Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 110 trang )

0 đến 200 trong 6 giây
Để hiểu được truyện cười thì đơn giản hơn so với dịch lại truyện cười đó. Các bạn hãy thử tự dịch câu chuyện
này xem sao nhé!
Linh: Anh John ơi, ai lại làm gì anh mà trông anh buồn thế?
John: My friend Jake was in trouble. He forgot his wedding anniversary. His wife was really pissed.
She told him "Tomorrow morning, I expect to find a gift in the driveway that goes from 0 to 200 in 6 seconds
AND IT BETTER BE THERE!!"
The next morning he got up early and left for work. When his wife woke up, she looked out the window and
sure enough there was a box gift-wrapped in the middle of the driveway.
Confused, the wife put on her robe and ran out to the driveway, brought the box back in the house.
She opened it and found a brand new bathroom scale.
Jake has been missing since then
Linh: Anh lại trêu Linh đúng không? Nghe xong Linh cũng thấy buồn, nhưng mà là buồn cười cơ!
1
John: Thì anh đang muốn trêu Linh mà, nhưng lại bị Linh phát hiện mất rồi. Chắc Linh cũng hiểu được
punch-line (/'pʌnt∫'lain/ - điểm nút) của câu chuyện rồi nên mới thấy buồn cười?
Linh: Vâng, suýt nữa thì bị anh “lừa”, cứ phải nhịn cười, sợ bị chê là vô duyên “cười trên sự đau khổ của
người khác”.

Theo các bạn thì món quà mà người vợ đề cập tới (a gift in the driveway that goes from 0 to 200 in 6 seconds)
là gì và punch-line là ở đâu?
John: Để hiểu được truyện cười thì đơn giản hơn so với dịch lại truyện cười đó. Các bạn hãy thử tự dịch câu
chuyện này xem sao nhé!
Linh: Và Linh cũng sẽ dịch lại vào ngày mai.
Từ lóng trong tiếng Anh
“Slang” (từ lóng) thường không được dùng trong ngôn ngữ trang trọng (formal), nó thường mang tính chất
biến hóa, sinh động, biểu cảm, ẩn dụ cao hơn ngôn ngữ bình thường….
Linh: Anh John ơi, Linh đã từng nghe nói và cũng đã từng sử dụng “slang” nhưng vẫn chưa thực sự hiểu
“slang” là gì?
John: Cũng có thể hiểu “slang” là từ lóng, tiếng lóng, còn nếu rõ ràng hơn nữa thì “slang” là các từ, các ngữ
hay các cách diễn đạt không mang tính “tiêu chuẩn” của một ngôn ngữ bất kỳ. “Slang” thường không được


dùng trong ngôn ngữ trang trọng (formal), nó thường mang tính chất biến hóa, sinh động, biểu cảm, ẩn dụ cao
hơn ngôn ngữ bình thường. “Slang” cũng mang tính chất vùng miền và tính chất thời đại nữa.
Linh: Thực sự Linh không biết nhiều lắm về “slang” nên xem phim (phim Mỹ thường dùng rất nhiều tiếng
lóng) nhiều khi cũng không hiểu lắm. Anh John “chỉ giáo” cho Linh một số “bài cơ bản” đi xem nào.
John: Tiếng lóng thì rất vô biên. Không mang tính tiêu chuẩn nên nó cũng “thiên biến vạn hóa” lắm, hôm nay
anh sẽ chỉ liệt kê ra một số từ và cách diễn đạt hay được sử dụng thôi nhé, hôm khác nếu có thời gian chúng ta
sẽ lại tiếp tục chủ đề này.
Trước hết, theo như cách người Việt Nam hay nói, chúng ta phải bàn đến vấn đề “đầu tiên” chứ nhỉ! Ở Mỹ nói
đến tiền là chúng ta đang nói đến “dollar”, “buck” cũng được hiểu với nghĩa tương tự:
- How much for this, please? (Xin hỏi cái này bao nhiêu tiền)
- Ten bucks. (Mười đô la)
Tiếp đến, với những khoản tiền lớn hơn, hàng nghìn đô la thì có thể dùng “grand” thay cho “thousand
dollars”.
2
“Buy” ngoài nghĩa “mua” thì còn có thể dùng với nghĩa “hiểu”:
I still don’t buy it. Could you repeat once more? (Tôi vẫn không hiểu. Anh có thể lập lại thêm lần nữa được
không?).
Hoặc còn có thể dùng như một từ lóng như sau:
This isn’t the highway! Slow down or you’re going to buy it in a car accident! (Đây không phải là đường cao
tốc! Chạy chậm lại không có anh sẽ chết trong tai nạn xe hơi mất thôi!).
John: Hãy xem ví dụ sau:
Sandra played a mean joke on Justin. He didn’t get it at first. But when he did, he got really mad. The others
tried to cool him down but couldn’t keep him from storming out of the bar. (Sandra trêu Justin hơi quá. Ban
đầu thì cậu ấy không hiểu. Nhưng khi hiểu ra rồi thì cậu ấy cực kỳ giận. Mọi người cố gắng làm cậu ấy bình
tĩnh lại nhưng cũng không giữ nổi cậu ấy khỏi giận dữ bỏ đi khỏi quán bar.)
“Cool down” được dùng giống như “calm down” (bình tĩnh lại, làm cho bình tĩnh lại) còn “storm out” có
nghĩa là nhanh chóng rời khỏi trong khi rất tức giận. Trái nghĩa với “storm out” còn có “storm in”:
He stormed into the house and broke everything got in his way. (Hắn lao vào trong nhà và đập vỡ tất cả
những gì gặp phải)
Linh: Đúng rồi, xem phim Linh rất hay gặp mấy từ này. Còn nghe thấy người ta hay gọi nhau là “chicken” là

