Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

đồ án tốt nghiệp xây dựng hệ thống kế toán tiền mặt ở tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.53 KB, 42 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Lê Thế Quyền
Lớp: K44/41.02
ĐỀ TÀI HTTT KẾ TOÁN TIỀN MẶT
LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động kinh tế sôi động, có nhiều thời
cơ và cũng có nhiều thách thức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự
cạnh tranh của nền kinh tế thị trưòng ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát
triển được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động để tìm ra
phương thức, cơ chế quản lý kinh doanh có hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường đem lại lợi nhuận cao. Và kế toán là công cụ quan trọng phục
vụ cho quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý. Nó cung cấp thông tin
kế toán chất lượng cho các cơ quan chức năng và nhà quản lý.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ thông tin. Tin
học đã đi vào tất cả các “ngõ ngách” của đời sống xã hội, từ những công việc
đơn giản như giải một bài toán thuần tuý đến những vấn đề phức tạp như
việc áp dụng tin học trong công nghệ viễn thông hay trong nghiên cứu vũ
trụ…Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã và đang đem lại
nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp từ việc lưu trữ dữ liệu đến việc tìm
kiếm thông tin, lên các báo cáo…giúp cho công tác quản lý được thực hiện
một cách dễ dàng hơn. Tin học hóa công tác kế toán là việc làm rất thiết thực
giúp cho công việc kế toán tại doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời, chính xác
hơn tăng hiệu suất làm việc của nhân viên kế toán nói riêng và công tác quản
lý nói chung.
Bởi tầm quan trọng và tính cấp thiết cần phải hoàn thiện việc tin học
hóa công tác kế toán trong doanh nghiệp với quá trình tìm hiểu lý luận cũng
như thực tiễn công tác kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống kế toán tiền mặt ở Tổng công ty Thép
Việt Nam” để trình bày trong bài viết này với mong muốn sẽ góp phần hoàn
thiện hơn tổ chức kế toán nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng
công ty.


Nội dung chính của đồ án gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài
Chương 2: Công tác kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán tiền mặt
Để hoàn thành đồ án, tôi nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy
Nguyễn Hữu Xuân Trường, các thầy giáo, cô giáo trong trường cùng với các
anh chị trong phòng tài chính kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tôi
xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Kế toán tiền mặt
1.1.1 Kế toán vốn bằng tiền
1.1.1.1 Khái niệm kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và
trong các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân
hàng và tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý).
1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao.
Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền là điều kiện tăng hiệu quả vốn lưu động, bảo
vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản của đơn
vị.
Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1 – Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động
của các loại vốn bằng tiền
2 – Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ
tục quản lý vốn bằng tiền.
1.1.1.3 Các nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý

tiền tệ của Nhà nước sau đây:
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được
theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ
tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi chi
tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kì, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ
giá thực tế.
1.1.2 Kế toán tiền mặt
1.1.2.1 Khái niệm
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín
phiếu và ngân phiếu.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền thường
xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tùy
thuộc vào quy mô, tích chất hoạt động , ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải
gửi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mạt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực
hiện. Thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu hoặc
không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt
đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ kí của Kế toán trưởng
và thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng
từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ
được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ
kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán quỹ. Số tồn quỹ cuối ngày
phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.
1.1.2.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt
- Phiếu thu – mẫu 01 – TT (BB)

- Phiếu chi – mẫu số 02 – TT (BB)
- Bảng kê vàng bạc, đá quý – mẫu số 07 – TT (HD)
- Bảng kiểm kê quỹ – mẫu số 08a – TT, 08b – TT (HD)
Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản
ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Các sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tiền mặt
1.1.2.3 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán
sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 111 có kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… nhập quỹ
- Số tiền thừa phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỉ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ
- Số tiền thiếu phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái giảm do đánh giá lại cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có.
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
- Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 112, TK
113, TK 331, TK 152, TK 211, TK 133…
1.1.2.4 Trình tự kế toán tiền mặt
 Kế toán các khoản thu chi bằng tiền Việt Nam
- Các nghiệp vụ thu tiền:
Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 511, 512, 515 – DT bán hàng ra ngoài, nội bộ và tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 131, 138, 141 – Thu hồi các khoản nợ phải thu
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 128, 221, 222 – Thu hồi tiền đầu tư
Có TK 144, 244 – Thu hồi các khoản kí cược, kí quỹ
- Các nghiệp vụ chi tiền mặt:
Nợ TK 152, 153, 156, 211 – Chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Nợ TK 331, 311, 315 – Chi tiền trả nợ cho người bán, vay ngắn hạn
Nợ TK 333, 334, 336 – Chi tiền thanh toán với NN, với CNV, với nội bộ
Nợ TK 112, 113 – Chi tiền gửi vào ngân hàng, gửi qua bưu điện…
Nợ TK 121, 221, 128, 222, 228 – Chi tiền đầu tư
Nợ TK 144, 244 – Chi tiền kí cược, kí quỹ
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 635, 241…
Có TK 111 – Tiền mặt
 Kế toán các khoản thu chi bằng ngoại tệ
- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị
tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận) về
nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỉ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
- Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư,
hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản
Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các khoản Nợ phải thu
và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất
quỹ theo 1 trong các phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuất

trước; nhập sau xuất trước…, tỷ giá nhận nợ…).
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế
toán.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo
tỷ giá thực tế mua, bán.
• Kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt trong
giai đoạn sản xuất kinh doanh (kể cả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản).
Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhập
quỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao
dịch, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi:
Nợ TK 111(1112) – Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 511, 711 – Doanh thu bán hàng (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại
Khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt:
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(1112) – Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giá giao dịch
BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 131, 136, 138)
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải trả
(tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán các
khoản phải thu) thì số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 111(1112) – Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (Tỷ giá BQLNH)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hói đoái ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại

Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hóa và chi trả các
khoản chi phí bằng ngoại tệ:
+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642… (theo tỷ giá giao dịch
BQLNH)
Có TK 111(1112) – Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giá giao dịch
BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(1112) – Tỷ giá giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111(1112) (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại
Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ vay…
+ Nếu phát sinh lãi trong giao dịch thanh toán nợ phải trả ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336…(Tỷ giá ghi sổ kế toán các TK Nợ phải trả)
Có TK 111(1112) – Tiền mặt (tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ
kế toán TK 331 lớn hơn tỷ giá hối trên sổ kế toán Tk 1112)
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 331, 315, 331, 336 (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111(1112) – (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại
• Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong thời kỳ của hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động).
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, thiết kế xây dựng cơ bản,
khối lượng xây dựng lắp đặt do người bán hoạc người nhận thầu bàn giao,
bằng ngoại tệ.
- Khi thanh toán Nợ phải trả bằng ngoại tệ (người bán, nợ vay, nội bộ…)

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Có TK 413
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Nợ TK 413
- Hàng năm chênh lệch tỷ giá được phản ánh lũy kế trên TK 413 cho đến
khi hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư thì kết chuyển tỷ giá hối đoái thực hiện
(bù trừ số phát sinh bên Nơ và bên Có TK 413). Số chênh lẹch tỷ giá được
tính ngay vào chi phí hoặc doanh thu của hoạt động tài chính hoặc kết chuyển
sang TK 242 (nếu bị lỗ) hoặc kết chuyển vào TK 3387 (nếu lãi) để phân bổ
trong thời gian tối đa không quá 5 năm.
• Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo giá
giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 111 (1112) – Tiền mặt
Có TK 413 (4131, 4132) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Trường hợp bị lỗ (tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413 (4131, 4132) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112) – Tiền mặt
• Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm.
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 413 (4131)
1.2 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin
1.2.1.1 Hệ thống
 Khái niệm:
Hệ thống là một tập hợp các phần tử có các mối quan hệ hữu cơ với nhau và
cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung

 Một số tính chất của hệ thống
- Tính nhất thể: Phạm vi và quy mô của hệ thống không thay đổi trong
những điều kiện xác định.
- Tính tổ chức có thứ bậc: Hệ thống có nhiều hệ thống con và là con của
hệ thống lớn hơn.
- Tính cấu trúc: Hệ thống gồm các phần tử được sắp xếp theo trật tự nhất
định và có mối liên hệ với nhau.
- Tính điều khiển: Mỗi hệ thống đều có cơ chế điều khiển tác động lên
các phần tử của hệ thống để hệ thống tiến tới mục tiêu xác định.
 Mục tiêu nghiên cứu của hệ thống
Để giải quyết một vấn đề trong thực tế, dẫn đến giải quyết những vấn đề của
hệ thống nào đó. Mục tiêu của nghiên cứu hệ thống là: Hiểu hệ thống, tác
động lên hệ thống theo cách có hiệu quả, phát triển hệ thống
1.2.1.2 Hệ thống thông tin
 Khái niệm về hệ thống thông tin
Là một hệ thống được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối,… nhằm
cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điều hành
hoạt động của tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp…
Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin gồm:
(1) Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục
để biến đổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin.
(2) Phần cứng (Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử có khả năng tổ
chức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độ
nhanh, chính xác thành các thông tin có ích cho người dùng.
(3) Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ mà
máy hiểu được để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần
thiết theo thuật toán đã chỉ ra.
(4) Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc
xử lý trong hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý.
(5) Thủ tục là những chỉ dẫn của con người.

