Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị cho nha xưởng xí nghiệp may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 66 trang )

Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG XNCN `
1.1. Một số khái niệm
1.2. Xác định địa điểm
1.2.1. Tìm hiểu qui hoạch
1.2.2. Tìm hiểu diện tích khu đất
1.2.3. Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước
1.2.4. Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng
1.2.5. Tìm hiểu vị trí và hệ thống giao thông sẵn có
1.2.6. Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc
1.3. Chuẩn bị tài liệu
1.3.1. Tài liệu dây chuyền công nghệ
1.3.2. Tài liệu chỉ dẫn xây dựng
1.4. Yếu tố tự nhiên
1.4.1. Địa hình, địa mạo
1.4.2. Địa chất
1.4.3. Khí hậu
1.5. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội
1.5.1. Chỉ số về con người
1.5.2. Phong thủy trong xây dựng
1.5.3. Chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật
1.5.4. Thủ tục hoàn tất trong xây dựng
CHƯƠNG 2: QUI HOẠCH TỔNG THỂ XNCN
2.1. Yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế
2.2. Qui hoạch san nền và hoàn thiện mặt bằng
2.3. Hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng
2.3.1. Mục đích của hợp khối
2.3.2. Nguyên tắc hợp khối
2.3.3. Hạn chế của hợp khối
2.3.4. Biện pháp nâng cao mật độ xây dựng


2.4. Tổ chức mạng lưới giao thông
2.4.1. Nguyên tắc bố trí
2.4.2. Phân bố luồng giao thông
2.5. Thống nhất, điển hình, tiêu chuẩn hóa
2.5.1. Khái niệm
2.5.2. Qui định thống nhất hóa trong xây dựng
2.6. Qui hoạch không gian tổng thể
2.6.1. Qui hoạch dạng phân khu
2.6.2. Qui hoạch dạng sắp xếp khối.
2.6.3. Qui hoạch theo hướng dây chuyền
2.6.4. Qui hoạch theo chi tiết
2.6.5. Qui hoạch theo phân khu chức năng của nhà
2.7. Mở rộng XNCN
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 2
2.8. Cổng ra vào và các bộ phận trước XN:
2.9. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU XÂY DỰNG
3.1. Đá thiên nhiên
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Đá thiên nhiên
3.1.3. Đặc điểm chung của đá thiên nhiên
3.2. Gốm xây dựng
3.21. Khái niệm
3.2.2. Nguyên liệu
3.2.3. Các dạng gốm xây dựng
3.3. Chất kết dính vô cơ
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. Một số chất kết dính vô cơ
3.4. Bê tông xi măng - vữa

3.4.1. Bê tông xi măng
3.4.2. Vữa xây dựng
3.5. Vật liệu kim loại
3.5.1. Khái niệm
3.5.2. Hợp chất sắt - carbon
3.5.3. Hợp kim nhôm
3.6. Vật liệu gỗ
3.6.1. Khái niệm
3.6.2. Bảo quản gỗ
3.6.3. Phân loại gỗ
3.7. Chất kết dính hữu cơ
3.7.1. Khái niệm
3.7.2. Bitum dầu mỏ
3.7.3. Nhũ tương xây dựng
3.8. Vật liệu dẻo
3.8.1. Khái niệm
3.8.2. Vật liệu dẻo trong xây dựng
3.9. Vật liệu sơn
3.9.1. Khái niệm
3.9.2. Sơn xây dựng
3.9.3. Vecni.
3.9.4. Các vật liệu khác
CHƯƠNG 4: NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
4.1. Nhà công nghiệp
4.1.1. Khái niệm.
4.1.2. Những ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế nhà
4.1.3. Kết cấu nhà công nghiệp một tầng
4.1.4. Nhà công nghiệp nhiều tầng
4.2. Nhà phục vụ sản xuất
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang

Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 3
4.2.1. Nhà hành chính
4.2.2. Văn phòng xưởng
4.2.3. Nhà kho
4.2.4. Nhà để xe
4.2.5. Nhà ăn, căng tin
4.2.6. Nhà vệ sinh
4.2.7. Phòng y tế
4.2.8. Nhà trẻ
4.2.9. Phòng hút thuốc
4.2.10. Phòng bảo vệ
4.2.11. Nhà văn hóa, phòng trưng bày, forum…
4.3. Công trình công nghiệp
4.3.1. Trạm biến áp
4.3.2. Cây xanh.
4.3.3. Công trình giá đỡ, phục vụ kỹ thuật
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP AN TOÀN TRONG NHÀ XƯỞNG CN
5.1. An toàn với vi khí hậu
5.1.1. Khái niệm vi khí hậu.
5.1.2. Phân loại vi khí hậu
5.1.3. Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu
5.1.4. Thành phần và qui định của vi khí hậu
5.1.5. Biện pháp hạn chế tác động của vi khí hậu xấu
5.2. An toàn với tiếng ồn, rung động
5.2.1. Tiếng ồn
5.2.2. Rung động.
5.3. An toàn khói bụi
5.3.1. Khái niệm
5.3.2. Phân loại bụi
5.3.3. Tác hại của bụi

5.3.4. Biện pháp hạn chế tác hại của bụi.
5.4. An toàn cháy nổ
5.4.1. Khái niệm
5.4.2. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
5.5. An toàn điện
5.5.1. Khái niệm
5.5.2. Biện pháp an toàn điện
5.6. An toàn hóa chất
5.6.1. Khái niệm
5.6.2. Tác hại của hóa chất độc
5.6.3. Biện pháp hạn chế tác động của hóa chất độc
5.7. An toàn điện từ trường
5.8. An toàn phóng xạ
CHƯƠNG 6: THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG CÔNG NGHIỆP
6.1. Thông gió công nghiệp
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 4
6.1.1. Khái niệm.
6.1.2. Mục đích của thông gió.
6.1.3. Phân loại thông gió
6.1.4. Kỹ thuật thông gió tự nhiên
6.1.4. Biện pháp thông gió tự nhiên
6.1.5. Kỹ thuật thông gió cưỡng bức
6.1.6. Phương tiện thông gió cưỡng bức
6.2. Chiếu sáng công nghiệp
6.2.2. Giải pháp chiếu sáng tự nhiên
6.2.1. Khái niệm
6.2.3. Giải pháp chiếu sáng nhân tạo
6.2.4. Thiết bị chiếu sáng nhân tạo
CHƯƠNG 7: LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ NGÀNH MCN

7.1. Tổng quan về thiết bị ngành may
7.1.1. Lịch sử phát triển thiết bị ngành may.
7.1.2. Phân loại thiết bị ngành may
7.1.3. Thực trạng thiết bị ngành may Việt Nam
7.2. Lắp đặt và vận hành thiết bị ngành may
7.2.1. Nguyên tắc lắp đặt thiết bị ngành may
7.2.2. Nguyên tắc vận hành thiết bị ngành may
7.2.3. An toàn khi vận hành thiết bị.
7.2.4. Thao tác lắp đặt vận hành máy may (theo Juki).
CHƯƠNG 8: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG XN MAY CN
8.1. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN
8.1.1. Tình hình nhà xưởng của xí nghiệp may tại VN.
8.1.2. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN
8.2. Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may
8.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
8.2.2. Thiết kế các phân xưởng
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Kiến trúc công nghiệp.
- Xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng (nhà, công trình xây dựng…). Hoạt
động xây dựng bao gồm quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công
xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Kiến trúc xây dựng là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không
gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc gồm hai lĩnh vực kiến trúc dân
dụng (nghệ thuật xây dựng nhà và công trình phát sinh từ nhu cầu con người, phục vụ trực