sao anh?
3
John: “Chicken” thường được dùng để ám chỉ những người hèn nhát, “nhát chết”. Nó còn được sử dụng
làm động từ (“chicken out”) với nghĩa “từ bỏ, không dám làm việc gì nữa do quá sợ hãi”:
He insisted on trying Bungee Jumping but after seeing how high it was, he chickened out! (Anh ấy nhất định
đòi thử nhảy Bungee nhưng sau khi thấy nó cao thế nào, anh ấy sợ quá không dám thử nữa!)
Cut it out! You must have a lot of guts to keep doing this! (Thôi đi! Mày chắc phải dũng cảm lắm mới dám
làm thế mãi!)
Ở đây, “cut it out” không có nghĩa là thực sự cắt cái gì, mà là “dừng lại, không làm việc gì đó nữa”. Nó
được hiểu tương tự như “break it up” (ở đây cũng không được hiểu là đập vỡ hay bẻ gãy cái gì). “Gut” là
ruột, nôm na cho dễ hiểu “nhiều ruột” có nghĩa là “có nhiều can đảm, có nhiều dũng khí”, tương tự như “to
gan” trong tiếng Việt vậy!
Linh: Có một từ này nữa anh John. Linh thấy người ta hay nói “nailed it”, “nailed him”… “Nail” là cái móng
tay hay cái đinh, động từ là “đóng đinh”, vậy trong những trường hợp kia thì có nghĩa là gì?
John: “Nail” còn có thể hiểu là “hoàn thành tốt, xuất sắc một việc gì đó” hoặc cũng có thể hiểu là “bắt
được, tóm giữ được ai đó”:
After days of practice, she finally nailed the new routine. (Sau rất nhiều ngày luyện tập, cuối cùng cô ấy cũng
tập thành công bài biểu diễn mới)
His father nailed him skipping class/school. (Bố cậu ta bắt quả tang cậu ta trốn học)
Linh: Hôm nay có lẽ dừng ở đây thôi anh John, không có Linh và mọi người bội thực thật mất thôi! “High
five” nào! (2 người, mỗi người 1 bàn tay với 5 ngón tay - five - đập vào nhau ở trên cao - high)
4
“Bạn tri kỷ” trong tiếng Anh là gì?
Có thể ghép từ “mate” với các từ khác để làm rõ hơn về mối liên hệ của những người bạn đó như là
“schoolmate, classmate, roommate” có nghĩa là “bạn cùng trường, bạn cùng lớp, bạn cùng phòng”,
“playmate” là bạn cùng chơi, “soulmate” - bạn tâm giao/tri kỷ
>> Bạn hay thù
Linh: Anh John ơi, sau khi đọc bài “Bạn hay thù - Friend or foe”, một vài người bạn của Linh có hỏi Linh
rằng còn rất nhiều thứ rất “hay ho” liên quan đến “friend” nữa, ví dụ như là các từ khác nữa cùng có nghĩa là
“bạn” chẳng hạn. Hay hôm nay chúng ta thử ngồi ôn lại một lượt để lần tới gặp nhau, Linh sẽ khoe với các

bạn ấy luôn?
John: Được thôi, vì tránh cho Linh khỏi bị friendless (tính từ - không có bạn), anh sẽ dời lịch dành cho việc
“ngồi không ngẫm sự đời” của anh sang buổi chiều, sau việc “đi ra rồi lại đi vào” vậy!
Có rất nhiều từ/từ lóng cũng có nghĩa là bạn hoặc gần gần với bạn như: mate, pal, buddy, colleague, comrade,
partner…
Linh: Linh biết rồi, “mate” cũng có nghĩa là bạn và nó có thể ghép với các từ khác để làm rõ hơn về mối liên
hệ của những người bạn đó như là “Schoolmate, classmate, roommate” có nghĩa là “bạn cùng trường, bạn
cùng lớp, bạn cùng phòng”, “playmate” là bạn cùng chơi, “soulmate” - bạn tâm giao/tri kỷ, đúng không anh?
5
John: Đúng rồi, nhưng đừng nhầm với “checkmate” (danh từ/động từ - chiếu tướng) đấy nhé! “Mate” cũng
còn thường được dùng khi nói về bạn tình trong thế giới động vật.
Linh: “Colleague” là bạn đồng nghiệp, “comrade ” (/'kɔmrid/) là đồng chí thì Linh biết rồi, còn “partner”
có phải là đối tác, cộng sự hay một người làm cùng với mình việc gì đó, gần giống như “associate” (/əˈsoʊʃi
ˌeɪt/) đúng không anh?
John: Ừ, nhưng “partner” còn dùng cho vợ, chồng, người yêu hoặc là bạn nhảy hay người cùng chơi trong
những môn thể nữa nhưng “associate” thì không.
Linh: Còn “buddy” cũng là bạn nhưng thân thiết, thân mật hơn một chút?
John: Cũng tương tự như “pal” nữa. “Pen pal (pen friend)” - bạn qua thư, thường dùng với thư tay, nhưng
cũng có thể chấp nhận với thư điện tử.
6
“Ally” (/ə´lai/) là bạn đồng minh. “Companion” (/kəm´pænjən/) - bạn, bầu bạn, người cùng làm một việc gì
đó, bạn đường…
Đố Linh biết bạn trai, bạn gái là gì?
Linh: Anh John đố câu gì mà dễ thế, đố câu khác khó hơn đi xem nào! Là “boy friend” với “girl friend” chứ
gì nữa!
John: Câu khác khó hơn nhé, 2 từ cùng chỉ bạn thân?
Dễ ợt, “close friend” và… và…
John: Và “bosom friend” (/´buzəm frend/). Hết “tinh vi” rồi nhé!
Hiện tại John cũng chỉ nhớ ra có tới đây thôi, các bạn hãy chia sẻ thêm với Linh các thứ “hay ho” nữa để có
dịp “thể hiện” với các bạn của mình nhé.