Hệ thống thông tin mang các đặc điểm: Các phần tử của hệ thống thông tin là
các đối tượng xử lý thông tin. Mối liên hệ giữa các phần tử của hệ thống
thông tin là mối liên hệ thông tin. Trạng thái của hệ thống thông tin cũng như
trạng thái của các phần tử của nó phụ thuộc vào dữ liệu cần xử lý.
 Phân loại hệ thống thông tin
Dựa vào mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại thì hệ thống
thông tin được chia thành các loại chính sau:
- Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS – Transaction Processing
System)
Hệ thống thông tin xử lý giao dịch là hệ thống hỗ trợ cho những công việc
hàng ngày nhờ việc duy trì những bản ghi thông tin chi tiết.
Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp vì vậy sẽ giúp công ty
giám sát được công việc và duy trì mối liên hệ giữa những hoạt động trong
kinh doanh.
Ví dụ: Hệ thống thanh toán tiền lương, Hệ thống kế toán máy, Hệ thống
quản lý sinh viên, Hệ thống quản lý thư viện…
- Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Infomation
System)
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ
chức. Chúng làm giảm nhẹ công việc quản lý bằng cách đưa ra những báo cáo
tóm tắt có cấu trúc dựa trên cơ sở hoạt động có tính lặp đi lặp lại và quy
chuẩn. Hệ thống thông tin quản lý ở mức cao hơn là những ứng dụng xử lý
giao dịch.
Ví dụ: Hệ thống quản lý đại lý bán vé của ngành hàng không.
- Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS – Decision Support System)
Hệ thống hỗ trợ quyết định được thiết kế với mục đích là trợ giúp các hoạt
động ra quyết định. Hệ thống là những công cụ giúp giải quyết những tình
huống ít cấu trúc. DSS thường được tạo ra để giải quyết những vấn đề riêng
hoặc cơ sở xử lý đặc biệt và để nghiên cứu những vấn đề cùng một loại hoặc
có cùng khả năng.

Ví dụ: Chương trình hỗ trợ quyết định trong ngành hàng không.
- Hệ thống chuyên gia (ES – Expert System)
Hệ thống chuyên gia là các hệ thống thông tin đặc biệt, cung cấp lời khuyên
và sự giúp đỡ về những vấn đề bán cấu trúc. Hệ chuyên gia sử dụng những
lập luận của mình để đáp lại những yêu cầu và để tạo ra những khuyến cáo
hoặc dự báo cho những vấn đề nhất định. Trong hầu hết các hệ chuyên gia
ngày nay cơ sở hiểu biết gồm một bộ các quy tắc.
Ví dụ: Hệ thống cố vấn việc gửi hàng hóa
- Hệ thống tự động văn phòng (OAS – Office Automation Systems)
Hệ thống tự động văn phòng là những hệ thống tạo ra, lưu trữ, biến đổi và xử
lý những thông tin liên lạc giữa các cá nhân bằng chữ viết, bằng lời nói hoặc
bằng hình ảnh. Tính không cấu trúc của hệ thống tự động văn phòng: Những
ứng dụng OAS thay đổi rất nhiều nhưng lại không thể hiện cấu trúc đặc trưng
như những ứng dụng của TPS, MIS hoặc DSS.
- Hệ thống hỗ trợ quản trị (ESS – Executive Support Systems)
Hệ thống hỗ trợ thông tin cần thiết cho những nhà quản trị cấp cao bằng cách
tóm tắt và trình bày dữ liệu có mức tập hợp cao nhất.
Mục đích của ESS là nhằm thu được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi
tích hợp dữ liệu đó lại và hiển thị thông tin kết quả trong dạng dễ sử dụng, dễ
hiểu.
1.2.2 Các bước phát triển hệ thống thông tin
Quá trình phát triển một hệ thống thông tin được triển khai qua các bước:
 Khảo sát và lập kế hoạch
- Khảo sát và thu thập các thông tin của hệ thống hiện thời gồm các
công việc:
 Mô tả hiện trạng
 Đánh giá hiện trạng
- Thiết lập dự án, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi, đánh giá khả
thi, ký kết hợp đồng, trình tự thực hiện, nhân lực cho dự án, phân chia công
việc, lịch thực hiện…

