Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tài liệu Ứng dụng CNTT và Thông tin vào dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.96 MB, 121 trang )


MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BÀI 1: VAI TRÒ CỦA CNNT & TT 5
1.Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo 5
2.Lợi ích mà thế giới ảo trên Internet mang lại 5
3.Những ứng dụng của CNTT & TT trong giáo dục 5
3.1.Thực trạng ứng dụng CNTT & TT trong nhà trường 5
3.2.Một số giải pháp, đề xuất 6
3.3.Tích cực sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy 7
4.Bài giảng điện tử và giáo án điện tử 8
5.Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng CNTT 9
5.1.Kỹ năng sử dụng Internet 9
5.1.1.Tìm kiếm thông tin Internet 9
5.1.2.Gửi và nhận thông tin qua Internet 9
5.1.3.Kỹ năng giao tiếp, hợp tác thông qua Internet 9
5.2.Kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT 10
5.3.Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn 10
5.4. Biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm PMDH cá nhân 10
5.5.Biết ứng dụng CNTT khi giao tiếp trong chuyên môn 10
5.6. Tăng cường nâng cao trình độ, học từ xa 11
5.7.Giáo viên cần ham hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp,… trong quá trình ứng
dụng công nghệ thông tin 11
BÀI 2: PHẦN MỀM DẠY HỌC 11
1.Giới thiệu phần mềm phục vụ dạy học 11
2.Các loại phần mềm, sách điện tử 11
2.1.Phần mềm dạy học 11
2.2.Phần mềm phổ thông 12
2.3.Phần mềm chuyên dụng 12
2.4.Phần mềm miễn phí 12
3.Các thiết bị dạy học mới 13


3.1.Máy chiếu overhead 13
3.2.Máy chiếu đa năng (Projector) 14
3.3.Máy chiếu vật thể 15
3.4.Máy chụp kỹ thuật số 15
3.5.Máy quay phim kỹ thuật số (Camcoder) 15
3.6.Máy quét hình (Scanner) 15
3.7.Máy in, máy photo 16
3.8.Sử dụng máy vi tính và các thiết bị dạy học mới trong trường học 16
BÀI 3: CÁC DỊCH VỤ INTERNET PHỤC VỤ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 16
1.Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến 17
2.Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo… 18
2.1.1.Thao tác tìm kiếm 19
2.1.2.Cách xem và tải tư liệu 21
2.2.Tra từ điển từ trang Baamboo.com 22
2.2.1.Giới thiệu về Baamboo.com 22
2.2.2.Thao tác tra từ tiếng Anh 22
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 1/121

2.2.3.Sử dụng từ vừa tra để tìm kiếm với google.com.vn 23
2.3.Tìm kiếm và tải phim từ Youtube.com 24
2.3.1.Giới thiệu về Youtube.com 24
2.3.2.Thao tác tìm kiếm phim 24
2.3.3.Thao tác tải phim 25
2.3.4.Xem phim đã tải 27
BÀI 4 SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC 28
1.Trình chiếu điện tử với PowerPoint 28
1.1.Các thành phần chính trên cửa số chương trình Powerpoint 28
1.2.Thay đổi phương án phối màu (color scheme) của slide 29
1.3.Thay đổi slide bằng cách sử dụng Slide Master 29

1.4.Định dạng Bullets and numbering trên slide 29
1.5.Bổ sung các lời bình luận (comment) 30
1.6.Bổ sung các hình mẫu (clipart) vào slide 30
1.7.Chèn bảng vào trong slide 31
1.8.Tạo một biểu đồ 31
1.9.Tạo và định dạng các đối tượng trong slide 32
1.10.Chèn các file phim ảnh và âm thanh cho slide 32
1.11.Tạo các siêu liên kết 34
1.12.Tạo các hiệu ứng hoạt hình 34
1.12.1.Tạo các hiệu ứng chuyển tiếp slide 34
1.12.2.Tạo các hiệu ứng hoạt hình riêng cho từng đối tượng 35
1.13.Trình diễn slide 35
1.13.1.Chọn kiểu trình diễn thích hợp 35
1.13.2.Tạo các phương án trình diễn riêng (custom show) 35
1.14.Đóng gói trình diễn 35
1.15.Tạo và in các tài liệu trình diễn 36
1.15.1.In các slide 36
1.15.2.In các bảng thuyết minh (handouts) 36
1.15.3.In phần Outlines của slide 37
2.Soạn giáo bài giảng điện tử với ViOLET 37
2.1.Giới thiệu phần mềm 37
2.1.1.Mục đích sử dụng: 37
2.1.2.Các đặc điểm chính: 37
2.2.Cài đặt và giới thiệu giao diện, bài giảng mẫu 37
2.2.1.Cài đặt và chạy chương trình 37
2.2.2.Giới thiệu giao diện chương trình 38
2.3.Giới thiệu giao diện bài giảng bài giảng 39
2.4.Tạo một trang đề mục 40
2.5.Sửa đổi thông tin của đề mục 40
2.6.Đưa ảnh, phim, flash vào ViOLET 40

2.6.1.Chèn ảnh: 40
2.6.2.Chèn phim, Flash 41
2.6.3.Tạo thuộc tính cho ảnh, phim: 41
2.6.4.Kéo thả ảnh, phim, Flash 42
2.6.5.Tạo hiệu ứng hình ảnh: 42
2.7.Soạn thảo văn bản 43
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 2/121

2.7.1.Viết công thức: 44
2.7.2.Tạo thuộc tính, hiệu ứng cho đối tượng văn bản 44
2.7.3.Soạn thảo văn bản nhiều định dạng 45
2.8.Vẽ hình 47
2.9.Bài tập trắc nghiệm: 48
2.9.1.Tạo bài tập trắc nghiệm đúng sai 48
2.9.2.Tạo bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng 49
2.9.3.Tạo bài tập trắc nghiệm ghép đôi 49
2.9.4.Sử dụng ảnh, flash trong bài tập trắc nghiệm: 50
2.10.Bài tập ô chữ: 51
2.10.1.Cách tạo 51
2.10.2.Trình chiếu và chơi ô chữ 52
2.11.Bài tập kéo thả chữ 53
2.11.1.Thao tác: 53
2.11.2.Trình chiếu và làm bài tập: 55
2.12.Sử dụng các Module cắm thêm 56
2.12.1.Vẽ đồ thị hàm số 56
2.12.2.Vẽ hình hình học 59
2.12.3.Thiết kế sơ đồ mạch điện: 61
2.12.4.Lập trình mô phỏng: 63
2.13.Một số chức năng khác của Violet 70

2.13.1.Sao chép, cắt dán: 70
2.13.2.Chọn, sắp xếp đối tượng 70
2.13.3.Tạo hình nền 71
2.13.4.Tạo trang bìa: 72
2.13.5.Chọn giao diện: 73
2.14.Đóng gói bài giảng 73
2.14.1.Thao tác đóng gói: 74
2.14.2.Trình chiếu bài giảng đã đóng gói 74
2.14.3.Giao diện và các phím tắt khi trình chiếu 74
2.15.Nhúng violet vào Powerpoint 75
2.15.1.Thao tác cơ bản: 75
2.15.2.Chỉnh sửa nội dung sau khi nhúng vào Powerpoint 77
2.16.Phụ lục: 77
3.Tạo tư liệu giáo dục minh họa với Flash 79
3.1.Giới thiệu chung 79
3.1.1.Giới thiệu 79
3.1.2.Cài đặt 80
3.1.3.Khởi động Flash 81
3.1.4.Thoát khỏi Flash 82
3.2.Các khái niệm cơ bản 82
3.2.1.Stage (sân khấu) 82
3.2.2.Toolbox (hộp công cụ) 82
3.2.3.Panels (bảng chức năng) 82
3.2.4.Timeline (trục thời gian) 82
3.2.5.Layers (các lớp) 82
3.2.6.Library (thư viện) 83
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 3/121