Hẹn gặp lại các bạn vào thứ năm!
Mối tình đầu của John
Chắc hẳn từ “taste” đã không còn xa lạ với những người sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên chúng ta hãy cùng trải
nghiệm những cách dùng khác nhau với ý nghĩa khác nhau của từ “taste” hay những thành ngữ với từ “taste”
qua câu chuyện về mối tình đầu của John nhé.
Linh: Mấy hôm nay Hà Nội bắt đầu trở lạnh rồi, anh John ăn mặc cẩn thận vào không có chưa khỏi ốm cũ đã
thêm ốm mới đấy nhé.
John: Ăn thua gì so với ở nhà anh. Mùa đông ở đây cũng còn chưa ăn nhằm gì. Nhưng mà đang quen nắng
nóng, mấy hôm nay trở gió kể cũng thấy gai gai người, nhớ nhà phết!
Linh: Nhớ nhà hay nhớ người yêu?
John: Cũng nhớ người yêu, nhưng mà là… người yêu cũ. Mối tình đầu của anh đấy.
7
Linh: Nghe hấp dẫn quá nhỉ, kể cho em xem nào, để xem mẫu người lý tưởng của anh thế nào nào.
John: Thực ra thì cũng lâu lâu rồi. Cô ấy là một cô gái rất đặc biệt. She’s a woman of taste (có khiếu thẩm
mỹ); she has a very special taste for fashion (đặc biệt thích thời trang). Ước mơ từ nhỏ của cô ấy là lớn lên
sẽ trở thành nhà thiết kế thời trang. Ngoài thời trang thì cô ấy cũng thích nấu nướng nữa. Nhưng phải nói thật
là cô ấy nấu ăn rất dở. Có lẽ đây là sự không hoàn hảo duy nhất của cô ấy.
Có lần cô ấy nấu cho anh món súp - một món hết sức đơn giản. It tasted like pure seawater for crying out
loud (Vị của nó cứ như là nước biển nguyên chất vậy). Cô ấy bảo anh “Could you taste it for me?” (Anh
nếm nó cho em nhé). Anh thấy đã hơi mặn rồi những vì muốn động viên cô ấy, anh bảo là “It’s perfect!”
(Hoàn hảo).

Em biết cô ấy bảo gì không? Cô ấy bảo là “There’s something wrong, I think it’s not salty enough” (Có gì đó
không ổn, em nghĩ chưa đủ mặn) và tiếp tục cho thêm muối vào. Thế mà cuối cùng anh vẫn phải ăn hết đấy!
Linh: Anh John tình cảm nhỉ. Thế sau đó thì sao?
8
John: Sau đó thì cô ấy chuyển đến Milan để theo đuổi ước mơ thời trang của mình. She had her first taste of
a free life with new friends and new opportunities (Cô ấy đã có sự nếm trải đầu tiên về…). I think she has
expensive taste not only in fashion but also in men! (cười buồn) (thích thời trang đắt tiền và cả những người
đàn ông giàu có).

Anh tự nhủ rằng “every man to his taste” (mỗi người đều có sở thích, mong muốn riêng) và cố gắng vượt
qua. That was the first time I had tasted the bitter of love (trải nghiệm vị đắng của tình yêu).
Đáng buồn hơn nữa, sau đó người yêu mới của cô ấy lại bỏ cô ấy để chạy theo một cô người mẫu nổi tiếng.
She got the taste of her own medicine (nếm phải chính thuốc của mình - gậy ông đập lưng ông).
Linh: Buồn nhỉ.
John: Buồn gì chứ, giờ anh đã có tình yêu mới rồi! Việt Nam chính là tình yêu mới của anh đấy!
Bạn hay thù
“With friends like that, who needs enemies” được dùng khi nói về một ai đó mình nghĩ là bạn tốt của mình
nhưng cuối cùng lại đối xử không tốt với mình
9
Linh: Anh John ơi, sao trông xanh thế kia, ốm rồi à?
John: Mệt quá đi mất! Mấy hôm nay trời lạnh, chắc anh bị cảm rồi.
Linh: Ai bảo trời mưa trời gió lại còn ham đi chơi cơ.
John: Chả quan tâm người ta thì thôi lại còn nói bóng gió. With friends like you, who needs enemies!
Linh: Ghê gớm quá đấy. Đùa chút thôi chứ anh nghỉ đi, lát nữa hết mưa em đèo về, tiện thể nấu cho anh nồi
cháo mà ăn dần.
John: Cảm động quá đi mất, đúng là “A friend in need is a friend indeed”!
Linh: Vừa rồi anh mấy câu anh nói đều là thành ngữ hết à, hay nhỉ, có thể dạy em thêm một vài thứ “hay ho”
được không?
John: Được thôi, chỉ sợ em bị “bội thực”.
“With friends like that, who needs enemies” được dùng khi nói về một ai đó mình nghĩ là bạn tốt của mình
nhưng cuối cùng lại đối xử không tốt với mình.
“A friend in need is a friend indeed” có nghĩa là người bạn giúp đỡ mình trong lúc cần thiết mới chính là
người bạn thực thụ.
Ngược lại, chúng ta cũng có “a fair-weather friend” là một người bạn “đồng cam” nhưng không “cộng khổ”.
“Fair-weather friend” để chỉ những người mà luôn tỏ ra thân thiết nhưng khi chúng ta cần họ nhất hoặc khi
chúng ta hoạn nạn thì họ không bao giờ xuất hiện.
“Friend or foe” - bạn hay thù

10

Thật là tốt khi có “friends in high places” vì họ có thể giúp đỡ chúng ta rất nhiều thứ. Thường thì những
người giàu có và có địa vị luôn có rất nhiều bạn và thường được nhắc đến như là “He that hath (has) a full
purse never wanted a friend”.
Trong những lý do đổ vỡ tình bạn thì lý do về tiền bạc và vật chất là nhiều nhất. Chính vì thế mà người ta mới
nói rằng để giữ cho tình bạn được bền vững thì không nên dính dáng đến các vấn đề về tài chính. Thậm chí
cũng nên hạn chế cho bạn mượn tiền, không phải là do “ki bo” mà đơn giản là nếu cần tiền thì phải đòi bạn
(rất ngại đúng không) mà nếu ngại không đòi mà bạn “quên” không trả thì cũng không hay. Vậy nên mới có
câu là “Lend your money and lose your friend”.
Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ mà phải mượn tiền hay mượn đồ của bạn thì cũng nên khẩn trương mà “vật
hoàn cố chủ” để giữ cho tình bạn được lâu dài. Đó chính là ý nghĩa khi nói “Short reckonings make long
friends”.
John: Đố Linh biết nhé, who is man’s best friend?
Linh: Các chú cún đúng không?
John: Đúng rồi, các chú cún được coi là bạn tốt nhất của con người. Nhưng đối với riêng anh thì Linh mới là
“best friend”, thế nên liệu mà nấu cháo cho ngon vào đấy nhé!
Linh: Yên tâm, tí nữa thôi là anh sẽ được thưởng thức tài nấu nướng của Linh. Trời tạnh mưa rồi đấy, Linh
đưa anh John về đây. Các bạn độc giả hãy giúp Linh và John tìm các câu thành ngữ/tục ngữ tiếng Việt tương
ứng (nếu có) cho các câu mà anh John đã chia sẻ ở trên nhé.
John & Linh: Hẹn gặp lại!
Lễ hội Halloween
Chỉ còn hơn một tuần nữa là tới Halloween - lễ hội thường niên được tổ chức vào 31 tháng 10 hàng năm, ở
Việt Nam nó còn được biết đến với tên gọi Lễ hội Ma Hiện Hình.
11
Chắc hẳn có lẽ nhiều bạn đã khá quen thuộc với lễ hội này rồi, tuy nhiên, hôm nay John xin mạn phép tổng
hợp một số thông tin về Halloween để tất cả chúng ta có cơ hội cùng chia sẻ những cảm nghĩ và những kỷ
niệm đáng nhớ về lễ hội đặc biệt này (bản dịch tiếng Việt ở phía dưới).
Halloween (or Hallowe'en) is an annual holiday, celebrated on October 31. It is a mix of ancient practices and
religious rituals of different cultures that blended together over time to create the holiday we know today
Halloween is known with trick-or-treating, costume parties, carving jack-o'-lanterns, bonfires, apple bobbing,
visiting haunted attractions, telling ghost stories or other frightening tales, and watching horror films…