 Phân tích
- Xây dựng biểu đồ ngữ cảnh
- Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng
- Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu
- Xây dựng ma trận thực thể chức năng
- Xây dựng mô hình thực thể liên kết
- Đánh giá khả thi và viết tài liệu phân tích
 Thiết kế
- Thiết kế kiến trúc hệ thống
- Thiết kế các mô đun chương trình
- Thiết kế giao diện chương trình
- Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Thiết kế các báo cáo
- Lập tài liệu thiết kế hệ thống
 Thực hiện
- Lựa chọn môi trường cài đặt
- Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng
- Lựa chọn công cụ tạo giao diện và báo cáo
- Xây dựng hệ thống
- Viết tài liệu sử dụng
 Kiểm thử
- Lựa chọn công cụ kiểm thử
- Kiểm chứng các mô đun chức năng của hệ thống thông tin
- Thử nghiệm hệ thống thông tin
- Khắc phục các lỗi nếu có
 Triển khai và bảo trì
- Cài đặt, đào tạo,… người dùng hệ thống thông tin
- Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thông tin
- Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thông tin
- Viết báo cáo nghiệm thu

1.2.3 Các mô hình hệ thống
1.2.3.1 Mô hình nghiệp vụ của hệ thống
Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức
(hay một phạm vi được nghiên cứu của tổ chức) và những mối quan hệ bên
trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi
trường bên ngoài.
Một mô hình nghiệp vụ gồm có các thành phần sau:
+ Biểu đồ ngữ cảnh
+ Biểu đồ phân rã chức năng
+ Danh sách các hồ sơ sử dụng
+ Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng
+ Mô tả chi tiết chức năng lá
1.2.3.2. Mô hình hoá quá trình xử lý
Mô hình hoá tiến trình nghiệp vụ là sự biểu diễn đồ thị các chức năng của quá
trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong
một hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống và môi trường của nó.
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0.
- Phát triển biểu đồ luồng dữ liệu các mức i.
- Cấu trúc biểu đồ luồng dữ liệu logic các mức sơ cấp.
1.2.3.3. Mô hình thực thể - quan hệ ERM
Ba phần tử chính của ERM là: thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ giữa
các thành phần đó. Cụ thể:
- Thực thể: là khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ thể hay các khái
niệm độc lập có cùng những đặc trưng chung mà ta quan tâm. Bản thể là một
đối tượng tụ thể của thực thể.
- Thuộc tính: là các đặc trưng của thực thể. Mỗi thực thể có một tập các
thuộc tính gắn kết với nó.
- Mối quan hệ giữa các thực thể là một khái niệm mô tả mối quan hệ vốn
có giữa các bản thể của các thực thể.
1.2.3.4. Mô hình dữ liệu – quan hệ

- Quan hệ: Là một bảng dữ liệu hai chiều có các cột có tên, gọi là các
thuộc tính, có các dòng không có tên, gọi là những bộ dữ liệu (bản ghi).
- Các thuộc tính của quan hệ: chính là tên của các cột:
+ Thuộc tính lặp: là các thuộc tính mà giá trị của nó trên một số dòng
khác nhau, còn các giá trị còn lại của nó trên các dòng này như nhau.
+ Khóa dự tuyển: Là các thuộc tính mà các giá trị của nó xác định duy
nhất mỗi dòng, và nếu có nhiều hơn một thuộc tính thì khi bỏ đi một thuộc
tính trong số đó thì giá trị không xác định duy nhất dòng.
- Các chuẩn của các quan hệ: Là các đặc trưng cấu trúc mà cho phép ta
nhận biết được cấu trúc đó. Có 3 chuẩn cơ bản:
+ Chuẩn 1 (1NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 1NF nếu nó không chứa các
thuộc tính lặp.
+ Chuẩn 2 (2NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 2NF nếu nó thỏa mãn dạng
1NF và không chứa các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa.
+ Chuẩn 3 (3NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 3 nếu nó thỏa mãn chuẩn 2
và không có thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa.
1.3 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1.3.1 Khái niệm cơ cở dữ liệu và hệ quản trị cơ cở dữ liệu
1.3.1.1 Cơ sở dữ liệu
 Định nghĩa: Một cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến
nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ
thứ cấp để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với
những mục đích khác nhau.
 Phân loại:
Cơ sở dữ liệu được phần làm nhiều loại khác nhau:
- Cơ sở dữ liệu dạng file: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể
là text, ascii, *.dbf. Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro
- Cơ sở dữ liệu quan hệ: Dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi
là các thực thể, giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan
hệ, mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính.