tiếp con người), kiến trúc công nghiệp (nghệ thuật xây dựng nhà cà công trình công
nghiệp phục vụ sản xuất và con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội).
- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà
ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công
trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành,
bảo trì công trình.
+ Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công
nghệ. Thiết bị này bao gồm thiết bị công trình (được lắp đặt vào công trình xây dựng theo
thiết kế xây dựng), thiết bị công nghệ (nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào
công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ).
+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải
và các công trình khác.
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể
thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước, các công trình khác.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 6
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất:
+ Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực
địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành
cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
+ Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Tiêu chuẩn xây dựng là
các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các
công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu
chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
- Chủ đầu tư xây dựng là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng
trong hoạt động xây dựng.
+ Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng
công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu
tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu
thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng
công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;
tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình.
+ Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực
tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công
việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu
chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc
tổng thầu xây dựng.
+ Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử
dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời
hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết
kế cơ sở.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 7
- Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế
chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết

kế tiếp theo.
- Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây
dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
- Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm
cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình
hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
- Báo cáo đầu tư xây dựng là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp
có thẩm quyền cho phép đầu tư. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng là dự án đầu tư xây
dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
1.1.2. Sản xuất công nghiệp.
- Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh
doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Ở một số quốc gia như Việt
Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm lĩnh vực khai thác (khoáng sản, than, đá và dầu
khí), chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ), sản xuất và phân phối (điện, khí đốt
và nước), may mặc, đồ dụng gia đình, chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết.
* Nghĩa phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm
(có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa ngày, những hoạt động kinh
tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp,
ngành kinh tế như công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp
giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v
- Khu công nghiệp còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp
theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối
giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp được c hính phủ cấp phép
đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những
sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về
các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế

thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh
giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu
sẵn có và không có dân cư sinh sống. Quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do
một ban quản lý khu chế xuất điều hành.
- Khu công nghệ cao là mô hình tổ chức quản lý kinh tế trình độ cao nhằm tiếp nhận
vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ cao từ nước ngoài, phát huy nguồn trí lực, tài nguyên
trong nước.
- Cụm công nghiệp là dạng khu công nghiệp có quy mô nhỏ.
- Xí nghiệp hay xí nghiệp công nghiệp là cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối lớn như
xí nghiệp chế biến thực phẩm, xí nghiệp đóng giày da, xí nghiệp dược phẩm…
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 8
+ Nhà máy là một dạng xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp,
thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn ví dụ nhà máy cơ khí, nhà
máy điện…
+ Công ty là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, theo luật doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay có các loại hình công ty sau:
> Công ty trách nhiệm hữu hạn số thành viên ít nhất là 2 người và nhiều nhất là 50
người, không được quyền phát hành cổ phần.
> Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay
cá nhân làm chủ sở hữu, không được quyền phát hành cổ phần.
> Công ty cổ phần số thành viên ít nhất là 3, nhiều nhất không giới hạn, được quyền
phát hành cổ phần.
> Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không được quyền
phát hành cổ phần.
> Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản, mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
> Nhóm công ty là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao
gồm các hình thức công ty mẹ - công ty con hoặc tập đoàn kinh tế.

1.2. Cơ sở ban đầu thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp.
1.2.1. Xác định địa điểm xây dựng phù hợp.
Xác định địa điểm xây dựng là công việc lựa chọn mảnh đất để xây dựng nhà và công
trình công nghiệp trên đó. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử
dụng, điều kiện tài chính, ý thức chủ quan của mỗi người… Nói chung để xác định đúng
địa điểm xây dựng một xí nghiệp công nghiệp cần thực hiện các bước (có thể bỏ qua nếu
không cần thiết):
- Tìm hiểu dự án qui hoạch của khu đất như có nằm trong qui hoạch đất công nghiệp,
nông nghiệp hay khu dân cư, thời gian cũng như tiến độ triển khai của các dự án, tác động
của các dự án đến xí nghiệp công nghiệp dự định xây dựng trong tương lai
- Xác định diện tích khu đất xây dựng như diện tích tối thiểu để xin cấp phép xây
dựng, diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sử dụng, diện tích đất không sử dụng, diện tích
đất có thể cơi nới, mật độ xây dựng theo qui mô xí nghiệp dự kiến… Mục đích của việc
xác định diện tích đó là chọn loại hình và công nghệ sản xuất phù hợp, tận dụng tài nguyên
đất sẵn có và định hướng dự trù mở rộng, qui hoạch chi tiết và chính xác nhà xưởng xí
nghiệp công nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước sản xuất, nước sinh hoạt và nước thải
nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của xí nghiệp công nghiệp thường
xuyên và ổn định, hạn chế tối đa những tác hại gây ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra
trong sản xuất đối với môi trường và khu vực xung quanh, đảm bảo các điều kiện về vệ
sinh công nghiệp, giảm bớt các chi phí do việc đầu tư hệ thống cung cấp và xử lý nước thải
ban đầu.
- Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng (điện, khí đốt ) nhằm đảm bảo nguồn
điện, khí đốt, xăng dầu… được cung cấp liên tục và ổn định trong suốt quá trình sản xuất,
giảm thất thoát năng lượng do truyền tải hoặc do thiết kế, đảm bảo an toàn năng lượng cho
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 9
sản xuất và người lao động, giảm chi phí đầu tư ban đầu trong nâng hạ tải điện năng hoặc
đường dẫn năng lượng.
- Tìm hiểu vị trí và hệ thống đường giao thông hiện hữu nhằm tạo thuận lợi cho việc

vận chuyển người và hàng hóa, tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận chuyển, giảm thời gian
và đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
- Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, internet) nhằm đảm bảo thông tin
liên lạc được kịp thời đặc biệt là với các đối tác, khách hàng hoặc nhà cung cấp, khai thác
tốt nguồn thông tin trên điện thoại hay mạng đảm bảo nhanh, liên tục và chính xác, tiết
kiệm chi phí, thời gian và các khoản đầu tư khác.
1.2.2. Chuẩn bị một số tài liệu ban đầu làm cơ sở cho việc thiết kế mặt bằng tổng thể.
- Chuẩn bị tài liệu dây chuyền công nghệ đối với lĩnh vực dự định sản xuất. Tài liệu
về dây chuyền công nghệ đóng vai trò quyết định đối với giải pháp bố trí mặt bằng tổng thể
của xí nghiệp công nghiệp, thể hiện đặc trưng loại hàng hóa sản xuất, biểu hiện tính liên
tục và mối quan hệ giữa các phân xưởng, công trình công nghiệp, giữa máy móc thiết bị,
giữa các công đoạn sản xuất. Tài liệu dây chuyền công nghệ bao gồm:
+ Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn xí nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa các xưởng,
công trình, bộ phận.
+ Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng thể hiện mối quan hệ bên trong
xưởng giữa các vị trí và thiết bị làm việc.
+ Sơ đồ vận chuyển thể hiện việc đi lại, phương tiện, hướng đi của thành phẩm, bán
thành phẩm, hệ thống vận chuyển năng lượng…
- Khảo sát các tài liệu chỉ dẫn xây dựng làm cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư,
thiết kế xây dựng, thi công, giám sát và quản lý công trình đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
Các tài liệu này bao gồm:
+ Tài liệu kỹ thuật về các loại nhà, chỉ dẫn việc chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều
kiện cụ thể.
+ Tài liệu hướng dẫn lập thầu, đấu thầu xây dựng (nhà thầu, tư vấn thầu, giá thầu, chi
phí phát sinh )
+ Bảng biểu khảo sát giá vật liệu và đơn giá xây dựng.
+ Các tài liệu hướng dẫn tổ chức và giám sát thi công hoặc văn bản ủy quyền giám sát
thi công.
+ Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ cấp phép xây dựng như việc lập dự án đầu tư xây dựng
hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xem xét và đánh giá tính khả thi của công trình, thủ tục xin