3.2.7.Properties (bảng thuộc tính) 83

3.3.Các công cụ cơ bản 83
3.4.Kỹ năng vẽ hình 83
3.4.1.Vẽ hình bình hành 83
3.4.2.Vẽ hình thoi 83
3.4.3.Vẽ tam giác cân 83
3.4.4.Vẽ tam giác đều 84
3.4.5.Kẻ sơ đồ trong những bài toán đố 84
3.4.6.Vẽ hình cầu 84
3.5.Kỹ năng tô màu 84
3.5.1.Đổ màu và xóa màu 84
3.5.2.Tạo chuyển màu trong hình 86
3.6.Chuyển động thẳng 87
3.6.1.Tạo chuyển động thẳng đơn giản 87
3.6.2.Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp 91
3.7.Chuyển động theo quỹ đạo (path) 92
3.8.Biến hình 94
3.9.Hiệu ứng mặt nạ (mask) 96
3.10.Gấp hình 97
3.11.Cắt giấy 99
3.12.Quay compa 100
3.13.Tạo nút chạy (play) cho đoạn hoạt hình 101
3.14.Con lắc đơn 103
1.Tham gia và các địa chỉ web cho mạng giáo dục Việt Nam 105
2.Giao lưu, trao đổi thông tin qua Internet 105
2.1.Lập trang web cá nhân 105
2.1.1.Giới thiệu chung 105
2.1.2.Cách thức tạo website đơn vị tương tự như Thư viện Violet 108
2.1.3.Đăng nhập và chỉnh sửa thông tin cá nhân 108
2.1.4.Nhờ xác thực thông tin 109
2.1.5.Tạo trang web 110

2.1.6.Sử dụng các chức năng quản trị website 110
2.1.7.Tạo menu cho trang web 112
2.1.8.Quản lý tài nguyên của trang 116
2.1.9.Tạo phiếu điều tra ý kiến trên trang web 117
2.1.10.Phân công hỗ trợ trực tuyến 118
2.2.Chia sẻ thông tin, dạy học trực tuyến 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 4/121

BÀI 1: VAI TRÒ CỦA CNNT & TT
1. Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo.
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong
mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là
có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô
cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ
CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT).
Một máy tính nối mạng không phải chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là
kênh kết nối chúng ta với tất cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm
quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu
(Internet) thực sự đã tạo ra một thế giới mới trong đó có gần như mọi hoạt động của thế giới thực:
thương mại điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các
diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử (blogger),…
2. Lợi ích mà thế giới ảo trên Internet mang lại
Tuy gọi là thế giới ảo nhưng nó đem lại lợi ích thực sự cho những người tham gia, thậm chí
những lợi ích đem lại còn nhiều hơn so với trong thế giới thật. Ví dụ những cá nhân tham gia thương
mại điện tử có thể ngồi ở nhà, thông qua máy tính nối mạng để buôn bán trao đổi và có thể thu được
rất nhiều lợi nhuận. Học sinh có thể tham gia các hệ thống học trực tuyến trên mạng mà không phải
tốn một đồng học phí, mà kiến thức thu được còn nhiều hơn là theo lớp học thật. Một học sinh ở Hà
Nội có thể thông qua một hệ thống học trực tuyến để theo học một thầy giáo ở tận TP HCM. Một thầy

giáo có thể dạy cùng một lúc hàng vạn học sinh.
Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các
tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc trong đời sống và công việc. Ví dụ mọi
người có thể chia sẻ các đoạn phim hoặc các bài hát, có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức
khoa học, xã hội, v.v… Ví dụ các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách
chăm sóc con cái. Các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với
nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh
cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử
3. Những ứng dụng của CNTT & TT trong giáo dục
3.1. Thực trạng ứng dụng CNTT & TT trong nhà trường
Từ khá sớm, các trường học trên nhiều tỉnh thành đã bắt đầu đưa công nghệ thông tin vào
giảng dạy. Hầu hết các trường đều có phòng máy tính riêng. Tuy nhiên, những trang thiết bị này
thường chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành môn Tin học (chỉ là một môn trong rất nhiều môn
học), hoặc ứng dụng trong công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Như vậy,
có thể thấy chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng
to lớn của công nghệ thông tin, mà một trong những ứng dụng đó là việc sử dụng các phần mềm hỗ
trợ giảng dạy cho các tiết học trên lớp đối với các môn văn hoá khác như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh
học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ v.v
Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn. Hầu hết các
giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các sinh viên sư phạm cũng đều
coi khả năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi xin
việc vào các trường tốt. Các lãnh đạo trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi
khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn
Tin học sử dụng Powerpoint, Violet, thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc
thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng phần mềm. Ở các tỉnh thành lớn, đa số
các trường học đều đã trang bị máy chiếu để phục vụ việc giảng dạy bằng máy tính.
Trên thực tế thì các phần mềm giáo dục của Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều, phong phú
về nội dung và hình thức như: sách giáo khoa điện tử, các website đào tạo trực tuyến, các phần mềm
multimedia dạy học, Trên thị trường có thể dễ dàng lựa chọn và mua một phần mềm dạy học cho bất
cứ môn học nào từ lớp một cho đến luyện thi đại học. Tuy nhiên, các "Sách giáo khoa điện tử" không

Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 5/121

tỏ ra nổi trội hơn SGK truyền thống, Website đào tạo từ xa khó triển khai rộng được vì Internet ở VN
còn là một vấn đề lớn. Các phần mềm dạy học cho học sinh, dù đã có rất nhiều cố gắng về mặt hình
thức và nội dung, tuy nhiên sự giao tiếp giữa máy với người chắc chắn không thể bằng sự giao tiếp
giữa thầy với trò
Hiện nay, các công ty thiết bị giáo dục cũng thường xây dựng các video quay các tiết giảng
mẫu để đưa về các trường. Tuy nhiên định hướng này khó phát huy được hiệu quả, vì sản phẩm cũng
chỉ như một giáo án tham khảo trong khi chi phí để xây dựng rất lớn (vài chục triệu đồng/tiết dạy) mà
hầu như không thể chỉnh sửa về sau được. Nó thậm chí còn có thể gây phản tác dụng khi tạo ra sự áp
đặt cho giáo viên, tạo ra tư duy lười suy nghĩ vì chỉ cần dạy theo giáo án mẫu, làm giảm đi sự sáng tạo
của giáo viên trong việc giảng dạy
3.2. Một số giải pháp, đề xuất
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và
học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào
máy tính). Trong đó:
- CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như
máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học
sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh
động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
- E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã
soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với
giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung
tâm, học viên sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập
cho học viên.
Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học
khác nhau về mặt bản chất. Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và
cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ. Còn một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học
làm trung tâm, trong khi giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều người vẫn bị

nhầm lẫn 2 khái niệm này, trong đó có không ít các chuyên giá giáo dục, nên nhiều khi dẫn đến những
sai lầm trong đường hướng chỉ đạo. Vì vậy, trong tài liệu này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn nhưng
mặt mạnh mặt yếu của CBT và e-learning để có thể hiểu rõ hơn chúng ta đã làm gì, cần làm gì và nên
làm gì trong giai đoạn hiện nay.
CBT E-learning
Có thể phát triển, cải tiến từ phương pháp
dạy học truyền thống. Vẫn dựa trên những
hình thức cơ bản của một lớp học thông
thường
Thay đồi hoàn toàn cách dạy và học. Người học có
thể học riêng rẽ, học ở nhà hoặc ở nơi làm việc. E-
learning khai thác được tối đa sức mạnh của thế giới
Internet: khả năng phổ biến rất cao (có thể 1 bài
giảng hàng triệu người học), hay có khả năng cập
nhật các thông tin mới ngay lập tức.
Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chỉ cần trang
bị cho lớp học máy tính, máy chiếu và các
thiết bị multimedia.
Chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Mỗi lớp học phải là
một phòng máy tính nối mạng Internet, mỗi học sinh
và giáo viên phải có máy tính riêng và những phần
mềm chuyên dụng.
CBT là phương pháp kết hợp được cả
những thế mạnh của phương pháp dạy học
truyền thống (dựa trên giao tiếp thầy-trò)
và khai thác được những ưu thế của các
công nghệ hiện đại (ví dụ những bài giảng
điện tử).
Chỉ dựa trên thế mạnh của các bài giảng điện tử, hầu
như không có giao tiếp thầy trò.