Các hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle,
MySQL
- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Dữ liệu cũng được lưu trữ trong các
bản dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng
như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng
xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các
hệ quản trị có hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle,
Postgres.
- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định
dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag. Đây là cơ sở dữ
liệu có nhiều ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên
cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng.
1.3.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Định nghĩa: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo
lập cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.
Các thao tác truy nhập chủ yếu:
- Tìm kiếm dữ liệu theo chỉ tiêu nào đó
- Bổ sung dữ liệu vào cơ sở dữ liệu
- Loại bỏ dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu
- Sửa chữa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường dùng:
+ Quy mô lớn: Oracle (chạy trên 100 cấu hình khác nhau), DB/2
của IBM, Sybase.
+ Quy mô vừa và nhỏ: Microsoft access, Visual Foxpro, Paradox.
1.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mirosoft Visual Foxpro
Visual FoxPro được phát triển từ FoxPro (có nguồn gốc từ FoxBASE – bắt
đầu phát triển từ 1984 bởi Fox Technologies, sử dụng cách lập trình theo thủ
tục). Phiên bản cuối cùng của FoxPro 2.6 làm việc trên Mac OS, MS-DOS,
Windows và Unix. Visual FoxPro 3.0 là phiên bản "Visual" đầu tiên, có thể
chạy trong Mac và Windows, các phiên bản sau chỉ dùng trong Windows.

Visual FoxPro, ký hiệu vắn tắt là VFP, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(Database Management System – DBMS) kiểu quan hệ của Microsoft. Visual
FoxPro 9.0 là phiên bản mới nhất cho đến thời điểm này của VFP.
Visual Foxpro mang các đặc điểm sử dụng sau:
- Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị cơ sở dữ liệu, cả chức năng
của ngôn ngữ lập hướng đối tượng Microsoft. Sự tích hợp này đã mang lại
cho VFP khả năng ứng dụng vừa tiện lợi, vừa dễ dùng.
- Tính bảo mật của Visual Foxpro không cao
- Có thể phát triển ứng dụng bằng Visual Foxpro trong môi trường mạng
và cho nhiều người dùng.
- Visual Foxpro đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới, để phát triển các ứng dụng trong quản lý (quản lý tài chính,
kế toán, nhân sự, vật tư…).
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT
NAM
2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam
Tên công ty: Tổng công ty thép Việt Nam (VSC)
Địa chỉ: 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3.8561767 Fax: (84-4) 3.8561815
E-mail:
Website: />Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng
và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và Tổng
Công ty Kim khí. Trong đó:
- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là
Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép
Đà Nẵng.
- Tổng Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ
thống tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành
phố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
- Từ năm 1996 – 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức và

hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91. Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty
đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang
hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, Công
ty mẹ – Tổng Công ty hiện có 02 trụ sở cơ quan:
+ Trụ sở chính: Số 91 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
+ Trụ sở phía Nam: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 05 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
Trong đó có: Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Uỷ viên kiêm Tổng Giám đốc
Tổng Công ty, 01 Uỷ viên kiêm trưởng Ban kiểm soát Tổng Công ty.
- Ban Kiểm soát: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định thành
lập và bổ nhiệm các thành viên.
- Tổng Giám đốc và 5 Phó Tổng Giám đốc.
- 09 Phòng chức năng nghiệp vụ:
+ Kế hoạch và Hợp tác quốc tế
+ Vật tư Xuất Nhập khẩu
+ Thị trường
+ Tài chính Kế toán
+ Đầu tư phát triển
+ Kỹ thuật An toàn
+ Tổ chức Lao động
+ Bất động sản
+ Văn phòng Tổng Công ty
Tổng số lao động tại cơ quan Công ty mẹ – Tổng Công ty là 183 người,
(trong đó: Trụ sở chính 102 người; Trụ sở phía nam 81 người).
 Hệ thống các Đơn vị trực thuộc, các Công ty con, Công ty liên kết của
Tổng Công ty được thể hiện như sau:

- Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ – Tổng Công ty : 10 đơn vị (Trong
đó có 03 Công ty, 03 Chi nhánh, 01 Trung tâm, 01 Khách sạn và 02 đơn vị sự
nghiệp)
- Các Công ty con : 10 Công ty (Trong đó có 4 Công ty sản xuất luyện
cán thép, 1 Công ty sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng, 4 Công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức tiêu thụ)
- Các Công ty liên kết: 24 Công ty (Trong đó có 09 Công ty cổ phần và
15 Công ty TNHH, Liên doanh đang lựa chọn các hình thức chuyển đổi theo
quy định của Luật Doanh nghiệp 2005)
• Các Công ty mới thành lập có cổ phần vốn góp của Tổng công ty:
+ Công ty CP.Thép Tấm lá Thống Nhất
+ Công ty CP Đầu tư Cảng Container
+ Công ty CP Tài chính Xi măng
• Các Công ty liên kết tự nguyện:
Tổng công ty đã hoàn thiện “Quy chế tiếp nhận các Công ty con, Công ty liên
kết tự nguyện” và đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để tiếp nhận một số
Công ty theo đề nghị của doanh nghiệp nhằm khai thác và phát huy tối đa sức
mạnh của hệ thống, của từng doanh nghiệp.
 Cơ chế hoạt động hiện tại:
Công ty mẹ – Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chức năng
trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính. Tổ chức và hoạt
động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
91/2007/QĐ –TTg ngày 21/6/2007 và các văn bản pháp quy hướng dẫn, chỉ
đạo thực hiện của Bộ Công thương, các Bộ ngành chức năng nhà nước. Công
ty mẹ – Tổng Công ty ban hành các Quy chế quản lý, vận hành trong từng
lĩnh vực để triển khai các mặt hoạt động trong toàn Tổng Công ty.
Trừ Công ty gang thép Thái nguyên – hiện còn là doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước, đang tổ chức – hoạt động theo Luật DNNN và Điều lệ do Tổng
Công ty phê duyệt, đã và đang triển khai cổ phần hoá trong năm 2008 – 2009.
Còn lại, các Công ty con, Công ty liên kết của Tổng Công ty được tổ chức và

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Người đại diện Tổng
Công ty tại các Công ty này, thực hiện trách nhiệm theo “Quy chế thực hiện
quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ – Tổng Công ty Thép Việt nam tại các
Công ty con, Công ty liên kết”.
 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng
luyện kim và sản phẩm thép sau cán.
- Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công
nghiệp sản xuất thép.
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu
luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật
tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí
và các ngành công nghiệp khác.
- Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản
xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng.
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề
cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại.
- Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng,
nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu
đô thị và bất động sản khác.
- Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ
thống thiết bị dẫn khí.
- Kinh doanh tài chính.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành.
- Xuất khẩu lao động.
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
 Năng lực thực tế của Tổng Công ty:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử
dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.

Trong đó:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên :
988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng.
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết
(bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước
tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng.
- Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong
đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm.
- Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5
triệu T/năm.
- Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu T/năm.
- Tổng số lao động bình quân: trên 17.000 người. Trong đó lao động có
trình độ từ Đại học trở lên là trên 3.100 người (nam 2.300, nữ 800), chiếm
trên 18% và lao động có trình độ tay nghề cao trên 3.300 người, chiếm gần
20% tổng số lao động của toàn Tổng Công ty.
 Định hướng phát triển:
Tổng Công ty đã và đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án thành lập Tập
đoàn Thép Việt nam để trình Chính phủ, đồng thời đang thực hiện việc xây
dựng chiến lược phát triển dài hạn của Tổng Công ty.
2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam
Hiện nay, Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty
con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do vậy việc hạch toán tại Tổng
công ty và các đơn vị thành viên được tiến hành độc lập với nhau. Việc hạch
toán ở Tổng công ty được thực hiện bởi Phòng tài chính kế toán.
2.2.1 Chức năng của Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng
giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực tài
chính, kế toán của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và
của Tổng công ty.
2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng tài chính kế toán