Trick-or-treating is a custom for children. They “march” from house to house, dressing like a ghost (Casper),
a witch… or even a cute animal such as a cat, a dog… and asking "trick or treat?". The “treat” is usually
candy or sometimes, money. The "trick" is a threat to perform mischief on the homeowners or their property if
no treat is given.
12
Jack-o’-lanterns (formally known as Jack o’ the lantern) are monstrous-face carved pumpkins with lights
inside. There are variations on the legend of Jack-o’-lantern and one of them is that stingy Jack (liked to play
tricks on everyone) once tricked the Devil into climbing up an apple tree and then placed crosses around the
trunk. He made the Devil promise not to take his soul when he died so that he would remove the crosses and
let the Devil down. When Jack died, he was refused to enter Heaven because he was too mean and cruel but
he couldn’t enter Hell either because the Devil had promised not to take his soul. The Devil tossed him a coal
from the flames of hell that’d never burn out to light his way wandering. He put it inside a hollowed out
Turnip (his favorite food that he carried around all the time) and became known as "Jack of the Lantern", or
“Jack-o'-Lantern”. When the tradition of carving Jack-o’-lantern spread, people started to use pumpkins since
it was bigger and easier to carve.
There are many things more about Halloween. The best way to know about it is to join one and feel it by
yourself. Hope you will enjoy it!
(On Saturday night, 30/10/2010, there’s going to be a special Halloween Party with the theme “Dance with
the Devil” at AAC Language & Skills Training (65 Quan Su, Ha Noi) which promises lots of fun. You can
find the event’s details at www.aac-edu.com.vn)
Halloween là một lễ hội thường niên được tổ chức vào 31 tháng 10 hàng năm. Nó là một sự pha trộn giữa
những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau, trải qua thời gian mới trở thành
một lễ hội như chúng ta biết đến ngày nay.
Halloween thường được biết đến với trò trick or treat (tạm dịch là “Cho quà hay Chơi khăm”), các dạ hội
hóa trang, khắc đèn lồng bí ngô, đốt lửa trại, đốt pháo hoa, trò “đớp táo”, tới thăm những địa điểm nổi tiếng
“bị ma ám”, kể chuyện ma hay xem phim kinh dị…
“Cho quà hay Chơi khăm” là đã trở thành một truyền thống của các bạn nhỏ. Các bạn diễu hành từ nhà này
qua nhà khác, mặc trang phục giống con ma hay giống các mụ phù thủy… hay thậm chí là giống các con vật
nhỏ đáng yêu như mèo, chó… Đến mỗi nhà, các bạn sẽ hỏi “Cho quà hay Chơi khăm nào?”. Quà thường
được cho là kẹo bánh hoặc thỉnh thoảng cũng có được cho ít tiền. Nếu chủ nhà không cho quà thì “Chơi

khăm” chính là lời “đe dọa” chủ nhà hãy cẩn thận không có sẽ bị các bạn cho biết thế nào là “sự nghịch
ngợm” của các bạn nhỏ.
13
Đèn lồng bí ngô ("Jack of the Lantern" hay “Jack-o'-Lantern”) là những quả bí ngô được khắc những khuôn
mặt ma quỷ tưởng tượng và được đặt đèn hay nến ở bên trong. Có rất nhiều truyền thuyết về đèn lồng bí ngô
và một trong số đó là về ông Jack keo kiệt bủn xỉn. Jack rất thích lừa người khác, một lần, ông ta đã lừa Quỷ
leo lên cây táo rồi sau đó đặt thánh giá quanh thân cây. Ông ta bắt Quỷ phải hứa rằng sẽ không bắt linh hồn
ông ta sau khi ông ta chết thì mới bỏ thánh giá ra để Quỷ có thể xuống. Khi Jack chết, ông ta bị từ chối cho
vào Thiên Đường vì ông ta đã quá xấu tính và tàn ác. Nhưng ông ta cũng không thể vào Địa Ngục bởi Quỷ đã
hứa sẽ không bắt linh hồn của ông ta. Quỷ ném cho ông ta một viên than không bao giờ tàn lấy ra từ những
ngọn lửa của Địa Ngục để ông ta có thể soi đường mà lang thang khắp nơi. Ông ta cho viên than vào trong
củ cải đã đục rỗng ruột (củ cải là thứ thức ăn ưa thích mà ông ta luôn mang theo) và từ đó trở đi được mọi
người biết đến là "Jack of the Lantern" hay “Jack-o'-Lantern” (có nghĩa là Jack Đèn lồng). Khi tập quán
khắc “Jack-o'-Lantern” lan rộng ra, người ta bắt đầu sử dụng bí ngô để làm đèn lồng vì bí ngô to hơn và dễ
khắc hơn.
Còn rất nhiều điều nữa về lễ hội Halloween. Cách tốt nhất để biết về nó là các bạn hãy trực tiếp tham gia và
cảm nhận. Mong rằng các bạn cũng sẽ thích lễ hội này!
(Vào tối 30/10/2010, Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (65 Quán Sứ, Hà Nội) sẽ tổ chức một lễ hội
Halloween đặc biệt hứa hẹn rất nhiều bất ngờ với chủ đề “Dance with the Devil”. Thông tin thêm về
chương trình các bạn có thể tham khảo website www.aac-edu.com.vn).
Linh’s going to the school
Trong tiếng Anh, với một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng mạo từ "the", khi không sử dụng “the” thì ta
hiểu là đề cập đến mục đích sử dụng chính của đồ vật/địa điểm. Còn khi có sử dụng “the”, ta hiểu là đề cập
đến mục đích khác của đồ vật/địa điểm đó.
Để phục vụ cho việc luyện ngoại ngữ của mình, John và Linh đã đi đến một quyết định rất “trọng đại” - đó là
từ giờ trở đi (nói là từ giờ trở đi nhưng thực tế là chỉ thí điểm trong một tuần thôi, nói nhỏ với các bạn, đừng
để Linh nghe thấy đấy nhé!), khi gặp nhau, Linh sẽ nói tiếng Anh còn John sẽ nói tiếng Việt! Chả biết Linh sẽ
“giữ vững lập trường” được đến bao giờ, John là John biết tỏng “tính kiên nhẫn” của Linh rồi (đừng cho
Linh biết là John nói thế nhé)!
John: Linh ơi! Gớm, đi đâu mà vội vàng thế, chả thèm chào anh một câu!

