Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thực trạng an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.21 KB, 87 trang )

Nguyễn Đình Huân
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Thương mại
Điện tử và Trường Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy, trang bị
những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, tiến sĩ
Đàm Gia Mạnh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân
viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tạo thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của ông, bà, cha, mẹ,
các anh chị và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đình Huân
1
Nguyễn Đình Huân
TÓM LƯỢC
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây nhưng
thương mại điện tử đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình, giúp giảm chi
phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Chính vì thế, nhiều giao dịch hay
thanh toán đã được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác
không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân hay
thông tin giao dịch là rất lớn. Nhưng cùng với đó những vi phạm liên
quan đến thông tin cá nhân hay thông tin giao dịch cũng ngày một nhiều
hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch
thương mại điện tử.


Đề tài “Thực trạng an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh toán điện
tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay” nhằm
nghiên cứu và làm rõ thực trạng các vấn đề về an ninh bảo mật trong
thanh toán điện tử được triển khai tại các NHTM nói chung và của Ngân
hàng NN&PTNT nói riêng. Trên cơ sở các lý luận và đánh giá, khảo sát
thực trạng những ưu điểm, những tồn tại trong lĩnh vực an ninh bảo mật
thanh toán điện tử tại Ngân hàng NN&PTNT, luận văn đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả an ninh bảo mật tại ngân hàng.
2
Nguyễn Đình Huân
Với việc chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải pháp an ninh bảo
mật trong dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn” hi vọng sẽ giải quyết được phần nào những khó khăn
đang gặp phải trong dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng
NN&PTNT. Tuy nhiên do thời gian và khả năng nên còn một số vấn đề
chưa được giải quyết như giải pháp về việc sử dụng lược đồ bảo mật
trong các hệ thống thanh toán điện tử chưa được nghiên cứu sâu, tôi sẽ
thực hiện tiếp khi có điều kiện.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC

ii
MỤC LỤC

iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
Nguyễn Đình Huân

viii
DANH MỤC HÌNH VẼ

ix
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1
1.1.1. Đối với nền kinh tế

1
1.1.2. Đối với ngành ngân hàng

1
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI

2
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4
Nguyễn Đình Huân

4

1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

4
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ AN NINH
VÀ BẢO MẬT TRONG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

5
2.1. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN

5
2.1.1. Thương mại điện tử

5
2.1.2. Thanh toán điện tử

5
2.1.3. Các hệ thống thanh toán điện tử tại ngân hàng

5
2.1.4. Các phương tiện thanh toán điện tử

6
5
Nguyễn Đình Huân
2.1.5. An ninh mạng và an ninh thanh toán thẻ

7
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH BẢO MẬT
TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ


8
2.2.1. Những yêu cầu về bảo vệ thông tin bí mật

8
2.2.2. Các biện pháp bảo mật

9
2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH BẢO
MẬT TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

11
2.3.1. Hội thảo – Triển lãm Quốc gia an ninh bảo mật thông tin 2009

11
2.3.2. Tài liệu tham khảo “Bí quyết kinh doanh trên mạng”

12
6
Nguyễn Đình Huân
2.3.3. Thông tin từ (Website của Hiệp hội ngân
hàng Việt Nam) và website của Agribank: agribank.com.vn

13
2.3.4. Thông tin từ hội nghị tổng kết công nghệ thông tin và dự án IPCAS
18/07/2008 của agribank.com.vn

14
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

16

2.4.1. Tổng hợp những lý thuyết, lý luận về lĩnh vực an ninh bảo mật
trong thanh toán điện tử tại NHTM

16
2.4.2. Một số các đề xuất giải pháp an ninh bảo mật sử dụng trong thanh
toán điện tử

16
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP AN
NINH BẢO MẬT TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NN&PTNT
7
Nguyễn Đình Huân

18
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

18
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

19
3.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP AN NINH BẢO MẬT TRONG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

20

3.2.1. Tổng quan tình hình an ninh bảo mật trong thanh toán điện tử

20
3.2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến các giải pháp an ninh bảo
mật trong thanh toán điện tử

24
8
Nguyễn Đình Huân
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH AN
NINH BẢO MẬT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT

27
3.3.1. Giới thiệu chung về dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng
NN&PTNT

27
3.3.2. Đánh giá chung về công nghệ an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh
toán điện tử tại Ngân hàng NN&PTNT

34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP AN
NINH BẢO MẬT TRONG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI
NGÂN HÀNG NN&PTNT