Phù hợp hơn với giáo dục phổ thông, vì là
ở đây, giáo viên không chỉ dạy kiến thức
mà còn phải theo dõi hướng dẫn cách tư
duy. Vả lại học sinh nhỏ tuổi chưa đủ khả
năng để làm chủ được quá trình học tập
Phù hợp hơn với giáo dục Đại học, Sau đại học và
những người đã đi làm.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 6/121

của mình.
Đây là phương pháp mà các giáo viên ở
Việt Nam hay dùng phổ biến hiện nay như
dùng Powerpoint, Violet để thiết kế bài
giảng và dạy học dùng máy chiếu. Những
kết quả thu được là rất đáng kể.
Chưa phải là hình thức phổ biến lắm ở Việt Nam.
Mới chỉ có một số trường ĐH có hệ thống e-learning
riêng như ĐH Sư phạm HN, ĐH Xây dựng HN, ĐH
Cần Thơ,
Các công cụ tạo bài giảng cho CBT gọi là
các Authoring Tools như là Powerpoint,
Violet, Impress, Author-ware
Các công cụ tạo bài giảng cho e-learning thì tuân
theo một chuẩn chung để đưa lên mạng, trong đó nổi
tiếng nhất là chuẩn SCORM.
3.3. Tích cực sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy
Từ nhiều năm nay, ở các trường phổ thông cũng đã tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử
dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector), Bài
giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay

thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, ) đến hiện đại
(cassette, ti vi, đầu video ). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ
đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên bản đồ giấy chỉ có thể
diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn công, còn trên phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh
của các đoàn quân di chuyển, nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng
hơn.
Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó
chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh).
Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-
người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai
thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh
và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của
giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của
các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng các bài giảng đóng gói đơn lẻ như sau thì dễ
thấy những mặt hạn chế như sau:
- Tính cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Các bài giảng điện tử xây dựng theo mô hình trên
thường không thể ứng dụng trên quy mô rộng được. Một bài giảng do giáo viên này thiết kế khó có
thể áp dụng cho một giáo viên khác vì mỗi người sẽ có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Thậm
chí với cùng một giáo viên nhưng với những trình độ học sinh khác nhau thì cũng phải có những bài
giảng khác nhau.
- Giá thành cao: Để có được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của các giáo
viên thì đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ thuật viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, phải
đầu tư không ít thời gian cho các việc thiết kế, sản xuất và bảo trì phần mềm. Do vậy, nếu tính theo
giá thị trường thì giáo viên khó có thể đáp ứng được, thậm chí đối với một trường học thì giá thành
cũng là một vấn đề lớn.
- Sự áp đặt máy móc: Hiện nay, nhiều cơ quan trong ngành Giáo dục hay các Sở Giáo dục địa
phương cũng thường đầu tư xây dựng hoặc mua phần mềm hỗ trợ giảng dạy, sau đó đưa về các trường
để sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên phải tâm đắc với phần mềm nào thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu
quả. Mọi sự áp đặt từ cấp trên đưa xuống sẽ trở nên vô nghĩa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất là do

giáo viên trực tiếp đứng lớp quyết định, không phải một người khác sáng tác ra để áp đặt cho họ.
Thậm chí việc áp đặt còn có thể gây ra hiệu quả xấu khi tạo cho người giáo viên tính lười soạn bài,
không phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và cũng không nắm rõ được những ý đồ sư phạm trong
một bài giảng.
Chỉ có một cách duy nhất là phải hướng dẫn, tập huấn các giáo viên để có thể tự xây dựng các
bài giảng cho riêng mình. Tuy nhiên, việc tập huấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng thành thạo
một vài công cụ thiết kế bài giảng như Powerpoint hay Violet, cách tìm kiếm các tư liệu qua mạng
Internet, sử dụng máy quay phim, máy ảnh số, máy quét
Ở mức độ này, giáo viên mới chỉ có thể tạo được bài giảng ở mức cơ bản, chất lượng trung
bình. Chẳng hạn như họ không thể tự vẽ thêm một bức tranh, tự xây dựng một hình ảnh động hoặc lập
trình tạo ra một thí nghiệm mô phỏng, hoặc cũng không thể tự chỉnh sửa được các tư liệu hình ảnh sau
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 7/121

khi quét ảnh hoặc lấy về từ Internet cho đẹp hơn, biên tập lại các đoạn phim, dịch thuyết minh các tư
liệu của nước ngoài thành tiếng Việt, v.v đặc biệt rất khó có thể tìm kiếm thu thập được những phim
ảnh tư liệu quý hiếm. Tất cả những việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, họa sĩ, kỹ thuật viên
tin học chuyên nghiệp thì mới đảm nhiệm tốt được.
Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo
viên tự xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng
những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra
màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học
sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút
vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo.
Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử
dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt
là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim, Flash, ). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi
hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần
mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.
Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet tư liệu như Google

hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tư liệu phong phú như Wikipedia, YouTube, Clip.vn đặc
biệt là các nguồn tài nguyên phục vụ cho giáo dục và đào tạo như Thư viện tư liệu giáo dục tại
(cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và Thư viện bài
giảng điện tử tại (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo
viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy)
4. Bài giảng điện tử và giáo án điện tử
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ LÊ CÔNG TRIÊM - Giám đốc TT NCGD & BDGV, ĐHSP Huế:
- Bài giảng điện tử: là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động
dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy
vi tính tạo ra.
- Giáo án điện tử: là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên
trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc
chặt chẻ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt
động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện
tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài
giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, ngành giáo dục không ngừng cải cách để nâng cao
chất lượng dạy & học, bài giảng điện tử là một công cụ tất yếu để giúp thầy cô giáo truyền đạt kiến
thức đến người học một cách có hiệu quả, có chất lượng hơn, đây là một công cụ có tính chuyên
nghiệp cao để diễn đạt các ý tưởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh
tĩnh và động cùng với âm thanh, các đoạn phim một cách sống động. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần
chú ý một vài điểm sau:
- Việc chọn màu sắc trang chiếu rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người
xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý
là chọn tông màu ngược lại: nền trắng, chữ đậm.
- Việc tạo hiệu ứng cho trang chiếu sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên
với một tiết dạy và học thời gian thường chỉ có 45 phút, nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất
thời gian vô ích và học sinh không tập trung vào nội dung chính của bài. Do vậy chỉ nên sử dụng vài
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 8/121


hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và vài hiệu ứng cho các đối tượng cần nhấn mạnh trong
bài.
5. Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng CNTT
Vai trò của giáo viên (GV) trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ở
trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng. Câu hỏi đặt ra: người giáo viên cần có những kiến
thức và kĩ năng CNTT nào để có thể tích hợp CNTT vào quá trình dạy học một cách hiệu quả. Việc
xác định những năng lực ứng dụng CNTT cần có ở người giáo viên sẽ giúp các cơ sở giáo dục có thể
thấy được thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ giáo viên, từ đó có những biện pháp bồi dưỡng GV
hợp lý. Trong bối cảnh CNTT phát triển rất nhanh và có tác động mạnh mẽ tới đời sống hiện đại, các
yêu cầu này càng cao và cũng luôn đổi mới.
Muốn sử dụng được CNTT để phục vụ tốt công việc sáng tạo của mình trước hết người giáo
viên cần nắm chắc công cụ đó. Như vậy, GV cần có những kiến thức cơ bản về tin học, các kĩ năng
sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng nhất.
Chẳng hạn, cần biết sơ bộ về cấu tạo máy tính, một số kiến thức ban đầu về tin học như; khái
niệm về hệ điều hành, tập tin, thư mục, đường dẫn, ổ đĩa… GV cần có kĩ năng sử dụng các lệnh của
một hệ điều hành cụ thể (như hệ điều hành windows chẳng hạn) để điều khiển máy tính phục vụ công
việc của mình; các lệnh xem thư mục, tạo lập thư mục mới, chép và xoá tệp, chép và xoá thư mục,
lệnh duyệt đĩa, lệnh định dạng đĩa, … Các kĩ năng sử dụng một vài phần mềm tiện ích trợ giúp xử lý
đĩa và các thông tin trên đĩa, biết sử dụng các chương trình chống virus để bảo vệ máy tính.
Các kĩ năng sử dụng bộ phần mềm trợ giúp công việc văn phòng.
Máy tính sẽ thực sự là một người trợ giúp hoàn hảo, nếu người GV biết sử dụng nó để thực
hiện một số công việc thường nhật như tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn bản, lập kế hoạch và
kiểm soát kết quả thực hiện kế hoạch,… muốn vậy, GV cần có kĩ năng sử dụng các phần mềm quan
trọng như: soạn thảo văn bản, phầm mềm trình diễn Powerpoint, bảng tính điện tử, phần mềm quản lí
công việc, …
5.1. Kỹ năng sử dụng Internet
Trong thế giới hiện đại, Internet đã trở nên một công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghề
nghiệp của người GV. Các kỹ năng sử dụng Internet sẽ giúp người giáo viên trong tìm kiếm thông tin
trao đổi với học sinh, đồng nghiệp, …