Linh: Hi, John! Sorry, didn’t see you. I’m going to the school. Are you going somewhere? I can see the way
you dress, is that someone special?
John: Bí mật chưa thể bật mí! Mà Linh “going to the school”hay là “going to school” thế?
Linh: I’m picking up my nephew after school. Of course I know the difference between them. Are you
kidding me? But there’s a slight possibility that you are the one doesn’t know that. (cười lớn)
John: Bây giờ thì lại là ai trêu ai đây! Sao anh lại không biết được chứ, tiếng Anh của anh làm sao có thể kém
tiếng Việt của Linh được cơ chứ!
Linh: Prove it! This time, I’ll be the judge. One, two, three, go!
John: Rồi rồi, thưa “ban giám khảo”!
Để anh xem nào. Nói thế này cho nó nôm na dễ hiểu nhé. Trong tiếng Anh, ngoài các quy tắc sử dụng mạo từ
như bình thường thì còn có một số trường hợp đặc biệt như với “school” ở trên.
14
Đối với các trường hợp đặc biệt này, khi không sử dụng “the” thì ta hiểu là đề cập đến mục đích sử dụng
chính của đồ vật/địa điểm (primary purpose). Còn có sử dụng “the”, ta hiểu là đề cập đến mục đích khác của
đồ vật/địa điểm đó.
Linh: It still sounds a bit complicated, not clear enough.
John: Vâng, thưa “ban giám khảo”! Để cho rõ ràng hơn, ta có thể sử dụng các ví dụ với các trường hợp đặc
biệt đó như sau:
- Bed - cái giường, mục đích sử dụng chính là gì? Tất nhiên là để nằm ngủ rồi, tuy nhiên cũng có một số
người sử dụng cái giường để thay cho bàn học nữa (John hồi trước cũng thế đấy, thói quen rất xấu) nhưng đó
đều là những mục đích… không chính.
Vậy:
“Talk to you tomorrow! It’s 10h30 already; it’s time to go to bed.” - không sử dụng “the” vì “đi ngủ” chính là
mục đích sử dụng chính của cái giường.
“I left the key under my pillow. Could you please go to the bed to get it for me!” - sử dụng “the” vì đi đến cái
giường không phải để ngủ mà chỉ để lấy cái chìa khóa.
- School - mục đích mà mọi người đến trường thường là để “đi học”, vậy với những ai đến trường không với
mục đích “đi học” thì đều có sử dụng “the” trước “school”:
“He often goes to school by bus.” thì “he” ở đây được hiểu là còn đang đi học và thường đi học bằng xe buýt.
15

“She’s not a very good pupil so that her mother has to go to the school at least twice a month.” có sử dụng
“the” vì mẹ bạn ấy đến trường là do cô giáo mời tới để nói chuyện.
Một số trường hợp nữa cũng tương tự như vậy: Church, University…
Đã được chưa thưa “ban giám khảo”?
Linh: Now I can give you a 9.
John: Chỉ 9 thôi à?
Linh: Vì còn đãi anh ăn chè nữa còn gì.
John: Vậy thì còn hơn 10 rồi ý chứ. Mà đã nói tiếng Việt rồi đấy nhé, chầu chè này phải gấp đôi lên đấy!
John phải đi ăn khao của Linh đây, hẹn gặp lại các bạn vào lần sau nhé!
Học từ về thời tiết cùng Linh
Trong bài ngày hôm nay, Linh sử dụng các từ tiếng Anh liên quan tới chủ đề về thời tiết trong những ví dụ cụ
thể để chúng ta có thể dễ nhớ hơn, đồng thời có thể áp dụng những từ đó trong cuộc sống hàng ngày.
Chào các bạn, trong bài lần trước, Linh đã đề cập tới khá nhiều từ tiếng Anh ít nhiều liên quan tới chủ đề về
thời tiết, về các mùa. Trong bài ngày hôm nay, Linh sẽ sử dụng các từ đó trong những ví dụ cụ thể để chúng
ta có thể dễ nhớ hơn, đồng thời có thể áp dụng những từ đó trong cuộc sống hàng ngày. Những từ đã được sử
dụng thành câu trong bài thì Linh sẽ không lấy ví dụ lại nữa.
16
Mild /maɪld/ (adj): Ôn hòa, ấm áp
Clear /klɪər/ (adj): Trong trẻo, quang đãng
Drizzling (rain)/drɪ’zəliɳ/: Mưa phùn
I think we shouldn’t cancel the BBQ. It’s only drizzling now.
Flowers in blossom /'blɔsəm/: Hoa đang nở
He loves taking pictures of flowers in blossom.
Breeze /bri:z/ (n): Gió nhẹ
Heat-wave (n): Đợt nóng
During the heat-wave we had to keep the air-conditioner running all day long.
Air-conditioner /'εəkən,di∫ənə/ (n): Máy điều hòa nhiệt độ, máy lạnh
Sun-glasses (n): Kính râm, kính mát
Sunscreen /´sʌn¸skrin/ (n): Kem chống nắng
It’s very sunny outside. Remember to apply sunscreen at least 30 minutes before you go out unless you want