cấp phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê đất, thủ tục xin cấp
phép xây dựng mới hoặc xin phép cải tạo công trình cũ.
1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến giải pháp thiết kế tổng thể.
a. Ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến công trình.
- Địa hình thể hiện mức độ gồ ghề, độ dốc và hình dạng của khu đất, địa hình ảnh
hưởng lớn đến chi phí san phẳng và gia cố nền, giải pháp bố trí các hạng mục công trình,
độ bền công trình.
- Yêu cầu địa hình nói chung khi chọn khu đất đó là:
+ Mảnh đất có kích thước và hình dạng phù hợp cho việc xây dựng trước mắt cũng như
mở rộng sau này.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 10
+ Mảnh đất cao ráo, tránh ngập úng trong mùa mưa lũ, có mực nước ngầm phù hợp và
thoát nước dễ dàng.
+ Khu đất bằng phẳng, dốc 0.5-1% để giảm chi phí san nền.
+ Hình dạng khu đất vuông vắn, không quá hẹp để dễ bố trí và tăng tính thẩm mỹ cho
công trình.
b. Ảnh hưởng của yếu tố địa chất đến công trình.
- Địa chất thể hiện đặc trưng các lớp đất đá dưới công trình làm cơ sở cho việc tính toán
nền móng công trình, chọn loại công trình và giải pháp thi công phù hợp, xác định độ bền
của công trình theo thời gian. Khảo sát thành phần đất phù sa, đất cát, đất màu, đất mùn,
đất đen, hoàng thổ, đất thịt, đất sét, đá (granite, nham thạch), đá vụn (đá cuội, sỏi), đất nửa
đá (đá macma, silicat, sét thạch cao…), đất đồi, đất kiềm thổ, đất mặt đê, đá vôi, đất cao
lanh, đá bọt, đá ong… để phân thành ba cấp đất xây dựng (theo độ cứng).
- Yêu cầu địa chất đối với công trình công nghiệp đó là công trình không nằm trên
những vùng có địa chất không ổn định như mỏ khoáng sản, hay động đất, xói mòn, cát
chảy, lở đất , đất có cường độ chịu lực từ 1.5-2.5kG/cm
2
nhằm giảm chi phí gia cố nền
móng công trình (tốt nhất là nền đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đất đồi…) , có biện pháp

thích hợp với các mức độ xâm thực, dao động của mực nước ngầm.
c. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến độ bền công trình.
- Với đặc điểm khí hậu Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của bán cầu
Bắc giới hạn vĩ độ 8
o
22’B-23
o
22’B, kinh tuyến 102
o
10’-109
o
21’, nhiệt độ chênh lệch
(Đông Bắc 13-14
o
C, Tây Bắc và Bắc Trung bộ 9-10
o
C), bức xạ mặt trời cao (miền Bắc 95-
100Kcal/cm
2
, miền Nam 130-135Kcal/cm
2
), độ ẩm cao (Bắc 75-90%, Nam 80-85%), lượng
mưa trung bình (Bắc 1703mm, Trung 2890mm, Nam 1979mm), tháng mưa nhiều (Bắc 5-9,
Trung 9-12, Nam 5-10), chịu ảnh hưởng của các hướng gió mát (hướng Nam, Đông Nam,
Tây Nam) , gió nóng (gió Lào - Tây Nam ở miền Trung), gió lạnh (Đông Bắc và Tây Bắc),
tốc độ gió trung bình cả nước 2-3.6m/s, nằm trên hành lang dịch chuyển Đông Tây của các
hướng bão từ Thái Bình Dương, Nam Trung Quốc.
- Dựa vào hoa gió (biểu đồ ghi tần suất của địa phương trong một khoảng thời gian nào
đó) để thiết kế mặt bằng, hướng nhà và hướng cửa của các bộ phận hợp lý, hạn chế tác
động xấu của khí hậu đối với nhà xưởng.

ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 11
- Chọn các giải pháp cụ thể hạn chế tác động xấu từ các yếu tố của khí hậu đối với công
trình như:
+ Hạn chế bức xạ mặt trời: tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà, nhà quay hướng
Nam, hay Đông Nam, mở cửa hồi vừa phải, tận dụng và thông gió tự nhiên…
+ Hạn chế nhiệt độ cao: tổ chức thông gió tốt, kết cấu bao che hướng Nam, Đông Nam,
chống lạnh hướng Đông Bắc, Tây Bắc, kết cấu mái tránh nứt nẻ, nhà bán lộ thiên, mở cửa
sổ hai tầng cho hai mùa nóng lạnh.
+ Hạn chế thấm nước mưa: tổ chức thoát nước trên mái, thiết kế mái, tường chống
thấm, thiết kế các tấm che mưa tốt.
+ Hạn chế độ ẩm không khí: tổ chức thông gió giảm độ ẩm, chọn vật liệu xây dựng chịu
độ ẩm, xâm thực, tránh để đọng ẩm trên sàn, tường, mái
+ Chống gió bão: kết cấu nhà chịu lực vững chắc, kết cấu bao che nhẹ, thoáng, chống
tốc mái tốt, kết cấu lưới chống vỡ kính, bố trí bố trí bộ phận chống bụi, nóng, độc cuối
hướng gió.
1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội đến giải pháp thiết kế tổng thể.
a. Khảo sát chỉ số về phát triển con người của nơi dự định xây dựng xí nghiệp.
- Số người trong độ tuổi lao động để dự kiến tuyển dụng, phát triển trình độ đội ngũ
nhân viên, thiết kế qui mô xí nghiệp, giải pháp đưa đón, bố trí chỗ ở…
- Chênh lệch giới tính để bố trí phù hợp tính chất công việc, công trình phụ (nhà trẻ,
phòng hút thuốc, nhà vệ sinh…).
- Mặt bằng trình độ văn hóa nhằm khai thác khả năng quản lý nắm bắt kỹ thuật, bố trí tổ
chức nhân sự…
- Xu hương chuyển dịch lao động do mức độ đô thị hóa, định hướng phát triển kinh tế ở
địa phương, sự mất cân bằng giới tính, tỷ lệ thất nghiệp, sự ổn định kinh tế nhằm đưa ra
chiến sản xuất phù hợp.
- Khảo sát mặt bằng thu nhập đầu người để hạn mức lương tối thiểu, biến động giá cả,
chỉ số tiêu dùng, sự hài lòng điều kiện sống, khấu trừ chi phí…
- Tìm hiểu phong tục tập quán như lối sống, ngày lễ hội, cách ăn mặc, tín ngưỡng thờ