5.1.1. Tìm kiếm thông tin Internet
Kỹ năng tra cứu xử lý thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng nhất hiện nay, với
Internet, người GV có thể thực hiện các công việc như cập tìm kiếm truy cập tìm kiếm thông tin, lưu
trữ thông tin, sử lý thông tin. Nhờ có mạng máy tính và đặc biệt là nhờ có Internet, GV có thể tham
khảo các kiến thức trên Internet bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con đường tự
nâng cao kiến thức tạo cho GV cơ hội to lớn trong việc tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp.
5.1.2. Gửi và nhận thông tin qua Internet
Giáo viên cần biết thao tác cơ bản trong việc xem thư điện tử (e - mail) và gửi thư điện tử.
Ngoài việc gửi thư điện tử, có thể nhận và gửi bản fax nhờ Internet. Phần lớn các máy vi tính văn
phòng hiện nay đều có một modem và một fax modem, ta có thể nhận và gửi fax.
5.1.3. Kỹ năng giao tiếp, hợp tác thông qua Internet
Trong xã hội hiện đại không có cá nhân nào tự mình làm hết mọi việc, mỗi sản phẩm đều
được tạo ra bởi rất nhiều người. Hoạt động nghề nghiệp của người GV cũng vậy, nó đòi hỏi sự trao
đổi hợp tác với các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Người giáo
viên cần có kỹ năng làm việc theo nhóm nhờ Internet, hoạt động này khác với hoạt động truyền
thống: lẽ ra tất cả mọi người trong nhóm phải cùng làm việc với nhau ở một địa điểm, trong một thời
gian xác định, nhưng nhờ Internet mọi thành viên có thể trực tiếp bàn bạc nhưng vẫn có thể ở cách
nhau hàng ngàn ki lô met. GV có thể trao đổi về kiến thức chuyên môn, về kinh nghiệm dạy học. Như
vậy, việc hợp tác trong chuyên môn không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ chuyên môn trong trường
mà nó được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, cho phép các giáo viên từ nhiều vùng trong cả nước có
thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 9/121

5.2. Kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT
Năng lực trình bày, diễn đạt tư tưởng là hết sức quan trọng, bạn muốn giao tiếp với bạn bè,
đồng nghiệp, bạn cần biết cách diễn đạt dễ hiểu, hấp dẫn, biết trình bày ý tưởng của mình một cách rõ
ràng và thuyết phục, trong thời kỳ hiện đại, không những chỉ diễn đạt bằng lời, mà còn phải trình bày,
diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT như soạn thảo văn bản, đồ thị, âm thanh, (thể hiện nội dung, bố
trí thông tin, phối kết hợp các kênh thông tin trong một tài liệu văn bản,… ); vì thế giáo viên cần có

các kỹ năng tốt để trình diễn một tài liệu điện tử - một vài tài liệu tích hợp thành các thành phần khác
nhau: Văn bản, ảnh đồ hoạ, âm thanh, video.
Các kỹ năng tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu như
văn bản, video, hình ảnh, âm thanh cũng hết sức cần thiết.
Các tài liệu văn bản và các sản phẩm khác như đồ thị, hình ảnh, đoạn phim. âm thanh thường
được tích hợp trong một tài liệu,… các sản phẩm này thường là kết quả nghiên cứu trong quá trình
dạy học hoặc trong các sinh hoạt nhóm chuyên môn. Như vậy, ngoài khả năng tạo ra văn bản, GV cần
biết cách thu thập các dữ liệu cần thiết như các đoạn phim video, các đoạn âm thanh, hình ảnh và tích
hợp nó trong một sản phẩm trình diễn.
5.3. Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn
Phần mềm dạy học (PMDH) tạo ra môi trường học tập mới cho học sinh giúp học sinh khám
phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có nhiều PMDH khác nhau được bán trên thị trường, người giáo viên
cần biết được PMDH nào là tốt cần thiết cho môn học của mình. Với từng PMDH, cần biết lựa chọn
tình huống sử dụng phần mềm để dạy học có hiệu quả. Hiện nay, nhiều PMDH bị lạm dụng quá
nhiều. Trong nhiều tình huống, chỉ cần các thiết bị rẻ tiền thông thường thì giáo viên lại sử dụng
phương tiện trình chiếu Powerpoint kèm theo các thiết bị đắt tiền như máy tính, máy chiếu đa năng
đắt tiền tốn đến vài chục triệu đồng, nhưng hiệu quả sư phạm lại không cao. Hiện tượng trên xảy ra do
giáo viên chưa am hiểu về các yêu cầu sư phạm đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Mặt khác GV cần biết cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trường CNTT.
Vấn đền liên quan đến bố trí hoạt động học tập phòng máy thiết kế hệ thống nhiệm vụ học tập của
từng học sinh. Cần hình dung nếu sử dụng các PMDH, việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,
dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án sẽ như thế nào. Các hình thức tổ chức dạy học khi sử dụng từng
PMDH cụ thể như dạy đồng loạt, dạy học theo nhóm, tổ chức hoạt động cá nhân sẽ có những nét
khác biệt riêng, cần tới sự am hiểu của giáo viên. Giáo viên từng môn học cũng cần có kỹ năng sử
dụng CNTT trong các tinh huống sư phạm điển hình của môn học. Chẳng hạn với môn toán, do đặc
thù riêng của mình có các tình huống điển hình cần quan tâm như: Sử dụng PMDH để dạy học định
nghĩa toán, sử dụng PMDH để dạy học định lý toán, sử dụng PMDH để dạy học giải toán,… Với các
môn học vật lý và hoá học, cần lưu ý đến tình huống sử dụng các phần mềm mô phỏng, sử dụng các
thí nghiệm ảo trong dạy học,….
GV cũng cần quan tâm tới khả năng kết hợp tối ưu các trang thiết bị dạy học truyền thống với

CNTT trong dạy học, khả năng sử dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5.4. Biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm PMDH cá nhân
Các PMDH dù có chất lượng cao đến đâu cũng không thể thích ứng hết với mọi trường hợp
riêng lẻ của quá trình dạy học. Trong môi trường dạy học đa dạng, với các đối tượng học sinh rất
khác nhau, GV có thể tự tạo ra các PMDH của riêng mình. Hiện nay, có nhiều phần mềnm công cụ
dành riêng cho GV nhằm hỗ trợ tạo ra các PMDH cá nhân (như phần mềm Violet chẳng hạn). Các
phần mềm công cụ này dễ sử dụng vì thế chỉ cần một vài ngày tự học hoặc được hướng dẫn, GV có
thể làm chủ được công vụ đó trong công tác chuyên môn. Giáo viên cần có kỹ năng sử dụng một phần
mềm công cụ nào đó và có khả năng tạo ra các phần mềm dạy học cá nhân phục vụ việc dạy học một
số chương, bài thuộc bộ môn mình phụ trách.
5.5. Biết ứng dụng CNTT khi giao tiếp trong chuyên môn
CNTT sẽ hỗ trợ GV nhiều trong hoạt động nghề nghiệp: Những hoạt động chuyên môn trong
trường CNTT sẽ mở rộng với các diễn đàn chuyên môn, các trang web. Nhiều chủ đề dạy học khó,
các phương pháp dạy học mới có thể được thảo luận trên diễn đàn điện tử. Chẳng hạn, việc sử dụng
Geometry's Sketchpad trong dạy học giải quyết vấn đề với môn hình học ở phổ thông, tổ chức học
sinh nghiên cứu thông qua các dự án môn lịch sử,…
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 10/121