to get a terrible sunburn!
Sunburn /´sʌn¸bə:n/ (n): Cháy nắng
Tan /tæn/ (v/n): Sạm lại, rám nắng, làm cho sạm lại, làm cho rám nắng
I want to get a tan without burning my skin. I use sunscreen so that my skin is tanned but still protected.
Heat stroke /hi:t,strouk/(n): Say nắng
It was boiling hot. Drink lots of water and wear a hat to avoid heat stroke.
Boiling hot: Nóng hừng hực, nóng như đổ lửa, nóng như thiêu như đốt
Rain cats and dogs (idiom): Mưa như trút nước
The picnic was canceled because it was raining cats and dogs.
Thermometer /θə'mɔmitə/(n): Nhiệt kế
Minus forty Celsius (/´selsiəs/) degrees: -40
o
C
The weather forecast said that it was going to be a bit chilly today but I just checked, the thermometer says
it’s still thirty degrees Celsius.
17
Weather forecast /fɔ:'kɑ:st/ (n): Dự báo thời tiết
Chilly /'tʃili/ (adj): Lạnh, lạnh lẽo
Mid-Autumn Festival & Full-Moon Festival (n): Trung Thu
The children always love The Mid-Autumn Festival (Full-Moon Festival).
Flood /flʌd/ (n): Lũ lụt
Flood and hurricane are all natural disaster.
Hurricane /´hʌrikein/(n): Bão lốc
Freezing cold (adj): Rất lạnh, lạnh buốt
It’s freezing cold because there’s a snowstorm/blizzard coming.
Snowstorm (n): Bão tuyết
Blizzard /'blizəd/ (n): Bão tuyết
Avalanche /´ævə¸la:nʃ/(n): Lở tuyết
Skiing /´skiiη/ (n): Trượt tuyết
People go skiing are always warned about possible avalanche.

Snowman (n): Người tuyết (hình nộm đắp bằng tuyết)
Icy /'aisi/(adj): Đóng băng, phủ băng
The roads are all icy so please drive with caution.
Với những ví dụ trên, mong rằng chúng ta sẽ dễ dàng nhớ và sử dụng được các từ. Hẹn gặp lại các bạn vào
chiều thứ 2 tuần tới!
Autumn - Mùa lá vàng rơi
Trong bốn mùa có lẽ Linh thích nhất là mùa thu, đặc biệt là mùa thu Hà Nội với cool breeze, falling leaves và
thỉnh thoảng một chút chilly. Mùa thu không phải là mùa lễ hội nhưng cũng không vì thế mà nhàm chán…
Hôm nay anh John đi vắng, Linh chẳng có ai để nói chuyện cùng, đành phải độc thoại. Nhưng mà Linh không
có khiếu văn chương như anh John nên không thể nói chuyện về những chủ đề lãng mạn như Tình yêu (như
bài All About Love) được. Tuy nhiên, có một chủ đề mà Linh nghĩ không quá khó đối với Linh, một chủ đề rất
đa dạng và ai cũng có thể “đồng cảm” với mình, đó là chủ đề “4 mùa”.
18
Linh cũng sẽ học cách viết của anh John (vì đã có rất nhiều độc giả hưởng ứng cách viết này), sẽ viết bằng cả
tiếng Việt và tiếng Anh. Có đoạn nào hay từ nào chưa biết, các bạn độc giả hãy thử luyện tập đoán nghĩa căn
cứ vào văn cảnh chung trước khi cùng nhau giải đáp vào thứ năm tuần này nhé.
Mùa xuân có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm, it’s quite mild outside và cây cối lại đâm chồi nảy lộc nên mùa
xuân nổi tiếng là mùa lễ hội và mùa cưới. Thường thì vào mùa này, it’s not too sunny, the sky is clear most
of the time và trời thỉnh thoảng có mưa, nhưng chỉ là drizzling mà thôi. Linh rất thích ra ngoài để tận hưởng
fresh air, ngắm flowers in blossom và feel the breeze in my hair and on my face.

Mùa hè là mùa mà các bạn học sinh trông mong nhất. Kỳ nghỉ hè dù ngắn dù dài thì đối với các bạn cũng là
một khoảng thời gian thư giãn và thoải mái nhất trong năm - mùa của thể thao, của vui chơi và mùa của “tắm
biển”. Thường thì mọi người cũng quen với cái nóng oi ả của mùa hè Việt Nam, nhưng do biến đổi về khí hậu
mà trong một vài năm trở lại đây, chúng ta hay gặp phải những heat-waves với cái nóng kỷ lục cũng như
doanh số bán air-conditioner cao kỷ lục.
Nói đến chuyện tắm biển vào mùa hè, Linh lại nhớ đến lần đi tắm biển cùng anh John và vài người bạn khác.
Linh và mấy chị bạn thì lúc nào cũng đội mũ rộng vành kín mít, wear sun-glasses, trừ những lúc xuống biển
ra thì còn lại đều mặc áo chống nắng, trước khi xuống biển 30 phút nhất định phải bôi sunscreen để tránh
sunburn. Anh John và mấy anh bạn kia thì lại mình trần từ sáng đến tối, tắm biển đá bóng không coi cái nắng