cúng, thái độ khai thác sử dụng tài nguyên để tạo ra môi trường văn hóa đặc trưng.
b. Nghiên cứu quan niệm phong thủy một cách khoa học.
Thuật phong thủy xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc (3000 TrCN) được xem là nghệ
thuật đặt nền móng và bố trí công trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Bản chất của
phong thủy là tốt đẹp và có giá trị cuộc sống, song hiện nay đang tồn tại hai vấn đề, quan
niệm mang tính khoa học có lợi trong xây dựng, quan niệm mê tín, dị đoan, thiếu thuyết
phục (do sự vận dụng sai, võ đoán xa rời thực tế, sự lợi dụng của một số thầy cúng) cần trừ
bỏ, không áp dụng trong xây dựng.
Phong thủy theo nghĩa Hán Việt thì “phong - nghĩa là gió tương trưng cho chuyển
động”, “thủy - nghĩa là nước tương trưng cho địa thế”, do vậy phong thủy thể hiện hai
trạng thái “hung - điều dữ”, “cát - điều lành”. Phong thủy phương Đông dựa vào dịch lý
theo thuyết ngũ hành (5 vị trí “ta, cái sinh ra ta, cái ta sinh, cái khắc ta, cái ta khắc”, 2
quan hệ “tương, khắc”, 5 vật chất “mộc - khởi đầu, hỏa - phát triển, thổ - sinh sản, kim -
thu lại, thủy - tàng chứa”). Thuật phong thủy chia hai lĩnh vực: phong thủy âm trạch (điều
hòa mồ mả), phong thủy dương trạch (điều hòa nhà cửa) chỉ có tác dụng cải cải biến chứ
không làm thay đổi vận mệnh con người. Thuật phong thủy trước đây chia làm hai phái
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 12
“hình thế - chú trọng hình dáng của núi sông”, “pháp lý - chú trọng luân lý âm dương”.
Đến nay phong thủy phát triển thành nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có lý
luận riêng thậm chí đối lập, tuy nhiên phong thủy vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng và còn
mang tính huyền bí. Dưới đây là một số quan niệm phong thủy tham khảo:
- Quan niệm cơ bản “cao nhất thốn vi sơn, đệ nhất thốn vi thủy” cao lên một tấc là núi,
thấp xuống một tấc là nước, ở đâu có chênh lệch về độ cao thì ở đó có sự vận động của
“khí”, như vậy “khí luân chuyển sinh lực, quá nhanh gây xáo trộn, quá chậm gây tù túng,
khí cần lưu thông và ôn hòa”. Nguyên nhân đó là “khí ngưng vì núi, khí tan vì nước, nước
bắt nguồn từ núi, nơi tận cùng của núi là nước” trong đó “sơn thủy” biểu hiện cho “hư và
thực” là hình thức tồn tại vật chất theo ngũ hành.
- Phương hướng là yếu tố quan trọng trong phong thủy “hướng bắc - hắc quy - rùa đen
- tượng trưng màu đen, mùa đông mang khí êm dịu, mát mẻ và bí ẩn”, “hướng nam - chu

tước - chim phượng - tượng trưng màu đỏ, mùa hè mang khí thuận, thoáng và may mắn”,
“hướng đông - thanh long - rồng xanh - tượng trưng màu xanh, mùa xuân mang khí che
chở, trí tuệ, tu dưỡng”, “hướng tây - bạch hổ - hổ trắng - tượng trưng màu trắng, mùa thu
mang dòng khí hỗn loạn, nguy hiểm”.
- Một số hủ tục cúng bái đến nay đã được tiết giảm nhiều và chỉ mang tính chất cầu
mong thuận hòa, an toàn hay tôn vinh nghề xây dựng. Ví dụ như việc các thầy địa lý xưa
tìm vị trí ngôi nhà theo ba giai đoạn “tầm long - tìm mảnh đất phù hợp”, “điểm huyệt -
chọn vị trí đặt công trình”, “lập hướng - để xác định hướng mặt tiền nhà”, nay đã được
thay đổi dựa trên cơ sở lý luận hiện đại và khoa học ứng dụng.
- Những nguyên tắc cơ bản khác của phong thủy “tránh hư - không nên: xây nhà quá
nhu cầu, cổng bề thế hơn nhà chính, sân gồ ghề, tường rào không kín, giếng nước không
phù hợp, sân to nhà bé”, “trọng thực - nên: xây nhà vừa phải, nhà lớn cổng nhỏ, sân rộng
tường cao, thoát nước tốt”, “sơn thủy hội tụ - chọn nơi dòng nước và núi non qui tụ về một
mối”, “dương cơ ái hổ - chọn nơi bên phải đất cao, bên trái có nước”, “tứ thủy triều môn -
dòng nước hướng về cửa làm chủ nhà phát tài”, “cần thủy cát môn - dòng nước giao cắt
trước cửa gia đình mất yên ổn”, “thủy trực xung môn - dòng nước đâm thẳng vào cửa
chính gặp nhiều điềm dữ”, ngôi nhà lý tưởng ở Việt Nam là “tây có đồi thấp, đông dốc
thoải, nam thoáng đãng có suối chảy, bắc đồi núi cao”.
- Nhiều kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng đã kết hợp hệ đo trong phong thủy (thước Lỗ
Ban) với các hệ đo quốc tế (mét, inch). Đây là loại thước do ông tổ ngành kiến trúc Trung
Quốc (Lỗ Ban) sáng tạo ra, người ta cho rằng sử dụng đúng loại thước này sẽ được vinh
hoa, phú quí, tránh tai nạn. Thước dương cơ dài 38.8cm đo nhà cửa, chia làm 10 cửa, mỗi
cửa 4 cung, thước âm trạch dài 42.9cm đo mồ mả, chia làm 7 cửa, mỗi cửa 4 cung.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 13

- Người Việt trước đây sử dụng cây tầm thước (gần như thước Lỗ Ban), dựa vào tuổi
chủ nhà, mỗi nhà có một cây tầm thước riêng được coi là “sổ đỏ” của ngôi nhà. Tầm thước
làm bằng tre, đường kính 5-6cm, 12 đốt tương đương với 12 trực gồm kiến (cơ bản - điều
lành), trừ (bỏ - sáng sủa), mãn (đủ - thiên hình), bình (vừa - uốn lưỡi), định (không đổi -

thước vàng), chấp (lấy - thiên đức), phá (vỡ - xung sát), nguy (bất ổn - ngọc đường),
thành (đạt được - tam hợp), thu (nhận - cướp giật), khai (mở - sinh khí), bế (tắc - tai họa).
Nên chọn (kiến, mãn, bình, thu), chấp nhận (trừ, nguy định chấp), tốt (thành khai), tránh
(bế, phá).
- Cấm kỵ trong phong thủy khi xây dựng nhà đó là hai nhà có cửa chính xung đối
nhau, nhà có đường đâm thẳng vào nhà, nhà có dốc cao chạy thẳng vào nhà, nhà có cửa
chính thông với cửa hậu. Người ta thường dùng gương bát quái, chuông gió, tượng quan
nghê, quan công, tượng phật bà, chó đá… để khắc chế.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 14
- Một số điểm thường được chú ý trong phong thủy hiện nay là:
+ Hồ lớn sát cửa nhà gây hại sức khỏe (ngày mưa hơi nước bốc lên xông vào nhà gây
hại cho người ở) hay xây nhà trên ao hồ dễ sinh họa (lấp hồ gây mất cân bằng sinh thái,
nền đất yếu gây nguy hiểm cho ngôi nhà).
+ Nhà xây gần nghĩa trang, bãi rác, bãi hoang có nhiều ám khí (môi trường ô nhiễm,
dịch bệnh, mùi hôi ).
+ Không trồng cây sát nhà (cây mang điều lành nhưng cây có thể làm nứt nẻ, che khuất
tầm nhìn, đổ…), đưa vật thể sống vào nhà (cây cảnh, sáo tre, đồng hồ… tạo vẻ bình ổn, mỹ
quan, vui vẻ và mang sinh khí).
+ Cửa không nên mở hướng tây nam và đông bắc (nhận các luồng gió không tốt, gió
độc, gió lạnh, khô), hai cửa không đối diện nhau (gió đi thẳng từ cửa trước ra cửa sau
không lấy đi được khí đọng trong nhà), cửa phụ phải nhỏ hơn cửa chính (khách dễ nhầm
lẫn cửa chính, không tạo được vẽ mỹ quan, mất an toàn, gây mất cân bằng giữa lượng gió
vào ra trong ngôi nhà), không đặt phòng ăn gần cửa ra vào (gây bất tiện khi có khách, ăn
mất tự nhiên, bắt buộc phải dùng rèm).
+ Phòng ngủ không đặt gần cửa hay giữa nhà (cảm giác mất an toàn, bụi, ồn ào, mất tự
nhiên ), không đặt gương lớn trước phòng ngủ (gia chủ dễ giật mình, chóng mặt, khó
chịu, chật chội…), phòng vệ sinh đặt xa cửa chính (gây tiếng ồn, bất tiện cho khác và chủ,
lan tỏa mùi hôi, mất mỹ quan ), bếp không đặt gần phòng ngủ (tạo các thán khí, bám mùi
lên chăn ga gối nệm ).