GV cần biết cách tạo ra các tài liệu trao đổi với nội dung, hình thức phù hợp trong đó có thể
tích hợp các yếu tố văn bản, âm thanh, hình ảnh,… vào một sản phẩm thông tin đăng tải trên các diễn
đàn dạy học. Với trình độ ngoại ngữ phổ thông, GVcũng có thể từng bước tham gia diễn đàn nghề
nghiệp với các GV khác ở các nước trên thế giới.
GV cần có ý thức làm việc với học sinh thông qua các hộp thư điện tử: ra bài tập về nhà,
nhắc nhở sử dụng được Internet trong hoạt động giao tiếp với các đối tác quan trọng khác như phụ
huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục và lực lượng xã hội có liên quan khác.
Hiện nay đã có một số giáo viên sử dụng trang web của trường hoặc tự tạo ra trang web riêng
để trao đổi với đồng nghiệp với học sinh và phụ huynh.
5.6. Tăng cường nâng cao trình độ, học từ xa
Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu cầu về kiến thức, tay nghề đối với giáo viên ngày càng

tăng. GV cần tham gia các khoá học nâng cao trình độ thường xuyên. Tuy vậy, do điều kiện công tác
của mình, GV không thể tham gia các khoá bồi dưỡng tập trung dài hạn. Hiện nay đã có nhiều cổng
đào tạo trong nước có các khoá học được đưa lên Internet, GV có thể theo học các khoá học trên.
5.7. Giáo viên cần ham hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp,… trong quá
trình ứng dụng công nghệ thông tin
Cuối cùng giáo viên cần ham hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp,… trong quá trình ứng
dụng công nghệ thông tin nói chung như sở hữu trí tuệ, luật cơ bản quyền,…
Những yêu cầu đặt ra về CNTT với người GV là nhiều, bước đầu tiên đặt ra các yêu cầu đối
tối thiểu, sau đó từng bước bổ sung, nâng cao yêu cầu. Cần có các lớp tập huấn cho GV nhằm giải
quyết dứt điểm một số kiến thức và kỹ năng nhất định.
Đặc biệt, các trường Sư phạm cần đặt vấn đề rèn luyện năng lực ứng dụng CNTT trong dạy
học cho giáo sinh như một yêu cầu bắt buộc.
BÀI 2: PHẦN MỀM DẠY HỌC.
1. Giới thiệu phần mềm phục vụ dạy học
Ngày nay, công nghệ thông tin có những bước tiến vượt bậc, thâm nhập vào mọi mặt của đời
sống xã hội, mang lại lợi ích to lớn thiết thực trong mọi lĩnh vực, riệng trong lĩnh vực giáo dục đã làm
thay đổi quan niệm dạy học và có những ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục và
đào tạo.
Một trong các công cụ của công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học là các
phần mềm dạy học. Phần mềm dạy học là các chương trình tin học được cài đặt trên máy vi tính nhằm
hỗ trợ quá trình dạy học, nâng cáo hiệu quả dạy học, tạo động cơ và gây hứng thú trong học tập.
Các phần mềm trình diễn và các phần mềm chuyên dụng là công cụ đắc lực trong việc truyền
thụ kiến thức.
2. Các loại phần mềm, sách điện tử.
2.1. Phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học có nhiều loại. Sau đây là một số phần mềm dạy học thường gặp có tính
năng, hoặc cách sử dụng đáng chú ý:
- Phần mềm mô phỏng trong dạy học, thí nghiệm ảo.
- Trò chơi học tập, tạo phản ứng và kích thích khám phá, tìm tòi sáng tạo.
- Phân mềm trình diễn, dùng để thiết kế bài dạy, hướng dẫn học tập.

- Phần mềm tham khảo, tra cứu từ điển, bách khoa toàn thư.
- Các loại sách điện tử.
- Các phần mềm đồ họa, thiết kế dùng chung hoặc cho riêng mỗi môn học,
- Các phần mềm kiểm tra, đánh giá.
Các phần mềm dạy học rất đa dạng và phong phú, chúng đều có khả năng hỗ trợ nâng cao
hiệu quả dạy học, đồng thời giảm nhẹ sức lao động trong hoạt động dạy học.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 11/121

2.2. Phần mềm phổ thông
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với cả mọi người, từ cấp
quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm quan trọng có thể kể ra (chủ yếu
nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office)
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo cáo, kế hoạch và
tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Các giáo viên có thể dùng để soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng,
lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng Internet.
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi phí tài chính,
hoặc lưu trữ và tính điểm của học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể đưa vào những phương pháp tính
toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.
Microsoft Outlook: Phần mềm gửi nhận thư điện tử. Đã qua rồi thời kỳ mà các đơn vị hoặc
cá nhân trao đổi với nhau với nhau hoàn toàn bằng công văn giấy tờ hoặc gọi điện thoại (thậm chí
điện thoại đường dài) trong những công việc thường ngày. Ngày nay thư điện tử đã được sử dụng chủ
yếu, với những ưu điểm vượt trội như rẻ tiền, thông tin nhanh chóng và đơn giản. Mỗi cá nhân sẽ có
một địa chỉ thư điện tử riêng. Microsoft Outlook là phần mềm hỗ trợ việc quản lý và gửi nhận thư
điện tử rất dễ dàng.
UniKey: Cài đặt phần mềm này, ta mới có thể gõ được tiếng Việt trong các văn bản, thư tín,
Ta có thể chọn kiểu gõ Telex hay VNI, có thể chọn mã chữ là Unicode hay TCVN, Đặc biệt phần
mềm có chức năng chuyển mã chữ rất tiện lợi, giúp có thể đọc được những văn bản không dùng
Unicode mà máy tính không có font chữ tương ứng. Ví dụ trước đây các văn bản từ miền Bắc vào
miền Nam hoặc ngược lại thì đều không thể đọc được, vì miền Bắc dùng mã TCVN, còn miền Nam

thì dùng mã VNI.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ
nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và
cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít
nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
2.3. Phần mềm chuyên dụng
Đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chúng tôi khuyến khích học và sử dụng các
phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài
giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng
chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm
Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm khác hiện đại hơn, dễ dùng
hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền.
Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng
điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector
hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm
mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các
loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các
phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng
chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để
sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông
thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo
ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh.
2.4. Phần mềm miễn phí
Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, việc tôn trọng bản quyền đang trở nên một vấn đề không
thể không quan tâm. Hầu hết ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sử dụng các phần mềm vi phạm bản
quyền, thậm chí vi phạm mà cũng không biết rằng mình đang vi phạm. Giá thành của một phần mềm
là không nhỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá thành của chiếc máy tính. Vì vậy với một chiếc máy tính,

tổng giá trị các phần mềm trong đó có khi lớn gấp hàng chục lần giá trị của máy tính.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 12/121

Trong vài năm gần đây, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ra nhiều chỉ thị về việc mua bản
quyền các phần mềm trong các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa
đáng kể là bao. Hiện nay, mới chỉ có một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam là có đủ tiềm năng để
trang bị bản quyền phần mềm cho đơn vị mình.
Vì vậy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, vả lại chúng ta đã quá quen với việc dùng phần mềm
mà không trả tiền nên việc mua bản quyền các phần mềm, nhất là phần mềm của nước ngoài trong
giai đoạn hiện nay là không dễ thực hiện. Một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đề này là
chúng ta tìm và sử dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gần tương tự như các phần mềm bản
quyền kia. Ví dụ: Hệ điều hành Linux thay cho Windows, bộ phần mềm Open Office của hãng Sun là
miễn phí và có thể sử dụng thay cho Microsoft Office, v.v
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007
về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT trong đó có đề cập đến việc sử dụng các phần
mềm mã nguồn mở, .cụ thể 4 phần mềm cần thiết là OpenOffice, FireFox, Thunderbird và UniKey.
Trong đó:
- Mozilla Thunderbird: là phần mềm mã nguồn mở dùng để gửi và nhận email được
phát triển bởi hãng Mozilla. Thunderbird đang được sử dụng rộng rãi và có các tính năng tương
đương phần mềm thương mại Microsoft Office Outlook. Bạn có thể download và sử dụng miễn phí
miễn phí Thunderbird tại địa chỉ , phần mềm này có thể chạy trên các hệ điều
hành Windows 98, ME, Windows NT, Win2K, XP, Mac, Linux, Unix.
- Open Office: là bộ phần mềm văn phòng hết sức đầy đủ, được hợp thành từ nhiều phần
mềm thành phần và hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của các bạn trong công việc văn phòng thường
ngày. Đây là bộ phần mềm miễn phí do cộng đồng mã nguồn mở đóng góp và đã được Việt hóa. Các
phần mềm thành phần bao gồm:
+ Writer: Bộ soạn thảo văn bản (chức năng giống chương trình Microsoft Word). Chương
trình Writer cho phép chúng ta soạn thảo các văn bản, thư từ, báo cáo, brochure, thư mời, trang
web,v.v…Chương trình còn có một số ưu điểm vượt trội so với MS Word như khả năng tạo ra các tài