- Nghiên cứu chính sách, chế độ và các quy định của pháp luật hiện hành
về quản lý tài chính, kế toán, thuế của nhà nước để đề xuất biện pháp và tổ
chức thực hiện trong Tổng công ty.
- Xây dựng chiến lược tài chính, kế hoạch tài chính và các phương án
huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty.
- Tham gia công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định tài chính kinh tế, dự
toán, quyết toán các dự án đầu tư. Kiểm soát hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
của Tổng công ty.
- Lập báo cáo tài chính của Tổng công ty theo chuẩn mực và chế độ kế
toán.Xây dựng chính sách, kế hoạch phân phối lợi nhuận của Tổng công ty,
chính sách cổ tức tại các đơn vị có vốn góp của Tổng công ty.
- Giám sát các khoản thu, chi tài chính; thanh toán nợ và việc quản lý, sử
dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản.
- Hướng dẫn tổ chức công tác kế toán và thu thập, xử lý thông tin tài
chính, kế toán của Tổng công ty. Phân tích hoạt động kinh tế định kỳ hoặc đột
xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, thống kê,
hạch toán, sử dụng vốn, tài sản và quản lý công nợ trong nội bộ Tổng công ty.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ theo qui định.
- Đề xuất biện pháp quản lý tài chính tại các đơn vị có vốn góp của Tổng
công ty.
- Là đầu mối tiếp nhận sự chỉ đạo và phối hợp của các Bộ, ngành và địa
phương để giải quyết các vấn đề có liên quan.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng tài chính kế toán gồm có:
- Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng.
- Các chuyên viên.
2.3 Hạch toán kế toán ở Tổng công ty Thép Việt Nam
2.3.1 Hình thức kế toán
Tại Tổng Công ty Thép Việt Nam, hình thức kế toán được áp dụng là hình
thức Chứng từ ghi sổ Nhật kí – Chứng từ.

- Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ là các hoạt
động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để
ghi vào các sổ Nhật kí – Chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ Nhật
kí – Chứng từ ghi vào Sổ cái các tài khoản.
- Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức Nhật kí – chứng từ gồm:
Sổ Nhật ký – Chứng từ, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết. Ngoài ra còn
sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê để tính toán, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hóa số liệu phục vụ cho việc ghi sổ Nhật ký – Chứng từ.
- Sổ Nhật ký – Chứng từ là sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạt
động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên có của từng tài khoản kế toán có
quan hệ đối ứng với bên Nợ của các tài khoản khác có liên quan. Sổ Nhật ký
– Chứng từ được xây dựng chủ theo 2 loại mẫu sổ:
Sổ Nhật ký – Chứng từ xây dựng theo mẫu sổ kiểu nhiều cột được sử dụng để
ghi hàng ngày các hoạt động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên Có của tài
khoản có quan hệ đối ứng với bên Nợ các tài khoản liên quan khác.
Sổ Nhật ký – Chứng từ xây dựng theo mẫu sổ kiểu bàn cờ được sử dụng để
ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống hóa trên
các bảng kê theo số phát sinh bên Có của nhiều tài khoản đối ứng với bên Nợ
các tài khoản có liên quan.
Ngoài ra Sổ Nhật ký – Chứng từ còn có phần số dư đầu tháng, số dư cuối
tháng.
- Sổ cái các tài khoản là sổ kế toán tổng hợp được xây dựng theo mẫu sổ
kiểu bàn cờ theo từng tài khoản kế toán tổng hợp được sử dụng cho cả năm để
ghi vao cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống hóa trên
các sổ Nhật ký – Chứng từ theo quan hệ đối ứng: ghi Nợ tài khoản đối ứng
với ghi Có các tài khoản liên quan, còn phần ghi Có tài khoản được ghi theo
tổng số.
- Sổ kế toán chi tiết là sổ kế toán sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh
tế tài chính một cách chi tiết, cụ thể theo yêu cầu quản lý cụ thể, chi tiết đối
với các hoạt động kinh tế tài chính đó mà trên sổ Nhật ký – Chứng từ chưa

kết hợp được kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

×