37
4.1. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH AN NINH BẢO MẬT
TRONG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG
NN&PTNT


37
4.1.1. Những kết quả đã đạt được của Ngân hàng NN&PTNT
9
Nguyễn Đình Huân

37
4.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại

39
4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

40
4.1.4. Vấn đề cần giải quyết

40
4.2.DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP AN NINH BẢO MẬT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT

41
4.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới

41
4.2.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng NN&PTNT về an ninh bảo
mật trong thanh toán trực tuyến

42
10
Nguyễn Đình Huân
4.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP AN NINH
BẢO MẬT TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG

NN&PTNT

44
4.3.1. Đề xuất các giải pháp an ninh bảo mật trong thanh toán điện tử tại
Ngân hàng NN&PTNT

44
4.3.2. Các kiến nghị vĩ mô với Nhà nước

49
KẾT LUẬN
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
53
PHỤ LỤC

54
11
Nguyễn Đình Huân
12
Nguyễn Đình Huân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
TMĐT Thương Mại điện tử
Ngân hàng NN&PTNT/
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
DN Doanh nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin
SGD Sở giao dịch
TP Thành phố
ATM Automated Teller Machine (máy rút
tiền tự động)
POS Point of Sale (máy quẹt thẻ thanh
toán tại các cửa hàng, siêu thị…)
SSL Secure Socket Layer
SWIFT Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication
SET Secure Electionic Transaction
Protocol
13
Nguyễn Đình Huân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1 Bảng đánh giá khả năng cạnh tranh của Agribank so
với các NHTM khác
30
Bảng 2 Bảng đánh giá mức độ quan trọng các chỉ tiêu an ninh
bảo mật.
31
Bảng 3 Bảng đánh giá các yếu tố môi trường 32
14
Nguyễn Đình Huân
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Tên hình Trang
Hình 1 Biểu đồ thể hiện khả năng cạnh tranh của Agribank so
với các NHTM khác .
30

Hình 2 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của các chỉ tiêu
an ninh bảo mật trong thanh toán trực tuyến
31
Hình 3 Biểu đồ đánh giá các yếu tố môi trường 33
Hình 4 Mô hình chính sách an ninh mạng Internet. 36
Hình 5 Hình ảnh website 38
Hình 6 Mô hình máy tính sử dụng Firewall 44
Hình 7 Hình ảnh bảng GnuPG đã tạo xong khóa 48
15
Nguyễn Đình Huân
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.1. Đối với nền kinh tế
Hiện nay nhờ có kỹ thuật số, cuộc sống con người được cải thiện
rất nhiều, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Thương mại điện tử trên thế giới
cũng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật số đã giúp con
người tiết kiệm đáng kể các chi phí như chi phí đi lại, vận chuyển trung
gian, chi phí giao dịch… và đặc biệt là giúp tiết kiệm được thời gian. Con
người đã có thể ngồi tại nhà để mua sắm hay thanh toán mọi thứ theo ý
muốn của mình.
16
Nguyễn Đình Huân
Nhiều giao dịch hay thanh toán đã được thực hiện hoàn toàn trên
môi trường mạng, các đối tác không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu
cầu về thông tin cá nhân hay thông tin giao dịch là rất lớn. Tuy nhiên
cùng với đó những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân hay thông tin
giao dịch cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ
chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Do đó việc bảo mật
trong quá trình thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược, trọng tâm trong

thương mại điện tử.
1.1.2. Đối với ngành ngân hàng
Ngày 8 tháng 11 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
chính thức đưa vào vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
giai đoạn II. Cũng trong năm 2008, dịch vụ thanh toán thẻ cũng có một
năm phát triển tích cực, các tổ chức ngân hàng trong nước đã phát hành
khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán với 7.051 máy rút tiền tự động (còn gọi
là ATM - Automated Teller Machine), số lượng máy POS (Point of Sale
– máy quẹt thẻ thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị…) đạt trên 24.000
chiếc… cùng với đó là sự phát triển nhảy vọt về số lượng website thương
mại điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Nhưng để dịch vụ
thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ như vậy không phải chỉ do bản
thân các tổ chức ngân hàng mở rộng phát triển về quy mô về số lượng…
mà còn do quyết định của khách hàng có muốn sử dụng hình thức thanh
17
Nguyễn Đình Huân
toán điện tử thay cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay không. Qua
nghiên cứu và tìm hiểu tôi thấy, khi khách hàng quyết định lựa chọn hình
thức thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử thì vấn đề về an ninh bảo
mật trong khi thanh toán qua mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu của
họ. Hiểu được mối quan tâm và lo ngại của khách hàng nên Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã luôn có những ưu
tiên hàng đầu cho việc bảo đảm an toàn hệ thống và cho khách hàng. Tuy
nhiên, quá trình triển khai còn nhiều hạn chế nên Ngân hàng đã chưa đạt
được hiệu quả cao. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu
của mình là “Giải pháp an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh toán điện tử
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động thanh toán trực
tuyến tại Ngân hàng NN&PTNT tôi nhận thấy lượng khách hàng đến với

dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng chưa nhiều, nguyên nhân của
vấn đề một phần là do dịch vụ thanh toán điện tử của Ngân hàng chưa đa
dạng, hấp dẫn. Dịch vụ thanh toán điện tử của Ngân hàng chỉ bao gồm:
dịch vụ thẻ ATM&POS, Mobile – banking (SMS Banking, VnTopUp,
Atransfer – chuyển khoản bằng SMS). Trong thời đại ngày nay, hình thức
thanh toán điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng kéo theo đó là
tâm lý lo ngại của khách hàng, sợ bị kẻ gian trên mạng sử dụng những kỹ
18
Nguyễn Đình Huân
xảo tinh vi của chúng để lấy được các mật mã và thông tin cá nhân của
khách hàng, sau đó dùng những thông tin đó để chiếm đoạt tài sản của họ.
Để khách hàng yên tâm, tin tưởng và sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử
của mình, các tổ chức tài chính ngân hàng đã không ngừng sử dụng các
giải pháp an ninh bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ cho khách hàng của họ.
Trên thế giới và ngay ở Việt Nam đã có rất nhiều tổ chức tài chính ngân
hàng thành công trong việc áp dụng các phần mềm an toàn bảo mật. Cho
nên việc tìm hiểu và học tập họ rồi từ đó rút ra những giải pháp phát triển
hệ thống an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng
NN&PTNT để dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng ngày càng phát
triển là một việc cần thiết.
Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới các giải
pháp an ninh bảo mật tại các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại
(NHTM) nói chung và của Ngân hàng NN&PTNT nói riêng. Đồng thời,
cũng đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện hơn nữa tình hình an ninh bảo mật
trong dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn.
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích các vấn đề liên quan
đến an ninh bảo mật trong dịch vụ thanh toán điện tử của các tổ chức
ngân hàng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp

19
Nguyễn Đình Huân
an ninh bảo mật cho dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng
NN&PTNT.
Mục tiêu của luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu kiến thức về an ninh bảo mật trong thanh toán điện tử của
ngân hàng.
- Làm rõ vấn đề về an ninh thanh toán trực tuyến và thực trạng tình
hình an ninh bảo mật trong thanh toán điện tử của Ngân hàng
NN&PTNT
- Tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các giải pháp an ninh bảo mật của
các tổ chức ngân hàng thương mại khác trong và ngoài nước.
- Đề xuất giải pháp an ninh bảo mật trong thanh toán tại Ngân hàng
NN&PTNT.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình thanh toán điện tử (hay
thanh toán trực tuyến) tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn, đặc biệt là trên website: trong các năm
2006 đến năm 2008, các sự cố do gian lận hay lỗi mạng trong quá trình
thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử tại các tổ chức tài chính ngân
hàng và các biện pháp khắc phục sửa chữa của họ. Việc tìm hiểu nghiên
cứu thực trạng của vấn đề này sẽ giúp đề xuất ra được hướng các giải
20
Nguyễn Đình Huân
pháp về an ninh bảo mật hiệu quả cho quá trình thực hiện thanh toán điện
tử tại Ngân hàng NN&PTNT trong tương lai khoảng 3 đến 5 năm tới.
Đề tài này được tôi nghiên cứu và thực hiện trong thời gian 3 tháng
từ ngày 16 tháng 2 năm 2009 đến ngày 4 tháng 5 năm 2009.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo, luận văn tốt nghiệp bao gồm bốn chương sau:
• Chương I :
Tổng quan về nghiên cứu đề tài
• Chương II :
Một số vấn đề lý luận cơ bản về an ninh bảo mật
trong dịch vụ thanh toán điện tử
• Chương III :
Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực
trạng ứng dụng các giải pháp an ninh bảo mật trong
thanh toán điện tử tại Ngân hàng NN&PTNT
• Chương IV :
Kết luận và đề xuất các giải pháp an ninh bảo mật
trong dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng
NN&PTNT
CHƯƠNG II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ AN NINH VÀ BẢO
MẬT TRONG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Thương mại điện tử
21
Nguyễn Đình Huân
Thương mại điện tử (TMĐT - Electronic Commerce) là một khái
niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc
dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử, phương tiện trung gian
phổ biến nhất của thương mại điện tử là Internet. Qua môi trường mạng,
người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm
gì từ hàng hóa cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng.
2.1.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền
thông qua thông điệp điện tử. Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã

hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi
dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ
thông minh, giao dịch ngân hàng số hóa.
2.1.3. Các hệ thống thanh toán điện tử tại ngân hàng
• Hệ thống thanh toán điện tử nội bộ trong cùng hệ thống ngân hàng
Chuyển tiền điện tử trong hệ thống ngân hàng là nghiệp vụ chuyển
tiền, thanh toán cho các khách hàng trong cùng hệ thống, chuyển vốn
giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng, do đó không làm thay đổi
tổng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Việc chuyển và hoàn tất một
lệnh thanh toán được thực hiện thông qua mạng máy tính trong nội bộ
ngân hàng.
22
Nguyễn Đình Huân
• Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán
giữa hai hay nhiều NHTM hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống,
trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Hệ thống này được thể hiện dưới hai
hình thức: thanh toán song biên giữa hai ngân hàng và thanh toán điện tử
liên ngân hàng.
• Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(viết tắt là SWIFT) là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, hoạt
động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các ngân hàng thành viên một
mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Mục đích hoạt
động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an
toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng.
Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hóa mà chỉ những người có
phận sự mới được tiếp nhận.
• Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking
Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ

ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên kênh mới như
Internet, điện thoại, mạng không dây và các phương tiện điện tử khác.
23
Nguyễn Đình Huân
2.1.4. Các phương tiện thanh toán điện tử
• Các loại thẻ
- Thẻ thanh toán: là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,
mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy ATM,
các quầy dịch vụ của ngân hàng, đồng thời để thanh toán tiền hàng
hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ.
- Thẻ tín dụng (Visa hay MasterCard): Thanh toán bằng thẻ tín dụng
được coi là phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các giao dịch
trên Internet. Đây là một hình thức thanh toán nhanh và tiện lợi nhất.
Ngoài ra, nó còn đáp ứng được yêu cầu về đầu tiên khi kinh doanh
trên Internet đó là khả năng đến được với thông tin, sản phẩm dịch vụ
một cách nhanh nhất.
- Thẻ ghi nợ: Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ,
tiền trong tài khoản của người mua ngay lập tức bị rút ra khi giao dịch
được ấn định. Với người bán, họ có thể biết chắc chắn hơn người mua
có tiền để mua hàng thực sự hay không. Còn đối với người mua, việc
thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức cho từng giao dịch, vì vậy
tránh được những “cú sốc” thấu chi thẻ tín dụng khi ngân hàng gửi
các bản kê đến.
• Sec trực tuyến
24
Nguyễn Đình Huân
Sec trực tuyến hay còn được gọi là sec điện tử thực chất là một loại
“sec ảo”, cho phép người mua thanh toán bằng sec qua mạng Internet.
Người mua sẽ điền vào form (giống như quyển sec được hiển thị trên
màn hình) các thông tin về ngân hàng, ngày giao dịch và giá trị của giao

dịch, sau đó nhấn nút “send” để gửi đi. Các thông tin này được chuyển
đến cho nhà cung cấp hoặc một trung tâm giao dịch mà nhà cung ứng lựa
chọn.
2.1.5. An ninh mạng và an ninh thanh toán thẻ
• An ninh mạng
An ninh mạng có thể được định nghĩa là việc bảo vệ một mạng
khỏi bất kỳ sự phá hoại nào. An ninh mạng là yêu cầu bắt buộc đối với
bất kỳ công ty nào có ý định sử dụng Internet và triển khai các giao dịch
điện tử. Có thể hiểu đơn giản vấn đề an ninh mạng như một trò chơi lật
đật, ở đó một mặt là mạng của công ty, mặt kia là phần còn lại của thế
giới trực tuyến và an ninh đứng giữa để cân bằng hai phía. Do đó có thể
thấy rằng, bất cứ khi nào có một sự thay đổi xảy ra đối với một phía của
trò chơi, an ninh ở giữa phải thay đổi để duy trì sự cân bằng. Ngày nay
với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật nên việc đòi hỏi
thay đổi hệ thống an ninh mạng cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
• An ninh thanh toán thẻ
25

×