liệu có định dạng PDF trực tiếp, tạo các thư mục tài liệu tham khảo, v.v…
+ Impress: Chương trình tạo các bài trình diễn (chức năng giống chương trình Microsoft
PowerPoint). Impress cho phép chúng ta tạo các bài trình diễn hấp dẫn và các hiệu ứng sinh động
dùng để giảng dạy hay thuyết trình.
+ Calc: Chương trình làm việc và quản lý dữ liệu trong các bảng (chức năng giống chương
trình Microsoft Excel). Calc cho phép chúng ta xử lý, tính toán và sắp xếp dữ liệu, tạo đồ thị, v.v…
+Base: Chương trình làm việc, quản lý cơ sở dữ liệu, tạo các truy vấn (chức năng giống
chương trình Microsoft Access).
+ Draw: Chương trình cho phép chúng ta tạo, chỉnh sửa các hình vẽ từ đơn giản đến phức tạp,
2 chiều hoặc 3 chiều, logo, các lưu đồ,v.v…Sau đó chúng ta có thể xuất các hình vẽ này ra các định
dạng ảnh thông thường như BMP, GIF, JPG, PNG.
+ Math: Chương trình giúp soạn thảo các công thức toán học và các phương trình (chức năng
tương tự Microsoft Equation hay MathType Equation).
- FireFox: là chương trình dùng để duyệt các trang Web. Chương trình này có tính năng
tương tự như Internet Explorer (IE - chương trình tích hợp sẵn trong Windows mà các bạn vẫn quen
dùng để truy cập đến các trang Web). Tuy nhiên, so với Internet Explorer, FireFox nhanh hơn, mạnh
hơn và an toàn hơn rất nhiều.
3. Các thiết bị dạy học mới
Hiện nay có một số thiết bị dạy học hiện đại đă và đang được trang bị trong các trường học ở
nước ta. Một số trang thiết bị dạy học chính là:
3.1. Máy chiếu overhead
Máy chiếu overhead là một thiết bị cho phép chiếu các tài liệu ghi trên giấy phim (trong suốt)
lên màn hình.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 13/121

Máy chiếu overhead
Công dụng của các bộ phận chính như sau:
+ Thấu kính A: Tiếp nhận, hội tụ và phóng chiếu nguồn sáng từ bóng đèn công suất lớn.
+ Gương hắt B: Tiếp nhận hình chiếu và giúp điều chỉnh góc chiếu thích hợp trên màn hình.

+ Tay chỉnh tiêu cự C: Giúp tinh chỉnh tiêu cự nhằm tạo ra hình ảnh rõ nét nhất.
+ Nguồn và công tắc nguồn D: Là nơi cắm dây nguồn và công tắc, bật nguồn điện.
+ Thân máy E: Là nơi chứa cố định nguồn sáng, thấu kính, quạt thông gió và nơi chứa gương
hắt, chỉnh tiêu cự khi đóng máy.
+ Thông khí F: Các lỗ thông khí cố định có tác dụng lưu thông gió do quạt tạo ra có tác dụng
làm mát thiết bị.
+ Tay xách K: Dùng để vận chuyển thiết bị trong trạng thái đóng.
3.2. Máy chiếu đa năng (Projector)
Máy chiếu đa năng là thiết bị hiện đại cho phép kết nối với mày vi tính hay máy chiếu vật thể.
Do vậy máy chiếu đa năng có thể chiếu lên màn chiếu các thông tin của các thiết bị mà nó kết nối.
Máy cho chất lượng ảnh rất cao, kích thước màn chiếu đến 100 inch. Do vậy sử dụng máy chiếu đa
năng rất thuận tiện cho việc giảng dạy, hội thảo. Nhược điểm của Projector là cho đến nay (năm 2007)
là giá còn cao. Vì vậy ở Việt Nam giáo viên nên sử dụng card nối từ máy vi tính với tivi (màn hình 23
đến 40 inch).
Máy chiếu đa năng (Projector)
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 14/121

3.3. Máy chiếu vật thể
Máy chiếu vật thể là một đầu soi tài liệu, hiện vật
chuyên dùng. Các hình ảnh từ máy chiếu vật thể có đưa đưa
sang tivi hoặc máy chiếu đa năng. Do vậy, sử dụng máy chiếu
vật thể rất thuận tiện cho quá trình dạy học.
Máy chiếu vật thể
3.4. Máy chụp kỹ thuật số
Trong quá trình dạy học nếu muốn ghi lại các hình ảnh
hoặc đọan phim tư liệu ngắn ta có một công cụ đắc lực là máy
chụp hình kỹ thuật số và chuyển sang màn hình của máy vi
tính hay thông qua máy đa năng chiếu lên màn hình. Do vậy,
máy chụp hình kỹ thậut số là một phương tiện hiện đại cung

cấp tư liệu cho việc minh họa bài giảng.

Máy chụp hình kỹ thuật số
3.5. Máy quay phim kỹ thuật số (Camcoder)
Camcoder là thiết bị kỹ thuật hiện đại cho pép ghi lại
một đọan phim dài có tính chuyên nghiệp dùng là tư liệu giáo
dục, như ghi lại một buổi hội thảo hay một tiết dạy giỏi.
Máy quay phim kỹ thuật số (Camcoder)
3.6. Máy quét hình (Scanner)
Scanner là thiết bị kỹ thuật số để quét văn bản, hình
ảnh, vật thể, phim âm bản để đưa vào máy vi tính. Tài liệu
được quét được lưu dưới dạng file ảnh JPG hay Bitmap, lưu
trên máy vi tính, có thể dùng phần mềm nhận dạng để chuyển
thành file văn bản (để chỉnh, sửa, xóa như văn bản trong
Word).
Máy quét hình (Scanner)
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 15/121

3.7. Máy in, máy photo
Máy in dùng cho văn phòng nhỏ và gia đình: Máy in
kim, máy in Laser, in phun, có thể in đen trắng, hay in mầu với
độ phân giải cao và tốc độ trung bình 20 trang/phút, giá máy
và giá in mỗi trang ngày càng hạ, giúp cho việc cung cấp tài
liệu tức thời cho sinh viên, học sinh.
Máy in (Printer)
3.8. Sử dụng máy vi tính và các thiết bị dạy học mới trong trường học
Hiện nay phương pháp giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường Cao đẳng và
Đại học còn hạn chế. Về vấn đề này nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạoTrần Hồng Quân đã
tổng kết: “Về phương pháp chúng ta còn yếu kém nhiều. Chúng ta vẫn dùng phương pháp của hàng

mấy chục năm trước, thậm chí của hàng nửa thế kỷ trước. Về cơ bản chúng ta chưa có một cuộc cách
mạng về phương pháp. Lẽ ra cuộc cải cách giáo dục của chúng ta phải đặt trọng tâm ở phương pháp”.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá
trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên
Đại học”.
Để thực hiện được nghị quyết trên của Đảng đội ngũ cán bộ giảng dạy đổi mới phương phàp
giảng dạy theo hướng: phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên, tích cực sử dụng máy vi tính và
các thiết bị dạy học mới trong trường học.
Vậy sử dụng máy ví tính và các thiết bị dạy học mới là cần thiết để nâng cao chất lượng giảng
dạy và đổi mới phương pháp đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học.
Hình 3-1
Máy chiếu overhead, máy project, máy vi tính là một phương tiện hỗ trợ đắc lực quá trình đổi
mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của sinh viên từ đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học. Sử dụng các thiết bị dạy học mới giúp chúng ta có được những tư
liệu thiết thực thường xuyên đổi mới phục vụ bài dạy. Những tư liệu này có thể được đưa vào máy vi
tính để trình chiếu hóa.
BÀI 3: CÁC DỊCH VỤ INTERNET PHỤC VỤ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Đối với giáo dục, Internet không những là nguồn tài nguyên phục vụ đắc lực cho giáo viên và
sinh viên trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu mà còn tạo nên một cuộc cách mạng trong giáo dục.
Nhờ có Internet, nên việc dạy học: ở mọi địa điểm cách xa nhau, không phân biệt nông thôn, thành
thị, miền núi, … đều bình đẳng trong việc thu nhận mau chóng và đầy đủ qua mạng những tri thức cần
thiết, không còn giới hạn về thời gian, không gian.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 16/121