- Phong thủy trong xí nghiệp công nghiệp hiện nay cũng được chú ý, ví dụ:
+ Trần nhà nơi làm việc phẳng tạo điều kiện dòng chảy năng lượng tốt, tạo không gian
làm việc với bể cá thủy sinh nhằm thu hút tiền bạc, bên cạnh đó nên đưa nhiều cây xanh
vào nơi làm việc nhưng tránh những cây lá sắc cạnh như xương rồng mang lại điều xấu…
+ Bàn làm việc có vai quan trọng nhất cần đặt nơi có thể quan sát toàn bộ phòng làm
việc sau lưng phải là tường, bàn còn cần thoáng đãng, phía đông nam đặt tượng giả cổ màu
đỏ hay tím, phía tây đặt cây gỗ màu xanh hoặc khung hình gỗ… nhiều doanh nhân còn sử
dụng hình bát quái nhằm tạo ra những thay đổi tích cực của phong thủy. Nên dùng đồ vật
hình tròn hoặc chữ nhật bo tròn theo quan điểm tương sinh của ngũ hành. Tránh ngồi dưới
quạt trần, đèn chùm, ánh sáng gay gắt do khuấy động trường khí ảnh hưởng sức khỏe…
+ Không nên mở nhiều cửa gây nhiễu luồng khí, cần dùng vách lửng hai rèm che giữa
các phòng phụ, nên dùng các màu vàng, đen hay xanh để tạo sự mạnh mẽ và sạch sẽ, tránh
dùng màu chói gây cảm giác căng thẳng, thụ động, buồn chán.
+ Nói chung trong doanh nghiệp, người ta chú trọng bố trí hài hòa giữa năm yếu tố cơ
bản của ngũ hành đó là Thủy (hướng bắc), Hỏa (hướng nam), Mộc (hướng đông), Kim
(hướng tây), Thổ (trung tâm). Màu sắc lựa chọn theo mệnh chủ (hỏa - đỏ tím, thổ - vàng
nâu, kim - trắng bạc, thủy - đen xanh lục, mộc - xanh lá)…
c.Tìm hiểu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho công trình trước khi đi vào hoạt động.
- Dự kiến nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu sử dụng cho xí nghiệp công nghiệp nhằm
chủ động nguồn cung ứng được lâu dài ổn định, kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng để từ đó
có phương thức vận chuyển, tiết kiệm chi phí đầu tư kho chứa, chuyên chở…
- Dự kiến thời gian hoàn vốn nhằm để đưa ra giải pháp quyết định qui mô thiết kế tổng
thể (chọn lựa nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng ), thời gian tái sản xuất, giá
thành, chất lượng sản phẩm, khả năng mở rộng xí nghiệp trong tương lai…
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 15
- Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh để quyết định chiến lược sản xuất kinh
doanh, đảm bảo tình hình sản xuất, sự ổn định doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch tiết giảm
chi phí, tiếp thị và mở rộng thị trường, vốn đầu tư cho nhà xưởng…
- Cần tìm hiểu định hướng vĩ mô, chính sách thuế của nhà nước để đảm bảo thực hiện

tốt các kế hoạch đề ra, sản xuất đạt doanh thu và lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn
nhanh, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp…
- Nghiên cứu và thực hiện nghiêm chỉnh qui định về an toàn lao động, môi trường để
tránh những ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả làm việc của người
lao động, bảo vệ môi trường sống xung quanh…
d. Dự kiến chuẩn bị khởi công và hoàn tất công trình.
- Tìm hiểu thủ tục hành chính như chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền cho thuê,
chuyển quyền sử dụng đất khi có yêu cầu, thủ tục xin giấy phép xây dựng, cấp phép cải tạo
công trình, cấp phép đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật về dự án đầu tư xí nghiệp công
nghiệp, thủ tục giải quyết các tranh chấp xây dựng, tranh chấp kinh tế, thủ tục vay vốn
ngân hàng, lập tài khoản kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, công bố thành lập
doanh nghiệp
- Xem xét lựa chọn một số nghi thức truyền thống trong giai đoạn khởi công, thi công
và hoàn công công trình ví dụ như lễ động thổ (cúng tổ tiên, thổ thần mong quá trình xây
dựng thuận lợi), lễ phạt mộc (thợ phường cúng tổ sư ngành xây dựng), lễ cất nóc (cúng gia
tiên, thổ thần), lễ tân gia hay lễ cài sào (mừng nhà mới), lễ an thổ (báo thổ thần làm xong
nhà), lễ động sàng (dọn vào nhà mới), lễ an cư (báo đã ổn định trong nhà mới)
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 16
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ QUI HOẠCH TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
2.1. Khái niệm qui hoạch.
2.1. Qui hoạch khu công nghiệp.
- Quy hoạch trong xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích
quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
+ Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình

hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của
quốc gia trong từng thời kỳ.
+ Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung
xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp
giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây
dựng công trình.
+ Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn. Ðiểm dân cư nông
thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt
và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã,
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Qui hoạch
- Qui hoạch mặt bằng tổng thể là tổng hợp các giải pháp về mặt kỹ thuật và mỹ thuật
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà xưởng với sản xuất, giữa xí nghiệp với khu qui
hoạch. Qui hoạch tổng thể xí nghiệp thể hiện được tính khoa học, đáp ứng tối đa các yêu
cầu kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động và thể hiện sức biểu cảm thẩm
mỹ cao nhất. Cụ thể đó là hài hòa với cảnh quan và mối quan hệ với khu cụm công nghiệp,
phân bố hợp lý giữa các phân xưởng và công trình trong xí nghiệp, đánh giá được các chỉ
tiêu sinh thái và hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế.
- Qui hoạch mặt bằng tổng thể đó là tổng hợp các giải pháp về mặt kỹ thuật và mỹ
thuật nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà xưởng với sản xuất, giữa xí nghiệp với khu qui
hoạch.
>> Qui hoạch tổng thể xí nghiệp phải thể hiện được tính khoa học, đáp ứng tối đa các
yêu cầu kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động và thể hiện sức biểu cảm
thẩm mỹ cao nhất. Cụ thể đó là:

+ Hài hòa với cảnh quan và mối quan hệ với khu cụm công nghiệp.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 17
+ Phân bố hợp lý giữa các phân xưởng và công trình trong xí nghiệp.
+ Đánh giá được các chỉ tiêu sinh thái và hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế.
2.1. Yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế nhà xưởng công nghiệp.
- Phải thiết lập được mối quan hệ hợp lý giữa xí nghiệp công nghiệp với cụm công
nghiệp hay khu công nghiệp.
- Thiết kế nhà xưởng phải phù hợp cao nhất với dây chuyền sản xuất chung, thiết lập
được mối quan hệ giữa các xưởng, công trình công nghiệp, giải pháp giao thông người và
hàng hóa, mạng lưới cung cấp kỹ thuật…
- Tổ hợp kiến trúc không gian khi thiết kế phải đẹp, có sức biểu cảm cao, hài hòa với
kiến trúc xí nghiệp công nghiệp và đô thị.
- Nhà xưởng thiết kế phải thỏa mãn với các yêu cầu về an toàn công nghiệp như vi khí
hậu, an toàn cháy nổ, giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm khói bụi, bệnh nghề nghiệp
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất hóa, điển hình hóa các cấu kiện xây dựng
nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng…
- Phải phân kỳ xây dựng hợp lý, thi công nhanh theo đúng ý đồ thiết kế ban đầu.
- Phải tận dụng được lợi điểm của các yếu tố thiên nhiên, văn hóa xã hội, khoa học kỹ
thuật nhằm khai thác tối đa các ưu thế này.
- Cần thực hiện đúng các chính sách nhà nước, luật đất đai, luật xây dựng, luật bảo vệ
môi trường, chính sách thuế khi xây dựng công trình.
- Cần đánh giá đúng được hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các giải pháp xây dựng như về
mật độ sử dụng, chi phí đầu tư…
2.2. Qui hoạch san nền và hoàn thiện mặt bằng tổng thể.
a. Khái quát về công tác san nền mặt bằng công trình.
Công tác san đất hay còn gọi là san mặt bằng hoặc san lấp mặt bằng là công việc thi
công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt
đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất
trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp

đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người
(mặt thiết kế định trước, có kể đến độ dốc thoát nước bề mặt). Như vậy bản thân công tác
san đất thường bao gồm các công tác đào đất, vận chuyển đất và đắp đất. Trong công tác
san đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường.
Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường, thường chỉ là
nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ, hoặc thậm chí không có (như khi san cân bằng
đào đắp). Thường có hai dạng công tác san đất đó là:
+ San theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san, mà không chú ý lắm
đến khối lượng đất thừa hay thiếu.
+ San theo yêu cầu về khối lượng đất khi san, bao gồm các trường hợp: san cân bằng
khối lượng đào với đắp, san với điều kiện chủ định chừa ra một khối lượng đất sau san
(đào nhiều hơn đắp) hoặc cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước san (đắp nhiều hơn đào).
Hai kiểu san nền khác cũng thường được dùng khi thực hiện công tác san nền đó là:
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 18
- San nền toàn bộ cho địa hình khu đất tương đối phẳng, mật độ xây dựng trên 25%, hệ
thống đường dày đặc. Kiểu san nền này có hai kiểu đó là san nền một dốc, san nền hai dốc.
- San nền cục bộ cho nơi bố trí nhà xưởng, đường giao thông giúp tiết kiệm vốn đầu tư
và áp dụng cho nơi có đất sụt lở, diện tích quá rộng, cần bảo vệ cảnh quan…
Một số tiêu chuẩn về san nền từng lớp khoảng 0.3m cần tưới nước đạt độ ẩm 1-2%,
đầm lèn để đạt độ chặt k=0.9, nếu thực hiện bơm cát không cần san ủi từng lớp, đào lỗ
kiểm tra.
b. Tính toán lượng định mức công tác san nền.
Công tác san đất đòi hỏi phải được thực hiện hai bước cơ bản như đó là:
+ Thiết kế mặt bằng san nhằm xác định khối lượng đất phải thi công, hướng và cự ly
vận chuyển đất trung bình từ vùng đào sang vùng đắp trong nội bộ công trường.
+ Thiết kế biện pháp thi công cụ thể cho công tác san đất, sau khi đã biết được khối
lượng đất phải thi công và cự ly vận chuyển chúng trong khi san.
2.3. Hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng.
2.3.1. Mục đích của hợp khối.

- Giảm số lượng công trình để dễ dàng qui hoạch.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Rút ngắn mạng lưới giao thông.
- Tiết kiệm đất xây dựng.
- Rút ngắn thời gian xây dựng.
- Tăng năng suất, ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.3.2. Nguyên tắc hợp khối.
- Ghép các xưởng, công trình kỹ thuật có đặc điểm sản xuất giống nhau, không ảnh
hưởng lẫn nhau.
- Phù hợp với đặc điểm địa chất, yêu cầu sản xuất, phương thức giao thông đơn giản có
thể nâng tầng.
2.3.3. Hạn chế của hợp khối.
- Chiếu sáng và thông thoáng kém đi.
- Gặp khó khăn trong thoát nước mái.
- Nếu địa hình kém thì chi phí nền móng khá cao.
2.3.4. Biện pháp nâng cao mật độ xây dựng.
- Hợp khối, nâng tầng nhà và công trình.
- Chọn dạng nhà phù hợp khu đất, tính toán hợp lý diện tích sử dụng.
- Bố trí các công trình hợp lý, tiết kiệm đất.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 19
2.4. Tổ chức mạng lưới giao thông.
2.4.1. Nguyên tắc bố trí.
- Đường giao thông dùng để đi lại, vận chuyển hàng hóa, thoát hiểm, phân chia khu
vực…
- Bố trí theo tuyến (dọc, ngang nhà), tự do (không gian giữa máy móc thiết bị).
2.4.2. Phân bố luồng giao thông.
- Luồng hàng: vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm ra vào. Cần phải
tính toán:
+ Số lượng, vận tốc, số làn xe, chiều rộng đường, chiều rộng cửa cổng, bán kính xoay

xe, tầm nhìn, độ dốc tối đa, khoảng cách với nhà xưởng, tường rào, đường khác tuyến…
+ Sự cố có thể xảy ra, lối di chuyển phụ, hướng dẫn giao thông, cảnh báo, hài hòa bố
cục, tiết kiệm chi phí…
- Luồng người: Hình thành do hoạt động đi lại của con người:
+ Đường đi và cửa: thông thoáng, dễ sử dụng, an toàn (không trơn trượt, đủ ánh sáng,
kích thước).
+ Lối thoát hiểm: đèn chiếu sáng, bảng hướng dẫn, dễ mở khi có yêu cầu.
+ Bậc thang: kích thước, chiếu nghỉ, không trơn.
2.5. Thống nhất, điển hình, tiêu chuẩn hóa.
2.5.1. Khái niệm.
- Thống nhất hóa: thống nhất về kích thước và kiểu dáng công trình.
- Điển hình hóa: nghiên cứu lựa chọn giải pháp tốt điển hình từ quá trình thống nhất hóa
của công trình.
- Tiêu chuẩn hóa: sau khi kiểm nghiệm ưu khuyết điểm, tính hiệu quả chọn ra giải pháp
hoàn thiện và công bố như những tiêu chuẩn thiết kế.
2.5.2. Qui định thống nhất hóa trong xây dựng.
- Module: qui ước kích thước cấu kiện ký hiệu M.
- Module mở rộng gồm module bội số (2M, 3M, 6M…), module ước số (1/2M,
1/5M…):
+ Bước cột (B): khoảng cách giữa hai trục ngang nhà: B=3-4-4.5-5-6-7.5-9-10.5-
12-15-18-21-24…
+ Nhịp nhà (L): khoảng cách giữa hai trục dọc nhà: L=3-4-4.5-5-6-7.5-9-10.5-12-15-
18-21-24…
+ Chiều cao nhà (H): khoảng cách từ nền hoàn thiện đến kết cấu chịu lực của mái:
H=2.4-2.7-3.3-3.6-3.9-4.2-4.5-4.8-5.1-5.4…
2.6. Qui hoạch không gian tổng thể.
2.6.1. Qui hoạch dạng phân khu.
- Theo chức năng: khu trước XN, khu sản xuất, khu phụ trợ, khu kho tàng và giao
thông.
- Theo khối lượng vận chuyển: nhiều, vừa, ít.