vào đâu với lý do là “tanned nó mới đẹp”.
Mùa hè mọi người phải chú ý hơn một chút, đi ngoài trời nắng lâu hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ
cao thì cần uống đủ nước và đội mũ, mặc quần áo dày chống nắng để đề phòng heat stroke, đặc biệt trong
những ngàyboiling hot. Ngoài ra, mùa hè tuy nắng là thế nhưng ngay cả trong những ngày mà cái
thermometer chỉ muốn nổ tung ra thì bất chợt trời vẫn có thể rain cats and dogs ngay được. Vì vậy chúng ta
cần có thói quen nghe weather forecast để có sự chuẩn bị kịp thời.
Trong bốn mùa có lẽ Linh thích nhất là mùa thu, đặc biệt là mùa thu Hà Nội với cool breeze, falling leaves và
thỉnh thoảng một chút chilly. Mùa thu không phải là mùa lễ hội nhưng cũng không vì thế mà nhàm chán. Việt
Nam chúng ta thì có Mid-Autumn Festival (hay còn gọi là Full-Moon Festival), phương Tây thì có
Halloween. Mùa này trên thế giới còn là mùa du lịch rất nhộn nhịp vì tại thời điểm này trong năm, rất nhiều
vùng đang trong tình trạng thời tiết rất dễ chịu, cảnh vật và cây cối đang trong thời kỳ quá độ chuyển mùa từ
nóng sang mùa lạnh nên cùng nhau tạo thành một bức tranh nhiều màu hết sức độc đáo.
19
Mùa thu chỉ có một điều mà Linh không thích, vì hay có flood, storm và hurricane… làm cho miền Trung
của chúng ta không năm nào được yên.
Mùa nào cũng đẹp nhưng riêng mùa đông thường bị gán cho cái tiếng xấu nhất có lẽ bởi sự lạnh giá của nó.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, mùa đông không freezing cold, cũng không có snow, không phải gánh chịu những
snowstorm, blizzard, avalanche… Vào mùa này, sáng sớm và tối muộn it’s a bit foggy, thỉnh thoảng Linh
nhớ vẫn có những hails rơi lộp bộp trên mái nhà.

Mùa đông nói chung được biết đến với màu trắng của tuyết, với môn thể thao “skiing”, và đặc biệt với anh
chàng snowman béo tròn trước sân nhà mỗi dịp Giáng Sinh. Thời tiết thường rất lạnh, nhiệt độ có những nơi
xuống minus forty Celsius degrees, mặt đường rất trơn vì icy hoặc thậm chí tuyết rơi chắn kín mọi ngả
đường và người dân phải nhờ đến những snow trucks để giải phóng mặt đường và có thể đi lại bình thường.
Mỗi mùa đều có những nét riêng rất nổi bật, các bạn thích mùa nào nhất? Hãy cùng chia sẻ những cảm x úc,
kỷ niệm hay những câu chuyện của mình nhé!
Từ “cún” trong tiếng Anh gọi là gì?
Với một số con vật, chỉ cần thêm chữ “cub” vào đằng sau là tạo thành từ chỉ các con vật “thiếu nhi” như: Bear
cub - con gấu con, Fox cub - con cáo con, Wolf cub - con sói con, Lion cub - con sư tử con…
Linh: Anh John, sao hôm nay trông vui thế, vừa đi còn vừa huýt sáo nữa?

John: À, Abby mới sinh em bé, bố mẹ anh vừa gửi ảnh qua cho anh. Em muốn xem không?
20
Linh: Abby là ai thế? Để Linh xem nào… Úi giời, xinh quá, nhưng mà cứ tưởng ai hóa ra Abby là con chó
nhà anh hả! Mấy con cún này cũng yêu ghê!
John: Linh có biết “cún” thì tiếng Anh gọi là gì không?
Linh: “Puppy” chứ gì, làm gì mà Linh không biết. Linh còn biết con mèo con thì gọi là “kitten” vì Linh rất
hâm mộ ban nhạc Atomic Kitten nên mới… tra từ điển và biết đến từ này.
John: Thế Linh còn biết những con gì nữa nào?
Linh: Linh cũng còn biết một số từ nữa như con bò con (con bê) được gọi là “calf” nhưng mà chịu chả nhớ
được vì loạn hết cả lên, sao khó quá à!
John: Không khó lắm đâu, cứ áp dụng cách nhớ từ thông qua việc liên hệ với các sự vật, sự việc khác ấy.
Anh thấy Linh cũng thích xem Tiger Cup đúng không? Rất đơn giản là con hổ con cũng gần giống như vậy,
khác mỗi chữ “p” thành chữ “b”: Tiger cub - con hổ con. Dễ nhớ chưa?
Còn một số con vật khác cũng chỉ cần thêm chữ “cub” vào đằng sau để tạo thành từ chỉ các con vật “thiếu
nhi” như: Bear cub - con gấu con, Fox cub - con cáo con, Wolf cub - con sói con, Lion cub - con sư tử
con…
Linh: Cái này thì có thể nhớ là “mấy con hung dữ hay gặp ở trong rừng thì con của nó gọi là cub”. Công nhận
là dễ nhớ hơn thật.
John: Con dê (goat) có chòm râu dài dài giống “ông già” đúng không? Vậy con của “ông già” tất nhiên là
“đứa trẻ” rồi: Kid.
Linh: cười lớn

John: Con vịt với con ngỗng trông giống nhau đúng không, suốt ngày bơi “linh” tinh. Vậy con con của chúng
sẽ thêm âm “ling” vào: Duck - duckling, Goose - gosling (nhớ bỏ một chữ “o” đi nhé).
Linh: À, cái này thì em dễ nhớ lắm, vì em cũng rất thích phim The Notebook có anh diễn viên nổi tiếng Ryan
Gosling đóng.
John: Đúng vậy, em có thể sử dụng mối liên hệ đến cái gì mà em thích và dễ nhớ nhất ấy.
21
Linh: có biết con của con ếch gọi là gì không?
Linh: Con của con ếch là… con nòng nọc.

John: Thế con nòng nọc tiếng Anh là gì? Con nòng nọc như cái cọc (pole) nhỏ xíu (tad), vậy con nòng nọc sẽ
là “tadpole”. Cái này hơi khó nhớ hơn, nhưng đổi lại mình sẽ nhớ được luôn cả từ “tad” nữa.
Con cá thường dùng để làm gì nhỉ?
Linh: Cá thường để… rán ăn.
John: Vậy con cá con là “Fry” (rán, chiên), lạ ghê ha! Linh cũng thấy con cá cũng là con suốt ngày bơi
“linh” tinh đúng không, mà nó nhỏ tí đúng không, vì vậy cũng có thể gọi con cá con là “fingerling” - “bé tí
như ngón tay mà hay bơi linh tinh”. “Fingerling” thường được dùng cho cá hồi hơn.
Linh có biết phim Friends không?
Linh: Có chứ, Linh rất thích 5 người bạn trong Friends.
John: Với anh thì anh Joey trông rất giống con Kangaroo. Và con Kangaroo con cũng được gọi là “joey”.
Còn rất nhiều từ nữa chỉ tên các con vật khi còn nhỏ, nhưng tự nhiên John không thể nhớ ra ngay một
lúc được ngoài 15 con nói trên, các bạn độc giả hãy cùng giúp John và Linh liệt kê thêm các từ và cách
để nhớ các từ đó nữa nhé!
Dưới đây là phiên âm của các từ trong bài:
Puppy: /'pʌpi/
Kitten: /kitn/
Calf: /kɑ:f/
Cub: /kʌb/
Kid: /kid/
Duckling: /´dʌkliη/
Gosling: /´gɔzliη/
Tadpole: /'tædpəʊl/
Fry: /frai/
Fingerling: /´fiηgəliη/
Joey: /´dʒoui/
22
“I’m fine, thank you! And you?”
Với các câu hỏi dùng làm câu chào, có thể không cần thiết trả lời, trong trường hợp trả lời thì chúng ta có thể
trả lời về tình trạng bản thân hay đưa ra các thông tin mà chúng ta thấy người nghe có thể quan tâm chứ đừng
chỉ “I’m fine, thank you”.