Internet là một nguồn thông tin phong phú với hàng triệu Website. Các dữ liệu của Internet
được chia thành hai loại chính:
- Các thông tin mở cho mọi người dùng: thông tin về văn hóa, thể thao, đời sống xă hội,

giáo dục, khoa học công nghệ, …
- Các thông tin sở hữu riêng: các hệ thống dữ liệu của cá nhân, các tổ chức thiết lập để
phục vụ cho riêng họ, được bảo mật và chỉ có ít người được phép truy cập và khai thác.
Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn tư liệu, nhưng như vậy
liệu đã đủ chưa. Thực ra, việc đó giờ không còn là vấn đề cần lo lắng vì Internet đã chính là một thư
viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi
lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề
quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai
thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet.
Có 3 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ việc giảng dạy như sau:
1. Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
Thông thường hiện nay, các thư viện lớn đều được phát triển theo mô hình xã hội, nội dung sẽ
do chính người sử dụng cùng xây dựng lên với số lượng người tham gia xây dựng lên đến hàng triệu.
Trên thế giới đã xuất hiện các thư viện nổi tiếng như:
- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng
lồ với đầy đủ tri thức nhân loại từ xưa đến nay, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng
góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học
chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật
hàng ngày v.v
Hình 1-2: Bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Wikipedia
Một đặc điểm nổi bật của Wikipedia là khả năng liên kết giữa các bài viết, ví dụ trong bài viết
về đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dùng có thể click vào những chữ màu xanh, ví dụ click vào chữ
“quân đội nhân dân Việt Nam” thì sẽ chuyển đến một bài viết về Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng
tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ video
riêng ở địa chỉ Clip.vn
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 17/121

Hình 1-3: Tìm kiếm phim tư liệu vụ ném bom Hiroshima trên YouTube

- Thư viện tư liệu giáo dục là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh,
flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam, hiện là trang web chia sẻ tư liệu dạy học
duy nhất ở Việt Nam với gần 60.000 mục tư liệu.
- Thư viện bài giảng điện tử: địa chỉ trang web là . Đây là trang web
cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và
giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. Hiện tại trang web đã có trên 250.000 thành viên
tham gia, với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng, số lượng tài nguyên lên đến 100.000 bài giảng và
giáo án.
- Thư viện giáo trình điện tử: địa chỉ . Đây là trang web tập hợp các
giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên
cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ, Tuy nhiên đây không
phải là trang web cộng đồng nên lượng thông tin không lớn và không được cập nhật thường xuyên.
2. Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo…
Có thể truy cập vào các trang web này qua các địa chỉ trang web tương ứng
,
, ,
Công cụ tìm kiếm trực tuyến là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất của nền khoa học kỹ
thuật hiện đại, nó có thể quy tụ được tri thức toàn nhân loại về trong lòng bàn tay. Có thể nói chúng ta
cần bất cứ thông tin gì thì chỉ cần cung cấp một hoặc một số từ liên quan đến thông tin đó (gọi là các
từ khóa), các máy tìm kiếm này có thể cung cấp cho chúng ta gần như ngay lập tức, từ hàng chục tỷ
trang web và nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng Internet.
Ví dụ: một người nước ngoài muốn tìm hiểu về phở Hà Nội, họ chỉ cần lên mạng, vào công cụ
tìm kiếm, gõ chữ “phở Hà Nội” là có thể hiện ra hàng trăm trang web về chủ đề này. Một người Hà
Nội muốn có hình ảnh về chợ Bến Thành thì chẳng cần phải vào tận HCM để chụp ảnh mà chỉ cần
vào mạng, sau vài thao tác đơn giản là có thể tìm được hàng chục bức ảnh.
Ngoài việc tìm kiếm thông tin là các bài viết, các công cụ tìm kiếm cũng có thể cho phép tìm
chuyên theo từng loại thông tin như tìm ảnh, tìm phim video, tìm các file tài liệu, v.v…
Công cụ tìm kiếm thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn cẩm nang đầu
giường đối với mỗi con người hiện đại. Ngay cả đối với giáo viên thì cũng nên coi như việc ngồi máy
tính để soạn bài giảng, giáo án là phải kết nối Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có

thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng được.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 18/121

Các công cụ tìm kiếm thực chất đã làm thay đổi một phần của thế giới, con người không cần
phải nhồi nhét những kiến thức khoa học và đời sống để trở thành những học giả uyên thâm, mà chỉ
cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì mới phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng
cao chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những vấn đề cần làm trong
giáo dục hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông.
Vài nét về Google:
Google (đọc là gu-gồ) đang là công cụ tìm kiếm thông tin hàng đầu trên thế giới hiện nay,
những người dùng Internet có lẽ không ai không biết. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol,
bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty là sắp xếp một khối lượng thông
tin khổng lồ trên mạng. Ở Việt Nam, Google vẫn đang chiếm vị trí số một trong thị trường tìm kiếm
trên Internet.
Google là một trong 2 công ty CNTT hàng đầu thế giới hiện nay (bên cạnh Microsoft), được
sáng lập năm 1998 bởi 2 chàng kỹ sư trẻ tuổi Sergey Brin (người Nga, sinh năm 1974) và Larry Page
(người Mỹ, sinh năm 1973). Trong khi Mircosoft làm bá chủ thị trường phần mềm ứng dụng trên máy
tính thì Google lại làm chủ thế giới Internet với rất nhiều các dịch vụ trực tuyến miễn phí, với hàng tỷ
người dùng.
Hình 2-4: Larry Page và Sergey Brin, 2 ông chủ của Google
Công cụ tìm kiếm của Google có có thể tìm kiếm các thông tin cực nhanh qua hàng tỷ trang
web chỉ trong vòng vài giây. Để làm được điều đó Google phải có một đội ngũ nghiên cứu gồm hàng
trăm Tiến sĩ để xây dựng những thuật toán tìm kiếm vô cùng mạnh mẽ mà các công ty đối thủ hoặc
các nhà khoa học trên thế giới cũng chưa thể tìm ra. Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể
cả tiếng Việt, phiên bản tiếng Việt của google tại hỗ trợ rất tốt cho việc tìm
kiếm các thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cách thức tìm kiếm như sau:
2.1.1. Thao tác tìm kiếm
Để tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên mạng, các bạn có thể dùng công cụ google để tìm như
sau:

Mở trình duyệt Internet Explore và nhập địa chỉ: trên thanh Address.
Hình 2-5: Truy cập vào trang google
Cửa sổ trang Google xuất hiện với hộp thoại tìm kiếm.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 19/121

Hình 2-6: Trang google
Ở đây tôi đang cần tìm hình ảnh về nhà văn Victor Hugo, nhưng tôi không biết cách viết tiếng
Anh tên của ông, nên tôi cứ gõ từ phiên âm tiếng Việt là: huy go, rồi nhấn phím Enter hoặc nhấn
chuột vào nút “Tìm với Google”.
Hình 2-7: Tìm kiếm thông tin về Victor Hugo
Các bạn sẽ nhìn thấy các địa chỉ trang web có nội dung liên quan đến từ Victor Hugo và có
thể nhìn thấy cách viết tên của ông bằng Tiếng Anh.
Bây giờ các bạn sẽ Copy tên tiếng Anh này (Bôi đen dòng chữ Victor Hugo, click phải chuột
chọn Copy), chọn tùy chọn “Tìm kiếm hình ảnh” và tại hộp thoại tìm kiếm, click phải chuột chọn
Paste rồi nhấn phím Enter hoặc nhấn chuột vào nút “Tìm kiếm Hình ảnh”.
Hình 2-8: Hộp thoại tìm kiếm hình ảnh
Trang web sẽ hiển thị nhưng hình ảnh về nhà văn. Đến đây, các bạn đã có những kết quả cần
tìm.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 20/121

Hình 2-9: Kết quả tìm kiếm
Các hình ảnh chỉ hiện thị ở dạng biểu tượng. Khi đó, các bạn nên để ý phần kích thước ảnh.
Ta nên chọn những ảnh có kích thước lớn, chất lượng ảnh sẽ tốt hơn.
Nếu trang đầu chưa có bức ảnh các bạn ưng ý, bạn có thể chọn “Tiếp” để sang trang tiếp theo.
Hình 2-10: Chuyển sang trang tiếp theo
Chúng ta nên chọn chế độ hiển thị ảnh lớn, để trang web tự động lọc bỏ các ảnh có kích thước
nhỏ đi.
Hình 2-11: Chọn chế độ hiển thị khi tìm kiếm