- Theo mật độ nhân lực: nhiều, vừa, ít
- Theo mức độ vệ sinh: không độc, ít độc, độc.
2.6.2. Qui hoạch dạng sắp xếp khối.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 20
- Kiểu ô bàn cờ: cho diện tích lớn, vừa, nhiều công trình, công nghệ phức tạp.
- Kiểu khối liên tục: mức độ hợp khối cao.
- Kiểu đơn nguyên: mỗi đơn nguyên là một dây chuyền SX hoàn chỉnh.
- Kiểu chu vi: áp dụng cho XN trong các khu dân cư, mặt phố cần mặt tiền đẹp.
- Kiểu tự do: phong phú, hài hòa, đẹp mắt.
2.6.3. Qui hoạch theo hướng dây chuyền.
- Dạng đường thẳng: dòng vật liệu tương đối ngắn.
- Dạng chữ L: do yêu cầu công nghệ hoặc địa hình.
- Dạng chữ U: do sự phối hợp của hai dòng sản phẩm tuy nhiên khả năng thông gió tự
nhiên kém.
2.6.4. Qui hoạch theo chi tiết.
- Nhà sản xuất chính chiếm diện tích lớn tùy theo yêu cầu sản xuất.
- Công trình phụ trợ: diện tích ít bố trí phù hợp nhằm phục vụ nhà sản xuất chính.
- Nhà kho bố trí cạnh lối vận chuyển hàng hóa, gần nơi cấp hoặc nhận hàng.
- Phòng phục vụ sinh hoạt, quản lý bố trí tập trung hoặc theo yêu cầu mỹ quan.
- Lối vào bố trí ở mặt chính tiện đi lại, vận chuyển.
2.6.5. Qui hoạch theo phân khu chức năng của nhà.
- Theo phương ngang của nhà.
- Theo phương dọc của nhà.
- Theo dạng hỗn hợp.
- Theo trục.
- Theo chiều cao.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 21
2.7. Mở rộng XNCN.

- Mục đích mở rộng XNCN khi SX kinh doanh hiệu quả hoặc để đáp ứng yêu cầu đa
dạng hóa mặt hàng. Yêu cầu khi mở rộng xưởng đó là:
+ Không ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu.
+ Không ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan chung của XN.
+ Ít làm gián đoạn nhất quá trình SX hiện thời.
+ Phải dự kiến được hiệu quả cũng như tác động của việc mở rộng đến quá trình SX
kinh doanh.
- Phương cách mở rộng xưởng:
+ Cải tạo dây chuyền SX nhằm tăng năng suất như việc hợp lý hóa SX, thay thế thiết bị
mới… ít ảnh hưởng đến giải pháp qui hoạch tổng thể.
+ Mở rộng nhà xưởng (xây ghép) trên thửa đất chừa sẵn lúc qui hoạch ban đầu (ít nhất
30% diện tích), bổ sung thiết bị, công nhân…
+ Xây dựng nhà máy hay phân xưởng mới trên khu đất dự trữ sẵn trong giai đoạn thiết
kế ban đầu dự kiến. Cần đầu tư nhiều như không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
2.8. Cổng ra vào và các bộ phận trước XN:
- Cổng thể hiện bộ mặt của XNCN, là lối vào để để liên hệ đối với khách hàng công
việc, CBCNV vào làm việc, xe tập kết hàng… Cổng phải đảm bảo:
+ Khoảng cách xa nhất đến nơi làm việc 800m.
+ Bố trí theo chiều dài và trên trục chính của XN.
+ Hai cổng không cách nhau quá 1500m.
+ Thiết kế quảng trường, phương án tập kết hàng hóa khi cần thiết.
+ Cần có các trạm kiểm soát và hệ thống an ninh.
+ Bố trí ít nhất hai lối vào cổng (đi bộ, hàng hóa).
+ Bề rộng lớn hơn 4.5m để xe ô tô có thể vào XN.
+ Diện tích XN >1500m
2
cần ít nhất 2 cổng.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 22
+ Đảm bảo tính mỹ quan (kết hợp với cây xanh, cổng chào, bảng hiệu, showroom…)

thu hút người qua lại.
2.9. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
- Là các thông số đánh giá phương án thiết kế tổng thể XNCN bao gồm:
+ Chỉ tiêu chiếm đất S (m
2
, ha).
+ Diện tích xây dựng S
xd
(m
2
,ha: nhà, công trình, sân bãi, đường, kho tàng ).
+ Mật độ xây dựng K
xd
(%) = (A+B+C)/S.
>> A (S nhà), B(S công trình), C(S bãi sản xuất), ngành may K
xd
=21-61%.
+ Mật độ sử dụng K
sd
(%) = (A+B+C+D+E+F)/S.
>> D(S đường sá), E(S đường ống kỹ thuật), F(S cây xanh).
+ Tổng chiều dài, khối lượng vận chuyển của đường giao thông, đường ống kỹ thuật
(m).
+ Khối lượng đào lấp.
+ Vốn đầu tư (USD, nghìn đồng ).
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 23
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
3.1. Đá thiên nhiên.

3.1.1. Khái niệm.
- Là vật liệu xây dựng được SX từ đá thiên nhiên, có hoặc không gia công cơ học
(nghiền, đập, nổ mìn, cưa, đục, chạm, đánh bóng…) giữ nguyên được tính chất với đá gốc.
- Khoáng vật là những chất tạo thành từ quá trình lý hóa trong tự nhiên trong lớp vỏ trái
đất.
- Đá thiên nhiên là tổ hợp một hay nhiều loại khoáng vật.
3.1.2. Đá thiên nhiên.
a. Đá magma.
- Tạo thành từ các khối silicate nóng chảy từ lòng xâm nhập vào lớp vỏ của trái đất,
phun lên và nguội tạo thành.
- Có 2 loại đá magma:
+ Magma xâm nhập: nằm sâu trong vỏ trái đất, có độ tinh thể lớn, chịu lực, nước, nhiệt
độ tốt
+ Magma phún xuất: được phun lên mặt đất, có nhiều lỗ rỗng nên chịu lực, nước và
nhiệt độ kém.
- Các khoáng vật trong đá magma gồm:
+ Thạnh anh (SiO
2
) cấu trúc tinh thể hình lục lăng, chịu nén, mài mòn, acid, nóng chảy
1710
o
C.
+ Phenspat: có màu biến đổi, có mặt trong nhiều loại đá.
+ Mica: hợp chất phức tạp ngậm nước, khó mài nhẵn, phổ biến có hai loại biotit,
muscovit.
+ Khoáng vật màu sẫm từ lục đến đen, khó gia công gồm có amfibon, piroxen, olivin…
- Tên một số đá magma thường gặp:
+ Granite (magma acid - đá hoa cương): loại đá magma xâm nhập, dùng dưới dạng đá
hộc, đá dăm lát đường, bê tông
+ Syenite (magma trung tính): sẫm hơn granite dùng khá rộng rãi thay cho granite.

