác định rõ quy mô, tính chất của công trình do Nhà nước đầu
tư xây dựng, công trình cần vận động nhân dân đóng góp theo phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công trình do nhân dân tự làm để tạo sự công
bằng và nhân dân chủ động quyết định.
- Cải cách theo hướng đơn giản quy trình triển khai các công trình xây
dựng cơ bản, nghiệm thu quyết tóan công trình từ nguồn vốn nhân dân tự nguyện
Học viên: Nguyễn XP Trang 18
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
đóng góp để cơ sở chủ động phát huy dân chủ, tự nguyện đóng góp xây dựng và
giám sát chất lượng công trình ở địa phương.
- Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội
trọng điểm cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đưa công tác này đi
trước một bước để làm cho người dân nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa xã
hội to lớn của các chương trình này, thấy được lợi ích cụ thể đối với bản thân,
đồng lòng ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho
nhân dân, giúp nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật.
- Quan tâm đến chế độ chính sách đối với các cán bộ cơ sở để thu hút cán
bộ có trình độ, đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, từng bước
chuẩn hóa trình độ chuyên môn, chính trị, văn hoá, đạo đức nhằm nâng cao năng
lực cán bộ cơ sở, chú trọng đến công tác bổ nhiệm các chức danh quản lý Nhà
nước đúng với trình độ chuyên môn, yêu cầu thực tế đặt ra; kể cả cán bộ làm
công tác Mặt trận, đoàn thể.
- Cần tiếp tục xây dựng, củng cố thực lực chính trị ở cơ sở, đồng thời tăng
cường công tác dân vận của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là các cơ
quan Nhà nước, nơi hàng ngày trực tiếp tiếp xúc, giải quyết những vấn đề thiết
thực liên quan đến đời sống, văn hoá tinh thần của nhân dân.

Học viên: Nguyễn XP Trang 19
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ “về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
- Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ “về Quy
chế dân chủ ở xã”;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về “Bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Căn cứ các báo cáo và kết luận của đội công tác; những kết quả của đoàn
thanh tra huyện C.
- Tài liệu bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên
viên.
- 26 chuyên đề của thầy cô giảng dậy lớp bồi dưỡng quản lý hành chính
nhà nước chương trình chuyên viên K 31 năm 2011 của tỉnh Gia Lai.
Học viên: Nguyễn XP Trang 20
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
* Nhận xét của Giám khảo 1: ………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giám khảo 1:
* Nhận xét của Giám khảo 2: ………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giám khảo 2:
Học viên: Nguyễn XP Trang 21
Tiểu luận cuối khóa Giảng viên hướng dẫn: TNK
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01
PHẦN I: GIỚI THIỆU, MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trang 03
PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Trang 05
PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ Trang 08
1. Phân tích tình huống: Trang 08
2. Những nguyên nhân: Trang 10
3. Những hậu quả: Trang 11
PHẦN IV: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Trang 12
1. Phương án 01: Trang 12
2. Phương án 02: Trang 12

3. Phương án 03 Trang 13
PHẦN V: KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN Trang 15
PHẦN VI: KẾT LUẬN Trang 16
PHẦN VII: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Trang 17
1. Các giải pháp: Trang 17
2. Các kiến nghị: Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trang 20


Học viên: Nguyễn XP Trang 22

×