John: Hello Linh!
Linh: Hello John, how are you?
John: I’m fine, thank you! And you?
Linh: I’m fine, too. Thank you!
John: Thuộc bài quá nhỉ! Linh có biết rằng đây là mẩu hội thoại bằng tiếng Anh phổ biến nhất ở Việt Nam
không?
Linh: Tại anh là người bắt đầu trước chứ, biết là anh muốn trêu Linh nên Linh cũng trêu lại thôi.
John: Thế bây giờ mình thử bắt đầu lại nhé? Hello Linh!
Linh: Hello John, how’ve you been?
John: Can’t complain (không có gì phải phàn nàn)!

Linh: Morning! How are you?
John: Morning! A bit busy lately (dạo này hơi bận).
Linh: Đấy, anh thấy chưa, Linh cũng hơi bị sáng tạo đấy nhé. Linh cũng biết rằng chào hỏi không chỉ có
Hello - Goodbye mà còn có nhiều cách khác. Đơn giản như để phản hồi lại câu hỏi “How are you”, thay vì
“I’m fine” một cách chung chung thì chúng ta còn có thể trả lời cụ thể hơn một chút. Linh nghĩ có thể nói
“I’m in the middle of so many things” khi chúng ta đang có rất nhiều việc còn dang dở phải làm. Hay có thể
trả lời “I’m so hot, what happened to the air conditioner in here?”…
John: Nhưng cũng cần phải chú ý đến đối tượng và tình huống để có những áp dụng phù hợp. Ví dụ như đối
tượng đang hội thoại là người đã quen biết hay mới gặp mặt, ngữ cảnh là thân mật hay trang trọng thì đều có
những cách nói hello - goodbye khác nhau.

23
Linh: Trong những tình huống trang trọng thì Linh thấy tốt nhất nên sử dụng những câu chào hỏi điển hình
như: “Good morning/afternoon/evening” hay là “How do you do”. Những câu này thì người đối diện chỉ cần
lập lại một lần nữa là coi như đã chào hỏi nhau xong. Khi kết thúc cuộc nói chuyện với những tình huống
trang trọng hoặc những người mình mới gặp lần đầu thì Linh hay sử dụng “It was a pleasure seeing you”,
“Hope to see you again” hay những câu tương tự như vậy.
John: Đối với những tình huống thân mật thì các phương án để chào hỏi và tạm biệt đa dạng hơn rất nhiều.
Bây giờ chúng ta hãy cùng lấy một vài ví dụ cho các bạn độc giả, chỉ chào hỏi và tạm biệt luôn, bỏ qua đoạn

giữa của câu chuyện nhé!
Linh: Hey, long time no see!
John: Long time no see, so how’ve you been?
Linh: I’m OK, but I think I’m getting a cold or some thing.

John: Later!
Linh: Bye
John: Hello there, how you doing (or How are you doing)?
Linh: Hi, great actually! Thanks

Linh: See you
24
John: Bye bye
Linh: Morning!
John: Morning, how are you?
Linh: Still alive and kicking (“vẫn sống và vẫn đá” - có nghĩa là vẫn tràn đầy năng lượng và vẫn năng động)!

John: Gotta go, talk to you later.
Linh: Take care!
John: Thực ra thì tất cả các câu hỏi dùng làm câu chào này không nhất thiết yêu cầu người đối diện phải
trả lời, nó chỉ đơn giản là một câu chào, có thể trả lời, có thể không. Chính vì vậy các câu này có thể dịch
chung chung là “Dạo này sao rồi”, muốn dịch sát nghĩa và phù hợp văn cảnh hơn thì cần phải xét đến
câu trả lời của người đối diện.
Các câu hỏi thường đều hỏi xem tình trạng người đối diện gần đây như thế nào hay có gì mới, có gì đáng chú
ý không. Có thể không cần thiết trả lời, trong trường hợp trả lời thì chúng ta có thể trả lời về tình trạng bản
thân hay đưa ra các thông tin mà chúng ta thấy người nghe có thể quan tâm chứ đừng chỉ “I’m fine, thank
you”.
Linh: Linh xin ví dụ thêm một số câu hỏi có thể dùng làm lời chào:
- How’s everything?
- How’s it going?

- What’s up?
- What’s happening?
- How are things?
- How’s your life?

John: Trong trường hợp chúng ta muốn trả lời thì các câu trả lời có thể là:

- Not much (không có gì nhiều, không có gì đáng chú ý).
- Nothing much (không có gì nhiều, không có gì đáng chú ý).
- Pretty well (khá ổn).


Hoặc có thể nói về bản thân như:

- I’m going to be a father (vợ đang mang bầu).
- I’m going to be a mother, as you can see (bụng bầu dễ nhìn thấy).
- Just been back from a 3-week business trip to England (mới trở về sau chuyến công tác 3 tuần đến Anh
quốc).
- Guess who my father just made partner at his law firm (đoán xem ai mới được bố tớ cho làm cộng sự ở công
ty luật của ông ấy)?

Linh: Còn rất rất nhiều cách chào hỏi nhau làm cho cuộc hội thoại nhiều màu sắc hơn cũng như làm cho việc
học và nói tiếng Anh trở nên thú vị hơn, chúng ta hãy cùng nghĩ thử xem nhé.
25

×