+ Diorite (magma trung tính): màu xanh, xám lục có hạt trắng thường làm mặt đường
tấm ốm.
+ Gabro (magma base): màu xẫm.
+ Poocfia (phún xuất acid): sản xuất cấu kiện, đá dăm, tấm ốp…
+ Diabaz (phún xuất base): màu xẫm gần giống gabro chủ yếu dùng làm đường.
+ Bazan (phún xuất base): gần giống gabro khá phổ biến dùng làm đường, bê tông…
Tên một số đá magma thường gặp:
+ Andezit (phún xuất trung tính): chống acid.
b. Đá trầm tích.
- Tạo thành trong điều kiện nhiệt động học do vỏ trái đất thay đổi, bị phong hóa vỡ vụn
nhờ nước, áp lực, chất kết dính tự nhiên tạo thành đá.
- Có ba loại đá trầm tích:
+ Đá trầm tích cơ học: do phong hóa, tích tụ lắng đọng, rời rạc (cát, sỏi), gắn kết (sa
thạch).
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 24
+ Đá trầm tích hóa học: do hòa tan trong nước lắng đọng tạo thành như đá vôi, thạch
cao, magneit.
+ Đá trầm tích hữu cơ: do xác động vật lắng đọng được kết dính tự nhiên như đá vôi sò,
đá phấn…
- Các khoáng vật có trong đá trầm tích:
+ Oxit silic: opan, thạch anh trầm tích, hanxedoan.
+ Carbonate: canxit(CaCO
3
), dolomit, manhezit.
+ Khoáng chất sét: Kaolinit, montmonrilinit, mica.
+ Nhóm sulfate: thạch cao, anhydrite.
- Các loại đá trầm tích thường gặp:
+ Sa thạch (trầm tích cơ học): đá dăm làm đường, cốt liệu bêtông, đá hộc, đá lát.
+ Cát sỏi (trầm tích cơ học): dạng rời rạc, là vật liệu quan trọng làm cốt bê tông, vữa.

+ Cuội kết, dăm kết (trầm tích cơ học): dạng bê tông tự nhiên như sa thạch, làm đá dăm,
đá hộc.
+ Đất sét (trầm tích cơ học): vật liệu làm gốm xây dựng, gạch, ngói, xi măng.
+ Đá vôi (trầm tích hóa học) chủ yếu là CaCO
3
dùng tạo đá ốp trang trí, cốt liệu bê
tông, đá dăm, đá học, sản xuất vôi, xi măng.
+ Dolomit (trầm tích hóa học) có chất lượng cao hơn đá vôi còn dùng làm vật liệu chịu
lửa, chất dính.
+ Manhezit (trầm tích hóa học) chịu lửa, chất dính.
+ Thạch cao, anhydrite (trầm tích hóa học): sản xuất xi măng pooclang.
+ Đá vôi vỏ sò (trầm tích hữu cơ): vật liệu xây tường, cốt liệu bê tông nhẹ, nung vôi.
+ Đá phấn (trầm tích hữu cơ): sản xuất bột màu thiên nhiên, sơn, chất kết dính vô cơ.
c. Đá biến chất.
- Là loại đá tạo thành do quá trình biến chất (áp suất, nhiệt độ, chất hóa học) từ đá
magma, đá trầm tích.
- Có hai loại đá biến chất:
+ Biến chất khu vực: do sụt, kiến tạo vỏ đất.
+ Biến chất tiếp xúc: do magma nóng chảy xâm nhập lên vỏ trái đất.
- Một số loại đá biến chất thường gặp:
+ Đá gnai (phiến magma): gần như đá granite.
+ Đá hoa: làm tấm ốp trang trí, bậc thang, lát sàn, cốt liệu cho đá granito.
+ Đá quaczit: tấm ốp, trụ cầu, đá dăm…
+ Diệp thạch sét: làm vật liệu lợp.
3.1.3. Đặc điểm chung của đá thiên nhiên.
- Phân loại đá thiên nhiên thành hai dạng:
+ Đá nặng: khối lượng thể tích >1800kg/cm
3
dùng xây móng, tường, đường, cốt bê tông
nặng.

+ Đá nhẹ: khối lượng thể tích <1800kg/cm
3
, làm xây tường cách nhiệt, cốt liệu bê tông
nhẹ
- Hình thù đá thường gặp trong xây dựng:
+ Dạng khối: đá hộc, khối đẽo thô, khối đẽo kỹ.
+ Dạng tấm: tấm ốp, tấm lợp mái.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang
Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 25
+ Dạng hạt: cát sỏi, đá dăm, bột màu, sơn…
* Quá trình khai thác đá thiên nhiên phải đảm bảo không hủy hoại môi trường và an
toàn.
3.2. Gốm xây dựng
3.21. Khái niệm.
- Gốm là loại vật liệu SX từ đất sét qua quá trình gia công tạo hình và nung.
- Phân loại gốm như sau:
+ Theo công dụng: dựng tường (gạch, tấm tường), lợp (ngói), lát nền (gạch lát, tấm lát),
kỹ thuật vệ sinh (chậu rửa, bệ xí, bồn tắm), cốt liệu (cát cazemit)
+ Theo độ rỗng: gốm đặc, gốm rỗng.
+ Theo cấu trúc: gốm tinh, gốm thô, tráng men, không tráng men.
- Ưu nhược điểm của gốm:
+ Ưu: nguyên liệu có sẵn, phong phú, bền, công nghệ đơn giản, giá thành rẻ.
+ Nhược: giòn, tốn nhiên liệu, đất, khó cơ giới.
3.2.2. Nguyên liệu.
a. Đất sét.
- Đất sét là loại đá trầm tích tạo thành do phong hóa của nhiều khoáng vật fenspat.
- Một số tính chất cơ bản của đất sét như sau:
+ Tính dẻo ở trạng thái ẩm.
+ Co khi sấy và nung (do sự mất nước).
+ Biến đổi lý hóa khi nung (cứng hóa).

b. Chất phụ gia.
- Phụ gia gầy: giảm độ co khi sấy, tro xỉ, cát mịn.
- Phụ gia tăng dẻo: thuận lợi quá trình tạo hình.
- Phụ gia cháy: tăng độ rỗng, mùn cưa, than bột.
- Phụ gia hạ nhiệt độ nung: hạ thấp nhiệt độ kết khối tăng độ đặc và giảm chi phí nhiên
liệu.
3.2.3. Các dạng gốm xây dựng.
a. Vật liệu dựng tường.
- Gạch đặc nén dẻo: chủ yếu hình hộp chữ nhật kích thước 220x105x22, 190x90x45
phải đảm bảo yêu cầu về độ cong, vết nứt.
- Gạch rỗng nén dẻo: nhằm giảm khối lượng thể tích, tăng khả năng cách nhiệt, có 9
loại gạch rỗng khác nhau.
- Gạch xốp: gạch rỗng đặc biệt trộn phụ gia cháy (mùn cưa, than ) trước khi nung.
b. Vật liệu lợp.
- Ngói đất sét vật liệu lợp phổ biến, đẹp và bền.
- Hai dạng ngói phổ biến thường gặp là:
+ Ngói lợp: 340x205, 335x210.
+ Ngói úp (ngói bò): 360x210, 450x210.
c. Gạch lát không men.
- Gạch lá dừa: hình chữ nhật 200x100, mặt có rãnh sử dụng lát vỉa hè, sân bãi.
- Gạch lá nem: hình vuông 200, dày 15 dùng lát sân, sân thượng, sàn nhà.
d. Vật liệu có men.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang

×