2.1.2. Cách xem và tải tư liệu
Để tải một bức ảnh cần tìm, các bạn click chuột vào bức ảnh đó (click 2 lần để xem bức ảnh
đúng cỡ của nó).
Hình 2-12: Tải hình ảnh về máy của mình
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 21/121

Sau đó click phải chuột vào bức ảnh, chọn Save Picture As. Một hộp thoại xuất hiện cho
phép lưu bức ảnh đó vào máy tính của mình. Ví dụ: chọn My Document→My Picture, đặt lại tên
(nếu cần) cho bức ảnh. Nhấn Save để lưu lại.
Click nút Back để trở về trang tìm kiếm của google. Tiếp tục chọn những bức ảnh khác. Với
mỗi chủ đề, bạn nên tìm và tải về máy khoảng 3 đến 5 bức ảnh ưng ý, sau đó lựa chọn trong đó ra 1
bức ảnh đẹp nhất để sử dụng.
Ghi chú, thủ thuật
Cũng cần lưu ý là Google tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và thường và có thể nhập tiếng
việt theo chuẩn Unicode.
Google sẽ loại bỏ các từ thông dụng trong các từ khóa, ví dụ như "where", "how", "a", "the"
để tăng tốc độ tìm kiếm. Do đó nếu muốn kết quả có các từ này, hãy thêm khoảng trắng và dấu cộng "
+" trước từ khóa đó, ví dụ: "computer +how". Nếu muốn tìm chính xác 1 chuỗi nào đó, hãy thêm
ngoặc kép, Ví dụ: "where are you".
Google cho phép dùng từ khóa "OR" (chữ hoa) và AND giữa các từ khóa cần tìm để nối các
từ khóa.
Ghi nhớ
Địa chỉ truy cập trang goole là:
Để tìm kiếm tư liệu, bạn phải nhập từ khóa vào hộp thoại tìm kiếm của google.
Có thể tìm kiếm thông tin trên web hay tìm kiếm hình ảnh bằng google
Câu hỏi bài tập
Câu 1: Tìm những thông tin và hình ảnh của nhà văn là tác giả cuốn tiểu thuyết “Tấn trò đời”.
Câu 2: Tìm những hình ảnh liên quan đến chủ đề môn học mà bạn đang dạy.
2.2. Tra từ điển từ trang Baamboo.com

2.2.1. Giới thiệu về Baamboo.com
Nhắc tới website Baamboo chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với người dùng Internet. Baamboo
cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như tìm kiếm nhạc mp3, video, rao vặt, bản địa và đặc biệt là tiện ích
tra từ điển trực tuyến.
2.2.2. Thao tác tra từ tiếng Anh
Việc tìm kiếm thông tin trên mạng sẽ đem lại nhiều kết quả hơn nếu như bạn tìm kiếm bằng
từ tiếng anh. Nếu bạn không biết tiếng anh thì có thể sử dụng một công cụ tra từ trực tuyến.
Ví dụ: Bạn muốn tìm hình ảnh về kim tự tháp Ai cập. Nếu như bạn tìm chữ Kim tự tháp thì
kết quả ra được rất ít và không có hình ảnh nào ưng ý. Giờ hãy tra xem Kim tự tháp viết tiếng Anh
như thế nào và bạn sẽ tìm từ tiếng Anh đó.
Đầu tiên, mở trình duyệt Internet Explore, nhập địa chỉ: trên thanh
Address. Trang web sẽ hiện ra như sau:
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 22/121

Hình 2-13: Giao diện trang Baamboo
Chọn “Tra từ” sau đó chọn mục từ điển “Việt - Anh”.
Sau đó gõ từ “Kim tự tháp”, rồi nhấn phím Enter hoặc click nút “Tra Việt - Anh”.
Hình 2-14: Tra từ
Trang web sẽ hiển thị từ tiếng anh của chữ “Kim tự tháp” là “Pyramid”. Đó là từ tiếng anh mà
bạn cần tra.
2.2.3. Sử dụng từ vừa tra để tìm kiếm với google.com.vn
Bây giờ bạn sẽ sử dụng từ tiếng anh tra được để làm từ khóa tìm kiếm trên Google, bạn hãy
Copy từ tiếng anh đó làm từ khóa để tìm kiếm hình ảnh.
Hình 2-15: Kết quả tra được
Các bạn mở một trình duyệt mới và gõ vào địa chỉ . Tiếp tục chọn “Tìm
kiếm hình ảnh”. Tại hộp tìm kiếm, click phải chuột rồi chọn Paste để dán từ khóa vừa Copy.
Sau khi gõ xong, các bạn nhấn phím Enter hoặc nhấn chuột vào nút “Tìm kiếm”.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 23/121


Hình 2-16: Tìm kiếm hình ảnh về Kim tự tháp bằng từ khóa tiếng Anh
Trang web sẽ hiển thị nhưng hình ảnh về Kim tự tháp. Để tải về các bạn làm theo hướng dẫn
như Mục 2.1.3.
Ghi chú, thủ thuật
Khi gõ từ tìm cần tra, hãy chú ý đến những từ hiện ra ở phía dưới trong khi bạn gõ. Có thể từ
cần tra sẽ hiện ra trong danh sách và bạn chỉ việc chọn từ đó mà không cần gõ hết.
Hãy sử dụng phím tắt trên bàn phím khi bạn thực hiện thao tác copy (Ctrl + C) và dán (Ctrl
+ P).
Một số từ khóa tiếng việt có thể không tra được từ tiếng anh mong muốn, các bạn hãy sử dụng
những từ đồng nghĩa khác.
Bạn cũng có thể tra từ tiếng anh bằng cách chọn từ điển Anh- Việt, hay tra các ngôn ngữ khác
tùy vào các từ điển hỗ trợ được hiển thị.
Ghi nhớ
Để tra từ trực tuyến bạn vào địa chỉ trang web: sau đó chọn Tra từ.
Gõ từ khóa cần tra và hãy chọn loại từ điển mà bạn sử dụng để tra từ trước khi click chọn
Tra từ.
Câu hỏi, bài tập
Hãy tìm từ tiếng anh của các cụm từ tiếng việt sau: thư viện, bài giảng, giáo án, núi lửa, động
đất, sóng thần… Sau đó dùng các từ tiếng anh tra được để tìm kiếm thông tin về nó trên google.
2.3. Tìm kiếm và tải phim từ Youtube.com
2.3.1. Giới thiệu về Youtube.com
YouTube, trang web đăng tải nội dung video đang được ưa chuộng nhất thế giới. Trang web
này được ưa chuộng phần lớn do các đoạn video trên này đều được trình chiếu miễn phí.
Các đoạn video trên YouTube chỉ dài khoảng hai phút. Đây là những đoạn phim do các thành
viên của trang web sưu tầm được và chia sẻ tại đây. Ngoài ra, lượng phim tự quay, tự biên tập cũng
đang ngày càng phát triển. Để sử dụng YouTube, bạn phải dùng Internet băng thông rộng để đảm bảo
xem hình ảnh rõ nét, liên tục và không bị giật.
2.3.2. Thao tác tìm kiếm phim
Mở trình duyệt web Internet Explore và nhập địa chỉ . Màn hình của trang

Youtube hiện ra.
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 24/121

Hình 2-17: Màn hình của Youtube
Gõ từ liên qua đến đoạn phim cần tìm vào hộp tìm kiếm.
Ví dụ: Để tìm phim nói về Hồ Gươm nên bạn gõ vào từ khóa: “hồ gươm”.
Nhấn Enter hoặc click chuột vào nút Search để tìm. Trang web hiển thị các đoạn phim có
tiêu đề chứa từ khóa mà tôi gõ.
Hình 2-18: Cửa sổ kết quả tìm kiếm và xem phim tìm được
Để xem một đoạn phim, chúng ta click chuột chọn đoạn phim đó. Nếu đó không phải là đoạn
phim bạn cần. Chọn nút Back để trở lại trang trước, rồi tiếp tục chọn xem phim khác cho đến khi tìm
được phim ưng ý.
Các bạn cũng có thể tìm bằng từ khóa tiếng anh sẽ cho nhiều kết quả hơn.
2.3.3. Thao tác tải phim
Để tải Video mà mình tìm được trên Youtube về máy của mình, bạn làm như sau:
Tại cửa sổ trang web đang xem phim tìm được. Vào menu File→New Window. Gõ địa chỉ:
để vào trang web sau:
Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim
Trang 25/121

×